ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Phan Hà Mỵ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT RT-PCR PHÁT HIỆN VI
RÚT HANTA TRÊN CHUỘT TẠI MỘT SỐ ĐIỂM Ở HÀ NỘI,
NĂM 2015 - 2016
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Phan Hà Mỵ
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG KỸ THUẬT RT-PCR PHÁT HIỆN VI
RÚT HANTA TRÊN CHUỘT TẠI MỘT SỐ ĐIỂM Ở HÀ NỘI,
NĂM 2015 - 2016
Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60420114
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BS. Nguyễn Thị Kiều Anh
PGS. TS. Võ Thị Thương Lan
Hà Nội – 2017
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS. BS. Nguyễn Thị Kiều Anh, Phó Giám Đốc Trung tâm Y tế Dự phòng
Hà Nội. Cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức, phương pháp nghiên cứu khoa
học, đã trực tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu. Cô đã xây dựng
ý tưởng, cung cấp kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
PGS. TS. Võ Thị Thương Lan, Trưởng phòng thí nghiệm Sinh Y, trường
Đại học Khoa học Tự nhiên. Cô đã tạo điều kiện cho tôi tiếp xúc với các kiến thức
khoa học, hướng dẫn tôi từ những thí nghiệm khoa học đầu tiên.
Ths. Nguyễn Tuyết Thu, Ths. Nguyễn Vĩnh Đông - phòng thí nghiệm dại
và các lyssavirus, khoa Vi rút đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
PGS. TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Trưởng khoa Miễn dịch và Sinh học phân
tử, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương, đã chỉ bảo tôi ngày càng trưởng thành hơn về
cách sống, về tư duy khoa học ngay từ những ngày đầu bước chân vào Viện.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Sinh học, trường
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, dìu
dắt tôi trong thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị đồng nghiệp
phòng thí nghiệm Chẩn đoán phân tử - Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung Ương đã giúp đỡ,
ủng hộ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng tri ân tới Bố Mẹ – những người có công sinh
thành nuôi dưỡng, dạy dỗ, đã hết lòng ủng hộ để tôi có được thành quả hôm nay và
gửi lời cảm ơn đến Chồng tôi – người luôn bên tôi động viên, chia sẻ những khó khăn
và hạnh phúc trong cuộc sống hàng ngày.
Hà Nội, tháng 09 năm 2017
Phan Hà Mỵ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN .................................................................................... 3
1.1.
Sơ lược lịch sử phát hiện vi rút Hanta ...........................................................3
1.2.
Vi rút Hanta ...................................................................................................4
1.2.1.
Phân loại .................................................................................................4
1.2.2.
Hình thái .................................................................................................5
1.2.3.
Cấu trúc ...................................................................................................5
1.2.4.
Quá trình nhân lên của vi rút Hanta ........................................................7
1.2.5.
Phương thức và khả năng gây bệnh ........................................................9
1.3.
Đặc điểm lâm sàng của bệnh do vi rút Hanta ..............................................10
1.3.1.
Bệnh sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS) ........................................10
1.3.2.
Hội chứng phổi do vi rút Hanta (HPS) .................................................12
1.4.
Dịch tễ học bệnh do vi rút Hanta .................................................................13
1.4.1.
Tình hình dich
̣ tễ bệnh do vi rút Hanta trên thế giới và Việt Nam .......13
1.4.2.
Ổ chứa và nguồn truyền bệnh ...............................................................14
1.5.
Chẩn đoán bệnh do vi rút Hanta trong phòng thí nghiệm ...........................19
1.5.1.
Phương pháp chẩn đoán huyết thanh học .............................................20
1.5.2.
Các phương pháp sinh học phân tử.......................................................22
CHƯƠNG 2 - VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 25
2.1.
Đối tượng và địa điểm nghiên cứu ..............................................................25
2.1.1.
Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................25
2.1.2.
Địa điểm nghiên cứu .............................................................................25
2.2.
Vật liệu nghiên cứu......................................................................................25
2.2.1.
Mẫu chứng ............................................................................................25
2.2.2.
Sinh phẩm, hóa chất ..............................................................................26
2.2.3.
Trang thiết bị, dụng cụ ..........................................................................27
2.3.
Phương pháp nghiên cứu .............................................................................27
2.3.1.
Tối ưu hóa quy trình RT-PCR phát hiện vi rút Hanta và xác định một
số thông số kỹ thuật cơ bản ................................................................................27
2.3.2.
Áp dụng quy trình RT-PCR đã được tối ưu hóa để phát hiện vi rút
Hanta trực tiếp từ bệnh phẩm lâm sàng ..............................................................29
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ ........................................................................................ 36
3.1. Kết quả tối ưu quy trình RT-PCR chẩ n đoán vi rút Hanta và xác nhận một số
thông số kỹ thuật của phương pháp .......................................................................36
3.1.1. Kết quả tối ưu quy trình RT-PCR chẩn đoán vi rút Hanta .......................36
3.1.2.
