Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Công tác hoạch định chiến lược phát triển của tập đoàn hoa sen giai đoạn 2013 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.08 KB, 30 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này, trước hết xin chân thành
cảm ơn cô ThS.Lâm Thu Hằng– Giảng viên bộ môn Kỹ năng hoạch định đã tận
tình truyền đạt kiến thức, hướng dẫn em làm đề tài trong thời gian qua. Tuy
nhiên do còn hạn chế về thời gian, phương tiện và kinh nghiệm nên chắc chắn
còn rất nhiều thiếu sót về nội dung, hình thức. Rất mong nhận được nhữngý kiến
đóng góp của các thầy, cô và các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em trong thời gian qua. Các tư
liệu, nghiên cứu trong đề tài đều trung thực, mọi sự tham khảo trong đề tài
nghiên cứu đều được trích dẫn nguồn vào danh mục tài liệu tham khảo. Em xin
hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN


LỜI MỞ ĐẦU
Trong năm 2013, các điều kiện kinh tế vĩ mô vẫn tiếp tục diễn ra không
thuận lợi cho các doanh nghiệp. Chính phủ phải đối mặt với vấn đề lạm phát, bội
chi ngân sách, thâm hụt cán cân thương mại và áp lực ngoại hối…do đó chính
phủ phải theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt. Các ngân hàng thương mại nói
riêng và nền kinh tế nói chung gặp khó khăn về thanh khoản, sức mua trên thị
trường giảm, sản xuất đình trệ do hàng hóa tiêu thụ chậm mà chi phí vốn lại cao.
Các hàng hóa có giá trị lớn như bất động sản dễ bị ảnh hưởng nhất. Hàng loạt
công ty phá sản trong thời gian vừa qua đã cho thấy những khó khăn thử thách


mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt là vô cùng khắc nghiệt.
Kể từ khi được thành lập đến nay, tập đoàn Hoa Sen đã đạt được nhiều
thành tựu cũng như có mức lợi nhuận khá tốt trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên
tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt
động kinh doanh của tập đoàn. Vì vậy điều kiện tiên quyết để đảm bảo cho Hoa
Sen tiếp tục đứng vững qua thời kỳ thử thách này chính là việc lựa chọn chiến
lược kinh doanh hợp lý cho các lĩnh vực mà tập đoàn đang hoạt động.
Từ thực tế trên, trong thời gian học tập môn Kỹ năng hoạch định, dưới sự
hướng dẫn của ThS. Lâm Thu Hằng , em đã chọn đề tài: “ Công tác hoạch định
chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013-2020” cho tiểu
luận của mình.

4


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng
tăng cao. Việc nắm bắt và hiểu được nhu cầu của con người là điều mà bất cứ
nhà quản trị nào cũng mong muốn. Trên thực tế chẳng có nhà quản trị nào tài ba
đến mức có thể hiểu được sự thay đổi nhu cầu của con người qua từng thời
điểm. Để biết và hiểu được chính xác thời điểm hiện tại con người cần gì?
Người ta chỉ có một cách là điều tra, nghiên cứu.
Sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt, khách hàng là
nhân tố quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp, các doanh nghiệp cạnh tranh
với nhau rất quyết liệt, doanh nghiệp nào cũng đều muốn bán được nhiều sản
phẩm nhất. Doang nghiệp nhận được sự ủng hộ của khách hàng là doanh nghiệp
chiến thắng. Vì thế việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với các sản
phẩm của doanh nghiệp là hết sức quan trọng và cần thiết cho sự sống còn của
một doanh nghiệp.

Trong nhịp sống hiện đại như ngày nay, con người giành hầu hết thời gian
cho công việc, tất cả họ đều hướng vào sự tiện lợi từ các sản phẩm mang tính
hữu ích, gọn gàng, bền và đẹp. Trong khi đó, Hoa Sen Group chiếm tới 70% thị
phần phần ở Việt Nam. Thương hiệu được người tiêu dùng Việt ưa chuộng và tín
nhiệm vì chất lượng sản phẩm tốt, giá cả hợp lý, phù hợp với mức sống đại đa số
người dân.
Chính vì thế, em đã chọn Hoa Sen Group làm đề tài nghiên cứu cho tiểu
luận của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Từ trước đến nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này, nhưng họ
chưa đưa ra được những biện pháp thực tế có thể áp dụng để khắc phục những
hạn chế còn tồn tại trong tập đoàn. Vì vậy, trong bài nghiên cứu này, em hi vọng
có thể trình bày được những biện pháp thực tế có thể áp dụng trong tập đoàn để
tập đoàn phát triển hơn.

5


3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Công tác hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn

-

Hoa Sen giai đoạn 2013- 2020
Phạm vi nghiên cứu: chiến lược phát triển của tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 20132020 tại Việt Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

-


Mục đích nghiên cứu: khảo sát về công tác hoạch định chiến lược và hướng đi

-

của tập đoàn Hoa Sen trong giai đoạn 2013- 2020
Nhiệm vụ nghiên cứu: Làm sáng tỏ được những ưu điểm, thành công và chứng
minh những khó khăn và cần khắc phục của tập đoàn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Tìm hiểu, phân tích và chọn lọc. Sử dụng phương pháp lịch sử, phương
pháp so sánh, phương pháp logic, phương pháp tổng hợp. Từ đó phân tích,
chứng minh và chỉ ra lịch sử hình thành, ý nghĩa của tập đoàn Hoa Sen.
6. Cấu trúc của đề tài
Gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu tập đoàn Hoa Sen
Chương 2: Phân tích môi trường kinh doanh và hoàn cảnh nội bộ
Chương 3: Xác định các phương án định hướng chiến lược
Chương 4: Xây dựng chiến lược cấp công ty từ 2013- 2020

6


B. PHẦN NỘI DUNG
Đề tài : “Công tác hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen
giai đoạn 2013-2020”
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TẬP ĐOÀN HOA SEN
1.1.

