Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Giải pháp tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (NCKH)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC

INH T V QUẢN TRỊ

INH DO NH

BÁO CÁO TỔNG K T ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

TÊN ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP XI MĂNG
NIÊM Y T TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI

Mã số: ĐH 2015 – TN08 - 12

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Việt Dũng

THÁI NGUYÊN, NĂM 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC

INH T V QUẢN TRỊ

INH DO NH

BÁO CÁO TỔNG K T ĐỀ TÀI
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC


TÊN ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP XI MĂNG
NIÊM Y T TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI

Mã số: ĐH 2015 – TN08 - 12

Xác nhận của tổ chức chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

(ký, họ tên, đóng dấu)

(ký, họ tên)

TS Nguyễn Việt Dũng

THÁI NGUYÊN, NĂM 2017


i

DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỀ T I V ĐƠN VỊ
PHỐI HỢP CHÍNH
1. Những ngƣời tham gia thực hiện đề tài
Họ và tên
1. PGS.TS Đỗ Thị Thúy Phương

Đơn vị công tác và lĩnh vực
chuyên môn
Khoa Kế toán


2. TS Vũ Thị Hậu

Khoa Ngân hàng – Tài chính

3. Ths Mai Thanh Giang

Khoa Ngân hàng – Tài chính

2. Đơn vị phối hợp thực hiện chính
Khoa Ngân hàng – Tài chính, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh


ii

MỤC LỤC
MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VI T TẮT ................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. viii
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ........................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu đề tài ....................................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................................2
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 3
5. Bố cục của đề tài ........................................................................................................ 3
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.1. CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................ 4

1.1.1. Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp ................................................ 4
1.1.2. Thành phần cấu trúc tài chính doanh nghiệp .............................................. 6
1.1.3. Tác động của cấu trúc tài chính đến rủi ro tài chính, tỷ suất sinh lời và chi
phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. ............................................................................... 13
1.1.4. Lý thuyết về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp .................................... 20
1.1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp ......................... 30
1.2. TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP............................................ 35
1.2.1. Khái niệm tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp................................... 35
1.2.2. Nội dung tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ........................................... 38
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ TÁI CẤU TRÚC TÀI
CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................... 44
1.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn về cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính của
các công trình trong nước .............................................................................................. 44
1.3.2. Kinh nghiệm của thực tiễn về cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính
của các công trình nước ngoài ....................................................................................... 49


iii
1.3.3. Bài học kinh nghiệp tái cấu trúc tài chính đối với doanh nghiệp xi măng
niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội........................................................... 51
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU.................................................................................... 53
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 53
2.2.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu............................................................. 53
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài .......................................................... 53
2.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP........................................................................................................ 59
2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính ............................................... 59
2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài sản................................................... 61

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính ................................................... 61
2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời ............................................... 63
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CẤU TRÚC T I CHÍNH DO NH NGHIỆP XI MĂNG NIÊM
Y T TẠI SỞ GI O DỊCH CHỨNG

HOÁN H NỘI

3.1. TỔNG QU N CÁC DO NH NGHIỆP XI MĂNG NIÊM Y T TẠI VIỆT
NAM .............................................................................................................................. 65
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành xi măng Việt Nam .................. 65
3.1.2. Đặc điểm kinh doanh của các doanh nghiệp xi măng Việt Nam.............. 67
3.2. THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC T I CHÍNH DO NH NGHIỆP XI MĂNG
NIÊM Y T TẠI SỞ GI O DỊCH CHỨNG

HOÁN H NỘI ............................. 68

3.2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp xi măng niêm yết tại
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. ................................................................................ 68
3.2.2. Thực trạng cấu trúc tài chính của doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội ...................................................................................... 76
3.2.3. Phân tích tác động của cấu trúc tài chính đến rủi ro tài chính và giá trị
doanh nghiệp xi măng niêm yết tại SGDCK Hà Nội. ................................................... 89


iv
3.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG Đ N CẤU TRÚC T I CHÍNH
DO NH NGHIỆP XI MĂNG NIÊM Y T TẠI SỞ GI O DỊCH CHỨNG
HOÁN H NỘI......................................................................................................... 92
3.3.1. Thống kê và mô tả các biến nghiên cứu ................................................... 92

3.3.2. Kết quả phân tích hồi quy các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính ........ 94
3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
XI MĂNG NIÊM Y T TẠI VIỆT NAM ..................................................................97
3.4.1. Những kết quả đạt được............................................................................ 97
3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại ...................................................................... 100
3.4.3. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến hạn chế .................................................... 101
CHƢƠNG 4
GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC T I CHÍNH DO NH NGHIỆP XI MĂNG NIÊM
Y T TẠI SỞ GI O DỊCH CHỨNG

