Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Bao cao thực tâp cộng đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 28 trang )

DANH TỪ VIẾT TẮT
-

ATVSTP: An toàn vệ sinh thực phẩm
BHYT: Bảo hiểm y tế
BSĐK: Bác sĩ đa khoa
CSSK: Chăm sóc sức khỏe
CT.MTQG: Chương trình môi trường quốc gia
CTV: Cộng tác viên
DSTC: Dược sĩ trung cấp
ĐTĐ: Đái tháo đường
ĐDTC: Điều dưỡng trung cấp
KHHGĐ: Kế hoạch hóa gia đình
GDSK: Giáo dục sức khỏe
NHS: Nữ hộ sinh
NVYT: Nhân viên y tế
SXH: Sốt xuất huyết
SD: Sốt Dengue
SXHD: Sốt xuất huyết Dengue
TYT: Trạm y tế
TCMR: Tiêm chủng mở rộng
THA: Tăng huyết áp
YHCT: Y học cổ truyền
YSYHCT: Y sĩ y học cổ truyền
YSĐK: Y sĩ đa khoa
VSMTNT: Vệ sinh môi trường nông thôn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đợt thực tập cộng đồng 1 tại trạm y tế xã Đa L ộc, bên c ạnh
sự nổ lực, phấn đấu của các thành viên trong nhóm đã vận dụng, ti ếp thu những


kiến thức được học tập từ Trạm y tế xã và những buổi đi thực tế ở địa ph ương.
Chúng em luôn nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các cán b ộ ở
Trạm Y tế xã Đa Lộc; các anh, chị cộng tác viên ở xã và cán b ộ h ướng d ẫn trong
thời gian thực tập vừa qua.
Không có sự thành công nào mà không cần có sự hỗ trợ và giúp đ ỡ dù ít hay
nhiều, là trực tiếp hay gián tiếp từ những người luôn song hành cùng ta hay
những người thầm lặng hỗ trợ và quan tâm chúng ta. Mặc dù th ời gian th ực t ập
cộng đồng chỉ trong 1 tháng, nhưng khoảng thời gian này đã cung cấp và bổ sung
cho chúng em rất nhiều kiến thức cũng như nâng cao trình đ ộ, quá trình rèn
luyện của bản thân mình, mạnh dạn và tự tin hơn, học hỏi được nhi ều kinh
nghiệm từ thực tế hơn, từ tác phong đến thái độ làm việc của một bác sĩ đa khoa.
Để đạt được kết quả trên là cả một quá trình quan tâm, giúp đ ỡ, ch ỉ b ảo, h ướng
dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện của quý thầy (cô) và các anh, ch ị. V ới lòng bi ết
ơn sâu sắc nhất chúng em xin gửi đến Ban lãnh đạo, quý th ầy (cô), các anh, ch ị ở
trạm y tế xã Đa Lộc, huyện Châu Thành đã tâm huyết truy ền đ ạt l ại cho chúng
em trong suốt quá trình chúng em thực tập.
Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Khoa Y – Dược, đặc bi ệt là quý
Thầy (cô) trong bộ môn Y tế Công cộng - Trường Đại học Trà Vinh đã tạo đi ều
kiện cho chúng em được sát sao hơn với thực tế và hoàn thành khóa thực tập.
Chúng em xin chúc Quý lãnh đạo, cán bộ Trạm Y tế xã Đa L ộc, Quý lãnh đ ạo
Khoa Y-Dược, lãnh đạo và giảng viên Bộ môn Y tế Công cộng - Tr ường Đại h ọc
Trà Vinh: luôn dồi dào sức khỏe, may mắn, hạnh phúc, gặt hái đ ược nhi ều thành
công trong công việc và cuộc sống.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ

Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội
và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay th ương tật (theo Tổ
chức Y tế Thế giới). Vì vậy, sức khỏe là vốn quý nhất của con người, khi có s ức
khỏe con người có thể làm việc, học tập…một cách có hiệu quả. Nhưng trong
điều kiện xã hội ngày càng phát triển, con người lại lao vào công vi ệc, chú tr ọng
cho phát triển kinh tế gia đình phục vụ cho nhu cầu cuộc sống, h ọ không còn
quan tâm nhiều đến sức khỏe của bản thân. Trong suy nghĩ của họ hầu như
không tồn tại khái niệm về sức khỏe và coi nó như một đi ều hi ển nhiên v ốn có
vô tận của tạo hoá. Để giúp con người thay đổi suy nghĩ và ti ếp cận v ới d ịch v ụ y
tế một cách nhanh nhất, mạng lưới y tế được mở rộng từ Trung ương đến địa
phương do Bộ Y tế ban hành. Trong đó Trạm Y tế là nơi tiên phong th ực hi ện
công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân và chịu sự quản lý ki ểm tra h ướng d ẫn
về chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ của Trung tâm Y tế.
Trạm Y tế xã Đa Lộc là một tổ chức y tế cơ sở, thuộc mô hình qu ản lý tiêm
chủng mở rộng ở xã. Trạm được xây dựng trên diện tích 504.39m 2, nằm ở ấp
Hương Phụ A, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, là n ơi tập trung đông
dân cư, chủ yếu là người Khmer. Đa Lộc là m ột xã tuy nh ỏ, nh ưng đang phát
triển, không vì thế mà vấn đề sức khỏe bị bỏ qua, nó luôn được quan tâm hàng
đầu vì có sức khỏe thì sẽ có tất cả. Công tác chăm sóc s ức kh ỏe cho c ộng đ ồng
luôn được xã hội đề cao và chú trọng quan tâm hàng đầu. V ới đội ngũ cán b ộ tr ẻ,
nhiệt tình, Trạm Y tế xã Đa Lộc luôn đặt vấn đề sức khỏe người dân lên trên hết.
Trong quá trình thực tập tại Trạm Y tế xã Đa Lộc, với sự giúp đỡ tận tình của
các cán bộ y tế tại trạm, chúng em đã được tìm hi ểu về tình hình nhân l ực, c ơ s ở
hạ tầng, trang thiết bị, công tác tổ chức và quản lý các ch ương trình y t ế t ại
trạm. Tìm hiểu các sổ sách thống kê, báo cáo của trạm từ đó xác định các ch ỉ tiêu,
thông tin y tế để xác định được vấn đề sức khỏe ưu tiên, lập bộ câu h ỏi, ti ến
hành phỏng vấn và lập kế hoạch can thiệp sức khỏe tại cộng đồng. Trong th ời
gian thực tập chúng em được tham gia hỗ tr ợ các anh ch ị th ực hi ện các công tác
chuyên môn của trạm như: công tác khám chữa bệnh, tuyên truy ền phòng ch ống
sốt xuất huyết tại địa phương, cân đo trẻ, tiêm ngừa cho trẻ dưới 5 tuổi… Các

4


hoạt động đó sẽ là điều kiện quý báu để chúng em được tìm hi ểu v ề ch ức năng
nhiệm vụ và các hoạt động của một Trạm Y tế, cũng như hoàn thành được các
mục tiêu học tập sau đây:
1. Tiếp cận với Trạm Y tế để tìm hiểu về chức năng, nhi ệm v ụ, tổ chức ho ạt

động của Trạm và chức năng nhiệm vụ của nhân viên tại Trạm Y tế.

2. Tham gia các chương trình y tế tại địa phương.
3. Tìm hiểu cộng đồng để thu thập thông tin, lựa chọn những vấn đề s ức
4.
5.
6.
7.
8.

khỏe cần giải quyết.
Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên.
Lập kế hoạch can thiệp sức khỏe
Thăm khám và nhận biết một số bệnh thường gặp tại cộng đồng.
Ghi chép bệnh án, hồ sơ sức khỏe và biểu mẫu, sổ sách tại Trạm Y tế.
Tư vấn, hướng dẫn người bệnh và người nhà của họ đến khám, chữa
bệnh tại
Trạm Y tế.