Một số đặc điểm của quy trình phát hiện vi rút Hanta sử dụng kỹ thuật
RT-PCR ..............................................................................................................38
3.2. Kết quả chẩn đoán vi rút Hanta trên chuô ̣t thu thâ ̣p ở mô ̣t số điạ điể m ta ̣i Hà
Nô ̣i, năm 2015 - 2017 ............................................................................................41
3.2.1. Mô ̣t số đă ̣c điể m về mẫu nghiên cứu ........................................................41
3.2.2. Kết quả chẩn đoán vi rút Hanta trên chuô ̣t ...............................................44
3.3.3. Kết quả phân tích đặc điểm di truyền đoạn gen M của 2 chủng phân lập
năm 2015 và năm 2016 ......................................................................................49
CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN ..................................................................................... 56
4.1. Tối ưu quy trình RT-PCR phát hiện vi rút Hanta ...........................................56
4.2. Sự lưu hành vi rút Hanta trên chuột tại một số điểm ở Hà Nội, năm 2015 2016. ......................................................................................................................59
4.3. Phân loài và đặc điểm phân tử đoạn gen M của một số chủng phân lập tại Hà
Nội, năm 2015 - 2016. ...........................................................................................61
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 71
KIẾN NGHỊ ............................................................................................................. 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 73
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 80
DANH MỤC BẢNG
Bảng
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 2.1
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Tên bảng
Các giai đoạn điển hình, triệu chứng và biến chứng của
bệnh sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS)
Sự phân bố địa lý của các vi rút Hanta gây bệnh cho
người và trên vật chủ tương ứng thuộc loài gặm nhấm
Trình tự mồi của kỹ thuật RT-PCR phát hiện vi rút Hanta
Phân loại chuột thu thập tại một số địa điểm nghiên cứu
năm 2015 – 2017
Phân bố chuột theo thời gian thu thập
Kết quả chẩn đoán vi rút Hanta theo loài chuột, năm
2015 - 2017
Kết quả chẩn đoán vi rút Hanta theo loài chuột, năm
2015 - 2017
Trang
11
16
26
43
44
45
46
Độ tương đồng nucleotide và axit amin của chủng lưu
Bảng 3.5
hành tại Hà Nội năm 2015, năm 2016 so với các chủng
53
tại Việt Nam và trong khu vực
Trình tự axit amin (vị trí 629 – 769) của gen M 02 chủng
Bảng 3.6
phân lập trong nghiên cứu so sánh với các chủng tham
chiếu phân lập tại Việt Nam và một số nước lân cận
55
DANH MỤC HÌNH
Hình
Tên hình
Trang
Hình 1.1
Hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử quét của vi rút Sin Nombre
5
Hình 1.2
Sơ đồ cấu tạo của hạt vi rút Hanta
6
Hình 1.3
Sơ đồ cấu trúc hệ gen của vi rút Hanta
7
Hình 1.4
Chu kỳ nhân lên của vi rút Hanta
8
Hình 1.5
Hình 2.2
Phân bố các trường hợp bệnh lâm sàng nhiễm vi rút Hanta trên
thế giới, năm 2000
Sơ đồ cặp mồi SEO-MF 1936 và SEO-MR 2353 trên đoạn trình
tự gen M
14
26
Hình 3.1
Hình ảnh xác định nhiệt độ bắt cặp tối ưu của phương pháp
36
Hình 3.2
Hình ảnh xác định số chu kỳ nhiệt tối ưu của phương pháp
37
Hình 3.3
Hình ảnh xác định thời gian kéo dài tối ưu của phương pháp
38
Hình 3.4
Hình ảnh xác định giới hạn phát hiện của phương pháp
39
Hình 3.5
Hình ảnh xác định độ lặp lại của phương pháp
40
Hình 3.6
Hình ảnh xác định độ đặc hiệu của phương pháp
41
Hiǹ h 3.7
Bản đồ thu thâ ̣p mẫu chuô ̣t, năm 2015 -2017
42
Hình 3.8
Hình 3.9
Hình 3.10
Hình 4.1
Hình 4.2
Hình 4.3
Hình ảnh điê ̣n di sản phẩ m PCR chẩn đoán vi rút Hanta từ mô
phổ i của chuô ̣t
Bản đồ phân bố chuột nhiễm vi rút Hanta tại các địa điểm nghiên
cứu, năm 2015 – 2017
Cây gia hệ của các vi rút Hanta lưu hành ở Việt Nam và một số
nước châu Á
Cây gia hệ các vi rút Hanta lưu hành trên thế giới được xây dựng
dựa trên trình tự axit amin protein N
Cây gia hệ của các vi rút hanta dựa trên trình tự nucleotide gen S
Cây gia hệ được xây dựng trên trình tự gen S các vi rút Hanta có
các biểu hiện lâm sàng khác nhau
45
48
50
63
64
65
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
Biểu đồ 3.1
Biểu đồ 3.2
Tên biểu đồ
Kết quả chẩn đoán chuột nhiễm vi rút Hanta theo điạ
điể m nghiên cứu
Phân bố chuột nhiễm vi rút Hanta theo tháng, năm
2015 – 2017
Trang
47
49
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADN
:
Axit Deoxyribonucleic
ARN
:
Axit Ribonucleic
ELISA
:
Enzyme – Linked Immunosorbent Assay
(Phản ứng miễn dịch gắn enzyme)
HFRS
:
Haemorrhagic Fever with Renal Syndrome
(Sốt xuất huyết hội chứng thận)
HPS
:
Hantavirus Pulmonary Syndrome
(Hội chứng phổi do vi rút Hanta)
ICTV
:
International Committee on Taxonomy of Viruses
(Ủy ban Quốc tế về Phân loại Vi rút)
IgG
:
Immunoglobin G
(Kháng thể miễn dịch lớp G)
IgM
:
Immunoglobin M
(Kháng thể miễn dịch lớp M)
RT-PCR
:
Reverse Transcriptase – Polymerase Chain Reaction
(Phản ứng khuếch đại chuỗi men sao chép ngược)
MỞ ĐẦU
Vi rút Hanta thuộc giống Hantavirus, họ Bunyaviridae có thể gây bệnh cho
người trên khắp thế giới, nhưng không gây bệnh cho các loài gặm nhấm. Người bị
nhiễm bệnh do hít phải những khí dung từ chất thải (phân, nước tiểu) hay do vết cắn
của động vật gặm nhấm có chứa vi rút. Vi rút Hanta gây ra hai thể bệnh với tỷ lệ tử
vong cao là Sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS - Haemorrhagic Fever with Renal
Syndrome) và Hội chứng phổi do vi rút Hanta (HPS - Hantavirus Pulmonary
Syndrome).