HOÁN H NỘI

4.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DO NH NGHIỆP XI MĂNG TRONG THỜI
GI N TỚI .................................................................................................................. 105
4.1.1. Bối cảnh của nền kinh tế ......................................................................... 105
4.1.2. Định hướng phát triển doanh nghiệp xi măng Việt Nam trong thời gian
tới. ................................................................................................................................ 109
4.2. QU N ĐIỂM THỰC HIỆN TÁI CẤU TRÚC T I CHÍNH CÁC DO NH
NGHIỆP XI MĂNG .................................................................................................. 111
4.2.1. Tái cấu trúc tài chính cần đảm bảo tính tương thích .............................. 111
4.2.2. Tái cấu trúc tài chính phải đảm bảo sự cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro
..................................................................................................................................... 111
4.2.3. Tái cấu trúc tài chính phải đảm bảo phù hợp với sự thay đổi của môi
trường kinh doanh. ....................................................................................................... 112
4.2.4. Tái cấu trúc tài chính phải đảm bảo sự phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của doanh nghiệp. ................................................................................................ 112
4.3. GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP XI MĂNG
NIÊM Y T TẠI SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HÀ NỘI ........................... 114
4.3.1. Xây dựng cấu trúc tài chính phù hợp cho các doanh nghiệp ngành xi
măng Việt Nam. ........................................................................................................... 114



v
4.3.2. Tăng cường nguồn vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao khả năng tự tài trợ của
doanh nghiệp................................................................................................................ 123
4.3.3. Tái cấu trúc các khoản nợ theo hướng gia tăng nợ dài hạn. ................... 125
4.3.4. Xây dựng các chỉ tiêu cảnh báo sớm cho các doanh nghiệp ngành xi
măng Việt Nam. ........................................................................................................... 128
4.3.5. Nâng cao nhận thức cho nhà quản trị về cơ chế tác động của đòn bẩy tài
chính. ........................................................................................................................... 130
K T LUẬN ................................................................................................................ 135
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QU N Đ N ĐỀ TÀI
........................................................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 137
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 144


vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Tình hình sản xuất và tiêu thụ xi măng giai đoạn 2010 - 2016


67

3.2

Phân loại doanh nghiệp nghiên cứu theo quy mô tài sản

68

3.3

69

3.4

Phân loại doanh nghiệp nghiên cứu theo tỷ lệ SHNN
Tình hình tăng, giảm vốn đầu tư của CSH của DNXM

