Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

chuyênđề 1 môn toán 10 năm học2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.27 KB, 5 trang )

CHUYÊN ĐỀ
TÍCH CỦA VÉC TƠ VỚI MỘT SỐ
( Tiết 07, chương trình Đại số 10 CB)
I. Lí do thực hiện chuyên đề
Việc đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh đã được triển khai từ hơn 30 năm qua. Hầu hết giáo
viên hiện nay đã được trang bị lí luận về các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
trong quá trình đào tạo tại các trường sư phạm cũng như quá trình bồi dưỡng, tập huấn
hằng năm. Tuy nhiên, việc thực hiện các phương pháp dạy học tích cực trong thực tiễn còn
chưa thường xuyên và chưa hiệu quả. Nguyên nhân là chương trình hiện hành được thiết
kế theo kiểu "xoáy ốc" nhiều vòng nên trong nội bộ mỗi môn học, có những nội dung kiến
thức được chia ra các mức độ khác nhau để học ở các cấp học khác nhau (nhưng không
thực sự hợp lý và cần thiết); việc trình bày kiến thức trong sách giáo khoa theo định hướng
nội dung, nặng về lập luận, suy luận, diễn giảihình thành kiến thức; cùng một chủ đề/vấn
đề nhưng kiến thức lại được chia ra thành nhiều bài/tiết để dạy học trong 45 phút không
phù hợp với phương pháp dạy học tích cực; có những nội dung kiến thức được đưa vào
nhiều môn học; hình thức dạy học chủ yếu trên lớp theo từng bài/tiết nhằm "truyền tải" hết
những gì được viết trong sách giáo khoa, chủ yếu là "hình thành kiến thức", ít thực hành,
vận dụng kiến thức.
Để khắc phục những hạn chế trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn tài liệu
tập huấn về "Phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn học
sinh tự học" nhằm hướng dẫn giáo viên các môn học chủ động lựa chọn nội dung sách
giáo khoa hiện hành để xây dựng các bài học theo chủ đề; thiết kế tiến trình dạy học theo
các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động
học theo nhóm và hướng dẫn học sinh tự học. Ngoài các vấn đề chung về đổi mới nội
dung, phương pháp, hình thức, kĩ thuật tổ chức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, tài liệu tập trung vào việc xây dựng bài học theo chủ
đề gồm 6 bước:
Bước 1: Xác định vấn đề cầngiải quyết trong dạy học chủ đề sẽ xây dựng
Bước 2: Lựa chọn nội dung từ các bài học trong sách giáo khoa hiện hành của một
môn học hoặc các môn học có liên quan để xây dựng nội dung bài học


1


Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành; dự
kiến các hoạt động học sẽ tổ chức cho học sinhđể xác định các năng lực và phẩm chất chủ
yếu có thể góp phần hình thành/phát triển trong bài học
Bước 4: Xác định và mô tả mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận
dụng cao) của mỗi loại câu hỏi/bài tập có thể sử dụng để kiểm tra, đánh giá năng lực và
phẩm chất của học sinh trong dạy học
Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả ở
Bước 4 để sử dụng trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học và kiểm tra, đánh giá,
luyện tập theo chủ đề bài học
Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học bài học thành các hoạt động học theo tiến trình
sư phạm của phương pháp dạy học tích cựcđể tổ chức cho học sinh thực hiện ở trên lớp và
ở nhà.
Để hiểu rõ thêm những vấn đề đã nêu, chúng tôi áp dụng vào bài dạy cụ thể đó là
Tiết 07, chương trình Hình học 10 cơ bản, bài “Tích của véc tơ với một số”
II. Mục đích của chuyên đề
Áp dụng phương pháp và kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo nhóm và hướng dẫn
học sinh tự học vào dạy học chương trình hình học 10 cơ bản.
III- Thiết kế giáo án giờ học vận dụng
1.Tên chuyên đề: Tích của véc tơ với một số (Tiết 7, bài 3, Chương II, SGK Hình học 10
cơ bản)
2. Mục tiêu dạy học:
Kiến thức:
- Nắm được định nghĩa và tính chất của phép nhân một vectơ với một số.
- Hiểu và nắm được tính chất trung điểm của đoạn thẳng và trọng tâm của tam giác.
- Nắm được điều kiện để hai vectơ cùng phương; điều kiện để ba điểm thẳng hàng.
- Nắm được cách phân tích một véc tơ theo hai véc tơ không cùng phương.
Kĩ năng:

- Biết dựng vectơ ka khi biết kR và a .
- Sử dụng được điều kiện cần và đủ của 2 vectơ cùng phương để chứng minh 3 điểm
thẳng hàng hoặc hai đường thẳng song song.
2


