Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Tài liệu hướng dẫn xây dựng lộ trình công nghệ cho doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 94 trang )

CỤC ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

XÂY DỰNG LỘ TRÌNH CÔNG NGHỆ
CHO DOANH NGHIỆP

Tài liệu hướng dẫn xây dựng lộ trình công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm mới cho
doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp nhỏ và vừa) do Cục Ứng dụng và Phát triển
công nghệ công bố


MỤC LỤC
Danh mục hình vẽ ........................................................................................................ 0
Danh mục bảng biểu .................................................................................................... 2
Danh mục từ viết tắt .................................................................................................... 3
Một số khái niệm và thuật ngữ ..................................................................................... 4
Lời nói đầu ................................................................................................................. 5
Chương I. Tổng quan về lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ ......................... 7
1.1. Lộ trình công nghệ............................................................................................. 7
1.2. Vai trò của lộ trình công nghệ đối với doanh nghiệp ........................................ 11
1.3. Quá trình xây dựng lộ trình công nghệ ............................................................. 12
Chương II. Quy trình xây dựng lộ trình công nghệ cho doanh nghiệp ................. 14
Bước 1. Xác định yêu cầu, phạm vi và lập kế hoạch xây dựng lộ trình ................... 17
Hoạt động 1.1. Xác định yêu cầu, phạm vi của lộ trình công nghệ....................... 17
Hoạt động 1.2. Xác định cấu trúc, phương pháp, và thời gian. ............................. 18
Hoạt động 1.3. Xác định thành phần tham gia. .................................................... 19
Hoạt động 1.4. lập tiến độ và tài chính. ............................................................... 19
Bước 2. Thị trường - Xác định các cơ hội đổi mới sản phẩm trong tương lai .......... 21
Hoạt động 2.1. Xác định các nhóm sản phẩm tương lai ....................................... 21
Hoạt động 2.2. Đánh giá mức độ hấp dẫn và tiềm năng của thị trường ................ 23


Hoạt động 2.3. Đánh giá môi trường và chính sách tác động trong tương lai ....... 23
Hoạt động 2.4. Đánh giá tính hợp lý và khả năng nội tại của doanh nghiệp ......... 23
Hoạt động 2.5. Đề xuất nhóm sản phẩm trọng tâm .............................................. 24
Bước 3. Xác định các định hướng chiến lược của doanh nghiệp ............................ 25
Hoạt động 3.1. Đánh giá vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp ................................ 25
Hoạt động 3.2. Tiến hành phân tích SWOT ......................................................... 26
Hoạt động 3.3. Xác định chiến lược của doanh nghiệp ........................................ 26
Hoạt động 3.4. Định vị các thông tin phân tích trong cấu trúc lộ trình công nghệ 27
Bước 4. Lập kế hoạch phát triển dòng sản phẩm ..................................................... 28
Hoạt động 4.1. Cụ thể hóa các ý tưởng và sản phẩm trọng tâm............................ 28
Hoạt động 4.2. Xác định các yêu cầu kỹ thuật quan trọng của sản phẩm ............. 31
Hoạt động 4.3. Xác định mục tiêu các yêu cầu kỹ thuật quan trọng của sản phẩm
và xu hướng phát triển......................................................................................... 31
1


Hoạt động 4.4. Xác định mục tiêu các yêu cầu kỹ thuật quan trọng ..................... 32
Hoạt động 4.5. Lập lộ trình phát triển cho sản phẩm ........................................... 33
Bước 5. Lập kế hoạch phát triển công nghệ ............................................................ 37
Hoạt động 5.1. Phân tích công nghệ thành phần từ các đặc tính kỹ thuật của sản
phẩm ................................................................................................................... 37
Hoạt động 5.2. Xác định các công nghệ quan trọng tới đặc tính kỹ thuật và lộ trình
sản phẩm ............................................................................................................. 38
Hoạt động 5.3. Đánh giá, lựa chọn công nghệ quan trọng và phù hợp với năng lực
của doanh nghiệp, mục tiêu của sản phẩm. .......................................................... 39
Hoạt động 5.4. Lập kế hoạch đầu tư phát triển công nghệ.................................... 40
Hoạt động 5.5. Xác định mục tiêu và chiến lược phát triển công nghệ ................. 41
Hoạt động 5.6. Xây dựng lộ trình công nghệ và đề xuất dự án phát triển ............. 43
Bước 6. Quản lý theo dõi việc triển khai xây dựng lộ trình công nghệ và đổi mới
công nghệ ............................................................................................................... 47

Hoạt động 6.1. Tiến hành đánh giá phân tích về các đề xuất dự án mới ............... 47
Hoạt động 6.2. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện ...................................... 48
Hoạt động 6.3. Quản lý các dự án triển khai ........................................................ 49
Hoạt động 6.4. Phân tích đánh giá kết quả thực hiện và tiến hành điều chỉnh cập
nhật ..................................................................................................................... 50
Chương III. Các phương pháp áp dụng trong xây dựng lộ trình công nghệ và đổi
mới công nghệ cho doanh nghiệp ............................................................................ 51
3.1. Phương pháp phân tích thị trường .................................................................... 51
3.2. Phương pháp phân tích đối thủ cạnh tranh ....................................................... 55
3.3. Phương pháp đánh giá cơ hội, nguy cơ ............................................................ 58
3.4. Phương pháp phân tích hoàn cảnh nội bộ ......................................................... 59
3.5. Phương pháp đánh giá vòng đời công nghệ ...................................................... 63
3.6. Phương pháp phân tích cấu trúc lớp sản phẩm ................................................. 64
3.7. Phương pháp đánh giá SWOT ......................................................................... 65
3.8. Phương pháp Phân tích danh mục ưu tiên (porfolio annalysis): ........................ 66
3.9. Phương pháp triển khai hàm chất lượng (QFD) ............................................... 67
3.10. Phương pháp phân tích BMO để lựa chọn công nghệ ưu tiên ......................... 71
3.11. Phương pháp phân tích AHP.......................................................................... 73
3.12. Phương pháp phân tích khoảng cách công nghệ với doanh nghiệp đối thủ ..... 75
3.13. Phương pháp khảo sát Delphi ........................................................................ 75
2


Chương IV. Xây dựng lộ trình công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa ............. 77
4.1. Cách tiếp cận xây dựng lộ trình công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa .. 77
4.2. Quy trình xây dựng lộ trình công nghệ cho DNNVV ....................................... 78
Bước 1. Xác định yêu cầu, phạm vi và lập kế hoạch xây dựng lộ trình ................ 79
Bước 2. Thị trường - Xác định các cơ hội đổi mới sản phẩm trong tương lai ....... 80
Bước 3. Xác định các định hướng chiến lược của doanh nghiệp ......................... 81
Bước 4. Lập kế hoạch phát triển dòng sản phẩm ................................................. 81

