Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Com thu tuc dau tu theo luat dau tu 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.69 KB, 5 trang )

THỦ TỤC ĐẦU TƯ THEO LUẬT ĐẦU TƯ 2005. TTĐT THEO LUẬT
ĐẦU TƯ CÓ THỂ THAY THẾ TTĐKKD THEO LUẬT DOANH NGHIỆP
ĐƯỢC KHÔNG? TẠI SAO?
1. Thủ tục đầu tư theo Luật đầu tư năm 2005
Với ý nghĩa là để đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với các dự án đầu tư
cũng như các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, tránh sự lãng phí, thất thoát
và kém hiệu quả trong đầu tư đồng thời tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ các quyền và lợi
ích chính đáng của nhà đầu tư, thủ tục đầu tư theo pháp luật đầu tư hiện nay là một
giai đoạn mà các nhà đầu tư phải thực hiện sau khi chuẩn bị đầu tư và trước khi triển
khai dự án đầu tư 1. Kết quả giai đoạn này thường là một Giấy chứng nhận đầu tư để
nhà đầu tư có cơ sở tiến hành các thủ tục pháp lý tiếp theo trong quá trình đầu tư.
a. Thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong thủ tục đầu tư
Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục đầu tư là những cơ quan nhà nước
quản lý về đầu tư theo sự phân cấp của Chính phủ, có vai trò tổ chức việc thẩm tra,
đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư.
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm:
- Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với:
+ Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
kinh tế 2;
+ Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao đối với những địa phương chưa thành lập ban quản lý khu công
nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao 3.
Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp nhận hồ sơ đối với các dự án đầu tư này 4.
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư vào khu công nghiệp,
khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế 5. Ban quản lý các khu kinh tế đặc biệt
đồng thời cũng là cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư 6.
Trên cơ sở quy hoạch đầu tư đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ
quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh (hoặc các Ban quản lý) làm thủ tục đăng ký đầu tư,
thẩm tra đầu tư, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện các thủ tục
hành chính liên quan. Đối với những dự án đầu tư không nằm trong quy hoạch đã


được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp
ứng được điều kiện về mở cửa thị trường theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên, UBND cấp tỉnh (hoặc các Ban quản lý) chủ trì lấy ý kiến bộ
quản lý ngành, Bộ kế hoạch và đầu tư và các cơ quan liên quan để trình Thủ tướng
1

Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật đầu tư, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008, tr.46.
Khoản 1 Điều 38 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
3
Khoản 2 Điều 38 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
4
Khoản 1 Điều 40 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
5
Điều 39 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
6
Khoản 2 Điều 40 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
2

1


Chính phủ quyết định việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hoặc quyết định mở cửa thị
trường đầu tư 7.
b. Thủ tục đầu tư
Theo Luật đầu tư năm 2005, thủ tục đầu tư được quy định khác nhau đối với
từng nhóm dự án đầu tư sau đây: Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư
(nhóm 1 và 2), dự án đầu tư phải làm thủ tục đăng ký đầu tư (nhóm 3 và 4) và dự án
đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư (nhóm 5).
Bảng phân chia các loại dự án đầu tư
0


15
(5)

300

tỷ

(4)
(2)

Dự án có vốn đầu tư nước ngoài
(3)

Dự án đầu tư có điều kiện
(1)
b1. Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục thẩm tra đầu tư
Bao gồm các dự án đầu tư thuộc danh mục dự án đầu tư có điều kiện (1) và các
dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc
danh mục dự án đầu tư có điều kiện (2).
Chủ đầu tư phải lập hồ sơ thẩm tra dự án đầu tư trình cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thẩm tra. Yêu cầu về hồ sơ thẩm tra đối với từng loại dự án trên là khác nhau,
nhìn chung chứa đựng các thông tin về nhà đầu tư, nội dung dự án đầu tư , ngoài ra
còn có các giải trình kinh tế - kỹ thuật (đối với nhóm 2) hoặc giải trình điều kiện phải
đáp ứng (đối với nhóm 1) 8.
Sau khi nhận được hồ sơ thẩm tra đầu tư, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành
thẩm tra theo các nội dung mà pháp luật quy định phù hợp với từng loại dự án (Điều
45, 46, 47 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP).
Thời hạn thẩm tra đầu tư không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
trường hợp cần thiết thời hạn trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày. Quy

trình thẩm tra đầu tư được thực hiện theo quy định tại Điều 48 và 49 Nghị định số
108/2006/NĐ-CP.
7
8

Khoản 4, 5, 6 Điều 37 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP
Khoản 1 Điều 45, Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.

