Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1003.04 KB, 26 trang )

CHƯƠNG 3:
ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN
2. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU
3. ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU


GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN
A. CÁC LOẠI CHỨNG KHOÁN
-Trái phiếu
-Cổ phiếu
B. CÁC LOẠI GIÁ TRỊ CỦA CHỨNG KHOÁN


TRÁI PHIẾU
1. Khái niệm
Là giấy nhận nợ do người vay phát hành xác nhận số nợ phải trả trong một thời
gian nhất định theo một lãi suất cố định.

2. Phân loại
Căn cứ thời gian
hoàn trả
Căn cứ lãi suất
Căn cứ vào
trái chủ

• Trái phiếu không có kỳ hạn
• Trái phiếu có kỳ hạn

• Trái phiếu được hưởng lãi
• Trái phiếu không được hưởng lãi


• Trái phiếu vô danh
• Trái phiếu ký danh


CỔ PHIẾU
Khái niệm
• Là giấy chứng nhận quyền sở hữu một phần tài sản ở công ty cổ phần
tương ứng với số vốn góp. Người chủ sở hữu cổ phiếu là gọi là cổ
đông. Có hai loại cổ phiếu:
CỔ PHIẾU THƯỜNG

CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI

- Cổ đông nhận được cổ tức theo kết - Cổ đông được ưu tiên nhận cổ tức
quả kinh doanh
theo lãi suất cố định
- Được quyền bầu cử, ứng cử vào bộ - Không được quyền tham gia quản
máy quản trị
lý công ty


TIÊU CHÍ

CỔ PHIẾU

TRÁI PHIẾU

Chủ thể phát hành Công ty cổ phần

Công ty,

phương

Chính

Loại chứng khoán Chứng khoán vốn

Chứng khoán nợ

phủ,

địa

Thu nhập

Cổ tức phụ thuộc vào tình Tiền lãi không phụ thuộc vào
hình KD công ty
tình hình KD công ty

Kỳ hạn phát hành

Không có kỳ hạn, Không Có kỳ hạn nhất định, đáo hạn
hoàn trả vốn gốc
phải hoàn lại vốn gốc.

Quyền đối với tài Quyền được nhận cổ tức và
sản
chia phần tài sản khi giải thể
sau khi đã thanh toán hết các
nghĩa vụ tài chính


Được quyền nhận lãi trước khi
cổ đông nhận cổ tức. Được ưu
tiên trả nợ trước cổ đông khi
công ty giải thể hoặc phá sản.


CÁC LOẠI GIÁ TRỊ CỦA CHỨNG KHOÁN
 Mệnh giá: Gía trị danh nghĩa ghi trên chứng khoán. Mệnh giá
không thay đổi trong suốt quá trình tồn tại của trái phiếu.
Thị giá: Là giá cả của chứng khoán đang giao dịch trên thị
trường. Thị giá luôn thay đổi theo nhiều nhân tố: Lãi suất thị
trường, quan hệ cung cầu…


CÁC BƯỚC ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN
Bước 1: Xác định thu nhập được tạo từ chứng khoán trong tương lai
Bước 2: Xác định lãi suất chiết khấu kỳ vọng của nhà đầu tư
Bước 3: Tính hiện giá thu nhập kỳ vọng của chứng khoán theo mức lãi
suất chiết khấu.


2. ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU
ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU CÓ KỲ HẠN, ĐƯỢC HƯỞNG LÃI
Đặc điểm:
-Hưởng lãi định kỳ (thường là hàng năm), Lãi suất công bố trên trái
phiếu.
-Được hoàn lại vốn gốc khi trái phiếu đáo hạn.
Công thức:
𝟏 − 𝟏 + 𝒓𝒅
𝑷𝟎 = 𝑰 ×

𝒓𝒅

−𝒏

𝑪
+
𝟏 + 𝒓𝒅

𝒏

I: Lãi nhận được của 1 trái phiếu trong 1 kỳ. Trong đó: I = C x i
i: Lãi suất của trái phiếu
𝑟𝑑 : Lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư
n: Thời gian còn lại của trái phiếu C: Mệnh giá của trái phiếu


Ví dụ: Giả sử một trái phiếu có mệnh giá 1.000 được hưởng lãi suất
5%, kỳ hạn trái phiếu 10 năm. Nhà đầu tư đòi hỏi lãi suất là 8%/năm.
1. Gía trái phiếu này khi mới phát hành nhà đầu tư sẽ mua với giá bao

nhiêu?
2. Gía trái phiếu này là bao nhiêu sau 3 năm?