Thể bệnh do vi rút Hanta đã được ghi nhận ở tất cả các châu lục. Tuy nhiên,
mỗi loài vi rút Hanta truyền bệnh cho người thông qua một vật chủ nhất định và chúng
được phân bố theo các vùng địa lý khác nhau, gây ra các bệnh cảnh lâm sàng chủ yếu
khác nhau, chính vì vậy sự phân bố của HFRS và HPS cũng bị giới hạn theo sự phân
bố địa lý của các loài động vật gặm nhấm. Vi rút thuộc các phân họ Neotominae và
Sigmodontinae là nguyên nhân gây ra HPS nặng với tỷ lệ tử vong cao lưu hành ở các
loài gặm nhấm khác nhau được phân bố khắp Bắc và Nam Mỹ. Do vậy, tại các vùng
này các ca bệnh nhiễm vi rút Hanta chủ yếu được báo cáo là HPS. Tại Mỹ có vi rút
Araraquara lưu hành ở vật chủ là loài Necromys lasiurus, chúng là nguyên nhân gây
ra các ca HPS ở nước này. Trong khi đó vi rút Dobrava-Belgrade truyền bệnh cho
người qua loài chuột rừng Apodemus ponticus, bệnh chủ yếu biểu hiện là HFRS với
tỉ lệ cao tại châu Âu. Điển hình loài Rattus norvegicus (chuô ̣t cố ng) là vật chủ của vi
rút Seoul có phân bố địa lý trên toàn thế giới, gây nên bệnh cảnh chủ yếu là HFRS.
Châu Á là châu lục có lịch sử lâu đời nhất về nhiễm vi rút Hanta. Một số ý
kiến cho rằng HFRS đã tồn tại rất lâu khoảng 1.000 năm trước tại Trung Quốc và tại
Anh Quốc thời kỳ Trung Cổ, nhưng trên thực tế, HFRS lần đầu tiên được phát hiện
trong khoảng thời gian chiến tranh Triều Tiên khiến hơn 3.000 binh lính Liên Hợp
Quốc phải nhập viện. Tại châu Á, vi rút Haantan và vi rút Seoul là những tác nhân
chính gây ra HFRS.
Ở Việt Nam, tỷ lệ chuột có kháng thể dương tính với vi rút từ 14-34%. Cụ thể,
tại khu vực phía Bắc, huyết thanh dương tính với vi rút Hanta mà chủ yếu là vi rút
1
Seoul đã được báo cáo tại Hải Phòng, Hà Nam và Thanh Hóa trên cả mẫu chuột và
mẫu huyết thanh người, 5,4% cư dân tại thủ đô Hà Nội có kháng thể dương tính với
vi rút Hanta [57]. Tại khu vực phía nam, tỷ lệ lưu hành huyết thanh kháng vi rút Hanta
trên bê ̣nh nhân nghi nhiễm là khá cao, chiếm 11,5% song song với đó là tỷ lệ lưu
hành huyết thanh trên chuô ̣t tương đối lớn 21,4% [7, 24]. Tại Thành phố Hồ chí Minh
và Hà Nội đã có những ghi nhận ca bệnh mắc HFRS. Do đó, việc nghiên cứu áp du ̣ng
kỹ thuâ ̣t phát hiện nhanh, chin
́ h xác để giám sát vi rút Hanta trên chuô ̣t là quan trọng
giúp đưa ra các biện pháp phòng bệnh chủ động, hiệu quả. Chiń h vì vâ ̣y, chúng tôi
thực hiê ̣n đề tài “Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật RT-PCR phát hiện vi rút Hanta
trên chuột tại một số điểm ở Hà Nội, năm 2015 – 2016” với 2 mục tiêu:
1. Tối ưu hóa được kỹ thuật RT-PCR để phát hiện vi rút Hanta trên chuột.
2. Ứng dụng kỹ thuật RT-PCR để phát hiện vi rút Hanta trong mẫu phổi chuột
thu thập tại một số địa điểm ở Hà Nội, năm 2015-2016.
2
CHƯƠNG I - TỔNG QUAN
1.1.
Sơ lược lịch sử phát hiện vi rút Hanta
Vi rút Hanta nằm trong họ Bunyaviridae, lịch sử phát hiện ra chúng gắn liền
với hai bệnh điển hình mà chúng gây nên là HPS và HFRS. Trong đó, HFRS được
nhắc đến trong các tạp chí Y học tại châu Âu và châu Á dưới rất nhiều tên gọi khác
nhau như sốt xuất huyết Nam Triều Tiên hay bệnh dịch sốt xuất huyết [54]. Một số ý
kiến cho rằng, HFRS đã tồn tại rất lâu khoảng 1.000 năm trước tại Trung Quốc [40]
và tại Anh Quốc thời kỳ Trung Cổ [43]. Một số đợt dịch được cho là mắc HFRS xuất
hiện lẻ tẻ trong các báo cáo tại Nga vào năm 1913 và 1932, tại Mãn Châu năm 1932,
tại Thụy Điển năm 1934 [54]. Trên thực tế, HFRS lần đầu tiên thu hút nhiều sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu cũng như giới y học là trong khoảng thời gian chiến tranh
Triều Tiên (1951 – 1954) khiến khoảng 3.200 binh lính Liên Hợp Quốc phải nhập
viện và 7% bệnh nhân tử vong [37, 54]. Tiếp đó, vào đầu những năm 1940, các nhà
nghiên cứu người Nga và Nhật Bản đưa ra những giả thuyết đầu tiên về tác nhân gây
bệnh cũng như vật chủ tự nhiên của chúng [13]. Năm 1978, dựa trên kết quả thí
nghiệm dương tính trong phản ứng huyết thanh người bệnh với kháng nguyên tách từ
phổi của chuột đồng sọc vàng giống Apodemus agrarius và kết quả của các thí nghiệm
chứng minh sự lây truyền vi rút giữa các động vật gặm nhấm, các nhà nghiên cứu đã
khẳng định vật chủ tự nhiên của vi rút Hanta là động vật gặm nhấm. Dựa trên tiền đề
đó, vi rút gây ra HFRS được phân lập từ loài Apodemus agrarius và đặt tên là
Hantaanvirus theo tên con sông Haanta, nơi thu thập mẫu chuột [38, 42]. Năm 1993,
sự gia tăng đô ̣t biế n các ca bệnh suy hô hấp bất thường sau này gọi là HPS - Hội
chứng phổi do vi rút Hanta ở vùng Tây Nam nước Mỹ với tỉ lệ tử vong cao [40]. Các
thí nghiệm nhanh chóng tiến hành và đưa ra kết quả dương tính giữa huyết thanh
người bệnh với kháng nguyên của tác nhân gây bê ̣nh. Kháng nguyên này được tách
chiế t trong mô của người bệnh cũng như trong các mẫu mô của động vật gặm nhấm
thu thập quanh nhà các bệnh nhân. Trong khoảng thời gian rất ngắn, các nhà nghiên
cứu đã phân lập đươ ̣c loại vi rút Hanta mới từ chuột hươu Peromyscus maniculatus
3
và đặt tên là vi rút Sin Nombre [42]. Tính đến thời điểm hiện tại có hơn 21 vi rút
Hanta có khả năng gây bệnh cho người đã được phát hiện trên toàn thế giới [18].