Bước 5. Lập kế hoạch phát triển công nghệ ......................................................... 81
Bước 6. Quản lý theo dõi việc triển khai xây dựng lộ trình công nghệ và đổi mới
công nghệ............................................................................................................ 83
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 84

3


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa lộ trình công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ .................... 4
Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc cơ bản của một lộ trình công nghệ......................................... 7
Hình 1.3. Ví dụ về cấu trúc của lộ trình công nghệ....................................................... 9
Hình 1.4. Quá trình xây dựnglộ trình công nghệ ........................................................ 12
Hình 2.1. Vị trí của lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ trong quá trình phát triển
sản phẩm ................................................................................................................... 14
Hình 2.2. Hệ thống hóa quá trình xây dựng lộ trình công nghệ .................................. 15
Hình 2.3. Các hạng mục cơ bản trong việc xây dựng lộ trình công nghệ .................... 16
Hình 2.4. Các bước tiến hành xây dựng lộ trình công nghệ ........................................ 17
Hình 2.5. Chuỗi hoạt động của giai đoạn lập kế hoạch xây dựng lộ trình ................... 18
Hình 2.6. Chuỗi hoạt động của giai đoạn xác định các cơ hội đổi mới sản phẩm trong
tương lai .................................................................................................................... 21
Hình 2.7. Chuỗi hoạt động của giai đoạn xác định định hướng chiến lược cho doanh
nghiệp ........................................................................................................................ 25
Hình 2.8. Cấu trúc điển hình của phân tích SWOT..................................................... 26
Hình 2.9. Cấu trúc của hạng mục kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động trong
ngành công nghiệp ô tô .............................................................................................. 27
Hình 2.10. Lập kế hoạch phát triển dòng sản phẩm .................................................... 28
Hình 2.11. Tần suất sử dụng sản phẩm gốm sứ Bát tràng ........................................... 30
Hình 2.12. Kết quả đánh giá của khách hàng đối với sản phẩm gốm sứ Bát tràng ...... 31
Hình 2.13. Ví dụ giả định của giá trị mục tiêu đối với yêu cầu về công suất và tốc độ

của xe ô tô với động cơ đốt trong ............................................................................... 33
Hình 2.14. Mô tả chung lộ trình phát triển sản phẩm (hạng mục nhỏ của sản phẩm) .. 34
Hình 2.15. Dạng điển hình của lộ trình dòng sản phẩm (hạng mục nhỏ của sản phẩm)
và đặc điểm của các yếu tố được sử dụng .................................................................. 35
Hình 2.16. Chuỗi hoạt động trong giai đoạn lập kế hoạch phát triển công nghệ ......... 37
Hình 2.17. Ví dụ về cây công nghệ đối với sản phẩm................................................. 38
Hình 2.18. Minh họa phân tích và ưu tiên các yếu tố sản phẩm trong phương pháp
Ngôi nhà chất lượng đối với sự phát triển của xe khách ............................................. 39
Hình 2.19. Xác định chiến lược đầu tư công nghệ ...................................................... 41
Hình 2.20. Ví dụ về kết quả xây dựng lộ trình công nghệ của các nhóm chuyên môn 44
Hình 2.21. Ví dụ lộ trình công nghệ sản phẩm điện thoại ........................................... 45
Hình 2.22. Ví dụ lộ trình công nghệ sản xuất ô tô ...................................................... 45


Hình 2.23. Chuỗi hoạt động của giai đoạn đưa ra các đề xuất cho các dự án phát triển
.................................................................................................................................. 47
Hình 2.24. Quá trình phát triển sản phẩm ................................................................... 50
Hình 3.1. Minh họa ưu tiên của khách hàng và mảng mục tiêu .................................. 52
Hình 3.2. Đánh giá mức độ hấp dẫn của sản phẩm bơm thủy lực ............................... 54
Hình 3.3. Phân tích tiềm năng thị trường của doanh nghiệp ....................................... 55
Hình 3.4. Mô hình đánh giá đối thủ cạnh tranh trên thị trường ................................... 56
Hình 3.5. Đồ thị chữ S của công nghệ động cơ đốt trong (trích từ TWISS, 1992). ..... 64
Hình 3.6. Ví dụ vị trí cạnh tranh công nghệ và các giai đoạn của vòng đời công nghệ 64
Hình 3.7. Ví dụ về đánh giá mức độ ưu tiên của các sản phẩm/công nghệ.................. 67
Hình 3.8. Bốn giai đoạn của QFD .............................................................................. 68
Hình 3.9. Ví dụ về triển khai hàm chất lượng............................................................. 71
Hình 4.1. Quy trình xây dựng lộ trình công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa .. 79

1



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Kế hoạch phát triển tương lai của từng sản phẩm trọng tâm. ...................... 29
Bảng 2.2. Bảng phân tích nhu cầu khách hàng ........................................................... 29
Bảng 2.3. Ví dụ về xác định mục tiêu định tính đối với các yêu cầu quan trọng của xe
ô tô ............................................................................................................................ 32
Bảng 2.4. Ví dụ lập mục tiêu phát triển công nghệ ..................................................... 42
Bảng 2.5. Ví dụ phương án tìm kiếm, phát triển công nghệ........................................ 42
Bảng 3.1. Đánh giá sức hấp dẫn thị trường ................................................................ 52
Bảng 3.2. Đánh giá dòng sản phẩm trong tương lai .................................................... 53
Bảng 3.3. Ví dụ về tiêu chuẩn đánh giá sức hấp dẫn của thị trường của doanh nghiệp
Hàn quốc ................................................................................................................... 54
Bảng 3.4. Đánh giá các chính sách, môi trường tác động đến lĩnh vực sản xuất ô tô .. 58
Bảng 3.5. Các hạng mục đánh giá khả năng nội tại của doanh nghiệp ........................ 60
Bảng 3.6. Đánh giá mức độ thích hợp phân theo sản phẩm hiện hành ........................ 61
Bảng 3.7. Đánh giá mức độ thích hợp của sản phẩm sẽ ra mắt trong tương lai. .......... 61
Bảng 3.8. Đánh giá năng lực nội tại của doanh nghiệp ............................................... 62
Bảng 3.9. Đánh giá năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh ...... 62
Bảng 3.10Tiêu chuẩn đánh giá mức độ thích hợp và khả năng nội tại của doanh nghiệp
Hàn quốc ................................................................................................................... 62
Bảng 3.11. Phân tích cấu trúc các sản phẩm trọng tâm ............................................... 65
Bảng 3.12. Xác định các yếu tố cấu thành sản phẩm và triển khai tính năng .............. 65
Bảng 3.13. Bảng đánh giá SWOT .............................................................................. 66
Bảng 3.14. Đánh giá mức độ quan trọng của công nghệ ............................................. 73
Bảng 3.15. So sánh tiêu chí: Tính liên kết của chiến lược và Hiệu quả kinh tế ........... 74
Bảng 3.16. So sánh công nghệ: Tính liên kết của chiến lược ...................................... 74
Bảng 3.17. Ví dụ phân tích khoảng cách với doanh nghiệp đối thủ ............................ 75
Bảng 3.18. Phân tích khoảng cách đối với doanh nghiệp cạnh tranh .......................... 75

