Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

QUY CHẾ THI ĐUA KHEN THƯỞNG 2018 ( MỚI NHẤT THEO NGHỊ ĐỊNH 91

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.88 KB, 25 trang )

QUY CHẾ THI ĐUA – KHEN THƯỞNG
TRƯỜNG THPT ………
(Ban hành kèm theo Quyết định số

/QĐ- Tr THPTSC ngày tháng

năm 2017 của Hiệu trưởng trường THPT …….).
CHƯƠNG I:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Đối tượng, phạm vi áp dụng:
Quy chế áp dụng cho tất cả các tập thể, CBCCVC và tập thể, cá nhân học
sinh của trường THPT ……….. Phạm vi áp dụng trong lĩnh vực theo dõi, đánh
giá công tác thi đua từng học kỳ, cả năm học và thi đua theo chủ đề, đợt thi đua.
Điều 2. Nguyên tắc thi đua, khen thưởng:
1. Thi đua thực hiện trên nguyên tắc tự nguyện, công khai, đảm bảo tinh thần
đoàn kết giữa các cá nhân cũng như các tập thể, việc xét tặng các danh hiệu thi
đua phải căn cứ vào kết quả công tác và phong trào thi đua; xét từ thành tích cao
xuống thấp.
2. Mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải xác định mục
tiêu, chỉ tiêu thi đua và có đăng ký thi đua. Đơn vị và cá nhân không đăng ký thi
đua sẽ không được xét, công nhận các danh hiệu thi đua.
3. Thực hiện khen thưởng trên nguyên tắc: chính xác, công khai, công bằng,
kịp thời, đảm bảo thành tích đạt đến đâu khen thưởng đến đó. Thành tích chỉ
được xét khi đạt được từ trên mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, thành tích đạt
được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem
xét đề nghị khen thưởng ở mức cao hơn.
3. Không xét khen thưởng đối với cá nhân, tập thể không hoàn thành nhiệm
vụ, hồ sơ khen thưởng không đúng quy định về thủ tục và thời gian.
4. Việc xét khen thưởng được tiến hành khi tổng kết năm công tác hoặc năm
học, tổng kết các cuộc vận động, thi đua theo chuyên đề hoặc khi phát hiện
gương người tốt, việc tốt.


5. Khi có nhiều cá nhân, tập thể cùng đủ điều kiện, tiêu chuẩn thì lựa chọn cá
nhân nữ hoặc tập thể có tỷ lệ nữ từ 70% trở lên để xét khen thưởng.
6. Chú trọng khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là người trực tiếp giảng dạy,
lao động, học tập; các đồng chí có nhiều đóng góp trong ôn luyện, hướng dẫn
học sinh tham gia các cuộc thi, trực tiếp tham gia các cuộc thi do các cấp chuyên
môn, chính quyền, đoàn thể tổ chức; các đồng chí đang đề nghị phong tặng danh
hiệu thi đua, khen thưởng cao.
Điều 3. Hình thức, nội dung tổ chức phong trào thi đua:
a). Hình thức tổ chức phong trào thi đua
- Thi đua thường xuyên là phong trào thi đua được tổ chức thực hiện hàng
ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm thực hiện tốt chức năng, nhiệm
1


vụ, chương trình công tác, mục tiêu, chỉ tiêu được giao hoặc đề ra của mỗi tập
thể, cá nhân. Đối tượng của thi đua thường xuyên là các cá nhân trong một tập
thể, các tập thể trong đơn vị.
- Thi đua theo chuyên đề (hoặc thi đua theo đợt) là phong trào thi đua
nhằm thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ công tác trọng tâm, đột xuất, cấp
bách của đơn vị theo từng giai đoạn với thời gian xác định. Khi tiến hành sơ,
tổng kết thi đua theo đợt (theo chuyên đề) xét khen thưởng của cấp mình; khen
thưởng cho đối tượng trực tiếp trực tiếp giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm,
học tập đạt được thành tích xuất sắc.
b. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
- Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua; đề ra các chỉ tiêu và nội
dung thi đua cụ thể đảm bảo tính hệ thống, khoa học, phù hợp với thực tế của
đơn vị. Phong trào thi đua có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền, dễ thực
hiện và có tính khả thi.
- Tổ chức phát động thi đua: Hình thức tổ chức phát động thi đua phải phù
hợp với đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và đối

tượng tham gia thi đua; coi trọng việc tuyên truyền nội dung và ý nghĩa của đợt
thi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của đối tượng tham gia thi
đua, đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua; chống mọi biểu hiện phô
trương, hình thức trong thi đua.
- Triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua: Hướng dẫn, đôn đốc,
kiểm tra quá trình tổ chức thi đua, tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và
nhân rộng trong các đối tượng tham gia thi đua; phát huy sáng kiến của cá nhân,
tập thể điển hình trong thi đua.
- Sơ kết, tổng kết phong trào thi đua
Đối với phong trào thi đua dài ngày, phải tổ chức sơ kết để rút kinh nghiệm,
điều chỉnh, bổ sung chỉ tiêu, kế hoạch, nhiệm vụ và biện pháp thực hiện cho phù
hợp nhằm đạt được mục tiêu thi đua đã đề ra.
Kết thúc phong trào thi đua phải tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả, tác
dụng thi đua, lựa chọn công khai khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu,
xuất sắc trong phong trào thi đua.
Tổ chức tuyên truyền phổ biến các sáng kiến, kinh nghiệm để học tập và
nhân rộng các gương điển hình tiên tiến.
Cuối năm đơn vị tổ chức sơ kết, tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và
gửi báo cáo về Ban Thi đua Khen thưởng Ngành giáo dục.
3. Đăng ký thi đua
a). Hàng năm nhà trường chỉ đạo tổ chức cho các tập thể, cá nhân đăng ký
thi đua và ký kết giao ước thi đua.