3.5

Cấu trúc tài chính theo quan hệ sở hữu

91

3.6

Xu thế tác động của cấu trúc tài chính đến ROE

91


3.7

Thống kê mô tả các biến nghiên cứu

94

3.8

Xác suất hậu nghiệm (PIP) của các biến

95

3.9

Nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính theo quan hệ sở hữu

96

4.1

Nhu cầu xi măng dự kiến

110

4.2

Hệ số beta điều chỉnh của nhân tố ảnh hưởng đến TD,LTD, STD

115


4.3

Cấu trúc tài chính theo giá trị thị trường BCC năm 2016

116

4.4

Chi phí sử dụng vốn cổ phần tại mức cấu trúc tài chính

117

4.5

Chi phí sử dụng nợ vay tại mức cấu trúc tài chính

118

4.6

Chi phí sử dụng vốn bình quân tại các mức cấu trúc tài chính

118

4.7

Cấu trúc TC mục tiêu với các mức giá thị trường của cổ phiếu

119


4.8

Cấu trúc tài chính với hệ số beta của cổ phiếu

120

4.9

Cấu trúc tài chính mục tiêu doanh nghiệp xi măng niêm yết

120

4.10

Cấu trúc tài chính theo giá trị thị trường và cấu trúc tài chính mục tiêu

121

4.11

Chỉ tiêu ROIC của doanh nghiệp ngành xi măng

129

4.12

Hệ số nợ vay trên tổng vốn đầu tư

130


83


vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Hình

Tên hình

Trang

3.1

Quy mô kinh doanh của các DNXMNY giai đoạn 2009 - 2016

69

3.2

Quy mô tài sản của DNXM theo quy mô và tỷ lệ SHNN

70

3.3

Cấu trúc tài sản của DNXM theo thời hạn và tính chất sử dụng TS

71


3.4

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp xi măng niêm yết trên HNX

72

3.5

Hiệu suất hoạt động của các DNXMNY tại HNX

74

3.6

Hiệu quả hoạt động của DNXMNY tại HNX

75

3.7

Cấu trúc tài chính theo quan hệ sở hữu

77

3.8

Hệ số nợ theo quy mô tài sản và tỷ lệ SHNN

77


3.9

Cấu trúc nợ theo thời gian sử dụng nợ

78

3.10

Cấu trúc nợ theo quy mô tài sản và tỷ lệ SHNN

79

3.11

Cấu trúc nợ theo tính chất phải trả chi phí

80

3.12

Hệ số nợ có phí và chiếm dụng theo quy mô tài sản và tỷ lệ SHNN

81

3.13

Cấu trúc nguồn vốn chủ sở hữu

82


3.14

Cấu trúc tài chính của các DNXMNY

84

3.15

Cấu trúc nguồn vốn theo thời gian huy động và sử dụng

85

3.16

Cấu trúc nguồn vốn thường xuyên

85

3.17

Cấu trúc nguồn vốn tạm thời

86

3.18

Cấu trúc tài chính theo phạm vi quản lý và sử dụng vốn

87


3.19

Cấu trúc nguồn vốn lưu động của DNXM

88

3.20

Sự cân bằng tài chính của DNXM

89


viii

DANH MỤC CHỮ VI T TẮT
DH

Dài hạn

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

DNXMNY Doanh nghiệp xi măng niêm yết
ERP


Phần bù rủi ro cổ phần

FEM

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng cố định

KT - XH

Kinh tế - Xã hội

LTD

Hệ số nợ dài hạn

NH

Ngắn hạn

NVTX

Nguồn vốn thường xuyên

NWC

Nguồn vốn lưu động thường xuyên

REM

Mô hình các nhân tố ảnh hưởng ngẫu nhiên


SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

SHNN

Sở hữu nhà nước

STD

Hệ số nợ ngắn hạn

TD

Hệ số nợ phải trả

TP

Thành phố

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động

TW


Trung ương

WACC

Chi phí sử dụng vốn bình quân


ix

THÔNG TIN K T QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Giải pháp tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành xi măng
niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
- Mã số: ĐH 2015 – TN08 - 12
- Chủ nhiệm: TS. Nguyễn Việt Dũng
- Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐHTN
- Thời gian thực hiện: Tháng 9/2015 – tháng 9/2017
2. Mục tiêu:
- Phân tích rõ cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính doanh
nghiệp.
- Phân tích thực trạng cấu trúc tài chính các doanh nghiệp xi măng niêm yết tại
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
- Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội.
3. Tính mới và sáng tạo
Hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu về tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về tái cấu trúc tài chính của các doanh
nghiệp ngành xi măng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Do đó, đề tài
đã hệ thống hóa cơ sở lý luận, thực tiễn, phân tích thực trạng cấu trúc tài chính của các

doanh nghiệp xi măng niêm yết tại SGDCK Hà Nội. Đề xuất giải pháp điều chỉnh cấu
trúc tài chính của các doanh nghiệp xi măng niêm yết tại SGDCK Hà Nội.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính doanh
nghiệp.
- Báo cáo phân tích thực trạng cấu trúc tài chính các doanh nghiệp xi măng
niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
- Báo cáo đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm tái cấu trúc tài chính các
doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
5. Sản phẩm:
- Sản phẩm khoa học:


x
+ Bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nƣớc
1. Nguyễn Việt Dũng (2015), "Bàn về tái cấu trúc tài chính đối với các doanh
nghiệp xi măng niêm yết", Tạp chí Tài chính, Số 10 kỳ 2-2015, trang 31 – 33.
2. Nguyễn Việt Dũng và Mai Thanh Giang (2016), "Nhân tố ảnh hưởng đến cấu
trúc tài chính doanh nghiệp xi măng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam",
Tạp chí Nghiên cứu Tài chính – Kế toán, Số 01 (150) 2016, trang 87 – 90.
+ Bài viết đăng trong kỳ yếu tại hội thảo chuyên ngành
1. Nguyễn Việt Dũng và Mai Thanh Giang (2016), "Mối quan hệ giữa cấu trúc
tài chính và rủi ro tài chính của doanh nghiệp xi măng niêm yết", Kỳ yếu hội thảo khoa
học _ Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu
tư nhà nước ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp, Học Viện Tài Chính, trang 245 –
249.
2. Nguyễn Việt Dũng (2017), "Tác động của cấu trúc vốn đến giá trị doanh
nghiệp: Nghiên cứu trường hợp các doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Việt Nam", Kỷ
yếu hội thảo khoa học Khoa Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính, trang 143 –
151.

3. Nguyễn Việt Dũng và Trần Văn Quyết (2017), "Tái cấu trúc tài chính các
doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Việt Nam", NXB Thống kê.
- Sản phẩm đào tạo: Đề tài sinh viên NCKH cấp cơ sở
1. Trần Thị Thơm, Nguyễn Thị Thành và Đồng Thị Thu Hương (2015), Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Đề tài NCKH cấp cơ sở 2015, Mã số
SV2015 – BF – 002, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh.
2. Bùi Thị Hường và Ngô Thị Ngọc Bích (2017), Mối quan hệ giữa rủi ro tài
chính và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết tại Việt
Nam, Đề tài NCKH cấp cơ sở 2017, Mã số SV2017 – BF – 31, Trường Đại học Kinh
tế và Quản trị Kinh doanh.
- Sản phẩm ứng dụng: 01 Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài
được ứng dụng tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh.
6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại
của kết quả nghiên cứu:


xi
+ Phục vụ cho công tác nghiên cứu và học tập tại Trường Đại học Kinh tế và
Quản trị kinh doanh Thái Nguyên.
+ Là nguồn tài liệu cho các nhà quản trị ngành xi măng tham khảo trong quá
trình đưa ra quyết định quản trị doanh nghiệp.
+ Là cơ sở cho cơ quan ra quyết định chính sách phát triển công nghiệp xi măng
Ngày …. tháng …. năm 201…
Tổ chức chủ trì

