1
4 - CHẾ ĐỘ BẦU CỬ
KN CHẾ ĐỘ BẦU CỬ :
− Bầu cử xuất hiện từ rất sớm, ngay từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ
I.
− Bầu cử là họat động trong đó nhân dân trong một nước (hoặc địa phuơng) lựa chọn người đại
diện.
− Bầu cử là chế định pháp luật quan trọng, là cơ sở pháp lý cho việc hình thành các cơ quan đại
diện.
− Chế độ bầu cử là một chế định của ngành luật hiến pháp việt nam, bao gồm tổng hợp các qui
phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan đến tiến trình của cuộc bầu cử để
bầu ra một đại biểu dân cử. ( từ lúc người công dân được ghi tên trong danh sách cử tri cho đến
lúc bỏ lá phiếu vào thùng và xác định kết quả bầu cử ) chia làm ba nhóm:
+ Nhóm QPPL liên quan đến việc trao quyền bầu cử cho công dân. ví dụ qui định về trường hợp
nào được đi bỏ phiếu, trường hợp nào không.
+ Nhóm qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến trình tự của một cuộc
bầu cử. ( từ phân chia đơn vị bầu cửkhu vực bỏ phiếulập danh sách cử tri3 lần hiệp thương
để lập ra danh sách những người ứng cửvận động tranh cửcử tri đi bỏ phiếutính khách
quan của bầu cửcông bố, bầu thêm, bầu lại, bổ sung… )
+ Nhóm qui phạm xã hội xác định những nguyên tắc chung của một cuộc bầu cử: phổ thông,
bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín
II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT BẦU CỬ Ở NƯỚC TA :
− Chế độ bầu cử ở nước ta được hình thành, phát triển trong quá trình xây dựng, củng cố chính
quyền nhân dân, đánh dấu bằng Sắc lệnh số 14 ngày 8/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời
về việc mở cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc dân đại hội để “Quốc dân đại hội sẽ có toàn quyền ấn
định hiến pháp cho nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”. Điều 2 Sắc lệnh qui định “Tất cả công
dân Việt Nam, cả trai và gái, từ 18 tuổi trở lên, đều có quyền tuyển cử và ứng cử, trừ những
người đã bị tước mất công quyền và những người trí óc không bình thường”.
− Tiếp đến là Sắc lệnh số 51 ngày 17/10/1945 ấn định thể lệ tổng tuyển cử. Ngay Điều 1 qui định
“Ngày 23 tháng 12 năm 1945 sẽ mở cuộc tổng tuyển cử trong toàn cõi Việt Nam dân chủ cộng
hoà để bầu đại biểu dự vào quốc dân đại hội” (sau hoãn sang ngày 6/1/1946). Điều 2 Qui định;
“tất cả những công dân Việt Nam 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ đều có quyền bầu cử
và ứng cử, trừ ra những người này: 1- Những người điên: những người mà dân địa phương đã
công nhận là điên. Danh sách những người trong làng hay khu phố do Uỷ ban nhân dân làng hay
khu phố ấn định; 2- Những người hành khất chuyên môn, hay là những người do một hội thiện
nào nuôi vĩnh viễn. Danh sách những người này do Uỷ ban nhân dân làng hay khu phố ấn định;
3- Những người bị can án mà không được hưởng sắc lệnh đại xá của Chính phủ dân chủ cộng
hoà.
−
Hiến pháp 1946 : Điều 18 : “Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt
gái trai, đều có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền. Người
ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc
ngữ. Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử” (Điều 18).
− Hiến pháp 1959: Điều 23 : Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, không phân biệt dân
tộc, nòi giống, nam nữ, thành phần xã hội, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng tài sản, trình độ văn
hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ mưới tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, từ hai mốt tuổi
trở lên đều có quyền ứng cử, trừ những người mất trí và những người bị Toà án hoặc pháp luật
tước quyền bầu cử và ứng cử. Công dân đang ở trong quân đội có quyền bầu cử và ứng cử.
− Hiến pháp1980: Điều 57 : Công dân không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín
ngưỡng tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, từ mười tám tuổi trở lên đều có
quyền bầu cử và từ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có thể được bầu vào Quốc hội, Hội đồng nhân
2
dân các cấp, trừ những người mất trí và những người bị pháp luật hoặc Toà án nhân dân tước các
quyền đó.
− Hiến pháp 1992 : Điều 54 : Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội,
tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên
đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội
đồng nhân dân theo quy định của pháp luật
− Để cụ thể hóa qui định của Hiến pháp 1992, Quốc hội ban hành luật bầu cử Đại biểu Quốc hội
năm 1997 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001), và Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân năm
2003 và đó là cơ sở pháp lý cho họat động bầu cử ở nước ta hiện nay.
III. CÁC NGUYÊN TẮC BẦU CỬ : ( CSPL : Đ7 LHP 1992)
− Nguyên tắc bầu cử phổ thông: bầu cử rộng rãi, đại trà.
− Nguyên tắc bầu cử trực tiếp: cử tri phải tự mình bầu cử, không bầu thay, không qua trung gian
− Nguyên tắc bầu cử bình đẳng: các cử tri và người ứng cử có quyền và nghĩa vụ ngang nhau
trong những điều kiện và hoàn cảnh như nhau
− Nguyên tắc bỏ phiếu kín: để khách quan, hỗ trợ cho nguyên tắc trực tiếp.