5



PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG
I. Đôi nét về xã Đa Lộc
1. Địa lý
Điểm dừng chân trong chuyến đi thực tế của chúng em lần này là Trạm Y Tế
xã Đa Lộc huyện Châu Thành. Cảm nhận đầu tiên của chúng em là sự thân quen
trước một môi trường làm việc mà chúng em đã từng học tập. Môi trường ấy
tưởng chừng như khác lạ nhưng rất quen thuộc và gần gũi so với môi trường học
tập của chúng em. Ơ đó chúng em đ ược sự giúp đ ỡ nhi ệt tình t ừ các anh, ch ị, cô,
chú tại Trạm.
Xã Đa Lộc là một xã nhỏ của huyện Châu Thành, đa s ố tập trung đ ồng bào
dân tộc Khmer sinh sống. Xã Đa Lộc có diện tích 37.87 km², dân số là 16032
người.
Đa Lộc là một xã thuộc huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, Việt Nam. G ồm 8
ấp: Hương Phụ A, Hương Phụ B, Hương Phụ C, Giồng Lức, Thanh Trì A, Thanh Trì
B, Ba Tiêu, Bàu Sơn.
2. Kinh tế xã hội :
Xã Đa Lộc là 1 xã có kinh tế khá phát tri ển. Xã tập trung đông đ ồng bào dân
tộc khmer sinh sống.
II.

Đôi nét về trạm Y tế xã Đa Lộc

Hình 1. Trạm Y tế xã Đa Lộc
6


1. Vị trí địa lý

Trạm Y tế xã Đa Lộc thuộc ấp Hương Phụ A, xã Đa Lộc, huyện Châu Thành,
tỉnh Trà Vinh.

Diện tích mặt đất: 2316m2
Diện tích xây dựng: 504m2
Trạm được xây dựng năm 2013.
2. Chức năng, nhiệm vụ của trạm
a. Chức năng
- Đảm bảo nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân theo qui đ ịnh
của bộ y tế.
- Quản lí theo dõi, giám sát toàn bộ các hoạt động y t ế trên đ ịa bàn xã bao
gồm: các thôn buôn, cơ quan ban ngành.
- Thực hiện các chương trình, phong trào do cấp trên đề ra như: tiêm ch ủng
mở rộng, dinh dưỡng, HIV, lao…
- Quản lí và tìm kiếm sử dụng nhân lực dành cho y tế xã.
- Tuyên truyền thúc đẩy nhân dân trong xã tham gia vào công tác chăm sóc s ức
khỏe cho cộng đồng..
b. Nhiệm vụ:
Trạm y tế có 11 nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên môn y
tế của UBND xã, phường, thị trấn duyệt, báo cáo Phòng Y tế, qu ận, th ị xã và tổ
chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch đã được phê duyệt.
- Phát hiện báo cáo kịp thời các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp chính quy ền
địa phương thực hiện các biện pháp về công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng
chống dịch, giữ vệ sinh những nơi công cộng và đường làng, xã, tuyên truy ền ý
thức bảo vệ sức khỏe cho mọi đối tượng tại cộng đồng.
7


- Tuyên truyền vận động, triển khai thực hi ện các bi ện pháp chuyên môn v ề
bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình, đảm bảo việc qu ản lý
thai, khám thai và đỡ đẻ thường cho sản phụ.

- Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám, chữa bệnh thông thường cho nhân dân tại
trạm y tế và mở rộng dần việc quản lý sức khỏe tại hộ gia đình.
- Tổ chức khám sức khỏe và quản lý sức khỏe cho các đối tượng trong khu
vực mình phụ trách, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
- Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và h ợp lý, có k ế
hoạch quản lý các nguồn thuốc. Xây dựng phát tri ển thuốc nam, k ết h ợp ứng
dụng y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh.
- Quản lý các chỉ số sức khỏe và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin k ịp
thời, chính xác lên tuyến trên theo quy định thuộc đơn vị mình phụ trách.
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế thôn, làng, ấp,
bản, và nhân viên y tế cộng đồng.
- Tham mưu cho chính quyên, xã, phường, thị trấn và phòng y tế ch ỉ đạo th ực
hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe ban đầu và tổ chức th ực hi ện nh ững n ội
dung chuyên môn thuộc các chương trình trọng điểm về y tế tại địa phương.
- Phát hiện, báo cáo UBND xã và cơ quan y t ế c ấp trên các hành vi ho ạt đ ộng
y tế phạm pháp trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và xử lý.
- Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng, các ngành trong xã đ ể tuyên
truyền và cùng tổ chức thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

