A. MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ là một nhân tố cực kỳ quan trọng để giác ngộ cho cán bộ, đảng viên
và quần chúng nhân dân, nhằm trang bị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
làm cho mọi người có nhận thức đúng đắn, niềm tin vững chắc vào vai trò
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Trong mỗi giai đoạn khác nhau, công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục
lý luận chính trị đã góp phần quan trọng trong việc giác ngộ và động viên
quần chúng nhân dân hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị cụ thể mà các tổ chức,
đoàn thể chính trị - xã hội giao cho họ.
Công tác bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho các cán bộ chính là
một trong những công tác quan trọng hàng đầu của công tác tư tưởng, có vai
trò rất quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng. C.Mác đã chỉ rõ: “Vũ khí của
sự phê phán cố nhiên không thể thay thế thay thế được sự phê phán của vũ
khí, lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất; nhưng
lý luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần
chúng”. Còn Lênin thì nhấn mạnh: “Không có lý luận cách mạng thì không có
phong trào cách mạng” và “chỉ đảng nào được một lý luận tiền phong hướng
dẫn thì mới có khả năng làm tròn vai trò chiến sĩ tiên phong”. Tháng 5 năm
1966, tại lớp huấn luyện đảng viên mới do Thành ủy Hà Nội tổ chức, Bác Hồ
đã nói: “Không có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không thể có lập
trường giai cấp vững vàng. Vì vậy, các cô các chú phải chịu khó học tập lý
luận Mác- Lênin, học tập đường lối, chính sách của Đảng; đồng thời phải học
tập văn hóa, kĩ thuật và nghiệp vụ”. Người còn nói: “Mỗi đảng viên phải tích
cực học tập. Phải thực hiện lời dạy của Lênin là học nữa, học mãi. Học phải đi
1
đôi với hành. Học để hành ngày càng tốt hơn; phải coi việc học tập lý luận
chính trị là một nhiệm vụ quan trọng của mình”.
Trải qua gần 80 năm hoạt động và trưởng thành, trong các thời điểm,
hoàn cảnh khác nhau, Đảng ta luôn chăm lo đến công tác giáo dục lý luận
chính trị cho cán bộ, đảng viên. Công tác giáo dục lý luận chính trị đã góp
phần quan trọng làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trở
thành nền tảng tư tưởng của Đảng và nền tảng tinh thần của xã hội; nâng cao
tính tự giác của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong việc kiên
định và quyết tâm thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, đường lối, cương lĩnh
chính trị của Đảng.
Từ khi có Quyết định 100-QĐ/TW của Ban bí thư Trung ương Đảng
khóa VII (3/6/1995) đến nay, việc tổ chức học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị
trong các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ngày càng được quan tâm
nhiều hơn và đi vào nề nếp. Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Hoài Đức,
những năm qua, việc học tập, tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin , tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho
cán bộ, đảng viên trong huyện được đẩy mạnh và đạt được những kết quả
đáng chú ý.
Sau thời gian thực tập nghiệp vụ tại Ban tuyên giáo huyện ủy huyện
Hoài Đức, nhóm kiến tập chúng em đã được khảo sát thực tế ở trung tâm bồi
dưỡng chính trị huyện Hoài Đức và thấy rằng, công tác giáo dục lý luận chính
trị ở huyện đang rất được các cấp lãnh đạo quan tâm đầu tư và đã đạt được
những thành công nhất định, tuy nhiên cũng gặp phải không ít những khó
khăn hạn chế. Vì thế, em đã lựa chọn vấn đề “thực trạng và các giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị ở huyện Hoài Đức”
để làm bản báo cáo cho đợt thực tập nghiệp vụ này.
2
B. NỘI DUNG
1. Đặc điểm tình hình
Hoài Đức là một huyện ven đô có tổng diện tích tự nhiên là 82,4 km 2.
Dân số 190.612 người, có 20 đơn vị hành chính trực thuộc. Tổng số đảng bộ,
chi bộ trực thuộc huyện ủy là 53 (trong đó có 2 đảng bộ xã thị trấn, 6 đảng bộ
cơ quan, 27 chi bộ trực thuộc).