ĐỊNH GIÁ TRÁI PHIẾU CÓ KỲ HẠN, KHÔNG HƯỞNG LÃI

Đối với trái phiếu có kỳ hạn, không hưởng lãi thì hiện giá toàn bộ
phần lãi định kỳ bằng 0. Khi đó ta có công thức như sau:

𝐶

𝑃0 =
1 + 𝑟𝑑

𝑛


Ví dụ: Gỉa sử NH đầu tư phát hành trái phiếu không trả lãi có thời hạn
5 năm và mệnh giá là 100.000 đồng. Nếu lãi suất đòi hỏi của nhà đầu tư
là 8%/năm.
1. Giá bán của trái phiếu là bao nhiêu?
2. Lãi nhà đầu tư nhận được là bao nhiêu?


ẢNH HƯỞNG CỦA KỲ HẠN VÀ
LÃI SUẤT KỲ VỌNG ĐẾN GIÁ
TRÁI PHIẾU
Ví dụ: Trái phiếu có mệnh giá 100.000 có thời hạn 10 năm. Lãi suất i = 10%/ năm.
Biết lãi suất kỳ vọng nhà đầu tư là 5%, 10%, 15%.
1. Hãy tính toán giá trái phiếu phát hành.
2. Hãy tính toán giá trái phiếu sau 3 năm phát hành. Với các lãi suất kỳ vọng như

trên.
3. Hãy tính toán giá trái phiếu sau 5 năm phát hành. Với các lãi suất kỳ vọng như
trên.


ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU ƯU ĐÃI
Đặc điểm
-Tỷ lệ cổ tức cố định hàng năm


-Không có ngày đáo hạn
Công thức định giá : 𝑃0 =

𝐼𝑝
𝑟𝑝

Trong đó:

𝐼𝑝 : Cổ tức cổ phiếu ưu đãi.
𝑟𝑝 : Lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư


ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU THƯỜNG
A. Mô hình chiết khấu cổ tức
B. Mô hình CAPM


A. MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU CỔ TỨC
Giá cổ phiếu thường xem như hiện giá dòng thu nhập tạo ra từ cổ phiếu.

0
𝑷𝟎

1
𝑰𝟏

2

n


….

….

𝑰𝟐

𝑰𝒏 + 𝑷𝟐

𝒏

𝑷𝟎 =

𝑰𝒋 𝟏 + 𝒓 𝒆

−𝒋

+ 𝑷𝒏 𝟏 + 𝒓𝒆

−𝒏

𝒋=𝟏

Trong đó: ● 𝐼𝑗 : Cổ tức được chia ở kỳ j

• 𝑟𝑒 : Tỷ suất lợi nhuận mong đợi của nhà đầu tư
• 𝑃𝑛 : Gía cổ phiếu mà nhà đầu tư dự kiến bán lại vào thời điểm n


Ví dụ: Anh A mua cổ phiếu HAG, dự kiến cổ tức trong năm tới được chia là 2.500


đồng/cp. Giá cổ phiếu vào thời điểm chia cổ tức (Cuối năm) là 28.000 đồng/cp.
Hỏi anh A có thể mua cổ phiếu trên với giá bao nhiêu biết lãi suất kỳ vọng mong
đợi của anh là 15%.
Nếu giá bán cổ phiếu là 28.000 đồng/cp hãy cho biết anh A có nên mua cp HAG
không?