- Biết phân tích một vectơ theo 2 vectơ không cùng phương cho trước.
Thái độ:
- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác. Tư duy các vấn đề toán học một cách lôgic và
hệ thống.
- Yêu thích, đam mê bộ môn toán cũng như các bộ môn khác có liên quan.
- Có những suy nghĩ tích cực, có biện pháp thích hợp để giải quyết những vấn đề
thực tiễn.
- Luyện tư duy phân tích linh hoạt, sáng tạo.
- Chủ động, tích cực trong hoạt động nhóm.
3. Đối tượng dạy học thể nghiệm chuyên đề:
i)Lớp 10A5, trường THPT Lương Thế Vinh.
Số lượng : 39 học sinh, học lực khá, trung bình, rất ít giỏi.
GV dạy thể nghiệm: Trần Văn Hậu
ii)Lớp 10A3, trường THPT Lương Thế Vinh.
Số lượng : 39 học sinh, học lực khá, trung bình, rất ít giỏi.
GV dạy thể nghiệm: Hà Thị Hải Yến
iii)Lớp 10A2, trường THPT Lương Thế Vinh.
Số lượng : 40 học sinh, học lực khá, giỏi.
GV dạy thể nghiệm: Phan Văn Vinh
4. Ý nghĩa của việc thực hiện chuyên đề:
a. Đối với thực tiễn dạy học
- Đáp ứng được mục tiêu giáo dục.
- Thấy được vai trò nền tảng của Toán học, là công cụ hỗ trợ đắc lực, không thể
thiếu đối với các môn học khác. Đồng thời cũng thấy được từ nhu cầu phát triển của

các bộ môn khác đã thúc đẩy Toán học phát triển.
- Học sinh biết được mối liên hệ giữa các môn học, khắc sâu được các khái niệm
cần thiết và vận dụng được vào các bài toán thực tế, từ đó giúp học sinh thấy hứng
thú hơn với bộ môn.
b. Đối với thực tiễn đời sống xã hội

3


- Học sinh thấy được từ nhu cầu phát triển của tự nhiên và xã hội đã thúc đẩy Toán
học phát triển không ngừng.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
a. Thiết bị, đồ dùng dạy học
- Phần mềm Powerpoint, các tranh ảnh, liên quan đến bài học được lấy từ internet,
máy tính, phiếu học tập.
- Máy chiếu đa vật thể.
b. Học liệu sử dụng
- Sách giáo khoa Hình học 10 nâng cao.
- Sách giáo khoa Hình học 10 cơ bản.
- Sách giáo viên Hình học 10 cơ bản.
- Chuẩn kiến thức kĩ năng Toán 10.
6. Bộ giáo án của 3 Giáo viên dạy thể nghiệm (kèm theo)
IV. Kết quả dạy thể nghiệm:
- Nhìn chung qua việc thực hiện chuyên đề đã giúp học sinh :
+ Cảm thấy hứng thú trong tiết học.
+ Nắm được định nghĩa và tính chất của phép nhân một vectơ với một số.
+ Hiểu và nắm được tính chất trung điểm của đoạn thẳng và trọng tâm của tam giác.
+ Nắm được điều kiện để hai vectơ cùng phương; điều kiện để ba điểm thẳng hàng.
+ Nắm được cách phân tích một véc tơ theo hai véc tơ không cùng phương.
+ Biết dựng vectơ ka khi biết kR và a .

+ Sử dụng được điều kiện cần và đủ của 2 vectơ cùng phương để chứng minh 3
điểm thẳng hàng hoặc hai đường thẳng song song.
V. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
* Cách thức đánh giá: Thông qua việc hoàn thành các phiếu học tập của học sinh.
* Nội dung đánh giá: Vận dụng giải các bài toán liên quan đến tích của véc tơ với
một số.
VI. Các sản phẩm của học sinh
4


- Hầu hết học sinh đều thấy hứng thú với tiết học, nắm chắc kiến thức và có khả
năng vận dụng vào các bài toán liên quan đến các bộ môn khác, các bài toán trong
thực tiễn. Học sinh lĩnh hội kiến thức một cách có hệ thống và dễ hiểu hơn. Bên
cạnh đó, một số học sinh chưa kịp tiếp thu kiến thức, năng lực vận dụng còn hạn
chế. Cụ thể trên 70% học sinh hoàn thành phiếu học tập đạt yêu cầu.
Ba Đồn, ngày 20 tháng 10 năm 2017
Nhóm thực hiện chuyên đề
1. Hà Thị Hải Yến
2. Trần Văn Hậu
3. Phan Văn Vinh
Nhận xét của Ban chuyên môn
....................................................
....................................................
....................................................
....................................................
....................................................
....................................................
....................................................
....................................................
....................................................

....................................................
....................................................
....................................................
....................................................
....................................................
....................................................
....................................................
....................................................
....................................................
....................................................

Nhận xét của TTCM
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
......................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................
......................................................
.....................................................
.......................................................
......................................................
.....................................................
.....................................................
.....................................................

......................................................

5



×