Giới thiệu chung về tập đoàn Hoa Sen
Ngày 8/8/2001, nhằm ngày 19-6 Âm lịch, là ngày vía Đức Quan Thế Âm


Bồ Tát, đánh dấu sự ra đời của Tập đoàn Hoa Sen. Tập đoàn Hoa Sen có trụ sở
chính đặt tại số 09 Đại lộ Thống Nhất, Khu Công nghiệp Sóng Thần 2, Phường
Dĩ An, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương.
Thông tin tập đoàn:
- Tên doanh nghiệp (tiếng Việt): CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HOA
SEN
- Tên doanh nghiệp (tiếng Anh): HOA SEN GROUP
- Trụ sở chính: Số 9 Đại lộ Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX.
Dĩ An, T.Bình Dương.
Điện thoại: +84 650 3790 955Fax: +84 650 3790 888
- Văn phòng đại diện: 94 – 96 Nguyễn Du, Bến Thành, Q.1, TP.HCM
Điện thoại: +84 8 3910 6910 Fax: +84 8 3910 6913
- Website: www.hoasengroup.vn
- Người đại diện theo pháp luật: Ông LÊ PHƯỚC VŨ – Chủ tịch Hội
đồng Quản trị
Cơ cấu tổ chức tập đoàn hoa sen:
Tập đoàn có 03 Công ty con, 02 nhà máy sản xuất do Công ty mẹ quản lý
và hơn 108 Chi nhánh trải dài khắp cả nước.
- Công ty TNHH Một Thành viên Tôn Hoa Sen: Số 09 ĐL Thống Nhất,
KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương
- Công ty TNHH Một Thành viên Vật liệu Xây dựng Hoa Sen: KCN Phú
Mỹ 1, TT. Phú Mỹ, H.Tân Thành, T.Bà Rịa – Vũng Tàu
- Công ty TNHH Một Thành viên Vận tải & Cơ khí Hoa Sen: Số 09 ĐL
Thống Nhất, KCN Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương
7


- Nhà máy Sản xuất tại Bình Dương: Số 09 Đại lộ Thống Nhất, KCN
Sóng Thần 2, P.Dĩ An, TX. Dĩ An, T.Bình Dương

- Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ: Đường số 1B, KCN Phú Mỹ 1, TT. Phú
Mỹ, H.Tân Thành, T.Bà Rịa – Vũng Tàu
Từ ngày thành lập, năm đầu tiên với vốn điều lệ chỉ có 30 tỉ đồng và có 22
cán bộ công nhân viên, đến nay, Tập đoàn Hoa Sen đã có vốn điều lệ lên đến
gần 1.008 tỉ đồng, với gần 3.000 cán bộ công nhân viên, trong đó có nhiều Cán
bộ quản lý có tuổi đời còn rất trẻ, từ 23 đến 35, tạo nên sự năng động trong quá
trình phát triển vượt bậc của Tập đoàn Hoa Sen.

1.2.

Lịch sử hình thành và phát triển
Khởi nghiệp:
Ngày 18 tháng 5 năm 1994: gia đình Ông Lê Phước Vũ (nay là Chủ tịch

HĐQT – TGĐ Hoa Sen Group) bắt đầu khởi nghiệp với đồng vốn ít ỏi dành
dụm từ đồng lương của người thợ, gia đình ông vừa thuê nhà vừa làm cửa hàng
mua bán tôn lẻ tại ngã tư An Sương. Sau đó ít lâu, công việc kinh doanh có
8


nhiều chuyển biến thuận lợi, chắt chiu được ít tiền, gia đình ông đã mua trả góp
một máy cán tôn cũ, tự cắt tôn, đi bán lẻ khắp nơi. Và đến khi công việc kinh
doanh thuận lợi, gia đình ông mới quyết định thành lập công ty để mở rộng sản
xuất - kinh doanh.
Năm 2010:
Thành lập thêm 12 chi nhánh phân phối – bán lẻ, nâng tổng số chi nhánh
phân phối – bán lẻ lên 105.
Ngày 11/02/2010: phát hành riêng lẻ 11.961.500 cổ phần cho các nhà đầu
tư lớn và 1.000.000 cổ phần cho cán bộ công nhân viên, tăng vốn điều lệ từ 570
tỷ đồng lên 700 tỷ đồng.

