Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

moi_quan_he_giua_cac_ben_tham_gia_to_tung_trong_vi ec_giai_quyet,_xet_xu_cac_vu_an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.56 KB, 6 trang )

MỐI QUAN HỆ GIỮA THƯ KÝ TOÀ ÁN VỚI THẨM PHÁN, HỘI THẨM TOÀ ÁN, VIỆN KIỂM SÁT VÀ
NHỮNG NGƯỜI THAM GIA TỐ TỤNG TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT, XÉT XỬ CÁC LOẠI VỤ ÁN
__________________________________________________ _____
ThS. Nguyễn Quang Lộc
TP. Tòa án nhân dân tối cao
I- Một số khái niệm chung
Mối quan hệ giữa Thư ký Toà án với Thẩm phán, Hội thẩm Toà án, Viện kiểm sát và những
người tham gia tố tụng khác được hiểu là mối quan hệ của Thư ký với những cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng. Đây là những mối
quan hệ được thiết lập trên cơ sở pháp luật tố tụng, chỉ phát sinh khi những cơ quan, người
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng được xác lập trong quá trình giải quyết vụ án,
đồng thời đây cũng là mối quan hệ phối hợp để đảm bảo việc tuân thủ các quy định của
pháp luật, nhằm giải quyết vụ án đúng đắn.
1- Cơ quan tiến hành tố tụng người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng trong các vụ án
hình sự:
a) Cơ quan tiến hành tố tụng:
* Cơ quan điều tra bao gồm: Công an nhân dân, Quân đội, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển,
Hải quan, Kiểm lâm. Khi xác định có dấu hiệu tội phạm thì các cơ quan điều tra nói trên phải
ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Thủ trưởng các cơ quan nêu trên được giao nhiệm vụ
tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định tại Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự .
* Viện kiểm sát nhân dân các cấp: thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra (Điều
112 Bộ luật tố tụng hình sự)
Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố
hoặc thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; đề ra yêu cầu điều tra và yêu
cầu cơ quan điều tra tiến hành điều tra; nếu thấy cần thiết thì Viện kiểm sát có thể trực tiếp
tiến hành một số hoạt động điều tra; yêu cầu thủ trưởng cơ quan điều tra thay đổi điều tra
viên, nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố về hình sự; quyết định
áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp ngăn chặn: bắt, giữ, tạm giam… Phê chuẩn hoặc
không phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra; huỷ bỏ các quyết định không có căn
cứ của cơ quan điều tra; yêu cầu truy nã bị can; quyết định truy tố bị can; quyết định đình
chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.


Điều 113 Bộ luật tố tụng hình sự quy định rõ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát
khi Kiểm sát điều tra (kiểm sát quá trình điều tra từ khởi tố đến các hoạt động điều tra, việc
lập hồ sơ vụ án; kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của những người tham gia tố tụng; giải
quyết các tranh chấp vè thẩm quyền điều tra, yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục các vi
phạm pháp luật, xử lý điều tra viên khi có vi phạm; kiến nghị các cơ quan, tổ chức áp dụng
các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm…).
* Tòa án nhân dân các cấp là cơ quan xét xử của Nhà nước. Thẩm quyền xét xử của Toà án
về hình sự được quy định tại Điều 170 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể là:


+ Tòa án nhân dân cấp huyện và Toà án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình
sự về những tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và rất nghiêm trọng (trừ
những tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, các tội phạm phá hoại hoà bình, chống loài
người và tội phạm chiến tranh; các tội quy định tại các Điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218,
219, 221, 222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự.
+ Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Toà án quân sự cấp quân khu xét xử sơ thẩm những vụ án
hình sự về những tội phạm không thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện
và Toà án quân sự khu vực hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền của Toà án cấp dưới mà
mình lấy lên để xét xử. Ngoài ra thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự còn được xác định bởi
lãnh thổ (Điều 171 Bộ luật tố tụng hình sự), tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của Việt
Nam đang hoạt động ngoài không phận, lãnh hải (Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự), xem xét
bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Toà án khác cấp (Điều 173 Bộ luật tố tụng hình
sự).
Việc giải quyết tranh chấp về thẩm quyền xét xử do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp
quyết định, giữa Toà án cấp huyện do Chánh án Toà án cấp tỉnh quyết định, giữa Tòa án nhân
dân và Toà án quân sự do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
b) Những người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự:
+ Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên;
+ Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên;
+ Chánh án, Phó Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng trong cơ quan điều
tra được quy định tại các Điều 34, 35 Bộ luật tố tụng hình sự.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Viện
kiểm sát được quy định tại các Điều 36, 37 Bộ luật tố tụng hình sự.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Toà án được quy định tại
Điều 38 Bộ luật tố tụng hình sự.
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thư ký Toà án được quy định tại Điều 41 Bộ luật tố
tụng hình sự.
c) Những người tham gia tố tụng trong vụ án hình sự
- Người bị tạm giữ là người bị bắt trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang, bắt theo
quyết định truy nã hoặc người phạm tội, tự thú, đầu thú và họ đã có quyết định tạm giữ
(Điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự).
- Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự (Điều 49 Bộ luật tố tụng hình sự).


- Bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử (Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự).
- Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây nên (Điều
51 Bộ luật tố tụng hình sự).
- Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn
yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 52 Bộ luật tố tụng hình sự).
- Bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi
thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra (Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự).
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 54 Bộ luật tố tụng hình sự).
- Người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án trừ những người là
bào chữa cho bị can, bị cáo, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà không có
khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án hoặc không có khả năng khai báo đúng
đắn (Điều 55 Bộ luật tố tụng hình sự).
- Người bào chữa có thể là Luật sư, người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị
cáo, bào chữa viên nhân dân (Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự).
- Người giám định là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được cơ quan

tiến hành tố tụng trưng cầu theo quy định của pháp luật (Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự).
- Người phiên dịch: do các cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu trong trường hợp người tham
gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt (Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự).
2- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng trong các vụ
việc dân sự, vụ án hành chính.
Các vụ việc dân sự là các vụ án dân sự và việc dân sự được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm
các vụ án, vụ việc về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động được
điều chỉnh theo Bộ luật tố tụng dân sự.
a) Cơ quan tiến hành tố tụng
Khác với các vụ án hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng trong các vụ việc dân sự và vụ án
hành chính chỉ bao gồm Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân. Cơ quan điều tra không
phải là cơ quan tiến hành tố tụng trong các loại án này (Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự và
Điều 14 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính).
b) Người tiến hành tố tụng
Người tiến hành tố tụng trong các vụ việc dân sự và vụ án hành chính gồm:
+ Chánh án Toà án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án.
+ Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên.


Như vậy, so với các vụ án hình sự thì các điều tra viên của các cơ quan điều tra không phải
là người tiến hành tố tụng. Tuy luật không quy định chức danh Phó Chánh án Toà án, Phó
Viện trưởng Viện kiểm sát nhưng khi tiến hành tố tụng thì những người này là Thẩm phán,
Kiểm sát viên. Hội thẩm trong các vụ án hành chính, vụ việc dân sự là Hội thẩm nhân dân vì
chỉ có các Tòa án nhân dân mới được giao quyền xét xử, giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án
hành chính, các Toà án Quân sự không được giao giải quyết các loại vụ án này.
c) Những người tham gia tố tụng
- Những người tham gia tố tụng trong vụ án dân sự được gọi là đương sự, đó là những cá
nhân, cơ quan, tổ chức bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức
khác do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự

khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
Cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án để bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh
vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
+ Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức
khác do Bộ luật tố tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án dân sự
khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
+ Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện,
không bị khởi kiện nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ
của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp
nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Nếu không có ai đề nghị đưa họ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan thì Toà án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan.
Cần chú ý là: Đối với những người tham gia tố tụng trong vụ án dân sự có thể đồng thời là
nguyên đơn (trong các vụ án thuận tình ly hôn), cũng có thể họ có nhiều tư cách là nguyên
đơn, bị đơn, liên quan (những yêu cầu phản tố…) cũng có thể đang từ nguyên đơn trở thành
bị đơn và ngược lại (trong vụ án ly hôn khi một bên rút yêu cầu xin ly hôn mà biên kia không
đồng ý), cũng có thể họ là người có quyền lợi với mối quan hệ này nhưng lại có nghĩa vụ với
mối quan hệ khác trong cùng một vụ án dân sự… (xem Nghị quyết Hội đồng Thẩm phán số
02/2006/NQ-HĐTP ngày 12-5-2006).
- Những người tham gia tố tụng trong việc dân sự
Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu Toà án
công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ
dân sự, hôn nhân và gia đình. Kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân,
cơ quan, tổ chức khác; yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (Điều 311 Bộ luật tố tụng dân sự).


Trong việc dân sự thì không dùng thuật ngữ nguyên đơn mà dùng là người yêu cầu; bị đơn là
những người có liên quan đến việc giải quyết đơn yêu cầu (Đìêu 312 Bộ luật tố tụng dân sự).

- Trong các vụ án hành chính thì nguyên đơn được gọi là người khởi kiện. Người khởi kiện bao
gồm cá nhân, cơ quan, tổ chức (Điều 1 và Điều 2, Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
án hành chính).
Người bị khởi kiện là các cơ quan hành chính đã ban hành các văn bản hành chính hoặc
người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước ban hành văn bản để áp dụng một
lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý
nhà nước, quản lý hành chính (điểm 6, Điều 4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành
chính).
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng tương tự như các vụ án khác (xem điểm 7 Điều
4 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính).
+ Người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị
xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc cán bộ, công chức cho rằng
quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm bởi quyết định buộc thôi việc nên khởi kiện
vụ án hành chính tại Toà án có thẩm quyền.
+ Người bị kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính,
quyết định kỷ luật buộc thôi việc bị khiếu kiện.
- Cơ quan, tổ chức bao gồm: Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.
- Về chế định người đại diện: Trong các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương
mại, lao động và hành chính đều có quy định về người đại diện. Người đại diện theo pháp
luật được thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự mà mình làm đại diện (các
Điều 73, 74, 75, 77, 78 Bộ luật tố t�ng dân sự, Điều 6, Điều 22 Pháp lệnh thủ tục giải quyết
các vụ án hành chính).
Người đại diện theo uỷ quyền thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng theo văn bản uỷ
quyền (tức là chỉ được thực hiện trong phạm vi các nội dung được uỷ quyền; không được uỷ
quyền trong các vụ án ly hôn).
Toà án phải chỉ định người đại diện để tham gia tố tụng tại Toà án nếu trong khi tiến hành tố
tụng có đương sự bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà không có người đại diện hoặc người
đại diện theo pháp luật của họ thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều
75 Bộ luật tố tụng dân sự (Điều 76 Bộ luật tố tụng dân sự).

- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (trong vụ việc dân sự và vụ án hành
chính không sử dụng thuật ngữ người bào chữa mà là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự).
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người được đương sự nhờ và được
Toà án chấp nhận để tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (Điều


63, 64 Bộ luật tố tụng dân sự, Điều 23 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính).
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể là luật sư, công dân Việt Nam
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã xoá án tích,
không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa
bệnh, cơ sở giáo dục và quản chế hành chính; không phải là cán bộ, công chức trong các
ngành Toà án, kiểm sát, công an.
- Người làm chứng: tương tự như người làm chứng trong các vụ án hình sự.
- Người giám định và người phiên dịch trong vụ việc dân sự và vụ án hành chính cũng tương
tự như trong tố tụng hình sự (xem các Điều 67, 68, 69 và 70 Bộ luật tố tụng dân sự; các Điều
25, 26, 27 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính).



×