Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.19 KB, 27 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
Mã số: ĐH 2015-TN08-02

Chủ nhiệm đề tài: TS. NGUYỄN THỊ LAN ANH

THÁI NGUYÊN, 2018


1

DANH SÁCH NHỮNG THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

STT

Họ và tên

Đơn vị công tác và lĩnh
vực chuyên môn

Nội dung nghiên cứu
cụ thể được giao

1


TS. Nguyễn Thị Lan Anh

Bộ môn kế toán tổng hợp,
chuyên ngành kế toán

Chủ nhiệm đề tài

1

PGS.TS Trần Đình Tuấn

Bộ môn kế toán tổng hợp,
chuyên ngành kinh tế

Nghiên cứu viên

2

Th.S Vũ Thị Minh

Bộ môn kế toán tổng hợp,
chuyên ngành kế toán

Thư ký khoa học

3

Th.S Khương Kiều Trang

Bộ môn kế toán tổng hợp,

chuyên ngành kế toán

Thư ký hành chính

ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
Tên đơn vị trong

Nội dung phối hợp

Họ tên người đại diện

và ngoài nước

nghiên cứu

đơn vị

Bệnh viện đa khoa trung ương
Thái Nguyên

Điều tra nội dung liên quan

BSCKII. Hà Tiến Qung

Bệnh viện Việt Nam Thụy
Điển Uông Bí Quảng Ninh

Điều tra nội dung liên quan

BS. Nguyễn Quang Lương



2

MỤC LỤC
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN .................................................................................................................i
DANH SÁCH NHỮNG THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ......................................................... 1
MỤC LỤC........................................................................................................................................... 2
DANH MỤC SƠ ĐỒ .......................................................................................................................... 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................................................... 5
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 10
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP CÓ THU CÔNG LẬP ....................................................................................................... 13
1.1. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp có thu công lập .................................................................... 13
1.2. Bản chất và vai trò của kế toán trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp có thu công lập .... 13
1.2.1. Bản chất của kế toán trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp có thu công lập.............. 13
1.2.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp có thu công lập ................ 13
1.2.3. Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp có thu
công lập .................................................................................................................................... 14
1.3. Nội dung của kế toán trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp có thu công lập .................... 14
1.3.1. Sự phân cấp, phân quyền quản lý trong các đơn vị sự nghiệp có thu công lập ................. 14
1.3.2. Hệ thống các phương pháp sử dụng trong kế toán trách nhiệm ..................................... 14
1.3.3. Thiết lập các trung tâm trách nhiệm và đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm
đó trong đơn vị sự nghiệp có thu công lập ............................................................................... 14
1.3.4. Đánh giá kết quả của kế toán trách nhiệm qua các báo cáo kế toán trách nhiệm........... 15
1.4. Kế toán trách nhiệm ở một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam ......................... 15
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG CÁC BỆNH VIỆN CÔNG
LẬP TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM ..................... 16
2.1. Tổng quan về các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Nam .............................................................................................................................................. 16

2.1.1. Hệ thống các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Nam .......................................................................................................................................... 16
2.1.2. Tình hình quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh
miền núi phía Bắc Việt Nam .................................................................................................... 16
2.2. Thực trạng nội dung kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam .......................................................................................... 16
2.2.1. Thực trạng về sự phân cấp, phân quyền quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ
Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc ............................................................................................ 16
2.2.2. Thực trạng các phương pháp kế toán trách nhiệm trong các Bệnh viện công lập trực
thuộc Bộ Y tế ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam............................................................ 17
2.2.3. Thực trạng các trung tâm trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ...................................................................................... 18
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam .......................................................................................... 19
2.3.1. Về cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế
ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ................................................................................... 19
2.3.2. Về hệ thống các phương pháp kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực
thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ............................................................ 19


3

2.3.3. Trung tâm trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền
núi phía Bắc Việt Nam ............................................................................................................. 20
2.3.4. Về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong bệnh viện công lập trực
thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ............................................................ 20
2.4. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến những hạn chế của kế toán trách nhiệm trong các bệnh
viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam .................................. 20
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI

PHÍA BẮC VIỆT NAM .................................................................................................................... 21
3.1. Sự cần thiết và yêu cầu vận dụng kế toán trách nhiệm trong các Bệnh viện công lập trực
thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ................................................................ 21
3.2. Yêu cầu vận dụng kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam .......................................................................................... 21
3.2.1. Xu hướng phát triển của kế toán quản trị trong tương lai gần ....................................... 21
3.2.2. Một số yêu cầu khi vận dụng kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực
thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ............................................................ 21
3.3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện công lập
trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam......................................................... 21
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống các phương pháp sử dụng trong kế toán trách nhiệm ................... 22
3.3.2. Thiết lập hệ thống các trung tâm trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc
Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam ...................................................................... 22
3.3. Điều kiện vận dụng kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam .......................................................................................... 25
3.3.1. Đối với các cơ quan chức năng của nhà nước ................................................................ 25
3.3.2. Đối với các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt
Nam .......................................................................................................................................... 25


4

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Trình tự báo cáo trong hệ thống kế toán trách nhiệm ..................................................... 15
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi
phía Bắc Việt Nam ........................................................................................................................... 17
Sơ đồ 2.2: Hoạt động của các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh
miền núi phía Bắc Việt Nam ............................................................................................................ 18
Sơ đồ 3.1: Mô hình trung tâm trách nhiệm dưới góc độ phân cấp quản lý ...................................... 22
Sơ đồ 3.2: Mô tả trung tâm trách nhiệm tại các bệnh viện công lập ................................................ 24

trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam............................................................. 24


5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

1

BYT

Bộ Y tế

2

BTC

Bộ tài chính

3

BLĐ

Bộ lao động


4

BHXH

Bảo hiểm xã hội

5

BHYT

Bảo hiểm y tế

6

CP

7

CNTT

8

HD

9

KTTN

Kế toán trách nhiệm


10

KTTC

Kế toán tài chính

11

KCB

Khám chữa bệnh

12

KHHGĐ

Kế hoạch hóa gia đình

13

MMTB

Máy móc thiết bị

14



15


NSNN

16



Quyết định

17

RI

Lãi thặng dư

18

ROI

19

ROCE

20

TT

21

TTLT


Thông tư liên tịch

22

TTTN

Trung tâm trách nhiệm

23

TW

24

TBXH

Thương binh xã hội

25

SXKD

Sản xuất kinh doanh

26

SNCL

Sự nghiệp công lập


27

SNCT

Sự nghiệp có thu

Chính phủ
Công nghệ thông tin
Hướng dẫn

Nghị định
Ngân sách nhà nước

Tỷ suất hoàn vốn đầu tư
Tỉ lệ thu nhập trên vốn sử dụng
Thông tư

Trung ương


6

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
- Tên đề tài: “Kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh
miền núi phía Bắc Việt Nam”
- Mã số: ĐH 2015-TN08-02
- Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Lan Anh
- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Kinh tế & QTKD - Đại học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: Tháng 9/2015-tháng 9/2017

2. Mục tiêu
a. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là đề xuất, thiết kế, bổ sung nội dung của KTTN sử dụng cho các
đơn vị SNCL nói chung và cụ thể là các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi
phía Bắc Việt Nam nói riêng.
b. Mục tiêu cụ thể
- Phản ánh những lý luận cơ bản về KTTN trong các đơn vị SNCT công lập từ đó có những
luận cứ khoa học để ứng dụng KTTN vào các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền
núi phía Bắc Việt Nam.
- Nhận diện các thông tin có liên quan đến nội dung của KTTN trong các bệnh viện công
lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
- Tiếp cận, thiết kế, hoàn thiện nội dung của KTTN cho các bệnh viện công lập trực thuộc
BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
3. Tính mới và sáng tạo
- Ứng dụng mô hình KTTN mới vào các đơn vị SNCT công lập ở Việt Nam.
- Cách thức tiếp cận mới về nội dung của KTTN trong các bệnh viện công lập trực thuộc
BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam như: Các yếu tố ảnh hưởng đến KTTN; Hệ thống các
phương pháp sử dụng trong KTTN; Thiết lập các TTTN.
- Đề xuất công cụ quản lý tài chính mới trong ngành y tế, đó là quản lý tài chính y tế bằng
KTTN hiệu quả, khoa học, tạo ra được sự liên kết giữa 2 ngành: Ngành kinh tế và ngành y tế.
4. Kết quả nghiên cứu
- Đưa ra được cơ sở lý luận về KTTN trong các đơn vị SNCT công lập
- Phản ánh được những biểu hiện về KTTN trong các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
- Hoàn thiện những biểu hiện đã có trong nghiên cứu về KTTN, thiết lập những nội dung
chưa được đề cập về KTTN trong các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía
Bắc Việt Nam.
5. Sản phẩm
5.1. Bài báo đăng tạp chí trong nước: 04 bài báo
1) Nguyễn Thị Lan Anh (2015), “Xây dựng trung tâm trách nhiệm, báo cáo trách nhiệm

trong các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế ở Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương,
(456), tr. 30-32.
2) Nguyễn Thị Lan Anh (2015), “Một số yếu tố ảnh hưởng đến kế toán trách nhiệm trong
các đơn vị sự nghiệp có thu”, Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội, (120), tr. 35-40.


