Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Mô hình nhà nước phúc lợi tại thụy điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.86 KB, 24 trang )

1

Mô hình nhà nước phúc lợi
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC PHÚC LỢI
1.1: Một số khái niệm cơ bản
1.1.1: An sinh xã hội và phúc lợi xã hội
An sinh xã hội và phúc lợi xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa
bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường
về kinh tế, xã hội và môi trường; vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần cho nhân dân. Bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội không
chỉ là bảo vệ quyền của mỗi người dân như đã nêu trong Tuyên ngôn thế giới về
quyền con người, mà còn là một nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia trong quá
trình phát triển.
1.1.2: Nhà nước phúc lợi
Nhà nước phúc lợi là một mô hình chính phủ, theo đó nhà nước đóng một vai trò
quan trọng trong việc tạo nên và bảo vệ công ăn việc làm và đảm bảo một nền an
sinh xã hội cao cho công dân của mình.
Có ba cách giải thích chính về khái niệm nhà nước phúc lợi:
- Việc nhà nước cung cấp các dịch vụ phúc lợi.
- Mô hình lý tưởng trong đó nhà nước đóng vai trò chịu trách nhiệm chính cho toàn
bộ phúc lợi của các công dân. Trách nhiệm ở đây mang tính toàn diện vì tất cả mọi
mặt của phúc lợi xã hội đều được cân nhắc; một "mạng lưới an sinh xã hội" không
thôi là chưa đủ hay chỉ có các tiêu chuẩn tối thiểu cũng là chưa đủ. Đây là vấn đề
phổ quát vì phúc lợi bao trùm mọi đối tượng như là một quyền thiết yếu.
- Việc cung cấp phúc lợi trong xã hội. Trong nhiều "nhà nước phúc lợi", nhất là ở
châu Âu, phúc lợi không phải chỉ do nhà nước cung cấp mà là do một nỗ lực kết
hợp giữa các dịch vụ của chính phủ, của các nhà có tâm huyết, của các những
người tự nguyện và của các cá nhân độc lập. Người cung cấp các dịch vụ và lợi ích
này có thể là chính quyền trung ương hay địa phương hoặc do công ty hoặc tổ chức
nhà nước thực hiện hay do các công ty tư nhân hay các hội từ thiện hay các hình
thức khác của các tổ chức phi lợi nhuận.


1.2: Mục tiêu và vai trò của Nhà nước phúc lợi


2

Mô hình nhà nước phúc lợi
- Nhà nước phúc lợi hướng tới thiết lập và củng cố các tiêu chuẩn quốc gia về các
quyền lợi xã hội. Các quyền lợi đó được thực hiện thông qua hàng loạt chương
trình khác nhau, nhưng chủ yếu thông qua an sinh xã hội.
- Nhà nước phúc lợi thực hiện các vai trò quan trọng như:
+ Duy trì sự hỗ trợ chống nghèo đói
+ Hướng tới mục tiêu công bằng thông qua việc thu hẹp sự chênh lệch về mức
sống giữa các nhóm người trong xã hội
+ Duy trì an sinh xã hội chống lại rủi ro do tai nạn, ốm đau, mất sức lao động
sớm, thất nghiệp, tuổi già, nhu cầu chăm sóc khi bị tổn thất
+ Nâng cao sự phồn thịnh và chăm lo cho việc phân phối công bằng.
- Nhà nước phúc lợi đòi hỏi phải có sự can thiệp sâu của nhà nước vào các chức
năng xã hội
1.3: Các mô hình nhà nước phúc lợi
Cho tới đầu những năm 2000, trên thế giới có 4 mô hình an sinh xã hội. Chúng
khác nhau theo nguyên tắc “Ai nhận được gì, bao giờ và như thế nào?”. Việc chọn
mô hình nào, chiến lược nào để theo đuổi sẽ mang lại kết quả rất khác nhau. Mỗi
mô hình có tên gọi cùng những đặc điểm chính như sau:
1) Mô hình an sinh cơ bản (basic security): theo đuổi chiến lược bình đẳng đơn
giản bằng cách cung cấp mức độ phúc lợi giống nhau cho tất cả mọi người, bất kể
giàu hay nghèo. Mô hình này được thực thi ở Mỹ, Anh, Canada, Hà Lan và Thụy
Sĩ.
2) Mô hình phúc lợi có mục tiêu (targeted model) thì chọn một nguyên tắc thường
được gọi là Robin Hood (theo tên một anh hùng trong lịch sử nước Anh) làm
phương châm chỉ đạo: lấy của người giàu chia cho người nghèo. Nó đánh thuế

người giàu để chia cho những ai bị coi là nghèo; để được hưởng phúc lợi, người
nghèo phải qua kiểm tra điều kiện và khả năng vật chất.Ôstrâylia là nơi thực thi mô
hình này.


3

Mô hình nhà nước phúc lợi
3) Mô hình nghiệp đoàn chủ nghĩa (corporatist) thì tái phân phối các nguồn lựcchủ
yếu bên trong nội bộ các nghiệp đoàn khác nhau, do người ta thuộc các nghề
nghiệp khác nhau trên thị trường lao động. Mô hình này thịnh hành ở đức và Pháp.
4) Cuối cùng, mô hình mang tính bao quát (encompassing) thì dựa vào bảo hiểm xã
hội mang tính phổ quát, nghĩa là dành cho mọi người, nhưng có liên quan đến sức
kiếm tiền trước đó. Thực chất nó hỗ trợ tất cả mọi người, nhưng cung cấp nhiều
hơn cho những ai ngay từ đầu vốn có thu nhập cao, và vì thế nó theo nguyên tắc
của Mathew (một nhân vật trong sách Phúc âm) chứ không phải nguyên tắc Robin
Hood. Mô hình này được thực hiện ở các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Phần Lan
và Na Uy.
Tất nhiên, các mô hình nêu trên chỉ là sự phân loại hình lý tưởng theo nghĩa nóchỉ
tồn tại dưới dạng thuần khiết, tách bạch rạch ròi trong tư duy nghiên cứu để dễ làm
việc. Còn trong thực tế hầu hết các nước kết hợp các mô hình khác nhau.
1.4: Các lý thuyết về mô hình nhà nước phúc lợi
Theo lý thuyết của Bismarck, hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc là cơ sở của
quyền được hưởng các loại phúc lợi xã hội của người lao động. Phạm vi áp dụng
của bảo hiểm xã hội bắt buộc gắn với các nhóm người có nghềnghiệp trong xã hội,
do đó còn gọi là hệ thống định hướng nghề nghiệp. Nó thực hiện trên nguyên tắc
bảo hiểm là chủ đạo với các quỹthành phần được phát triển dựa vào đóng góp và
cũng chỉ có những thành viên tham gia được hưởng lợi.Nước Đức trở thành quốc
gia đầutiên thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộctừ năm 1883.Theo trường
phái Bismarck, bảo hiểm xã hội về cơ bản không được tài trợ từ nhà nước nhưng

nhà nước đứng ra cam kết bảo đảm nếu các quỹ bảo hiểm xã hội bị mất khả năng
thanh toán. Hệ thống chính sách phúc lợi xã hội theo trường phái Bismarck mặc dù
bị ảnh hưởng bởi hai cuộc chiến tranh thế giới nhưng vẫn tiếp tục phát triển, mở
rộng loại hình bảo hiểm xã hội theo hướng ngày càng toàn diện.
Ngược lại với trường phái Bismarck, trường phái Beveridge cho rằng phúc lợi xã
hội phải bao phủ toàn diện, với mức chi trảnhư nhau và được quản lý tập trung,
thống nhất. Đề xuất cải cách hệ thống an sinh xã hội nước Anh của Beveridge đã
được chấp thuận và trở thành nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm quốc gia năm
1946. Từ luật này, hệthống an sinh xã hội phổ cập công cộng đã được xây dựng,
giúp người lao động đối phó với những “thiếu hụt”, gián đoạn về thu nhập do mất