1.2.
Vi rút Hanta
1.2.1. Phân loại
Vi rút Hanta thuộc giống Hantavirus, họ Bunyaviridae - một họ lớn bao gồm
hơn 300 loài vi rút có khả năng gây nhiễm cho động vật, thực vật, con người và các
loài chân đốt [27, 66]. Hantavirus bao gồm nhiều loài vi rút khác nhau được phân
thành các genotype (kiểu gen) và serotype – týp huyết thanh khác nhau [66]. Mặc dù
có rất nhiều vi rút Hanta được phát hiện nhưng tính tới thời điểm hiện tại, chỉ có 24
vi rút Hanta được Ủy ban Quốc tế về Phân loại Vi rút (ICTV) chính thức phân loại,
trong đó bao gồm cả những vi rút không gây bệnh cho người. Theo ICTV, có bốn
tiêu chuẩn để xác định các týp vi rút Hanta: (1) thuộc về ổ sinh thái duy nhất, ví dụ
như tác động đến một loài hoặc phân loài gặm nhấm nhất định như là vật chủ chính;
(2) khác biệt ít nhất 7% ở trình tự amino acid của glycoprotein bề mặt thuộc
nucleoprotein của vi rút; (3) khác biệt ít nhất bốn lần về mức độ kháng thể trung hòa;
(4) không hình thành sự tái sắp xếp tự nhiên với các vi rút Hanta khác [18]. Tuy nhiên
các tiêu chuẩn về phân loại còn gặp khá nhiều tranh cãi, thậm chí một số nhà nghiên
cứu đưa ra đề nghị nên phân loại các vi rút Hanta không được liệt kê trong danh sách
phân loại chính thức của ICTV thành các genotype và đặt tên viết tắt kết thúc bằng
các con số [19]. Bên cạnh đó, vi rút Hanta cũng được đề cập đến trong các tài liệu
thống kê, dịch tễ và nghiên cứu với 2 nhóm chính: vi rút Hanta trong Cựu Thế Giới
(Old World) và vi rút Hanta trong Tân thế giới (New World) [27, 37, 43]. Sự phân
chia này tương ứng với thời gian phát hiện ra các vi rút Hanta tương ứng gây bệnh
HFRS và HPS [27]. Ví dụ, các vi rút Hanta thuộc nhóm Cựu Thế Giới gây ra bệnh
HFRS cho người có thể kể đến vi rút Amur, vi rút Seoul phân bố phổ biến tại Châu
Á cũng như vi rút Dobrava, vi rút Tula và vi rút Puumala phân bố chủ yếu tại Châu
Âu. Nhóm vi rút Hanta Tân Thế Giới bao gồm các vi rút là tác nhân của gần 300 ca
bệnh HPS mỗi năm tại các vùng Bắc và Nam Mỹ [43]. Đặc điểm đặc trưng của vi rút
Hanta là mỗi vi rút Hanta gây nhiễm đặc hiệu cho một loài vật chủ chứa nhất định,
4
vật chủ chứa đó phần lớn là các loài động vật gặm nhấm. Trường hợp điển hình của
vi rút Hanta phân lập ở loài ăn sâu bọ là vi rút Thottapalayam (TPMV) phân lập đươ ̣c
ở chuột chù Suncus murinus [37, 40, 54, 57]. Chính vì mối quan hệ gần gũi giữa vi
rút và vật chủ chứa, vi rút Hanta thường được nhắc đến trong các nghiên cứu theo vật
chủ của chúng. Bảng 1.2 trình bày các chủng vi rút Hanta phân loại theo động vật
chủ.
1.2.2. Hình thái
Khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử, hạt vi rút có hình cầu hoặc hình bầu
dục với đường kính từ 80 – 120 nm [27, 34, 37, 66]. Tuy nhiên, vi rút Hanta cũng có
thể có hình dạng thon dài (170nm), hình thái này ít thấ y ở các vi rút khác trong họ
Bunyaviridae [66].
Hình 1.1. Hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử quét của vi rút Sin Nombre
(Vi rút phân lập được từ bê ̣nh nhận tại vụ dịch bệnh HPS năm 1993
ở vùng Tây Nam nước Mỹ).
1.2.3. Cấu trúc
Cấu trúc của vi rút Hanta bao gồm các ribonucleoprotein đóng gói bởi vỏ ngoài
bao gồm 2 lớp lipid gắn với glycoprotein bề mặt [22, 27, 42, 44].
5
Hình 1.2. Sơ đồ cấu tạo của hạt vi rút Hanta [37].
(L; M; S kí hiệu cho genome sợi đơn tương ứng với đoạn lớn,
đoạn trung bình và đoạn nhỏ; G: Glycoprotein).
1.2.3.1. Các protein cấu trúc của vi rút Hanta
Vi rút Hanta có 3 protein cấu trúc [42]
Glycoprotein
Glycoprotein tiền thân (GPC) của vi rút Hanta được tổng hợp ở ribosome liên
kết với màng lưới nội chất (ER) [42]. Sau đó trong quá trình chuyển tới ER, GPC
được protease nội bào phân chia thành glycoprotein trưởng thành G1 và G2 [42],
[44]. Các glycoprotein G1 và G2 tạo điều kiện cho vi rút có thể gắn lên các thụ thể
màng trên bề mặt tế bào vật chủ [27, 42, 44]. Cũng có nghiên cứu cho rằng G1 ức chế
tế bào vâ ̣t chủ sản xuấ t IFN-β – yếu tố quan trọng trong quá trình đáp ứng miễn dịch
của tế bào vâ ̣t chủ chống lại sự xâm nhập của vi rút [44].
Protein nucleocapsid (Protein N)
Protein N bao gồm khoảng 433 amino acid (kích thước khoảng 50kDa) [44].