8


PHẦN B: NỘI DUNG
I. Nhân lực, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của Trạm Y tế xã Đa Lộc
1. Nhân lực

Sơ đồ cán bộ Trạm Y tế xã Đa Lộc
BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VIÊN CHỨC NĂM 2017
(Theo tinh thần cuộc họp trạm ngày 14/02/2017)
STT


HỌ VÀ TÊN

TRÌNH ĐỘ

NHIỆM VỤ

CHUYÊN MÔN

Bí thư, P.trưởng trạm: Chi bộ, tiêu
chí quốc gia, cơ quan văn minh,
quản lý thuốc BHYT, quản lý thuốc
1

VÕ THỊ HỒNG

DSTC

tâm thần, giám sát các chương
trình, chuyên trách VSATTP, cấp
phát thuốc các chương trình theo
quy định
9


2

3

4


TRƯƠNG THỊ
MỸ LINH
CHÂU BÍCH
NGỌC

NGUYỄN THỊ
MỸ XUYÊN

Khám bệnh BHYT, chuyên trách tâm
BSĐK

thần, người cao tuổi, THA, mắt,
ĐTĐ
Dinh dưỡng, hành chánh, biên bảng

NHS

họp chi bộ, thu chi Đảng phí, tham
gia TCMR
Vườn thuốc nam, YHCT, theo dõi
thuốc BHYT, ghi biên bảng họp CTV,

YSYHCT

thủ quỹ trạm, báo cáo thống kê,
hành chánh, tổ trưởng công đoàn

5


SƠN VILA

Khám bệnh, hành chánh HIV, lao,

YSĐK

phong, khám sàng lọc TCMR
TCMR, truyền thông GDSK, SXH, tập

6

TRẦN THỊ KIM
ÁNH

huấn phầm mềm BHYT, ghi biên

ĐDTC

bảng họp trạm, kế toán thu lai,
hành chánh, tổ phó công đoàn
Hành chánh, nhập tiền quyết toán
BHYT, theo dõi mail, công văn đi

7

SƠN THỊ Ý NHI

ĐDTC

đến, quản lý tài sản, kế toán đơn vị,

tập huấn phần mềm BHYT, phòng

8

HUỲNH TUẤN

chống chữa cháy, hố xí môi trường
Sốt rét, phòng chống dịch bệnh, y

YSĐK

tế học đường, chương trình khác

2. Cơ sở hạ tầng
-

Các phòng ban trực thuộc:
Phòng hành chánh
Phòng hợp
Phòng xét nghiệm
Phòng khám bệnh
Phòng cấp cứu
Quầy thuốc
Phòng tiêm chủng
Phòng truyền thông tư vấn, phòng theo dõi sau tiêm
Phòng kho
Phòng đông y châm cứu
Phòng kế hoạch hóa gia đình - phòng sanh
10



-

Phòng hậu sản
Phòng khám phụ khoa
Phòng khám thai
Phòng bệnh nhân (lưu bệnh)

3. Trang thiết bị
 Khám điều trị chung

STT

TÊN DỤNG CỤ

SỐ LƯỢNG

1
2
3
4
5

Giường bệnh nhân inox + đệm
Huyết áp kế ALPK2 – Nhật Bản
Ống nghe bệnh ALPK2 – Nhật Bản
Máy châm cứu điện 4 cực 8 kim
Máy siêu âm đen trắng (cố định) Fukuda
UF-450AX
Cáng tay xếp được

Túi đựng thuốc và dụng cụ inox
Khay quả đậu 825ml thép không rỉ
Khay quả đậu 475ml thép không rỉ
Khay đựng dụng cụ nông 3x10x2
Khay đựng dụng cụ sâu
Hộp hấp dụng cụ có nắp
Bát đựng dung dịch, thép không rỉ
Kẹp phẩu tích 1x2 răng