Chủ nhiệm đề tài

(Ký, họ và tên, đóng dấu)


(Ký, họ và tên)

TS Nguyễn Việt Dũng


xii

INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Solutions for financial restructuring of cement industry listed
on the Hanoi Stock Exchange
Code number: ĐH 2015 – TN08 - 12
Coordinator: Doctor Nguyen Viet Dung
Implementing institution: TNU - Thai Nguyên University of Economic and
Business Administration
Duration: from 9/2015 to 9/2017
2. Objective(s):
- Analysis clear rationale for structured finance and financial restructuring of
the business
- Analysis of the financial structure of cement enterprises listed on the Hanoi
Stock Exchange.
- Solutions to financial restructuring of cement companies listed on the Hanoi
Stock Exchange.
3. Creativeness and innovativeness:
There are many studies on on corporate financial restructuring. However, there
is no research on the financial restructuring of the cement companies listed on the
Hanoi Stock Exchange. Therefore, the subject has systematized the theoretical and
practical basis and analyzed the actual financial structure of cement companies listed
on the Hanoi Stock Exchange. Suggest solutions to adjust the financial structure of
cement companies listed on the Stock Exchange of Hanoi.

4. Research results:
- To systematize the theories on the structured finance and financial
restructuring of the business
- A report analyzing the financial structure of cement enterprises listed on the
Hanoi Stock Exchange.
- Report proposed solutions and recommendations to financial restructuring of
cement companies listed on the Hanoi Stock Exchange.


xiii

5. Products:
- Article published in professional journals
1. Nguyen Viet Dung (2015), " Discuss on financial restructuring for listed
cement enterprises ", Journal of Finance, No. 10 period 2-2015, pages 31 – 33.
2. Nguyen Viet Dung and Mai Thanh Giang (2016), "Factors affecting the
financial structure of cement enterprises listed on the stock market of Vietnam ",
Journal of Financial Research – Accounting, No. 01 (150) 2016, pages 87 – 90.
- Posts in the discourse at the seminar
1. Nguyen Viet Dung and Mai Thanh Giang (2016), "The relationship between
financial structure and financial risks of listed cement enterprises", Workshop _
Financial monitoring for state-owned enterprises Vietnam - Current situation and
solutions, Academy of Finance, pages 245 - 249.
2. Nguyen Viet Dung (2017), " Impact of capital structure on firms value: A
case study of cement companies listed in Vietnam", Workshop of the Faculty of
Business Finance, Academy of Finance, pages 143 – 151.
3. Nguyen Viet Dung and Tran Van Quyet (2017), “Financial restructuring of
cement companies listed in Vietnam”, Statistics Publisher.
- Scientific research projects of student at the grassroots level
1. Trần Thị Thơm, Nguyen Thi Thanh and Đông Thi Thu Huong (2015),

"Analyzing the factors affecting the business performance of real estate companies
listed on the Vietnam stock market", Fundamentals of Scientific Research 2015, Code
number: SV2015 - BF – 002, University of Economics and Business Administration.
2. Bui Thi Huong and Ngo Thi Ngoc Bich (2017), "The relationship between
financial risk and business results of listed cement enterprises in Vietnam",
Fundamentals of Scientific Research 2017, Code number: SV2017 - BF – 31,
University of Economics and Business Administration.
- Application products
1. Final Report, “Solutions for financial restructuring of cement industry listed
on the Hanoi Stock Exchange”


xiv

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of
research results:
+ For research and study at Thai Nguyen University of Economics and Business
Administration.
+ A resource for steel executives to refer to in the corporate governance
decision - making process.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tại nhiều nước trên
thế giới và suy giảm tăng trưởng kinh tế trong nước. Kinh tế trong nước gặp nhiều
khó khăn, những hạn chế nội tại của nền kinh tế bắt đầu bộc lộ, sự điều hành kinh tế vĩ
mô của nhà nước vẫn còn bị động, nền kinh tế lạm phát cao, rủi ro tài chính – tiền tệ