2



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NC&PT

Nghiên cứu và phát triển

KH&CN

Khoa học và công nghệ

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

LTCN&ĐMCN

Lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ

VOC

Voice of Custumer – Tiếng nói khách hàng

ROI

Return On Investment – Hệ số thu nhập trên đầu tư

QFD

Quality function deployment – Phương pháp triển khai hàm

chất lượng

CCTV

Closed Circuit Televison – Truyền hình mạch kín

AHP

Analytic hierarchy process – Phương pháp phân tích thứ bậc

KPI

Key Performance Index – Chỉ số hiệu quả trọng yếu

R&D

Research and Development – Nghiên cứu và phát triển

M&A

Mergers and Acquisitions – Mua bán và sáp nhập

ROI

Return On Investment – Tỉ lệ lợi nhuận ròng so với chi phí

3


Một số khái niệm và thuật ngữ

Lộ trình công nghệ là bản kế hoạch về sự phát triển của công nghệ từ thấp đến
cao nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong trung và dài hạn đối với quốc gia, ngành,
lĩnh vực hoặc doanh nghiệp.
Lộ trình đổi mới công nghệ là bản kế hoạch chi tiết về mục tiêu, nội dung, trình
tự, phương án sử dụng nguồn lực để thực hiện các hoạt động đổi mới công nghệ nhằm
nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm trong một khoảng thời gian xác định.
Lộ trình công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ là hai giai đoạn liên tiếp trong
cùng một quá trình thống nhất từ vĩ mô đến vi mô để phát triển công nghệ. Mối liên hệ
giữa lộ trình công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ được thể hiện trong hình sau.

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa lộ trình công nghệ và lộ trình đổi mới công nghệ
Như mô tả trong hình 1.1, trong trường hợp được triển khai đồng bộ từ giai
đoạn xác định mục tiêu chung đến các kế hoạch triển khai chi tiết, lộ trình công nghệ
và lộ trình đổi mới công nghệ được coi là một lộ trình đồng nhất (Lộ trình công nghệ
và đổi mới công nghệ). Phương pháp luận của Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ
trong tài liệu nàyđược đề xuất cho việc xây dựng lộ trình công nghệ và đổi mới công
nghệ.

4


Lời nói đầu
Lộ trình công nghệ ngày càng được nhiều doanh nghiệp trên thế giới sử dụng do
những hiệu quả mà nó mang lại, có thể kể đến các lợi ích quan trọng như: định hướng
quá trình lập kế hoạch chiến lược cho sản phẩm mới; tăng cường năng lực cạnh tranh;
đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng; rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm và
công nghệ.
Trong những thập kỷ gần đây, sự gia tăng tính cạnh tranh và năng động của thị
trường đã đặt các doanh nghiệp đứng trước yêu cầu đổi mới sản phẩm, quy trình nhằm
duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, khai phá và xâm chiếm thị trường mới.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp, bất kể lĩnh vực hoạt động, quy mô, loại
hình, cũng đều cần bắt kịp sự phát triển của công nghệ được sử dụng trong quy trình
và sản phẩm, cũng như các công nghệ hỗ trợ được có thể áp dụng để phát triển sản
phẩm mới. Doanh nghiệp cũng cần nâng cao năng lực dự đoán trước các công nghệ và
kỹ năng cần thiết để độc chiếm trước khi các công nghệ đó được áp dụng vào sản
phẩm.
Các hình thức quản lý truyền thống không phải lúc nào cũng phù hợp với việc
lập kế hoạch công nghệ. Do đó, cần phải nghiên cứu các phương pháp mới để hỗ trợ
quá trình tìm kiếm, quản lý, phân tích và hệ thống hóa các thông tin liên quan chặt chẽ
tới sự phát triển của các sản phẩm mới.
Mặc dù các doanh nghiệp nhận thức được vai trò quan trọng mang tích chiến
lược của việc lập kế hoạch công nghệ mới trong định hướng phát triển, tuy nhiên
không phải tất cả các doanh nghiệp đều có thể đi theo định hướng này. Doanh nghiệp
biết cần phải làm gì, nhưng không biết phải làm thế nào hoặc gặp nhiều khó khăn
trong việc áp dụng những hiểu biết này trong công tác quản lý, vì lý do văn hóa, tài
chính, cơ cấu hay các lý do khác.
Trong bối cảnh đó, việc lập lộ trình công nghệ được biết đến như một phương
pháp phù hợp nhằm hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch công nghệ trong các doanh
nghiệp, giảm thiểu các rào cản liên quan tới quá trình này.
Tuy nhiên, việc áp dụng xây dựng lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ ở
Việt nam vẫn còn hạn chế và còn một số vấn đề cần tìm hiểu liên quan đến việc áp
dụng phương pháp này: làm cách nào đểthu thập và phân tích các thông tin cần thiết để
lập các hạng mục của bảng lộ trình; làm cách nào để sử dụng các phương pháp và kỹ
thuật khác nhau nhằm hỗ trợ việc lập lộ trình; làm cách nào để chi tiết hóa đầu ra và
đầu vào của lộ trình; làm thế nào để cơ cấu các hạng mục một cách lôgíc để thể hiện
hợp lý các thông tin và làm nổi bật các thông tin cần thiết.