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Hoài Đức là đơn vị sự nghiệp trực
thuộc huyện ủy và ủy ban nhân dân huyện, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và
thường xuyên của ban Thường vụ huyện ủy.
Về cơ cấu, trung tâm có 5 đồng chí, trong đó 1 đồng chí là giám đốc, 1
phó giám đốc và 1 đồng chí là giảng viên kiêm giáo vụ, 1 đồng chí kế toán, 1
đồng chí chuyên viên phụ trách công tác văn thư, thư viện kiêm công việc của
nhân viên. Cả 5 đồng chí đều là biên chế.
Trình độ chuyên môn: 100% đại học
Trình độ chính trị: Cao cấp 2 đồng chí
Trung cấp 3 đồng chí.
Trong thời gian qua. công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị của
huyện Hoài Đức đã bám sát nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, coi trọng nâng cao
chất lượng, thực hiện đa dạng hóa chương trình, hình thức đào tạo, bồi dưỡng;
từng bước đổi mới nội dung, chương trình theo hướng thiết thực, hiệu quả;
phương pháp giảng dạy và học tập bước đầu được đổi mới, gắn lý luận với
thực tiễn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán
bộ, đảng viên ở cơ sở.
3
2. Thực trạng kết quả đào tạo bồi dưỡng 9 tháng đầu năm 2011
2.1 Về công tác tham mưu
Trung tâm luôn bám sát hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương,
Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
về chương trình đào tạo, bồi dưỡng năm 2011.
Trung tâm đã phối hợp với ban tổ chức huyện ủy, Phòng nội vụ tham
mưu với huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện về công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các phòng, ban ngành, đoàn thể và các xã, thị
trấn trong huyện. Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện có công văn chỉ đạo các
phòng, ban ngành, đoàn thể và các xã, thị trấn trên cơ sở rà soát cán bộ để xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của địa phương.
Ban tổ chức, Phòng nội vụ, Trung tâm bồi dưỡng chính trị có trách
nhiệm tổng hợp số lớp, số học viên cùng với Ban Tuyên giáo Huyện ủy,
Phòng tài chính xây dựng kế hoạch và lên dự toán trình Huyện ủy, Hội đồng
nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định.
2.2 Kết quả mở lớp đào tạo, bồi dưỡng
Thực hiện sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Thành ủy và Ban Thường vụ
huyện ủy về công tác đào tạo, bồi dưỡng, trong 9 tháng đầu năm 2011 Trung
tâm bồi dưỡng chính trị phối hợp với các phòng, ban ngành và các đoàn thể
mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng kết quả đạt được như sau:
2.2.1 Về bồi dưỡng
Khối Đảng:
Mở 12 lớp, với 1406 học viên, bao gồm:
+ 02 lớp bồi dưỡng kết nạp Đảng: với 195 học viên.
+ 02 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho đảng viên mới: 165 học viên.
+ 02 lớp bồi dưỡng công tác dân vận: 280 học viên.
+ 02 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác kiểm tra giám sát: 168 học viên.
+ 04 lớp báo cáo viên với 598 học viên.
4
Khối đoàn thể:
Mở 9 lớp, với 1164 học viên, bao gồm:
+ Đoàn thanh niên:
mở 03 lớp, với 288 học viên.
+ Hội nông dân:
mở 01 lớp, với 78 học viên.
+ Liên đoàn lao động:
mở 01 lớp, với 120 học viên.
+ Hội cựu chiến binh:
mở 02 lớp, với 356 học viên.
+ Mặt trận Tổ Quốc:
mở 01 lớp, với 172 học viên.
+ Hội phụ nữ:
mở 01 lớp, với 150 học viên.
Khối chính quyền:
Mở 14 lớp với 1488 học viên, bao gồm:
+ Tài chính:
mở 02 lớp, với 212 học viên.
+ Quân sự:
mở 03 lớp, với 293 học viên.
+ Hội chữ thập đỏ: mở 01 lớp, với 115 học viên.
+ Y tế:
mở 03 lớp, với 212 học viên.
+ Giáo dục:
mở 02 lớp, với 302 học viên.
+ Công an:
mở 02 lớp, với 246 học viên.