7

3) Nguyễn Thị Lan Anh, Vũ Thị Minh (2016), “Tăng cường hiệu quả quản lý hoạt động
thu chi tài chính tại Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí”, Tạp chí KHCN Đại học Thái
Nguyên, (152), tr. 123-130.
4) Nguyễn Thị Lan Anh (2016), “Yêu cầu vận dụng kế toán trách nhiệm trong các bệnh
viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”, Tạp chí Kế toán kiểm
toán, (5), tr.54-56.
5.2. Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học: 02 đề tài sinh viên
1) Tên đề tài: Nâng cao năng lực quản lý của Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí
Quảng Ninh trong cơ chế tự chủ tài chính
- Mã số: SV2016-AC-009
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Ngọc Yến, K10-KTTHB
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế & QTKD-Đại học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: 03/2016-03/2017
- Đề tài nghiệm thu tháng 4/2017, đạt loại khá.
2) Tên đề tài: Tăng cường quản lý sử dụng kinh phí cho hoạt động sự nghiệp y tế tại Bệnh
viện đa khoa TW Thái Nguyên
- Mã số: SV2016-AC-004
- Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Thủy, K10-KTTHA
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế & QTKD- Đại học Thái Nguyên
- Thời gian thực hiện: 03/2016-03/2017
- Đề tài nghiệm thu tháng 4/2017, đạt loại khá.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả

nghiên cứu
* Cách thức chuyển giao của kết quả nghiên cứu:
- Các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài (sản phầm về bài báo đăng
trên các tạp chí có uy tín, sản phẩm nghiên cứu khoa học của sinh viên đã được nghiệm thu công
bố) và thông tin của đề tài đã được cập nhật trên trang qlkh.tnu.edu.vn của Đại học Thái Nguyên.
Đây đều là những kênh thông tin mang tính chuyển giao đến địa chỉ ứng dụng là các Bệnh viện
công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
- Cách thức chuyển giao kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được triển khai qua việc tổ
chức hội thảo hoặc đề xuất thử nghiệm trực tiếp với lãnh đạo, các nhà quản lý Bệnh viện để các nhà
quản trị thấy được những giá trị của mô hình KTTN từ đó gây ảnh hưởng và triển khai cho từng
Bệnh viện.
* Địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:
KTTN để kiểm soát các hoạt động và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận trong bệnh viện.
Việc hình thành các TTTN trong các bệnh viện sẽ giúp các nhà quản trị quản lý chặt chẽ và hiệu
quả nguồn đầu tư; nguồn thu, chi; các khoản chênh lệch thu, chi trong bệnh viện. Đặc biết, vận
dụng các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình KTTN sẽ đánh giá được hiệu quả hoạt động của các nhà
quản lý các TTTN đó.
Các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam, gồm Bệnh
viện đa khoa TW Thái Nguyên và Bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh có thể coi


8

kết quả nghiên cứu là một sự tham khảo để ứng dụng mô hình KTTN trong các bệnh viện. Đề tài
còn có tác động rộng hơn đến tất cả các bệnh viện công lập trực thuộc BYT, trực thuộc Sở Y tế và
các bệnh viện tư nhân đều có thể tham khảo và ứng dụng mô hình tùy thuộc vào đặc điểm của từng
loại hình bệnh viện.
Ngày......tháng......năm 201
Tổ chức chủ trì


Chủ nhiệm đề tài

(Ký, họ tên, đóng dấu)
TS. Nguyễn Thị Lan Anh

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
- Project title: Responsibility accounting for public hospitals under the Ministry of Health in
the mountainous provinces of Northern Vietnam.
- Code number: ĐH2015-TN08-02
- Coordinator: Dr. Nguyen Thi Lan Anh
- Implementing institution: Thai Nguyen university of Economics and Business Administration
- TNU
- Duration: 2015 - 2017
2. Objectives
2.1. General objective
The general objective of the research is to propose, design and supplement the contents of
the responsibility accounting for public administrative units in general and public hospitals under
the Ministry of Health in mountainous province of Northern Vietnam in particular.
2.2. Specific objectives
- Reflects the basic theories of responsibility accounting in the public administrative units,
from which there are scientific arguments to apply accounting responsibility in public hospitals
under the Ministry of Health in the mountainous provinces of Northern Vietnam.
- Identify information related to the content of responsibility accounting in public hospitals
under the Ministry of Health in the mountainous provinces of Northern Vietnam.
- Approach, design, complete the content of responsibility accounting for public hospitals
under the Ministry of Health in the mountainous provinces of Northern Vietnam.
3. Creativeness and innovativeness
- Apply new responsibility accounting model in the public administrative units of Vietnam
- New approaches to responsibility accounting in public hospitals under the Ministry of

Health in the mountainous provinces of Northern Vietnam such as factors affecting responsibility
accounting; System of methods used in responsibility accounting; Set up responsibility
accountings.


9

- Open up to the health sector a new tool for financial management in the health sector that
is managing financial health with a responsibility accounting, both scientifically and effectively,
that creates a link between the two sector: economic sector and health sector.
4. Research results
- To provide a theoretical basis for responsibility accounting in the public administrative
units.
- Reflecting the current status of responsibility accounting in public hospitals under the
Ministry of Health in the mountainous provinces of Northern Vietnam
- Perfecting the expression already in the research of responsibility accounting, establish
the contents have not been mentioned in responsibility accounting in public hospitals under the
Ministry of Health in the mountainous provinces of Northern Vietnam.
5. Research products
5.1 . Article published in domestic journals: 04 articles
1) Nguyen Thi Lan Anh (2015), "Building a responsibility center, reporting responsibilities
in hospitals under the Ministry of Health in Viet Nam", Asia-Pacific Economic Review, (456) , p.
30-32.
2) Nguyen Thi Lan Anh (2015), "Some factors affecting responsibility accounting in the
public administrative units which has income." Journal of Socio-Economic information and
forecasting, (120), p. 35-40.
3) Nguyen Thi Lan Anh, Vu Thi Minh (2016), "Strengthening financial management of
financial expenses at Vietnam - Sweden hospital in Uong Bi, Quang Ninh ", Journal of Science and
Technology, (152) , p.123-130.
4) Nguyen Thi Lan Anh (2016), "Requires application responsibility accounting in public

hospitals under the Ministry of Health in the mountainous provinces of Northern Vietnam", Journal
of Auditing and Accounting, p.54-56.
5.2. Guide students scientific research: 02 researchs
1) Research topic: Improving the management capacity of Vietnam-Sweden Hospital
Uong Bi Quang Ninh in conditions of implementing financial management autonomy mechanism
- Code number: SV2016-AC-009
- Coordinator: Nguyen Thi Ngoc Yen
- Implementing institution: Thai Nguyen university of Economics and Business
Administration - TNU
- Duration: 03/2016-03/2017
- Acceptance research in April 2017, research classfication: Good
2) Research topic: Strengthen the management of the use of funds for health care
activities at Thai Nguyen General Hospital
- Code number: SV2016-AC-004
- Coordinator: Nguyen Thi Thuy
- Implementing institution: Thai Nguyen university of Economics and Business
Administration - TNU


10

- Duration: 03/2016-03/2017
- Acceptance research in April 2017, research classfication: Good
6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of research results
* Transfer alternatives of research results:
- Products related to the field of research (article articles published in reputable journals,
scientific research products of students have been tested and announced) and the information was
updated on the website qlkh.tnu.edu.vn of Thai Nguyen University. These are transferable
information channels to the application addresses of public hospitals under the Ministry of Health
in the mountainous provinces of northern Vietnam.

- The method of transferring the research results of the research can be implemented
through the organization of workshops or direct test proposals with leaders and managers of the
hospital so that the administrators can see the values of responsibility accounting model from
which to influence and implement for each hospital.
* Application institutions, impacts and benefits of research results:
- The responsibility accounting controll the activities and evaluating the effectiveness of
each department in the hospital. The establishment of responsibility centers in hospitals will help
managers to manage closely and effectively the investment; revenues and expenditures; differences
revenues and expenditures in the hospital. Especially, the use of assessment criteria in
responsibility accounting model will assess the operational efficiency of the management in
responsibility centers.
- Public hospitals under the Ministry of Health in the northern mountainous provinces of
Vietnam, including Thai Nguyen General hospital and Vietnam-Sweden hospital in Uong Bi
Quang Ninh can be considered the research results as a reference to the application of
responsibility accounting model in hospitals. The research also has wider implications for all
public hospitals under the Ministry of Health, Department of Health and private hospitals, where
can refer to and apply the model depending on the characteristics of each type of hospital.
LỜI MỞ ĐẦU
Tổng quan các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài ở trong nước và ngoài nước
a) Ngoài nước
- Năm 1952, công trình “Responsibility accounting” đăng trên tạp chí The Arthur Andersen
chronicle, Higgins
- Năm 1962, công trình “Fundamentals of Responsibility Accounting”, tác giả Martin N. Kellogg.
Cũng trong năm này, tác giả Joeph P.Vogel trong bài viết “Rudiments of Responsibility Accounting
in Public Utilities” đã đề cập đến KTTN một cách cụ thể hơn trong ngành sản xuất điện.
- Năm 1963, tác giả N.J.Gordon khi tìm hiểu về KTTN, trong công trình “Toward a Theory of
Responsibility Accounting Systems”
- Năm 1981, trong bài viết “The Relationship between self-disclosure style and attitudes to
Responsibility Accounting”, tác giả Ahmed Riahi-Belkaoui đưa ra các điều kiện để thực hiện KTTN.
- Năm 1991, nhà kinh tế Horngren và Foster cho rằng: Các TTTN là bộ phận, là các phân đoạn

hoặc các tiểu đơn vị của một tổ chức có nhà quản lý chịu trách nhiệm cụ thể trong mỗi hoạt động
của bộ phận.
- Năm 1992, nhóm các tác giả Brian P. Bloomfied Rod Coombs, David J. Cooper, David Rea đã
nghiên cứu về KTTN trong các bệnh viện tại nước Anh trong công trình “Machines and
manoeuvres: Responsibility Accounting and the construction of Hospital imfomation systems”.


