Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề Cương Ôn tập Văn 9 Cả Năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.31 KB, 4 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I - MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
PHẦN VĂN BẢN :
I-Văn bản nhật dụng : Phong cách Hồ Chí Minh. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
- Học giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản.
- Hệ thống luận cứ của văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình”.
II-Truyện trung đại : Văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương”, “Hồi thứ 14 – Hoàng Lê nhất
thống chí”, “Truyện Kiều”, “Truyện Lục Vân Tiên”.
- Giới thiệu được tác giả và tác phẩm. Tóm tắt tác phẩm
- Giá trị nội dung (hiện thực và nhân đạo) giá trị nghệ thuật.
- Học thuộc và phân tích được nội dung của từng đoạn trích (Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều
ở lầu Ngưng Bích, Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga)
- Ý nghĩa chi tiết kì ảo trong “Chuyện người con gái Nam Xương”
- Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ.
III-Văn học hiện đại :
1- Giới thiệu tác giả và hoàn cảnh sáng tác của từng tác phẩm thơ và truyện hiện đại.
2- Học thuộc bài thơ “Đồng chí”, “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Đoàn thuyền đánh cá”, “Ánh
trăng”, “Bếp lửa”
3- Học thuộc gía trị nội dung và nghệ thuật của từng tác phẩm thơ
4- Tóm tắt, tình huống tác phẩm truyện : Làng, Lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà.
5- Ý nghĩa nhan đề các văn bản : “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, “Lặng lẽ Sa Pa”, “Chiếc lược
ngà”, “Ánh trăng”
PHẦN TIẾNG VIỆT
1- Trình bày được định nghĩa 5 phương châm hội thoại ; cách dẫn trực tiếp, gián tiếp ; thuật ngữ, các
cách phát triển của từ vựng TV; các biện pháp tu từ từ vựng TV.
2- Thực hành các bài tập về biện pháp tu từ từ vựng.
PHẦN TẬP LÀM VĂN
I-Văn thuyết minh :
Thuyết minh tác giả, tác phẩm
Dàn bài chung :
A-Mở bài : Nêu hoàn cảnh tiếp cận, cảm nhận chung về tác phẩm.
B-Thân bài :


1-Phần Tác giả :
- Giới thiệu quê quán, xuất thân, cuộc đời.
- Thời đại sống.
- Phong cách sáng tác.
- Sự nghiệp văn chương.
- Đáng giá chung.
2-Phần Tác phẩm:
Thơ
Truyện
- Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ tác phẩm.
- Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ tác phẩm.
- Đề tài.
- Tóm tắt đoạn trích / truyện.
- Mạch cảm xúc, bố cục bài thơ.
- Nội dung cơ bản.
- Nội dung cơ bản (dẫn 1 số câu thơ tiêu biểu).
- Đặc sắc nghệ thuật (tình huống, xây dựng nhân
- Đặc sắc nghệ thuật (dẫn 1 số câu thơ tiêu biểu).
vật).
- Chủ đề tác phẩm.
- Chủ đề tác phẩm.
- Nhận định chung về giá trị tác phẩm so với thời
- Nhận định chung về giá trị tác phẩm so với thời
đại.
đại.
C-Kết bài: Cảm nghĩ của em về tác phẩm.


Đề tham khảo: Trong buổi sinh hoạt CLB Văn học ở trường, em được lớp giao nhiệm vụ thuyết
minh giới thiệu bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu. Hãy viết bài thuyết minh đó.

Gợi ý:
1- Yêu cầu kĩ năng:
- Đúng phương thức biểu đạt.
- Có bố cục hoàn chỉnh.
2- Yêu cầu kiến thức:
- Giới thiệu Chính Hữu, hoàn cảnh sáng tác và vài nét khái quát về bài thơ. (0.5đ)
- Giới thiệu nội dung cơ bản: (2đ)
+ Vẻ đẹp chân thực, bình dị.
+ Tình yêu nước.
+ Tình đồng chí.
- Giới thiệu nét nổi bật về nghệ thuật: (2đ)
+ Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gần gũi.
+ Hình ảnh thơ vừa chân thực vừa lãng mạn.
+ Dồn nén cảm xúc.
- Đánh giá chung tác phẩm. (0.5đ)
II-Văn tự sự : Kể chuyện theo văn bản ; kể chuyện sáng tạo theo văn bản ; kể chuyện sáng tạo đời
thường.
1. Kể chuyện theo văn bản:
- Đảm bảo ngôi kể.
- Đảm bảo cốt truyện, tình tiết, sự việc của văn bản.
- Đối với các văn bản trung đại, cần lưu ý ngôn ngữ thời đại.
Đề tham khảo : Thuật lại diễn biến tâm trạng và hành động của ông Hai (trong truyện ngắn
“Làng” – Kim Lân) từ lúc nghe tin làng mình theo giặc đến kết thúc truyện.
Gợi ý:
- Khi nghe tin làng theo giặc, ông Hai sững sờ “ cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân.
Ông lão lặng đi,tưởng như đến không thở được”. Khi trấn tĩnh được phần nào, ông còn cố chưa tin cái
tin ấy. Nhưng rồi những người tản cư đã kể rành rọt quá làm ông không thể không tin.
- Từ lúc ấy trong tâm trí ông Hai chỉ còn cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó trở thành nỗi ám ảnh day
dứt. Ông đau xót, nhục nhã. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về nhà,
ông nằm vật ra giường, rồi tủi thân khi nhìn các con, “nước mắt ông lão cứ giàn ra”.