gia tăng, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, chính sách tiền tệ của nhà nước
thay đổi nhiều cùng với diễn biến của nền kinh tế, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp ngành xi măng
nói riêng.
Xi măng là một trong những ngành công nghiệp được hình thành sớm nhất ở
nước ta (cùng với các ngành than, dệt, đường sắt) và đã có đóng góp rất quan trọng
vào công cuộc xây dựng đất nước. Trong bối cảnh kinh tế thế giới bước vào khủng
hoảng từ năm 2008, đến nay cũng vẫn chưa được phục hồi. Kinh tế trong nước cũng
gặp nhiều khó khăn, Chính phủ thực hiện chủ trương kiềm chế lạm phát, thắt chặt tiền
tệ, đầu tư công, thị trường bất động sản trầm lắng, giá yếu tố đầu vào tăng cao, trong
khi đó ngành xi măng những năm gần đây lại đầu tư quá mạnh và ồ ạt, công suất thiết
kế và năng lực sản xuất tăng vượt nhu cầu, đã làm cho các doanh nghiệp ngành xi
măng phải giảm sản lượng, lợi nhuận sụt giảm, nhiều doanh nghiệp xuất hiện dấu hiệu
phá sản.
Trước những khó khăn này, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp ngành xi măng; lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo cấu
trúc tài chính hợp lý cho sự phát triển lành mạnh và bền vững của từng doanh nghiệp,
cần sớm có phương án tái cấu trúc các doanh nghiệp ngành xi măng, rà soát và điều
chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng theo hướng phù hợp với khả năng tiêu
thụ, trong đó tái cấu trúc tài chính là điều kiện tiên quyết cho quá trình tái cấu trúc bền
vững. Tuy nhiên, hiện nay, những vấn đề mang tính chất lý thuyết và thực tiễn để hình
thành phương pháp nghiên cứu khoa học nhằm thực hiện tái cấu trúc doanh nghiệp, tái
cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề khác nhau vẫn chưa
được nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện, khiến cho công tác quản lý và hoạch
định chính sách tài chính gặp nhiều khó khăn.


2

Nhằm nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh doanh, sức cạnh

tranh của doanh nghiệp ngành xi măng; lành mạnh hóa và nâng cao năng lực tài chính,
đảm bảo cấu trúc tài sản và cấu trúc tài chính hợp lý cho sự phát triển bền vững của
từng doanh nghiệp, cần sớm có phương án tái cấu trúc doanh nghiệp ngành xi măng,
trong đó tái cấu trúc tài chính là điều kiện tiên quyết cho quá trình tái cấu trúc bền
vững, cần tích cực nghiên cứu và triển khai. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Giải
pháp tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp ngành xi măng niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội ” là vấn đề thiết thực có ý nghĩa khoa học, thực tiễn đã được tôi
lựa chọn nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Dựa trên kết quả khảo sát về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xi
măng niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và hệ thống lý luận về cấu trúc tài
chính doanh nghiệp, tái cấu trúc doanh nghiệp. Mục tiêu cơ bản của đề tài là đề xuất
một số giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội nhằm nâng cao năng lực hoạt động, hiệu quả sản xuất kinh
doanh, sức cạnh tranh của doanh nghiệp ngành xi măng; lành mạnh hóa và nâng cao
năng lực tài chính, đảm bảo cấu trúc tài sản và cấu trúc tài chính hợp lý cho sự phát
triển bền vững của từng doanh nghiệp, cũng như của ngành công nghiệp xi măng Việt
Nam.
Từ mục tiêu cơ bản trên, mục tiêu nghiên cứu cụ thể được xác định như sau:
- Phân tích rõ cơ sở lý luận về cấu trúc tài chính và tái cấu trúc tài chính doanh
nghiệp.
- Phân tích thực trạng cấu trúc tài chính các doanh nghiệp xi măng niêm yết tại
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
- Giải pháp tái cấu trúc tài chính các doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Sở
giao dịch chứng khoán Hà Nội.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, đề tài hướng tới việc tập trung giải quyết các
câu hỏi sau:
+ Cấu trúc tài chính là gì, tái cấu trúc tài chính là gì?
+ Thực trạng cấu trúc tài chính doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Sở giao dịch

chứng khoán Hà Nội.


3

+ Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính doanh nghiệp xi măng niêm yết
tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
+ Tác động của cấu trúc tài chính đến giá trị doanh nghiệp của các doanh
nghiệp xi măng niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
+ Giải pháp tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Sở giao
dịch chứng khoán Hà Nội.
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu và giải quyết được các câu hỏi nghiên
cứu đặt ra, đề tài xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu như sau:
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cấu trúc tài chính doanh nghiệp.
 Phạm vi nghiên cứu
+ Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng cấu trúc tài chính doanh
nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội trong giai
đoạn từ 2009 – 2016
+ Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu điển hình về thực trạng cấu trúc
tài chính doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội.
5. Bố cục của đề tài
Nội dung của đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh
mục sơ đồ, bảng biểu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, bao gồm 4 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cấu trúc tài chính tài chính doanh
nghiệp.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng cấu trúc tài chính doanh nghiệp xi măng niêm yết tại Sở

giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Chương 4: Giải pháp tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp xi măng niêm yết tại
Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.