11

- Năm 1997, nhóm các tác giả Shih, Michael xem xét KTTN trong lĩnh vực quản lý cây trồng trong
tác phẩm: “Responsibility Accounting and Controllability: Determinants of Performation
Evaluation Systems for Plant Managers in Canada
- Năm 2002, tác giả người Trung Quốc Z. Jun Lin and Zengbiao Yu đã nghiên cứu về KTTN trong
lĩnh vực sắt thép tại Công ty Han Dan với công trình: “Responsibility cost control system in China:
a case of management, accounting application”.
- Năm 2004, tác giả Freeman, L Neal lại nhấn mạnh hơn nữa về cơ chế kiểm soát tài chính.
- Năm 2007, các tác giả người Pháp Larmande, Francois and Ponssard, Jean Pierre nghiên cứu về
KTTN trong công trình: “Responsibility Accounting with a Privately Informed”.
- Năm 2008, KTTN được sử dụng để quản lý các mối quan hệ giữa các TTTN để đạt được mục tiêu
chung của đơn vị là nhận định của các tác giả Rowe, Casey và các cộng sự.
- Một trong những nghiên cứu quan trọng về KTTN trong năm 2012 đó là nghiên cứu của các tác giả
Sajad Gholami và cộng sự trong tác phẩm: “Social Responsibility Accounting: From Theory to
Practice”.
b) Trong nước
- Năm 1995, luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Việt: “Vấn đề hoàn thiện kế toán Việt Nam” đã đề
xuất phương hướng và giải pháp xây dựng hệ thống KTTC và KTQT ở Việt Nam.
- Năm1997, luận án phó giáo sư của tác giả Phạm Văn Dược nghiên cứu về: “Phương pháp xây
dựng nội dung và tổ chức vận dụng KTQT vào doanh nghiệp Việt Nam” đã đề cập đến vai trò, nội
dung của KTQT.
- Năm 2002, tác giả Lê Đức Toàn với luận án tiến sĩ “KTQT và phân tích chi phí sản xuất trong

ngành sản xuất công nghiệp”; luận án “Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo KTQT và tổ
chức vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam” của tác giả Phạm Quang hay luận án “Tổ chức
KTQT chi phí và giá thành trong doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam” của tác giả Trần Văn Dung.
- Những năm 2004, 2007, nghiên cứu KTQT trong ngành dệt may: “Xây dựng hệ thống KTQT trong
các doanh nghiệp dệt may Việt Nam” của tác giả Dương Thị Mai Hà Trâm (2004); tác giả Nguyễn
Thanh Quý với nghiên cứu: “Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế phục vụ quản trị doanh nghiệp kinh
doanh bưu chính viễn thông” (2004); “Xây dựng mô hình KTQT chi phí cho các doanh nghiệp sản
xuất dược phẩm Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Thủy (2007); “Tổ chức KTQT chi phí và giá thành
sản phẩm trong các doanh nghiệp thuộc ngành giống cây trồng Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quốc
Thắng (2007).
- Từ năm 2009 đến nay, các công trình nghiên cứu về KTTN đã được các tác giả đề cập một các trực
tiếp và đã dần khai thác được từng nội dung của KTTN. Đề tài cấp bộ “Thiết kế hệ thống báo cáo
KTTN bộ phận cho các nhà quản trị trong doanh nghiệp sản xuất Việt Nam” của tác giả Phạm Văn
Dược đã xây dựng chi tiết hệ thống báo cáo trách nhiệm cho từng TTTN được thiết lập ở các doanh
nghiệp sản xuất. Đề tài nghiên cứu khoa học của tác giả Phạm Văn Dược năm 2010: “Tổ chức hệ
thống báo cáo kế toán đánh giá trách nhiệm bộ phận trong doanh nghiệp thương mại tại Việt Nam”;
Luận án của tiến sĩ Trần Văn Tùng: “Xây dựng hệ thống báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị trong
công ty niêm yết ở Việt Nam” đã nghiên cứu về mặt lý luận và tổ chức KTTN trong các công ty niêm
yết ở Việt Nam.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Minh Phương “Xây dựng mô hình KTTN trong các doanh
nghiệp sản xuất sữa Việt Nam” (2012). Lần đầu tiên mô hình KTTN được tiếp cận một các khá đầy
đủ từ tổng quan về lý luận KTTN cho đến việc thiết kế mô hình KTTN cho các doanh nghiệp sản
xuất sữa ở Việt Nam.
- Nghiên cứu về KTTN trong luận án tiến sĩ “Tổ chức KTTN trong các tổng công ty xây dựng thuộc
Bộ giao thông vận tải” của tác giả Nguyễn Hữu Phú, Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh (2014)
nhấn mạnh khái niệm KTTN ở khía cạnh là một hệ thống thông tin nhằm phân loại dữ liệu theo các
bộ phận, chịu trách nhiệm và báo cáo hoạt động của các bộ phận theo doanh thu, chi phí có thể kiểm
soát được.



12

1. Tính cấp thiết của đề tài
KTTN là hệ thống kế toán tập hợp kết quả theo lĩnh vực, phạm vi khác nhau do một nhà quản
trị chịu trách nhiệm giám sát và đánh giá kết quả theo từng bộ phận trong đơn vị. KTTN quan tâm
đến việc các nhà quản trị được giao trách nhiệm kiểm soát và điều hành một hoạt động, bộ phận trong
đơn vị. Để đảm bảo được việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong từng hoạt động đòi hỏi phải xây
dựng mạng lưới TTTN. Các TTTN được hình thành trên cơ sở đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động
cũng như đặc điểm sản phẩm, dịch vụ trong đơn vị. KTTN phù hợp với những đơn vị có quy mô lớn,
cơ cấu tổ chức phân cấp, phân quyền. Các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi
phía Bắc chính là môi trường tốt để KTTN phát huy hiệu quả. Trước những yêu cầu cấp thiết đặt ra
của ngành y tế trong lĩnh vực quản lý, đề tài đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kế toán trách nhiệm
trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu: Mục tiêu chung của đề tài là đề xuất, thiết kế, bổ sung nội dung của
KTTN sử dụng cho các đơn vị SNCL nói chung và cụ thể là các bệnh viện công lập trực thuộc
BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam nói riêng.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu nội dung của KTTN trong các bệnh viện công lập trực thuộc
BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
- Về thời gian: Các thông tin, số liệu được tác giả sẽ điều tra, thu thập từ năm 2015 đến nay.
3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu nội dung cơ bản của KTTN trong các đơn vị SNCL.
- Nghiên cứu thực trạng KTTN trong các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền
núi phía Bắc Việt Nam.
- Đề xuất phương hướng sử dụng, giải pháp hoàn thiện nội dung KTTN cho các bệnh viện
công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
3.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Cách tiếp cận

* Tiếp cận ngành: Phương pháp tiếp cận ngành nhằm nghiên cứu một cách tổng quan
chung về ngành y tế trong công tác quản lý cũng như trong bộ máy kế toán. Tác giả sẽ đánh giá,
xem xét các ảnh hưởng chung của ngành đến từng bệnh viện ở các khía cạnh liên quan đến nội
dung của KTTN như công tác quản lý bệnh viện, kiểm soát hoạt động, phân cấp quản lý...
* Tiếp cận cơ sở: Trên cơ sở lý luận chung về nội dung KTTN, tác giả sẽ có hướng tiếp cận
tới các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Trong bước tiếp
cận này tác giả sẽ khảo sát từng nội dung có ảnh hưởng trực tiếp đến KTTN như phân cấp, phân
quyền trong bộ máy quản lý; vai trò của các khoa chuyên môn, phòng ban chức năng trong việc
quản lý thu, chi tại các bệnh viện,...
3.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
3.2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập tài liệu sơ cấp: Thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn phi cấu trúc
(phỏng vấn sâu) và bằng phương pháp bảng hỏi (phương pháp sử dụng phiếu điều tra).
* Thu thập tài liệu thứ cấp: Thông tin thứ cấp được thu thập tại BYT và các nguồn tài liệu
như: Sách, báo, tạp chí chuyên ngành, website, các báo cáo tổng kết và hội thảo của ngành y tế.
3.2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Các thông tin, tài liệu, số liệu sau khi thu thập được tiến hành phân loại, chọn lọc, hệ thống
hoá để sử dụng một cách linh hoạt cho từng nội dung nghiên cứu.
Các thông tin được hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong quá trình sử dụng
3.2.2.3. Phương pháp phân tích