2


b). Việc đăng ký danh hiệu thi đua của cá nhân và tập thể được tiến hành tại
đơn vị; được nhà trường tổng hợp, theo dõi và gửi lên cơ quan thi đua khen
thưởng cấp trên.
4. Trách nhiệm của đơn vị, cá nhân trong việc triển khai tổ chức phong

trào thi đua
a). Ban thi đua, Hội đồng thi đua nhà trường chịu trách nhiệm chỉ đạo và
phát động phong trào thi đua; đánh giá, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành
tích tiêu biểu, xuất sắc để đề nghị khen thưởng.
b). Thủ trưởng đơn vị tổ chức phát động phong trào thi đua của đơn vị; tổ
chức tuyên truyền nhân rộng các điển hình tiên tiến, giữ vững và phát huy tác
dụng của các điển hình trong hoạt động thực tiễn; chủ động phát hiện, lựa chọn
các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phạm vi quản lý của
mình để đề nghị cấp trên khen thưởng theo qui định của pháp luật.
c). Công đoàn, đoàn thanh niên cùng tổ chức và phối hợp với chuyên môn
để phát động, triển khai các phong trào thi đua, phổ biến kinh nghiệm, nhân rộng
điển hình tiên tiến trên địa bàn tỉnh. Giám sát thực hiện pháp luật về thi đua,
khen thưởng; kịp thời phản ánh, đề xuất các giải pháp để thực hiện có hiệu quả
quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng trong nhà trường.
CHƯƠNG II
TIÊU CHUẨN VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CÁ NHÂN VÀ TẬP
THỂ TRONG THỰC HIỆN CHỨC TRÁCH NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
THEO HỌC KỲ.
A. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CÁ NHÂN
Điều 4. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây
thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
a) Về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
- Giờ giảng được xếp loại Giỏi, Hồ sơ giáo án được xếp Khá trở lên hoặc giờ
giảng được xếp Khá trở lên, Hồ sơ giáo án được xếp Tốt trở lên ( Đối với GV)
- Hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ, vượt tiến độ, có chất lượng,
hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm
quyền; có tinh thần trách nhiệm cao, chủ động, sáng tạo trong thực hiện nhiệm
vụ được giao;

- Kết quả khảo sát ý kiến mức độ hài lòng trở lên đạt trên 40%.
b) Hoàn thành tốt các nhiệm vụ đột xuất;
c) Thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm túc chính sách, pháp luật của Nhà nước,
đường lối, chủ trương của Đảng các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ,
3


quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị các quy định về phòng, chống tham nhũng,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công
việc;
d) Thực hiện nghiêm túc quy tắc ứng xử của viên chức, có thái độ lịch sự, tôn
trọng trong phục vụ, giao tiếp với nhân dân; có tinh thần đoàn kết, hợp tác hiệu
quả, phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ; Không mắc các tệ nạn xã hội.
2. Viên chức quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh
giá ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Có ý thức chủ động, sáng tạo trong công tác điều hành, tổ chức thực hiện
công việc;
c) Triển khai và thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy
định của pháp luật;
d) Tổ chuyên môn, lĩnh vực, bộ phận, điều hành hoàn thành 100% khối
lượng công việc, vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả.
3. Thực hiện chế độ ngày, giờ công.
a) Tham gia đầy đủ giờ công, ngày công (lên lớp, giao ban, hội, họp, mọi
hoạt động của nhà trường, các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn). Tổng số lần
nghỉ có phép làm việc riêng các hoạt động trên không quá 5 lần.
b) Ngoài chế độ nghỉ theo quy định thì nghỉ có phép không quá 7 ngày làm
việc.
Điều 5. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành tốt

nhiệm vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây
thì phân loại đánh giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Về năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:
- Giờ giảng, hồ sơ giáo án được xếp Khá trở lên;
- Hoàn thành 100% công việc hoặc nhiệm vụ được giao, bảo đảm tiến độ
chất lượng, hiệu quả; nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có
thẩm quyền; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Kết quả khảo sát ý kiến mức độ hài lòng trở lên đạt trên 30%.
b) Các tiêu chí quy định tại Điểm b, c, d Khoản 1 Điều 4 Quy chế này.
2. Viên chức quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh
giá ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ:
a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này, Điểm b và c Khoản 2 Điều 4
Quy chế này;
4


b) Lĩnh vực được giao quản lý, điều hành hoàn thành 100% khối lượng công
việc, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
3. Thực hiện chế độ ngày, giờ công
a) Tham gia đầy đủ giờ công, ngày công (lên lớp, giao ban, hội, họp, mọi
hoạt động của nhà trường, các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn). Tổng số lần
nghỉ có phép làm việc riêng các hoạt động trên không quá 6 lần.
b) Ngoài chế độ nghỉ theo quy định thì nghỉ có phép làm việc riêng không
quá 10 ngày làm việc.
Điều 6. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành nhiệm
vụ
1. Viên chức không giữ chức vụ quản có một trong các tiêu chí sau đây thì
phân loại đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ:
a) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ:

- Giờ giảng, Hồ sơ giáo án được xết Trung bình trở lên.
- Hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc hoặc nhiệm vụ theo hợp đồng
làm việc đã ký kết, trong đó có công việc còn chậm về tiến độ, hạn chế về chất
lượng, hiệu quả; có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Bị nhắc nhở về thực hiện các quy định về đạo đức nghề nghiệp, điều lệ,
quy chế, nội quy của đơn vị, các quy định về phòng, chống tham nhũng, thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; tâm huyết với nghề nghiệp, tận tụy với công việc
không quá 3 lần
c) Bị nhắc nhở không quá 02 lần các vi phạm nhưng chưa đến mức kỷ luật:
Có hành vi thiếu văn hoá đối với đồng nghiệp, học sinh; hút thuốc lá, uống rượu,
bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành
nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường; sử dụng
điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học
tập.
d) Tinh thần đoàn kết, hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có
liên quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chưa cao;
2. Viên chức quản lý đạt được tất cả các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh
giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ:
a) Các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Nghiêm túc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự
nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
c) Lĩnh vực được giao quản lý, điều hành hoàn thành từ 70% đến dưới 100%
khối lượng công việc.
3. Thực hiện chế độ ngày, giờ công

5


a)Tham gia đầy đủ giờ công, ngày công (lên lớp, giao ban, hội, họp, mọi hoạt
động của nhà trường, các tổ chức đoàn thể, tổ chuyên môn). Tổng số lần nghỉ

có phép làm việc riêng các hoạt động trên từ 7 lần trở lên.
b) Ngoài chế độ nghỉ theo quy định thì nghỉ có phép không quá 40 ngày.
Điều 7. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức không hoàn thành
nhiệm vụ.
1. Viên chức không giữ chức vụ quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì
phân loại đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Hoàn thành dưới 70% công việc hoặc nhiệm vụ được giao;
b) Chưa nghiêm túc chấp hành sự phân công công tác của người có thẩm
quyền; thiếu tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao;
c) Thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ không đạt yêu cầu: Không hoàn thành
công việc theo tiến độ, số lượng, chất lượng cần đạt.
d) Vi phạm quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ: nghỉ không xin phép
từ 01 ngày, Cố ý bỏ từ 02 tiết trở lên, cắt xén chương trình từ 02 tiết.
đ) Vi phạm quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp của viên chức, gây phiền
hà, sách nhiễu với nhân dân đến mức phải xử lý kỷ luật.
- Đã bị nhắc nhở nhưng cố tình vi phạm như: Có hành vi ứng xử, phục vụ
thiếu lịch sự, không tôn trọng đối với đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; hút
thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được
phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục
của nhà trường; sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc
họp, trong khi lên lớp, học tập.
e) Có hành vi chia rẽ nội bộ, gây mất đoàn kết tại cơ quan, đơn vị;
g) Không có tinh thần phối hợp với đồng nghiệp, cơ quan, đơn vị có liên
quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
của đơn vị;
h) Vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật trong thực hiện nhiệm vụ đến mức
phải xử lý kỷ luật.
2. Viên chức quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì phân loại đánh giá
ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Một trong các tiêu chí quy định tại Khoản 1 Điều này;

b) Việc quản lý, điều hành thực hiện công việc hạn chế, không đạt hiệu quả,
không đáp ứng yêu cầu công việc;
c) Để xảy ra các vụ vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý
kỷ luật;
d) Lĩnh vực được giao quản lý, điều hành hoàn thành dưới 70% khối lượng
công việc.
6


