Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

CHẾ ĐỘ TÔNG PHÁP THỜI TÂY CHU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.58 KB, 7 trang )

CHẾ ĐỘ TÔNG PHÁP THỜI TÂY CHU

Chế độ tông pháp là một nguyên tắc quan hệ huyết thống của xã hội cổ
đại Trung Quốc, bản chất của nó là nguyên tắc xác lập quyền trưởng
nam trong việc thừa kế.Chế độ tông pháp là đốm sáng trong chế độ
chính trị Trung Quốc thời cổ đại.
1.

Đặt vấn đề
2. Trong

thời cổ đại phương
Đông xuất hiện 4 trung tâm văn
minh lớn và nền văn minh Trung
Quốc là một trong 4 cái nôi của
văn minh loài người. Khi đánh
giá về một quốc gia cổ đại, người
ta thường nói đến chữ viết, văn
học, tôn giáo và đặc biệt là chế
độ chính trị. Nói đến Trung Quốc
thời cổ đại, ta cũng không thể
không nhắc đến chính trị thời nhà
Chu mà nổi bật là nhà Tây Chu
với chế độ tông pháp.
3.

Nội dung
3.1.
Chế độ tông pháp là
gì?
4. Chế



độ chính trị Trung Hoa
cổ đại được phản ánh hết sức ít ỏi
và sơ sài qua ghi chép sử sách cổ.
Chế độ lập đích tử được Chu
Công, em của Vũ Vương, quy
định, rồi dần dần ngày càng được

hoàn thiện, bổ sung; trong sử gọi
là tôn (cũng đọc là tông) pháp.
Trước thời Tây Chu chế độ tông
pháp đã manh nha, nhưng chính
thức trở thành một chế độ
nghiêm ngặt là vào thời Tây Chu.
5. Chu

Văn Vương (Cơ Phát),
Chu Vũ Vương (Cơ Xương) thừa
cơ nhà Thương suy yếu, mục
ruỗng thối nát, những vua cuối
cùng của nhà Thương không
những hoang dâm vô độ mà còn
tập trung sức lực vào quân đội
cho nên sức nước bị tổn hại một
cách nghiêm trọng, nhân dân oán
hận, chư hầu liên tiếp phản
lại.Chu Vũ Vương thuận theo ý
trời liên minh với các nước chư
hầu như Dung, Thục, khương, Vi,
Lộ, Bành,…trở thành một thế lực

mạnh, thanh thế ngút trời, tiến
công Thương Trụ. Tại Mục Dã
đánh bại quân chủ lực nhà
Thương. Thương Trụ trong lúc


thảm bại phải tự thiêu. Chu Vũ
Vương thừa thắng tiến quân,
đánh tan quân bại trận phản loạn,
chinh phục 99 nước. Cuối cùng
mới kéo quân thắng lợi trở về
Cảo Kinh, định đô ở đó xưng
tông Chu. Thế là lập nên vương
triều Nhà Chu. Dưới sự điều
hành của Chu Công lại áp dụng
một loạt các chế độ mới: chế độ
phong kiến, chế độ tôn pháp, sửa
đổi tôn giáo, không thờ thần sinh
sản nữa,làm cho văn minh nhà
Chu rực rỡ lên, thành một nền
văn minh đặc biệt Trung Hoa.
Nhà Chu trải qua hai thời kỳ: Tây
Chu và Đông Chu.
6. Sau

thắng lợi này các vua
Chu mang quân xâm chiếm đất
đai mở rộng lãnh thổ: chinh phục
được các bộ lạc, mở rộng thế lực
của nhà Chu, phía Đông đến tận

miền hạ lưu Hoàng Hà, phía Bắc
đến lưu vực Liêu Hà, phía Nam
đến tận Trường Giang.
7.

8.

“Phổ thiên chi hạ, mạc phi
vương thổ
Suốt thổ chi tân, mạc phi
vương thần!”

9. Đất

đai chiếm được quá
rộng lớn để một người tự cai trị
vì vậy các vua Chu phân phong
cho con cháu nhà Chu để trở
thành chư hầu. Nó giúp nhà Chu
cai trị được một khu đất rộng
mênh mông mà không dùng đến
quân đội, không tốn sức.
Chư hầu gọi vua là
Tông chủ, giữa các nước xưng
với nhau là Tông quốc. Quan hệ
thân thuộc giữa Tông chủ và và
chư hầu theo hai phép “trợ” và
“cống”.
10.