2


b2. Dự án đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư
Nhóm này gồm các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng
Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng Việt Nam (4) và các dự án đầu tư nước ngoài có quy
mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam (3), các dự án này đều không thuộc danh
mục đầu tư có điều kiện.
Để đăng ký đầu tư, các nhà đầu tư phải lập bản đăng ký đầu tư (đối với nhóm 4)
hoặc hồ sơ đăng ký đầu tư (đối với nhóm 3) gửi đến cơ quan có thẩm quyền để cơ
quan này tiếp nhận và xem xét. Nội dung bản đăng ký đầu tư (hồ sơ đăng ký đầu tư)
này chứa đựng các thông tin về nhà đầu tư cũng như nội dung của dự án đầu tư và các
kiến nghị ưu đãi (nếu có) 9.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư (bản đăng ký
đầu tư) hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp Giấp chứng nhận đầu tư cho
nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư trong nước (nếu có yêu cầu).
b3. Dự án đầu tư không phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư
Nhóm này bao gồm các dự án đầu tư trong nước có quy mô dưới 15 tỷ đồng Việt
Nam và không thuộc danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện (1). Theo quy định của
pháp luật thì đối với các dự án này nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
Như vậy, trước khi Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp năm 2005 có hiệu lực,
pháp luật có sự phân chia hai thủ tục hành chính, áp dụng riêng cho nhà đầu tư trong

nước và nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Song cùng với thời gian, sự
phân chia này trở nên không cần thiết, không phù hợp với các cam kết quốc tế và trở
thành rào cản của hoạt động đầu tư. Việc ban hành Luật đầu tư năm 2005 với các quy
định áp dụng chung cho các dự án đầu tư trong nước, dự án đầu tư nước ngoài là sự
sửa đổi cần thiết, đáp ứng yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
2. Thủ tục đầu tư theo Luật đầu tư có thay thế thủ tục đăng ký kinh doanh
theo Luật doanh nghiệp hay không? Tại sao?
Thủ tục đầu tư (TTĐT) được quy định trong Luật đầu tư năm 2005, là việc các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền (UBND cấp tỉnh hoặc Ban quản lý khu kinh tế đặc
biệt) tiến hành thẩm tra các điều kiện mà dự án đầu tư phải đáp ứng, đăng ký và cấp
Giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư. Ý nghĩa pháp lý của TTĐT là để đảm
bảo sự quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư.
Thủ tục đăng ký kinh doanh (TTĐKKD) được quy định trong Luật doanh
nghiệp năm 2005, là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Phòng đăng ký kinh
doanh cấp tỉnh hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện 10) tiến hành xem xét hồ
sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh (bao gồm
các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh). Ý nghĩa
pháp lý của TTĐKKD là để đảm bảo sự quản lý nhà nước đối với các chủ thể kinh
doanh.
9

Điều 43, 44 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.
Điều 6 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.