4

Mô hình nhà nước phúc lợi
việc làm, bệnh tật hoặc tuổi già. Đặc trưng của mô hình này là nhấn mạnh đến tính
toàn diện về phạm vi, lĩnh vực, lợi ích của những người tham gia, trong đó nhà
nước chịu trách nhiệm chính về mặt tài chính. Cho đến nay, nhà nước phúc lợi đã
phát triển ở nhiều nước châu Âu với nhiều mô hình khác nhau dựa trên đặc điểm,
tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa cụ thể của mỗi nước. Về cơ bản không có nhà
nước nào phát triển hệ thống phúc lợi xã hội theo nguyên mẫu thuần túy mà
thường kết hợp ở mức độ khác nhau từ hai trường phái Bismarck và Beveridge.
CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ NHÀ NƯỚC PHÚC LỢI VÀ HỆ THỐNG AN
SINH XÃHỘI CỦA THỤY ĐIỂN
2.1 Giới thiệu về Thụy Điển và xây dựng nhà nước phúc lợi Thụy Điển
2.1.1 Giới thiệu về Thụy Điển
Vương quốc Thụy Điển nằm ở đông nam bán đảo Scandinavi thuộc Bắc Âu. Vào
năm 1889, khi thành lập Đảng Xã hội Dân chủ Thụy Điển, vương quốc này còn là
một trong những nước lạc hậu nhất châu Âu, người ta gọi là nước của cướp biển,
phần lớn dân vốn là cướp biển và tội phạm bị các nước Tây Âu đày đến đây cùng

các hậu duệ của họ. Kinh tế Thụy Điển ngày ấy còn lạc hậu rất nhiều so với nước
Nga hồi Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Từ năm 1920, khi Đảng Xã hội Dân
chủ (Xã hội dân chủ) Thụy Điển bắt đầu nắm chính quyền cho tới nay, tuy có một
số thời kỳ gián đoạn, nhưng Đảng này vẫn nắm quyền lãnh đạo đất nước lâu hơn
cả. Trong thời gian đó (từ thập kỷ 20 đến thập kỷ 80, là thời gian được tác giả khảo
sát), Đảng Xã hội dân chủ đã xây dựng Thụy Điển từ một nước lạc hậu trở thành
một nước kinh tế phát triển , đứng thứ hai trên thế giới về GDP đầu người (thứ
nhất là Thuỵ-sĩ); và thứ nhất thế giới về phúc lợi xã hội, chứng tỏ sự xã hội hoá
phân phối đã đạt trình độ rất cao
2.1.2 Quá trình xây dựng nhà nước phúc lợi Thụy Điển
Mô hình nhà nước phúc lợi Thụy Điển được manh nha hình thành từ đầu thế kỷ
XX, khi vào năm 1913, Thụy Điển áp dụng hệ thống hưu trí phổ cập và năm 1916
áp dụng hệ thống bảo hiểm tai nạn công nghiệp bắt buộc. Đây được coi là nền
móng quan trọng thứ nhất để hình thành hệ thống phúc lợi xã hội Thụy Điển những
năm sau này.


5

Mô hình nhà nước phúc lợi
Những khó khăn kinh tế trong nước do cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu vào cuối
những năm 1920 khiến tình trạng thất nghiệp của Thụy Điển trở nền trầm trọng.
Vào năm 1931, tại Thụy Điển đã nổ ra những cuộc biểu tình của người lao động.
Sự kiện này đã đẩy mạnh phong trào công nhân và Đảng Dân chủ Xã hội đã giành
thắng lợi trong cuộc bầu cử vào năm 1932. Xét về mặt chính trị quốc gia, thắng lợi
của Đảng Dân chủ Xã hội năm 1932 có thể coi là nền móng quan trọng thứ hai cho
việc hình thành nhà nước phúc lợi Thụy Điển. Chính phủ mới do Đảng Dân chủ Xã
hội lãnh đạo đã tiến hành hai cuộc cải cách cơ bản là: Một là, duy trì chính sách tài
khóa mở rộng để kích cầu và giảm thất nghiệp. Hai là, thực hiện những cải cách
quan trọng trong lĩnh vực luật lao động, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và những

lĩnh vực xã hội khác. Vào năm 1938, các nghiệp đoàn lao động và liên đoàn các
chủ lao động đã thể chế hóa một hệ thống, trong đó lương bổng và các vấn đề khác
liên quan đến thị trường lao động (gồm một số chương trình bảo hiểm xã hội) được
đàm phán ở cấp trung ương. Hệ thống nghiệp đoàn đã góp phần tạo nên sự đổng
thuận giữa nhà nước và giới chủ người lao động, tạo nên sự phát triển tương đối
bình đẳng về thu nhập của người lao động
Kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ Hai, nhà nước phúc lợi Thụy Điển tiếp tục
được hoàn thiện thông qua việc đưa vào áp dụng một hệ thống giáo dục miễn phí
và một hệ thống chăm sóc trẻ em một cách hoàn hảo. Đồng thời, trợ cấp nhà ở, cải
cách hưu trí, trợ cấp cho phụ nữ,... cũng được bắt đầu được áp dụng rộng rãi. Vào
năm 1955, nhà nước phúc lợi Thụy Điển chính thức được hoàn thiện khi chính phủ
bắt đầu áp dụng hệ thống giáo dục miễn phí và hệ thống bảo hiểm y tế phổ cập,
trong đó trách nhiệm giáo dục và chăm sóc sức khỏe được chuyển hoàn toàn sang
khu vực nhà nước.
Trong thập kỷ 1950, 1960, 1970, Thụy Điển nhanh chóng trở thành một quốc gia
giàu có và thịnh vượng sau nhiều thập kỷ bị đánh giá là lạc hậu nhất châu Âu.
Trong giai đoạn 1950-1973, tăng trưởng GDP hàng năm đạt 3,7%/năm, cao hơn
1% so với giai đoạn 1918-1950. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 1,5%-2%/năm, thấp
hơn rất nhiều so với mức trung bình của toàn châu Âu và Mỹ. Tăng trưởng kinh tế
đã đưa thu nhập bình quân đầu người của người dân Thụy Điển tăng rất cao trong
những năm đầu thập kỷ 1970. Trong thời gian này, mô hình phát triển kiểu Thụy
Điển được được đành giá là rất thành công. Vào đầu thập kỷ 1970, Thụy Điển là
nước đứng thứ tư trên thế giới về việc nâng cao thu nhập và mức sống của người
dân tính theo phương pháp đồng giá sức mua.


6

Mô hình nhà nước phúc lợi
Tuy nhiên, vào đầu thập kỷ 1990 mô hình nhà nước phúc lợi Thụy Điển gặp phải

những thách thức nghiêm trọng. Nền kinh tế bắt đầu bộc lộ những yếu điểm: lạm
phát cao, năng suất lao động thấp khiến sức mua của người dân giảm và tính cạnh
tranh của các công ty Thụy ĐIển bị suy yếu. Trong giai đoạn 1990-1993, tỷ lệ thất
nghiệp đã tăng cao từ 1,6% lên 8,2%. Tỷ lệ lao động có việc làm cũng giảm từ
83,1% xuống 72,6% trong cùng một giai đoạn. Tài chính công cộng bị tổn thương
nặng. Thặng dư ngân sách đang từ 3% GDP năm 1990 đã rơi vào tình trạng thâm
hụt ở mức 11% năm 1993
Chính phủ Thụy Điển đã nhiều lần cải cách mô hình của mình trong giai đoạn
khủng hoảng như cải cách về hạn chế những lợi ích ốm đau, thanh toán bảo hiểm,
cải cách thất nghiệp, giảm trợ cấp trẻ em, đưa ra hệ thống hưu trí mới,... Cùng với
việc cải cách hệ thống phúc lợi, những cải cách cơ cấu cũng được chính phủ tiến
thành trong thập kỷ 1990: luật cạnh tranh, luật lao động, vấn đề giá cả,...
2.2. Đặc điểm của nhà nước phúc lợi Thụy Điển
Xã hội Thụy Điển hoạt động không mạnh, chủ yêu là các hoạt động của Nhà thờ.
Tuy nhiên các công đoàn đóng vai trò hết sức lớn trong đời sống chính trị cũng
như kinh tế của đất nước, đặc biệt trong việc xây dựng và củng cố an sinh xã hội.
Cho đến năm 2000, 80% lực lượng lao động là thành viên của các công đoàn. Các
tổ chức công đoàn Thụy Điển có vai trò tích cực trong việc đảm bảo an sinh xã hội
cho người lao động, thể hiện qua việc đàm phán với nghiệp đoàn của các nhà sử
dụng lao động nhằm đạt được sự tăng lương cho người lao động và tổ chức, quản
lý các quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Đặc điểm nổi bật của mối quan hệ Công đoàn và
Nghiệp đoàn Các nhà sử dụng lao động là sự nhấn mạnh tính đoàn kết trong các
cuộc thương lượng về lương bổng và các quyền lợi dành cho người lao động. Các
công đoàn của Thụy Điển có tính ôn hòa cao hơn so với Công đoàn ở các nước
châu Âu khác. Hiện nay Thụy Điển có 3 tổ chức công đoàn lớn: LO (liên đoàn
Công đoàn Thụy Điển), TCO (Liên đoàn Công nhân cổ trắng), SACO (Liên đoàn
các hiệp hội chuyên nghiệp Thụy Điển).
Trong hệ thống an sinh xã hội của Thụy Điển, Nhà nước giữ một vai trò quan trọng
trong việc cung cấp các dịch vụ phúc lợi, tuy nhiên Nhà nước không tham gia vào
quá trình thương lượng về lương bổng trong hoạt động của thị trưởng lao động.