Đất đai không được
quyền mua bán, đất đai trong
nước thuộc quyền sở hữu tối cao
của Nhà nước, đất vua giữu lại
cho mình gọi là “vương kỳ”. Đất
trong cả nước phân phong cho
anh em bà con và công thần của
vua. Phong đất kèm theo phân
tước. Phẩm tước cáo hay thấp
phụ thuộc vào quan hệ thân thuộc
gần hay xa. Người được phong
đất và phong tước trở thành “vua
chư hầu”. Đất đai được phong có
quyền thế lập và chư hầu phải
thực hiện nghĩa vụ với vua Chu.
11.


Đất phong “vương
kỳ” và ở các nước chư hầu lại
được đem phân phong cho quý
tộc, quan lại của triều đình Chu
và triều đình chư hầu gọi là
Khanh, Đại phu. Khanh, Đại phu
lại chia cho người giúp việc gọi
là “sĩ”, mỗi lần phong thì có sự
ràng buộc trong cơ cấu tổ chức từ
Trung ương đến địa phương dẫn
đến hình thành bậc thang đẳng
cấp từ vua Chu-vua chư hầukhanh, đại phu-sĩ. Tạo nên một

hệ thống chính trị dựa trên đẳng
cấp quý tộc huyết thống và sử
dụng hệ thống các nước chư hầu
để cai trị trong nước và bành
trướng ra bên ngoài.
12.

Chế độ tông pháp của
vương triều nhà Chu cực kỳ phức
tạp, nói một cách đơn giản thì đó
là “chế độ con trưởng nối ngôi”,
có nhà sử học gọi đó là “chế độ
thân thuộc đẳng sai giảm dần”.
Đó cũng chính là chế độ phân
chia cấp bậc của con cái tùy theo
thân phận của người mẹ và thời
gian ra đời trước sau, từ đó để
phân biệt các loại con đích, con
thứ; con trưởng, con thứ. Con
13.

trưởng của vợ (“đích trưởng tử”)
là Quốc vương hoặc là người kế
thừa hợp pháp duy nhất ngôi vị
Quốc vương, bất kể người con
trưởng đó có phải là người tài
giỏi hay không, người ngu ngốc
hay kẻ bệnh hoạn đều như vậy
cả. Nếu “đích trưởng tử” chết đi
thì con trai của ông ta, cũng phải

là “đích trưởng tử” sẽ là người
nối ngôi. Nếu như “đích trưởng
tử” không có con trai thì ngôi vị
mới đến lượt “đích thứ tử”.
Con gái không được
quyền thừa kế, ra ở riêng rồi thì
không còn địa vị gì trong nhà
nữa, thành người của gia đình
bên chồng (nữ nhân ngoại tộc),
do vậy có câu "nhất nam viết
hữu, thập nữ viết vô".
14.

Chế độ tông pháp này
được các vương triều về sau tiếp
thu cho đến tận khi vương triều
nhà Thanh bị tiêu diệt mới mất
đi. Vương triều nhà Chu tồn tại
được hơn 800 trăm năm cho đến
khi thế lực của nó không còn
nữa, chỉ còn danh nghĩa ngang
với các chư hầu nhỏ vẫn còn tồn
15.


tại được mấy trăm năm nữa, một
trong những nguyên nhân chủ
yếu là do chế độ tông pháp thâm
căn cố đế này.
Tất nhiên, trong quá

trình thực hiện chế độ tông pháp
này trên thực tế cũng có lúc gặp
phải sự chống đối, phá hoại và
cũng không thể thực hiện một
cách nghiêm chỉnh cho đến tận
cuối cùng, chỉ là trên cơ bản, nó
được các thế lực thống trị đặc
biệt là các quý tộc trong vướng
thất bảo vệ.
16.

Muốn cho chế độ tông
pháp được vững, nhà Chu rất đề
cao hiếu đễ: con phải hiếu với
cha mẹ, kẻ dưới phải tôn kính
người trên. Nhờ vậy ai cũng nhận
rằng dân tộc Trung Hoa là dân
tộc coi trọng chữ hiếu nhất. Vì
trọng chữ hiếu, nên họ chú trọng
đến tang lễ, tế tự. Sự thờ cúng tổ
tiên gần thành một tôn giáo.một
cách cực kỳ cẩn thận.
17.

18.
19.
20.

20.1.


Mục đích

Mục đích của chế độ
tông pháp là một mặt lấy mối
quan hệ tông pháp để chế ước,
khiến người cùng chung một tộc
kính trọng thủy tổ, không phạm
thượng làm loạn.
21.