Ngày 04/3/2010: ký kết hợp tác chiến lược với các đối tác hàng đầu trong
và ngoài nước trong lĩnh vực góp vốn đầu tư, cung cấp tín dụng dài hạn và đào
tạo, cung ứng nguồn nhân lực, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Ngày 15/3/2010: khai trương và đưa vào hoạt động dây chuyền mạ thép
dày công nghệ NOF, công suất 450.000 tấn/năm và dây chuyền mạ màu công
suất 180.000 tấn/năm thuộc Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ, chỉ sau 10
tháng kể từ ngày khởi công, tăng năng lực sản xuất của toàn tập đoàn.
Ngày 23/3/2010: Niêm yết bổ sung 12.961.500 cổ phiếu tại Sở Giao dịch
Chứng khoán TP.HCM.
Ngày 31/3/2010: Phát hành cổ phiếu thưởng từ nguồn thặng dư vốn (tỷ lệ
10%) và phát hành cổ phiếu trả cổ tức đợt 3 NĐTC 2008 (tỷ lệ 10%) cho cổ
đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ lên 839,960 tỷ đồng.
Ngày 25/4/2010: Niêm yết bổ sung 13.996.000 cổ phiếu tại Sở Giao dịch
Chứng khoán TP.HCM.
Ngày 30/6/2010: Phát hành cổ phiếu trả cổ tức NĐTC 2008-2009 (tỷ lệ
20%) cho cổ đông hiện hữu, tăng vốn điều lệ lên 1.007,907 tỷ đồng.
Ngày 27/8/2010: niêm yết bổ sung 16.794.790 cổ phiếu tại Sở Giao dịch
Chứng khoán TP.HCM.
Khánh thành giai đoạn 1 Dự án Nhà máy Tôn Hoa Sen Phú Mỹ với hệ
thống dây chuyền đồng bộ gồm:
9




01 dây chuyền tẩy rỉ công suất 700.000 tấn/năm;



02 dây chuyền cán nguội với tổng công suất 400.000 tấn/năm;




01 dây chuyền mạ thép dày công nghệ NOF công suất 450.000 tấn/năm



01 dây chuyền mạ thép mỏng công nghệ NOF công suất 100.000 tấn/năm;



01 dây chuyền mạ màu công suất 180.000 tấn/năm;
Năm 2011:
Ngày 8/8/2011, Tập đoàn Hoa Sen chính thức tròn 10 năm ngày thành lập.
Dấu ấn 10 năm, Tập đoàn Hoa Sen đã trưởng thành, xây dựng được bản
lĩnh của một doanh nghiệp Việt, tạo một thương hiệu mạnh và thân thiện, khẳng
định vị thế của một doanh nghiệp dẫn đầu về thị phần tôn mạ trong nước và xuất
khẩu tôn mạ hàng đầu trong khu vực.
Với bước khởi đầu mạnh mẽ, với tầm nhìn chiến lược và triết lý kinh
doanh sáng tạo, Tập đoàn Hoa Sen sẽ tiếp tục trưởng thành vượt bậc trong thời
gian tới.
Năm 2012:
Doanh thu xuất khẩu đạt 180 triệu USD, trở thành một trong những doanh
nghiệp xuất khẩu tôn mạ hàng đầu Đông Nam Á.
Chủ trương đầu tư bổ sung dây chuyền mạ công nghệ NOF công suất
120.000 tấn/năm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới.
Thành lập thêm 02 chi nhánh phân phối – bán lẻ, nâng tổng số chi nhánh
phân phối – bán lẻ lên 108.
Khai trương đại lý nhượng quyền thương mại đầu tiên tại Đắk Nông vào

ngày 12/08/2012.
1.3.

Tầm nhìn
Trở thành một tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam và khu vực trong lĩnh

vực vật liệu xây dựng bằng chiến lược phát triển bền vững, trong đó tập trung
vào các sản phẩm truyền thống: tôn, thép, nhựa trên cơ sở xây dựng và phát triển
chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi: quy trình sản xuất kinh doanh khép kín, hệ thống
phân phối – bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng, chuỗi thương hiệu mạnh, thân
10


thiện và hướng đến cộng đồng, hệ thống quản trị và văn hoá doanh nghiệp đặc
thù, tiên phong đầu tư đổi mới công nghệ để mang lại giá trị gia tăng cao nhất
cho cổ đông, người lao động và xã hội.
1.4.

Xứ mệnh
Cung cấp những sản phẩm mang thương hiệu Hoa Sen, chất lượng quốc

tế, giá hợp lý, đa dạng nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, góp phần
thay đổi diện mạo kiến trúc đất nước và phát triển cộng đồng.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH VÀ HOÀN
CẢNH NỘI BỘ
2.1. Phân tích môi trường kinh doanh
11



2.1.1. Môi trường vĩ mô
2.1.1.1. Các yếu tố kinh tế
Năm 2012, nền kinh tế Việt Nam đã vượt qua thời kỳ khó khăn nhất.
Nhiều chỉ số kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực hơn so với những
quý đầu năm, dù vậy vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: thiếu sự ổn định, sức
mua trên thị trường suy giảm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên thị
trường đang có dấu hiệu tăng chậm. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế thế giới
và trong nước năm 2012 vẫn chưa hồi phục rõ nét, sản xuất tăng trưởng chậm,
thị trường bất động sản vẫn chưa hồi phục, số doanh nghiệp ngưng hoạt động
gia tăng nhanh so với số doanh nghiệp mới thành lập, nợ xấu của ngân hàng ở
mức cao.., đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế VN. Ở trong nước tiếp tục thực
hiện việc thắt chặt tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát, hệ quả là cầu nội địa
giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, nợ xấu còn cao, doanh nghiệp khó tiếp cận vốn,
sản xuất gặp nhiều khó khăn.
Xu hướng của tổng sản phẩm quốc nội và tổng sản phẩm quốc dân:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê tình hình kinh tế xã hội năm 2012, tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm
2011, trong đó quý 1 tăng 4,64%; quý 2 tăng 4,80%; quý 3 tăng 5,05%; quý 3
tăng 5,44%. GDP của nền kinh tế ước đạt trên 136 tỉ USD, thu nhập bình quân
đầu người (GNP) đạt trên 1.540 USD.
Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng: được kiềm chế ở mức 7,5%. Nhiều chỉ
số kinh tế vĩ mô đã có những chuyển biến tích cực hơn so với những quý đầu
năm, dù vậy vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: thiếu sự ổn định, sức mua
trên thị trường suy giảm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên thị trường
đang có dấu hiệu tăng chậm.
Chính sách vốn: Việc triển khai nghiêm túc Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày
15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn ngân
sách Nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ đã khắc phục rõ nét tình trạng đầu tư
phân tán, dàn trải, lãng phí và kém hiệu quả, nhất là ở các Bộ ngành Trung ương.
Khu vực doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khó vay vốn tín dụng, số