2.2.2 Về đào tạo
+ Lớp TTLLCT K12B- 09 gồm 83 học viên đang làm tiểu luận tốt
nghiệp.
+ Lớp ngoại ngữ (chứng chỉ A-B) dành cho cán bộ lãnh đạo: 45 học
viên.
2.3 Chất lượng công tác bồi dưỡng, đào tạo
Việc tổ chức quản lý các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý
luận chính trị và các chương trình chuyên đề đều đảm bảo đúng quy chế. Nội
dung chươg trình đều thực hiện theo đúng hướng dẫn của Ban Tuyên giáo
Trung ương và Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội.
Nhìn chung các đồng chí giảng viên đều nhận thức đúng đắn về tầm
quan trọng của công tác giáo dục lý luận chính trị và luôn nêu cao tinh thần
5
trách nhiệm được giao, nhiệt tình trong công tác, luôn tìm tòi học hỏi, cập
nhật thông tin, cũng như kiến thức để bài giảng đảm bảo chất lượng; đồng
thời trong giảng dạy, các giảng viên luôn lồng ghép tình hình thực tế của địa
phương cũng như trong nước vào bài giảng của mình, chính vì vậy mà bài
giảng của các giảng viên đều đạt yêu cầu.
Các học viên tham gia học tập tại Trung tâm tuy tuổi đời khác nhau, địa
vị công tác khác nhau và trình độ nhận thức cũng khác nhau, song các đồng
chí đều có ý thức học tập tốt. Ngoài việc nghe giảng trên lớp, các đồng chí
còn tìm hiểu thêm những kiến thức thực tế và nghiên cứu kỹ các tài liệu tham
khảo mà các đồng chí giảng viên hướng dẫn, nên kết quả học tập của các học
viên luôn đạt kết quả cao. Kết thúc các lớp học ngắn hạn, học viên đều phải
viết bài thu hoạch. Đối với các lớp bồi dưỡng đảng viên mới, nhận thức về
đảng, an ninh quốc phòng đối tượng 4 các đồng chí học viên đều được cấp
chứng chỉ, có từ 25% đến 30% các học viên xếp loại giỏi.
Đối với các lớp nhận thức về Đảng, trung tâm đã mở lớp kịp thời để
hàng năm toàn huyện đã kết nạp được khoảng 200 quần chúng ưu tú vào
Đảng, và với những đồng chí đảng viên mới cũng được bồi dưỡng kịp thời để
được chuyển chính thức.
Với các lớp đào tạo, bồi dưỡng khác, việc mở lớp đã nâng cao kiến
thức, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa cán bộ cơ sở và
giúp cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Hoài Đức đã làm tốt công tác
quản lý học viên, thực hiện tốt nội dung chương trình đã đề ra, nhận thức của
học viên đã được nâng lên một bước, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ công
tác huấn luyện và nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.
Các chương trình giáo dục lý luận chính trị đã giúp cho cán bộ, đảng
viên và quần chúng nhân dân xây dựng cho mình một tư duy mới phù hợp với
thời kì cách mạng mới một cách có hệ thống và cụ thể để vận dụng vào thực
6
tiễn cuộc sống. Công tác giáo dục lý luận chính trị của trung tâm đã góp phần tích
cực và có hiệu quả vào thực hiện cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi
mới, kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng và nâng cao chất lượng Đảng viên.
2.4 Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng
Quản lý về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
Căn cứ vào kế hoạch số 01/KH-LN ngày 02/03/2011 của Ban tổ chức,
Ban Tuyên Giáo Huyện ủy, Phòng nội vụ, Trung tâm bồi dưỡng chính trị,
Phòng tài chính và quyết định số 432/QĐ-UBND ngày 06/04/2011 của Ủy
ban nhân dân huyện về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ,
công chức khối Đảng, Mặt trận tổ quốc, đoàn thể, công chức nhà nước, công
chức xã, thị trấn của huyện Hoài Đức năm 2011 và chủ động phối hợp các
phòng, ban ngành, đoàn thể lên kế hoạch cụ thể hàng tuần, tháng, năm.
