Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

mot_so_vu_tranh_chap_quyen_so_huu_tri_tue_ve_sang_ che,_giai_phap_huu_ich

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.94 KB, 46 trang )

XIN CHÀO CÁC BẠN ĐẾN VỚI ĐỀ TÀI
THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM 1:

Một số vụ tranh chấp
quyền sở hữu trí tuệ về
sáng chế, giải pháp hữu
ích
GVHD: TS LÊ VĂN HƯNG


CẤU TRÚC ĐỀ TÀI: GỒM 4 PHẦN
Phần 1: Lời mở đầu.
Phần 2: Cơ sở pháp lý quyền sở hữu trí
tuệ về sáng chế và giải pháp hữu ích.
Phần 3: Thực trạng một số vụ tranh
chấp quyền sở hữu trí tuệ về sáng
chế và giải pháp hữu ích.
Phần 4: Nhận xét và kiến nghị


PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế càng phát triển thì tầm quantrọng
của sở hữu trí tuệ càng tăng, các tranh chấp
về sở hữu trí tuệ càng nhiều trong đó có tranh
chấp về sáng chế và giải pháp hữu ích. Vấn
đề đặt ra là phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp
của người sở hữu sáng chế và giải pháp hữu
ích. Tuy nhiên, công tác nhận hồ sơ và giải
quyết các tranh chấp của toà án còn hạn chế.
Nhóm đã chọn đề tài: “Một số vụ tranh chấp
quyền sở hữu trí tuệ về sáng chế và giải pháp


hữu ích”.


PHẦN 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ
1.

2.

3.

4.

5.

Khái niệm về sáng chế và giải pháp
hữu ích
Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế và
giải pháp hữu ích
Nội dung quyền sở hữu trí tuệ về sáng
chế và giải pháp hữu ích
Quy trình và thời hạn xem xét đơn
đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích.
Thời hạn bảo hộ


1. Khái niệm về sáng chế và giải
pháp hữu ích
Sáng chế, giải pháp hữu ích là sản
phẩm,quy trình công nghệ, do con
người tạo ra.

Sáng chế, giải pháp hữu ích là giải
pháp kỹ thuật mới so với trình độ kỹ
thuật trên thế giới, có trình độ sáng
tạo, có khả năng áp dụng trong các
lĩnh vực kinh tế-xã hội .
Thuộc tính cơ bản của sáng chế, giải
pháp hữu ích là đặc tính kỹ thuật


1. Khái niệm về sáng chế và giải
pháp hữu ích
Sáng chế, giải pháp hữu ích có thể
được thể hiện dưới 5 dạng sau
đây:
- Cơ cấu
- Chất
- Phương pháp
- Vật liệu sinh học
- Sử dụng một cơ cấu


2. Điều kiện bảo hộ đối với sáng
chế và giải pháp hữu ích
Theo các quy định tại Chương III của
Thông tư 30/2003/TT-BKHCN của Bộ
Khoa học - công nghệ và môi trường
(nay là Bộ Khoa học và công nghệ) ban
hành ngày 5-11-2003 hướng dẫn thực
hiện các thủ tục xác lập quyền sở hữu
công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp

hữu ích, giải pháp kỹ thuật muốn được
bảo hộ như sáng chế hoặc giải pháp hữu
ích phải đáp ứng 4 điều kiện sau:


2. Điều kiện bảo hộ đối với sáng
chế và giải pháp hữu ích
Thứ nhất, giải pháp kỹ thuật phải thuộc các dạng
sau: Giải pháp kỹ thuật dạng vật thể, Giải pháp kỹ
thuật dạng chất thể, Giải pháp kỹ thuật dạng vật
liệu sinh học, Giải pháp kỹ thuật dạng quy trình.
Trong các trường hợp sau đây, đối tượng không
được coi là giải pháp kỹ thuật: đối tượng chỉ là ý
tưởng hoặc ý đồ, chỉ nêu (đặt) vấn đề mà không
phải là cách giải quyết vấn đề, không trả lời được
câu hỏi “bằng cách nào” hoặc “bằng phương tiện
gì”. Các sản phẩm của tự nhiên hoặc do tự nhiên
chi phối, không phải là sản phẩm sáng tạo của
con người.
Thứ hai, giải pháp kỹ thuật đó phải có khả năng áp
dụng trong thực tế