1. Nguyên tắc bầu cử phổ thông:
Bầu cử phổ thông có nghĩa là bầu cử mang tính rộng rãi, mọi người đều có quyền đi bầu và có
thể được bầu. Bầu cử là họat động của các tầng lớp nhân dân, chứ không phải là hoạt động
mang tính đặc quyền, đặc lợi của riêng giai cấp, tầng lớp, dân tộc nào.
a. Nội dung:
− Đây là nguyên tắc quan trọng trong việc tổ chức các cuộc bầu cử, là tiêu chuẩn đầu tiên để
đánh giá mức độ dân chủ của bầu cử. Cuộc bầu cử càng được mở rộng cho nhiều người tham gia
bao nhiêu càng thể hiện mức độ dân chủ bấy nhiêu.
− Cuộc bầu cử phổ thông là cuộc bầu cử được tổ chức cho nhiều người tham gia, tức là một hoạt
động phổ cập, về nguyên tắc không hạn chế đối với bất kỳ một đối tượng công dân nào, nếu con
người đạt mức độ trưởng thành hoàn chỉnh về mặt nhận thức – đạt 18 tuổi.
b. Biểu hiện của nguyên tắc trong luật bầu cử:
•
Hiến pháp và các Luật bầu cử hiện nay của nước ta đều qui định :
Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn
hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi
mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp
luật(Điều 54 HP 1992 )
Quyền bầu cử của công dân được các cơ quan phụ trách bầu cử ghi nhận trong danh sách
cử tri. Tất cả mọi công dân có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật , không bị pháp luật tước
quyền bầu cử đều được ghi tên trong danh sách cử tri.
•
Để đảm bảo nguyên tắc bầu cử phổ thông, Luật bầu cử quy định hàng loạt biện pháp
nhằm khắc phục sự sai sót trong quá trình lập danh sách cử tri:
−
Thông tin bầu cử công khai: ứng cử viên, danh sách bầu
+
Việc niêm yết danh sách cử tri bằng các phương tiện thông tin đại chúng: Điều 25 Luật bầu
cử: “Chậm nhất là 30i ngày trước ngày bầu cử, cơ quan lập danh sách cử tri phải niêm yết danh
sách đó tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn và những nơi công cộng của khu vực bỏ phiếu,
đồng thời thông báo rộng rãi việc niêm yết để nhân dân kiểm tra danh sách cử tri.”
+
Việc công dân có quyền kiểm tra, khiếu nại về cử tri và danh sách cử tri: Điều 26 – Luật bầu
cử: “Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu thấy có sai sót thì trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày
niêm yết, mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị bằng miệng hoặc bằng văn bản
với cơ quan lập danh sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải tiếp nhận và ghi vào sổ
3
những khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị đó. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được khiếu
nại, tố cáo hoặc kiến nghị, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người
khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị biết kết quả giải quyết.”
−
Quyền cử tri được giới thiệu đến bầu cử nơi mới đến: Điều 27 – Luật bầu cử: ” Từ khi niêm yết
danh sách cử tri cho đến ngày bầu cử, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu
ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền xin giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn nơi đó để được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở nơi
mới đến. Khi cấp giấy chứng nhận, Uỷ ban nhân dân phải ghi ngay vào danh sách bên cạnh tên
cử tri "Đi bỏ phiếu nơi khác".
•
−
Nguyên tắc bầu cử phổ thông vẫn có những trường hợp ngoại lệ:
Những trường hợp không được bầu cử ,bao gồm :
+
Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp
luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực
hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
+
Người thuộc các trường hợp trên nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ được khôi
phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn
trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát
thẻ cử tri.
+
Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Toà án tước
quyền bầu cử,phải chấp hành hình phạt tù,bị bắt tạm giam hoặc mất năng lực HVDS thì Uỷ ban
nhân dân xã,phường,thị trấn xoá tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri
(Đ 23 luật bầu cử đại biểu quốc hội 1997 được sửa đổi bổ sung 2001)
−
những trường hợp không được ứng cử đại biểu Quốc hội:
+
Người thuộc các trường hợp không được bầu cử;
+
Người đang bị khởi tố về hình sự;
+
Ngươi đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án;
+
Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án những chưa được xoá án;
+
Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại
cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.
Những người đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội mà đến thời điểm bắt đầu
bầu cử bị khởi tố về hình sự, bị bắt giữ vì phạm tội quả tang hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì
Hội đồng bầu cử xoá tên trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội
( điều 29 luật bầu cử đại biểu quốc hội 1997 được sửa đổi bổ sung 2001)
•
Pháp luật bầu cử nước ta hiện nay đều qui định theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho cử tri đi
bầu cử và thực tế các cuộc bầu cử cũng cho thấy tỉ lệ cử tri đi bầu cử ở nước ta và tỉ lệ cử tri so với
dân số là rất cao.
c. Ý nghĩa:
−
Ngay từ thời non trẻ, Nhà nước VN đã áp dụng nguyên tắc bầu cử phổ thông cho mọi công dân
VN. Nguyên tắc này đến nay vần giữ nguyên ý nghĩa của nó và được ấn định trong Hiến pháp
1959,1980 và 1992.
−
Quyền bầu cử phổ thông của nhà nước XHCN VN khác với quyền bầu cử phổ thông của nhà
nước tư sản không những bằng việc không quy định hạn chế tiêu chuẩn người tham gia bầu cử,
4
trừ việc quy định hạn chế ở dưới mức tuổi trường thành mà còn quy định sự tham gia bầu cử của
tất cảc các quân nhân đang tại ngũ. Hạn chế việc tham gia của quân đội vào các cuộc bầu cử là
đặc trưng của chế độ tư bản (quân đội không tham gia chính trị).