12


doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động vẫn tăng; sản xuất, kinh doanh phục hồi
chậm; sức mua của thị trường trong nước thấp, tồn kho của một số ngành còn ở
mức cao. Tình trạng buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng chưa được ngăn
chặn hiệu quả, ảnh hưởng xấu đến sản xuất trong nước. Số lượng doanh nghiệp
giải thể, ngừng hoạt động gia tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Hàng hóa tiêu
thụ sản phẩm chậm dẫn đến lượng hàng tồn kho cao, các doanh nghiệp hiện nay
cũng đang chịu những khó khăn rất lớn do phải chi phí sản xuất đang tăng rất
cao.
Hiện nay, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng lạm phát cao với mức hai
con số, và có nguy cơ bùng phát ở mức cao hơn nữa. Điều này đã ảnh hưởng
không nhỏ đến nguồn vốn đầu tư của công ty. Đồng thời, chi phí nguyên vật liệu
từ các nhà cung ứng cũng tăng cao do biến động từ lạm phát. Không những vậy
lượng tiêu dùng cũng giảm đáng kể do tình trạng giá sản phẩm tăng cũng ảnh
hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.1.2. Môi trường tự nhiên
-

Bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên được xem là nhân tố đầu vào cần
thiết cho hoạt động của doanh nghiệp bao gồm: vị trí địa lí, khí hậu, cảnh quan
thiên nhiên, đất đai, sông biển và các nguồn tài nguyên…

-

Công nghiệp phát triển đe dọa tới môi trường tự nhiên: lũ lụt, ô nhiễm môi
trường…

-


Một số xu hướng của môi trường tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động
Marketing của Doanh nghiệp: Nạn khan hiếm một số loại nguyên liệu, tăng giá
năng lượng. Tình trạng ô nhiễm môi trường tăng lên. Sự can thiệp của nhà nước
vào quá trình sử dụng hợp lý và tái sản xuất các nguồn tài nguyên.

-

Nguyên liệu ngành: Đầu vào cho ngành thép là quặng sắt và thép phế. Ở Việt
Nam phần lớn sử dụng thép phế để sản xuất phôi và hoàn toàn là phôi vuông để
làm thép xây dựng. Phôi vuông sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng
50% nhu cầu cán thép, 50% còn lại là từ nguồn nhập khẩu. Mặc dù tự sản xuất
khoảng 20% thép dẹt, nhưng chưa có doanh nghiệp nào ở Việt Nam sản xuất
được phôi dẹt mà phải nhập khẩu từ bên ngoài. Nguồn nhập khẩu thép, phôi
13


thép các loại và thép phế của Việt Nam hiện giờ là từ Trung Quốc (là chủ yếu)
và một số nước khác trên thế giới như Mỹ, Nhật, Nga v.v. Như vậy có thể thấy
ngành thép Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ biến động về phôi và thép trên
thế giới. Giá thép trong nước có xu hướng biến động cùng chiều với giá phôi
trên thế giới.
2.1.1.3. Môi trường công nghệ
Trong môi trường kinh doanh quốc gia, nhân tố kỹ thuật-công nghệ luôn
giữ vai trò trung tâm và có ảnh hưởng lớn, trực tiếp sâu sắc và toàn diện đến
hoạt động chiến lược của các ngành và các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nó còn
là nhân tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc tạo ra lợi thế và khả năng cạnh
tranh của các đơn vị hoạt động trên thương trường. Nhờ có ứng dụng khoa học
kỹ thuật ngày càng tiên tiến, các doanh nghiệp càng có thể thực hiện chiến lược
của doanh nghiệp mình một cách hiệu quả hơn, khẳng định được vị thế của mình

trên thương trường. Đồng thời, thông qua đổi mới công nghệ, đổi mới khoa học
công nghệ đã nâng cao trình độ quản lý kỹ thuật cho doanh nghiệp.
Thị trường công nghệ và chuyển giao công nghệ: Nói đến thị trường công
nghệ là nói đến sự biến đổi cung và cầu về công nghệ, nói đến việc mua bán
công nghệ hay còn gọi là chuyển giao công nghệ sự biến động này vừa tạo ra
thời cơ đối với những doanh nghiệp có dư nguồn lực, trình độ quản lý và tay
nghề, vừa gây ra nguy cơ đối với doanh nghiệp mà không có đủ điều kiện thiết
yếu.

14


2.1.2. Môi trường vi mô

2.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh
Tôn:
Công ty trong ngành như Phương Nam, Sun Steel và Blue Scope không
ngừng đưa ra những sản phẩm mới. Sản phẩm tôn mạ (tôn mạ màu, tôn mạ kẽm,
tôn lạnh) là vật liệu xây dựng có tác dụng che chắn, cách nhiệt...được sử dụng
rộng rãi trong các công trình xây dựng dân dụng. Mặc dù sản phẩm này được
cung cấp bởi rất nhiều nhà sản xuất khác nhau trên thị trường song công nghệ là
một yếu tố quan trọng quyết định đến mức độ tồn tại của sản phẩm. Công nghệ
được sử dụng tại HSG là công nghệ NOF (Non oxydising gurnace) - công nghệ
sản xuất tôn tiên tiến nhất trên thế giới.