5
1
1
1

6
7
8
9
10
11
12
13
14

11

1
1
2
2

2
4
4
4
2
2


15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33

Kẹp phẩu tích không màu
Kẹp KORCHER có mấu và khóa hãm

Kẹp phẩu tích thẳng kiểu Mayo
Kéo thẳng nhọn 145mm
Kéo thẳng tù 145mm
Kéo cong nhọn/nhọn 145mm
Kéo thẳng nhọn/tù 145mm
Kéo cong tù 145mm
Kéo cắt bông gạc
Kẹp kim Mayo 200mm
Kẹp lấy dị vật trong mắt
Băng thử thị lực
Kính lúp 2 mắt
Cán dao số 4
Lưỡi dao mổ số 21, hộp 100 lưỡi
Túi đựng thuốc đông y thành phẩm
Túi đựng thuốc tâm thần
Các bộ nẹp chân tay
Bộ khám chuyên khoa tay mũi họng (bộ
khám ngũ quan)
34 Bộ đèn soi đáy mắt
 Khám điều trị sản phụ khoa – đỡ đẻ
STT

TÊN DỤNG CỤ

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11

Mỏ vịt cỡ nhỏ - thép không rỉ
Mỏ vịt cỡ vừa – thép không rỉ
Van âm đạo cỡ nhỏ
Kẹp gắp bông gạc thẳng 200mm
Kẹp cầm máu thẳng thép ko rỉ
Kéo cong 160mm
Khay quả đậu thép không rỉ
Thước đo tử cung
Thước đo khung chậu – Pakistan
Kẹp lấy vòng
Kẹp cổ tử cung 2 răng, 280mm, thép không
rỉ
Bộ dụng cụ hút thai 1 van + 1 ống hút số 4,
5, 6
Chậu tắm trẻ em 25 lít
Băng huyết áp kế trẻ em
Quả bóp tháo thụt
Bóng hút nhớt mũi trẻ sơ sinh + ống hút
nhớt
Kẹp cầm máu thẳng loại Korcher-Ocher,
thép không rỉ 160mm

12
13

14
15
16
17

12

4
2
4
2
2
3
4
3
3
2
2
1
1
2
2
1
1
3
1
1
SỐ
LƯỢNG
3

3
3
3
3
3
3
2
1
2
5
2
1
2
1
2
2


18
19
20
21
22
23
24

Thước dây 0.5 m
Ống nghe tim thai
Kéo cắt tầng sinh môn 200mm
Kim khâu cổ tử cung

Kim khâu 3 cạnh, 3/7 vòng
Cân trẻ sơ sinh 20 kg
Hộp hấp dụng cụ inox chữ nhật (dài 33,
ngang 19, cao 7)

1
1
2
2
2
1
5

 Dụng cụ diệt khuẩn

STT
TÊN DỤNG CỤ
1 Nồi hấp tiệt trùng 16 lít STURDYSA – 232
2 Kẹp dụng cụ sấy hấp
3 Chậu thép không gỉ - dung tích 6 lít

SỐ LƯỢNG
1
2
1

 Thiết bị thông dụng

STT
1

2
3
4
5
6
7
8
9

TÊN DỤNG CỤ
SỐ LƯỢNG
Đèn quạt điện
1
Loa phóng thanh cầm tay
2
Bàn làm việc
1
Ghế nhựa
50
Ghế băng 4 chỗ
2
Túi đựng tài liệu
3
Băng bê ka trắng 1,5m x 2,0m
3
Bộ bàn ghế phòng họp
1
Máy vi tính để bàn FPT và máy in laser
đen trắng Hp Laser đen trắng Hp LaserJet
2

P1102
10 Bộ phòng cháy chữa cháy
1
Ngoài ra, trạm còn có 1 lò đốt rác, 1 nhà giữ xe.
II.

Chuẩn đoán các vấn đề sức khỏe cộng đồng và vấn đề sức khỏe ưu
tiên

1 Xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên theo phương pháp OPRS.

Áp dụng công thức: OPRS = (A+2B) x C x D
Trong đó:
A là phạm vi vấn đề
B là tính nghiêm trọng
C là ước lượng hiệu quả của giải pháp can thiệp
D là các yếu tố PEARL
13


a.