Lưu ý: Cách xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo tỉ lệ phần trăm (%)
công việc như sau:
- Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ quản lý ( Hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó) xác định mức độ hoàn thành nhiệm
vụ trên cơ sở chỉ tiêu đăng ký chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh đầu
năm trong kế hoạch giáo dục cá nhân, tổ chuyên môn, nhà trường với kết quả
giảng dạy, giáo dục của học kỳ I và cả năm.
- Đối với nhân viên tổ Văn phòng xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ trên
cơ sở nội dung công việc theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực phụ trách được cụ
thể hóa trong kế hoạch công tác của năm học với kết quả đạt được của học kỳ I
và cả năm.
- Về thực hiện tiến độ công việc: thời gian hoàn thành công việc theo lịch
thông báo của tổ chuyên môn, nhà trường, các tổ chức đoàn thể. Các trường hợp
do yếu tố khách quan làm ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện nhiệm vụ người thực
hiện phải báo cáo người giao nhiệm vụ đề xem xét, thống nhất kết quả thực hiện
và phải thông báo trong các cuộc họp tổ chuyên môn, họp hội đồng, họp các tổ
chức chính trị, đoàn thể.
B. TIÊU CHUẨN VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TẬP THỂ THEO
HỌC KỲ:
Điều 8. Tiêu chí phân loại đánh giá tập thể (Tổ chuyên môn) ở mức hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ

- Đạt các tiêu chí sau:
1) - Hoàn thành 100% công việc, nhiệm vụ được giao, vượt tiến độ, chỉ tiêu,
có chất lượng, hiệu quả.
2) - Đạt 100% tổ viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong đó từ 80 % tổ
viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và có ít nhất 01 cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ.
3) - Hồ sơ sổ sách của tổ được xếp loại Khá trở lên.
4) - Tham gia đầy đủ, đúng, đạt hiệu quả cao các hoạt động do nhà trường,
đoàn thể tổ chức.
Điều 9. Tiêu chí phân loại đánh giá tập thể ( Tổ chuyên môn) ở mức
hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Đạt các tiêu chí sau:
1) Hoàn thành 100% công việc, nhiệm vụ được giao, vượt tiến độ, chỉ tiêu,
có chất lượng, hiệu quả.
2) - Đạt 100% tổ viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong đó từ 70 % tổ
viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3) - Hồ sơ sổ sách của tập thể được xếp loại Khá trở lên.
7


4) - Tham gia đầy đủ, đúng, đạt hiệu quả cao các hoạt động do nhà trường,
đoàn thể tổ chức.
Điều 10. Tiêu chí phân loại đánh giá tập thể ( Tổ chuyên môn) ở mức
hoàn thành nhiệm vụ:
Có một trong các tiêu chí sau:
1) - Hoàn thành từ 70% đến dưới 100% công việc, nhiệm vụ được giao.
2) - Đạt 100% tổ viên hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trong đó từ 50 % tổ
viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
3) - Hồ sơ sổ sách của tập thể được xếp loại trung bình trở lên.
4) - Tham gia các hoạt động do nhà trường, đoàn thể tổ chức nhưng kết quả

chưa cao.
Điều 11. Tiêu chí phân loại đánh giá tập thể ( Tổ chuyên môn) ở mức
không hoàn thành nhiệm vụ
Có một trong các tiêu chí sau:
1) - Hoàn thành dưới 70% công việc, nhiệm vụ được giao.
2) - Có cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ.
3) - Hồ sơ sổ sách của tập thể được xếp loại dưới trung bình.
4) - Chưa tham gia đầy đủ, đúng, các hoạt động do nhà trường, đoàn thể tổ
chức.
CHƯƠNG III.
TIÊU CHUẨN VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CÁ NHÂN VÀ TẬP
THỂ TRONG THỰC HIỆN CHỨC TRÁCH NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO
CẢ NĂM HỌC.
A- TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CÁ NHÂN
Điều 12. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ đạt các tiêu chí sau:
1) Xếp loại học kỳ I từ hoàn thành tốt, học kỳ II hoàn thành xuất sắc.
2) Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Bồi dưỡng thường xuyên từ khá
trở lên.
3) Có ít nhất 01 công trình khoa học, đề án, đề tài hoặc sáng kiến được áp
dụng và mang lại hiệu quả trong việc thực hiện công tác chuyên môn, nghề
nghiệp được cấp có thẩm quyền công nhận.
Điều 13. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Đạt các tiêu chí sau:
1) Xếp loại học kỳ I, II từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên hoặc học kì I hoàn
thành nhiệm vụ học kỳ II hoàn thành xuất tốt nhiệm vụ trở lên
8


2) Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Bồi dưỡng thường xuyên từ Khá

trở lên.
Điều 14. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức hoàn thành nhiệm
vụ.
1) Xếp loại học kỳ I hoàn thành tốt trở lên, học kỳ II hoàn thành nhiệm vụ
hoặc cả kỳ I, II hoàn thành nhiệm vụ.
2) Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Bồi dưỡng thường xuyên từ Trung
bình trở lên.
Điều 15. Tiêu chí phân loại đánh giá viên chức ở mức không hoàn thành
nhiệm vụ
1) Có 01 trong 02 học kỳ xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.
2) Xếp loại Chuẩn nghề nghiệp giáo viên, Bồi dưỡng thường xuyên một
trong hai nội dung trưới trung bình.
Lưu ý: Tuỳ theo mức độ vi phạm, sự cố gắng, tiến bộ, khắc phục sai phạm
và những thành tích cá nhân đạt được trong năm học nhà trường xem xét quyết
định.
B. TIÊU CHUẨN VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TẬP THỂ CẢ
NĂM
Điều 16. Tiêu chí phân loại đánh giá tập thể ( Tổ chuyên môn) ở mức
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
1) Xếp loại học kỳ I hoàn thành tốt, học kỳ II hoàn thành xuất sắc hoặc cả kỳ
I, II xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
2. Có cá nhân đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của năm học.
Điều 17. Tiêu chí phân loại đánh giá tập thể ( Tổ chuyên môn) ở mức
hoàn thành tốt nhiệm vụ
-Xếp loại học kỳ I, II từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
Điều 18. Tiêu chí phân loại đánh giá tập thể ( Tổ chuyên môn) ở mức
hoàn thành nhiệm vụ
Xếp loại học kỳ I hoàn thành tốt trở lên, học kỳ II hoàn thành nhiệm vụ hoặc
cả kỳ I, II hoàn thành nhiệm vụ
Điều 19. Tiêu chí phân loại đánh giá tập thể (tổ chuyên môn) ở mức