2. Nguyên tắc bầu cử trực tiếp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bầu cử trực tiếp có nghĩa là cử tri tự mình bầu người đại diện mà không qua tầng, nấc trung
gian nào (phân biệt với bầu cử gián tiếp ở một số nước).
a. Nội dung: Cử tri tín nhiệm người nào thì bỏ phiếu thẳng cho người ấy làm đại biểu Quốc hội
hay đại biểu HĐND không thông qua người nào khác, cấp nào khác(những đại cử tri hoặc một
cơ quan nào khác gọi là cấp trung gian).
b. Biểu hiện của nguyên tắc trong Luật bầu cử:
Luật bầu cử của Nhà nước ta hiện nay có các quy định chặt chẽ để bảo đảm cho nguyên
tắc trực tiếp được thực hiện:
+ Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp phải được tiến hành vào ngày chủ nhật để
nhân dân có điều kiện trực tiếp tham gia bỏ phiếu (Điều 54);
+ trước ngày bỏ phiếu, nhân dân được thường xuyên thông báo địa điểm bỏ phiếu (Điều 56);
+ cử tri phải tự mình đi bầu không nhờ người khác bầu thay hay bầu bằng cách gửi thư (Điều 58);
không đồng ý ứng viên nào thì trực tiếp gạch tên của ứng viên đó lên phiếu bầu…
+ cử tri phải tự mình đi bầu, tự mình viết phiếu bầu, nếu không viết được thi nhờ người khác viết
hộ, tự mình bỏ. nếu vì tàn tật mà không bỏ được thì nhờ người khác bỏ hộ
+ Miền núi, haỉ đảo chưa đến 300 cũng lập kv bỏ phiếu. đơn vị vũ trang nhân dân lập kv bỏ phiếu
riêng, nhà hộ sinh, bv, nhà an dưỡng, nhà nuôi người tàn tật tà 50 cử tri trở lên cũng lập kv bỏ
phiếu
+ Chú ý rằng việc cử tri trực tiếp đến địa điểm bỏ phiếu chỉ là một cách thức áp dụng nhằm thực
hiện nguyên tắc này, nhưng nguyên tắc này không lọai trừ việc bầu cử qua các phương tiện
truyền thông (với bảo đảm việc quản lý chặt chẽ).
c. Ý nghĩa:
− Nguyên tắc trực tiếp bầu cử ra người đại diện cho mình trong các cơ quan quyền lực nhà nước,
không thông qua một khâu trung gian nào khác là một nguyên tắc thể hiện rõ tính chất dân chủ
trong sự hình thành bộ máy nhà nước. Chính nguyên tắc này cho phép người đại diện được nhân
dân trực tiếp bầu ra nhận được quyền lực nhà nước từ nhân dân.
− Với nguyên tắc này, kết quả bầu cử phản ánh chính xác nhất ý chí, nguyện vọng của nhân dân
trong bầu cử.
3. Nguyên tắc bầu cử bình đẳng theo quy định của pháp luật hiện hành.
a. Nội dung:
Các cử tri được tham gia vào việc bầu cử, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã
hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, có quyền và nghĩa vụ
như nhau, các ứng cử viên được giới thiệu ra ứng cử theo tỷ lệ như nhau, kết quả bầu chỉ phụ
thuộc vào số phiếu mà cử tri bỏ phiếu cho mỗi ứng cử viên, là cơ sở để xác định kết quả trúng cử.
b. Biểu hiện trong Luật bầu cử:
Để đảm bảo cho nguyên tắc này, Luật bầu cử quy định:
− các cử tri và người ứng cử có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong những điều kiện và hoàn
cảnh như nhau
− Mỗi một cử tri được phát một phiếu bầu,lá phiếu của mỗi cử tri không ghi tên,giá trị của mỗi
phiếu bầu là như nhau;
5
−
Địa vị xã hội, tài sản…của cử tri không có ảnh hưởng gì đến giá trị của phiếu bầu. Không vì địa
vị xã hội của mình mà cử tri không chấp hành đầy đủ các quy định về bầu cử;
−
Mỗi cử tri chỉ được ghi tên một lần trong danh sách cử tri, chỉ được lập danh sách ứng cử viên ở
một đơn vị bầu cử trong một cuộc bầu cử.
−
Việc phân bổ số lượng đại biểu được bầu cho các tỉnh, tp. Trực thuộc tw (đối với bầu Quốc hội),
cũng như việc phân bổ cho các quận, huyện, xã … với tỉ lệ cử tri tương đương nhau.
−
Việc phân chia thành các đơn vị bầu cử phải đảm bảm hợp lý tỉ lệ dân cư như nhau.
−
Đảm bảo các điều kiện tự ứng cử, đề cử của các ứng cử viên như nhau.
−
Việc vận động tranh cử phải đảm bảo sự công bằng, không thiên tư, thiên vị, tạo điều kiện như
nhau cho các ứng cử viên.
Nguyên tắc này được bắt đầu bằng chia các đơn vị bầu cử cho các địa phương. Việc chia
đơn vị bầu cử phải căn cứ vào dân số các địa phương và tổng số các đại biểu phải bầu. Mỗi đơn vị
bầu cử được bầu ra số lượng đại biểu tỷ lệ thuận với số dân của mình. Việc ấn định số lượng đại
biểu phải bầu cho mỗi đơn vị dựa trên định mức bầu cử và số lượng cử tri của đơn vị bầu cử. Định
mức bầu cử bằng tổng số dân số có trên lãnh thổ diễn ra cuộc bầu cử chia cho tổng số đại biểu
HĐND hoặc đại biểu Quốc hội phải bầu.