Protein N tồn tại với mật độ cao trong tế bào chất của tế bào nhiễm vi rút. Có thể phát
hiện được protein N khoảng 6 tiếng sau khi tế bào bị nhiễm [42]. Nhiều nghiên cứu
cũng chỉ ra rằng các đáp ứng miễn dịch sớm phần lớn tác động đích đến Protein N.
Chức năng của Protein N là đóng gói vật liệu di truyề n của vi rút vì vậy chúng đóng
vai trò quan trọng trong chu kỳ nhân lên của vi rút [42, 44].
6
ARN polymerase phụ thuộc ARN vi rút (RdRp)
RdRp là protein lớn với trọng lượng phân tử trong khoảng 250 – 280 KD. Do
trọng lượng lớn nên RdRp rất khó để biểu hiện protein này bằ ng các phương pháp tái
tổ hơ ̣p trên hệ thống tế bào vi khuẩn dùng để biể u hiê ̣n protein của gen. Vì vậy có thể
nói chúng là protein có nhiều đặc điểm chưa được làm rõ nhất ở vi rút Hanta. RdRp
thực hiện khá nhiều vai trò: phiên mã, nhân bản, endonuclease, tháo xoắn helix ARN.
Trong quá trình phiên mã RdRp tổng hợp mARN từ khuôn là sợi đơn âm ARN và
nhân bản vật liê ̣u di truyền của vi rút qua cARN (ARN bổ sung) [42].
1.2.3.2. Cấu trúc hệ gen vi rút Hanta
Vi rút Hanta mang vật liệu di truyền là sợi ARN đơn âm, chia thành 3 đoạn
dựa trên tro ̣ng lượng phân tử [22, 27, 40, 43]. Đoạn lớn L mã hóa cho ARN
polymerase phụ thuộc ARN vi rút (RdRp); đoạn trung bình M mã hóa cho
glycoprotein vỏ tiền thân (GPC) cho vi rút mà sau đó tạo nên 2 glycoprotein là G1 và
G2 hay còn gọi là Gn và Gc; đoạn nhỏ S mã hóa cho protein nucleocapsid (N) [37,
40, 42, 44]. Trình tự nucleotide tại đầu 5’ và 3’ của mỗi đoạn đều bắt cặp bổ sung
theo cặp ba zơ tạo nên cấu trúc cán xoong “panhandle” [42].
Hình 1.3. Sơ đồ cấu trúc hệ gen của vi rút Hanta
1.2.4. Quá trình nhân lên của vi rút Hanta
Các tế bào đić h của vi rút Hanta trên cơ thể vâ ̣t chủ bao gồ m: các tế bào nội
mô, tế bào biểu mô, đại thực bào, các tế bào gai nang và các tế bào bạch cầu. Vi rút
xâm nhâ ̣p vào các tế bào đić h thông qua liên kết giữa glycoprotein của vi rút và các
thụ thể trên bề mặt tế bào của vật chủ. Vi rút Hanta có thể xâm nhập vào tế bào đích
7
thông qua màng tế bào. Có thể mô tả quá trình này bằng 7 bước cơ bản như sau (1)
vi rút gắn glycoprotein của mình vào thụ thể trên bề mặt tế bào vật chủ; (2) vi rút xâm
nhập vào tế bào đích bằng con đường nhập bào qua thụ thể trung gian sau đó giải
phóng genome của chúng vào tương bào; (3) phiên mã thành ARN bổ sung (cRNA)
từ hệ gen ARN vi rút, tiế p đó là các mARN; (4) sử dụng bộ máy dịch mã của vật chủ
dịch mã ta ̣o các protein từ các đoạn mARN mã hóa cho các protein L, M và S; (5)
nhân bản ARN của vi rút, kết hợp với protein N và vận chuyển đến mạng bộ máy
Golgi; (6) tạo thành cấu trúc cơ bản của vi rút từ các thành phần tại bộ máy Golgi.
Riêng các vi rút Hanta thuộc loại Tân Thế Giới sự lắp ráp có thể xảy ra ở màng sinh
chất; (7) giải phóng các hạt vi rút trưởng thành thông qua sự dung hợp giữa các bóng
bào Golgi và màng sinh chất [27].
Hình 1.4. Chu kỳ nhân lên của vi rút Hanta [27].
8
1.2.5. Phương thức và khả năng gây bệnh
1.2.5.1. Phương thức gây bệnh
Loài gặm nhấm hoặc loài ăn sâu bọ được xác định là vật chủ của vi rút Hanta
khi chúng có khả năng nhiễm vi rút trong thời gian dài, duy trì lươ ̣ng vi rút trong cơ
thể ở mức có thể truyền bệnh, nhưng vi rút lại không gây bê ̣nh cho các loa ̣i sinh vâ ̣t
này [28, 33]. Vi rút Hanta được phát tán vào môi trường thông qua các hạt khí dung
tạo nên bởi chất thải của vật chủ như phân, nước tiểu và nước bọt [28, 35]. Các hạt
khí dung chứa vi rút có khả năng tồn tại vài tuần và đây cũng là nguyên nhân lây
nhiễm vi rút Hanta trong quần thể vật chủ [35]. Phương thức truyền bệnh chủ yếu của
vi rút Hanta sang người là do hit́ phải các hạt khí dung bi nhiễ
m vi rút Hanta [25, 35,
̣
54, 62]. Ngoài ra còn có mô ̣t số đường truyề n khác, nhưng hiế m xảy ra như: (1) qua
vết cắn của đô ̣ng vâ ̣t nhiễm vi rút Hanta đươ ̣c báo cáo với vi rút Puumala [20, 54,
62]; (2) qua đường tiêu hóa như thức ăn hoặc nước uống; (3) lây truyền giữa người
và người do tiếp xúc gần gũi như quan hệ tình dục và/ hoặc hít phải các hạt khí dung
chứa vi rút từ người nhiễm bệnh vô cùng hiếm và hầu như chỉ được báo cáo với vi
rút Andes. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các bệnh nhân nhiễm HPS tại Chile năm 2007
cũng chỉ có thể đưa ra bằng chứng gián tiếp về phương thức lây truyền này [62]; (4)
qua các vật chủ phụ (spillover hosts) dựa trên một số lượng lớn nghiên cứu chỉ ra tỉ
lệ lớn động vật (chó, mèo, lợn) là động vật nuôi/ loài dại có kháng thể kháng vi rút
Hanta. Các kết quả này cho thấy nguy cơ nhiễm vi rút Hanta có thể tăng lên đối với
các trường hợp nuôi thú cưng hoặc phải tiếp xúc với lợn như giết, mổ [62, 68].