không hoàn thành nhiệm vụ
- Xếp loại học kỳ I hoàn thành trở lên, học kỳ II không hoàn thành nhiệm vụ
hoặc cả kỳ I, II không hoàn thành nhiệm vụ
- Lưu ý: Tuỳ theo mức độ vi phạm, sự cố gắng, tiến bộ, khắc phục sai phạm
và những thành tích tập thể đạt được trong năm học nhà trường xem xét quyết
định.
CHƯƠNG IV
9


TIỂU CHUẨN, CÁCH ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI THI ĐUA ĐỐI VỚI
HỌC SINH
A. TIÊU CHUẨN, CÁCH ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI CÁ NHÂN
Điều 20 : Học sinh tiên tiến: thực hiện theo Thông tư số: 58/2011/BGDĐT
ngày 12/12/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá, xếp loại học sinh THCS,
THPT (đánh giá học kì I ,II và cả năm)
Điều : Học sinh giỏi : thực hiện theo Thông tư 58 của Bộ GD&ĐT.
Điều: Học sinh đạt các giải Văn nghệ , thể dục thể thao ... theo quy chế hiện
hành .
B. TIÊU CHUẨN, CÁCH ĐÁNH GIÁ ĐỐI VỚI TẬP THỂ
Điều 22: Đạt danh hiệu lớp tiên tiến :
* Tiêu chuẩn 1 : - Duy trì sĩ số học sinh 95% trở lên đối với lớp chọn ; 90%
đối với lớp thường.
* Tiêu chuẩn 2 : Đạt học sinh tiên tiến 30% đối với lớp chọn ; 10% đối với
lớp thường.
- Không có học sinh xếp loại học lực yếu đối với lớp chọn ; 10% đối với lớp
thường .
*Tiêu chuẩn 3:
- Không có học sinh bị xử lí kỉ luật trước toàn trường.
- Không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu .

* Tiêu chuẩn 4 :
- Tham gia đầy đủ, có hiệu quả các phong trào thi đua, lao động vệ sinh, bảo
về tài sản nhà trường.
* Tiêu chuẩn 5:
- Chi đoàn xếp loại khá trở lên ( Nếu có chi đoàn)
Điều 23 : Đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc :
* Tiêu chuẩn 1 :
- Duy trì sĩ số học sinh 98% đối với lớp chọn ; 95% đối với lớp thường
* Tiêu chuẩn 2 :
- Đạt học sinh tiên tiến từ 50% đối với lớp chọn ; từ 15% đối với lớp thường.
- Không có học sinh xếp loại học lực yếu đối với lớp chọn, dưới 10% đối với
lớp thường.
*Tiêu chuẩn 3 :
- Không có học sinh bị xử lí kỉ luật trước toàn trường
- Không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu.
10


* Tiêu chuẩn 4 :
- Tham gia đầy đủ, có hiệu quả các phong trào thi đua, lao động vệ sinh, bảo
vệ tài sản nhà trường.
* Tiêu chuẩn 5:
- Chi đoàn xếp loại khá trở lên ( Nếu có chi đoàn)
CHƯƠNG V
TIÊU CHUẨN, CÁCH XẾP LOẠI MỘT SỐ DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 24. Danh hiệu "Lao động tiên tiến"
Danh hiệu “Lao động tiên tiến” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn
theo quy định tại Khoản 6, Điều 1, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Thi đua Khen thưởng năm 2013. Cụ thể như sau:
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức phải đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;
b) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào
thi đua;
c) Tích cực học tập chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ;
d) Có đạo đức, lối sống lành mạnh.
2. Đối với công nhân, nông dân, người lao động không thuộc đối tượng quy
định tại khoản 1 Điều này phải đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Lao động sản xuất có hiệu quả, tích cực tham gia phong trào thi đua và
hoạt động xã hội;
b) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; có đạo đức, lối sống lành mạnh, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ mọi
người trong cộng đồng.
3. Một số lưu ý khi xét công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
a) Cá nhân đang thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc có hành động dũng cảm
cứu người, cứu tài sản dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết
luận của cơ sở y tế thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để xét tặng danh
hiệu “Lao động tiên tiến”'.
b) Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp
hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính
vào thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động
tiên tiến”'.
Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên,
chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá
trở lên thì được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”'.
11


c) Thời gian nghỉ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu
“Lao động tiên tiến”'.

d) Đối với cá nhân chuyển công tác, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách
nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến” (trường hợp có thời gian
công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ).
Trường hợp được điều động, biệt phái đến cơ quan, đơn vị khác trong một thời
gian nhất định thì việc xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến” do cơ
quan, đơn vị điều động, biệt phái xem xét quyết định (có ý kiến nhận xét của cơ
quan, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái).
đ) Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”' đối với một trong các
trường hợp: Mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên, bị
kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
Điều 25. Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở"
1. Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" xét tặng hàng năm cho cá nhân đạt 02
tiêu chuẩn sau:
a) Là Lao động tiên tiến;
b) Có một trong các điều kiện sau:
- Có sáng kiến đã được áp dụng và được Hội đồng sáng kiến cấp cơ sở đánh
giá công nhận;
- Là thành viên tham gia đề tài khoa học cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương đã
được nghiệm thu, đánh giá đạt yêu cầu trở lên;
- Được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cấp "Bằng lao động sáng tạo";
- Cá nhân đạt một trong các thành tích sau được tính là sáng kiến áp dụng
xét, công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”:
+ Đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên;
+ Giáo viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng có học sinh đạt giải trong các kỳ thi
cấp huyện trở lên;
+ Giáo viên, giảng viên là tác giả chính bài báo đăng trên tạp chí khoa học
chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế;
+ Công chức, viên chức và người lao động tham gia soạn thảo đề án, dự án,
quy chế của đơn vị đã được ban hành theo quyết định phân công của người có
thẩm quyền;

2. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đạt các tiêu chuẩn quy
định tại Khoản 1 Điều này và đơn vị do cá nhân quản lý phải đạt danh hiệu “Tập
thể lao động tiên tiến”.
3. Tỷ lệ “Chiến sĩ thi đua cơ sở” không quá 15 % số cá nhân đạt danh hiệu
“Lao động tiên tiến” của đơn vị, trong đó bảo đảm không quá 1/3 là cán bộ quản
lý, nếu có số dư thì được làm tròn lên.
Điều 26. Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”
12


1. Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh" được xét tặng cho cá nhân đạt các
tiêu chuẩn sau:
a) Có ba năm liên tục đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở;
b) Có một trong các điều kiện sau:
- Có sáng kiến do Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn
thể trung ương xem xét, công nhận.
- Là thành viên tham gia đề tài khoa học cấp tỉnh, bộ, ngành, đoàn thể trung
ương đã được nghiệm thu, đánh giá đạt loại Khá trở lên;
- Được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cấp "Bằng lao động sáng tạo";
2. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” được xét công nhận vào năm đạt
danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” lần thứ ba.
Điều 27. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ”
1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ” được xét tặng cho cá nhân đạt các
tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong số những cá nhân có 03 lần liên tục
đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” tính đến thời điểm đề nghị xét tặng;
b) Có sáng kiến kinh nghiệm, hoặc giải pháp công tác mang lại hiệu quả có
tác dụng ảnh hưởng tích cực đối với hoạt động của ngành được Hội đồng Khoa
học, sáng kiến cấp Bộ công nhận, hoặc chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học cấp
Bộ đã được Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ đánh giá nghiệm thu hoặc chủ

trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có tính chất chỉ đạo trong toàn ngành
hoặc đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi giáo viên dạy giỏi toàn quốc.
2. Một số thành tích được tính là sáng kiến áp dụng khi xét, công nhận danh
hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, Bộ:
a) Tham gia soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành theo quyết
định phân công của người có thẩm quyền;
b) Giáo viên, giảng viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng được 01 học sinh, sinh
viên đạt một trong các giải nhất, nhì, ba hoặc Huy chương Vàng, Bạc, Đồng
trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế;
c) Tham gia biên soạn chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã được
nghiệm thu;
d) Giáo viên, giảng viên đạt giải nhất, nhì, ba trong các hội thi do cấp tỉnh, Bộ tổ
chức.
Điều 28. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”
1. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được xét tặng cho cá nhân có
thành tích tiêu biểu xuất sắc nhất được lựa chọn trong số những cá nhân có hai
lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung
ương.

13


2. Sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học để làm căn cứ xét tặng danh hiệu
“Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải đạt hiệu quả cao và có phạm vi ảnh hưởng
trong toàn quốc.
Hội đồng sáng kiến, Hội đồng khoa học cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung
ương có trách nhiệm giúp người đứng đầu xem xét, công nhận và đánh giá mức
độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài nghiên cứu khoa học.
3. Sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu để làm căn cứ xét
tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” phải đạt hiệu quả cao và có phạm vi

ảnh hưởng trong toàn quốc.
Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách
nhiệm giúp Bộ trưởng xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu,
phục vụ chiến đấu.
4. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được phong tặng sau năm đạt danh
hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương lần thứ hai.
Điều 29. Danh hiệu "Tập thể Lao động tiên tiến"
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến" được thực hiện
theo quy định tại Điều 28 Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2003. Cụ thể như sau:
1. Hoàn thành tốt nhiệm vụ và kế hoạch được giao;
2. Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, có hiệu quả;
3. Có trên 50% cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu "Lao động tiên tiến" và
không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
4. Nội bộ đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Ðảng, pháp luật
của Nhà nước.
Điều 30. Danh hiệu "Tập thể Lao động xuất sắc"
1. Đối tượng được xét tặng danh hiệu "Tập thể Lao động xuất sắc"
Tập thể nhà trường và các tổ chuyên môn, văn phòng, có từ 10 thành viên
trở lên.
2. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu "Tập thể Lao động xuất sắc"
Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc” được xét tặng hàng năm cho tập thể
đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt danh hiệu ''Tập thể Lao động tiên tiến'';
b) Sáng tạo vượt qua khó khăn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực hiện tốt
các nghĩa vụ đối với nhà nước;
b) 100% cá nhân trong tập thể hoàn thành nhiệm vụ được giao, trong đó có ít
nhất 70 % cá nhân đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”;
c) Có cá nhân đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” và không có cá nhân bị
kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên;
d) Các tổ chức đảng, đoàn thể phải đạt trong sạch vững mạnh (nếu có).

14


3. Tỷ lệ công nhận danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”: không quá
40% tổng số phòng, ban, đơn vị trực thuộc cơ quan, đơn vị.
CHƯƠNG VI
MỘT SỐ HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG
Điều 31. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”
Tại điều 23 Nghị định 65 của Chính phủ quy định:
1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho cá nhân gương mẫu
chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một
trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi
đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương hoặc các bộ, ngành, tỉnh,
đoàn thể Trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên;
b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh
hưởng trong bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
c) Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương, 05
năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 05
sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở hoặc
mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được 05 lần
tặng giấy khen trở lên.
2. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho tập thể gương mẫu
chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ
đoàn kết, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi
đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương hoặc các bộ, ngành, tỉnh,
đoàn thể Trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên;
b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất, thành tích có phạm vi ảnh hưởng
trong bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

c) Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương, 05
năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 01
lần được tặng Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.
Điều 32. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
Tại Điều 17 Quy chế Thi đua, khen thưởng tỉnh Sơn La quy định:
1. Đối với khen thưởng thành tích thực hiện nhiệm vụ hàng năm
1.1. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh để tặng cho cá nhân đạt các tiêu
chuẩn sau:
a) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.

15


b) Có 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02
sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở.
1.2. Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh để tặng cho tập thể đạt các tiêu
chuẩn sau:
a) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước.
b) Có 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nội bộ đoàn kết, thực
hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần trong tập thể; thực hành tiết kiệm;
c) Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập
thể; Tổ chức đảng, đoàn thể đạt trong sạch, vững mạnh (nếu có).
1.3. Tỷ lệ xét tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh
a) Đối với tập thể:
- Các phòng, ban, đơn vị trực thuộc các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, huyện,
thành phố, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: được xét không quá
20% trên tổng số tập thể, đơn vị trực thuộc.