Mặc dù có nhiều cách phát biểu khác nhau về khái niệm lộ trình công nghệ, tuy
nhiên trên thế giới hiện đang tương đối thống nhất về phương pháp luận xây dựng lộ

trình công nghệ và đổi mới công nghệ. Theo đó, phương pháp luận xây dựng lộ trình
công nghệ và đổi mới công nghệ dựa trên 5 nguyên tắc sau:
-

Xuất phát điểm của lộ trìnhcông nghệ và đổi mới công nghệ là từ thị
trường và nhu cầu thị trường trong tương lai,

-

Hiểu biết rõ về hiện trạng, năng lực công nghệ hiện có, đối thủ cạnh
tranh, xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới và các yếu tố ảnh
hưởng (cơ chế, chính sách, kinh tế - xã hội v.v...),

-

Có lộ trình phát triển sản phẩm cụ thể phù hợp với năng lực công nghệ và
đáp ứng được nhu cầu thị trường,

-

Có lộ trình phát triển các công nghệ để sản xuất ra sản phẩm có đặc tính
kỹ thuật phù hợp,

-

Có kế hoạch hành động cụ thể (phương án đầu tư, thời điểm đầu tư, mức
độ đầu tư) cho từng công nghệ cụ thể.

Tài liệu này sẽ đưa ra các khái niệm cơ bản liên quan đến lộ trình công nghệ.
Tài liệu này cũng phân tích các bước cơ bản đã được nghiên cứu liên quan đến chủ đề

này. Trên cơ sở đó, đưa ra quy trình có tính khả dụng cao trong việc lập lộ trình công
nghệ, mô tả các bước chính thông qua các ví dụ cụ thể. Điều này nhằm mục đích hỗ
trợ các doanh nghiệp trong việc khai thác quá trình lập kế hoạch công nghệ để phát
triển các sản phẩm mới và bổ sung cho hoạt động nghiên cứu các phương pháp và
công cụ hỗ trợ cho việc đổi mới sản phẩm.

6


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ LỘ TRÌNH CÔNG NGHỆ
VÀ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ

1.1. Lộ trình công nghệ
Xây dựng lộ trình công nghệ là một phương pháp với mục đích chính là hỗ trợ
quá trình quản lý phát triển sản phẩm mang tính chiến lược, kết hợp thông tin về thị
trường, sản phẩm và công nghệ theo thời gian. Kết quả của quá trình này, lộ trình công
nghệ, có thể được trình bày theo nhiều cách, nhưng nhìn chung cơ bản bao gồm một số
hạng mục với các thông tin được liên kết với nhau theo dòng thời gian.

Hình 1.2. Sơ đồ cấu trúc cơ bản của một lộ trình công nghệ
Nguồn: PROBERT và cộng sự, 2003

Hạng mục trên cùng thường được sử dụng để trình bày về thị trường và tác
nhân kinh doanh, tức là mục tiêu (nguyên nhân) mà các doanh nghiệp muốn đạt được.
Hạng mục bên dưới là các công nghệ, và có khi là các dự án NC&PT, các nguồn lực
cần thiết để đạt được hạng mục trung tâm - sản phẩm hoặc dịch vụ (đối tượng). Thông
tin này được đặt vị trí theo thời gian (khi nào), bao gồm quá khứ, hiện tại và tương lai.
Mặc dù nguồn gốc của phương pháp này xuất phát từ ngành công nghiệp ô tô
của Mỹ, nhưng được phổ biến bởi Motorola và Coming trong những năm 1980. Một
số tác giả, như Kappel (2001), Probert và Radnor (2003) cũng đã nhấn mạnh rằng mục

đích của Motorola là khuyến khích nhân viên đặc biệt chú ý vào tương lai công nghệ,
7


nhất là các công nghệ cần thiết để phát triển lâu dài nhằm đáp ứng nhu cầu của các sản
phẩm trong tương lai.
Từ đó, nhờ vào tính linh hoạt của phương pháp này, nhiều doanh nghiệp đã áp
dụng vì các mục đích chiến lược khác nhau, trong đó có Philips Electronics
(GROENVELD, 1997), Lucent Technologies (ALBRIGHT; KAPPEL, 2003), và
General Motors (GROSSMAN, 2004). Gần đây, phương pháp này được sử dụng trong
các lĩnh vực công nghiệp và các chương trình quốc gia để hỗ trợ các dự báo về công
nghệ trong cáclĩnh vực mang tính chiến lược (SCHALLER, 2004; PHAAL,2002).
Hiện nay nhiều trung tâm nghiên cứu đang tiếp tục phát triển các hình thức tối
ưu của quá trình này, có thể kể đến các đơn vị tiêu biểu như Trung tâm lập lộ trình
công nghệ (CTR) của Đại học Purdue và Trung tâm quản lý công nghệ của Đại học
Cambridge. Ngoài ra, còn có các phần mềm hỗ trợ cho việc lập lộ trình như phần mềm
của Motorola, liên doanh với Alignent Software: Geneva Vision Strategist@; và phần
mềm của Cơ quan Nghiên cứu khoa học hải quân Mỹ, được gọi là Hệ thống mô hình
đồ họa (GMS).
Trong các ấn phẩm, có nhiều loại lộ trình khác nhau đã được công bố với mục
đích lập kế hoạch cho công nghệ và sản phẩm. Dựa vào các ứng dụng thực tiễn trong
các doanh nghiệp, có 6 loại lộ trình công nghệ phổ biến đang được sử dụng, các loại lộ
trình này được trình bày trong Hình 1.3.
Lộ trình loại 1 (hình 1.3(a)): là loại được sử dụng phổ biến nhất, được áp dụng
bởi Philips Electronics (GROENVELD, 1997). Cấu trúc của các hạng mục sẽ giúp
hình dung được cách các sản phẩm trong một chuỗi sản phẩm và công nghệ phát triển
theo thời gian. Loại lộ trình này cũng chỉ ra cách lập kế hoạch để áp dụng công nghệ
vào sản phẩm. Tuy nhiên, loại này không có hạng mục thị trường.
Lộ trình loại 2 (hình 1.3(b)): được áp dụng bởi General Motors, chỉ bao gồm
hạng mục công nghệ. Lộ trình loại này thể hiện cách công nghệ được phát triển bởi

doanh nghiệp dưới hình thức các dự án, cùng với thời điểm các công nghệ này sẵn
sàng (dự án kết thúc) để được ứng dụng vào sản phẩm. Tình hình nguồn lực đầu tư
cũng được thể hiện trong mỗi dự án thông qua các đường bao quanh các thanh – được
đầu tư và không được đầu tư. Mặc dù cấu trúc này đỡ phức tạp hơn và chỉ có hạng
mục công nghệ, nhưng loại này có hai điểm hạn chế, đó là: i) không thể hiện sự kết
hợp với hạng mục sản phẩm và thị trường; ii) không thể hiện tiềm năng của các công
nghệ thay thế có thể áp dụng cho sản phẩm để bắt kịp tốc độ phát triển, mà chỉ thể hiện
được sự phát triển của các công nghệ đã phân tích trong chiến lược công nghệ.