1.2.5.2. Khả năng gây bệnh
Khả năng tồn tại của vi rút Hanta trong vật chủ có quan hê ̣ mật thiết với khả
năng sống sót của chúng tại môi trường [68]. Chính vì mối quan hệ gần gũi này, sự
bùng phát dịch bệnh của vi rút Hanta liên quan tới (1) các yếu tố môi trường, bao
gồm nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, độ cao so với mặt nước biển, mức độ sử dụng đất
đai. Các yếu tố này ảnh hưởng đến mật độ của quần thể vật chủ và khả năng con
người có thể tiếp xúc với vi rút lây nhiễm; (2) sự tiếp xúc thường xuyên giữa người
và vật chủ của vi rút Hanta liên quan tới các hoạt động, môi trường sinh sống hay
9
điều kiện làm việc ví dụ như nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm:
nhân viên diệt chuột, diệt sâu bọ côn trùng, nhân viên dọn vệ sinh phải tiếp xúc với
các khu vực không có người ở thường xuyên, nhân viên làm việc với phòng thí
nghiệm động vật, nhân viên làm việc trong kho hàng, người thích đi cắm trại trong
rừng, cư dân sống ở ngoại thành gần đồng ruộng…; (3) miễn dịch cộng đồng liên
quan tới tỉ lệ dân số bị nhiễm vi rút Hanta [62, 68]. Một số yế u tố liên quan đế n khả
năng nhiễm vi rút Hanta đã đươ ̣c xác nhâ ̣n đó là nhóm đối tượng hút thuốc có nguy
cơ nhiễm vi rút Hanta cao hơn nhóm không hút thuốc khi hít phải hạt khí dung có
chứa vi rút, điều này có thể giải thích do biểu mô khí quản phổi của người hút thuốc
ít có khả năng chống lại sự lây nhiễm của vi rút do bị suy giảm chức năng [62].
1.3.
Đặc điểm lâm sàng của bệnh do vi rút Hanta
Tùy thuộc vào thể bệnh nặng hay nhẹ mà bệnh nhân có những biểu hiện lâm
sàng khác nhau. Nếu ở dạng thể nhẹ, bệnh nhân có các triệu chứng như cảm cúm bao
gồm sốt, nhức đầu, đau cơ bắp, thường ở đùi, lưng và hông. Ở thể nặng, bệnh nhân
có biểu hiện giảm tiểu cầu, xuất huyết, khó thở, suy hô hấp và suy thận, nếu không
được điều trị kịp thời, người nhiễm bệnh có thể tử vong. Thể nă ̣ng thường biể u hiê ̣n
dưới hai hô ̣i chứng đó là số t xuấ t huyế t hô ̣i chứng thâ ̣n (HFRS) và hô ̣i chứng phổ i do
vi rút Hanta (HPS), các thể này có tỷ lê ̣ tử vong cao, từ 35 - 50% [35].
1.3.1. Bệnh sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS)
Các ca bệnh lâm sàng HFRS được miêu tả với các triệu chứng sốt, suy yếu hệ
tuần hoàn kèm hạ huyết áp, xuất huyết và tổn thương thận cấp (acute kidney injury AKI). Bệnh này trải qua 05 giai đoạn điển hình: sốt, sốc hạ huyết áp, tiểu ít, tiểu nhiều
và cuối cùng là hồi phục [25, 54]. Tuy nhiên, một hoặc hai giai đoạn thường gối lên
giai đoạn khác hoặc một số giai đoạn của bệnh không xuất hiện đối với các ca mắc
nhẹ. Bên cạnh đó, một số ca bệnh còn để lại các di chứng có thể kể đến như: đau đầu,
mất ngủ, xuất huyết và tăng bài niệu. Các đặc điểm cụ thể của các giai đoạn mắc bệnh
cũng như di chứng của bệnh được trình bày tại Bảng 1.1.
10
Bảng 1.1. Các giai đoạn điển hình, triệu chứng và biến chứng của bệnh sốt xuất huyết hội chứng thận (HFRS) [25].
Giai đoạn
Thời gian xuất hiện
Sốt
Giảm huyết áp
Tiểu ít
Tiểu nhiều
Hồi phục
1 - 7 ngày
1 - 3 ngày
2 - 6 ngày
2 tuần
3 - 6 tháng
Sốt
Huyết áp giảm
Lượng nước tiểu
Lượng nước tiểu
giảm
tăng
Các đặc điểm chủ
yếu
- Đau đầu
- Nôn mửa
- Rò rỉ mao mạch
Các dấu hiệu và
- Đau khoang bụng - Có các triệu
triệu chứng
- Đau lưng
chứng liên quan
- Khả năng nhìn
đến đau phổi
- Lượng nước tiểu
- Cân nặng giảm
dưới 100ml/ ngày
- Lượng nước tiểu
- Bí tiểu
bài tiết nhiều
- Cơ thể yếu
- Mệt mỏi
hạn chế
Biến chứng: Bệnh viêm não và dây cột sống, xuất huyết, suy chức năng nhiều cơ quan, xuất huyết tuyến yên, viêm thận tiểu
cầu, phù phổi, sốc, suy hô hấp cấp (ARDS), đông máu rải rác nội mạch (DIC).