- Các xã, phường, thị trấn: được xét không quá 15% trên tổng số xã, phường,
thị trấn của từng huyện, thành phố.
- Các tổ, bản và tương đương: được xét không quá 01% trên tổng số tổ, bản
và tương đương của từng huyện, thành phố.
b) Đối với cá nhân:
- Các đơn vị có đến 20 người: được xét khen thưởng không quá 15% tổng số
người của đơn vị.
- Đơn vị có trên 20 người đến 50 người: ngoài số người được khen thưởng
như 20 người, số người còn lại khen thưởng không được quá 10%.
- Đơn vị có trên 50 người đến 100 người: ngoài số người được khen thưởng
như 50 người, số người còn lại khen thưởng không được quá 6%.
- Đơn vị có trên 100 người đến 200 người: Ngoài số người được khen thưởng
như 100 người, số người còn lại khen thưởng không được quá 4%.
- Đơn vị có trên 200 người: Ngoài số người được khen thưởng như 200
người, số người còn lại khen thưởng không được quá 2%.
c) Đối với các đơn vị trực thuộc ngành dọc Trung ương đóng trên địa bàn
tỉnh: được xét tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh bằng 50% số tương ứng
của các tập thể, cá nhân thuộc các ban, ngành, đoàn thể tỉnh.
2.

Đối với khen thưởng theo chuyên đề

2.1. Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để tặng cho cá nhân, tập
thể đạt các tiêu chuẩn sau:
16


a) Gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước;
b) Đạt thành tích xuất sắc, được bình xét trong các phong trào thi đua do Chủ

tịch UBND tỉnh phát động hàng năm;
2.2. Khen thưởng các phong trào thi đua do tỉnh phát động hàng năm được
thực hiện theo hướng dẫn xét khen thưởng phong trào thi đua của tỉnh. Mỗi
ngành, địa phương, đơn vị lựa chọn 01 đến 02 tập thể và không quá 02 cá nhân
có thành tích tiêu biểu xuất sắc để đề nghị khen thưởng.
2.3. Khen thưởng sơ kết, tổng kết theo đợt thi đua hoặc theo chuyên đề do
Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phát động
thì các Ban Chỉ đạo hoặc Cơ quan Thường trực giúp việc Ủy ban nhân dân tỉnh
căn cứ nội dung, kế hoạch hoạt động phối hợp với cơ quan Thường trực Hội
đồng Thi đua - Khen thưởng tỉnh xây dựng các tiêu chí bình xét thi đua trình đề
nghị Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
3.

Đối với khen thưởng đột xuất

Bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để tặng cho cá nhân, tập thể
gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có hành động dũng cảm phòng chống tội phạm, cứu người, bảo vệ tài sản
của nhân dân, của nhà nước, trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn, bảo vệ an
ninh trật tự xã hội; khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn,… hay trong những
hoàn cảnh hiểm nghèo khác.
b) Có phát minh sáng kiến, sáng chế, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ
đem lại hiệu quả được Hội đồng Khoa học cấp tỉnh hoặc Trung ương chứng
nhận.
4. Khen thưởng một số nội dung khác
Điều 33. Giấy khen
Tại Điều 21 Thông tư 35 của Bộ giáo dục quy định:
Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị là hình thức khen thưởng thường
xuyên đối với tập thể, cá nhân vào dịp tổng kết công tác hàng năm hoặc khen

theo chuyên đề, khen đột xuất.
1. Tiêu chuẩn khen thưởng thường xuyên đối với tập thể:
Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tặng cho các tập thể đạt tiêu chuẩn
sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
b) Nội bộ đoàn kết; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; tổ chức tốt các
phong trào thi đua;
c) Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần trong tập thể; Thực hành tiết kiệm;
17


d) Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành viên trong tập
thể.
2. Tiêu chuẩn khen thưởng thường xuyên đối với cá nhân:
Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị tặng cho các cá nhân đạt tiêu
chuẩn sau:
a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ công dân;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt; đoàn kết, gương mẫu chấp hành chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
c) Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị xem xét khen thưởng đối với tập thể, cá nhân
có thành tích xuất sắc sau khi kết thúc một cuộc vận động, một phong trào thi
đua do cơ quan, đơn vị phát động hoặc được bình xét là người tốt, việc tốt có tác
dụng nêu gương trong phạm vi hoạt động của cơ quan, đơn vị hoặc có thành tích
đột xuất.
4) Tỷ lệ
- Mỗi đơn vị giáo dục trực thuộc Sở gồm: Đối với cá nhân xét và đề nghị
không quá 10% so với số cán bộ, giáo viên; xét và đề nghị 30% so với số tổ đội
của đơn vị.
5) Về các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước (khen cao):

- Gồm: Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, Huân chương Lao động các hạng;
Huân chương Độc lập các hạng...cho tập thể và cá nhân.
- Thực hiện theo Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017
của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua Khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm
2013.
Điều 34. Khen thưởng theo chuyên đề, đợt thi đua do nhà trường phát
động
1. Đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy:
Đạt tất cả các tiêu chí sau:
a) Chấp hành chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; Tích cực thực
hiện các cuộc vận động lớn của ngành và phong trào thi đua xây dựng THTT –
HSTC; Thực hiện tốt các nội quy, quy định; quy ước của cơ quan, đơn vị.
b) Hồ sơ sổ sách: Đánh giá xếp loại tốt. Giờ dạy: Đạt loại giỏi.
c) Tham gia nhiệt tình, tích cực, đầy đủ, đúng giờ các hoạt động tập thể của
trường và các đoàn thể ; Nghiêm túc trong sinh hoạt tập thể; Tích cực tham gia
các hoạt động xã hội, từ thiện …
2. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
Đạt tất cả các tiêu chí sau:
a) Lớp chủ nhiệm tham gia đầy đủ, đúng các hoạt động của đợt thi đua và
18


có đạt từ giải nhất các giải phong trào, học tập.
b) Hồ sơ sổ sách, giờ dạy: Đánh giá xếp loại Khá trở lên.
b) Đạt các tiêu chí ở Điểm a, c Khoản 1 điều này.
3. Đối với nhân viên hành chính
- Đạt tất cả các tiêu chí sau:
a) Đạt các tiêu chí ở Điểm a, c Khoản 1 điều này.
b) Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