A: Phạm vi vấn đề
Tỷ lệ dân chúng bị tác động bởi vấn đề sức
khỏe
25%
10% - cận 25%
1% - cận 10%
0.1% - cận 1%
< 0.1%


Thang điểm
9 hoặc 10
7 hoặc 8
5 hoặc 6
3 hoặc 4
1 hoặc 2

b. B: Tính nghiêm trọng
- Tính cấp thiết: Đòi hỏi giải quyết ngay.
- Hậu quả của vấn đề sức khỏe: Chết, giảm tuổi thọ, tàn tật,…
- Thiệt hại kinh tế.
- Tác động đến nhiều tầng lớp trong cộng đồng.

Mức độ trầm trọng của vấn đề sức khỏe
Rất trầm trọng
Trầm trọng
Vừa phải
Không trầm trọng

Chấm điểm
9 hoặc 10
6–8
3–5
0–2

c. C: Ước lượng hiệu quả của giải pháp can thiệp

Hiệu quả của các giải pháp can thiệp
Rất hiệu quả (80% - 100%)

Hiệu quả (60% - cận 80%)

Chấm điểm
9 hoặc 10
7 hoặc 8

Tương đối hiệu quả (40% - cận 60%)

5 hoặc 6

Tương đối ít hiệu quả (20% - cận 40%)
Hiệu quả rất thấp (5% - cận 20%)

3 hoặc 4

Hầu như không hiệu quả

1 hoặc 2
0

14


d. D: Các yếu tố PEARL

− P (Propriety): tính phù hợp
− E (Economic feasibility): tính kinh tế
− A (Acceptability): tính chấp nhận được − R (Resource availability): tính
sẵn có của nguồn lực
− R (Resource availability): tính sẵn có của nguồn lực

− L (Legality): tính luật pháp.
Khi chấm điểm, mỗi cá nhân trong đội lập kế hoạch chấm riêng rẽ. Sau đó
đội họp lại, lấy quyết định của tập thể. Chấm điểm dựa vào s ố li ệu báo cáo
thống kê y tế xã Đa Lộc, như vậy chấm đi ểm sẽ có độ chính xác cao.
Nhóm đã hợp lại cho điểm các yếu tố A, B, C, D cho từng vấn đ ề s ức kh ỏe
bằng bảng chấm điểm sau:
Vấn đề
sức khỏe
Tăng huyết
áp
Sốt
xuất
huyết
Suy
dinh
dưỡng trẻ
em dưới 5
tuổi

Yếu tố

Yếu tố D

OPRS
(A+2B) xC x D

A

B


C

P

E

A

R

L

9

3

2

1

1

1

1

1

30


3

7

9

1

1

1

1

1

153

7

4

1

1

1

1


1

1

15

15


Sau khi nhóm đã cho điểm tất cả các yếu tố, sau đó x ếp các y ếu t ố ưu tiên
theo biểu đồ sau:
Hình 2 Biểu đồ lựa chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên theo OPRS
2

Chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên

Vấn đề sức khỏe ưu tiên
Sốt xuất huyết
Tăng huyết áp
Suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi

Trung bình
153
30
15

Xếp hạng
I
II
III


Vấn đề sức khỏe ưu tiên mà nhóm chọn là: Sốt xuất huyết.
III.

Xây dựng kế hoạch can thiệp

1. Chủ đề:

“Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có s ốt xuất huy ết”
2. Đối tượng:
Các hộ gia đình trên địa bàn xã Đa Lộc
3. Địa điểm
Xã Đa Lộc, huyện Châu Thành, Trà Vinh
4. Thời gian:
Thời gian cả năm nhưng thường nhiều hơn vào mùa mưa

16


5. Mục tiêu và yêu cầu
a. Mục tiêu chung

Giảm tỷ lệ mắc so với 6 tháng đầu năm
Theo dõi, giám sát các ca nghi ngờ và hiện mắc SD/SXHD
Nâng cao nhận thức của các hộ gia đình về phòng chống SXH
b. Mục tiêu cụ thể
- Giảm 10% tỉ lệ mắc so với 6 tháng đầu năm.
- 100% số bệnh nhân được theo dõi và chuyển tuyến điều trị khi có nghi
ngờ mắc sốt xuất huyết.
- 90% chủ hộ gia đình tại các ấp có cộng tác viên được cung cấp ki ến th ức

phòng chống dịch và ký bản cam kết không có lăng quăng trong hộ gia đình.
- 70% hộ gia đình tại các ấp điểm kiểm tra định kỳ không có ổ bọ gậy
/lăng quăng trong nhà.
6. Nội dung
a. Khái niệm bệnh Sốt xuất huyết :