15


2.1.2.2. Khách hàng
Sản phẩm chủ yếu của tập đoàn là tôn, thép và nhựa. Do đó đối tượng

phục vụ của tập đoàn khá đa dạng. Đồng thời sản phẩm của Hoa Sen đóng vai
trò thiết yếu cho sự phát triển của các ngành khác nên nhu cầu rất lớn.
Khách hàng của Hoa Sen phân tán lớn, do đó các đại lý phân phối phải
rộng khắp để phục vụ tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
2.1.2.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài
Từ các yếu tố bên ngoài như: lãi suất, tỷ giá, chính sách hỗ trợ của nhà
nước, tham gia WTO, nguồn cung ứng nguồn vật liệu, các sản phẩm thay thế,…
ảnh hưởng đến HOA SEN GROUP thể hiện trên ma trận EFE theo mức độ quan
trọng, phân loại và điểm quan trọng theo kết quả:
Yếu tố bên ngoài
Sản phẩm thay thế
Nguồn nguyên liệu
Sự cạnh tranh
Lãi suất thị trường
Công nghệ
Nhu cầu của người tiêu
dùng
Tổng điểm

Mức độ quan trọng
0,05
0,15
0,05
0,1
0,1
0,1

Phân loại
2
3

2
3
1
2

Số điểm phân loại
0,1
0,45
0,1
0,3
0,1
0,2

0,55

13

1,25

Qua phân tích môi trường bên ngoài với tổng số điểm quan trọng là 1,25
16


ta thấy các chiến lược HOA SEN GROUP vận dụng cơ hội hiện có cũng như tối
thiểu hóa những tiêu cực có thể có mối đe dọa bên ngoài ở mức trung bình.
2.2. Phân tích môi trường nội bộ
Để xây dựng chuỗi giá trị của công ty căn cứ trên chuỗi giá trị khách hàng
cần xác định cụ thể các họat động chủ yếu và các họat động hỗ trợ tạo giá trị. Từ
đó tạo vị thế cạnh tranh từ năng lực cốt lõi.
2.2.1. Nguồn nhân lực

Số lượng cán bộ công nhân viên tính đến ngày 30/09/2012, tổng số cán bộ
công nhân viên của Tập đoàn Hoa Sen là 2.949 người

17


2.2.2. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:
Trong niên độ 2012 - 2013, Tập đoàn tiếp tục triển khai chương trình
”Quản trị viên dự nguồn”, tuyển dụng sinh viên khá, giỏi của các trường đại học
uy tín trong cả nước (ĐH Bách Khoa TP. HCM, ĐH Kinh tế - Luật TP. HCM ĐH QG TP. HCM, Đại học Kinh tế TP. HCM, Đại học Ngoại thương TP. HCM)
và đặc biệt cả du học sinh tại Úc, Thái Lan, Mỹ, Singapore đưa vào chương
trình, đào tạo, theo dõi, định hướng và phát triển thành những cán bộ quản lý
nòng cốt trong tương lai.
Tập đoàn tiếp tục duy trì việc hợp tác với các trường thành viên của Đại
học Quốc gia TP. HCM, các trường đại học, cao đẳng khu vực Bình Dương, Bà
Rịa - Vũng Tàu qua các hình thức tài trợ học bổng, tham dự ngày hội việc làm...
Tập đoàn duy trì đào tạo hội nhập cho các nhân viên mới và một số
chương trình đào tạo bên ngoài nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn
cho CBCNV.
2.2.3. Sản phẩm
Thép cán nguội:
Với công nghệ cán 6 trục đảo chiều tiên tiến, sản phẩm thép cán nguội tại
Tập đoàn đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về chất lượng.
Tôn mạ hợp kim nhôm kẽm (Tôn lạnh):
Được sản xuất trên dây chuyền mạ công nghệ NOF hiện đại, đáp ứng các
tiêu chuẩn ASTM A792M của Hoa Kỳ, AS 1397 (G550) - AS 1365 (G300) của
Úc và JIS G3321 của Nhật Bản. Bề mặt sản phẩm bóng đẹp, màu ánh bạc, khả
năng chống ăn mòn vượt trội, kháng nhiệt hiệu quả, linh hoạt trong thiết kế và
có tuổi thọ gấp 4 lần so với tôn kẽm thông thường.
Tôn mạ hợp kim nhôm kẽm phủ màu (Tôn lạnh màu):

Ứng dụng công nghệ hàng đầu về sơn mạ trên nền hợp kim nhôm kẽm,
tạo cho sản phẩm độ bền vượt trội, độ thẩm mỹ cao.
Thép hộp và Ống thép:
Được sản xuất qua các công đoạn: tẩy rỉ, cán nguội, ủ mềm, mạ kẽm, cắt
băng, cán định hình, Thép hộp và Ống thép Hoa Sen có bề mặt sạch, trơn láng,
độ dày đều, độ uốn dẻo cao, độ bám kẽm tốt, đảm bảo chất lượng cao theo tiêu
chuẩn: JIS G3344:2004 (Nhật Bản), JIS G3466:2006 (Nhật Bản), ASTM
18


