Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập để dạy học vần ở lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (196.97 KB, 12 trang )

ĐỀ TÀI
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TRÒ CHƠI HỌC TẬP
ĐỂ DẠY HỌC VẦN Ở LỚP 1
****
I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Chúng ta đều biết rằng lớp Một là lớp học đầu tiên của bậc tiểu học, là lớp
thừa hưởng trực tiếp kết quả học tập của trẻ em từ mẫu giáo lên. Ở lứa tuổi học
mẫu giáo, các em đã được học theo cách chơi “học mà chơi – chơi mà học, chơi để
học” yêu cầu về kỉ luật học tập, về lượng hóa kết quả học tập không đặt ra quá
nghiêm ngặt đối với mỗi em. Nhưng ở lớp Một thì những yêu cầu trên lại được đặt
ra thường xuyên đối với từng học sinh ở hầu hết tất cả các môn học, về yêu cầu học
thì trẻ mới vào lớp Một gặp phải một sự thay đổi đột ngột: một tiết học 35 phút với
những thao tác nghe, làm theo là chủ yếu đã trở nên nặng nề, không duy trì được
khả năng chú ý của các em với bài học. Do đó, cần phải có những việc làm, những
yêu cầu của bài học cho phép học sinh tiếp tục cách học, yêu cầu học ở mẫu giáo,
những việc làm và phần bài học đó là chơi các trò chơi để học. Những trò chơi
được tổ chức ngay trong không gian lớp học, tại thời gian của các tiết học sẽ giúp
học sinh tránh được những căng thẳng thần kinh do phải đột ngột thay đổi cách học
cũ, tạo cho các em hứng thú và niềm vui trong học tập, duy trì được khả năng chú ý
của các em trong các tiết học, bài học một cách có hiệu quả hơn.
Dùng trò chơi để dạy học không phải là một vấn đề mới được đặt ra trong
phần nghiên cứu và chỉ đạo dạy học ở tiểu học. Nhiều giáo viên tiểu học đã không
tiếc công sức tìm tòi, sáng tạo ra nhiều trò chơi để dạy học tiếng Việt, toán… Nhằm
mang lại những giờ học vui vẻ, lí thú cho trẻ thơ. Bản thân tôi là một giáo viên chủ
nhiệm lớp, tôi sẽ giới thiệu một số trò chơi để dạy học vần đó là lí do đề tài tôi chọn
để viết là: “Kinh nghiệm tổ chức trò chơi học tập để dạy học vần ở lớp Một”.
II/ THỜI GIAN THỰC HIỆN:
- Thời gian chọn đề tài: 20/7/2012 đến 20/8/2012
1



- Thời gian thực nghiệm: 25/8/2012 đến 30/3/2013
- Thời gian viết và hoàn thành: 6/4/2013 đến 12/4/2013
III/ NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:
1/Cơ sở khoa học:
Quan điểm của phương pháp dạy học mới thì tổ chức trò chơi để học là một
hình thức tổ chức dạy học, chơi là một biện pháp học tập có hiệu quả của học sinh.
Thông qua các trò chơi, học sinh được luyện tập làm việc cá nhân, làm việc trong
đơn vị nhóm, đơn vị tổ theo sự phân công và với tinh thần hợp tác đó là những cách
làm việc thuộc phương pháp học tập khác, trò chơi tạo cho học sinh cơ hội để học
đó là: tự hoạt động, tự củng cố kiến thức và tự hoàn thiện kĩ năng.
Để việc tổ chức trò chơi học tập trở thành một hình thức dạy học và việc chơi
trở thành một biện pháp học tập, các trò chơi ở lớp Một cần đáp ứng những yêu cầu
sau:
+ Mục đích của trò chơi phải hướng vào việc củng cố kiến thức, rèn luyện
kĩ năng ở từng bài, từng nhóm bài, từng phần của chương trình học. Riêng trò chơi
dành cho phần học vần, do đặc điểm của môn học tiếng Việt, cần có mục đích dạy
học thích hợp, có nghĩa là trò chơi phải kết hợp củng cố kiến thức về âm, vần mới
với rèn luyện kĩ năng đọc, kết hợp giữa dạy kĩ năng đọc với dạy kĩ năng viết, nói và
nghe.
+ Hình thức của các trò chơi phải đa dạng giúp cho học sinh luôn được thay
đổi cách thức hoạt động trong lớp, phối hợp được nhiều cơ quan vận động và các
giác quan tham gia hoạt động cùng một lúc để học sinh được học tập một cách linh
hoạt và hứng thú (học sinh có thể ngồi tại chỗ hoặc ra khỏi chỗ để chơi, có thể vừa
nghe, vừa nói, vừa nhìn, vừa viết, vừa tô, vẽ, vừa đi lại… để chơi), giúp học sinh tự
lĩnh hội kiến thức, tự phát huy tính tích cực, tự giác, tinh thần đoàn kết, hợp tác lẫn
nhau.
Cách chơi cần đơn giản để học sinh dễ nhớ, dễ thực hiện. Cần có các trò chơi
thu hút nhiều học sinh. Điều kiện tổ chức thực hiện trò chơi cần đơn giản, phương
2