Quản lý về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng
Thực hiện hướng dẫn số 54- HĐ/BTGTU của Ban Tuyên Giáo Thành ủy,
thông tư 03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ nội vụ, và quyết định
1853-QĐ/BTGTW ngày 04/03/2011 của Ban Tuyên Giáo Trung ương, Trung
tâm đã mời giáo viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm giảng dạy
và phương pháp truyền đạt khoa hoc.
Khi mở các lớp đều có tổ chức khai giảng, bế giảng.
Về công tác quản lý học viên
Trung tâm đã ban hành nội quy ra vào trung tâm, nội quy học viên, phổ
biến nội dung học tập cho học viên trong đợt tập huấn.
Trung tâm đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể làm tốt công tác
quản lý học viên.
- Đối với các lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng, Đảng viên mới, trung cấp
lý luận chính trị… Trung tâm đều điểm danh 2 lần/ngày bằng phiếu điểm
danh.
7
- Kết thúc chương trình học, Trung tâm đã tổ chức cho học viên đi tham
quan thực tế như đi thăm An toàn khu- Thái Nguyên, Tân trào- Tuyên Quang,
đền Sóc, tượng đài Thánh Gióng, K9…
Công tác quản lý hồ sơ, sổ sách
- Học viên khi đến học tại trung tâm đều được giáo vụ hướng dẫn viết tờ
khai nhập học để cung cấp thông tin cá nhân.
- Các lớp học đều có lịch giảng bài cụ thể.
- Danh sách, bảng điểm, kết quả xếp loại của học viên đều được quản lý
chặt chẽ.
Về cơ sở vật chất và kinh phí đào tạo, bồi dưỡng
- Về cơ sở vật chất
+Hội trường lớp học: 3 phòng.
+Phòng nghỉ giáo viên: 2 phòng.
+Phòng làm việc của lãnh đạo và cán bộ: 4 phòng.
+Phòng họp: 1 phòng.
+Thiết bị dạy học: 2 máy chiếu, 2 máy tính xách tay.
- Về kinh phí: Thực hiện thông tư số 139/2010/TT-BTG ngày 21/09/2010
của Bộ Tài chính.
+Tiền giảng viên: trả đúng theo thông tư số 139.
+Tiền sinh hoạt trưa của học viên: 20.000đ/ngày/học viên.
+Tiền nước uống: 1000đ/ngày/học viên.
2.5 Hạn chế
Bên cạnh những kết quả trên thì Trung tâm bồi dưỡng chính trị vẫn còn
một số mặt hạn chế sau:
- Tiến độ mở lớp còn chậm.
- Điều kiện kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động của Trung tâm còn rất hạn
hẹp; các phương tiện giảng dạy hiện đại, các tài liệu, sách tham khảo phục vụ
8
cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên và học viên còn
thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu.
- Việc sửa chữa cơ sở vật chất của Trung tâm chưa được tiến hành (do
thực hiện nghị quyết số 11 ngày 24/2/2011 của Chính phủ về kiềm chế lạm
phát).
- Một số phòng, ban kết hợp với Trung tâm còn chưa chặt chẽ.
2.6 Nguyên nhân
Có được kết quả trên là do có sự hướng dẫn kịp thời của Ban Tuyên Giáo
Thành ủy, Sở nội vụ Thành phố, Ban tổ chức Thành ủy, Trường đào tạo cán
bộ Lê Hồng Phong.
Do có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện
ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân và lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện.
Sự chủ động, phối hơp chặt chẽ của Trung tâm bồi dưỡng chính trị với các
ban, ngành đoàn thể trong huyện trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức
thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
Có sự tham gia nhiệt tình, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ giảng viên kiêm
chức.
3. Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi
Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Hoài Đức thường xuyên được sự
lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi giúp đỡ của Ban Tuyên Giáo Thành ủy, Ban tổ
chức Thành ủy, Sở nội vụ, Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong về nội
dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng.
Đặc biệt, Trung tâm bồi dưỡng chính trị còn được sự quan tâm và chỉ đạo
trực tiếp của Ban Thường vụ Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
huyện cả về vật chất, tinh thần và có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, phòng,
đoàn thể trong huyện. Đội ngũ cán bộ của trung tâm luôn đoàn kết, có ý thức
9
trách nhiệm cao trong công viêc, có kinh nghiệm quản lý học viên. Do đó,
hoạt động của trung tâm bồi dưỡng chính trị đã đi vào nề nếp, cơ sở vật chất
từng bước được tăng cường đã góp phần nâng cao hiệu quả công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, đảng viên.