A53/A53M-07 (Hoa Kỳ); ASTM A500/A 500M-07 (Hoa Kỳ).
Ống nhựa và phụ kiện:
Được sản xuất trên dây chuyền hiện đại theo công nghệ Châu Âu với hệ
thống trộn trung tâm cho ra sản phẩm đồng nhất và chất lượng cao theo tiêu
chuẩn: BS.
2.2.4. Xây dựng thương hiệu



“Với logo và hệ thống nhận diện thương hiệu mới, Tập đoàn Hoa Sen sẽ bước
vào thời kỳ phát triển mới với những mục tiêu cao hơn, thử thách khắc nghiệt
hơn nhưng cũng hứa hẹn những mùa gặt bội thu” theo CTHĐQT ông Lê Phước




Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen chính thức thay đổi logo mới và toàn bộ hệ
thống nhận diện thương hiệu. Đây là một sự kiện thể hiện khát khao không
ngừng vươn lên tầm cao mới, hoàn mỹ hơn của Tập đoàn Hoa Sen trên thương
trường vốn đang cạnh tranh ngày càng khốc liệt.




Logo gồm hai phần: phần biểu tượng và phần chữ bên dưới. Biểu tượng hoa sen
được cách điệu thành tám cánh tượng trưng cho “bát chánh đạo” và sự vươn lên
mạnh mẽ trong thời đại mới, những cánh hoa sử dụng hiệu ứng 3D như chồng
xếp lên nhau. Màu vàng của biểu tượng trên nền nâu đỏ là 2 màu đặc trưng của
Phật giáo cũng là màu truyền thống của Tập đoàn Hoa Sen trong 10 năm qua.



Về thông điệp màu sắc, theo ông Lê Phước Vũ - Chủ tịch Hội đồng Quản trị,
màu vàng và màu nâu đỏ được giữ nguyên từ logo cũ. Màu vàng luôn dẫn lối
trên con đường chính nghĩa, sự đúng đắn và trung thực, thể hiện sự ấm áp, thân
19


thiện và vui vẻ, gắn liền với văn hóa của Tập đoàn.


Màu nâu đỏ là màu của sự giản dị, chân chất, bền bỉ nhưng vẫn thể hiện được sự
mạnh mẽ và bền vững. Qua đó logo mới muốn chuyển tải thông điệp Tập đoàn
Hoa Sen luôn phát triển vững mạnh, bền bỉ qua thời gian để đem đến cho khách
hàng, xã hội những giá trị tốt đẹp. Tập đoàn Hoa Sen sử dụng biểu tượng hoa
sen theo tinh thần Phật giáo, hàm ý sự vô nhiễm, trừng thanh, kiên nhẫn, viên
dung, thanh lương, hành trực, ngẫu không và bồng thực của những con người
trong ngôi nhà chung Hoa Sen đang ngày ngày dày công vun đắp những giá trị
lớn lao cho xã hội.
2.3. Năng lực cốt lõi của Tập đoàn Hoa Sen
Bảng đánh giá năng lực cốt lõi (VRIN):

ST
T

TIÊU CHÍ

1

Quy trình sản xuất
kinh doanh khép
kín.
Hệ thống phân phối
rộng khắp.
Hệ thống quản trị và
văn hóa doanh
nghiệp đặc thù.
Hệ thống thương
hiệu hướng về cộng
đồng.
Công nghệ hiện đại,
được đầu tư liên tục.
Hệ thống quản lý
chất lượng ISO.
Nguồn nhân lực.
Khả năng tài chính

2
3
4
5
6

7
8

ĐÁNG
GIÁ
(V)

KHAN
HIẾM
(R)

KHÓ
BẮT
CHƯỚC
(I)

KHÓ
THAY THẾ
(N)

KẾT
LUẬN

X

X

X

X


NLCL

X

X

X

X

X

NLCL

X

X

X

X

NLCL

X
X
X

X


X

X

NLCL

X
X
X

CHƯƠNG 3: XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG ÁN ĐỊNH HƯỚNG
20


CHIẾN LƯỢC
3.1. Phân tích ma trận SWOT:

Điểm mạnh (S)
1. Trình độ lao động có
công nghệ và kỹ thuật
cao.
2. Thương hiệu sản phẩm
có uy tín cao và đã được
khẳng định tại Việt Nam.
3. Hệ thống quản lý
chuyên nghiệp và hiệu
quả.
4. Tiềm năng về tài chính
và quan hệ ngân hàng.

5. Hội đồng quản trị năng

Cơ hội (O)
1. Nhà nước đã có nhiều
chính sách tiền tệ hợp lý
để ổn định nền kinh tế,
tạo điều kiện để doanh
nghiệp tiếp cận vốn và
đầu tư phát triển.
2. Nền kinh tế Việt Nam
dần ổn định trở lại, kéo
theo sự phục hồi và phát
triển của các ngành công
nghiệp phụ trợ, tôn, thép
và nhựa sẽ có cơ hội để
phục hồi và phát triển
theo sau.
3. Sự ổn định về chính trị
và kinh tế.
4. Các lĩnh vực kinh
doanh đều là những ngành
thiết yếu nên có cơ hội
tăng trưởng mạnh khi nền
kinh tế phục hồi trong
những năm tới.
5. Thị phần thép tấm còn
rộng và nhu cầu tăng
trưởng mạnh.
6. Thị trường tôn có nhu
cầu thay thế cao và ổn