11
1.3.2. Hội chứng phổi do vi rút Hanta (HPS)
HPS được nhắc đến là một bệnh cấp tính nghiêm trọng liên quan đến các triệu
chứng khởi phát nhanh chóng của suy hô hấp và sốc tim với tỉ lệ tử vong khoảng 40%
[27, 37]. Nói chung, HPS mang một số đặc điểm tương đồng với HFRS bao gồm các
triệu chứng về sốt, giảm tiểu cầu và bạch cầu, trừ đích tác động là phổi gây ra rò rỉ
mao mạch thay vì thận như HFRS mặc dù cũng có một số vấn đề liên quan tới thận
nhận thấy ở một số ca mắc HPS [27, 54].Về cơ bản, các giai đoạn mắc HPS được
chia thành ba giai đoa ̣n, bao gồ m: (1) giai đoạn sốt, (2) giai đoạn liên quan đến giảm
chức năng phổi, tim và cuối cùng là (3) giai đoạn hồi phục. Tại mỗi giai đoạn, biểu
hiện bệnh sẽ xuất hiện khác nhau tùy thuộc vào loại vi rút mắc phải [27, 37]. Giai
đoạn sốt thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày với một số triệu chứng liên quan đến đường
hô hấp tuy nhiên không bao gồm ho và viêm mũi. Sau đó, bệnh nhân thường phát
triển đến giai đoạn có những triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa như đau bụng,
tiêu chảy, buồn nôn và nôn [27, 37, 47]. Các dấu hiệu đánh dấu sự bắt đầu của giai
đoạn liên quan đến phổi bao gồm sự xuất hiện của các cơn ho, thở nhanh, nhịp tim
tăng. Ở giai đoạn này, có thể thấ y giảm số lượng tiểu cầu, giảm mức protein, tăng
dung tích hồng cầu và phát hiện sự hoạt động của các tế bào lympho [47]. Diễn biế n
của HPS thường rất nguy cấp, từ 1 đến 3 ngày sau khi xuất hiện những triệu chứng
liên quan đến đường hô hấp, bệnh sẽ phát triển những hội chứng rò rỉ trong mao mạch
phổi, từ đó dẫn đến suy hô hấp kéo theo sốc tim [27]. Bên cạnh đó, các triệu chứng
của HPS rất đa dạng và phụ thuộc vào loại vi rút Hanta, chính vì các triệu chứng
không đặc hiệu, các ca bệnh mắc HPS có khả năng không được phát hiê ̣n và chữa trị
kip̣ thời [37, 47]. Thông thường các bệnh nhân HPS nhâ ̣p viê ̣n khi đã có triệu chứng
khó thở, mất bù cấp hô hấp và xuất hiện phù phổi, giai đoạn này thường kéo dài
khoảng 3 – 4 ngày nhưng cũng có một số bệnh nhân tử vong ngay sau khi nhập viện
vài giờ [47]. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân ở thể HPS sau khi hồi phục, thường
không gây ra các di chứng lớn [46].
12
1.4.
Dịch tễ học bệnh do vi rút Hanta
1.4.1. Tình hình dich
̣ tễ bệnh do vi rút Hanta trên thế giới và Việt Nam
Tại Châu Âu, hàng năm có 9.000 ca bệnh do nhiễm vi rút Hanta được báo cáo
với xu hướng tăng dần về số lượng [66]. Hầu hết các ca bệnh tập trung ở nước Nga,
vùng lãnh thổ thuộc châu Âu với số ca bệnh trung bình là 7.476 ca từ năm 1999 đến
2008 [62]. Các vi rút Hanta lưu hành chủ yếu tại đây bao gồm: vi rút Puumala gây ra
dạng nhẹ của HFRS được mô tả rộng rãi khắp châu Âu; vi rút Dabrava là vi rút nguy
hiểm nhất với tỉ lệ tử vong các ca bệnh lên tới 12% và là nguyên nhân của hầu hết
các ca tử vong do HFRS trên toàn châu Âu; ngoài ra còn có vi rút Saaremaa và vi rút
Seoul chiếm tỉ lệ nhỏ nguyên nhân của các ca bệnh [28, 35].
Ở Mỹ bệnh HPS do vi rút Hanta là vấn đề về sức khỏe cộng đồng, đặc biệt tại
Nam Mỹ với số lượng các ca bệnh tăng theo mỗi năm [66]. Từ năm 1993 tới 2014 đã
có khoảng 4.000 ca HPS gây ra bởi 30 chủng vi rút Hanta. Các vi rút chủ yếu lưu
hành tại đây là Sin Nombre, vi rút Andes, vi rút Choclo [62].
Châu Phi, mặc dù là khu vực mới phát hiện ra vi rút Hanta lưu hành khoảng
10 năm gần đây nhưng lại là nơi có nhiều vi rút Hanta phân lập từ các loài đô ̣ng vâ ̣t
ăn sâu bọ như dơi và chuột chù [35].
Châu Á là châu lục có lịch sử về bệnh nhiễm vi rút Hanta lâu đời nhất với các
ca bệnh HFRS là chủ yếu [62]. Tỉ lệ 90% các ca mắc bệnh ở khu vực Đông Á [29].
Số lượng lớn các trường hợp mắc HFRS được báo cáo tại Trung Quốc với tổng số ca
bệnh trên 1.400.000 ca trong đó khoảng 45.000 ca tử vong trong khoảng thời gian từ
1950 đến 2001. Tại Hàn Quốc, tổng số bệnh nhân mắc HFRS phải nhập viện từ năm
1951 đến 1986 là 14.309 và mỗi năm có 100 đến 300 ca mắc mới [27, 66, 67]. Tại
Đông Nam Á, các vi rút Hanta gây bệnh qua loài Rattus đã được báo cáo, điển hình
là chủng vi rút Thái Lan (Thailandvirus – THAIV) tại Thái Lan, vi rút Seoul tại
Indonesia, vi rút Haantan và vi rút Sin Nombre tại Malaysia [29, 35].
Tại Việt Nam, tỉ lệ chuột có kháng thể dương tính với vi rút Hanta là 14 – 34%
[35]. Cụ thể trong báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ năm 2010 đã có
13
những bằng chứng chứng minh sự lưu hành của vi rút Hanta tại Hà Nam, Thanh Hóa
và Hải Phòng [24]. Điểm đáng chú ý là tỉ lệ mẫu huyết thanh dương tính với vi rút
Hanta tại các nước Đông Nam Á vượt quá 5% [66] nhưng các trường hợp bệnh lâm
sàng tại các nước này trong đó có Việt Nam lại chỉ được báo cáo lẻ tẻ (Hình 1.5).