Nói cách cách khác, Nhà nước chủ yếu là “đứng ngoài”, vai trò trung lập


3

Mô hình nhà nước phúc lợi
3) Mô hình nghiệp đoàn chủ nghĩa (corporatist) thì tái phân phối các nguồn lựcchủ
yếu bên trong nội bộ các nghiệp đoàn khác nhau, do người ta thuộc các nghề
nghiệp khác nhau trên thị trường lao động. Mô hình này thịnh hành ở đức và Pháp.
4) Cuối cùng, mô hình mang tính bao quát (encompassing) thì dựa vào bảo hiểm xã
hội mang tính phổ quát, nghĩa là dành cho mọi người, nhưng có liên quan đến sức
kiếm tiền trước đó. Thực chất nó hỗ trợ tất cả mọi người, nhưng cung cấp nhiều
hơn cho những ai ngay từ đầu vốn có thu nhập cao, và vì thế nó theo nguyên tắc
của Mathew (một nhân vật trong sách Phúc âm) chứ không phải nguyên tắc Robin
Hood. Mô hình này được thực hiện ở các nước Bắc Âu như Thụy Điển, Phần Lan
và Na Uy.
Tất nhiên, các mô hình nêu trên chỉ là sự phân loại hình lý tưởng theo nghĩa nóchỉ
tồn tại dưới dạng thuần khiết, tách bạch rạch ròi trong tư duy nghiên cứu để dễ làm
việc. Còn trong thực tế hầu hết các nước kết hợp các mô hình khác nhau.
1.4: Các lý thuyết về mô hình nhà nước phúc lợi
Theo lý thuyết của Bismarck, hệ thống bảo hiểm xã hội bắt buộc là cơ sở của
quyền được hưởng các loại phúc lợi xã hội của người lao động. Phạm vi áp dụng
của bảo hiểm xã hội bắt buộc gắn với các nhóm người có nghềnghiệp trong xã hội,
do đó còn gọi là hệ thống định hướng nghề nghiệp. Nó thực hiện trên nguyên tắc
bảo hiểm là chủ đạo với các quỹthành phần được phát triển dựa vào đóng góp và
cũng chỉ có những thành viên tham gia được hưởng lợi.Nước Đức trở thành quốc
gia đầutiên thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộctừ năm 1883.Theo trường
phái Bismarck, bảo hiểm xã hội về cơ bản không được tài trợ từ nhà nước nhưng
nhà nước đứng ra cam kết bảo đảm nếu các quỹ bảo hiểm xã hội bị mất khả năng
thanh toán. Hệ thống chính sách phúc lợi xã hội theo trường phái Bismarck mặc dù

bị ảnh hưởng bởi hai cuộc chiến tranh thế giới nhưng vẫn tiếp tục phát triển, mở
rộng loại hình bảo hiểm xã hội theo hướng ngày càng toàn diện.
Ngược lại với trường phái Bismarck, trường phái Beveridge cho rằng phúc lợi xã
hội phải bao phủ toàn diện, với mức chi trảnhư nhau và được quản lý tập trung,
thống nhất. Đề xuất cải cách hệ thống an sinh xã hội nước Anh của Beveridge đã
được chấp thuận và trở thành nội dung cơ bản của Luật Bảo hiểm quốc gia năm
1946. Từ luật này, hệthống an sinh xã hội phổ cập công cộng đã được xây dựng,
giúp người lao động đối phó với những “thiếu hụt”, gián đoạn về thu nhập do mất


8

Mô hình nhà nước phúc lợi
bắt buộc bao gồm các lớp mẫu giáo – nhà trẻ, lớp trung học phổ thông, giáo dục
người lớn và giáo dục người lớn dành cho người khuyết tật.
Hệ thống giáo dục gồm 9 năm giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, 3 năm giáo
dục trung học, 3 năm giáo dục đại học, 1 năm giáo dục thạc sĩ và 4 năm giáo dục
tiến sĩ. Giáo dục tiểu học và trung học được miễn phí hoàn toàn. Chính phủ không
chỉ tài trợ cho giáo dục mà còn cả chi phí đi lại, sách giáo khoa và bữa ăn miễn phí.
Luật Giáo dục Thụy Điển còn quy định, không những tất cả mọi người đều được đi
học không mất tiền suốt đời mà từ nhà trẻ đến bậc trung học, nếu trong lớp có một
học sinh người nước ngoài, thì nhà trưởng phải bố trí một giáo viên biết tiếng mẹ
đẻ của học sinh đó, mỗi tháng phải lên lớp với một số giờ nhất định bằng tiếng mẹ
đẻ cho em này. Ở bậc đại học, từ lúc vào học cho đến khi tốt nghiệp, tuy có quy
ước số năm học nhất định, nhưng luật pháp quy định nếu học sinh nào tốt nghiệp
rồi mà chưa tìm được công việc thích hợp và không muốn rời nhà trưởng thì có thể
tiếp tục học tập miễn phí. Hầu hết các trưởng đại học và các tổ chức giáo dục sau
trung học cũng được điều hành bởi nhà nước và cũng được giáo dục miễn phí. Tuy
nhiên, ở bậc đại học và cao đẳng, việc ăn uống, sách vở và chi phí đi lại không
được nhà nước đài thọ trực tiếp dù tất cả sinh viên đều có thể vay vốn trợ cấp để

trang trải chi phí sinh hoạt
Hàng năm, chi tiêu của nhà nước cho giáo dục chiếm khoảng 8% GDP, thuộc diện
cao nhất thế giới. Phần lớn kinh phí được sử dụng cho các trường phổ thông và các
trường đại học công, nhưng học sinh cũng được tự do tham gia các trường tư theo
ý tưởng giáo dục đặc biệt hoặc bởi một số nhóm lợi ích nhất định. Những trường
này cũng được tài trợ bằng ngân sách nhà nước. Các trưởng tư phải mở rộng cho
mọi người và tuân theo các tiêu chuẩn đo Luật Giáo dục quy định. Khác với các
trường công, các trường tư được phép thu một mức phí tượng trưng. Các trường tư
thưởng phổ biến trong các thành phố lớn và chiếm khoảng 3,5% trong tổng số học
sinh
2.3.2 Hệ thống chăm sóc sức khỏe gia đình và trẻ em
2.3.2.1 Chế độ sinh đẻ và chăm sóc trẻ em
Phụ nữ sinh con được nghỉ đẻ 18 tháng có lương, trong đó 12 tháng đầu
hưởng 100% lương, 6 tháng cuối hưởng 90%. Nếu đến tháng thứ 18 lại có thai, sẽ
tiếp tục được nghỉ hưởng tiếp 90% lương cho đến khi đứa trẻ ra đời lại được hưởng


9

Mô hình nhà nước phúc lợi
chế độ nghỉ đẻ 18 tháng. Ngoài ra, nếu người vợ làm công việc tương đối quan
trọng không thể hoặc không muốn ở nhà quá lâu như vậy, thì hai vợ chồng có thể
bàn bạc để chồng có thể nghỉ thay vợ.
Trẻ em ở Thụy Điển được trợ cấp rất lớn. Năm 2002, chỉ có 11% trẻ em ở Thụy
Điển phải chịu những khoản chi phí từ phía cha mẹ, còn lại là từ phía nhà nước. Sự
hỗ trợ chăm sóc trẻ em ở Thụy Điển nhiều đến mức người ta có cảm tưởng rằng
“người Thụy Điển đã quốc hữu hóa các gia đình”. Cụ thể là
+ Hỗ trợ tiền mặt cho bố mẹ: Bố mẹ được cung cấp tiền mặt cho mỗi đứa trẻ trong
vòng 480 ngày. Trong 390 này đầu, sự hỗ trợ được dựa trên thu nhập của bố mẹ,
được tính tương đương với hỗ trợ nhận được khi đau ốm (80% thu nhập, không

quá ngưỡng trần thu nhập). Nếu bố mẹ có thu nhập thấp hoặc không có thu nhập
thì sẽ nhận được hỗ trợ với mức tối thiểu là 180 SEK/ngày. Đối với 90 ngày còn
lại, bố hoặc mẹ sẽ nhận được một khoản tiền tối thiểu là 180 SEK/ ngày.
+ Hỗ trợ người bố: Cho phép người bố có thể có mặt vào thời gian người mẹ sinh
con, thu dọn nhà cửa và chăm sóc đứa trẻ trong thời gian mới sinh. Người bố có
quyền được hưởng trợ cấp tiền mặt tạm thời cho bố mẹ trong 10 ngày/ mỗi đứa trẻ,
nếu việc chăm sóc đứa trẻ cản trợ việc thực hiện công việc.Quyền này cũng có thể
chuyển cho người khác. Trong trường hợp nhận con nuôi, bố hoặc mẹ cũng có
quyền được hưởng mỗi người 5 ngày. Mức độ bù đắp tương đương 80% thu nhập
bằng mức hỗ trợ tiền mặt ốm đau
+ Hỗ trợ tiền mặt trong thời gian mang thai: Cho phép phụ nữa mang thai không
thể tiếp tục làm việc có thể dành thời gian để nghỉ ngơi. Một phụ nữ mang thaim
với công việc có đóng thuế, có thể nhận được trợ cấp tiền mặt nếu người chủ lao
động không thể sắp xếp cho người phụ nữ mang thai một công việc thích hợp cho
đến cuối thai kỳ. Người phụ nữ có thể nhận tối đa 50 ngày lương trong hai tháng
cuối cùng của thai kỳ. Nếu công việc của người phụ nữ đang làm bị cấm làm việc
trong thời kỳ mang thai theo Luật Môi trường lao động thì người phụ nữ đó sẽ
nhận được hỗ trợ tiền mặt cho mỗi ngày nghỉ vì bị cấm đó. Mức bù đắp thu nhập là
80% thu nhập bằng mức hỗ trợ tiền mặt đau ốm
2.3.2.2 Chế độ dưỡng lão


