Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Dấu ấn pleiku nơi gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (532.11 KB, 3 trang )

Dấu ấn Pleiku...
Thứ Năm, 02/02/2017, 13:34 [GMT+7]
(GLO)- “Phố núi cao phố núi trời gần/Phố xá không xa nên phố tình thân/Đi dăm phút đã về chốn cũ/Một buổi chiều nao lòng bỗng
bâng khuâng...”. Có lẽ, ai đã từng sống, từng yêu Phố núi Pleiku ít nhiều đều vương vấn dăm câu trong bài thơ Còn chút gì để nhớ
của Vũ Hữu Định. Pleiku nay thay đổi nhưng vẫn bảng lảng một niềm cảm xúc. Một tách cà phê trong tiết trời se lạnh buổi sáng và
dăm
câu
chuyện
về
những
con
đường

ức
về
một
thời...


ức

những

con

đường

Một góc thành phố Pleiku. Ảnh: Đức Thụy

Bước vào cửa ngõ Pleiku theo quốc lộ 19 là đường Hùng Vương mà với những ai đi xa lâu năm trở về thì không thể quên với cái tên cũ là
Hoàng Diệu. Tâm điểm trên tuyến đường này với dấu ấn “ngã ba Diệp Kính” được kết nối với “ngã ba Hoa Lư” theo đường Lê Lợi mà trước


năm 1975 cũng gọi cùng tên. Ông Lê Văn Quý (51 Phạm Văn Đồng) sống ở Pleiku từ năm 1963, kể: “Diệp Kính là tên ông chủ người Hoa
đến đây lập nghiệp và có mở một rạp chiếu bóng đứng tên mình. Sau giải phóng, rạp chiếu bóng đổi tên thành Nhân Dân và nay là Nhà
sách Nhân Dân”. Còn đối với chúng tôi, thời bao cấp lại khác bởi lúc đó còn nhỏ. Ngày Tết được cha mẹ cho phép đến đây xem phim là
sướng rơn cả người. Thời ấy, rạp lúc nào cũng đông nghìn nghịt người chen lấn vào xem. Đối diện bên kia rạp Diệp Kính là quán cơm Mỹ
Tâm (nay là Mỹ Tâm 1) và ngôi nhà ba tầng của ba mẹ bạn tôi-kem Bắc Hương một thời nổi tiếng. Trước khi hành nghề luật sư, anh Đinh
Công Hưng-con rể nhà kem Bắc Hương thường vẽ tranh bích họa và thuyết minh phim cho rạp Nhân Dân, Sê San.


Đẹp nhất Pleiku ngày ấy là đường Trần Hưng Đạo, kéo dài từ Bưu điện tỉnh đến ngã ba Hoa Lư. Dọc hai bên đường là hàng thông và một
số loại cây long não, dầu trăm năm tuổi rợp bóng. Những ngày đông gió lùa về lạnh như cắt, sương khói bảng lảng, chúng tôi lúc ấy chỉ là
những cậu học trò, thỉnh thoảng đêm đến lại ra đường dồn lá thông lại từng nhóm đốt sưởi ấm. Tương tự, đường Hai Bà Trưng, Tăng Bạt
Hổ ít nhiều bây giờ vẫn giữ dáng xưa tuy có mở rộng hơn và thay vào đó một số cây trồng khác...
Thời bao cấp, trên những đoạn đường này nổi tiếng có phở 48 (đường Trần Hưng Đạo), phở 37 (đường Lê Lợi nối dài), phở Ngọc Sơn
(đường Hùng Vương), bún Bà Dinh (đường Nguyễn Văn Trỗi). Ngược dòng thời gian một chút, đối diện Bưu điện tỉnh là những ngôi nhà lụp
xụp dưới hàng thông cổ thụ mà nhiều người thường gọi là “quán dù” có cà phê với giò cháo quảy. Khu vực này sau đã giải tỏa và thay vào
đó là Khách sạn Sê San, Công ty Cấp nước Gia Lai. Nhưng có lẽ quán cà phê lâu đời nhất Pleiku còn lại là Kim Liên (năm 1965 ở trên
đường Hoàng Diệu rồi chuyển về đường Tăng Bạt Hổ)... Nhiều đoạn đường, nhiều góc phố giờ đã là ký ức một thời như Công viên Quách
Thị Trang (nay là Công viên Kpă Klơng), nhà hát ngoài trời chùa Hội Quốc (đường Trần Hưng Đạo, gần sát ngã ba Hoa Lư) và Pleiku nay
được mở rộng với nhiều dấu ấn của đô thị năng động với Quảng trường Đại Đoàn Kết, khu du lịch Đồng Xanh, hồ Đức An... Nghĩ về một
thời,
trong
cái
hiện
đại
vẫn
nhoi
nhói
về
một
miền