Điều này có thể do các biện pháp giám sát phát hiện ca bệnh chưa tốt cũng như chưa
áp dụng các phương pháp chẩn đoán thích hợp để xác định tỉ lệ mắc thực sự của bệnh
hoặc kiểm soát các vấn đề, yếu tố về dịch tễ bao gồm cả ổ chứa.
Hình 1.5. Phân bố các trường hợp bệnh lâm sàng nhiễm vi rút Hanta
trên thế giới, năm 2000 [62].
1.4.2. Ổ chứa và nguồn truyền bệnh
Vật chủ tự nhiên của vi rút Hanta hầu hết là các loài động vật gặm nhấm và số
it́ là loài ăn sâu bọ [51, 54, 62]. Các loài vật chủ này có đặc điểm chung là bị nhiễm
vi rút trong thời gian dài với các biểu hiện ở giai đoạn cấp tính lượng vi rút đạt đỉnh,
vi rút được đào thải với số lươ ̣ng lớn ra ngoài cùng chất tiế t như phân, nước tiểu,
nước bo ̣t và tiế p theo giai đoa ̣n cấ p là giai đoạn nhiễm dai dẳng [28]. Điều đặc biệt là
mỗi vi rút Hanta có động vật là ổ chứa nhất định [21, 27]. Vì đặc thù này nên sự phân
bố địa lý và dịch tễ học của các bệnh do vi rút Hanta gây ra cho con người gắ n liề n
với sự phân bố của vật chủ chứa chúng [27].
14
1.4.2.1. Loài gặm nhấm
Loài gặm nhấm có khoảng 2.200 loài trên toàn thế giới, chiếm 42% tổng số
loài động vật có vú. Các loài gặm nhấm có các đặc điểm sinh thái và sinh lý đa dạng
để có thể thích ứng với hầu hết các môi trường sống trên cạn [51]. Các loài động vật
gặm nhấm là vật chủ của vi rút Hanta có thể được chia làm 2 họ: (1) họ Muridae,
phân họ Murinae (chuột cống và chuột nhà); (2) họ Cricetidae được chia làm 3 phân
họ: Arvicolinae - phân bố chủ yếu ở vùng Âu Á và vùng Bắc Mỹ, Neotominae và
Sigmodontinae phân bố rải rác ở châu Mỹ. Cụ thể, Neotominae tập trung ở miền Nam
Mỹ; Sigmodontinae tập trung ở miền Trung và miền Bắc Mỹ [27, 51]. Các vi rút
Hanta cùng một phân họ vật chủ sẽ có phân bố địa lý giống nhau và theo sự phân bố
của phân họ vật chủ đó [27].
Vi rút Hanta gây nhiễm cho các loài thuộc phân họ Murinae (thuộc họ
Muridae) và phân họ Arvicolinae (thuộc họ Cricetidae) thuộc nhóm vi rút Hanta Cựu
Thế Giới gây ra HFRS, phân bố chủ yếu ở Châu Á và Châu Âu. Các loài điển hình là
vật chủ cho nhóm vi rút Hanta Cựu Thế Giới có thể kể đến là (1) giống Apodemus là
vật chủ của vi rút Hantaan, trong đó vi rút Amur phân bố tại Châu Á, còn vi rút
Dobrava và vi rút Saaremaa phân bố tại Châu Âu; (2) giống Rattus là vật chủ của vi
rút Seoul phân bố tại châu Á; (3) giống Bandicota là vật chủ của vi rút Thái Lan phân
bố tại Châu Á; (4) giống Myodes là vật chủ của vi rút Puumala phân bố tại châu Âu;
(5) giống Microtus là vật chủ của vi rút Tula phân bố tại châu Âu. Trong số đó nổi
bật là chuột cống Na-uy R. novegicus có mật độ và địa bàn phân bố dày, rộng ở cả
khu vực thành thị, nông thôn. Loài chuột này là vật chủ cho vi rút Seoul (SEOV) tìm
thấy ở châu Âu, châu Mỹ và châu Á bao gồm cả Việt Nam [27, 51].
Tất cả các vi rút Hanta gây ra HPS thuộc nhóm vi rút Hanta Tân Thế Giới đều
liên quan tới các động vật gặm nhấm thuộc phân họ Sigmodontinae và Neotominae,
cũng là 2 phân họ có phân bố địa lý tại châu Mỹ. Trong các vi rút Hanta thuộc nhóm
Tân Thế Giới đã có hơn 30 vi rút Hanta được phân lập và mô tả tuy nhiên chỉ có 11
loại vi rút Hanta được ICTV chính thức phân loại như loài. Một số vật chủ chính liên
quan đến các vi rút điển hình có thể nhắc đến như:
15
-
Giống Peromyscus phân bố địa lý tại Mỹ, Canada liên quan đến các vi rút Sin
Nombre, vi rút New York;
-
Giống Oligoryzomys liên quan tới các vi rút Andes tại Argentina, Chile;
-
Giống Holochilus là vật chủ của vi rút Rio Mearim tại Brazil [51].
Bảng 1.2. Sự phân bố địa lý của các vi rút Hanta gây bệnh cho người và trên
vật chủ tương ứng thuộc loài gặm nhấm [27, 51, 62, 66].
(bao gồm cả các vi rút Hanta chưa được ICTV phân loại chính thức)
Tên
Phân họ,
nhóm của
Chủng vi rút
vâ ̣t chủ
viết tắt
Phân bố
của vi
địa lý
rút
Biể u
hiêṇ
bênh
̣
Vi rút Hanta trong Cựu Thế Giới (Old World)
Trung
Apodemus
agrarius
Vi rút Hantaan
HTNV
Quốc, Nam
Triều Tiên,
HFRS
Nga
Murinae
Apodemus
Vi rút Dobrava-
flavicollis
Belgrade
Apodemus
agrarius
DOBV
Vi rút Dobrava/
Belgrade
Balkan
HFRS
Trung Âu
DOBV
(Kurkino)
và Đông
HFRS
Âu
Khu vực
Apodemus
ponticus
Vi rút Dobrava/
Belgrade
phía Nam
DOBV
châu Âu
HFRS
thuộc lãnh
(Sochi)
thổ Nga
Rattus
norvegicus
Vi rút Seoul
16
SEOV
Toàn thế
giới
HFRS