định.
KẾT HỢP S-O
S1, S2, S6 và O3, O4, O5
S1: Trình độ lao động có
công nghệ và kỹ thuật
cao.
S2: Thương hiệu sản
phẩm có uy tín cao và đã
được khẳng định tại Việt
Nam.
S6: Lĩnh vực kinh doanh
đa dạng có định hướng.
O3: Các lĩnh vực kinh
doanh đều là những ngành
21

Thách thức (T)
1. Mức độ cạnh tranh
ngày càng cao trong lĩnh
vực tôn, thép.
2. Việt Nam tham gia các
tổ chứng kinh tế thế giới
và khu vực, cạnh tranh
trong và ngoài nước cho
các kĩnh vực kinh doanh
sẽ trở nên khốc liệt hơn
do các đối thủ nước ngoài
có tiềm lực tài chính lớn.
3. Nguồn nguyên liệu chủ
yếu là nhập khẩu và

chiếm tỷ trọng lớn trong
gia thành nên chịu rủi ro
lớn về giá và tỷ giá đến
kết quả kinh doanh.
4. Số dư nợ lớn do đặc
thù kinh doanh sẽ ảnh
hưởng bất lợi do mặt
bằng lãi suất cao.

KẾT HỢP S-T
S1, S3, S4 và T1, T2, T3
S1: Trình độ lao động có
công nghệ và kỹ thuật
cao.
S3: Hệ thống quản lý
chuyên nghiệp và hiệu
quả.
S4: Tiềm năng về tài
chính và quan hệ ngân
hàng.
T1: Mức độ cạnh tranh
ngày càng cao trong lĩnh


b

lực chuyên môn cao.
6. Lĩnh vực kinh doanh đa
dạng có định hướng.
Công suất lớn, nhiều tiềm

năng tăng trưởng.
Hệ thống bán hàng rộng,
linh hoạt.
Thị phần chi phối, dẫn
dắt thị trường
7. Hoạt động đầu tư
mạnh theo chiều sâu, mức
độ khép kín dòng sản phẩm
cao, tăng lợi thế cạnh tranh
về giá cả, giá thành.

thiết yếu nên có cơ hội
tăng trưởng mạnh khi nền
kinh tế phục hồi trong
những năm tới.
O4:Thị phần thép tấm
còn rộng và nhu cầu tăng
trưởng mạnh.
O5: Thị trường tôn có
nhu cầu thay thế cao và
ổn định.

vực tôn, thép.
T2:Việt Nam tham gia các
tổ chứng kinh tế thế giới
và khu vực, cạnh tranh
trong và ngoài nước cho
các kĩnh vực kinh doanh
sẽ trở nên khốc liệt hơn
do các đối thủ nước ngoài

có tiềm lực tài chính lớn
T3: Nguồn nguyên liệu
chủ yếu là nhập khẩu và
chiếm tỷ trọng lớn trong
gia thành nên chịu rủi ro
lớn về giá và tỷ giá đến
kết quả kinh doanh.

Điểm yếu (W)
1. Kiểm soát chi phí đầu
vào chưa thật hiệu quả.
2. Công ty chưa tập trung
nhiều vào việc phát triển
thị phần miền Bắc.
3. Chi phí nguyên liệu
vẫn chi phối cao ngay cả
khi khả năng đáp ứng
nguyên liệu cán nguội là
100% do đặc thù sản
phẩm.
4. Công suất đầu tư lớn
chưa được sử dụng hết
tăng áp lực chi phí khấu
hao và lãi suất liên quan
đến vốn tài trợ hoạt động
đầu tư.

KẾT HỢP W-O
W1, W2 và O2,O3, O4
W1: Kiểm soát chi phí

đầu vào chưa thật hiệu
quả.
W2: Công ty chưa tập
trung nhiều vào việc phát
triển thị phần miền Bắc.
O2: Nền kinh tế Việt Nam
dần ổn định trở lại, kéo
theo sự phục hồi và phát
triển của các ngành công
nghiệp phụ trợ, tôn, thép
và nhựa sẽ có cơ hội để
phục hồi và phát triển
theo sau.
O3: Sự ổn định về chính
trị và kinh tế.
O4: Các lĩnh vực kinh
doanh đều là những ngành
thiết yếu nên có cơ hội
tăng trưởng mạnh khi nền
kinh tế phục hồi trong
những năm tới

KẾT HỢP W-T
W2, W3 và T1, T3,T4
W2: Công ty chưa tập
trung nhiều vào việc phát
triển thị phần miền Bắc.
W3: Chi phí nguyên liệu
vẫn chi phối cao ngay cả
khi khả năng đáp ứng

nguyên liệu cán nguội là
100% do đặc thù sản
phẩm.
T1: Mức độ cạnh tranh
ngày càng cao trong lĩnh
vực tôn,thép
T3: Nguồn nguyên liệu
chủ yếu là nhập khẩu và
chiếm tỷ trọng lớn trong
gia thành nên chịu rủi ro
lớn về giá và tỷ giá đến
kết quả kinh doanh.
T4: Số dư nợ lớn do đặc
thù kinh doanh sẽ ảnh
hưởng bất lợi do mặt
bằng lãi suất cao.