ức
xưa
cũ!


những

đổi

thay

Công viên Diên Hồng (TP. Pleiku) Ảnh: Hòa Carol

Hơn 40 năm sau ngày giải phóng, những con đường nhỏ hẹp được thay thế bằng những tuyến đường rộng thênh thang và Phố núi có nhiều
tòa nhà cao tầng. Từ cà phê Kim Liên hay cà phê Thu Hà, phố cà phê đường Hoàng Hoa Thám nhìn hàng ô tô đậu ven lề đường theo ngày


chẵn, lẻ; phố ăn sáng trên đường Nguyễn Du, phở hai tô trên đường Nguyễn Văn Trỗi hoặc “thư giãn” cuối ngày trên đường Wừu; bạn cũng
có thể đưa con đến ăn kem cuối tuần tại Siêu thị Co.op Mart trên đường Cách Mạng Tháng Tám hoặc kem Thanh Long trên đường Hoàng
Văn Thụ. Và nữa, mọi người có thể mua sắm, làm đẹp trên đường Phan Đình Phùng, Trần Phú hoặc sắm sửa cho gia đình những món
hàng đắt giá được bày bán ở các cửa hàng đồ gỗ mỹ nghệ dọc đường Phạm Văn Đồng thuộc phường Thống Nhất...
Tiết trời se lạnh về đêm những tháng cuối năm là điểm nhấn rất riêng đối với những ai lần đầu đến với Pleiku. Phố núi rộng lớn hơn, không
còn “Đi dăm phút đã về chốn cũ” nhưng “Phố xá không xa nên phố tình thân” bởi lòng chân tình và mến khách. Tôi gắn bó với mảnh đất này
đã hơn 40 năm, vẫn những con đường ấy thật gợi cảm, vẫn xứng đáng được ngợi ca như nhà thơ Phạm Đức Long đã viết: “Nắng ràn rụa
cháy từng sợi mảnh/gió thì thầm hát mãi khúc thần ca”. Và nữa, với những nhà cao tầng trong một thành phố tiên tiến, những cửa hàng mỹ
thuật, những lớp người trẻ tuổi tấp nập đi lại, những con đường chan chứa tưng bừng náo nhiệt. Những con đường mà tôi đã đi qua nhiều
lần với những đổi thay hàng ngày nhưng sao vẫn như cảm nhận lần đầu tiên và bồi hồi xúc động. “Thời gian trôi qua ta càng thêm yêu
những con đường ta đã qua, đã gắn bó với tuổi thơ. Những người lớn tuổi như chúng tôi xem những con đường hoài niệm là sự gắn bó
thiết thân khi đươc sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, còn các bạn trẻ sẽ hiểu và yêu thêm vẻ đẹp, lịch sử và văn hóa tại nơi đây. Hãy xây

dựng những gam màu đẹp về những con đường như chính cuộc đời của mỗi chúng ta”-ông Lê Văn Quý sẻ chia như một lời nhắn nhủ!
Lê Văn Nhung
.

.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×