13

Phương pháp tổng quan lịch sử; phương pháp thống kê mô tả; phương pháp phân tích so
sánh; phương pháp đánh giá có sự tham gia của các chuyên gia; phương pháp suy luận logich.
4. Những đóng góp của đề tài
* Những đóng góp về mặt lý luận:
- Hệ thống hóa và phát triển những vấn đề lý thuyết về KTTN như tính kiểm soát; sự phân
cấp, phân quyền trong KTTN, hình thành các TTTN và hệ thống các phương pháp để đánh giá hiệu

quả của các TTTN đó. Các vấn đề nêu ra được phân tích sâu sắc, logic và khoa học.
- Nghiên cứu đặc điểm của các đơn vị SNCL cùng với những kinh nghiệm vận dụng KTTN
ở các nước châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á, từ đó rút ra bài học vận dụng ở Việt Nam.
* Những đóng góp về mặt thực tiễn:
- Phản ánh được thực trạng KTTN trong các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh
miền núi phía Bắc, xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến KTTN và đánh giá mức độ quan tâm của
các nhà quản trị bệnh viện đến hệ thống KTTN.
- Trên cơ sở đánh giá được những nội dung của KTTN ở các bệnh viện đã làm được và
những vấn đề cần phải thực hiện, đề tài đưa ra phương hướng và đề xuất cụ thể trong việc hoàn
thiện, thiết lập và vận hành hệ thống KTTN trong các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các
tỉnh miền núi phía Bắc.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU CÔNG LẬP
1.1. Khái niệm về đơn vị sự nghiệp có thu công lập
Có nhiều định nghĩa về đơn vị SNCT, mỗi quan điểm lại nhìn nhận dưới các góc độ khác
nhau, các quan điểm đó khi hỗ trợ bổ sung cho nhau sẽ đưa ra một khái niệm hoàn thiện hơn. Có
thể hiểu về đơn vị SNCT như sau: Đơn vị SNCT là những đơn vị do Nhà nước thành lập, sử dụng
một phần kinh phí do NSNN cấp và thực hiện các hoạt động có thu như cung cấp sản phẩm, dịch
vụ công trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật như giáo dục, y tế, văn hóa…
1.2. Bản chất và vai trò của kế toán trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp có thu công lập
1.2.1. Bản chất của kế toán trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp có thu công lập
- KTTN là một nội dung cơ bản của KTQT, là quá trình thu thập, xử lý, tổng hợp, phân tích
và cung cấp cấp các thông tin tài chính, phi tài chính dưới dạng báo cáo.
- KTTN được áp dụng ở những đơn vị có sự phân cấp, phân quyền trong cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý, biểu hiện của nó là việc thiết lập trách nhiệm, quyền hạn cho cá nhân nhà quản lý
trong mỗi bộ phận thông qua các chỉ tiêu, công cụ và báo cáo bộ phận.
- Nhà quản trị sử dụng KTTN để kiểm soát các hoạt động và đánh giá hiệu quả của từng bộ
phận trong một tổ chức.
- Hệ thống KTTN hoạt động có hiệu quả là một hệ thống có một cấu trúc tổ chức thích hợp

nhất với môi trường tổ chức hoạt động, với chiến lược tổng hợp của tổ chức.
1.2.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp có thu công lập
- KTTN thực hiện việc phân cấp, phân quyền trong một tổ chức thành những TTTN khác
nhau và xác định sự đóng góp của từng TTTN vào lợi ích chung của tổ chức.
- KTTN cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả hoạt động
của những nhà quản lý các TTTN trong một tổ chức, do đó sẽ ảnh hưởng đến cách thức thực hiện
hành vi của họ.
- KTTN có vai trò trong công tác kiểm soát và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận trong một
tổ chức thông qua các phương pháp, tiêu chí đánh giá cụ thể.


14

- KTTN thúc đẩy các nhà quản lý các trung tâm điều hành bộ phận của mình theo phương
pháp, cách thức phù hợp với những mục tiêu cơ bản của tổ chức.
1.2.3. Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp có thu
công lập
Nhà quản trị cấp cao; nhà quản trị cấp trung gian; nhà quản trị cấp cơ sở
1.3. Nội dung của kế toán trách nhiệm trong các đơn vị sự nghiệp có thu công lập
Nội dung của KTTN trong các đơn vị SNCT công lập bao gồm: (1) Sự phân cấp, phân
quyền quản lý trong các đơn vị; (2) Phương pháp sử dụng trong KTTN; (3) Thiết lập các TTTN và
đánh giá hiệu quả của các trung tâm đó; (4) Đánh giá kết quả của KTTN thông qua các báo cáo
trách nhiệm.
1.3.1. Sự phân cấp, phân quyền quản lý trong các đơn vị sự nghiệp có thu công lập
1.3.1.1. Nhân tố ảnh hưởng đến sự tập trung hay phân quyền trong một đơn vị
1.3.1.2. Nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu bộ máy quản lý
1.3.1.3. Các mô hình phân cấp quản lý
1.3.2. Hệ thống các phương pháp sử dụng trong kế toán trách nhiệm
1.3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý các thông tin kế toán
1.3.2.2. Phương pháp lập dự toán

1.3.2.3. Phương pháp phân tích, đánh giá trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm
1.3.3. Thiết lập các trung tâm trách nhiệm và đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm đó
trong đơn vị sự nghiệp có thu công lập
1.3.3.1. Bản chất của trung tâm trách nhiệm
- TTTN như một hệ thống xử lý các luồng thông tin ban đầu để tạo ra kết quả là các thông
tin có thể sử dụng được cho hệ thống.
- Kết quả của trung tâm chi phí được đo lường bằng tính hiệu quả và hiệu suất.
1.3.3.2. Phân loại các trung tâm trách nhiệm
* Trung tâm chi phí: Là TTTN mà nhà quản lý chỉ chịu trách nhiệm hoặc chỉ có quyền
kiểm soát về chi phí mà không có quyền kiểm soát về nguồn thu, chênh lệch thu, chi hay các khoản
đầu tư. Nhiệm vụ của trung tâm chi phí bao gồm: Lập dự toán chi phí; phân loại chi phí thực tế
phát sinh; so sánh chi phí thực tế với định mức chi phí tiêu chuẩn.
* Trung tâm thu: Là TTTN mà người quản lý chịu trách nhiệm về các khoản thu được tạo
ra, không chịu trách nhiệm về lợi nhuận hay vốn đầu tư. Trung tâm thu thường gắn với bậc quản lý
cấp trung và cấp cơ sở. Trong hoạt động quản lý của đơn vị, trung tâm thu có thể quyết định việc
tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ trong đơn vị, đây là cơ sở quan trọng để các nhà quản trị lên kế hoạch và
lập dự toán tiêu thụ sao cho phù hợp với điều kiện hoạt động và lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
* Trung tâm chênh lệch thu, chi: Là TTTN mà người quản lý chịu trách nhiệm về cả các
khoản thu và chi phí. Hay nói cách khác, TTTN chịu trách nhiệm về hoạt động có thu của đơn vị sự
nghiệp cũng như việc tiêu thụ hay “đầu ra” của hoạt động sự nghiệp có thu đó.
* Trung tâm đầu tư: Trung tâm đầu tư là TTTN mà nhà quản lý chịu trách nhiệm về cả
các nguồn thu và chi phí, xác định vốn hoạt động và những quyết định đầu tư vốn. Nhà quản lý của
trung tâm đầu tư là nhà quản trị cấp cao nhất. Toàn đơn vị như một tổng thể chi nhánh hoạt động,
nhóm hoạt động, bộ phận.


15

1.3.3.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm
* Đánh giá hoạt động của trung tâm chi phí: Chi phí tối thiểu và chênh lệch thu, chi tối

đa là mong nuốn của nhà quản trị ở trung tâm chi phí. Để đạt được mục tiêu này, nhà quản trị cần
biết được nguồn gốc của chi phí, từ đó tìm ra nguyên nhân và giải pháp để kiểm soát chi phí. Về cơ
bản các nhà quản trị sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp số chênh lệch để đánh giá hoạt
động của trung tâm này.
* Đánh giá hoạt động của trung tâm thu: Mục đích của trung tâm thu là đạt được các
khoản thu lớn nhất có thể. Do vậy nhiệm vụ của các nhà quản trị trung tâm là xây dựng các kế
hoạch chiến lược tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của các hoạt động có thu trong đơn vị. Kết quả hoạt
động của trung tâm cũng được đánh giá trên cơ sở phương pháp so sánh. Từ đó tìm ra các giải pháp
cụ thể thúc đẩy khối lượng tiêu thụ và cơ cấu tiệu thụ sản phẩm, dịch vụ.
* Đánh giá hoạt động của trung tâm chênh lệch thu, chi: Nhà quản trị trung tâm chênh
lệch thu, chi phải chịu trách nhiệm về cả nguồn thu và chi phí của đơn vị. Mục đích của trung tâm
chênh lệch thu, chi là tối đa hóa các khoản chênh lệch thu, chi, đồng nghĩa với việc tối thiểu hóa
chi phí. Để đánh giá hoạt động của trung tâm chênh lệch thu, chi, các nhà quản trị sử dụng phương
pháp so sánh lợi nhuận thực hiện với lợi nhuận dự toán; sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá khả năng
sinh lời và tính hiệu quả của trung tâm.
* Đánh giá hoạt động của trung tâm đầu tư: Để đánh giá hoạt động của trung tâm đầu tư,
nhà quản trị trung tâm có thể sử dụng các phương pháp so sánh nguồn thu và chi phí có thể kiểm
soát được giữa thực tế với dự toán; phương pháp phân tích theo mô hình Dupont để phân tích các
chỉ tiêu cơ bản đánh giá thành quả hoạt động của trung tâm.
1.3.4. Đánh giá kết quả của kế toán trách nhiệm qua các báo cáo kế toán trách nhiệm
1.3.4.1. Trình tự của báo cáo kế toán trách nhiệm
Sự vận động thông tin trong hệ thống báo cáo KTTN bắt đầu từ cấp quản trị thấp nhất
trong tổ chức cho đến cấp quản trị cao nhất. Trình tự báo cáo trong hệ thống KTTN qua sơ đồ sau:
Báo cáo trách nhiệm của
nhà quản lý cấp cơ sở