- Bệnh sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút gây ra. B ệnh lây
từ người bệnh sang người lành do muỗi vằn đốt.
- Bệnh sảy ra quanh năm, ở hầu hết các tỉnh, thành phố và phát triển nhiều
nhất vào mùa mưa
b. Sự nguy hiểm của Sốt xuất huyết :

- Hiện nay chưa có vắcxin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu.
- Bệnh thường gây ra dịch lớn, gây khó khăn cho vi ệc chăm sóc và đi ều tr ị có th ể
dẫn tới tử vong.
- Ai cũng có thể mắc, trẻ dưới 15 tuổi nếu mắc bệnh sẽ nặng hơn.

c. Biểu hiện của Sốt xuất huyết:

Sốt cao đột ngột (liên tục từ 2-7 ngày, khó hạ s ốt) và có ít nh ất 2 trong s ố các
biểu hiện sau :
+ Xuất huyết : chấm/mảng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, ch ảy
máu cam.
+ Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.
17


+ Phát ban
+ Đau cơ, đau khớp, nhức hai hốc mắt.
+ Mệt li bì hoặc vật vã.

+ Đau bụng.
d. Những việc cần làm thiết khi nghi ngờ Sốt xuất huyết :
Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám và nhận sự chỉ dẫn cần thi ết khi nghi ngờ
có Sốt xuất huyết.

Trường hợp nhẹ được chỉ định điều trị và chăm sóc tại nhà, cần thực hi ện như
sau:
- Dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của cán bộ y tế, dùng nước ấm lau
người.
- Cho uống nhiều nước, uống dung dịch Oresol, nước trái cây càng tốt.
- Cho ăn nhẹ: Cháo, súp, sữa.
Đưa ngay đến cơ sở y tế khi thấy một trong những biểu hiện nặng hơn như:
sốt cao, li bì, bứt rứt, vật vã, chân tay lạnh, đau bụng, nôn nhiều ho ặc có bi ểu
hiện xuất huyết nặng.
e. Tác nhân truyền bệnh Sốt xuất huyết
- Muỗi vằn là thủ phạm truyền vi rút gây nên bệnh sốt xuất huyết.
- Muỗi vằn màu đen, trên thân và chân chó những đốm trắng.
- Muỗi vằn trú đậu trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và đ ồ dung trong
nhà.
- Muỗi vằn hút máu vào ban ngày, mạnh nhất vào sáng s ớm và chi ều tối.
- Muỗi vằn đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước do chính con người làm ra ở
trong và xung quanh nhà như: Bể, chum, vại/lu, khạp, gi ếng, phuy, các đ ồ v ật
phế thải có nước như lọ hoa, bát kê chân chạn (bẫy kiến), lóp xe, vỏ dừa…
f. Cách phòng bệnh Sốt xuất huyết
- Diệt lăng quăng/ bọ gậy:
Thả cá vào tất cả các vật chứa nước trong nhà (bể, gi ếng, chum, v ại/lu)
để giệt bọ gậy (lăng quăng).
- Loại bỏ nơi sinh sản của muỗi:
+ Thu gom, hủy đồ phế thải xung quanh nhà như: Chai, lọ vỡ, ống bơ, v ỏ
dừa…. Lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.