10

Mô hình nhà nước phúc lợi
Người lao động về hưu được định kỳ lĩnh lương đủ sống, người già yếu không tự
lo liệu cuộc sống được thì có thể vào ở trong viện dưỡng lão của nhà nước, được
hưởng sự chăm sóc y tế miễn phí, điều kiện sống tại đây tương đương với khách
sạn 3 sao
+ Lương hưu cho người cao tuổi: Lương cho người cao tuổi cung cấp an sinh cho

người già. Lương cho người cao tuổi được áp dụng cho những người từ 61 tuổi trở
lên. Tuy nhiên người nhận lương có thể hoãn việc nhận lương nếu họ muốn và giá
trị của khoản lương đó sẽ tăng lên theo thời gian trì hoãn của họ. Lương có người
cao tuổi có thể trả toàn bộ, ¾, ½, hay ¼. Từ tháng 1/2003, lương cũng bị đánh thuế
như thu nhập
Trước đây hệ thống lương gồm là 2 loại lương cơ bản và lương bổ sung
+ Lương cơ bản cung cấp mức an sinh cơ bản độc lập với thu nhập trước đó
+ Lương bổ sung dựa trên mức thu nhập có được trong thời gian làm việc từ 16
đến 64 tuổi. Để nhận được lương bổ sung đầy đủ, người lao động cần có 30 năm
làm việc và mức lương sẽ dựa vào mức thu nhập trong 15 năm có thu nhập tốt
nhất.
Hệ thống lương mới: gồm có 3 loại lương: lương thu nhập (income pension), lương
theo phí (premium pension), lương bảo đảm (guarantee pension). Có 1 số lý do cho
cải cách này, trong đó đáng chú ý là tỉ lệ số lượng người nhận lương so với số
người hoạt động có hiệu quả kinh tế trong xã hội ngày càng tăng. Ngày nay, cứ 100
người làm việc thì có 30 người nghỉ hưu và trong vòng 25 năm tới con số dự báo
sẽ là 41. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng thấp của nền kinh tế nhưng lại đi kèm với
sự gia tăng số người nhận mức lương ngày càng cao hơn đã làm lộ rõ yếu điểm của
hệ thống
2.3.3 Hệ thống bảo hiểm xã hội cho người lao động
2.3.3.1 Bảo hiểm tai nạn lao động
+ Khi gặp thương tật tạm thời: Lợi ích khi gặp thương tật tạm thời được hưởng
giống như các lợi ích ốm đau. Người được trợ cấp khi gặp thương tật tạm thời sẽ
nhận được 77,6% số thu nhập bị mất và có thể đạt mức trần là 294,700 SEK/năm


11

Mô hình nhà nước phúc lợi
+ Khi gặp tai nạn vĩnh viễn: Nếu người lao động mất 100% khả năng lao động tạo

thu nhập thì trợ cấp nhận được sẽ là 100% mức thu nhập và có thể đạt đến mức tối
đa là 294,700 Kronor/năm. Nếu khả năng tạo thu nhập bị mất khoảng 1/15 hoặc
nhiều hơn thì mức trợ cấp sẽ tương ứng mức thu nhập đã mất
+ Lợi ích về y tế: Khi công nhân ốm đau hoặc thai sản, các lợi ích bao gồm sự
hoàn lại một phần chi phí đi lại, chăm sóc răng cho trẻ em đến 20 tuổi, ....đều miễn
phí
+ Lợi ích đối với người phụ thuộc: Nếu một người bị chết do tai nạn lao động thì
vợ hoặc chồng của người đã chết và con cái của hộ dưới 18 tuổi sẽ được nhận trợ
cấp hàng năm.
+ Lương cho trẻ mồ côi: trẻ dưới 18 tuổi (hoặc 20 tuổi nếu bị tàn tật) sẽ nhận được
từ 20% đến 40% mức trợ cấp thương tật vĩnh viễn mà người đã chết đă hoặc có thể
được hưởng. Mức lương phụ thuộc vào số trẻ có quyền nhận lương mồ côi
+ Trợ cấp mai táng: Người chết vì tai nạn lao động sẽ nhận được một khoản trợ cấp
mai táng là 11,790 Kronor.
2.3.3.2 Bảo hiểm thất nghiệp
+ Trợ cấp thất nghiệp cơ bản: trợ cấp thất nghiệp cơ bản cung cấp cho người thất
nghiệp một mức trợ cấp cố định với mức trợ cấp tối đa là 320 Kronor/ngày. Người
thất nghiệp có thể được nhận trợ cấp trong vòng 300 ngày. Trợ cấp được trả theo 5
ngày/tuần
+ Trợ cấp thất nghiệp tự nguyện có liên quan đến thu nhập: Người thất nghiệp sẽ
nhận 80% của mức lương nhận được gần nhất. Mức trợ cấp tối đa là 730
Kronor/ngày cho 100 ngày đầu tiên và sau đó là 680 Kronor/ngày. Trợ cấp được
trả tối đa trong 300 ngày là 5 ngày/tuần
2.4 Đánh giá
2.4.1 Thành tựu
+ Mô hình Thụy Điển là một mô hình phát triển công bằng, bình đẳng và ít tham
nhũng.


4


Mô hình nhà nước phúc lợi
việc làm, bệnh tật hoặc tuổi già. Đặc trưng của mô hình này là nhấn mạnh đến tính
toàn diện về phạm vi, lĩnh vực, lợi ích của những người tham gia, trong đó nhà
nước chịu trách nhiệm chính về mặt tài chính. Cho đến nay, nhà nước phúc lợi đã
phát triển ở nhiều nước châu Âu với nhiều mô hình khác nhau dựa trên đặc điểm,
tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa cụ thể của mỗi nước. Về cơ bản không có nhà
nước nào phát triển hệ thống phúc lợi xã hội theo nguyên mẫu thuần túy mà
thường kết hợp ở mức độ khác nhau từ hai trường phái Bismarck và Beveridge.
CHƯƠNG 2: VÀI NÉT VỀ NHÀ NƯỚC PHÚC LỢI VÀ HỆ THỐNG AN
SINH XÃHỘI CỦA THỤY ĐIỂN
2.1 Giới thiệu về Thụy Điển và xây dựng nhà nước phúc lợi Thụy Điển
2.1.1 Giới thiệu về Thụy Điển
Vương quốc Thụy Điển nằm ở đông nam bán đảo Scandinavi thuộc Bắc Âu. Vào
năm 1889, khi thành lập Đảng Xã hội Dân chủ Thụy Điển, vương quốc này còn là
một trong những nước lạc hậu nhất châu Âu, người ta gọi là nước của cướp biển,
phần lớn dân vốn là cướp biển và tội phạm bị các nước Tây Âu đày đến đây cùng
các hậu duệ của họ. Kinh tế Thụy Điển ngày ấy còn lạc hậu rất nhiều so với nước
Nga hồi Cách mạng Tháng Mười năm 1917. Từ năm 1920, khi Đảng Xã hội Dân
chủ (Xã hội dân chủ) Thụy Điển bắt đầu nắm chính quyền cho tới nay, tuy có một
số thời kỳ gián đoạn, nhưng Đảng này vẫn nắm quyền lãnh đạo đất nước lâu hơn
cả. Trong thời gian đó (từ thập kỷ 20 đến thập kỷ 80, là thời gian được tác giả khảo
sát), Đảng Xã hội dân chủ đã xây dựng Thụy Điển từ một nước lạc hậu trở thành
một nước kinh tế phát triển , đứng thứ hai trên thế giới về GDP đầu người (thứ
nhất là Thuỵ-sĩ); và thứ nhất thế giới về phúc lợi xã hội, chứng tỏ sự xã hội hoá
phân phối đã đạt trình độ rất cao
2.1.2 Quá trình xây dựng nhà nước phúc lợi Thụy Điển
Mô hình nhà nước phúc lợi Thụy Điển được manh nha hình thành từ đầu thế kỷ
XX, khi vào năm 1913, Thụy Điển áp dụng hệ thống hưu trí phổ cập và năm 1916
áp dụng hệ thống bảo hiểm tai nạn công nghiệp bắt buộc. Đây được coi là nền

móng quan trọng thứ nhất để hình thành hệ thống phúc lợi xã hội Thụy Điển những
năm sau này.