KẾT HỢP S-O: Chiến lược phát triển thị trường.
KẾT HỢP S-T: Chiến lược phát triển sản phẩm.
KẾT HỢP W-O: Chiến lược kết hợp phía sau.
22


KẾT HỢP W-T: Chiến lược liên doanh, liên kết.
3.2. Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM):
Các yếu tố
quan trọng

Các yếu tố bên
trong

Trình độ kỹ
thuật tay nghề
của CB - CNV
Nghiên cứu phát
triển
Khả năng sản
xuất
Uy tín sản phẩm
của công ty
Họat động
Marketing
Khả năng tài
chính
Cung ứng
nguyên vật liệu
Hệ thống phân
phối
Tinh thần làm
việc của người

Các yếu tố bên
ngoài
Sản phẩm thay
thế
Nguồn nguyên
liệu
Sự cạnh tranh
của các đối thủ
Chính sách bảo
vệ sản xuất của

chính phủ

Phân
loại

CL phát
triển thị
trường

CL phát
triển sản
phẩm

CL phát
triển phía
sau

CL liên
doanh liên
kết

AS

AS

AS

AS

TAS

85

TAS
75

TAS
58

TAS
67

4

4

16

4

16

3

12

3

12

3


3

9

4

12

2

6

3

9

2

3

6

-

3

4

12


3

9

3

9

4

12

2

2

4

2

4

2

4

3

6


4

4

16

3

12

3

12

3

12

1

2

2

2

2

2


2

3

3

2

4

8

4

8

2

4

2

4

3

4

12


4

12

3

9

3

9

40

-

28

-

26

30

2

3

6


3

6

2

4

3

6

3

2

6

2

6

2

6

2

6


2
2

4

8

4

8

3

6

3

6

2

4

3

6

3


23

6


Gia nhập tổ
2
chức kinh tế thế
3
6
3
6
2
4
3
6
giới
Lãi suất thị
trường
3
1
3
Nền kinh tế
2
chính trị ổn định
và phát triển
Điều kiện tự
nhiên và xã hội
1
2

2
Công nghệ
1
1
1
Nhu cầu của
người tiêu dùng
2
1
2
2
4
Quan hệ đối
4
ngoại đầu tư mở
rộng
Từ kết quả phân tích ma trận QSPM ta thấy tổng điểm hấp dẫn của chiến
lược phát triển thị trường và phát triển sản phẩm là cao nhất. Như vậy, Hoa Sen
Group cần chú trọng vào chiến lược phát triển thị trường và phát triền sản phẩm.
CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY TỪ
2013-2020
4.1. Lựa chọn chiến lược cấp công ty trong giai đoạn từ năm 20132020
4.1.1. Chiến lược cấp công ty
Sau khi phân tích các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô, môi trường tác
nghiệp và các nguồn lực của Hoa Sen Group, nhận thấy đây là giai đoạn đang
phát triển mạnh nhưng cạnh tranh hết sức gay gắt để giữ vững và phát triển thị
phần của tập đoàn. Căn cứ vào những thuận lợi và khó khăn của môi trường đã
phân tích, căn cứ vào chuỗi giá trị khách hàng, bản thân tập đoàn (về tài chính,
nhân sự, mục tiêu...) và các đối thủ cạnh tranh, những mục tiêu của tập đoàn
Hoa Sen đến năm 2020 do Hội đồng quản trị xác định xây dựng Chiến lược cấp

công ty


Tăng trưởng tập trung – xâm nhập thị trường (thị trường trong nước và xuất
khẩu các nước Asen – Châu Á), phát triển sản phẩm (thép cán nóng)



Chiến lược tăng trường hội nhập: hội nhập dọc ngược chiều: đầu tư xây dựng
24


nhà máy thép cán nóng (Việt Nam chưa thể sản xuất được) – nguyên liệu đầu
vào của sản xuất tôn, thép.
4.1.2. Chiến lược chức năng
Về công tác sản xuất:


Kiện toàn hệ thống sản xuất, cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
các dây chuyền, tiết giảm tối đa chi phí tiêu hao nguyên vật liệu và chi phí vận
hành máy móc thiết bị, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo sản xuất an toàn, liên
tục.



Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thuê chuyên gia nước ngoài làm
Giám đốc chất lượng, đảm bảo chất lượng sản phẩm liên tục được cải thiện.




Tiếp tục thực hiện các công tác kiểm soát chi phí, theo dõi chặt chẽ những biến
động về giá nguyên liệu trên thị trường, tính toán nhu cầu và thời điểm mua
nguyên vật liệu thích hợp để chọn được giá mua tốt nhất, đảm bảo nhu cầu sản
xuất kinh doanh của Tập đoàn.
Về công tác kinh doanh:



Tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu, phấn đấu tăng tỷ trọng xuất khẩu lên
40% - 50% tổng doanh thu, linh hoạt điều tiết sản lượng cung ứng giữa thị
trường nội địa và thị trường xuất khẩu phù hợp diễn biến thị trường nhằm đảm
bảo hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh.



Tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết nhằm chủ động ứng phó với khả năng bị
kiện chống bán phá giá tại một số thị trường xuất khẩu, bao gồm việc lập tổ
công tác chống kiện bán phá giá, mời chuyên gia về lĩnh vực chống kiện bán phá
giá làm cố vấn cao cấp cho Tập đoàn, đồng thời cân nhắc khả năng đầu tư tại
nước ngoài trong trường hợp bị áp thuế chống bán phá giá.



Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chi nhánh phân phối – bán lẻ bằng
việc hoàn thiện cơ chế điều hành thông qua các chính sách và cơ chế giám sát,
kiểm soát chặt chẽ.



Tiếp tục phát triển hệ thống chi nhánh phân phối.




Đẩy mạnh phát triển thương hiệu, tiếp tục thực hiện các chương trình tiếp thị
sáng tạo, đa dạng, hiệu quả để xây dựng chuỗi thương hiệu mạnh, thân thiện và
25


×