4

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP

1.1. CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, vốn là một yếu tố và là tiền đề cơ bản cho việc
hình thành và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để bắt đầu một quá
trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có lượng vốn tiền tệ nhất định để hình
thành tài sản cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt tới mục
tiêu nhất định đã đề ra. Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau để
đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh. Nhằm đạt được hiệu quả sử dụng vốn
cao nhất, doanh nghiệp phải biết cách tổ chức phối hợp sử dụng các nguồn vốn để tạo
ra một cấu trúc tài chính hợp lý đem lại lợi ích cao nhất cho chủ sở hữu, cho doanh
nghiệp. Hiện nay có nhiều cách phát biểu về cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, có
thể thấy như sau:
Theo từ điển Investopedia: “Cấu trúc tài chính là sự kết hợp giữa nợ dài hạn và
vốn cổ phần được công ty sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của mình”. Đây là
thành phần có ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro và giá trị doanh nghiệp. Nhà quản trị
doanh nghiệp phải quyết định sử dụng lượng vốn vay là bao nhiêu để đạt được sự kết
hợp tốt nhất giữa nợ và vốn cổ phần nhằm đạt được chi phí vốn là nhỏ nhất.
Theo từ điển Financal dictionary: “Cấu trúc tài chính là cách tài sản của doanh
nghiệp được tài trợ bằng các nguồn như nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu”.

Cấu trúc tài chính khác với cấu trúc vốn, trong cấu trúc vốn chỉ bao gồm nợ dài hạn và
vốn chủ sở hữu.
Klayman (1994), định nghĩa cấu trúc tài chính là sự kết hợp giữa vốn chủ sở
hữu và các khoản nợ phải trả, trong đó nợ phải trả bao gồm các khoản nợ vay dài hạn,
nợ hình thành từ phát hành trái phiếu, thuê tài chính, các khoản tín dụng thương mại và
các khoản phải trả ngắn hạn khác.
Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp được chia thành các thành phần tùy theo
thời gian đáo hạn nhằm phục vụ cho quyết định nguồn vốn doanh nghiệp. Về cơ bản,
quyết định nguồn vốn bao gồm quyết định nguồn vốn ngắn hạn và quyết định nguồn


5

vốn trung và dài hạn. Trên quan điểm đầu tư, các nhà đầu tư thường quan tâm đến
nguồn vốn có tính chất ổn định, lâu dài, để được quyền sử dụng nguồn vốn này doanh
nghiệp phải trả chi phí sử dụng vốn. Do đó, các khoản nợ thường được đồng nhất là
khoản nợ dài hạn. Trong thực tiễn, các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm tại các
doanh nghiệp thuộc các nước phát triển, quan điểm về cấu trúc tài chính được hiểu là
các nguồn vốn dài hạn và được gọi theo thuật ngữ là cơ cấu vốn (capital stucture).
Tuy nhiên, đối với các nghiên cứu thực nghiệm, thực tiễn hoạt động tại các nước
đang phát triển thuộc các nền kinh tế mới nổi với đặc thù chủ yếu là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ, khả năng tiếp cận nguồn vốn dài hạn còn hạn chế thì việc sử dụng nguồn
vốn có tính chất ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn và duy trì thường
xuyên trong doanh nghiệp. Do đó, quan niệm về cấu trúc tài chính được mở rộng bao
gồm nguồn vốn có tính chất ngắn hạn như nợ ngắn hạn, và nguồn vốn có tính chất dài
hạn như nợ dài hạn, nguồn vốn chủ sở hữu.
Đối với các doanh nghiệp trong ngành xi măng Việt Nam, có đặc trưng cơ bản là
quy mô nhỏ, tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn lớn. Vì vậy, việc xem xét nguồn vốn ngắn
hạn như nợ ngắn hạn trong cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là thích hợp. Như vậy,
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, cấu trúc tài chính được hiểu là

Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp là sự kết hợp giữa các nguồn vốn (nguồn vốn
ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp huy
động, sử dụng vào hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Cấu trúc tài chính được thể hiện qua sơ đồ sau:
Tài sản

Nguồn vốn

TSNH

Nợ

Nợ ngắn hạn

phải
trả

TSDH

Cấu
trúc
tài
chính

Nợ dài hạn

Vốn

Vốn


chủ

chủ

sở

sở

hữu

hữu

Hình: 1.1: Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

Cấu
trúc
vốn


6

1.1.2. Thành phần cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Để có thể tổ chức và lựa chọn hình thức huy động vốn một cách thích hợp, có
hiệu quả cần thực hiện phân loại cấu trúc tài chính theo các tiêu thức nhất định. Trong
công tác quản trị, cấu trúc tài chính thường được thực hiện phân loại theo các tiêu thức
chủ yếu sau:
1.1.2.1. Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn
Dựa trên quan hệ sở hữu vốn, cấu trúc tài chính của doanh nghiệp bao gồm Vốn
chủ sở hữu và nợ phải trả.
a. Nợ phải trả: Nợ phải trả là thể hiện bằng tiền những nghĩa vụ mà doanh

nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác. Nợ phải trả bao
gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn.
 Nợ ngắn hạn phản ánh những khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm
thanh toán trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Nợ ngắn hạn bao gồm các
khoản vay ngắn hạn, các khoản chiếm dụng vốn (như phải trả nhà cung cấp, phải trả
người lao động, người mua trả tiền trước, thuế và các khoản phải nộp khác…). Nợ
ngắn hạn là một nguồn vốn của doanh nghiệp, nó có chi phí sử dụng vốn thấp nhưng
tạo ra áp lực thanh toán cao. Doanh nghiệp thường dùng nguồn vốn này để tài trợ cho
hoạt động đầu tư vào tài sản ngắn hạn.
- Vay ngắn hạn: Vay ngắn hạn từ các tổ chức tín dụng là một nguồn vốn ngắn
hạn rất quan trọng đối với các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn lưu động gia
tăng trong hoạt động kinh doanh. Các tổ chức tín dụng có thể cho các doanh nghiệp
vay ngắn hạn với thời hạn tối đa là 12 tháng. Thời hạn cho vay ngắn hạn cụ thể phải
được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của doanh
nghiệp. Lãi suất cho vay là lãi suất thỏa thuận theo thị trường khi thực hiện ký kết hợp
đồng tín dụng.
- Các khoản chiếm dụng vốn: Nguồn vốn chiếm dụng là các nguồn vốn mang
tính chất tạm thời, doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng trong thời gian ngắn nhưng không
phải trả chi phí sử dụng vốn, đòn bẩy tài chính luôn dương, nên trong thực tế doanh
nghiệp nên triệt để tận dụng nguồn vốn này trong giới hạn cho phép nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn mà vẫn đảm bảo kỷ luật thanh toán.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp đương nhiên phát sinh các
quan hệ thanh toán với các tác nhân kinh tế khác như với Nhà nước, CBCNV, khách


7

hàng, nhà cung cấp, từ đó mà phát sinh các khoản vốn chiếm dụng và vốn bị chiếm
dụng. Thuộc về vốn chiếm dụng hợp pháp có các khoản vốn sau:
+ Phải trả nhà cung cấp (tín dụng thương mại).

+ Tiền lương, tiền công trả cho người lao động nhưng chưa đến kỳ hạn trả.
+ Các khoản thuế, bảo hiểm xã hội phải nộp nhưng chưa đến kỳ hạn nộp.
+ Các khoản tiền tạm ứng trước của khách hàng.
Khi sử dụng các nguồn tài trợ này đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, doanh
nghiệp cũng cần lưu ý đây là các khoản nợ phỉa trả thể hiện nghĩa vụ tài chính phải
thanh toán đúng hạn. Nếu doanh nghiệp chiếm dụng quá thời hạn thanh toán, doanh
nghiệp sẽ có thể bị phạt tiền lãi trả chậm như tiền thuế, tiền bảo hiểm xã hội hoặc làm
giảm uy tín của khách hàng khi trả lương không đúng hạn, không trả tiền hàng cho nhà
cung cấp…
 Nợ dài hạn phản ánh những khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm
thanh toán trong thời gian dài (lớn hơn một năm hay nhiều năm hay nhiều chu kỳ kinh
doanh).. Nợ dài hạn bao gồm: vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng; phát
hành trái phiếu và thuê tài chính…Nguồn vốn nợ dài hạn thường được sử dụng để đầu
tư vào các tài sản dài hạn.
- Vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng.
Vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng là một thỏa ước tín dụng dưới
dạng hợp đồng giữa người vay (doanh nghiệp) và người cho vay (NHTM, Tổ chức tín
dụng) theo đó người vay phải có nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi theo quy định trong hợp
đồng. Ưu điểm của vay dài hạn so với các hình thức tài trợ dài hạn khác là chi phí tài
trợ thấp và tính linh hoạt cao, ngân hàng có thể thiết lập lịch trả nợ phù hợp với dòng
tiền thu nhập của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đi vay thường thương lượng trực tiếp
với ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng, vì vậy chỉ phải chịu một khoản chi phí giao dịch
nhỏ. Tuy nhiên, nguồn vốn vay dài hạn ngân hàng cũng có những hạn chế nhất định.
Đó là, các hạn chế về điều kiện tín dụng (ví dụ yêu cầu về tài sản thế chấp), sự kiểm
soát của ngân hàng đối với việc sử dụng tiền vay và chi phí sử dụng vốn vay. Việc huy
động nguồn vốn vay dài hạn của doanh nghiệp từ ngân hàng thương mại chỉ có một
giới hạn nhất định. Ngoài ra, thủ tục vay phức tạp đã làm tăng thời gian và chi phí tiếp
cận nguồn vốn.
- Phát hành trái phiếu doanh nghiệp dài hạn