13

Mô hình nhà nước phúc lợi
+Về mặt kinh tế:
Mô hình Thụy Điển đem lại những thành công kinh tế vào diện bậc nhất châu Âu.
Năm 2008, Thụy Điển được Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp thứ 3 trong số các nước
có sức cạnh tranh nhất thế giới, chỉ sau Mỹ và Phần Lan. Nền kinh tế Thụy Điển
hiện rất ổn định, thực lực mạnh, nhiều nhân tài và cơ sở hạ tầng tốt. Năm 2005,
GDP của Thụy Điển đạt khoảng 268 tỷ USD, trong đó dịch vụ chiếm hơn 70%,
xuất khẩu chiếm 43,3%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 29.800 USD/năm.
Ngân sách nhà nước thu khoảng 210 tỷ USD, chi khoảng 206 tỷ USD. Tỷ lệ thất
nghiệp khoảng 5,8%, tỷ lệ lạm phát 0,5%. Bình quân 2 người dân có 1 ô tô, 1 ti vi.
Đất nước có khoảng 9 triệu dân thì có 6,5 triệu máy điện thoại cố định và hơn 8,4
triệu điện thoại di động, gần 5,2 triệu người sử dụng Internet. Năm 2002, 2 công ty
Tele2 và TeliaSonera nằm trong 100 công ty đứng đầu thế giới về công nghệ thông
tin do Business Week bình chọn. Vào tháng 12/2007, Thụy Điển đứng thứ 8 trong
số các nước thành viên OECD về người sử dụng internet băng thông rộng, đạt
30,3/100 dân (cao hơn mức trung bình của OECD là 20,0) và đạt 2.775.014 thuê
bao
+ Mô hình Thụy Điển đem lại chế độ chính trị thành công nhất
Đảng Xã hội Dân chủ của Thụy Điển là đảng luôn giành được đa số phiếu trong
các cuộc bầu cử Quốc hội. Nhờ đó, Đảng Xã hội Dân chủ kể từ khi thành lập vào
năm 1889 cho đến nay liên tục giành được quyền lãnh đạo đất nước Thụy Điển và
đem lại sự thành công vững chắc trên các mặt chính trị, xã hội và kinh tế, khiến
nước này trở thành hình mẫu của toàn thế giới. Đảng Xã hội Dân chủ coi đảng của
họ là đảng xã hội chủ nghĩa, do đó họ kiên trì thực hiện đường lối chủ nghĩa xã hội.

Theo lý luận của Đảng Xã hội Dân chủ, trong việc thực hiện chủ nghĩa xã hội thì
xã hội hóa quyền sở hữu không phải là vấn đề căn bản; Xã hội hóa phân phối mới
là vấn đề căn bản, tức là thực thi phân phối công bằng của cải xã hội như thế nào
để đảm bảo quyền lợi của giai cấp công nhân và người dân lao động. Phải lập thật
nhiều doanh nghiệp sở hữu công cộng, nhà nước phải đầu tư rất lớn. Chính phủ sẽ
thực hiện chức năng phân phối của cải do các doanh nghiệp tư nhân làm ra để đáp
ứng nhu cầu của người lao động
Con đường phát triển chính trị của Đảng xã hội Dân chủ là ôn hòa, quan tâm chế
độ phúc lợi suốt đời, quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường, do vậy đã tạo ra một


14

Mô hình nhà nước phúc lợi
đất nước công bằng, dân chủ, trong sạch, không có tội phạm và không có đình
công, bãi công.
2.4.1 Thách thức
Một là, nền kinh tế tăng trưởng thấp, thu nhập bình quân tăng chậm, không đảm
bảo cân đối nguồn thu ngân sách dành cho quỹ phúc lợi xã hội. Đặc biệt do khủng
hoảng kinh tế tại Thụy Điển, tỷ lệ thất nghiệp tăng rất cao đã tạo áp lực cho nguồn
thu từ thuế của chính phủ. Vào năm 2007, tổng doanh thu từ thuế của Chính phủ
Thụy Điển là 40 tỷ Sek, năm 2008 giảm còn 10 tỷ Sek, năm 2009 giảm còn 15 tỷ
Sek và năm 2010 giảm còn 10 tỷ Sek. Trong khi đó, thất nghiệp và những chi tiêu
ASXH cho người già, người ốm tiếp tục tăng cao và tạo áp lực rất lớn cho hệ thống
ASXH
Thụy Điển.
2006 2007 2008 2009
Tăng trưởng GDP(%)

4,5


2,7

-0.5 -4,4 2,3

Thất nghiệp (%)

6,1

6,2

8,3

9,7

Ngân sách chính phủ (%) 2,2

3,4

3,1

-1,6 -3,0 -

7,1

4,0

7,5

Nguồn: Nordic Council of Ministers (2011), Global Pressure - Nordic Solutions,

Nordic Outlook 2012 - Danske Bank
Hai là, chi phí phúc lợi cao gây ra sức ì xã hội, sụt giảm năng suất lao động và sức
cạnh tranh của nền kinh tế. Do không khuyến khích phát huy sáng kiến cá nhân và
tinh thần làm việc tích cực. Tại Thụy Điển, trợ cấp thất nghiệm chiếm 84% lương
của người lao động, số năm được hưởng trợ cấp là 4 năm/người thất nghiệp
Ba là, sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi đặt ra gánh nặng cho hệ thống an sinh
xã hội. Dự báo chi tiêu công lương hưu của Thụy Điển sẽ tăng mạnh
Dự báo tỷ lệ người trên 65 tuổi ở một số nước châu Âu đến năm 2050
(Đơn vị tính: %)


15

Mô hình nhà nước phúc lợi
2020 2030 2040 2050
Thụy Điển 37,6 42,7 46,7 46,1
Nguồn: Đinh Công Tuấn(Chủ biên) (2008), Hệ thống an sinh xã hội của EU và bài
học cho Việt Nam, NXB.Khoa học Xã hội, Hà Nội
Dự báo chi tiêu hưu trí công cộng ở một số nước châu Âu
(Đơn vị tính: %GDP)
2020 2030 2040 2050
Thụy Điển 13,9 15,0 14,9 14,5
Nguồn: Bonoli, G.(2000).
Sự gia tăng nhanh chóng tỷ lệ người già trong xã hội khiến cho nghĩa vụ đóng góp
vào quỹ an sinh xã hội của thế hệ thanh niên – những người đang trong độ tuổi lao
động trở nên nặng nề hơn, rủi ro về nghèo khổ, thất nghiệp hoặc thu nhập thấp sẽ
cao hơn, làm này sinh them các vấn đề xã hội và an sinh.
Hệ quả của những cố gắng chi tiêu cho phúc lợi cao của các nhà nước châu Âu
trong khi nguồn thu không đảm bảo tương ứng là gánh nặng thâm hụt ngân sách
kéo dài và tình trạng nợ công tăng vượt mức kiểm soát

Hệ thống phúc lợi xã hội được xây dựng nhiều thập kỷ qua ở châu Âu đang lung
lay do khủng hoảng kinh tế và hầu hết các chính phủ buộc phải thắt chặt chi tiêu.
Những người dân đã quen với giáo dục, y tế miễn phí, trợ cấp thất nghiệp rộng rãi
nay phải đối diện với những thách thức lớn trong đời sống hàng ngày khi thu nhập
suy giảm nhanh chóng, còn nhà nước không có khả năng hỗ trợ phúc lợi nhiều như
trước, thậm chí còn cắt giảm sự hỗ trợ này.Chính phủ Thụy Điển đã phải đưa ra
các biện pháp như: tuổi nghỉ hưu đã bị đẩy lùi đến 63 tuổi và thời gian đóng góp
vào quỹ hưu bổng được kéo dài thêm. Ngày nay, Thụy Điển là nước số một trên
thế giới trong lĩnh vực tạo công ăn việc làm cho người cao tuổi. Khu vực Nhà nước
ở Thụy Điển cũng phải chịu một số biện pháp thắt lưng buộc bụng qua những luật
lệ nghiêm ngặt hơn về ngân sách
Mặc dù cũng có những vấn đề tồn tại trên con đường phát triển nhưng thể chế
chính trị Thụy Điển hiện đang được đánh giá là thể chế kiểu mẫu trên thế giới