tiện để chơi dễ làm, sao cho giáo viên đứng lớp có thể tự chuẩn bị và tự tổ chức
ở ngay trong lớp.
2/ Công tác chuẩn bị:
Để dạy cho học sinh một trò chơi mới, việc đầu tiên của giáo viên là chọn trò
chơi, trò chơi được chọn phải đúng yêu cầu, đạt được mục đích nội dung bài học và
vận dụng sáng tạo các tình huống trong khi chơi. Các yêu cầu của giáo viên đề ra
cần cụ thể rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ giúp các em có khái niệm và hiểu được cách
thực hiện ngay từ lần chơi đầu tiên.
Sau khi xác định được trò chơi, giáo viên cần chuẩn bị kĩ đồ dùng, hình thức
tổ chức chơi. Một số trò chơi với dụng cụ đơn giản, giáo viên có thể cho học sinh
chuẩn bị ví dụ như chì màu sáp, viết, phấn…
Những phương tiện đòi hỏi công phu hơn, giáo viên cần có kế hoạch chuẩn
bị trước, kể cả hình ảnh của một số con vật, đồ vật, người, vẽ hình, giấy, phấn….
Nếu giáo viên chuẩn bị tốt được những công việc đó thì sẽ chủ động hoàn
toàn khi tổ chức trò chơi cho học sinh.
3/ Tổ chức điều khiển trò chơi:
Muốn hướng dẫn trò chơi đạt hiệu quả người giáo viên cần tổ chức đội hình
học sinh hợp lí. Tùy theo tính chất của trò chơi mà giáo viên có thể tổ chức trò chơi
theo nhiều đội hình khác nhau, ví dụ như nhóm đôi, nhóm bốn, cá nhân, tổ, dãy,….
Khi triển khai trò chơi, vị trí đứng để giải thích và điều khiển của giáo viên
cũng phải rất linh hoạt, nhưng phải theo nguyên tắc làm sao học sinh nghe rõ được
giáo viên nói, nhìn thấy được giáo viên làm mẫu, còn giáo viên cũng quan sát được
toàn bộ học sinh, bao quát được cuộc chơi mà không gây cản trở cho các em. Do đó
việc chọn vị trí đứng của giáo viên khi tổ chức điều hành trò chơi là rất quan trọng.
Khi giáo viên giới thiệu và giải thích trò chơi có thể tiến hành theo nhiều cách khác
nhau. Thông thường khi giới thiệu và giải thích trò chơi nên theo quy trình sau: nêu
tên trò chơi, hướng dẫn cách chơi, phổ biến luật chơi và cách chơi, yêu cầu về tổ
chức kỉ luật, cách phân định thứ hạng và những điểm cần chú ý khác cần cụ thể, rõ
3