8


Hình 1.3. Ví dụ về cấu trúc của lộ trình công nghệ.
Trích từ: a) Phaal và cộng sự (2001); b) Grossman (2004); c) Koen (1997); d) Phaal và
cộng sự (2004b); e) Boulton (1993); và f) Cheng và cộng sự (2005).

Lộ trình loại 3 (hình 1.3(c)): là loại cổ điển được Motorola sử dụng dưới hình
thức các thanh, tương tự giống như lộ trình loại 1, trừ các dấu mũi tên. Trong số các lộ
trình được thể hiện trong hình trên, loại lộ trình này cung cấp thêm thông tin về đầu ra
của lộ trình. Trong lộ trình này các khu vực công nghệ hoặc thành phần chính quyết
định giá trị của sản phẩm được thể hiện trên trục tung. Trục hoành thể hiện sự phát
triển của công nghệ theo thời gian, được dự báo cho mỗi khu vực. Ví dụ, đối với bộ
phận điều chỉnh của một radio, có thể dự báo được ba thế hệ công nghệ: nút bấm, bảng
điều khiển và giọng nói. Dựa trên dự báo này, Motorola lập ra kế hoạch để công nghệ
này đóng góp cho sự phát triển các đặc tính của sản phẩm theo thời gian. Tuy nhiên,
các phương pháp hỗ trợ để đạt được thông tin không được thể hiện, ngoài ra, lộ trình
loại này cũng không xem xét đến hạng mục thị trường trong khi hạng mục này rất cần
thiết trong việc phân tích tính khả thi của sản phẩm.
Kiểu cấu trúc theo thanh (mà không sử dụng mũi tên), so với cấu trục của loại 1
có nhiều điểm ưu thế hơn do tập trung vào đầu ra, hiển thị và kết hợp các hạng mục

9


của lộ trình mà không làm nó trở nên quá phức tạp. Kiểu cấu trúc này cũng thúc đẩy sự
tự động hóa của quy trình mà không cần đến phần mềm. Một dẫn chứng điển hình là
phần mềm Geneva Vision Strategist@ do Motorola phát triển dựa trên cấu trúc này.
Lộ trình loại 4 (hìn 1.3(d)):Loại lộ trình này nhằm mục đích hỗ trợxác định tầm
nhìn của doanh nghiệp dựa trên vị thế hiện tại thông qua việc xác định các lỗ hổng và
các thay đổi cần thiết trong các hạng mục của lộ trình. Đồng thời, hỗ trợ đánh giá các
cơ hội khác nhau và thách thức trong tương lai của thị trường
Lộ trình loại 5 (hình 1.3(e)): Lộ trình này được lập dựa trên tầm nhìn của doanh
nghiệp theo hướng liên tục giảm giá thành, trọng lượng và quy mô sản phẩm, có tác
dụng kích thích tính sáng tạo của nhóm thiết kế. Để đạt được tầm nhìn về việc giảm
kích thước và di chuyển dễ dàng, cần phải dự báo các công nghệ mới thông qua
NC&PT. Tuy nhiên, hạng mục công nghệ cần phải được xem xét riêng rẽ. Ví dụ,dựa
trên tầm nhìn này, doanh nghiệp đã phát triển từ kiểu máy tính lớn, thành máy tính cá
nhân như máy tính để bàn, notebook và gần hơn là máy tính xách tay.
Lộ trình loại 6 (hình 1.3(f)): Lộ trình này được ứng dụng bởi Cheng và cộng sự
(2005) cho một doanh nghiệp công nghệ có bổ sung một thêm một số hạng mục.
Phương pháp này bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu kinh doanh. Sau đó lập lộ
trìnhcho những thay đổi cần thiết trong cấu trúc của sản phẩm và tính ưu tiên của thiết
kế sản phẩm và công nghệ theo thời gian. Tiếp theo, cần vạch ra các dự án để đạt mục
tiêu kinh doanh. Trong dự án cần phải xác định rõ các nguồn lực. Cuối cùng là xem
xét sự liên kết, xác định yếu điểm và lập kế hoạch hành động. Sự khác biệt của kiểu lộ
trình này làsự liên quan đến tầm nhìn hoạch định. Đây là kiểu lộ trình lập ở hiện tại,
diễn tiến đến những năm tiếp sau đó và không bao gồm những thông tin trong quá
khứ.
Như đã được trình bày, lộ trình công nghệ được nhiều doanh nghiệp trong nhiều
lĩnh vực công nghệ khác nhau sử dụng. Một số doanh nghiệp chỉ sử dụng một hạng
mục, số khác sử dụng nhiều hạng mục. Tuy nhiên nhìn chung, giá trị đích thực của lộ

trình không phải nằm trong chính lộ trình mà ở những hiểu biết đạt được trong quá
trình lập lộ trình thông qua nhiều cuộc thảo luận, tương tác giữa các thành viên của
nhóm làm việc và đội quản lý cấp cao. Mặc dù có vai trò quan trọng, nhưng vẫn còn
tồn tại các bất cập liên quan đến công tác xây dựng lộ trình công nghệ. Các cách thức
tiếp cận còn quá chung chung và không chi tiết hóa các bước trình tự, bản chất của
thông tin hay mối liên hệ giữa các thông tin khác nhau. Mặt khác, như Mattos (2005)
nhấn mạnh, tính chất “linh hoạt” của lộ trình là một lợi thế và giúp thích nghi được với
đặc trưng của mỗi doanh nghiệp, nhưng nó cũng khiến cho việc ứng dụng trở nên phức
10


tạp. Do đó, cần phải tìm hiểu chi tiết hơn về quá quá trình xây dựng lộ trình công nghệ
và đưa ra các phương án thay thế để có thể sử dụng được dễ dàng hơn.