16

Mô hình nhà nước phúc lợi

CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN XÃ HỘI VÀ HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI Ở
THỤY ĐIỂN: NHỮNG BÀI HỌC VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM
Do Việt Nam là nước đang phát triển với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn
trong khi Thụy Điển là một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới nên sự so sánh
vềmức độ phúc lợi là không cân xứng. Mặc dầu vậy, so sánh, tìm ra những nét
giống và khác nhau giữa hai nước để học hỏi một số kinh nghiệm và cách thức vận
hành chính sách phúc lợi của Thụy Điển sao cho phù hợp với điều kiện của Việt
Nam là việc làmhết sức thiết thực. Những khác biệt giữa hai nước có thể chia làm
hai loại.Một lànhững điều Việt Nam chúng ta hiện không làm như Thụy Điển, và
nên học hỏi đểthay đổi.Hai là những khác biệt rất khó, hoặc không thể thay
đổi.Báo cáo này xoay quanh những khác biệt đó, và những bài học kinh nghiệm,

những kiến nghị đưa ra sẽxuất phát từ loại khác biệt này.
3.1: Nét tương đồng giữa Việt Nam và Thụy Điển
3.1.1: Giống nhau
So sánh Thụy Điển và Việt Nam, chúng ta thấy có một số điểm giống nhau như
sau:
1) Trước hết về những nét chung, thì với mô hình an sinh xã hội bao quát cho mọi
người, bình đẳng tương đối và tỉ lệ nghèo khổ thấp, Thụy Điển là nơi thực hiện
được một ước mơ Việt Nam mà Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện qua câu nói “ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”.
2) Việt Nam hiện có một số chương trình an sinh xã hội, chứ không xuất phát
từcon số 0, từ tờ giấy trắng. Hơn thế nữa, các chương trình an sinh xã hội của Việt
Nam vàđang trải qua nhiều chỉnh sửa. Sự tụt hậu về kinh tế thậm chí có một số lợi
thế tương đối là “tuy xuất phát muộn, nhưng có thể đuổi theo” bằng cách đi dần
dần theo bài học rút ra từ mô hình Thụy Điển. đất nước Thụy Điểnđi từ những
chương trình xóa đói nghèo vốn nhằm vào những nhóm mục tiêu nhất định, tiến tới
chương trình mang tính chất tự nguyện “giúp đỡ để tự giúp”, rồi tới nguyên tắc an
sinh nông nghiệp cơ bản là “mỗi người một chút thôi nhưng ai cũng được”, và cuối
cùng là đến mô hình bao quát cho mọi người. Không nhất thiết Việt Nam phải chia


5

Mô hình nhà nước phúc lợi
Những khó khăn kinh tế trong nước do cuộc đại suy thoái kinh tế toàn cầu vào cuối
những năm 1920 khiến tình trạng thất nghiệp của Thụy Điển trở nền trầm trọng.
Vào năm 1931, tại Thụy Điển đã nổ ra những cuộc biểu tình của người lao động.
Sự kiện này đã đẩy mạnh phong trào công nhân và Đảng Dân chủ Xã hội đã giành
thắng lợi trong cuộc bầu cử vào năm 1932. Xét về mặt chính trị quốc gia, thắng lợi
của Đảng Dân chủ Xã hội năm 1932 có thể coi là nền móng quan trọng thứ hai cho
việc hình thành nhà nước phúc lợi Thụy Điển. Chính phủ mới do Đảng Dân chủ Xã

hội lãnh đạo đã tiến hành hai cuộc cải cách cơ bản là: Một là, duy trì chính sách tài
khóa mở rộng để kích cầu và giảm thất nghiệp. Hai là, thực hiện những cải cách
quan trọng trong lĩnh vực luật lao động, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và những
lĩnh vực xã hội khác. Vào năm 1938, các nghiệp đoàn lao động và liên đoàn các
chủ lao động đã thể chế hóa một hệ thống, trong đó lương bổng và các vấn đề khác
liên quan đến thị trường lao động (gồm một số chương trình bảo hiểm xã hội) được
đàm phán ở cấp trung ương. Hệ thống nghiệp đoàn đã góp phần tạo nên sự đổng
thuận giữa nhà nước và giới chủ người lao động, tạo nên sự phát triển tương đối
bình đẳng về thu nhập của người lao động
Kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ Hai, nhà nước phúc lợi Thụy Điển tiếp tục
được hoàn thiện thông qua việc đưa vào áp dụng một hệ thống giáo dục miễn phí
và một hệ thống chăm sóc trẻ em một cách hoàn hảo. Đồng thời, trợ cấp nhà ở, cải
cách hưu trí, trợ cấp cho phụ nữ,... cũng được bắt đầu được áp dụng rộng rãi. Vào
năm 1955, nhà nước phúc lợi Thụy Điển chính thức được hoàn thiện khi chính phủ
bắt đầu áp dụng hệ thống giáo dục miễn phí và hệ thống bảo hiểm y tế phổ cập,
trong đó trách nhiệm giáo dục và chăm sóc sức khỏe được chuyển hoàn toàn sang
khu vực nhà nước.
Trong thập kỷ 1950, 1960, 1970, Thụy Điển nhanh chóng trở thành một quốc gia
giàu có và thịnh vượng sau nhiều thập kỷ bị đánh giá là lạc hậu nhất châu Âu.
Trong giai đoạn 1950-1973, tăng trưởng GDP hàng năm đạt 3,7%/năm, cao hơn
1% so với giai đoạn 1918-1950. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ ở mức 1,5%-2%/năm, thấp
hơn rất nhiều so với mức trung bình của toàn châu Âu và Mỹ. Tăng trưởng kinh tế
đã đưa thu nhập bình quân đầu người của người dân Thụy Điển tăng rất cao trong
những năm đầu thập kỷ 1970. Trong thời gian này, mô hình phát triển kiểu Thụy
Điển được được đành giá là rất thành công. Vào đầu thập kỷ 1970, Thụy Điển là
nước đứng thứ tư trên thế giới về việc nâng cao thu nhập và mức sống của người
dân tính theo phương pháp đồng giá sức mua.


18


Mô hình nhà nước phúc lợi
Không những nguồn lực hiện có ở Việt Nam khác với xuất phát điểm của Thụy
Điển, mà sự bất bình đẳng kinh tế và xã hội lúc khởi đầu ở Thụy Điển (năm 1913)
cũng thấp hơn mức hiện có ở nhiều nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Nhiều nhà kinh tế học Việt Nam lập luận rằng chính sách chỉ đánh thuế những
người có thu nhập cao là để “dưỡng sức dân”, để khuyến khích làm việc và tăng
trưởng, sao cho khi nền kinh tế hưng thịnh, những người nghèo sẽ được chia phần,
sẽhưởng lợi từ con sóng kinh tế đang lên. Nếu Việt Nam vẫn theo đuổi thi hành
chính sách “dưỡng sức dân” mà các nhà kinh tế học này đề nghị, tức là chỉ đánh
thuế người có thu nhập cao, trong khi các biện pháp thu thuế không hiệu quả, thì
rất có thể sẽphổ biến rộng rãi tình trạng gian lận, trốn thuế, và kết cục là khoảng
cách giàu nghèo sẽ ngày càng lớn hơn, bất bình đẳng ngày càng sâu rộng.
Mặt khác, người Việt Nam xưa nay chỉ quen dựa trước hết vào bản thân, sau đến
gia đình, họ hàng, chứ không phải nhà nước trong việc đảm bảo an sinh cho mình.
Chính vì thế, nếu có việc làm và thù lao, họ thường thích nhận toàn bộ thu nhập
ngaybây giờ, và ngay ở đây, chứ không muốn trích một phần thu nhập để dành
đóng góp vào quỹ an sinh tập thể, càng không muốn đóng góp vào quỹ an sinh xã
hội hay mua bảohiểm để phòng xa cho những rủi ro tương lai mà người ta không
biết liệu có chắc sẽ xảy ra hay không, và nếu xảy ra, không rõ họ có được xã hội
bảo hiểm hay không? Khắc phục thói quen và nếp nghĩ này không phải dễ và một
sớm một chiều.
Trong khi đó, với sự biến đổi kinh tế, văn hóa, xã hội, nhân khẩu (kể cả của gia
đình), con người ta ngày càng phụ thuộc vào thu nhập bằng tiền mặt chứ không
phải hàng hóa và hiện vật nữa, và khả năng dễ bị thương tổn về tài chính ngày càng
tăng lên do sức khoẻ kém, tai nạn lao động và tuổi già v.v. Kết hợp với di cư hàng
loạt, thì gia đình và họ hàng không còn là chỗ dựa đáng tin cậy đểđảm bảo an ninh
kinh tế.Việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội là một tất yếu, vì hệ thống này hiệu
quả hơn gia đình và họ hàng.
Thêm nữa, Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế

giới, và sự hội nhập này cũng đặt ra một số thách thức cho hệ thống an sinh xã hội
của Việt Nam, nếu nhìn từ góc độ những kinh nghiệm của Thụy Điển.
Thứ nhất, với các cam kết gia nhập WTO và đặc biệt là tham gia Khu vực mậu
dịch tự do ASEAN (AFTA), Việt Nam sẽ dần phải cắt bỏ các hàng rào thuế quan