ràng giúp học sinh dễ hiểu.
Khi giải thích trò chơi, giáo viên nên nói ngắn gọn, rõ ràng dễ hiểu để các em
nắm cách chơi. Đôi khi giáo viên có thể liên hệ trò chơi mới với những trò chơi đã
biết hoặc giống với những hoạt động diễn ra hằng ngày. Đối với trò chơi các em đã
biết giáo viên không giải thích dài dòng nhưng nên yêu cầu thêm hoặc gia tăng tình
huống cho trò chơi thêm sinh động và cũng đòi hỏi học sinh phải cố gắng mới hoàn
thành được.
Trong nhiều trường hợp, với những trò chơi rất hay nhưng giáo viên hướng
dẫn hời hợt, phổ biến luật chơi không rõ ràng, yêu cầu không sát với nội dung bài
học đã làm mất đi sự hấp dẫn của trò chơi. Do vậy khi giới thiệu, hướng dẫn một
trò chơi giáo viên cần tạo được sự lôi cuốn, khích lệ học sinh tham gia chơi một
cách hăng hái, nhiệt tình chính là nghệ thuật của người điều khiển trò chơi.
Người điều khiển trò chơi khi tổ chức cho các em chơi cần phải nắm vững
luật lệ và tiến trình cũng như theo dõi trò chơi chặt chẽ. Bởi vì trong quá trình chơi,
mọi tình huống diễn ra cần giải quyết, phân xử đều do người điều khiển quyết định,
tức là phải đóng vai trò như một trọng tài trong trận thi đấu.
Khi điều khiển trò chơi, giáo viên cần luôn nhắc nhở và giáo dục ý thức tổ
chức kỉ luật khi tham gia trò chơi.
4/ Đánh giá trò chơi:
Để đánh giá đúng thực chất của cuộc chơi, sau mỗi lần chơi giáo viên nên có
những nhận xét kịp thời, đầy đủ, cụ thể về những ưu khuyết điểm của các đội hay
tổ, cá nhân, nhóm…tham gia chơi, phân xử chính xác công bằng theo yêu cầu và
nội quy, luật lệ trò chơi đã phổ biến trước. Giáo viên cần hết sức chú ý vấn đề này,
vì nếu đánh giá không chính xác hoặc không công bằng sẽ làm cho các em không
phấn khởi, đôi khi còn biểu lộ sự phản đối với sự đánh giá đó, làm mất đi ý nghĩa
giáo dục và vai trò của người điều khiển cuộc chơi. Giáo viên nhận xét, đánh giá
kết quả sau mỗi lần hoặc một số lần chơi của học sinh sẽ là tiền đề cho sự sáng tạo,
phản ứng linh hoạt với những tình huống thay đổi của trò chơi, làm sao các em

4


càng thích thú, tích cực hoạt động và đạt được mục đích của cuộc chơi.
Để tổ chức hướng dẫn trò chơi cho học sinh đạt kết quả cao người điều khiển
cần thiết phải thực hiện một số việc sau:
- Soạn bài và chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho trò chơi (nếu cần).
- Phổ biến, giảng giải ngắn gọn và cho các em chơi.
- Quản lí, theo dõi và nắm vững các hoạt động của từng cá nhân hoặc tập thể
những học sinh tham gia chơi.
- Nhận xét về trò chơi một cách hợp lí.
- Hướng dẫn các em tự tổ chức hoạt động trò chơi ở trường và ở nhà.
Ở bài viết này, dựa trên việc trình bày một số cơ sở khoa học của việc tổ
chức trò chơi học tập ở lớp Một, tôi sẽ giới thiệu một số trò chơi để dạy học vần.
5/ Một số trò chơi học tập:
Trò chơi học tập được phân loại theo nhiều cách như: phân loại theo hình
thức vận động của người chơi, phân loại theo nhóm bài mà trò chơi thường được
dùng hoặc phân loại theo mục đích củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng của
phần học vần. Chúng tôi quan niệm đây là trò chơi học tập thuộc một môn học nên
cách phân loại theo mục đích củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng của phần học
vần là cách phân loại có tính hữu dụng cao với giáo viên lớp Một. Theo cách phân
loại này, ta có những loại trò chơi sau:
- Loại 1: Trò chơi để nhớ mặt chữ ghi âm và vần mới.
- Loại 2: Trò chơi luyện thao tác ghép tiếng chứa âm hoặc vần mới.
- Loại 3: Trò chơi luyện đọc trơn tiếng có âm hoặc vần mới.
- Loại 4: Trò chơi tìm tiếng có âm hoặc vần mới.
5.1/ Loại 1: Trò chơi “Tô chữ trên tranh”.
* Mục đích: Nhận được dạng chữ ghi âm hoặc vần mới, đọc tiếng có âm
(vần) mới.
* Cách chơi:

Một học sinh hoặc một nhóm hai em dùng bút chì màu tô vào ô chữ có âm
5


hoặc vần mới học. Sau khi tô, học sinh phải nói rõ ô chữ ở hình vẽ nào (gọi tên con
vật, đồ vật, người trong hình vẽ,…) có chữ ghi âm hoặc vần mới, học sinh tô đúng
và xong sớm nhất sẽ được giáo viên chỉ định nói kết quả và nhận thưởng.
* Chuẩn bị và tổ chức:
Giáo viên sao chép hình ảnh của một số con vật, đồ vật, người … có tên gọi
là từ chứa âm hoặc vần mới. Nên sao cả một vài hình ảnh của con vật, đồ vật,
người mà tên gọi không có âm (vần) mới để học sinh lựa chọn. Ghi tên gọi dưới
mỗi hình, kẻ khung cho từng chữ ghi mỗi tên gọi. Chụp các hình này vào một trang
giấy rồi nhân bàn cho mỗi học sinh hoặc mỗi nhóm một bản để chơi.
Nên dùng trò chơi này ở những bài đầu của phần học âm và chữ cái.
1

ong

2

3

nhà ngói



4

ngã ba


5.2/ Loại 2: Trò chơi “Đi tìm thơ”:
* Mục đích: Nhớ vần, luyện ghép tiếng nhanh, chọn từ có nghĩa phù hợp với
việc diễn đạt chính xác ý của câu thơ.
* Cách chơi:
Giáo viên chép một vài câu hoặc một đoạn thơ ngắn lên bảng, đoạn thơ để
trống âm đầu hoặc vầnmột tiếng hiệp vần với tiếng ở câu trước. Học sinh tìm tiếng
có vần giống với vần của tiếng ở câu trước để hoàn thiện đoạn thơ. Ai làm đúng và
nhanh thì được nhận thưởng.
* Chuẩn bị và tổ chức:
Chọn đoạn thơ ngắn, có thể thay đổi một vài tiếng trong đoạn sao cho học
sinh với vốn âm vần đã học có thể đọc được hầu hết các tiếng trong đoạn. Gạch
dưới tiếng có vần cần hiệp ở trước câu có tiếng để trống. Ở những bài cuối của
6


phần dạy vần, có thể không cho trước tiếng có vần cần hiệp mà để trống cả 2 tiếng
có vần giống nhau.
Trước khi chơi, giáo viên cần giới thiệu ý nghĩa của đoạn thơ.
Trò chơi này nên tổ chức cho cả lớp cùng chơi. Nên dùng trò chơi này trong
các bài học vần mới hoặc các bài ôn tập.
“Chuồn …bay thấp
Mưa ngập bờ ao
Chuồn…bay cao
Mưa rào lại tạnh”
“Cái cò đi đón cơn m….
Tối tăm mù mịt ai….cò về”.
“Tháng chạp là tháng … khoai
Tháng giêng trồng đậu, tháng hai …cà”.
5.3/ Loại 3: Trò chơi “Hái hoa”
* Mục đích: Luyện nhẩm đánh vần nhanh để đọc trơn cả tiếng, cả từ.