• Thực tế:có nhiều cử tri không có phiếu bầu cử, người lại có nhiều phiếu bầu cử. có thể là do sự
thiếu ý thức trong đăng kí tạm trú tạm vắng, có thể là sự yếu kém trong quản lí,hiểu không đúng
về bình đẳng
c. Ý nghĩa:
− Đây là nguyên tắc đòi hỏi phải tuân thủ trong suốt quá trình tiến hành bầu cử từ khi lập danh
sách cử tri cho đến khi kết thúc, tuyên bố kết quả bầu cử. Mức độ dân chủ của cuộc bầu cử phụ
thuộc chủ yếu vào tiến trình thực hiện nguyên tắc này.
− Trong một chừng mực nào đó, việc thực hiện nguyên tắc bỏ phiếu kín, bầu cử phổ thông cũng
như nguyên tắc bầu cử trực tiếp cũng là để thực hiện nguyên tắc bình đẳng và ngược lại.
4. Nguyên tắc bỏ phiếu kín theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bỏ phiếu kín có nghĩa là bảo đảm tính “kín” trong việc lựa chọn người đại mà cử tri tín nhiệm trong
bầu cử.
a. Nội dung:
Nguyên tắc này đòi hỏi cử tri khi bỏ phiếu phải tự mình viết phiếu, tự mình gạch tên người
ứng cử nào mà mình không tín nhiệm ở phiếu bầu đã được in sẵn, tự mình bỏ phiếu bầu vào hòm
phiếu, không một người nào được xem cử tri viết phiếu. Cử tri không viết được thì nhờ người khác
viết nhưng phải tự mình bỏ phiếu vào hòm phiếu. Nếu vì tàn tật không tự mình bỏ phiếu được thì
có thể nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm (Điều 59,60 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội).
Ở phòng bỏ phiếu, tổ bầu cử phải kết hợp với UBND xã, phường, thị trấn bố trí nhiều nơi
viết phiếu tách biệt nhau thành các buồng viết phiếu và hạn chế khả năng có mặt trong lúc cử tri
viết phiếu của bất cứ ai.
b. Biểu hiện trong Luật bầu cử:
−
Đ i ề u 5 9 : Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự
mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật
không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử
mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu.
6
− Đ i ề u 6 0 : Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được đến xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử; nếu
viết hỏng, cử tri có quyền đề nghị Tổ bầu cử đổi phiếu bầu khác.
− Yêu cầu:có phòng viết phiếu riêng,Thùng phiếu kín,Không quay phim, chụp ảnh khi cử tri đang
viết phiếu,Phiếu phải được in theo mẫu, không có dấu hiệu đặc biệt Không được mittinh cổ động
khi đang bỏ phiếu, Cử tri trực tiếp viết phiếu và tự mình bỏ phiếu vào thùng phiếu.Có thể nhờ
người viết hộ, hoặc đem thùng phiếu đến nơi ở trong một số trường hợp, nhưng phải tự cử tri bỏ
vào thùng phiếu.
− Thực tế:bị vi phạm từ các nhà báo,Cử tri không có thông tin của ứng viên nên hỏi thăm lẫn
nhau...
c. Ý nghĩa:
Nguyên tắc này bảo đảm cho cử tri tự do biểu lộ ý chỉ của mình trong việc lựa chọn đại
biểu; tránh mọi sự áp đặt.
- Nguyên tắc này nhằm phân biệt với việc bầu cử công khai.
- Mục đích của nguyên tắc là đảm bảo tốt nhất tính tự do trong bầu cử - một tiêu chí rất quan
trọng của một cuộc bầu cử dân chủ, tiến bộ.
IV. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT BẦU CỬ NƯỚC TA HIỆN NAY :
1. Tiêu chuẩn của ứng cử viên: đ 23, đ 29 luật bầu cử đại biểu QH 1997(sửa đổi bổ sung 2001)
− Điều kiện cần:
+ Là Công dân Việt Nam
+ Đủ 21 tuổi trở lên.
− Đại biểu Quốc hội và HĐND có những tiêu chuẩn sau đây:
1- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu
thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh;
2- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp
luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và
các hành vi vi phạm pháp luật;
3- Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội/ĐBHĐND, tham gia quyết định
các vấn đề quan trọng của đất nước;
4- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
5- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội/HĐND.
− Những trường hợp không được tham gia ứng cử:
1-những người không được qưyền bầu cử;
2- Người đang bị khởi tố về hình sự;
3- Ngươi đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án;
4- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án những chưa được xoá án;
5- Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại
cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.
Những người đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội mà đến thời điểm bắt đầu
bầu cử bị khởi tố về hình sự, bị bắt giữ vì phạm tội quả tang hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì
Hội đồng bầu cử xoá tên trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
2. Điều kiện của cử tri :
− Điều kiện cần
+ Là Công dân Việt Nam
+ Đủ 18 tuổi trở lên.
− Những trường hợp không được tham gia bầu cử:
7
+ Những người mất trí không tự chủ được suy nghĩ và hành động của mình, không phân biệt
đúng, sai, có những rối loạn về mặt nhận thức;
+ Những người bị giam để thi hành án phạt tù;
+ Những người đang bị tạm giam theo quyết định của toà án hoặc theo quyết định hay phê
chuẩn của viện kiểm sát
3. Những điều kiện của người trúng cử Đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật
hiện hành.
Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, không chỉ đại
diện cho nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình mà còn đại điện cho nhân dân cả nước; là người thay
mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. (Điều 43 – Luật về tổ chức Quốc hội).
Điều kiện cần và đủ để một người trúng cử đại biểu Quốc hội:
−
Công dân Việt Nam đủ 21 tuổi
−
Đủ tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội
−
Được đề cử: Được cơ quan tổ chức đơn vị giới thiệu ra ứng cử. Trên cơ sở đó Mặt trận tổ quốc
mới hiệp thương. Đoàn chủ tịch UBND Mặt trận tổ quốc VN hiệp thương những người ở TW. Ban
thường trực UB MTTQ cấp tỉnh giới thiệu người ở địa phương ra ứng cử.
−
Tự ứng cử: phải lấy ý kiến của của cử tri nơi người đó cư trú và của cơ quan, đơn vị công tác
(nếu có).
−
Khi đưa ra bầu phải đạt quá bán số phiếu hợp lệ và nhiều phiếu hơn từ trên xuống (đa số tuyệt
đối)
−
Được UB thẩm tra tư cách đại biểu ra nghị quyết công nhận đủ tư cách đại biểu Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, Quốc hội đã bầu ra UB thẩm tra tư cách ĐBQH. Căn cứ
vào kết quả điều tra của UB này, Quốc hội phê chuẩn ĐBQH.
4. Số lượng đại biểu được bầu
− Tổng số đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam không quá 500 người.
− Căn cứ để phân bổ đại biểu QH của mỗi tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương:
+ Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất ba đại biểu cư trú và làm việc tại địa
phương;
+ Số đại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địa phương
+ Thủ đô Hà Nội được phân bố số đại biểu thích đáng
+ Số đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số do UBTVQH dự kiến theo đề nghị của Hội
đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm để các thành phần dân tộc thiểu số có số đại biểu thích
đáng.
+ Số đại biểu Quốc hội là phụ nữ do UBTVQH dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch
BCH T Ư Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm để phụ nữ có số đại biểu thích đáng.
+ Căn cứ vào quy định trên, Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội
được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
− Số đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi cấp được ấn định như sau:
+ Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn:25 – 35 đại biểu
+ HĐND huyện,quận,thị xã,thành phố thuộc tỉnh:30 -40 đại biểu (Đối với các huyện,quận,thị
xã,thành phố thuộc tỉnh nếu có từ 30 đơn vị hành chính trực thuộc trở lên được bầu trên 40 đại
biểu;số lượng cụ thể do UBTVQH quyết định theo đề nghị của Thường trực HĐND tỉnh,thành
phố trực thuộc TƯ )
+ HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: 50 -85 đại biểu (Thủ đô Hà Nội và các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương khác có trên 3 triệu người được bầu không quá 95 đại biểu).
8
5. Đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu
− Định nghĩa : đơn vị bầu cử là lãnh thổ với một số dân tương ứng và được bầu ra một lượng đại
biểu QH hoặc hội đồng nhân dân nhất định.
− Cơ sở để phân chia đơn vị bầu cử cho các cuộc bầu cử khác nhau là tổng số đại biểu quốc hội
hoặc hội đồng nhân dân phải bầu và số dân sống trên lãnh thổ của đơn vị phải phân chia. Số đại
biểu phải bầu cho mỗi đơn vị bầu cử phụ thuộc vào số lượng dân cư sống trên lãnh thổ đơn vị
bầu cử.
− Đại biểu Quốc hội được bầu theo đơn vị bầu cử .Mỗi đơn vị bầu ko quá 3 đại biểu đối với đại
biểu QH và ko quá 5 đối với đại biểu HĐND.
− Tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương chia thành các đơn vị bầu cử (ĐBQH)
− Số đơn vị bầu cử, danh sách đơn vị, số đại biểu QH mỗi đơn vị được tính căn cứ theo số dân do
UBTVQH ấn định và công bố chậm nhất 70ng trước ngày bầu cử
− Danh sách các đơn vị bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân cấp nào do UBND cấp ấy gửi đến hội
đồng bầu cử cùng cấp. chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử hội đồng bầu cử công bố danh
sách các đơn vị bầu cử .
− Mỗi đơn vị bầu cử chia thành nhiều khu vực bỏ phiếu.Việc chia khu vực bỏ phiếu do UBND xã,
phường, thị trấn quyết định và do UBND cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
− Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ 300 đến 2.000 cử tri.
+ Ở miền núi, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có tới 300 cử tri cũng
được thành lập một khu vực bỏ phiếu.
+ Đơn vị vũ trang nhân dân thành lập những khu vực bỏ phiếu riêng.
+ Bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng, nhà nuôi người tàn tật có từ 50 cử tri trở lên có thể
thành lập khu vực bỏ phiếu riêng.
+ Cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh đối với những người đang chấp hành quyết định xử lý hành
chính có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng.
6. Các tổ chức phụ trách bầu cử
− Các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội gồm có:
+ Hội đồng bầu cử ở Trung ương;
+ Uỷ ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
+ Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử;
+ Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu.