- Số đề nghị khen thưởng: Không quá 02 người.
CHƯƠNG VII.
SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Điều 35. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng
Tại Khoản 2 Điều 66 Nghị định 91 của Chính phủ quy định:
“Cá nhân, tập thể được khen thưởng ngoài việc được công nhận các danh
hiệu thi đua, Cờ Thi đua, danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí
Minh, Giải thưởng Nhà nước; tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Bằng
khen, Kỷ niệm chương, Giấy khen kèm theo khung bằng; còn được thưởng tiền
hoặc hiện vật có giá trị tương đương quy định tại các Điều 69, 70, 71 , 72, 73 và
74 Nghị định này theo nguyên tắc:
a) Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao hơn thì mức tiền thưởng
cao hơn;
b) Trong cùng một hình thức, cùng một mức khen, mức tiền thưởng đối
với tập thể cao hơn mức tiền thưởng đối với cá nhân;
c) Trong cùng một thời điểm, cùng một thành tích, một đối tượng nếu đạt
nhiều danh hiệu thi đua kèm theo các mức tiền thưởng khác nhau thì nhận mức
tiền thưởng cao nhất;
d) Trong cùng một thời điểm, một đối tượng đạt nhiều danh hiệu thi đua,
thời gian để đạt được các danh hiệu thi đua đó khác nhau thì được nhận tiền
thưởng của các danh hiệu thi đua;
đ) Trong cùng thời điểm, một đối tượng vừa đạt danh hiệu thi đua vừa đạt
hình thức khen thưởng thì được nhận tiền thưởng của danh hiệu thi đua và của
hình thức khen thưởng.
CHƯƠNG VIII.
MỨC TIỀN THƯỞNG VÀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI
Điều 36. Danh hiệu thi đua
Thực hiện theo Điều 69 Nghị định 91 của Chính phủ. Cụ thể như sau:
1. Đối với cá nhân:
19



a) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được tặng Bằng, Huy hiệu và
được thưởng 4,5 lần mức lương cơ sở;
b) Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung
ương được tặng Bằng chứng nhận, huy hiệu và được thưởng 3,0 lần mức lương
cơ sở;
c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được tặng Bằng chứng nhận và
được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở;
d) Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được thưởng 0,3
lần mức lương cơ sở.
2. Đối với tập thể:
a) Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng” được
tặng Bằng chứng nhận và được thưởng 1,5 lần mức lương cơ sở;
b) Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” được
thưởng 0,8 lần mức lương cơ sở;
c) Danh hiệu “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn
hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” được tặng Bằng chứng nhận và được thưởng 1,5 lần
mức lương cơ sở;
d) Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được tặng cờ và được thường
12,0 lần mức lương cơ sở;
đ) Danh hiệu Cờ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương
được tặng cờ và được thưởng 8,0 lần mức lương cơ sở.
Điều 37. Bằng khen, Giấy khen.
Thực hiện theo Điều 73 Nghị định 91 của Chính phủ. Cụ thể như sau:
1. Đối với cá nhân:
a) “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được tặng Bằng và được thưởng 3,5
lần mức lương cơ sở;
b) Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được tặng Bằng và
được thưởng 1,0 lần mức lương cơ sở;

c) Cá nhân được tặng Giấy khen quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều
74 Luật thi đua, khen thưởng được kèm theo mức tiền thưởng 0,3 lần mức lương
cơ sở;

20


d) Cá nhân được tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được
kèm theo mức tiền thưởng 0,15 lần mức lương cơ sở.
2. Đối với tập thể:
a) Tập thể được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, Bằng khen cấp bộ,
ban, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được tặng Bằng và được thưởng gấp hai
lần mức tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều
này;
b) Tập thể được tặng Giấy khen các cấp được kèm theo tiền thưởng gấp hai lần
tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại các điểm c, d khoản 1 Điều này,
Điều 38: Mức khen thưởng theo chuyên đề, đợt thi đua do nhà trường
tổ chức, phát động; khen thưởng học sinh đạt các danh hiệu thi đua trong
học kỳ I, học kỳ II, cả năm và các thành tích trong tác hội thi do nhà
trường, cấp trên tổ chức.
- Do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
Điều 39. Các quyền lợi khác
Thực hiện theo Điều 75 Nghị định 91 của Chính phủ. Cụ thể như sau:
"Cá nhân được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh,
đoàn thể trung ương, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, được tặng Huân
chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải
thưởng Nhà nước”, ngoài việc được khen thưởng theo quy định của Nghị định
này, được ưu tiên xét nâng bậc lương sớm trước thời hạn, ưu tiên cử đi nghiên
cứu, học tập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở
trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật."

CHƯƠNG IX
TUYẾN TRÌNH KHEN THƯỞNG VÀ THỦ TỤC HỒ SƠ
Điều 40. Tuyến trình khen thưởng
1. Tổ chuyên môn đề xuất các danh hiệu thi đua, hình thức khen đối với
CBCCVC trong phạm vi quản lý.
2. Ban thi đua lấy ý kiến toàn thể CBCCVC các danh hiệu từ “Chiến sĩ thi
đua cơ sở”, tập thể “ Lao động xuất sắc” trở lên và thình thức khen thưởng Bằng
khen các cấp ( Nếu cần thiết).
3. Hội đồng thi đua – khen thưởng xét chọn các danh hiệu thi đua và hình
thức khen thưởng và đề nghị các cấp thẩm quyền khen thưởng, công nhận theo
quy định.
4. Thủ trưởng đơn vị ký, trình cấp trên công nhận danh hiệu thi đua, và
các hình thức khen thưởng.
21


Điều 41. Hồ sơ đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chính
phủ gồm có:
- 01 bản báo cáo thành tích và 01 bản báo cáo tóm tắt thành tích của các
trường hợp đề nghị khen thưởng, có ý kiến xác nhận của cấp trình Thủ tướng
Chính phủ;
Điều 42. Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh":
a) 02 tờ trình đề nghị "Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh" của cơ quan, đơn vị trình khen;
b) 01 báo cáo thành tích 3 năm liên tục của cá nhân đề nghị "Chiến sĩ thi đua
cấp tỉnh", có xác nhận của Thủ trưởng trực tiếp quản lý và cấp trình khen;
c) Bản phô tô một trong các giấy tờ sau: "Giấy chứng nhận sáng kiến", "Quyền
tác giả" cấp tỉnh (hoặc bộ, ngành trung ương), văn bản nghiệm thu đề tài khoa học
cấp tỉnh, Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
d) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín suy tôn của Hội đồng Thi đua, Khen
thưởng cấp trình khen.

Điều 43. Hồ sơ, thủ tục đề nghị tặng danh hiệu "Tập thể Lao động xuất
sắc" và ''Bằng khen'' của Chủ tịch UBND tỉnh:
a) 02 Tờ trình đề nghị của cơ quan, đơn vị trình khen;
b) 01 bản Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị khen thưởng,
có xác nhận của thủ trưởng cấp trên trực tiếp và cấp trình khen;
Báo cáo thành tích của cá nhân đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND
tỉnh phải nêu rõ nội dung đề tài, sáng kiến, các giải pháp trong công tác và quản
lý đem lại hiệu quả thiết thực và gửi kèm giấy chứng nhận của Hội đồng Khoa
học, sáng kiến cấp cơ sở .
Đối với cá nhân là nông dân, thành tích được thay bằng trích ngang tóm tắt
thành tích do UBND xã, phường, thị trấn thực hiện.
c) Biên bản họp xét của Hội đồng Thi đua, Khen thưởng cấp trình khen.
CHƯƠNG X
HỘI ĐỒNG THI ĐUA KHEN THƯỞNG
Điều 44. Thành phần Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng: Hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng. Chủ tịch Hội
đồng lãnh đạo mọi hoạt động của Hội đồng, quyết định triệu tập, chủ trì và kết
luận các phiên họp của Hội đồng; phân công nhiệm vụ cho các thành viên của
Hội đồng.
2. Phó chủ tịch Hội đồng: Phân công một đồng chí Phó hiệu trưởng là
Phó Chủ tịch Hội đồng thứ nhất. Phó chủ tịch Hội đồng thứ nhất chịu trách
nhiệm thực hiện sự phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể, quần chúng, các tổ
chuyên môn và thực hiện nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công để
22