8

Đối với các doanh nghiệp có uy tín trên thị trường, phát hành trái phiếu dài hạn
là một hình thức huy động vốn dài hạn khá phổ biến. Thông qua việc phát hành trái
phiếu dài hạn, doanh nghiệp có thể thực hiện vay dài hạn trên thị trường vốn với khối
lượng lớn. Người mua trái phiếu là người cho vay, được gọi là trái chủ. Khi phát hành
trái phiếu, doanh nghiệp có quyền chủ động đưa ra những điều kiện linh hoạt để phù
hợp với điều kiện thị trường như loại trái phiếu phát hành là trái phiếu trơn, trái phiếu
chứng quyền, linh hoạt trong việc định lãi trái phiếu (cố định, thả nổi, thả nổi theo kỳ),
nên trái phiếu có tiềm năng hấp dẫn nhà đầu tư hơn. Doanh nghiệp phát hành cổ phiếu
không có được đặc tính này. Tuy nhiên, tiền huy động được từ trái phiếu thường đến
từ các nguồn đầu tư mang tính dài hạn nên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể
tiếp cận kênh huy động vốn này.
- Thuê tài chính.
Thuê tài chính, còn gọi là thuê vốn là phương thức tài trợ tín dụng trung và dài
hạn không thể hủy ngang. Theo phương thức này, người cho thuê cam kết mua tài sản,
thiết bị theo yêu cầu của người thuê và nắm giữ quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê.
Người thuê sử dụng tài sản thuê và thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn đã được
thoả thuận và không được huỷ bỏ hợp đồng trước hạn. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên
thuê được quyền sở hữu tài sản, mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đó theo các điều kiện
đã thoả thuận trong hợp đồng thuê.
Trong quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường, các hình thức thuê tài
chính cũng ngày càng đa dạng hơn với các hình thức giao dịch thuê tài chính như thuê
tài chính với sự tham gia của bên thứ ba, thuê tài chính với sự tham gia của hai bên,
bán và tái thuê, thuê mua giáp lưng, và thuê mua trả góp.
b. Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Có
3 nguồn tạo nên vốn chủ sở hữu: số tiền góp vốn của các nhà đầu tư, tổng số tiền tạo ra
từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận chưa phân phối, các quỹ của doanh

nghiệp như quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phúc lợi... ) và chênh lệch đánh
giá lại tài sản. Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kinh
phí sự nghiệp (kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp phát không hoàn lại...). Vốn chủ sở
hữu tại một thời điểm có thể xác định bằng công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả


9

 Vốn góp của chủ sở hữu
Vốn góp của chủ sở hữu là phần vốn mà các chủ sở hữu đóng góp vào để hình
thành vốn điều lệ của doanh nghiệp. Chủ sở hữu công ty cổ phần thực hiện góp vốn
thông qua hình thức mua cổ phần thường hoặc cổ phần ưu đãi.
- Phát hành cổ phiếu thường.
Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp trong đó số vốn điều lệ của công ty
được chia thành các phần bằng nhau, được gọi là cổ phần. Số vốn cổ phần ban đầu
(vốn chủ sở hữu) của công ty cổ phần được hình thành bằng cách bán cổ phần cho các
nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ nhận được một chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu cổ phần,
chứng chỉ đó gọi là cổ phiếu. Người nắm giữ cổ phiếu được gọi là cổ đông. Như vậy,
việc góp vốn cổ phần được thực hiện dưới hình thức mua cổ phiếu. Cổ đông là người
sở hữu cổ phiếu, chủ sở hữu của công ty cổ phần.
Để đi đến quyết định phát hành thêm cổ phiếu thường đáp ứng nhu cầu vốn
kinh doanh dài hạn, bên cạnh việc xem xét các điểm lợi và bất lợi cần phải xem xét
thêm các yếu tố sau:
+ Yếu tố doanh thu và lợi nhuận của công ty trong tương lai.
+ Tình hình tài chính hiện tại của công ty.
+ Quyền kiểm soát công ty.
+ Chi phí phát hành cổ phiếu thường.
Như vậy, trong những bói cảnh kinh tế nhất định, khi có những nhân tố thuận
lợi sẽ là căn cứ đúng để nhà quản trị đưa ra quyết định phát hành cổ phiếu thường để

huy động vốn cho doanh nghiệp.
- Phát hành cổ phần ưu đãi.
Để đáp ứng nhu cầu tăng vốn, mở rộng kinh doanh, công ty cổ phần có thể lựa
chọn hình thức huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu ưu đãi là
chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu trong công ty cổ phần, đồng thời cho phép người
nắm giữ được hưởng một số quyền lợi ưu đãi hơn so với cổ đông thường. Người nắm
giữa cổ phiếu ưu đãi được gọi là cổ đông ưu đãi của công ty. Về bản chất, việc quy
định công ty cổ phần được phát hành các loại cổ phiếu ưu đãi là nhằm phát huy tối đa
lợi thế của loại hình doanh nghiệp này về tính đại chúng trong cơ cấu sở hữu vốn,
đồng thời giúp công ty cổ phần tận dụng hết những ưu thế của việc huy động các
nguồn vốn từ các nhà đầu tư thuộc diện “muốn an toàn” khi bỏ vốn vào đầu tư, kinh


×