1.2. Vai trò của lộ trình công nghệ đối với doanh nghiệp
Thách thức chính đối với các doanh nghiệp là phát triển và duy trì lợi thế cạnh
tranh trong môi trường kinh doanh phức tạp.Thị trường và công nghệ đang thay đổi
nhanh chóng, áp lực chi phí ngày càng tăng, khách hàng có yêu cầu cao hơn, chu kỳ
sống của sản phẩm và thời gian đưa ra thị trường đang bị rút ngắn.Trong môi trường
này, các doanh nghiệp cần tập trung vào các thị trường tương lai của mình và sử dụng
quy hoạch công nghệ chiến lược để giành lợi thế.
Lộ trình công nghệ là một công cụ dự báo kinh doanh, đem lại cho các doanh
nghiệp trong các lĩnh vực cụ thể con đường để dự đoán các nhu cầu công nghệ, sản
phẩm tương lai, và đưa ra cách thức tốt nhất để đạt được các nhu cầu đó.
Đối với các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, lộ trình công nghệ là công cụ để cụ
thể hóa những chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, là bí quyết kinh doanh của
mỗi doanh nghiệp.
Thông qua quá trình xây dựng lộ trình công nghệ, các doanh nghiệp có thể đóng
góp và chia sẻ các nguồn lực với doanh nghiệp khác trong ngành. Đồng thời, cùng
khách hàng suy nghĩ và định hướng tương lai, từ đó xác định các yêu cầu cụ thể của

thị trường tương lai.Khi những nhu cầu tương lai đã được xác định, các doanh nghiệp
sẽ xác định các công nghệ cần được phát triển hoặc thích nghi để đáp ứng các nhu cầu
đó.
Lộ trình công nghệ cũng đặc biệt giá trị đối với các doanh nghiệp nhỏ không có
các nguồn lực cần thiết cho việc lập kế hoạch hoạt động NC&PT. Nhờ lộ trình công
nghệ, các doanh nghiệp nhỏ có thể có được những lợi ích như:
-

Có mạng lưới các cơ hội tốt hơn

-

Giảm thiểu các rủi ro thông qua hợp tác

-

Tăng cường năng lực cạnh tranh và lợi nhuận

-

Phát triển và duy trì được các công nghệ dẫn đầu

-

Có khả năng tốt hơn để chiếm được các cơ hội trên thị trường.

Có thể nói rằng lộ trình công nghệ mang lại cho các tập đoàn lớn công cụ hữu
ích để quản lý các kế hoạch phát triển công nghệ và sản phẩm, thông qua đó cụ thể hóa
những chiến lược kinh doanh của các tập đoàn bằng cách phát triển các công nghệ lõi
để đảm bảo sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.Đối với các doanh nghiệp vừa

11


và nhỏ, việc xây dựng lộ trình công nghệ dựa trên lộ trình công nghệ của các tập đoàn
lớn hoặc ngành công nghiệp là một yếu tố rất quan trọng để doanh nghiệp có thể duy
trì được vai trò trong chuỗi cung ứng cho các tập đoàn lớn cũng như sức cạnh tranh
trong ngành công nghiệp.

1.3. Quá trình xây dựng lộ trình công nghệ
Theo các nghiên cứu và kinh nghiệm triển khai thực hiện tại các doanh nghiệp
trên thế giới, mặc dù có một vài điểm khác nhau, nhưng nhìn chung quá trình xây
dựnglộ trình công nghệ bao gồm ba bước cơ bản, đó là: i) lập kế hoạch ban đầu; ii) xây
dựnglộ trình; và iii) lập kế hoạch hành động.
Bước lập kế hoạch ban đầu bao gồm kế hoạch xây dựnglộ trình, xác định rõ quy
mô, thời gian, chi phí và các nguồn lực cần thiết. Ở bước xây dựnglộ trình, dựa vào kế
hoạch đã xác định, nhóm làm việc (thường bao gồm nhân viên của doanh nghiệp và
các chuyên gia doanh nghiệp thuê) sẽ ghi chép các thông tin lên các hạng mục của lộ
trình. Bước này sẽ do một cố vấn hướng dẫn và sử dụng các phương pháp như thảo
luận tự do, nhóm tập trung và Delphi để phát triển các thông tin liên quan đến vấn đề
nghi vấn. Ở bước cuối cùng (lập kế hoạch hành động), các hành động tiếp theo được
lập dựa trên kết quả của việc xây dựnglộ trình, có thể là các dự án mới.

Hình 1.4. Quá trình xây dựnglộ trình công nghệ
Đối với công tác xây dựnglộ trình công nghệ, các doanh nghiệp, chủ yếu là
doanh nghiệp lớn, sẽ thuê các chuyên gia có hiểu biết và kinh nghiệm trên lĩnh vực
hoạt động của doanh nghiệp và/hoặc công nghệcụ thể. Tuy nhiên, phương án này khá
tốn kém đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Do đó, việc phát triển các quy trình
12



hỗ trợ cho quá trình xây dựnglộ trình công nghệ là một thử thách lớn vì hạn chế về các
nguồn lực và có thể được thực hiện bởi chính nhân viên của doanh nghiệp. Ngoài ra,
cần phải xác định và phân tích các yếu tố thực tế liên quan đến việc xây dựnglộ trình,
như việc nắm bắt và phân tích thông tin, hình thức thể hiện, các thông số ở mỗi hạng
mục và mối quan hệ giữa các mảng thông tin khác nhau ở mỗi hạng mục.
Các vấn đề về xác định và phân tích thông tin đặt ra yêu cầu cần phải có quy
trình mang tính hệ thống để phát triển các thông tin quan trọng. Trước đây, việc thiếu
thông tin là do khó khăn trong việc tiếp cận nguồn thông tin. Nhưng ngày này, việc
quá nhiều nguồn thông tin có sẵn đã gây ra một vấn đề phức tạp: làm sao để xác định
và chọn lựa thông tin (về khoa học và công nghệ, liên quan đến kỹ thuật, kinh tế và thị
trường, …) tương ứng, phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp và có thể sử dụng được.
Do đó cần phải lập quy trình từng bước hướng dẫn việc xây dựnglộ trình và hỗ trợ cho
cơ chế phân tích các mảng thông tin nhận được và cách thức các thông tin liên kết với
nhau.

13


CHƯƠNG II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG LỘ TRÌNH CÔNG NGHỆ
CHO DOANH NGHIỆP

Việc hệ thống hóa lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ dựa trên các nghiên
cứu và tổ chức thông tin liên quan đến quá trình này nhằm xác định quy trình và từng
bước hướng dẫn việc xây dựng lộ trình công nghệ để giúp các doanh nghiệp trong việc
lập kế hoạch công nghệ để phát triển sản phẩm mới và hạn chế các rào cản có thể có
trong quá trình phát triển. Phương pháp hệ thống hóa nhằm mục đích củng cố kế hoạch
của doanh nghiệp trong tương lai, do đó các doanh nghiệp có thể giảm thiểu được các
nguy cơ trong kinh doanh, tăng cường khả năng đáp ứng thay đổi, rút ngắn thời gian
thiệu các sản phẩm mới ra thị trường, nhờ đó có thể củng cố vững chắc vị trí của
doanh nghiệp trên thị trường.