- Suốt mấy ngày sau, ông sống trong mặc cảm như chính mình có lỗi. Ông Hai không dám đi đâu,
ông chỉ ở nhà nghe ngóng bên ngoài. Ông chột dạ khi nghe dăm bảy tiếng cười, cứ như người khác cười
mình. Lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như người ta đang bàn tán về làng mình. Ông lủi ra 1 góc nhà,
nín thít.
- Ông trò chuyện với đứa con út để ông Hai vợi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt trong lòng, để ông bày
tỏ tình yêu sâu nặng với làng, bày tỏ tấm lòng thủy chung son sắt với kháng chiến, với Cụ Hồ.
- Ông Hai vui sướng hả hê khi biết đích xác làng mình vẫn theo kháng chiến: ông “cứ múa tay lên
mà khoe cái tin ấy cho mọi người”, ông vui mừng vì làng mình không theo giặc, ông vui mừng vì nhà
mình bị Tây đốt. Niềm vui kì lạ thể hiện 1 cách cảm động tinh thần yêu nước và cách mạng cao đẹp của
người nông dân VN trong kháng chiến.
Tình yêu làng của ông Hai chính là lòng yêu nước.
2. Kể chuyện sáng tạo theo văn bản:
- Thay đổi ngôi kể cho phù hợp yêu cầu của đề bài.
- Vẫn đảm bảo tình tiết, cốt truyện, nội dung và ý nghĩa truyện.
- Kết hợp yếu tố tự sự với miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để tăng thêm chiều sâu tư tưởng
cho nhân vật.


Đề tham khảo:
Đề 1 : Tưởng tượng bé Đản khi đã lớn kể lại cuộc đời oan khuất của mẹ. (dựa vào truyện
“Chuyện người con gái Nam Xương”).
Đề 2 : Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm “Bài
thơ về tiểu đội xe không kính”. Kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
3. Kể chuyện sáng tạo đời thường:
- Sử dụng ngôi kể phù hợp, giới thiệu tình huống tự nhiên, hợp lí.
- Câu chuyện kể phải có ý nghĩa, rút ra được bài học hoặc nhận thức mới.
- Kết hợp yếu tố tự sự với miêu tả, biểu cảm, nghị luận.
- Sử dụng hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm để tăng thêm chiều sâu tư tưởng
cho nhân vật.

Đề tham khảo:
Đề 1 : Hãy viết thư cho 1 người bạn học cũ kể lại những tình cảm, cảm xúc, suy nghĩ của em sau
20 năm xa cách có dịp trở lại thăm trường xưa.
Đề 2 : Một lần em trót xem nhật kí của bạn.
Đề 3 : Nhân ngày 20/11 kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô
giáo cũ.
Tham khảo đề thi của Sở Giáo dục:
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2012 – 2013
Câu 1: (2đ)
a) Khi xưng hô với người đối thoại, người nói cần căn cứ vào đâu để xưng hô cho thích hợp?
b) Giải thích ý nghĩa các cách xưng hô của nhừ thơ Tố Hữu với nhân vật Lượm trong bài thơ
“Lượm”:
“Cháu” (Cháu cười híp mí)
“Lượm” (Thôi rồi, Lượm ơi!)\
“Chú đồng chí nhỏ” (Chú đồng chí nhỏ - Bỏ thư vào bao)
“Chú bé” (Ca lô chú bé – Nhấp nhô trên đồng...)
Câu 2: (2đ)
Nêu nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (Phạm
Tiến Duật).
Câu 3: (6đ)
Hãy thay lời bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang sáng, kể
lại cuộc gặp gỡ và chia tay đầy xúc động giữa hai cha con.
ĐÁP ÁN:
Câu 1:
a) Khi xưng hô với người đối thoại, người nói cần căn cứ vào đối tượng và những đặc điểm khác
của tình huống giáo tiếp để xưng hô cho thích hợp. Như căn cứ vào tuổi tức, vào địa vị xã hội,
vào mối quan hệ thân mật hoặc xã giao, vào không khí quan phương hay không quan phương ...
(1đ)
b) Tố Hữu xưng hô với Lượm theo các từ ngữ xưng hô khác nhau: (1đ)
- Cháu: xưng hô theo tuổi tác và quan hệ của hai người.

- Lượm: cách gọi tên trực tiếp, thân mật.
- Chú đồng chí nhỏ: xưng hô thân mật, nhưng tôn trọng vì Lượm đã thành chiến sĩ liên lạc.
- Chú bé: cách xưng hô trung tính, chỉ Lượm là 1 chú bé.
Câu 2:


-

Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, giống với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những từ khẩu ngữ như ừ
thì, chưa cần rửa, chưa cần thay, phì phèo châm điếu thuốc, ... làm cho câu thơ bình dị, phản
ánh sự trẻ trung, hồn nhiên của người chiến sĩ. (1đ)
- Bài thơ có giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch của những người trẻ tuổi:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Không có kính ừ thì có bụi
Không có kính ừ thì ướt áo
Chưa cần rửa ...
Chưa cần thay ...
Giọng điệu đó phản ánh tinh thần lạc quan pha chút tinh nghịch của chiếc sĩ lái xem. Chính tinh
thần lạc quan đó đã tạo cho họ phong thái ung dung, bình tĩnh vượt qua khó khăn, gian khổ, qua những
trận bom giật, bom rung, tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ chi viện cho miền Nam. (1đ)
Câu 3:
1. Nhân vật tự giới thiệu khái quát về tên, tình huống để dẫn đến hoàn cảnh xảy ra câu chuyện
(cảnh gặp gỡ giữa bé Thu và người cha).
2. Thuật lại câu chuyện theo nội dung tác phẩm (diễn biến của cuộc gặp gỡ).
3. Khép lại câu chuyện là cảnh chia tay đầy xúc động của hai cha con.



×