19

Mô hình nhà nước phúc lợi
và thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng sẽ hạ xuống còn 0%. điều này có nghĩa
là nguồn thu ngân sách từ thuế nhập khẩu sẽ sụt giảm, dẫn tới những áp lực không
nhỏđối với việc chi tiêu cho các chính sách phúc lợi. Hệ thống an sinh xã hội do đó
có thểsẽ phải dựa nhiều vào sự đóng góp của xã hội, giống như thực trạng của
Thụy Điển và một số nước Bắc Âu trong những năm vừa qua.
Thứ hai, mặc dù ASEAN không có các tiêu chí hội nhập kinh tế khu vực chặt
chẽnhư EU nhưng Việt Nam cũng phải đối phó với sự ảnh hưởng của nền kinh tế
khu vực, đặc biệt là các biến động kinh tế như từng xảy ra năm 1997 và khủng
hoảng tài chính năm 2008. Khủng hoảng kinh tế khu vực sẽ có tác động rất lớn tới
nền kinh tếcủa các nước thành viên do mức độ đầu tư ra nước ngoài trong nội bộ
khối đang không ngừng gia tăng. Nó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến thị
trường laođộng và gây ra các vấn đề kinh tế - xã hội, nhất là gây tổn thương cho hệ
thống an sinh xã hội vốn chưa phát triển hoàn thiện. Những khó khăn về tài chính
có thể sẽ phá hỏng những nỗ lực đạtđược trong lĩnh vực này.
Thứ ba, quá trình khu vực hóa và toàn cầu hóa với xu hướng tự do hoá thươngmại
đang bị xem là nguyên nhân gây ra bất bình đẳng trong phát triển, tăng khoảng
cách giàu nghèo trong xã hội. Với các nước đang phát triển, một bộ phận lớn dân
cư trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của quá trình đô thị hoá
và mấtđất canh tác do công nghiệp hoá. Những người này thường không thuộc
phạm vi bao trùm của hệ thống an sinh xã hội, vốn phát triển còn ở dạng sơ khai,
do vậy những ảnh hưởng còn có thể nặng nề hơn đối với cuộc sống của họ. Xây

dựng hệ thống chính sách phúc lợi đem lại lợi ích cho người nghèo là yêu cầu cấp
thiết cho các nước đang phát triển. Việt Nam, một nước xã hội chủ nghĩa, trong
những năm qua tích cực xây dựng và củng cố hệ thống an sinh xã hội nhằm giúp
người dân được hưởng những lợi ích từ sự tăng trưởng kinh tế cao. Tuy nhiên mức
độ bao trùm còn rất hạn chế. Xây dựng một hệ thống an sinh xã hội mang tính phổ
quát (universalism) như của Thụy Điển có thể sẽ là quá sức đối với khả năng kinh
tế hiện nay của Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam có thể xây dựng và thực hiện một
số chính sách an sinh phù hợp, từ kinh nghiệm của Thụy Điển.
Như vậy, Việt Nam cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục đểđông đảo dân chúng
nhận thức được rằng việc xây dựng hệ thống an sinh tập thể, an sinh xã hội là cần
thiết, và muốn vậy, phải đạt được sự đồng thuận xã hội.


20

Mô hình nhà nước phúc lợi
2) Dân số Việt Nam hiện nay quá đông, và lớn hơn nhiều so với số người thuộc đối
tượng hưởng các chương trình phúc lợi ở Thụy Điển vào thời điểm khởi đầu. Hơn
thế nữa, nguyên tắc xây dựng hệ thống an sinh xã hội ở Thụy Điển là tất cả mọi
người đều phải đóng góp vào quỹ chung của an sinh xã hội, nhưng chỉ những ai
gặp khó khăn mới được nhận hỗ trợ. Nói như một cuốn sách thông tin về bảo hiểm
xã hội ở Thụy Điển, “trách nhiệm đóng thuế và đóng góp các khoản khác khiến
chúng ta đủ tiêu chuẩn và có quyền chia sẻ phúc lợi xã hội khi chúng ta cần
nó”.Thụy Điểnđánh thuế tất cả mọi người có thu nhập (tất nhiên mức thuế rất khác
biệt theo mức thu nhập: thu nhập cao thì mức thuế phải đóng sẽ cao, và ngược lại),
còn ở Việt Nam, với luật thuế thu nhập cá nhân được Quốc hội thông qua cuối năm
2007, chỉ những cá nhân có thu nhập cao (được xác định là 5.000.000 đ/tháng trở
lên) mới phải đóng thuế. Không khó tính toán và hình dung hai mô hình dẫn đến
kết quả như thế nào: trên giấy tờ, với mô hình Thụy Điển, nhiều người đóng thuế
và ít người phải dựa vào an sinh xã hội, nên mức thu từ thuế có thể xấp xỉ mức chi

cho an sinh xã hội; còn ở Việt Nam, ít người đóng thuế và nhiều người cần trợ
giúp, nên thu - chi khó lòng cân bằng.
Vậy Việt Nam nên tham khảo phương châm “tất cả mọi người đều phải đóng góp
vào quỹ chung của an sinh xã hội, nhưng chỉ những ai gặp khó khăn mới được
nhận hỗ trợ” của Thụy Điểnđể có nguồn thu vững chắc và cách chi phí đúng đắn
cho hệthống an sinh xã hội.
3) Trong hệ thống an sinh xã hội của Thụy Điển, bất cứ ai có thu nhập đều phải
đóng thuế, và nhờ đó, họ có quyền hưởng dịch vụ xã hội khi cần với chi phí vừa
phải. Kết hợp với sự minh bạch và tình trạng tham nhũng không phổ biến, người
đóng thuếthấy được lợi ích của việc đóng thuế.
Khác với Thụy Điển, hiện nay Việt Nam có nhiều trở ngại trong việc này. Một ví
dụ: ngoài các cá nhân hưởng thu nhập cao, thì những người có thu nhập không
thường xuyên cũng bị đánh thuế 10%. Tuy nhiên, nhiều khi ngay cả biên lai ghi
nhận nộpthuế này cũng không có. Trong khi đó, để tiếp cận các dịch vụ xã hội (y
tế, giáo dục v.v.), người đóng thuế phải trả tiền, và thường thì số tiền này là rất
lớn.điều này kết hợp với chất lượng dịch vụ kém khiến người đóng thuế không
thấy bất cứ lợi ích gì trong việc đóng thuế.


21

Mô hình nhà nước phúc lợi
Vậy Việt Nam cần nỗ lực để kết hợp nghĩa vụ đóng thuế với quyền lợi hưởng dịch
vụ ở mức chi phí vừa phải và chất lượng thoả đáng để người đóng thuế thấy được
sựcân bằng tương đối quyền lợi và nghĩa vụ.
Để làm được việc đó, một trong những nhiệm vụ đặt ra phải giải quyết là tạo ravà
duy trì tính minh bạch của hệ thống an sinh tập thể, an sinh xã hội, và chống tham
nhũng.
Như thế, Việt Nam cần coi trọng giải quyết nhiệm vụ nặng nề là tạo dựng “lòng tin
về mặt xã hội” (social trust), song song với những nỗ lực xây dựng hệ thống an