2. Điều kiện bảo hộ đối với sáng
chế và giải pháp hữu ích
Thứ ba, giải pháp kỹ thuật đó phải có tính mới. Một
giải pháp được coi là có tính mới nếu: không tìm thấy
giải pháp kỹ thuật đối chứng trong quá trình Cục Sở
hữu trí tuệ tra cứu thông tin hoặc có tìm thấy giải
pháp kỹ thuật đối chứng nhưng giải pháp kỹ thuật nêu

trong đơn đề nghị có ít nhất một dấu hiệu cơ bản
không có mặt trong giải pháp kỹ thuật đối chứng (và
dấu hiệu đó được gọi là dấu hiệu cơ bản khác biệt).
Thứ tư, giải pháp kỹ thuật đó phải có tính sáng tạo.
Một giải pháp kỹ thuật được coi là có tính sáng tạo
nếu việc đưa dấu hiệu cơ bản khác biệt vào tập hợp
các dấu hiệu cơ bản của giải pháp kỹ thuật là kết quả
của hoạt động sáng tạo và không phải là kết quả
hiển nhiên của hiểu biết thông thường trong lĩnh vực
kỹ thuật tương ứng.


2. Điều kiện bảo hộ đối với sáng
chế và giải pháp hữu ích
Các đối tượng sau đây không được nhà
nước bảo hộ:
- Ý đồ, nguyên lý và phát minh khoa học
- Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản
lý kinh tế
- Phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng
dạy, đào tạo
- Phương pháp luyện tập cho vật nuôi
- Hệ thống ngôn ngữ,hệ thống thông tin,
phân loại, sắp xếp tư liệu


2. Điều kiện bảo hộ đối với sáng
chế và giải pháp hữu ích
-


-

-

Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công
trình xây dựng, các đề án quy hoạch và
phân vùng lãnh thổ
Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên
ngoài của sản phẩm,chỉ mang đặc tính
thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật
Ký hiệu quy ước, thời gian biểu,các quy tắc
và các luật lệ,các dấu hiệu tượng trưng
Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch
điện tử,mô hình toán học,đồ thị tra cứu và
các dạng tương tự


2. Điều kiện bảo hộ đối với sáng
chế và giải pháp hữu ích
-

-

-

Giống thực vật, giống động vật
Phương pháp phòng bệnh,chẩn đoán
bệnh và chữa bệnh cho người và động
vật
Quy trình mang bản chất sinh học (trừ

quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật
và động vật
Các đối tượng trái với lợi ích xã hội,trật
tự công cộng,nguyên tắc nhân đạo


3. Nội dung quyền sở hữu trí tuệ về
sáng chế và giải pháp hữu ích
Căn cứ phát sinh và xác lập quyền:

Người muốn được hưởng quyền đối với sáng
chế/giải pháp hữu ích phải làm đơn xin cấp
Bằng độc quyền sáng chế/giải pháp hữu ích
và nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ. Đơn phải thể
hiện đầy đủ bản chất của giải pháp kỹ thuật
xin bảo hộ theo những hình thức được quy
định chặt chẽ bởi pháp luật về sáng chế/giải
pháp hữu ích.  Đơn sẽ được xét nghiệm theo
trình tự và thủ tục luật định. Bằng độc quyền
sáng chế/giải pháp hữu ích được cấp nếu đơn
được trình bày theo đúng quy định, sáng
chế/giải pháp hữu ích trong đơn thỏa mãn các
tiêu chuẩn bảo hộ, và người nộp đơn đã nộp
đủ các khoản lệ phí quy định. Phạm vi, nội
dung, thời hạn bảo hộ quyền đối với sáng
chế/giải pháp hữu ích được xác định theo
Bằng độc quyền được cấp.


3. Nội dung quyền sở hữu trí tuệ về

sáng chế và giải pháp hữu ích
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên: Việt

Nam là nước áp dụng nguyên tắc
nộp đơn đầu tiên theo đó nếu có từ
hai chủ thể trở lên đều nộp đơn yêu
cầu cấp Bằng độc quyền với cùng
một sáng chế/giải pháp hữu ích, nếu
Bằng độc quyền được cấp thì sẽ cấp
cho người nộp đơn sớm nhất trong
số những người nộp đơn đó.


3. Nội dung quyền sở hữu trí tuệ về
sáng chế và giải pháp hữu ích
Quyền của Chủ sở hữu:

Độc quyền sử dụng sáng chế/giải pháp hữu
ích được bảo hộ;

Chuyển giao quyền sử dụng sáng chế/giải
pháp hữu ích được bảo hộ cho người khác

Để thừa kế hoặc chuyển giao quyền sở hữu
sáng chế/giải pháp hữu ích;

Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở
hữu của mình phải chấm dứt hành vi xâm
phạm và bồi thường thiệt hại.