triển khai các phong trào thi đua và công tác khen thưởng trong nhà trường; Phó
Chủ tịch Hội đồng thứ hai là Chủ tịch Công đoàn. Phó Chủ tịch Hội đồng thứ
hai chịu trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy chế và các quyết định
về chủ trương công tác của Hội đồng; Hướng dẫn, triển khai thực hiện các

phong trào thi đua và thực hiện chính sách khen thưởng của Đảng, Nhà nước và
các nhiệm vụ khác khi được Chủ tịch Hội đồng phân công.
3. Các thành viên Hội đồng: Các Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên
môn và văn phòng, Bí thư Đoàn TNCS HCM nhà trường, Giáo viên chủ nhiệm
các lớp. Nhiệm vụ theo dõi, chỉ đạo hoạt động phong trào thi đua, khen thưởng
thuộc phạm vi, lĩnh vực được phân công phụ trách; Đôn đốc, kiểm tra việc thực
hiện các chủ trương công tác của Hội đồng theo sự phân công của Chủ tịch Hội
đồng; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện, lĩnh vực phụ trách với Hội đồng khi
được yêu cầu; Tham dự đầy đủ các phiên họp của Hội đồng và các nhiệm vụ
khác khi được Chủ tịch Hội đồng phân công. Theo từng nội dung cuộc họp, Chủ
tịch hội đồng quyết định số lượng, thành phần các thành viên hội đồng.
Điều 45. Nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ của Hội đồng
1. Nguyên tắc hoạt động của Hội đồng:
a) Hội đồng làm việc theo chế độ tập thể, đảm bảo tính dân chủ, công
khai, quyết định các vấn đề theo đa số. Quyết định của Hội đồng được thông qua
tại cuộc họp Hội đồng khi quá nửa tổng số thành viên Hội đồng dự họp biểu
quyết tán thành, trừ các trường hợp quy định cụ thể về biểu quyết.
b) Trong các cuộc họp, Hội đồng biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc
bỏ phiếu kín theo quyết nghị của Hội đồng; đối với việc xét duyệt kết quả thi
đua, khen thưởng: Hội đồng biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín
theo các quy định.
c) Trong trường hợp tỷ lệ biểu quyết ngang nhau thì Hội đồng quyết định
theo bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng, các ý kiến khác của thành viên Hội
đồng được bảo lưu và báo cáo Hiệu trưởng xem xét quyết định.
d) Các cuộc họp xét danh hiệu thi đua, khen thưởng được coi là hợp lệ khi
có ít nhất 2/3 thành viên của Hội đồng Thi đua Khen thưởng đơn vị tham dự.
Danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”,
“Chiến sĩ thi đua toàn quốc”, "Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh''; Nhà giáo, Thầy thuốc,
Nghệ sỹ, Nghệ nhân nhân dân và ưu tú, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng
Nhà nước phải được các thành viên Hội đồng các cấp bỏ phiếu kín và có tỷ lệ

phiếu bầu từ 70% trở lên so với tổng số thành viên Hội đồng theo Quyết định
thành lập, (nếu thành viên Hội đồng vắng mặt thì lấy ý kiến bằng phiếu bầu).
2. Nhiệm vụ của Hội đồng:
23


a) Tổ chức triển khai đến các tổ bộ môn, đoàn thể trong nhà trường các
chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định của nhà trường về
công tác thi đua, khen thưởng và tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo các phong trào thi
đua trong nhà trường.
b) Đánh giá tình hình phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kiến
nghị, đề xuất với Hiệu trưởng đề ra các chủ trương, biện pháp đẩy mạnh phong
trào thi đua; tham mưu tư vấn cho Hiệu trưởng về kế hoạch sơ kết, tổng kết các
phong trào thi đua; đề xuất sửa đổi bổ sung các văn bản của nhà trường về thi
đua, khen thưởng.
c) Phối hợp với các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc tổ chức nâng
cao chất lượng và hiệu quả công tác thi đua, khen thưởng; chỉ đạo, đôn đốc,
kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách về thi đua, khen
thưởng.
d) Xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo và thực hiện công tác thi đua,
khen thưởng phù hợp với điều kiện của nhà trường và quy định chung của cấp
trên.
e) Xét chọn các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào
thi đua, đề nghị các cấp thẩm quyền khen thưởng, công nhận theo quy định.
g) Tổng hợp, lưu trữ số liệu khen thưởng; lập hồ sơ về các phong trào thi
đua, khen thưởng; báo cáo sơ kết, tổng kết thi đua hàng năm; Tham mưu giải
quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến lĩnh vực thi đua, khen thưởng.
CHƯƠNG XI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 46. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng thi đua, các cá nhân, tập thể trong nhà trường căn cứ Quy chế
này, tổ chức phong trào thi đua, đăng ký, đánh giá, bình xét các danh hiệu thi
đua, hình thức khen thưởng vào cuối kỳ, năm học.
2. Hội đồng Thi đua - Khen thưởng nhà trường có trách nhiệm hướng dẫn,
kiểm tra, đôn đốc các cá nhân, tập thể triển khai thực hiện nghiêm túc quy chế
này.
3. Việc đánh giá cuối kỳ, cuối năm chỉ thực hiện khi nhà trường đã xét hai
mặt học sinh, GVCN đã chốt các thông tin kết quả học tập trên hệ thống Smas
và các cá nhân đã hoàn thành Bản tự đánh giá kết quả công tác cuối học kỳ, năm
học.
4. Nhà trường giành ít nhất ½ ngày đề các tổ chuyên môn, tổ công đoàn,
các chi bộ họp xét đánh giá cuối kỳ, cuối năm; ½ ngày để BCH đảng bộ, Công
đoàn họp xét đánh giá cuối kỳ, cuối năm; ½ ngày để hội đồng thi đua họp xét
đánh giá cuối kỳ, cuối năm.
24


5. Quy chế thi đua - khen thưởng được thông qua trước Hội đồng nhà trường
và Hội nghị CBCCVC, trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh bổ sung hằng
năm để phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường và văn bản sửa đổi, bổ
sung của Nhà nước (nếu có ) ./.

25


×