Tổng quan của mô hìnhhệ thống hóa lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ
cho quá trình phát triển sản phẩm trong doanh nghiệp được tổng hợp và thể hiện trên
hình 2.1. Mô hình này thể hiện quá trình, các giai đoạn và các bước cơ bản để lập kế
hoạch cho sản phẩm và xây dựng lộ trình công nghệ. Trên cơ sở đó, giúp doanh nghiệp
hiểu được vai trò và tầm quan trọng của xây dựng lộ trình công nghệ và đổi mới công
nghệ trong việc hỗ trợ quá trình ra quyết định cần thiết trong công tác lập kế hoạch đổi
mới chiến lược nhằm tìm kiếm cơ hội, sáng tạo ý tưởng và tìm ra giải pháp. Cách thức
này sẽ củng cố cho các ý tưởng của các dự án đổi mới công nghệ ưu tiên trong ngắn
hạn, trung hạn và dài hạn.

Hình 2.1. Vị trí của lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ trong
quá trình phát triển sản phẩm


Với vai trò và vị trí như trên, quy trình cơ bản chung của việc xây dựnglộ trình
công nghệ và đổi mới công nghệ,như mô tả trong hình 2.2, được đề xuất thành 3 giai
đoạn chính như sau:
1. Chuẩn bị triển khai xây dựng lộ trình công nghệ;
2. Xây dựng lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ - giai đoạn này bao gồm 4
bước: xác định cơ hội đổi mới trong tương lai; xác định định hướng chiến lược
của doanh nghiệp; lập kế hoạch về phát triển chuỗi sản phẩm và công nghệ. Kết
quả của các bước này sẽ tương ứng với mục tiêu của các hạng mục trong lộ
trình công nghệ.Mặc dù đã được mô tả theo trình tự nhằm mục đích đưa ra được
các đề xuất cho phương pháp tiếp cận mang tính hệ thống, nhưng về bản chất,
giai đoạn này được lặp đi lặp lại và liên tục. Thông qua quá trình thảo luận và
tương tác, khi doanh nghiệp đã tìm hiểu kỹ hơn về môi trường kinh doanh, năng
lực của doanh nghiệp và cách thức phát triển thành công năng lực theo thời
gian, lộ trình sẽ được bổ xung và hoàn thiện thêm thông tin. Với phương pháp
tiếp cận một cách có hệ thống, các phương pháp và công cụ kết hợp đều được
xem xét nhằm hỗ trợ việc xác định, phân tích, ưu tiên và liên kết giữa các thông

tin liên quan đến công việc xây dựng lộ trình;
3. Quản lý và theo dõi việc triển khai lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ.
Ở giai đoạn cuối của mỗi bước, công việc đánh giá kết quả sẽ được thực hiện
(trong hình vẽ được thể hiện bằng hình thoi) đối với các sản phẩm đầu ra tương
ứng.

Hình 2.2. Hệ thống hóa quá trình xây dựng lộ trình công nghệ
Hình 2.3thể hiện một ví dụ đã được thực hiện trong đó chỉ rõ cấu trúc chung của
lộ trình với đặc trưng riêng của các hạng mục cơ bản.
15


Hạng mục thị trường có liên quan đến việc giám sát môi trường cạnh tranh của
doanh nghiệp, xu hướng thị trường, các biến cố và cơ hội phát triển, trật tự xã hội,
chính trị, kinh tế và công nghệ. Hạng mục này sẽ xác định các cơ hội bên ngoài doanh
nghiệp khi tiến hành đổi mới.
Hạng mục kinh doanh liên quan đến việc lập kế cho các mục tiêu chiến lược nội
bộ của doanh nghiệp. Hạng mục này bao gồm động lực (nguyên nhân) để phát triển
sản phẩm. Các quyết định sẽ được đưa ra trên cơ sở các thông tin mang tính chiến
lược, được dự báo trong dài hạn, có xem sét đến các biến cố ngoại cảnh cần thiết mà
doanh nghiệp phải tạo ra để hoàn thành chiến lược kinh doanh.
Trên cơ sở đó, hạng mục Sản phẩm và Công nghệ sẽ hỗ trợ cho việc lập kế
hoạch cho các thay đổi cần thiết trong nội bộ doanh nghiệp để đạt được chiến lược đặt
ra.Có nghĩa là sản phẩm (đối tượng phát triển) cùng với các công nghệ và kỹ năng
(cách thức) để phát triển trong doanh nghiệp. Với vài trò là trung tâm của lộ trình công
nghệ, hạng mục Sản phẩm sẽ tạo cầu nối giữa các cơ hội bên ngoài và bên trong doanh
nghiệp.
Hạng mục Nguồn lực cho phép đánh giá khả năng hiện thực hóa các cơ hội, bao
gồm việc tiến hành nghiên cứu nội bộ doanh nghiệp, khả năng và kỹ năng mới để
doanh nghiệp phát triển.


Hình 2.3. Các hạng mục cơ bản trong việc xây dựng lộ trình công nghệ
Lộ trình công nghệ loại này có thể được doanh nghiệp tìm hiểu và sử dụng theo
hai hướng: từ trên xuống dưới và từ dưới lên trên. Trong quá trình sử dụng, cần lưu ý
rằng yếu tố công nghệ cần được xem xét ở hai hạng mục. Trước hết, ở hạng mục Thị
trường, các công nghệ có sẵn trên thị trường được xem xétđể giám sát hình thức và xu
hướng phát triển. Tiếp đó, ở hạng mục Công nghệ, là quá trình tổng hợp các nhu cầu
16


công nghệ có liên quan đến việc đạt được mục tiêu chiến lược đã được xác định thông
qua làm việc nhóm.
Để tiếp cận một cách có hệ thống quá trình xây dựng lộ trình công nghệ, một
phương pháp gồm 6 bước được đề xuất và mô tả trên hình 2.4. Theo đó, trong mỗi
bước sẽ có các hoạt động cụ thể được thực hiện.

Hình 2.4. Các bước tiến hành xây dựng lộ trình công nghệ

Bước 1. Xác định yêu cầu, phạm vi và lập kế hoạch xây dựng lộ trình
Giai đoạn đầu tiên khi xây dựng lộ trình công nghệ là định hướng cho việc xem
xét bối cảnh và đặc trưng của doanh nghiệp để lập ra kế hoạch xây dựng lộ trình. Hình
9 chỉ ra chuỗi các hoạt động được đề xuất, cùng với đó là các công cụ hỗ trợ tương
ứng được.
Hoạt động 1.1. Xác định yêu cầu, phạm vi của lộ trình công nghệ
Mục tiêu của hoạt động này là tìm kiếm để xác định những điều kiện cần thiết
và giới hạn, phạm vi, mục đích áp dụng và tính cần thiết của lộ trình công nghệ đối với
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
-

Xây dựng mục tiêu rõ ràng cụ thể của việc xây dựng LTCN&ĐMCN của

doanh nghiệp, mục tiêu đó phải phù hợp với triển vọng/định hướng trong
tương lai của doanh nghiệp và xác định rõ tính cần thiết của
LTCN&ĐMCNtrong việc quản lý và định hướng hoạt động phát triển công
nghệ của doanh nghiệp trong ngắn hạn và trung hạn.