Báo cáo trách nhiệm của
nhà quản lý cấp trung

Báo cáo trách nhiệm

của nhà quản lý cấp cao

Sơ đồ 1.1: Trình tự báo cáo trong hệ thống kế toán trách nhiệm
1.3.4.2. Đặc điểm của hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm
1.3.4.3. Nội dung báo cáo kế toán trách nhiệm gắn với trung tâm trách nhiệm
Báo cáo KTTN được thiết kế chứa đựng những thông tin về các dữ liệu tài chính và phi tài
chính có thể kiểm soát được theo các TTTN trong một tổ chức và cho các cấp quản lý khác nhau. Báo
cáo trách nhiệm của mỗi trung tâm phải tương thích với cấu trúc tổ chức của một đơn vị. Theo đó,
tương ứng với mỗi trung tâm là các báo cáo KTTN khác nhau, cụ thể: Báo cáo KTTN tại trung tâm
chi phí; báo cáo KTTN tại trung tâm thu, báo cáo KTTN tại trung tâm lợi chênh lệch thu, chi; báo
cáo KTTN tại trung tâm đầu tư
1.4. Kế toán trách nhiệm ở một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam


16

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ
Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Việt Nam
2.1.1. Hệ thống các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
Hệ thống các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều là các
đơn vị SNCL có nguồn thu từ NSNN, phí, lệ phí và thu sự nghiệp khác, bao gồm có Bệnh viện đa
khoa TW Thái Nguyên, Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí và đều có chung một số đặc điểm
chung: Đều là các bệnh viện hệ chữa bệnh thuộc tuyến TW, chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên
khoa sâu, phức tạp, đòi hỏi kĩ thuật cao, trang thiết bị tốt, mang tính khu vực hay quốc gia; Là các
bệnh viện đa khoa thực hiện chẩn đoán và điều trị hầu hết các loại bệnh; Là các bệnh viện có quy
mô vừa và nhỏ: Có số lượng lao động dưới 1000 người và có số gường bệnh dưới 1000 gường

bệnh; Dưới góc độ tự chủ về tài chính: Xét theo mức độ tự chủ về tài chính, các bệnh viện công lập
trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều là các bệnh viện tự đảm bảo một phần kinh phí
hoạt động thường xuyên (Thuộc nhóm 2 theo phân loại của Nghị định 43/2006/NĐ-CP).
2.1.2. Tình hình quản lý tài chính tại các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền
núi phía Bắc Việt Nam
2.1.2.1. Mô hình bộ máy kế toán và hình thức kế toán
- Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức
tập trung hay còn gọi là tổ chức kế toán một cấp.
- Hình thức kế toán áp dụng: Hiện nay tất cả các bệnh viện đều làm kế toán máy được viết
sẵn trên các phần mềm kế toán máy Misa. Hình thức kế toán áp dụng tại là hình thức Nhật ký
chung. Hình thức kế toán có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lập hệ thống kế toán và BCTC trong các
bệnh viện.
2.1.2.2. Quản lý tài chính tại các bệnh viện
Theo hướng dẫn của Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ đối với các đơn vị
SNCL và Nghị định 85/2012/NĐ-CP áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp y tế công lập tính đến thời
điểm hiện nay, các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều là các
bệnh viện tự chủ một phần kinh phí hoạt động thường xuyên. Các bước trong quy trình lập dự toán
được chia theo các bước nhỏ hơn gồm: Lập dự toán thu, chi; giao dự toán thu, chi; thực hiện dự
toán thu, chi; lập quyết toán và duyệt quyết toán thu, chi.
2.2. Thực trạng nội dung kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y
tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
2.2.1. Thực trạng về sự phân cấp, phân quyền quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ
Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Bộ máy quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc ở
Việt Nam được tổ chức theo mô hình trực tuyến-chức năng. Tùy đặc thù của từng bệnh viện
chuyên khoa hay đa khoa mà các khoa chuyên môn hay khoa cận lâm sàng được bố trí phù hợp.
Về cơ bản, cơ cấu tổ chức quản lý trong các bệnh viện đã có sự phân cấp, phân quyền rõ
ràng rõ ràng. Từ lãnh đạo cao nhất (Ban giám đốc) bệnh viện tới các phòng ban chức năng và các
khoa chuyên môn đã được phân công, phân quyền, chịu trách nhiệm về công việc của bộ phận
mình. Đây là một trong những điều kiện cần thiết để có thể vận dụng KTTN trong bệnh viện. Bộ

máy quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
được thể hiện qua sơ đồ sau:


17

BAN GIÁM ĐỐC
Các phòng chức năng

Các khoa
lâm sàng

Các khoa
cận lâm sàng

Các trung tâm,
viện nghiên cứu

Các bộ phận: Nhà thuốc bệnh
viện, Bộ phận dịch vụ khác...

Mối quan hệ trực tuyến
Mối quan hệ chức năng
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy quản lý tại các bệnh viện công lập trực thuộc BYT
ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
2.2.2. Thực trạng các phương pháp kế toán trách nhiệm trong các Bệnh viện công lập trực
thuộc Bộ Y tế ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam
2.2.1.1. Phương pháp thu thập và xử lý các thông tin kế toán tại các bệnh viện công lập trực thuộc
Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc
- Chứng từ kế toán: Hệ thống chứng từ kế toán áp dụng tại các bệnh viện trực thuộc BYT

hiện nay về cơ bản được thực hiện theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC và các văn bản pháp luật
khác có liên quan, gồm các chứng từ hướng dẫn và các chứng từ bắt buộc. Ngoài ra, các bệnh viện
còn sử dụng các chứng từ liên quan đến hoạt động khám chữa bệnh theo mẫu hướng dẫn của Nhà
nước và theo Quyết định 144/BYT/QĐ ngày 31/1/1997 của BYT hướng dẫn kế toán đặc thù cho
các đơn vị sự nghiệp y tế.
- Tài khoản kế toán: Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng tại các bệnh viện hiện nay theo Quyết
định 19/2006/QĐ-BTC, Thông tư 185/2010/TT-BTC, chi tiết theo mục lục NSNN cho từng loại kinh
phí hoạt động, kinh phí dự án theo Quyết định 33/2008/QĐ-BTC, Thông tư 30/2011/TT-BTC.
- Sổ sách và báo cáo tài chính: Mẫu sổ sách và BCTC trong các bệnh viện công lập trực
thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc được lập thực hiện theo quy định tại Quyết định
19/2006/QĐ-BTC và Thông tư 185/2010/TT-BTC.
2.2.1.2. Phương pháp xây dựng định mức và lập dự toán tại các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ
Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
* Xây dựng định mức chi phí:
- Định mức về lượng: Căn cứ vào Thông tư 06/2009/TT-BYT, các khoa chuyên môn, phòng
ban sẽ xác định được mức chi cụ thể cho một ca phẫu thuật, dịch vụ. Phòng kế hoạch tổng hợp tham
mưu cho hội đồng tư vấn khoa học kỹ thuật bệnh viện xem xét và duyệt định mức chi phí.
- Định mức về đơn giá: Đơn giá về các dịch vụ y tế cụ thể cho đối tượng có thẻ BHYT
được quy định tại Thông tư 37/2015/TTLT ngày 20/10/2015, đối tượng không có thẻ BHTY tại
Thông tư 02/2017/TTLT.
* Lập dự toán:
- Đối với dự toán thu, được chi tiết theo từng nội dung thu: Thu bảo hiểm, thu viện phí, thu
dịch vụ khám chữa bệnh theo yêu cầu…
- Đối với dự toán chi, được chi tiết theo từng nhiệm vụ chi, chi tiết theo mục lục NSNN.
Căn cứ vào dự toán từng bệnh viện gửi về, BYT sẽ tổng hợp, xem xét và ra quyết định giao
dự toán cho từng bệnh viện
2.2.1.3. Phương pháp kiểm tra, kiểm soát kế toán tại các bệnh viện
Công việc kiểm tra, kiểm soát là một trong những nội dung quan trọng của KTTN.
Trong các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc công tác kiểm tra được