Hội đồng bầu cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Lãnh đạo việc tổ chức bầu cử trong cả nước; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định của
pháp luật về bầu cử ĐBQH ;
2- Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử;
3- Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cuộc bầu cử;
4- Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã
hội, LLVT nhân dân, CQNN ở Trung ương giới thiệu ứng cử ĐBQH ; gửi tiểu sử tóm tắt của những
người ứng cử đến Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
5- Nhận hồ sơ và danh sách người ứng cử ĐBQH do Uỷ ban bầu cử gửi đến;
6- Quy định mẫu thẻ cử tri và phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội;
7- Lập và công bố danh sách những người ứng cử ĐBQH theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước;
8- Xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác của Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử; xét
và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử do Uỷ ban bầu cử hoặc Ban bầu cử chuyển đến; xét và
giải quyết khiếu nại, tố cáo về người ứng cử; xét và giải quyết khiếu nại về kết quả bầu cử;
9- Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử do Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử gửi đến; làm
biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước;
10- Xét và quyết định việc bầu cử lại, bầu cử thêm hoặc huỷ bỏ kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử;
11- Công bố kết quả bầu cử trong cả nước;
12- Cấp giấy chứng nhận cho đại biểu trúng cử;
9
Ban bầu cử (được thành lập ở các đơn vị bầu cử): có những nhiệm vụ và quyền
hạn sau đây:
1- Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội của
các Tổ bầu cử;
2- Kiểm tra, đơn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu;
3- Kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri;
4- Phân phối thẻ cử tri, phiếu bầu cử cho các Tổ bầu cử chậm nhất là năm ngày trước ngày bầu
cử;
5- Niêm yết danh sách những người ứng cử trong đơn vị bầu cử;
6- Kiểm tra công việc bầu cử tại các phòng bỏ phiếu;
7- Nhận và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu do các Tổ bầu cử gửi đến; làm biên bản xác định
kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử để gửi đến Hội đồng bẩu cử, Uỷ ban bầu cử và thông báo kết quả
đó;
8- Nhận và chuyển đến Uỷ ban bầu cử khiếu nại, tố cáo về người ứng cử; xét và giải quyết khiếu
nại, tố cáo về công tác của các Tổ bầu cử;
9- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của Hội đồng bầu cử và Uỷ ban
bầu cử;
10- Giao hồ sơ, tài liệu về bầu cử cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
11- Tổ chức việc bầu cử lại, bầu cử thêm.
Tổ bầu cử (thành lập ở các khu vực bỏ phiếu):có những nhiệm vụ và quyền hạn
sau đây:
1- Tổ chức việc bầu cử trong khu vực bỏ phiếu;
2- Bố trí phòng bỏ phiếu và chuẩn bị hòm phiếu;
3- Phát thẻ cử tri cho cử tri chậm nhất là hai ngày trước ngày bầu cử; phát phiếu bầu cử cho cử tri
có đóng dấu của Tổ bầu cử;
4- Bảo đảm trật tự trong phòng bỏ phiếu;
5- Kiểm phiếu và làm biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến Ban bầu cử;
6- Giao biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu bầu cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị
trấn;
7- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của các tổ chức phụ trách bầu cử
cấp trên;
8- Tổ chức thực hiện việc bầu cử lại, bầu cử thêm.
Các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân gồm có:
1. Hội đồng bầu cử;
2. Ban bầu cử;
3. Tổ bầu cử.
Các tổ chức phụ trách bầu cử làm việc theo chế độ tập thể;các cuộc họp được tiến hành khi
có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự.Các quyết định được thông qua khi có quá
nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
7. Danh sách cử tri
− Trong thời gian lập danh sách cử tri, công dân có quyền bầu cử ĐBQH (hoặc đại biểu HĐND )
đều được ghi tên vào danh sách cử tri.Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách ở một nơi mình
thường trú hoặc tạm trú.
− Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật,
người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất năng lực hành vi
dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
− Người thuộc các trường hợp quy định trên nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu hai mươi
bốn giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền
10
xác nhận không còn trong tình trạng mất năng lực hành vi dân sự thì được bổ sung vào danh
sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
− Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Toà án tước quyền
bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù, bị bắt tạm giam hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì Uỷ
ban nhân dân xã, phường, thị trấn xoá tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
− Danh sách cử tri do UBND xã,phường,thị trấn lập theo khu vực bỏ phiếu.Danh sách cử tri trong
đơn vị vũ trang nhân dân do Chỉ huy đơn vị lập theo khu vực bỏ phiếu.
8. Vai trò của MTTQ VN trong công tác bầu cử :
Trong phạm vi chức năng,nhiệm vụ,quyền hạn của mình,theo quy định của pháp luật về bầu
cử,MTTQ VN tổ chức hiệp thương,lựa chọn,giới thiệu những người ứng cử ĐBQH, đại biểu
HĐND,tham gia tổ chức phụ trách bầu cử,phối hợp với CQNN hữu quan tổ chức Hội nghị cử tri ở
nơi cư trú,các cuộc tiếp xúc giữa cử tri với những người ứng cử,tham gia tuyên truyền,vạn động cử
tri thực hiện pháp luật về bầu cử,tham gia giám sát việc bầu cử ĐBQH, đại biểu HĐND.
0. QUY TRÌNH CỦA CUỘC BẦU CỬ :
1. Ứng cử, hiệp thương giới thiệu người ứng cử
− Việc lập danh sách ứng cử được tiến hành qua các bước:
+ Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất thường thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người
của cơ quan, tổ chức, đơn vị được bầu làm đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến do Uỷ ban
thường vụ Quốc hội gửi đến.
+ Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ nhất, chậm nhất là 80 ngày trước ngày bầu cử,
UBTVQH điều chỉnh lần thứ nhất cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức,
đơn vị ở trung ương và địa phương được bầu làm ĐBQH.