sinh xã hội. Thậm chí việc tạo dựng lòng tin là một điều kiện cần để mọi người tự
giác và trung thực đóng thuế xây dựng an sinh xã hội.
Bây giờ chúng ta hãy xét đến những khác biệt do đặc thù về văn hóa xã hội giữa
Thụy Điển và Việt Nam
1) Cư dân Thụy Điển khá thuần nhất về mặt tộc người ở buổi đầu xây dựng
hệthống an sinh xã hội, nên việc áp dụng nguyên tắc bao phủ phổ quát cho hệ
thống không trở thành vấn đề nóng. Trong khi đó, cư dân Việt Nam vừa đông vừa
rất đa dạng về tộc người, nên vấn đề đưa ai vào và không đưa ai vào đối tượng
hưởng an sinh xã hội trong thời buổi đầu v.v. quả là không đơn giản. Những khác
biệt về truyền thống dân chủ và cơ cấu nhà nước giữa Thụy Điển và Việt Nam
cũng khó bỏ qua.
2) Hệ thống an sinh xã hội của Thụy Điển dựa trên cơ sở tạo công ăn việc làm đầy
đủ cho hầu hết mọi người (full employment) và đòi hỏi thuế cao để trang trải việc
cấp kinh phí cho nó. Tuy nhiên sử dụng và tăng thuế thu nhập trực tiếp không phải
con đường dễ làm đối với Việt Nam. Tình trạng thất nghiệp rất nan giải, và trong
sốnhững người làm việc thì rất đông người hoạt động trong khối không chính thức,
nhận thù lao bằng tiền mặt, nên rất khó đánh thuế thu nhập.
3) Thuế ở Thụy Điểnđánh vào cá nhân chứ không phải vào gia đình. điều này
khuyến khích phụ nữ tham gia khu vực công ăn việc làm có thù lao. Nó có nghĩa là
tất cả mọi người đi làm đều phải đóng thuế thu nhập, bất kểgia cảnh của họ ra sao.
Mặt khác, để hỗ trợ gia đình, Thụy Điển ban hành những chính sách riêng, tách
khỏi thuế thu nhập của cá nhân, dưới dạng cấp và chuyển tiền cho các gia đình có
con nhỏ và thông qua các dịch vụ nhà trẻ mẫu giáo v.v. điều đáng nói nữa là hệ


6

Mô hình nhà nước phúc lợi
Tuy nhiên, vào đầu thập kỷ 1990 mô hình nhà nước phúc lợi Thụy Điển gặp phải
những thách thức nghiêm trọng. Nền kinh tế bắt đầu bộc lộ những yếu điểm: lạm

phát cao, năng suất lao động thấp khiến sức mua của người dân giảm và tính cạnh
tranh của các công ty Thụy ĐIển bị suy yếu. Trong giai đoạn 1990-1993, tỷ lệ thất
nghiệp đã tăng cao từ 1,6% lên 8,2%. Tỷ lệ lao động có việc làm cũng giảm từ
83,1% xuống 72,6% trong cùng một giai đoạn. Tài chính công cộng bị tổn thương
nặng. Thặng dư ngân sách đang từ 3% GDP năm 1990 đã rơi vào tình trạng thâm
hụt ở mức 11% năm 1993
Chính phủ Thụy Điển đã nhiều lần cải cách mô hình của mình trong giai đoạn
khủng hoảng như cải cách về hạn chế những lợi ích ốm đau, thanh toán bảo hiểm,
cải cách thất nghiệp, giảm trợ cấp trẻ em, đưa ra hệ thống hưu trí mới,... Cùng với
việc cải cách hệ thống phúc lợi, những cải cách cơ cấu cũng được chính phủ tiến
thành trong thập kỷ 1990: luật cạnh tranh, luật lao động, vấn đề giá cả,...
2.2. Đặc điểm của nhà nước phúc lợi Thụy Điển
Xã hội Thụy Điển hoạt động không mạnh, chủ yêu là các hoạt động của Nhà thờ.
Tuy nhiên các công đoàn đóng vai trò hết sức lớn trong đời sống chính trị cũng
như kinh tế của đất nước, đặc biệt trong việc xây dựng và củng cố an sinh xã hội.
Cho đến năm 2000, 80% lực lượng lao động là thành viên của các công đoàn. Các
tổ chức công đoàn Thụy Điển có vai trò tích cực trong việc đảm bảo an sinh xã hội
cho người lao động, thể hiện qua việc đàm phán với nghiệp đoàn của các nhà sử
dụng lao động nhằm đạt được sự tăng lương cho người lao động và tổ chức, quản
lý các quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Đặc điểm nổi bật của mối quan hệ Công đoàn và
Nghiệp đoàn Các nhà sử dụng lao động là sự nhấn mạnh tính đoàn kết trong các
cuộc thương lượng về lương bổng và các quyền lợi dành cho người lao động. Các
công đoàn của Thụy Điển có tính ôn hòa cao hơn so với Công đoàn ở các nước
châu Âu khác. Hiện nay Thụy Điển có 3 tổ chức công đoàn lớn: LO (liên đoàn
Công đoàn Thụy Điển), TCO (Liên đoàn Công nhân cổ trắng), SACO (Liên đoàn
các hiệp hội chuyên nghiệp Thụy Điển).
Trong hệ thống an sinh xã hội của Thụy Điển, Nhà nước giữ một vai trò quan trọng
trong việc cung cấp các dịch vụ phúc lợi, tuy nhiên Nhà nước không tham gia vào
quá trình thương lượng về lương bổng trong hoạt động của thị trưởng lao động.
Nói cách cách khác, Nhà nước chủ yếu là “đứng ngoài”, vai trò trung lập



23

Mô hình nhà nước phúc lợi
tăng lên do sức khỏe kém, tai nạn lao động, tuổi già... Kết hợp với di cư hàng loạt
thì gia đình và họ hàng không còn là chỗ dựa đáng tin cậy để đảm bảo an ninh kinh
tế. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội là mội tất yếu. Thêm nữa, Việt
Nam đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới, một hệ
thống an sinh xã hội đảm bảo sẽ giúp nước ta nâng cao vị thế trên quốc tế hơn.
Do sự khác nhau về kinh tế cũng như văn hóa giữa Việt Nam và Thụy Điển, xây
dựng một hệ thống an sinh xã hội mang tính phổ quát như của Thụy Điển có thể sẽ
là quá sức với khả năng kinh tế của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, Việt Nam có
thể xây dựng cà thực hiện một số chính sách an sinh phù hợp, từ kinh nghiệm của
Thụy Điển
1. Việt Nam nên tham khảo phương châm "tất cả mọi người đều phải đóng góp vào
quỹ chung của an sinh xã hội, nhưng chỉ những ai gặp khó khăn mới được nhận hỗ
trợ" của Thụy Điển để có nguồn thu vững chắc và cách chi phí đúng đắn cho hệ
thống an sinh xã hội
Dân số Việt Nam hiện nay quá đông và lớn hơn nhiều so với số người thuộc đối
tượng hưởng các chương trình phúc lợi ở Thụy Điển vào thời điểm khởi đầu. Thụy
Điển đánh thuế tất cả mọi người có thu nhập, tùy theo mức thu nhập khác nhau,
còn ở Việt Nam, chỉ những cá nhân có thu nhập cao mới phải đóng thuế. Vì vậy tại
nước ta, ít người đóng thuế còn nhiều người cần trợ giúp, nên thu chi khó cân
bằng.
2. Tạo dựng lòng tin là một điều kiện cần để mọi người tự giác và trung thực đóng
thuế xây dựng an sinh xã hội
Trong hệ thống an sinh xã hội của Thụy Điển, bất cứ ai có thu nhập đều phải đóng
thuế, và nhờ đó, họ có quyền hưởng dịch vụ xã hội khi cần với chi phí vừa phải,
kết hợp với sự minh bạch và tình trạng tham nhũng không phổ biến, người đóng

thuế thấy được lợi ích của việc đóng thuế.
Khác với Thụy Điển, hiện nay Việt Nam còn nhiều trở ngại trong việc này.Để sử
dụng các dịch vụ xã hội, thường thì họ phải trả mội số tiền tương đối lớn.Điều này
kết hợp với chất lượng dịch vụ kém khiến người đóng thuế không thấy bất cứ lựi
ích gì trong việc đóng thuế. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ đặt ra phải giải


24

Mô hình nhà nước phúc lợi
quyết là tạo ra và duy trì tính minh bạch của hệ thống an sinh tập thể, xã hội và
chống tham nhũng
3. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục để đông đảo dân chúng nhận thức được rằng
việc xây dựng hệ thống an sinh tập thể, an sinh xã hội là cần thiết.
4. Cần áp dụng thành công những tiến bộ công nghệ vào công cuộc xây dựng và
củng cố nhà nước phúc lợi
5. Gắn liền phát triển kinh tế với việc phân phối phúc lợi xã hội đầy đủ cho toàn
dân
Một nền kinh tế phát triển là phải cân bằng được giữa tăng trưởng kinh tế và phát
triển xã hội. Các dịch vụ xã hội được coi trọng cũng thúc đẩy, làm cơ sở để nền
kinh tế tăng trưởng mạnh hơn và ngược lại.
3.3: Những kiến nghị cho Việt Nam
- Củng cố bộ máy nhà nước
- Điều tiết thu nhập hợp lý
- Chú trọng phát triển công nghệ thông tin
- Đầu tư có hiệu quả cho công tác giáo dục đào tạo
- Tăng cường dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe




×