Khó khăn
Yêu cầu và nhiệm vụ của công tác giáo dục lý luận chính trị hàng năm
rất lớn nhưng cơ sở vật chất chưa thật đáp ứng đúng, đủ và kịp thời nên cũng
có lúc còn hạn chế đến kết quả đạt được.
4. Phương hướng nhiệm vụ
- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng năm
2011 đã được các cấp phê duyệt.
- Phối hợp với các ban, ngành có liên quan thực hiện tốt công tác chiêu
sinh mở lớp, quản lý tốt lớp học theo quy định.
- Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị nhằm nâng cao
hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng tại trung tâm.
- Thực hiện nghiêm túc các quy định về kiểm tra, đánh giá kết quả học
tập, cấp chứng chỉ theo đúng hướng dẫn của Trung ương và Ban Tuyên Giáo
Thành ủy.
- Phối hợp với Ban Tổ chức Huyện ủy đang hoàn thiện các thủ tục hồ sơ
để mở lớp Đại học tại chức Xây dựng Đảng và Chính quyền và tham mưu mở
lớp Trung cấp lý luận chính trị.
5. Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục
lý luận chính trị huyện Hoài Đức
* Kiến nghị
Đề nghị ban Tuyên Giáo Thành ủy: Có kế hoạch cho cán bộ các Trung
tâm đi nghiên cứu thực tế.
10
Ban Tuyên Giáo Trung ương: Sớm biên soạn tài liệu bồi dưỡng mới,
điều chỉnh nội dung cho phù hợp với nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Đề nghị Ban tổ chức Trung ương: Cho cán bộ Trung tâm bồi dưỡng
chính trị được hưởng chế độ theo thông báo số 13 ngày 28/3/2011 của Bộ
chính trị.
Đối với huyện:
- Đảm bảo cho Trung tâm đủ 6 biên chế.
- Cấp kinh phí cho Trung tâm theo kế hoạch đã được phê duyệt.
* Giải pháp
Cấp ủy chính quyền, các ban, ngành đoàn thê, nhất là vai trò của người
đứng đầu phải thường xuyên tăng cường lãnh đạo công tác giáo dục chính trị
tư tưởng, giáo dục đạo đức cách mạng chống chủ nghĩa cá nhân cho cán bộ,
đảng viên. Chăm lo lãnh đạo để cán bộ, đảng viên, học viên nghiêm túc học
tập Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách
của Đảng và Nhà nước. Tăng cường chăm lo đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ lý luận chính trị chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ.
Tăng cường, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cán bộ giảng viên lý luận
chính trị. Ban Tuyên Giáo Thành ủy cần có kế hoạch cho cán bộ các Trung
tâm đi nghiên cứu thực tế, Ban Tuyên Giáo Trung ương cần sớm biên soạn tài
liệu bồi dưỡng mới, điều chỉnh nội dung cho phù hợp với nghị quyết đại hội
XI của Đảng, cung cấp đủ và kịp thời các tài liệu liên quan phục vụ cho việc
nghiên cứu của cán bộ giảng viên và việc học tập của các học viên.
Cần đào tạo sâu thêm nữa đội ngũ cán bộ giảng viên lý luận chính trị của
Trung tâm nói riêng và cả thành phố nói chung. Cử các cán bộ có tâm huyết
và năng lực đi học ở bậc cao hơn; chú trọng đến việc đầu tư kinh phí cho việc
đào tạo cán bộ, giảng viên lý luận chính trị; bồi dưỡng đào tạo thêm cho các
cán bộ còn thiếu kinh nghiệm về nghiệp vụ chuyên môn và các phương pháp
giảng dạy, truyền thụ kiến thức đến học viên một cách hiệu quả nhất...