10

3


Như vậy, xét về mặt chủ thể (cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành), cơ sở

pháp lý và ý nghĩa pháp lý của hai thủ tục trên thì có thể nhận thấy đây là hai thủ tục
độc lập và hoàn toàn khác nhau. Trong thực tế, chúng có thể được thực hiện tuần tự
nhau, cụ thể:
- Tiến hành TTĐT  TTĐKKD: là khi nhà đầu tư tiến hành các dự án đầu tư
gắn với thành lập tổ chức kinh tế; với các dự án này, nhà đầu tư phải tiến hành TTĐT,
sau đó mới triển khai thực hiện dự án (thuê, giao nhận đất, chuẩn bị mặt bằng,... ,
ĐKKD)
- Tiến hành TTĐKKD  TTĐT: là khi nhà đầu tư tiến hành các dự án đầu tư
không gắn với thành lập tổ chức kinh tế (trước đó đã thành lập tổ chức kinh tế rồi và
đã tiến hành TTĐKKD)
Như vậy, về nguyên tắc, hai thủ tục này không thể thay thế cho nhau, hay nói
cách khác là TTĐT theo Luật đầu tư không thể thay thế TTĐKKD theo Luật doanh
nghiệp. Song với mục đích tạo thuận lợi về thủ tục cho các nhà đầu tư, pháp luật đầu
tư cũng quy định hai trường hợp đặc biệt mà khi đó TTĐT có thể đồng thời là
TTĐKKD, cụ thể:
Trường hợp 1: Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự
án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy
định của Luật Đầu tư và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP. Giấy chứng nhận đầu tư
đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 11.
Đây có thể coi là một ưu đãi đặc biệt của nhà nước ta nhằm thu hút nguồn đầu tư
từ bên ngoài. Bởi khi các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, một trong những lo
ngại lớn nhất của họ chính là thủ tục hành chính và thái độ của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Lo ngại này là chính đáng bởi có quá nhiều tiền lệ trước đây cho thấy
vấn đề này ở Việt Nam hết sức phức tạp, gây nhiều khó khăn cho nhà đầu tư. Song
quy định trên bằng việc rút ngắn thủ tục hành chính (TTĐT đồng thời là TTĐKKD),
đã tháo gỡ một phần sự lo ngại của họ, khiến cho tâm lý của nhà đầu tư trở nên cởi
mở hơn rất nhiều.
Trường hợp 2: Thông thường, nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với
việc thành lập tổ chức kinh tế thì thực hiện TTĐT và TTĐKKD theo quy định tại
khoản 3 Điều 50 Luật đầu tư năm 2005. Tuy nhiên, trong trường hợp nhà đầu tư có

yêu cầu thực hiện TTĐT đồng thời với TTĐKKD thành lập tổ chức kinh tế thì thực
hiện cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo Luật đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời
là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 12.
Quy định này tương tự như trường hợp 1, song chủ thể được áp dụng lại là các
nhà đầu tư trong nước và chỉ thực hiện khi có yêu cầu của họ. Đây cũng là một quy
định mang tính khuyến khích rất lớn đối với hoạt động đầu tư.
Nhìn chung, hai quy định trên đều có điểm tích cực trong việc thu hút đầu tư.
Song có thể nói về lâu dài lại không hoàn toàn là tích cực, bởi mỗi thủ tục đều có ý
nghĩa pháp lý riêng của nó (như đã nói ở trên). Nếu thực hiện theo quy định trên thì
11
12

Khoản 1 Điều 50 Luật đầu tư năm 2005, Khoản 2 Điều 6 Nghị định 108/2006/NĐ-CP.
Khoản 1 Điều 6; Khoản 3, 4 Điều 41 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.

4


sẽ xảy ra trường hợp là đối với các nhà đầu tư trong nước, việc chấm dứt dự án sẽ
làm chấm dứt sự hoạt động của tổ chức kinh tế vừa được thành lập, dĩ nhiên nó cũng
không có khả năng thực hiện các dự án đầu tư khác nếu không thực hiện TTĐT đồng
thời với TTĐKKD như dự án đầu tiên. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, nhà làm luật
của chúng ta đã dự liệu tình huống này tại khoản 2 Điều 50 Luật đầu tư năm 2005,
theo đó "tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có
dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà không nhất thiết
phải thành lập tổ chức kinh tế mới".
Từ những phân tích trên, có thể rút ra rằng quy định của pháp luật hiện nay về
vấn đề này hết sức linh hoạt, và nhà đầu tư trên cơ sở các mục tiêu của mình, có thể
lựa chọn ra cách thức thực hiện thủ tục của mình cho phù hợp.


5



×