Mặt khác, thông qua
việc chăm lo con cháu, thuận
theo anh em mà xác định thứ tự
tôn ti lớn nhỏ. Chế độ phân
phong thời Tây Chu chính là đã
tiến hành trên cơ sở chế độ tông
pháp. Chu thiên tử phân phong
anh em cùng một họ của mình,
trong đám con cháu trừ đích tử
ra, còn lại gọi là “quân”. Quân
đối với một tộc mà nói là chí tôn,
cả tộc không được xâm phạm địa
vị đặc thù của người đó. Thiên tử
là đại tông, chư hầu đối với thiên
tử mà nói là tiểu tông. Tuy nhiên,
sự phân biệt này chỉ mang tính
tương đối mà thôi. Chư hầu tại
phong quốc của mình lại theo
cách đó để tiếp tục phân phong.
22.


23.
24.


24.1.
25.

Đánh giá

Chế độ chính trị dựa trên
quan hệ đẳng cấp huyết
thống-chế độ tông pháp là
một trong các cơ chế điển
hình để quy định chính sách
pháp luật của nhà Tây Chu.
Pháp luật của nhà Tây Chu
là một mối liên kết chặt chẽ
giữa lễ với hình pháp trên
cơ sở nền tảng là chế độ
tông pháp và chính sách
phân phong.

Chế độ tông pháp đã
giúp nhà Chu đem văn minh đi
truyền bá khắp các chư hầu; danh
từ Trung Hoa có thể xuất hiện từ
thời đó.
26.


Nó trọng ý dân và hòa
bình, giải quyết được mâu thuẫn
giữa các nước nhỏ mà không
phải dùng đến vũ lực. Nó tạo
thành một hình thức chiến tranh
“lễ độ”, “quân tử” rất đặc biệt,
khắp thế giới không thấy ở đâu
cả.
27.

Đánh giá về chế độ
Tông pháp Nguyễn Hiến Lê viết:
28.

“Tổ chức gia đình đó rất thích
hợp với chế độ nông nghiệp để
đất đai của gia đình khỏi bị phân
tán vào tay người ngoài, mà sự
khai thác chung được dễ dàng, sự
tiêu pha đỡ tốn kém. Nó tạo nên
tinh thần gia tộc: giúp đỡ nhau,
giữ danh dự chung cho nhau.
Nhưng cũng gây ra nhiều cái tệ,
nó bó buộc cá nhân quá, gây
nhiều sự bất công, bất bình nếu
gia trưởng không đàng hoàng, nó
không khuyến khích tinh thần tự
lập, nhiều kẻ hóa ra ăn bám. Chế
độ tông pháp rất quan trọng về
chính trị: nó chấm dứt chế độ thị

tộc mà thay bằng chế độ gia tộc.
Ngôi vua không còn do cả thị tộc
lựa người tài năng nhất nữa, mà
do cha truyền cho con, không
truyền hiền nữa mà truyền tử.
Chế độ đó theo truyền thuyết, có
từ đời Hạ, nhưng đời Chu mới
quy định rõ ràng. Khi còn là một
bộ lạc vài vạn người thì có thể
truyền hiền được; khi đã phát
triển thành một nước có cả triệu
người thì sự truyền tử (quân chủ)
là một giai đoạn cần thiết, trước
khi nhân loại tiến bộ, có đủ điều


kiện thành lập chế độ dân chủ,
đại nghị. Nhưng nó có nhiều cái
hại. Anh em, chú cháu tranh
giành nhau, chém giết nhau, …;
lại thêm cũng vì ham ngôi báu
mà vợ vua xen vào việc nước, lấn
hết quyền của người chồng nhu
nhược, hiếu sắc hoặc là của con,
nhất là khi nó còn nhỏ, nạn đó là
nạn ngoại thích; nạn thứ ba là
phải dùng toàn hoạn quan ở trong
cung, sợ mất huyết thống mà
ngôi báu vào một kẻ không cùng
dòng máu với mình. Hai nạn

ngoại thích và hoạn quan đã xảy
ra từ đời Chu (có thể từ đời

Thương nữa) và càng về sau nó
càng tệ… Triều đại bị hai cái tệ
ngoại thích và hoạn quan cùng
một lúc, nhất định là phải sụp đổ
trong sự nhục nhã”.
29.

Kết luận

Tóm lại, với những gì
nói ở trên đây đã phần nào có
những hiểu biết và đánh giá nhất
định đối với nhà nước Tây Chu
nói chung và cụ thể là chế độ
tông pháp nói riêng. Từ đây có
thêm hiểu biết về một vương
triều cổ đại điển hình trong lịch
sử Trung Quốc.
30.


31.
32.
33.
34.
35.
36.

37.
38.
39.
40.
41.
42.
43.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Will Durant (2006), Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nguyễn Hiến Lê
dịch, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
2. />3. />44.
1.

45.
46.
47.



×