11
Đầu tư thích đáng vào công tác giáo dục lý luận chính trị, nâng cao hệ
thống cơ sở vật chất kĩ thuật cho Trung tâm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho
các hoạt động của công tác giảng dạy và học tập. Việc thực hiện công tác giáo
dục lý luận chính trị đòi hỏi có một hệ thống các phương tiện kĩ thuật để phục
vụ một cách tốt nhất cho quá trình giảng dạy và học tập như: máy chiếu; hệ
thống máy tính đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng có nối mạng internet
để tiện cho việc tra cứu và thu thập tài liệu phục vụ mục đích học tập và
nghiên cứu của học viên; trang bị đầy đủ các loại tài liệu, sách giáo trình, sách
tham khảo; xây dựng hệ thống các lớp học là một yêu cầu không thể thiếu để
học viên có không gian học tập và nghiên cứu thoải mái, yên tĩnh và đạt hiệu
quả cao...
Cần quan tâm hơn nữa đến điều kiện vật chất và tinh thần cho các cán bộ
và giảng viên của Trung tâm để họ yên tâm công tác và giảng dạy đạt chất
lượng cao.
Phát hiện và nêu gương những cá nhân và tập thể có đóng góp tích cực
trong công tác giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm. Có hình thức khen
thưởng đối với những cá nhân và tập thể xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ,
cũng như có hình thức kỉ luật hợp lý đối với những cá nhân và tập thể không
thực hiện đúng nội quy của trung tâm và yêu cầu trong quá trình giảng dạy và
học tập. Để từ đó tạo động lực thúc đẩy các cán bộ và học viên của trung tâm
tích cực phấn đấu hơn nữa.
12
C. KẾT LUẬN
Xuất phát từ tình hình thực tiễn và yêu cầu của công tác giáo dục lý luận
chính trị của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Hoài Đức hiện nay, các cấp
lãnh đạo và nhất là Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Hoài Đức cần phát
huy hơn nữa những kết quả đã đạt được và hạn chế những mặt còn yếu kém
trong công tác tham mưu; mở lớp, chất lượng đào tạo học viên, và công tác
quản lý đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân
dân huyện Hoài Đức.
Đồng thời, xác định những biện pháp phát huy tốt công tác giáo dục lý
luận chính trị của Trung tâm nói riêng và của huyện Hoài Đức nói chung. Đó
là hệ thống các phương pháp như: không ngừng nâng cao nhận thức cho cán
bộ, đảng viên và nhân dân về vai trò của công tác giáo dục lý luận chính trị;
tăng cường chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị
chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ; tổ chức cho các cán bộ Trung tâm
đi nghiên cứu thực tế, biên soạn tài liệu bồi dưỡng mới, cung cấp đủ và kịp
thời các tài liệu liên quan; đầu tư thích đáng vào công tác giáo dục lý luận
chính trị, nâng cao hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật cho Trung tâm nhằm tạo
điều kiện tốt nhất cho các hoạt động của công tác giảng dạy và học tập; quan
tâm hơn nữa đến điều kiện vật chất và tinh thần cho các cán bộ và giảng viên
của Trung tâm; phát hiện và nêu gương những cá nhân và tập thể có đóng góp
tích cực trong công tác giáo dục lý luận chính trị của Trung tâm.
Từ đó, xác định được phương hướng và nhiệm vụ cần thực hiện để áp
dụng những giải pháp nhằm phát huy tốt công tác giáo dục lý luận chính trị
của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Hoài Đức.
13
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo công tác giáo dục lý luận chính trị năm 2010 và phương hướng
nhiệm vụ công tác năm 2011.
2. Báo cáo công tác giáo dục lý luận chính trị 9 tháng đầu năm 2011 và
phương hướng 3 tháng cuối năm.
3. Báo cáo tổng kết công tác Tuyên giáo năm 2010 và phương hướng nhiệm
vụ công tác năm 2011.
14
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................1
A. MỞ ĐẦU.....................................................................................................2
B. NỘI DUNG..................................................................................................4
1. Đặc điểm tình hình........................................................................................4
2. Thực trạng kết quả đào tạo bồi dưỡng 9 tháng đầu năm 2011......................5
3. Thuận lợi và khó khăn.................................................................................10
4. Phương hướng nhiệm vụ.............................................................................11
5. Một số kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý luận
chính trị huyện Hoài Đức................................................................................11
C. KẾT LUẬN...............................................................................................14
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................15
15