4.Quy trình, thời hạn xem xét đăng
ký sáng chế và giải pháp hữu ích
Đơn đăng ký sáng chế được xử lý
tại Cục SHTT theo trình tự tổng
quát sau :
- Thẩm định hình thức
- Công bố đơn hợp lệ
- Yêu cầu thẩm định nội dung
- Thẩm định nội dung


4.Quy trình, thời hạn xem xét đăng
ký sáng chế và giải pháp hữu ích
Thẩm định hình thức: Là việc kiểm tra sự
tuân thủ các quy định về hình thức đối với
đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay
không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình
thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Công bố đơn hợp lệ: Đơn đăng ký CDĐL
được chấp nhận là hợp lệ được công bố
trên Công báo SHCN trong tháng thứ 19 kể
từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn nếu
đơn không có ngày ưu tiên, hoặc trong thời
hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận
là đơn hợp lệ,tùy theo ngày nào muộn hơn.


4.Quy trình, thời hạn xem xét đăng

ký sáng chế và giải pháp hữu ích


Công bố đơn hợp lệ: Đơn đăng ký sáng
chế có yêu cầu công bố sơm được công bố
trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục
SHTT nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc
kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo
ngày nào muộn hơn.
Nội dung công bố đơn đăng ký sáng chế là
các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi
trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, bản
tóm tắt sáng chế kèm theo hình vẽ (nếu có).


4.Quy trình, thời hạn xem xét đăng
ký sáng chế và giải pháp hữu ích
Yêu cầu thẩm định nội dung: Cục SHTT chỉ
tiến hành thẩm định nội dung dơn đăng ký
sáng chế khi có yêu cầu thẩm định nội dung
của người nộp đơn hoặc của bất kỳ người
thứ ba nào và người yêu cầu thẩm định phải
nộp phí tra cứu và phí thẩm định nội dung
theo quy định.
Yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký
sáng chế phải thể hiện bằng văn bản làm
theo mẫu 03-YCTĐ quy định tại Phụ lục B
của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hoặc được
thể hiện trong tờ khai đơn đăng ký sáng chế.



4.Quy trình, thời hạn xem xét đăng
ký sáng chế và giải pháp hữu ích


Yêu cầu thẩm định nội dung:
Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung đăng ký
sáng chế là 42 tháng kể từ ngày nộp đơn. Đối với
đơn đăng ký sáng chế có yêu cầu cấp Bằng độc
quyền giải pháp hữu ích thì thời hạn yêu cầu thẩm
định nội dung đơn là 36 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Thời hạn nộp yêu cầu thẩm định nội dung có thể
kéo dài,nhưng không quá 6 tháng nếu có lý do
chính đáng.
Nếu trong thời hạn quy định nêu trên,không có yêu
cầu thẩm định nội dung đơn thì đơn đăng ký sáng
chế được coi như đã rút tại thời điểm kết thúc thời
hạn đó.


4.Quy trình, thời hạn xem xét đăng
ký sáng chế và giải pháp hữu ích


Thẩm định nội dung: Thẩm định nội dung
đơn là dánh giá khả năng được bảo hộ của
giải pháp kỹ thuật nêu trong đơn theo cá
điều kiện bảo hộ sáng chế (tính mới,trình độ
sáng tạo,khả năng áp dụng công nghiệp) và
đánh giá lần lượt từng điểm nêu trong phạm

vi (yêu cầu bảo hộ).
Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký
sáng chế là 18 tháng kể từ ngày nhận được
yêu cầu thẩm định nội dung (nếu yêu cầu đó
được nộp sau ngày công bố đơn) hoặc kể từ
ngày công bố đơn (nếu yêu cầu đó được nộp
trước ngày công bố đơn).


5. Thời hạn bảo hộ






Quyền đối với sáng chế/giải pháp hữu
ích được bảo hộ trong thời hạn Bằng
độc quyền có hiệu lực.
Bằng độc quyền sáng chế, có hiệu
lực từ ngày cấp đến hết 20 năm tính
từ ngày nộp đơn hợp lệ.
Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, có
hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm
tính từ ngày nộp đơn hợp lệ.


Phần III :
Thực trạng một số vụ tranh
chấp quyền sở hữu trí tuệ về

sáng chế, giải pháp hữu ích




1. TRANH CHẤP VỀ GIẢI
PHÁP HỮU ÍCH CHO MÁY
ĐÙN GẠCH


CÁC BÊN LIÊN QUAN






Bên bị xâm phạm: Kỹ sư Hoàng Thịnh – Dăk
Lăk.
Đối tượng: Giải pháp hữu ích về máy đùn gạch
đã đoạt giải thưởng sáng tạo công nghệ Việt
Nam năm 2005.
Bên xâm phạm: Ông Nguyễn Đình Mỹ và Bà
Thái Thị Thu Sương – Chủ lò gạch.


×