+ Hội nghị hiệp thương lần thứ 2 căn cứ vào tiêu chuẩn ĐBQH,cơ cấu,thành phần và số lượng đại
biểu được bầu của các cơ quan,tổ chức,đơn vị ở trung ương đã được UBTVQH điều chỉnh lần
thứ nhất để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử ĐBQH và gửi lấy ý kiến cử tri nơi cư
trú,đối với người tự ứng cử thì còn được gửi lấy ý kiến cử tri nơi người đó làm việc (nếu có).
+ Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ 2, chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử, UBTVQH
điều chỉnh lần thứ 2 cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung
ương và địa phương được bầu làm ĐBQH. Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 căn cứ vào tiêu
chuẩn ĐBQH,cơ cấu,thành phần và số lượng đại biểu được bầu của các cơ quan, tổ chức, đơn
vị ở trung ương đã được UBTVQH điều chỉnh lần thứ 2 và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn,
lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
2. Danh sách những người ứng cử :
− Chậm nhất là 30 trước ngày bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban trung ương MTTQ Việt Nam gửi
đến Hội đồng bầu cử biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách chính thức những
11
người được Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử đại
biểu Quốc hội.
− Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực UB MTTQ tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương gửi đến Uỷ ban bầu cử biên bản Hội nghị hiệp thương lần thứ 3 và danh sách chính
thức những người được UB MTTQtỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giới thiệu ứng cử ĐBQH.
− Căn cứ vào danh sách chính thức những người ứng cử được Đoàn Chủ tịch UB TƯ MTTQ Việt
Nam giới thiệu, Hội đồng bầu cử gửi tới các Uỷ ban bầu cử hữu quan danh sách những người
được giới thiệu về ứng cử tại địa phương.
− Hội đồng bầu cử lập và công bố danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử trong
cả nước theo danh sách chính thức do Ban thường trực UB TƯ MTTQ Việt Nam và UB bầu cử gửi
đến chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử.
− Trong danh sách những người ứng cử phải ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán, nơi
thường trú, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hoá, chuyên môn, nghề nghiệp, chức vụ, nơi làm việc
của người ứng cử. Danh sách những người ứng cử được xếp theo vần chữ cái A, B, C...
− Số người trong danh sách ứng cử ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ở
đơn vị đó.
− Người ứng cử chỉ được ghi tên vào danh sách ứng cử ở một đơn vị bầu cử.
− Chậm nhất là 20 ngày trước ngày bầu cử, Ban bầu cử phải niêm yết danh sách người ứng cử ở
địa phương mình theo quyết định của Hội đồng bầu cử.
− Người ứng cử không được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị mình ứng cử. Nếu
đã là thành viên của Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị mình ứng cử thì người ứng cử phải được
rút khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử đó kể từ ngày được ghi tên vào danh
sách chính thức những người ứng cử.
− Kể từ ngày công bố danh sách những người ứng cử, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo về
người ứng cử, khiếu nại, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử
với Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Hội đồng bầu cử. Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Hội đồng bầu cử
phải ghi vào sổ và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo thẩm quyền.
Trong trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của
Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử thì có quyền khiếu nại với Hội đồng bầu cử. Quyết định của Hội đồng
bầu cử là quyết định cuối cùng.
− Trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử ngưng
việc xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách
những người ứng cử.
3. Tuyên truyền, vận động bầu cử
− Hội đồng bầu cử chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử trong phạm vi cả
nước; Uỷ ban bầu cử chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử tại
địa phương.
− Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang
nhân dân, cơ quan thông tin báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách
nhiệm tuyên truyền về cuộc bầu cử.
− Người có tên trong danh sách ứng cử ĐBQH có quyền vận động bầu cử thông qua việc gặp gỡ,
tiếp xúc với cử tri và các phương tiện thông tin đại chúng để báo cáo với cử tri dự kiến thực hiện
trách nhiệm của người đại biểu nếu được bầu làm ĐBQH.MTTQ Việt Nam tổ chức để những người
ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri và vận động bầu cử.
− Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật và bảo đảm trật tự,
an toàn xã hội.
4. Trình tự bầu cử, thể thức bỏ phiếu
12
− Việc bỏ phiếu bầu cử đại biểu được tiến hành cùng một ngày trong cả nước.
− Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật, do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định và công bố chậm
nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử.
− Việc bỏ phiếu bắt đầu từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối. Tuỳ tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể
quyết định cho bắt đầu sớm hơn nhưng không được trước 5 giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn
nhưng không được quá 10 giờ đêm (không quá 20 giờ đối với bầu cử đại biểu HĐND)
− Trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri.
− Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu(đối với mỗi cấp)
− Cử tri phải tự mình đi bầu, không được bầu bằng cách gửi thư.
− Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ
phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ
phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
− Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu
cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu.
− Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được đến xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử; nếu viết hỏng, cử
tri có quyền đề nghị Tổ bầu cử đổi phiếu bầu khác.
− Mọi người đều phải tuân theo nội quy của phòng bỏ phiếu; không được vận động bầu cử tại
phòng bỏ phiếu.
− Khi đã hết giờ bỏ phiếu, nếu còn cử tri có mặt tại phòng bỏ phiếu mà chưa kịp bỏ phiếu thì chỉ
sau khi số cử tri này bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử mới được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu.
− Trong ngày bầu cử, việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất
ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu, thì Tổ bầu cử lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan
trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện
pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.
5. Việc kiểm phiếu
− Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.
− Trước khi mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu không sử
dụng đến và phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử chứng kiến việc kiểm phiếu.
− Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được uỷ
nhiệm có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các phóng viên
báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu.