TH1: CỔ TỨC CHIA ỔN ĐỊNH
Cổ tức ổn định: 𝐼1 = 𝐼2 = ⋯ = 𝐼𝑛 = 𝐼
Ta áp dụng công thức như sau:

𝐼
𝑃0 =
𝑟𝑒


TH2: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG
CỔ TỨC ĐỀU THEO TỶ LỆ G
Mô hình định giá cổ phiếu có dạng như sau:

𝐼1
𝐼0 1 + 𝑔
𝑃0 =
=
𝑟𝑒 − 𝑔
𝑟𝑒 − 𝑔
-g: Tốc độ tăng trưởng
Biết: 𝑔 = 𝑦 × 𝑅𝑂𝐸


Với y: Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại


VÍ DỤ
CTCP Alpha đang chia cổ tức 3.000 đồng/ cổ phiếu. Cổ phiếu được kỳ vọng
sẽ tăng 8% trong tương lai. Hỏi nhà đầu tư sẽ mua cổ phiếu với giá bao
nhiêu? Biết lãi suất kỳ vọng 10%, lãi suất kỳ vọng 12%. Lãi suất kỳ vọng
15%


MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN
(CAPITAL ASSET PRICING MODEL- CAPM)
Giả định mô hình:
-Thị trường vốn là thị trường hiệu quả và hoàn hảo
-Nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán trong thời hạn 1 năm và có 2 cơ hội đầu tư: 1
vào chứng khoán không rủi ro, 2 đầu tư vào danh mục cổ phiếu thị trường.
-Nhà đầu tư ngại rủi ro


MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN
(CAPITAL ASSET PRICING MODEL- CAPM)
Các bước xác định lãi suất kỳ vọng của cổ đông:
Bước 1: Xác định lãi suất phi rủi ro (rf)
Bước 2: Xác định lãi suất bình quân thị trường (rm)
Bước 3: Xác định mức độ rủi ro hệ thống của cổ phiếu công ty so với rủi ro bình
quân thị trường thông qua hệ số Beta (𝛽)


MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN
(CAPITAL ASSET PRICING MODEL- CAPM)

Mô hình CAPM như sau: 𝒓𝒆 = 𝒓𝒇 + 𝒓𝑴 − 𝒓𝒇 𝜷
Trong đó: 𝑟𝑀 : Lãi suất thị trường
𝒓𝒇 : Lãi suất phi rủi ro
𝛽: Hệ số đo lường mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu so với lợi nhuận danh mục cổ phiếu thị trường.
Nhận xét: 𝛽 = 0 → 𝑟𝑒 = 𝑟𝑓 : Không có rủi ro trong đầu tư
𝛽 = 1 → 𝑟𝑒 = 𝑟𝑀 : Rủi ro công ty bằng rủi ro thị trường
𝛽 < 1 → 𝑟𝑒 < 𝑟𝑀 : Rủi ro công ty thấp hơn rủi ro thị trường
𝛽 > 1 → 𝑟𝑒 > 𝑟𝑀 : Rủi ro công ty cao hơn rủi ro thị trường


Ví dụ: Nhà đầu tư A muốn định giá cổ phiếu BMT với lãi suất phi
rủi ro là 8%/năm trong khi lợi nhuận thị trường là 15,3%. Biết công
ty trả cổ tức là 1.500 đồng/cp và cổ tức này tăng trưởng đều với tỷ lệ
3,8%. Hãy cho biết giá cổ phiếu công ty BMT?
Biết:
1. Hệ số beta bằng 1,5
2. Hệ số beta bằng 0,8


BÀI TẬP 1
CTCP AFC trong năm thực hiện trả cổ tức 3.000/ năm.
Công ty dự đoán sẽ vẫn chia cổ tức là 3.000/ năm trong 4
năm tới. Sau đó từ năm thứ 5 trở đi công ty sẽ chi trả cổ
tức với tốc độ tăng trưởng lả 5%/ năm. Nếu nhà đầu tư đòi
hỏi tỷ suất sinh lời là 12%/ năm. Tính giá cổ phiếu công ty
này?


BÀI TẬP 2
CTCP HGF trong năm thực hiện trả cổ tức 1.500/ năm.

Công ty dự đoán sẽ vẫn chia cổ tức là 1.500/ năm trong 2
năm tới. Sau đó từ năm thứ 3 trở đi công ty sẽ chi trả cổ
tức với tốc độ tăng trưởng lả 3%/ năm. Nếu nhà đầu tư đòi
hỏi tỷ suất sinh lời là 8%/ năm. Tính giá cổ phiếu công ty
này?


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×