-

Xác định chỉ rõ các lĩnh vực kinh doanh/sản phẩm nào là đối tượng hướng
đến của doanh nghiệp trong tương lai, thiết lập mối quan hệ giữa định
hướng kinh doanh, phát triển sản phẩm và định hướng phát triển công nghệ.
17


Đây là bước bổ trợ trong giai đoạn ban đầu để đánh giá và nâng cao nhận thức
của doanh nghiệp về việc xây dựng và áp dụng LTCN&ĐMCNcũng như đánh giá các
điều kiện cần khi chuẩn bị xây dựng lộ trình công nghệ.
Hoạt động 1.2. Xác địnhcấu trúc, phương pháp, và thời gian.
- Lựa chọn cấu trúc lộ trình công nghệ tùy thuộc vào mục đích áp dụng.Như
đã giới thiệu ở trên, cấu trúc của lộ trình công nghệ và đổi mới công nghệ
rất đa dạng và có thể tùy chỉnh phụ thuộc vào mục đích sử
dụngLTCN&ĐMCN, hiện trạng công nghệ, sản xuất của doanh nghiệp và
phân khúc thị trường mục tiêu. Các nội dung chính của LTCN&ĐMCN có
thể được xem xét, đánh giá khi xây dựng LTCN&ĐMCN bao gồm: sản
phẩm/đặc tính sản phẩm, thị trường/dự báo thị trường, công nghệ sản xuất,
quy trình sản xuất, năng lực sản xuất – vận hành, khả năng nghiên cứu –
phát triển, nguồn lực cần huy động v.v...
- Xác định, lựa chọn phương pháp xây dựng lộ trình công nghệ phù hợp với
đặc thù của doanh nghiệp
- Xác định các nguồn thông tin (về thị trường, sản phẩm, công nghệ khả dụng)


Hình 2.5. Chuỗi hoạt động của giai đoạn lập kế hoạch xây dựng lộ trình

18


- Xác định thời gian thực hiện của lộ trình công nghệ. Mốc thời gian phụ thuộc
vào vòng đời của sản phẩm thông qua phân tích. Nghĩa là đối với các sản
phẩm có vòng đời ngắn như điện thoại di động và máy tính xách tay, thời
gian thường là 1 hoặc 2 năm. Mặt khác, đối với các sản phẩm, ví dụ như ô tô
có vòng đời dài hơn, có thời gian khoảng 5 năm (MATTOS, 2005).
Hoạt động 1.3. Xác định thành phần tham gia.
Các thành viên tham gia được xác định thông qua phân tích các yếu tố chịu tác
động bởi kết quả của lộ trình và những người có hiểu biết, kinh nghiệm liên quan đến
việc lập cấu trúc của các hạng mục. Các thành viên này bao gồm: nhân viên kỹ thuật
(như NC&PT, kỹ sư, thợ), nhân viên thương mại (sales, marketing và tài chính) và các
quản lý cao cấp, vì họ có trách nhiệm xác định các chiến lược cạnh tranh trên thị
trường. Các thành viên này được chia thành các nhóm công tác,bao gồm thư ký, nhóm
xây dựng LTCN&ĐMCN, và các nhóm chuyên môn.
Nhóm thư ký chịu trách nhiệm xây dựng khung quản lý lịch trình dựa trên kế
hoạch, lập các file quản lý lịch trình, ghi chép theo thứ tự, chuẩn bị các công tác hậu
cần trong quá trình xây dựng LTCN&ĐMCN.
Nhóm xây dựng LTCN&ĐMCN chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động
chuyên môn khi xây dựng LTCN&ĐMCN, điều phối các hoạt động của các nhóm
công tác trong từng nội dung cụ thể. Người đứng đầu nhóm xây dựng cần phải có kiến
thức, kinh nghiệm sâu rộng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp và hiểu biết
về các công nghệ có liên quan. Việc thành lập nhóm xây dựng LTCN&ĐMCN cần bao
gồm đại diện trong các lĩnh vực có liên quan đến nội dung công việc như kế hoạch/
kinh doanh, sản phẩm/thị trường, công nghệ/kỹ thuật.
Nhóm chuyên môn chịu trách nhiệm làm rõ và trả lời các vấn đề liên quan đến
các nội dung chuyên môn.

Số lượng thành viên được đề xuất tối đa từ 5 đến 10 để mang lại kết quả tốt
nhất. Trong đó cần xác định người chỉ đạo, người có mối quan tâm trực tiếp tới kết quả
của lộ trình, người có tiếng nói trong các quyết định và người chịu trách nhiệm cập
nhật thông tin mới cho lộ trình.
Hoạt động 1.4. lập tiến độ và tài chính.
Mục đích của hoạt động này là nhằm kiểm soát quá trình xây dựng lộ trình, bao
gồm:
-

Thời gian xây dựng và dự trù kinh phí cần có
19


-

Tính toán ngân sách cần có. Ví dụ: Kinh phí trực tiếp (phí nhân công, chi
phí vận hành mỗi loại, chi phí hoạt động tư vấn vv...)

-

Lich trình cụ thể về các bước, thời điểm xây dựng và hoàn thành lộ trình.

-

Số lượng các buổi tọa đàm, hội thảo v.v... (bao gồm thời điểm tổ chức,
thành phầnv.v...)

Để thể hiện kế hoạch thời giancủa các hoạt động, có thể sử dụng lộ trình thanh,
hoặc lộ trình Gantt. Theo kinh nghiệm của một số tác giả như Phaal và cộng sự
(2003b), dựa trên giả định doanh nghiệp có sẵn thông tin và các nguồn lực cần thiết

cho việc xây dựng lộ trình, quá trình lập kế hoạch thường kéo dài từ 1 đến 4 ngày. Ở
giai đoạn này có thể lập kế hoạch chi phí cho các nguồn lực cần thiết với sự trợ giúp
của bảng tính có chứa thông tin về chi phí lao động (nhân viên tham gia) và tiếp nhận
các thông tin khác nếu cần thiết. Các nguồn lực khác, như sử dụng thiết bị máy tính
hoặc không gian hội họp, được xem là có sẵn ở doanh nghiệp. Một phương án khác là
tiến hành các hoạt động ngoài doanh nghiệp. Trong trường hợp này, cũng cần phải
xem xét các chi phí.

20


×