− Những phiếu sau đây là phiếu không hợp lệ:
1. Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát;
2. Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;
3. Phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu;
4. Phiếu gạch xoá hết tên những người ứng cử;
5. Phiếu có ghi tên người ngoài danh sách ứng cử, phiếu có viết thêm.
− Trong trường hợp có phiếu nghi là không hợp lệ thì Tổ trưởng Tổ bầu cử đưa ra để toàn Tổ giải
quyết.Tổ bầu cử không được gạch xoá hoặc sửa các tên ghi trên phiếu bầu.
− Những khiếu nại tại chỗ về việc kiểm phiếu do Tổ bầu cử nhận, giải quyết và ghi cách giải
quyết vào biên bản.Trong trường hợp Tổ bầu cử không giải quyết được thì phải ghi rõ ý kiến của
Tổ vào biên bản giải quyết khiếu nại và chuyển đến Ban bầu cử.
− Sau khi kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử phải lập biên bản kết quả kiểm phiếu.Biên bản phải ghi rõ:Tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu; - Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu; - Tỷ lệ cử tri đã tham gia
bỏ phiếu so với tổng số cử tri; - Số phiếu hợp lệ; - Số phiếu không hợp lệ; - Số phiếu bầu cho mỗi
người ứng cử. Những khiếu nại nhận được, những khiếu nại đã giải quyết và cách giải quyết,
những khiếu nại chuyển đến Ban bầu cử. Biên bản được lập thành 4 bản, có chữ ký của Tổ
13
trưởng, Thư ký và hai cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu. Biên bản được gửi đến Ban
bầu cử và Chủ tịch HĐND, UBND, ban thường trực UB MTTQ xã, phường, thị trấn chậm nhất là 3
ngày sau ngày bầu cử.
6. Kết quả bầu cử
− Sau khi nhận được biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ bầu cử, Ban bầu cử kiểm tra các
biên bản đó và lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử của mình.
− Biên bản phải ghi rõ:
+
Số đại biểu Quốc hội được ấn định cho đơn vị bầu cử;
+
Số người ứng cử;
+
Tổng số cử tri của đơn vị bầu cử;
+
Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
+
Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri;
+
Số phiếu hợp lệ;
+
Số phiếu không hợp lệ;
+
Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
+
Danh sách những người trúng cử;
+
Những khiếu nại do các Tổ bầu cử đã giải quyết, những khiếu nại do Ban bầu cử giải quyết,
những khiếu nại chuyển đến Uỷ ban bầu cử, Hội đồng bầu cử.
−
Biên bản được thành lập thành năm bản, có chữ ký của Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và Thư
ký. Biên bản được gửi đến Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Thường trực HĐND, UBND, Uỷ ban
Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất là 5 ngày sau ngày bầu cử.
−
Trong số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu, người ứng cử được quá nửa số phiếu hợp lệ và
được nhiều phiếu hơn là người trúng cử. Trong trường hợp nhiều người được số phiếu bằng nhau
thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
7. Bầu cử thêm và bầu cử lại
−
Trong cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số người trúng cử không đủ số đại biểu được bầu do UBTVQH
ấn định cho đơn vị bầu tì ban bầu cử phải ghi rõ vào biên bản và báo cáo ngay cho UB bầu cử để
đề nghị hội đồng bầu cử xem xét, quyết định việc bầu cử thêm ở đơn vị bầu cử đó.
− Trong trường hợp bầu cử thêm thì ngày bầu cử được tiến hành chậm nhất là 20 ngày sau cuộc
bầu cử đầu tiên. Trong cuộc bầu cử thêm cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã
ứng cử lần đầu nhưng không trúng cử. Người trúng cử là người được quá nửa số phiếu hợp lệ và
được nhiều phiếu hơn.
− Nếu bầu cử thêm mà vẫn chưa đủ số đại biểu theo quy định thì không tổ chức bầu cử thêm lần
thứ hai.Ở mỗi đơn vị bầu cử, nếu số cử tri đi bỏ phiếu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh
sách cử tri thì Ban bầu cử ghi rõ vào biên bản và báo cáo ngay cho Uỷ ban bầu cử để đề nghị Hội
đồng bầu cử xem xét, quyết định việc bầu cử lại ở đơn vị bầu cử đó.
− Trong trường hợp bầu cử lại ngày bầu cử được tiến hành chậm nhất là 15 ngày sau cuộc bầu cử
đầu tiên.Trong cuộc bầu cử lại cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần
đầu.Nếu bầu cử lại mà số cử tri đi bầu vẫn chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách thì
không tổ chức bầu cử lại lần thứ hai.
14
− Hội đồng bầu cử tự mình hoặc theo đề nghị của Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Uỷ ban bầu cử huỷ bỏ kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử có vi phạm pháp luật nghiêm
trọng và quyết định ngày bầu cử lại ở đơn vị bầu cử đó. Trong cuộc bầu cử lại, cử tri chỉ chọn bầu
danh sách những người đã ứng cử lần đầu.
− Việc bầu cử thêm hoặc bầu cử lại vẫn căn cứ vào danh sách cử tri đã lập trong cuộc bầu cử đầu
tiên và được tiến hành theo các quy định của Luật bầu cử.
−
Hội đồng bầu cử tự mình hoặc theo đề nghị của chính phủ, ủy ban trung ương mặt trận tổ quốc
việt nam, ủy ban bầu cử hủy bỏ kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử có vi phạm pháp luật nghiêm
trọng và quyết định ngày bầu cử lại ở đơn vị bầu cử đó. Trong cuộc bầu cử, cử tri chỉ chọn những
người ứng cử lần đầu tiên.