18

tiến hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngoại kiểm và kiểm tra nội bộ trong bệnh viện
được thực hiện theo Quyết định 67/2004/QĐ-BTC ban hành quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế
toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN.
2.2.3. Thực trạng các trung tâm trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
2.2.2.1. Tổ chức hoạt động tại các bệnh viện
Các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc do Nhà nước ra quyết
định thành lập và chịu sự quản lý trực tiếp của BYT, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do BYT
giao phó được quy định cụ thể trong “Điều lệ tổ chức và hoạt động của các bệnh viện trực thuộc
BYT” ban hành theo Quyết định 5571/QĐ-BYT ngày 29/12/2006.
Có thể tóm tắt hoạt động của các bệnh viện trực thuộc BYT qua sơ đồ sau:
Hoạt động của bệnh viện công lập trực thuộc
BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Hoạt động
sự nghiệp

Hoạt động SXKD dịch
vụ và hoạt động khác

Hoạt động khám chữa
Hoạt động
Hoạt động
dịch vụ
bệnh
theo
yêu

cầu
không thường
khác
xuyên
Sơ đồ 2.2: Hoạt động của các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế công lập
trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

Hoạt động
thường xuyên

2.2.2.2. Sự hình thành các trung tâm trách nhiệm trong kế toán trách nhiệm tại các bệnh viện
* Mô tả đặc điểm hoạt động của các bệnh viện dẫn đến việc hình thành trung tâm đầu tư:
Ban giám đốc bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc là cơ quan
đầu não trong mỗi bệnh viện, có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết sách nhằm thực hiện
các khoản mục đầu tư và phát triển chiến lược bệnh viện. Theo đó, với những mô tả trên: Nếu xem
xét KTTN dưới góc độ các TTTN trong bệnh viện thì Ban giám đốc bệnh viện công lập trực thuộc
BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc hình thành lên trung tâm đầu tư của bệnh viện.
* Mô tả đặc điểm hoạt động của các bệnh viện dẫn đến việc hình thành trung tâm thu, trung
tâm chi phí:
Lãnh đạo các Bệnh viện thực hiện nguyên tắc thu, chi trong đơn vị SNCL đó là nguyên tắc
tập trung thu và phân cấp chi:
Các bệnh viện thực hiện phân cấp chi: Căn cứ vào dự toán được phê duyệt kết hợp với quy
chế chi tiêu nội bộ tại Bệnh viện sẽ thực hiện phân cấp chi tới từng phòng ban; khoa chuyên môn;
trung tâm, viện nghiên cứu chuyên môn với các nội dung chi cụ thể: Chi cho con người, chi hoạt
động chuyên môn, chi đầu tư mua sắm TSCĐ, chi quản lý hành chính, chi khác. Dưới góc độ
TTTN trong KTTN thì trung tâm chi phí được hình thành từ các bộ phận này từ là trung tâm chi
phí được hình thành ở các phòng ban chức năng; khoa lâm sàng; khoa cận lâm sàng và viện nghiên
cứu chuyên môn trong bệnh viện.
Các bệnh viện thực hiện tập trung thu: Các khoản thu từ hoạt động khám chữa bệnh gồm
viện phí, thu BHTY từ cơ quan BHXH theo Thông tư 37/2015/TTLT ngày 20/10/2015 và Thông tư

02/2017/TTLT. Các khoản thu này được phòng tài chính kế toán tập trung thu và quản lý thống
nhất nguồn thu của bệnh viện để xác định tổng nguồn thu trong bệnh viện. Tuy nhiên, phòng kế
toán-tài chính của bệnh viện là bộ phận phòng ban chức năng thực hiện chỉ đạo của Giám đốc bệnh
viện mà không có quyền quyết định nguồn thu. Như vậy, đối với các nguồn thu trong bệnh viện cần


19

xác định rõ trung tâm thu để phân công trách nhiệm đến nhà quản lý tại trung tâm nhằm khai thác
và sử dụng có hiệu quả nguồn thu ở các khoa chuyên môn.
* Mô tả đặc điểm hoạt động của các bệnh viện dẫn đến sự hình thành trung tâm chênh lệch
thu, chi:
Đối với các hoạt động SXKD dịch vụ của các bệnh viện như thu từ dịch vụ chăm sóc toàn
diện, thu từ nhà thuốc bệnh viện, các trung tâm (khoa) khám chữa bệnh theo yêu cầu, các bộ phận
khác thực hiện các hoạt động dịch vụ trông xe, cho thuê xe, dịch vụ cho thuê mặt bằng, nhà tang lễ,
căng tin và các dịch vụ khác...được hạch toán riêng và phải thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT và thuế
TNDN, số lãi (chênh lệch thu, chi của hoạt động SXKD dịch vụ sau khi trừ số thuế phải nộp) sẽ
được bổ sung nguồn kinh phí hoạt động để sử dụng cho hoạt động sự nghiệp. Nếu các mô tả trên
được nhìn nhận đưới góc độ các TTTN trong KTTN thì các bộ phận trực thuộc các bệnh viện công
lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Nhà thuốc bệnh viện, các trung tâm (khoa)
khám chữa bệnh theo yêu cầu, các bộ phận khác thực hiện các hoạt động dịch vụ trông xe, cho thuê
xe, dịch vụ cho thuê mặt bằng, nhà tang lễ, căng tin và các dịch vụ khác...là các trung tâm chênh
lệch thu, chi trực thuộc các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc đang
đề cập.
Nếu KTTN được xét trên quy mô tổng thể toàn bệnh viện mỗi bệnh viện chính là trung
tâm chênh lệch thu chi lớn. Các trung tâm chênh lệch thu chi nhỏ hơn trực thuộc bệnh viện là: Nhà
thuốc bệnh viện, các trung tâm (khoa) khám chữa bệnh theo yêu cầu, các bộ phận khác thực hiện
các hoạt động dịch vụ trông xe, cho thuê xe, dịch vụ cho thuê mặt bằng, nhà tang lễ, căng tin và các
dịch vụ khác...
Tóm lại, qua những mô tả, nhận diện trên cho thấy các TTTN có thể được hình thành tại

bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây sẽ là một trong những dẫn
chứng minh họa cho việc thiết lập các TTTN trong KTTN tại các bệnh viện công lập trực thuộc
BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc được đề tài xây dựng trong chương 3.
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế
ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
2.3.1. Về cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
- Các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc đều có bộ máy quản
lý được phân cấp rõ ràng và tổ chức theo mô hình trực tuyến-chức năng.
- Ban giám đốc bệnh viện là nhà quản trị cấp cao nhất chịu trách nhiệm điều hành quản lý
để tạo ra các nguồn thu và tiến hành phân cấp chi tới từng phòng ban, các khoa chuyên môn theo
tiêu chuẩn, chế độ, định mức quy định của Nhà nước và theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Các trưởng phòng ban, trưởng khoa, giám đốc trung tâm, giám đốc viện nghiên cứu
chuyên môn chuyên sâu, lãnh đạo các bộ phận thực hiện các hoạt động SXKD dịch vụ trực thuộc
bệnh viện là nhà quản trị cấp cơ sở trực tiếp quản lý bộ phận của mình về các hoạt động theo chức
năng, nhiệm vụ được giao cũng như quản lý các khoản chi trong bộ phận của mình theo quy định
của Nhà nước và của bệnh viện.
Như vậy, về cơ bản bộ máy quản lý trong các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các
tỉnh miền núi phía Bắc đã có sự phân cấp rõ ràng, từ đó có sự phân quyền đến từng đối tượng quản
lý. Đây là một trong những cơ sở để có thể hình thành các TTTN tương ứng với các bộ phận trong
các bệnh viện.
2.3.2. Về hệ thống các phương pháp kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực
thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
- Việc sử dụng các phương pháp trong xây dựng định mức và lập dự toán: Các bệnh viện
công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc ở Việt Nam đều thực hiện việc xây dựng dự


20

toán, đây là một điều thuận lợi trong việc thiết kế hệ thống KTTN tại các bệnh viện ở khía cạnh

phân cấp, phân quyền trách nhiệm.
- Việc sử dụng các phương pháp trong thiết lập chứng từ, sổ sách và lập BCTC: Về cơ bản
hiện nay chế độ chứng từ, sổ sách và lập BCTC đều được các bệnh viện thực hiện chế độ kế toán
HCSN ban hành theo Quyết định 19/2006-BTC. Tuy nhiên, các phương pháp sử dụng trong hệ
thống kế toán còn sơ sài, mang tính truyền thống và thủ công. Mặc dù phần mềm kế toán đã được
sử dụng nhưng mới chỉ dừng lại ở việc thiết kế mẫu chứng từ, sổ sách, báo cáo tài chính trên nền
giao diện sẵn có mà kế toán chưa sử dụng các phương pháp hiện đại để phân tích số liệu kế toán
như phương pháp Dupont, phương pháp thẻ điểm cân bằng BSC hoặc phương pháp KM Star…
2.3.3. Trung tâm trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền
núi phía Bắc Việt Nam
Trên thực tế, các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc chưa
vận dụng KTTN trong quá trình quản lý bệnh viện nên việc hình thành các TTTN trong các bệnh
viện là chưa rõ nét. Tuy nhiên, nếu nhận diện TTTN dựa vào các yếu tố có ảnh hưởng đến KTTN
thì hiện nay tại các phòng ban, các khoa chuyên môn (khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng) hay các
trung tâm, viện nghiên cứu chuyên môn, các đơn vị dịch vụ khác trực thuộc bệnh viện...đã và đang
thực hiện các nhiệm vụ trên cơ sở được phân nhiệm, phân quyền bởi các nhà lãnh đạo bệnh viện.
Mặc dù vậy thì những công việc liên quan đến công tác kế toán được thực hiện bởi các đơn vị trực
thuộc bệnh viện mới chỉ dừng lại ở các khía cạnh nội dung phục vụ cho yêu cầu của KTTC mà
chưa quan tâm đến KTQT nội bộ trong bệnh viện.
2.3.4. Về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động trong bệnh viện công lập trực
thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
Về cơ bản các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc là các đơn
vị SNCL nên hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát cơ bản được tiến hành theo các văn bản pháp
luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Định kỳ năm tài chính BYT cùng với Ban giám đốc
bệnh viện tiến hành kiểm tra các hoạt động trong bệnh viện. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát vẫn
thường xuyên thực hiện trong các bệnh viện trực thuộc BYT. Tuy nhiên hầu như việc thanh tra,
kiểm tra tại các bệnh viện trực thuộc BYT mới chỉ dừng lại ở thời điểm “định kỳ” và theo các mẫu
báo cáo phục vụ cho KTTC.
2.4. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến những hạn chế của kế toán trách nhiệm trong các
bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam

- Nguyên nhân cơ bản đối với những hạn chế có thể có trong những biểu hiện nêu trên là
việc vận dụng KTQT trong các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc
chưa được quan tâm.
- Với tâm lý của các nhà quản trị đơn vị SNCL nói chung và các bệnh viện công lập trực
thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc nói riêng là làm việc cho cơ quan nhà nước nên rất dễ thờ
ơ trong công việc, coi nhẹ trách nhiệm quản lý bộ phận của mình nên dẫn đến hoạt động quản trị
bệnh viện không hiệu quả.
- Hệ thống thông tin ngày càng phát triển, sự thay đổi nhanh chóng về khoa học công nghệ…
Hệ thống KTTN thực sự cần thiết áp dụng trong các bệnh viện ở Việt Nam vì:
- Có thể phân công trách nhiệm tới các nhà quản lý trong việc kiểm soát từng khoản thu, chi;
chênh lệch thu, chi và các khoản đầu tư cho bệnh viện.
- Việc sử dụng hệ thống KTTN trong các bệnh viện giúp đánh giá một cách chính xác và kịp
thời và đầy đủ vai trò lãnh đạo của các nhà quản lý bộ phận và Ban giám đốc bệnh viện.
- Trên thế giới hệ thống KTTN đã được phát triển trong mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực y tế nên
việc áp dụng hệ thống KTTN ở Việt Nam là rất cần thiết nhằm dần dần tiếp cận với chuẩn mực kế
toán quốc tế công về nội dung KTQT nói chung và KTTN nói riêng.


21

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG
CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ Ở CÁC TỈNH MIỀN NÚI
PHÍA BẮC VIỆT NAM
3.1. Sự cần thiết và yêu cầu vận dụng kế toán trách nhiệm trong các Bệnh viện công lập trực
thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
Qua khảo sát thực tế các ý kiến của các nhà quản lý, kế toán các bệnh viện, lãnh đạo BYT
và các chuyên gia kinh tế đều cho rằng hệ thống KTTN rất cần thiết được áp dụng trong các bệnh
viện ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam vì một số lý do cơ bản sau:
- Có thể phân công trách nhiệm tới các nhà quản lý trong việc kiểm soát từng khoản thu,

chi, chênh lệch thu, chi và các khoản đầu tư cho bệnh viện.
- Việc sử dụng hệ thống KTTN trong các bệnh viện giúp đánh giá một cách chính xác và
kịp thời vai trò lãnh đạo của các nhà quản lý bộ phận và Ban giám đốc bệnh viện.
- Trên thế giới hệ thống KTTN đã được phát triển trong mọi lĩnh vực, kể cả lĩnh vực y tế
nên việc áp dụng hệ thống KTTN ở Việt nam là cần thiết nhằm dần dần tiếp cận với chuẩn mực kế
toán quốc tế về nội dung KTQT nói chung và KTTN nói riêng.
3.2. Yêu cầu vận dụng kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
3.2.1. Xu hướng phát triển của kế toán quản trị trong tương lai gần
Xu hướng phát triển kế toán nói chung và KTQT nói riêng trong tương lai là sẽ nhân rộng
mô hình KTQT cho các đơn vị kinh tế nói chung, trong đó có các doanh nghiệp và nhấn mạnh sự
ảnh hưởng của KTQT tới các đơn vị sự nghiệp là cơ quan do Nhà nước thành lập. Sự phát triển
KTQT trong tương lai sẽ là KTQT nhà nước, trong đó sẽ khai thác đầy đủ các nội dung của KTQT
như chi phí dựa trên hoạt động, phân tích chi phí-khối lượng-lợi nhuận, KTTN...
3.2.2. Một số yêu cầu khi vận dụng kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc
Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
Thứ nhất, thiết kế hệ thống KTTN cần phải xem xét đến mô hình tổ chức bộ máy quản lý
của các bệnh viện. Việc vận dụng KTTN trong các bệnh viện có quy mô khác nhau cần phải có tính
linh hoạt, không cứng nhắc, không áp đặt nhằm phát huy nội dung phân cấp quản lý trong bộ máy tổ
chức của từng bệnh viện.
Thứ hai, hệ thống KTTN được thiết kế cần đặc biệt chú trọng tới yếu tố nguồn nhân lực, cụ
thể là trình độ quản lý của các nhà quản trị bệnh viện.
- Trình độ làm việc của kế toán viên, trang thiết bị về cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm xử lý số
liệu kế toán cần phải được cân nhắc khi thiết kế hệ thống KTTN.
- Khi thiết kế hệ thống KTTN, các bệnh viện cũng phải căn cứ vào đặc điểm trên để có
được đội ngũ các nhà quản trị phù hợp trong hệ thống KTTN của bệnh viện mình.
Thứ ba, vận dụng linh hoạt các thông tin của KTTC phục vụ cho nội dung của KTTN. Các
thông tin trong KTTC và KTQT có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau. Bởi vậy,
muốn vận dụng nội dung KTQT làm tiền đề cho hướng nghiên cứu về KTTN trong các bệnh viện
thì trước hết cần sử dụng các thông tin của KTTC phục vụ cho nội dung của KTQT.

Thứ tư, vận dụng hệ thống KTTN cần quan tâm đến chi phí bỏ ra và lợi ích có được .
Thứ năm, hệ thống KTTN cần đảm bảo tính so sánh.
Thứ sáu, hệ thống KTTN được xây dựng cho các bệnh viện cần phải đảm bảo quản lý tốt
được các nguồn kinh phí.
3.3. Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm trong các bệnh viện công lập
trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
Đề tài sẽ cập nhật các văn bản mới nhất tính đến thời điểm hiện tại (năm 2018) nhằm đưa ra
các hướng hoàn thiện, thiết lập nội dung của KTTN trong các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở
các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam một cách đầy đủ, hoàn chỉnh nhất và khả thi nhất. Hay nói


22

cách khác, tất cả các hướng hoàn thiện nội dung nghiên cứu của đề tài đã được tác giả cập nhật các
thông tin qua những văn bản mới nhất về kế toán như: Luật Kế toán số 88/2015/QH13, Luật NSSN
số 83/2015/QH13, Nghị định số 16/2016/NĐ-CP, Thông tư 107/2017/TT-BTC.
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống các phương pháp sử dụng trong kế toán trách nhiệm
3.3.1.1. Xây dựng định mức thu, chi
3.3.1.2. Lập dự toán
3.3.1.3. Chứng từ, tài khoản, sổ sách phù hợp với hệ thống kế toán trách nhiệm
3.3.2. Thiết lập hệ thống các trung tâm trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ
Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
3.3.2.1. Mục tiêu, nhiệm vụ của các trung tâm trách nhiệm
3.3.2.2. Mô tả các trung tâm trách nhiệm trong các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các
tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
Căn cứ cơ bản để hình thành các TTTN như sau: (1) Căn cứ vào sự phân cấp, phân quyền
trong bộ máy tổ chức quản lý của các bệnh viện trực thuộc BYT; (2) Bản chất của các TTTN; (3)
Đặc điểm đơn vị SNCL; (4) Quy trình quản lý tài chính tại các bệnh viện trực thuộc BYT; (5) Tổ
chức hoạt động của các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam.
Và các nội dung có liên quan đã được trình bầy trong đề tài.

* Mô hình các trung tâm trách nhiệm dưới góc độ phân cấp quản lý
Khi xem xét các TTTN dưới góc độ phân cấp quản lý trong bộ máy tổ chức của các bệnh viện
công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam có thể được mô tả theo sơ đồ sau:
Cấp quản lý
Cấp cao
BV công lập trực thuộc
BYT ở miền núi phía Bắc

Người quản lý
Giám đốc bệnh viện

Loại trung tâm trách nhiệm
Trung tâm đầu tư

Cấp cơ sở
Phòng ban chức năng

Trưởng phòng
Trung tâm chi

Khoa chuyên môn; khoa
cận lâm sàng; trung tâm,
viện nghiên cứu ...

Dịch vụ khám theo yêu
cầu, nhà thuốc, đơn vị
trường học, dịch vụ khác...