* Cách chơi:
Học sinh tự chọn cho mình một bông hoa giấy gắn trên cành rồi giở bông
hoa ra đọc từ ghi ở mặt giấy phía trong. Đọc xong học sinh phải nói một từ hay một
cụm từ trong đó có từ đã học.
* Chuẩn bị và tổ chức:
Cắt khoảng 10 đến 20 bông hoa giấy gắn vào một cành cây, trên mỗi bông
hoa ghi một từ có âm hoặc vần mới học. Sau khi học sinh hái một bông hoa thì cần
đổi vị trí gắn bông hoa đó.
Nên tổ chức cho cả lớp cùng chơi, trò chơi này nên dùng cho các bài học âm,
vần mới và các bài ôn tập.
5.4/ Loại 4: Trò chơi “Nhìn ra xung quanh”
* Mục đích: Luyện nhớ vần mới, tìm nhanh các tiếng và từ có vần mới, đọc
và viết các tiếng, từ đó.
7


* Cách chơi:
Học sinh quan sát trong không gian lớp học, ở nhà, ở trường, trên đường đi,
… xem có đồ vật nào, người nào, chữ viết nào trên tường, trên bảng có từ chứa vần
mới học. Viết những từ tìm được lên bảng đen của lớp rồi đọc các từ này cho cả lớp
cùng nghe kết hợp với việc chỉ vào vật hoặc người mà từ đó gọi tên. Ai tìm được
nhiều từ nhất sẽ được thưởng.
* Chuẩn bị và tổ chức:
Bố trí nhiều vật, tranh ảnh, hình vẽ những người và vật có tên gọi là từ chứa
vần mới học treo trên các bức tường của lớp học và gợi ý cho học sinh tự suy nghĩ,
tự tìm tòi để lĩnh hội kiến thức một cách tích cực, tự giác.
Nên tổ chức cho cả lớp cùng chơi, trò chơi này có thể dùng ở các bài học âm,
vần mới và bài ôn tập.
IV/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Sau thời gian thực nghiệm áp dụng những trò chơi vào các tiết học, tôi thấy

học sinh rất hứng thú, say mê, tích cực chủ động tiếp thu bài học. Học sinh nắm
được kiến thức, kĩ năng cơ bản của bài học và biết vận dụng vào các bài luyện tập,
thực hành sau tiết học. Tiến trình tiết dạy hợp lí, thoải mái, nhẹ nhàng, các hoạt
động học tập diễn ra tự nhiên.
VI/ KẾT LUẬN:
Trên đây là những trò chơi mang tính gợi ý để giáo viên tham khảo trong quá
trình dạy học vần ở lớp Một. Dạy học bằng tổ chức các trò chơi sẽ làm cho học sinh
tự tin hơn trong học tập, tạo cho các em có cơ hội tự đánh giá lẫn nhau, đem lại cho
các em niềm tin về sự thành công trong công việc học chữ để từ đó học có hiệu quả
hơn.
Tuy nhiên cũng cần nhận thức rõ tổ chức trò chơi là cần thiết song không nên
quá lạm dụng hình thức dạy học này. Mỗi bài học chỉ nên tổ chức cho học sinh chơi
trong thời gian 5 phút cuối của tiết thứ nhất và 5 -10 phút cuối của tiết thứ hai ở
mỗi bài.
8


Hi vọng rằng tới đây sẽ có nhiều chuyên đề, kinh nghiệm về tổ chức trò chơi
dạy học vần nói riêng và dạy các phân môn khác trong môn tiếng Việt nói chung để
góp phần nâng cao chất lượng học tập môn tiếng Việt của học sinh tiểu học cũng
như góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập các môn học khác ở Tiểu học
cũng như các bậc tiếp theo. Chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót. Kính mong sự
góp ý chân thành của Hội đồng khoa học các cấp để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Xin trân trọng cảm ơn !
Đồng Kho, ngày 12 tháng 4 năm 2013
Người viết

Bùi Thị Lệ

9



NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

Xếp loại: . . . . . . . . . .
TM.tổ

Nguyễn Thị Lành
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

Xếp loại: . . . . . . . . . .
Đồng Kho, ngày
tháng
năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GD&ĐT
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

Xếp loại: . . . . . . . . . .

Lạc Tánh, ngày
tháng
năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
10


11


12



×