Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

"Câu chuyện PR" - công thức bí mật cho thành công trong giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.26 KB, 10 trang )

"Câu chuyện PR" - công thức bí mật cho
thành công trong giao tiếp
Ngày nay, mặc dù các công ty không quan tâm tới PR theo cùng một
cách thức như những hoạt động quảng cáo, các kết quả PR luôn đòi
hỏi thời gian, chuyên môn và công sức. Nó đi theo các lối mòn của
những nghiên cứu truyền thống tổng hợp, quan sát các xu hướng
truyền thông mới cùng một vài kỹ năng tốt của con người. Ngoài ra,
PR luôn cần đến tài năng lâu đời về việc kể một câu chuyện hay. Đó
chính là sự khác biệt cơ bản giữa quảng cáo và PR.





Quảng cáo thiên nhiều về hoạt động bán hàng. Còn cốt lõi của PR là kể
một câu chuyện. Giờ đây, mọi người không thích trở thành đối tượng
bán hàng nữa mà họ thường hoài nghi các nhân viên bán hàng. Nhưng
chúng ta lại luôn yêu thích những câu chuyện hấp dẫn khác nhau. Chúng
ta chuyển giao cho nhau những thông tin thiết yếu nhất - về gia đình, về
niềm tin và về lịch sử - thông qua các câu chuyện.

Dưới đây là “công thức bí mật” giúp bạn kể một câu chuyện kinh doanh
hấp dẫn thông qua giao tế công cộng.

Bắt đầu với những nghiên cứu tốt

Bạn hãy nghiên cứu cẩn thận. Trước bất cứ quyết định PR nào, bạn cần
biết rõ về phương tiện truyền thông nào sẽ tiếp cận, nó phù hợp với bạn
ra sao, bạn thích hợp hơn với dạng online hay truyền thống.

Để xác định được vấn đề này, hãy suy nghĩ về độ tuổi, nền tảng giáo


dục, tài chính, dân tộc, chuyên môn, các mối quan tâm xã hội và nhận
thức của các khách hàng cuối cùng sử dụng sản phẩm/dịch vụ bạn cung
cấp. Sau đó tìm kiếm các phương tiện truyền thông thích hợp và gửi tới
một người nghe tương tự như khách hàng cuối cùng của bạn.

Cũng sẽ rất quan trọng với việc biết được liệu các khách hàng mục tiêu
của bạn có đón nhận thông tin trực tuyến, hay qua tivi, radio, hoặc báo
chí truyền thống,....

Kể một câu chuyện hấp dẫn

Hãy đi thẳng vào trái tim và cảm xúc về sự tồn tại của công ty bạn: Có
phải chủ công ty khởi sự kinh doanh vì một liên kết cá nhân tới các nhu
cầu mà sản phẩm/dịch vụ đáp ứng? Hoạt động kinh doanh của bạn có
vượt qua một ngọn núi lớn nào để bắt đầu hay tăng trưởng? Liệu có một
câu truyện hấp dẫn nào về gốc gác của sản phẩm bạn cung cấp, nó được
tạo ra như thế nào? Công ty của bạn có một nhiệm vụ làm thay đổi thế
giới? Bạn có thể kể một câu chuyện hấp dẫn về việc làm thế nào bạn đã
“cứu sống” các khách hàng?

Một khi xác định được Câu truyện thực về hoạt động kinh doanh của
bạn, bạn đã sở hữu trong tay một công cụ tiếp thị độc nhất mà không ai
có thể sao chép.

Để câu chuyện thực sự thu hút các nhà báo

Các nhà báo luôn khống chế một vài chủ đề nhất định. Họ hoàn toàn
ghét việc bị dội bom tấn bởi những thông tin mà không có gì đặc biệt
đem lại cho tờ báo hay phương tiện truyền thông của họ.


Vì vậy, bạn đừng gửi đi những tin tức kinh doanh tới các chủ bút của
những tờ báo thông tin lối sống. Đừng gửi những thông tin lối sống tới
các chủ bút ngân hàng. Đừng gửi bất cứ điều gì tới chủ bút nếu bạn có
thể tự mình làm lấy. Hãy cho họ thấy bạn đã làm tốt các công việc của
mình thế nào.

Và trước khi xây dựng một câu chuyện PR, bạn cần đọc, xem hay nghe
các bài viết của các chủ bút, tìm hiểu phong cách và mối quan tâm của
họ, đồng thời nhờ một vai người xem xét cho ý kiến tham khảo.

Không ngừng theo sát diễn biến

Các nhà báo rất bận rộn, thời gian đối với họ là một tài sản quý giá. Im
lặng không có nghĩa là “không”. Im lặng có thể mang ý nghĩa là bài viết

×