Trưởng khoa


Lãnh đạo bộ phận,
đơn vị liên quan

Trung chênh lệch
thu, chi

Sơ đồ 3.1: Mô hình trung tâm trách nhiệm dưới góc độ phân cấp quản lý
Cấp quản lý TTTN trong các bệnh viện bao gồm 2 cấp: Nhà quản lý cấp cao nhất là Ban
giám đốc bệnh viện trực tiếp chỉ đạo nhà quản lý cấp cơ sở (nhà quản lý cấp thấp) là các trưởng
phòng, trưởng khoa hay lãnh đạo các trung tâm, lãnh đạo viện nghiên cứu chuyên môn chuyên sâu,
lãnh đạo các đơn vị dịch vụ trực thuộc... Các TTTN tại bệnh viện có thể chi tiết như sau:
Trung tâm chi phí: Là TTTN mà nhà quản lý chỉ chịu trách nhiệm, hoặc chỉ có quyền
kiểm soát về chi phí không có quyền kiểm soát về nguồn thu, chệch thu, chi hay đầu tư. Trong


23

bệnh viện, trung tâm chi là các phòng ban chức năng; các khoa chuyên môn; khoa cận lâm sàng;
các bộ phận trung tâm, viện nghiên cứu thực hiện các dịch vụ chuyên môn sâu của bệnh viện
Dựa vào đặc điểm hoạt động của dịch vụ y tế, chia trung tâm chi phí thành 3 nhóm chính:
Nhóm trung tâm chi phí thuộc khối phòng ban chức năng; nhóm trung tâm chi phí thuộc các khoa
chuyên môn, khoa cận lâm sàng; nhóm trung tâm chi phí thuộc các trung tâm, viện nghiên cứu
chuyên môn sâu (nếu có).
Trung tâm thu: Trung tâm thu là TTTN mà nhà quản lý chịu trách nhiệm về các khoản thu
được tạo ra, không chịu trách nhiệm về chênh lệch thu, chi hay vốn đầu tư. Trong một số trường
hợp trung tâm thu không được tách biệt mà phải ghép chung với trung tâm chênh lệch thu, chi vì
việc khuyến khích tăng nguồn thu nhằm mục đích tăng chênh lệch thu, chi trong bệnh viện. Trong
môi trường bệnh viện công lập không có bộ phận, đơn vị nào chỉ đơn thuần quản lý các nguồn thu.
Nguồn thu đối với các đơn vị SNCL nói chung và bệnh viện công lập nói riêng được tập trung thu bởi
nhà lãnh đạo cấp cao nhất (Ban giám đốc bệnh viện) thông qua bộ phận chức năng là phòng kế toántài chính của bệnh viện. Tại đây, Ban giám đốc bệnh viện không chỉ quản lý tập trung nguồn thu mà

còn thực hiện ra quyết định các khoản đầu tư cho bệnh viện cũng như thực hiện phân cấp chi đến
từng các đơn vị, bộ phận (phòng ban, khoa lâm sàng, khoa cận lâm sàng...) trong bệnh viện. Bởi vậy,
trong môi trường bệnh viện công lập thì trung tâm thu trong KTTN ít được đề cập đến.
Trung tâm chênh lệch thu, chi: Là TTTN mà nhà quản lý chịu trách nhiệm về cả nguồn thu
và các khoản chi. Nhà quản trị trung tâm này có thể quyết định toàn bộ các vấn đề từ chiến lược hoạt
động đến việc thực hiện chiến lược của bộ phận mình. Như vậy, trung tâm chênh lệch thu, chi có thể
thực hiện ở tất cả các bệnh viện bởi nhu cầu quản lý cũng như cơ cấu tổ chức và phân cấp quản lý.
Theo cơ cấu quản lý của bệnh viện thì giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về các khoản thu,
các khoản chi phí theo quy định của Nhà nước và cân đối nguồn thu, chi cho bệnh viện. Theo sơ đồ
cơ cấu tổ chức bộ máy của các bệnh viện công lập trực thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc có
thể xác định các cấp quản lý thuộc trung tâm chênh lệch thu, chi của các bệnh viện như sau:
- Trung tâm chênh lệch thu, chi cấp cao (cấp lãnh đạo cao nhất của bệnh viện) là trung tâm
lợi chênh lệch thu, chi trong đó giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trước bệnh viện và các
cơ quan chức năng của nhà nước (BYT).
- Trung tâm chênh lệch thu, chi cấp khu vực bao gồm các cơ sở bệnh viện trực thuộc.
Trong tương lai gần có thể Bệnh viện đa khoa TW Thái Nguyên hoặc Bệnh viện Việt Nam-Thụy
Điển Uông Bí Quảng Ninh sẽ có cơ sở 2,3...ở các địa bàn khác nhau. Đây sẽ là trung tâm chênh
lệch thu, chi cấp khu vực trong tương lai dự kiến. Chịu trách nhiệm cao nhất trong các cơ sở bệnh
viện mới (nếu có) là Ban giám đốc các cơ sở bệnh viện chịu trách nhiệm về các khoản thu, chi, cân
đối thu, chi trước bệnh viện.
- Trung tâm chênh lệch thu, chi cấp bộ phận ở phạm vi trong các bệnh viện công lập trực
thuộc BYT ở các tỉnh miền núi phía Bắc là các bộ phận mang lại nguồn thu ngoài cho bệnh viện
hạch toán tự thu, tự chi độc lập (theo quy định của bệnh viện). Các bộ phận mang tính chất dịch vụ
cụ thể như nhà thuốc bệnh viện, bộ phận thực hiện các hoạt động dịch vụ cho thuê mặt bằng, trông
giữ xe, bộ phận giặt là, dịch vụ ăn uống...Một số các bệnh viện lớn còn có các trường học chuyên
nghiệp chuyên ngành y hoặc các tạp chí y khoa trực thuộc, đây vừa là các bộ phận hoạt động về
chuyên môn vừa đem lại nguồn thu từ phí đào tạo cho bệnh viện.
Mục tiêu của trung tâm tâm chênh lệch thu, chi là làm thế nào cho nguồn thu là tối đa còn
chi phí là tối thiểu. Bởi vậy trách nhiệm của trung tâm chênh lệch thu, chi không chỉ dừng ở các
khoản thu mà còn phải kiểm soát tiết kiệm chi phí.

Trung tâm đầu tư: Là TTTN mà nhà quản lý chịu trách nhiệm về cả các nguồn thu và các
khoản chi, xác định vốn hoạt động và những quyết định đầu tư vốn. Nhà quản trị của trung tâm đầu
tư là nhà quản trị cấp cao nhất. Nguồn để đầu tư của trung tâm đầu tư bao gồm các nguồn cơ bản.
- Nguồn do NSNN cấp trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua BHYT được hình thành trong các
bệnh viện.


24

- Nguồn thu phí, lệ phí dịch vụ y tế được giữ lại theo quy định thống nhất giá dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc.
- Nguồn thu từ các hoạt động, dịch vụ khác của bệnh viện (nếu có): Nhà thuốc bệnh viện,
bộ phận cho thuê, trông giữ xe, bộ phận giặt là, bộ phận thực hiện dịch vụ ăn uống, căng tin...và
các bộ phận dịch vụ khác.
- Nguồn thu khác: Thu từ vốn góp, vốn của các nhà tài trợ...
Tùy thuộc vào từng bệnh viện cụ thể và sự phân cấp, phân quyền trong bộ máy tổ chức
quản lý mà các trung tâm đầu tư được tổ chức thành các cấp độ khác nhau:
- Đối với các bệnh viện chưa có các bệnh viện cơ sở hoặc đơn vị trực thuộc thì trung tâm
đầu tư ở cấp cao nhất là Ban giám đốc bệnh viện, Hội đồng khoa học, Hội đồng thuốc và điều
trị…Trung tâm đầu tư là nơi Ban giám đốc bệnh viện, Hội đồng thuốc và điều trị hoạch định và
kiểm soát về các hoạt động, đầu tư tài sản của bệnh viện và chịu trách nhiệm cao nhất trước bệnh
viện về kết quả đầu tư trong phạm vi vốn đầu tư của bệnh viện.
- Đối với các bệnh viện có thành lập các cơ sở bệnh viện mới hoặc các đơn vị trực thuộc sẽ
hình thành 2 loại trung tâm đầu tư: Trung tâm đầu tư cấp 1, trung tâm đầu tư cấp 2.
Trong thực tế, việc phân biệt rõ ràng các TTTN trong một đơn vị chỉ mang tương đối. Đối
với các bệnh viện công lập trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam về cơ bản có
thể hình thành 3 TTTN, đó là: Trung tâm đầu tư, trung tâm chi và trung tâm chênh lệch thu, chi
như đã nêu trên. Có thể mô tả các TTTN trong các bệnh viện qua sơ đồ dưới đây:
Ban giám đốc


Các phòng chức năng

Các khoa
cận lâm
sàng

Các khoa
lâm sàng

Trung tâm chi

Trung tâm,
viện nghiên
chuyên sâu

Trung tâm chênh
lệch thu, chi

Bộ phận khác:
Trường học, đơn
vị kinh doanh
dịch vụ khác...

Trung tâm đầu tư

Mối quan hệ trực tuyến
Mối quan hệ chức năng
Chỉ dẫn
Sơ đồ 3.2: Mô tả trung tâm trách nhiệm tại các bệnh viện công lập
trực thuộc Bộ Y tế ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam



×