+ Thay nước, lau cọ chum, vại/lu… hàng tuần
+ Bỏ muối vào bát kê chân chạn (bẫy kiến), cho cát ẩm vào lọ hoa
- Phòng chống muỗi đốt và diệt muỗi:
+ Mặc quần áo dài tay.
18


+ Ngủ trong màn kể cả ban ngày.
+ Dùng hương muỗi, bình xịt diệt muỗi.
+ Cho bệnh nhân nằm màn, tránh muỗi đốt.Dùng rèm che, mành tẩm hóa
chất diệt muỗi, che cửa để hạn chế và diệt muỗi.
7. Phương pháp:

Truyền thông trực tiếp bằng việc phát tờ rơi
Vãng gia các hộ gia đình tuyên truyền kết hợp thả cá diệt lăng quăng
8. Phương tiện:

Tờ rơi (PHỤ LỤC 1)
9. Người phối hợp:

Cán bộ nhân viên trạm y tế xã Đa Lộc, các thành viên trong nhóm, công
tác viên
10. Dự trù kinh phí:
STT
1
2
3
4

Công việc

In tờ rơi

Hỗ trợ CTV

Số lượng
100 bộ
4 kg
10 người

Dự trù phát sinh

Đơn giá
550đ/bộ
50.000
20.000/ngườ
i

Thành tiền
55000đ
200000đ
200000đ
150000đ
605000đ

Tổng

19


IV.

Các hoạt động đi thực tế tại cộng đồng
1. Tham gia khám sàng lọc các bệnh thường gặp cho ng ười cao tu ổi

Hình 3. Hình ảnh tham gia hỗ trợ công tác khám bệnh tại chùa Mỏ Neo
2. Tham gia hỗ trợ công tác khám chữa bệnh tại Trạm

Hình 4 - 5. Hình ảnh hỗ trợ tham khám và phát thuốc tại Trạm Y tế xã Đa L ộc
20


3. Tham gia chương trình tiêm phòng uốn ván cho phụ n ữ mang thai

tại Trạm
Ngày thực hiện: chiều 14/07/ 2017
Địa điểm: trạm y tế xã Đa Lộc
Người hướng dẫn: nữ hộ sinh Châu Bích Ngọc

Hình 6 - 7. Hình ảnh tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang
thai

21


4. Tham gia dọn dẹp vệ sinh chuẩn bị cho buổi tiêm chủng tại Tr ạm

Ngày thực hiện: 10/07/2017
Người hướng dẫn: Nhân viên Trạm Y tế xã Đa Lộc

Hình 8: Dọn dẹp vệ sinh rong rêu sân Trạm Y tế để phục vụ cho buổi
tiêm chủng


5. Tham gia chương trình cho tiêm chủng cho trẻ em tại Tr ạm
22


Ngày thực hiện: 12-13-14/07/2017
Người hướng dẫn: Nhân viên Trạm Y tế xã Đa Lộc

Hình 9 – 10 – 11. Hình ảnh cân đo trẻ và tư vấn dinh dưỡng cho
các bà mẹ

23


KẾT LUẬN

Thuận lợi và khó khăn:
 Thuận lợi:
Cán bộ y tế hướng dẫn tận tình, cung cấp những kiến thức cần thi ết
cũng như những kiến thức mới và giải đáp các thắc mắc của nhóm.
Tạo điều kiện cho nhóm được tham gia trực tiếp với các hoạt đ ộng tại
trạm.
Học hỏi được các kỹ năng giao tiếp, truyền thông, thăm khám cũng như
kỹ năng giải quyết các trường hợp người dân không hợp tác.
 Khó khăn:
Phần lớn người dân là người dân tộc Khmer nên có sự bất đồng về
ngôn ngữ, khó khăn trong việc giao tiếp.
Người dân trả lời qua loa
Một số trường hợp người dân không hợp tác.
Thời gian thực tập là trong mùa mưa nên khó khăn trong việc đi l ại.

Kiến nghị:
- Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi hơn trong viêc đi l ại h ọc t ập ở nh ững
-

đợt thực tập cộng đồng tiếp theo.
Tạo cho sinh viên có thời gian thực tập dài hơn đ ể có th ể tìm hi ểu sâu h ơn
về các khoa, phòng, các hoạt động tại Trạm y tế xã và có nhi ều ch ương
trình thực tế tại cộng đồng để hoàn thành bài báo cao tốt hơn.

24


NHẬN XÉT CỦA TRẠM Y TẾ XÃ
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Trà Vinh, ngày … tháng … năm 2017
Xác nhận của Trạm Y tế Xã Đa Lộc

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................................................

25


×