Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Trinh yeu luan an QDao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.29 KB, 2 trang )

TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
A, Tóm tắt mở đầu:
- Tên tác giả: Nguyễn Ngọc Quỳnh dao
- Tên luận án: Trí tuệ cảm xúc của các giám đốc doanh nghiệp tư nhân tại thành phố
Hố Chí minh.
- Ngành khoa học của luận án: Tâm lý học chuyên ngành. Mã số: 62 31 80 05
- Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Học viện Khoa học Xã hội.
B, Nội dung bản trích yếu:
- Mục đích nghiên cứu: đánh giá được thực trạng TTCX của GĐDNTN tại Tp. HCM;
xác định được các yếu tố tác động tới TTCX của GĐDNTN. Trên cơ sở đó đề xuất những
biện pháp nhằm nâng cao TTCX cho các GĐDNTN này.
- Đối tượng nghiên cứu: mức độ TTCX của GĐDNTN.
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp trắc nghiệm, phương pháp điều tra bằng hệ
thống bài tập, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thực nghiệm,
phương pháp thống kê toán học.
- Các kết quả chính và kết luận:
+ Nghiên cứu lý luận cho thấy, TTCX của GĐDNTN là một dạng năng lực tổng hợp
gồm năng lực nhận biết và hiểu rõ cảm xúc của bản thân người GĐDNTN và thấu hiểu cảm
xúc của nhân viên, đối tác và những cá nhân hay đại diện cho tổ chức trong các mối quan hệ
khác nhau trong nghề nghiệp, là năng lực vận dụng cảm xúc vào suy nghĩ và điều khiển cảm
xúc của bản thân và những người có liên quan nhằm đạt được hiệu quả cao trong công việc.
+ Kết quả nghiên cứu thực tiễn cho thấy, chỉ số TTCX của GĐDNTN ở mức trung
bình thông qua trắc nghiệm MSCEIT cũng như hệ thống bài tập. Kiểm nghiệm cho phép kết
luận không có sự khác biệt ý nghĩa giữa mức độ TTCX ở GĐDNTN được đo bằng test
MCSEIT và hệ thống bài tập. Trong đó, mặt trải nghiệm cảm xúc trong TTCX của
GĐDNTN thể hiện tốt hơn so với trí tuệ chiến lược cảm xúc. Trong các năng lực của TTCX
thì mặt nhận biết cảm xúc có điểm trung bình cao nhất, thứ hai là thấu hiểu cảm xúc, thứ ba
là vận dụng cảm xúc và cuối cùng điều khiển cảm xúc. Kết quả này cho thấy, GĐDNTN tại


Tp. HCM vẫn còn khá hạn chế trong những năng lực trí tuệ hướng về cá nhân khác như năng


lực vận dụng cảm xúc.
+ Yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến thực trạng TTCX là bản thân giám đốc. Trong các
yếu tố thuộc về bản thân thì yếu tố khí chất và tính cách đóng vai trò chủ yếu trong việc ảnh
hưởng đến TTCX của GĐDNTN. Yếu tố liên quan đến công việc ảnh hưởng đến TTCX của
GĐDNTN nhiều nhất là sự thay đổi trong công việc và sự thách thức trong công việc. Các
yếu tố thuộc về các hoạt động của GĐDNTN đều được các giám đốc đánh giá ảnh hưởng
đến TTCX ở mức khá cao.
+ Sau khi tổ chức thực nghiệm một số biện pháp tâm lí - giáo dục nhằm nâng cao
một số biểu hiện trong TTCX của GĐDNTN, TTCX của GĐDNTN đã được nâng lên, kết
quả cho phép kết luận có sự khác biệt ý nghĩa giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng
sau thực nghiệm.
Những kết quả khảo sát thực trạng đã chứng minh được giả thuyết TTCX của
GĐDNTN tại Tp. HCM chỉ ở mức độ trung bình. TTCX của GĐDNTN chịu ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố, và hiệu quả của việc áp dụng những biện pháp tác động nâng cao năng lực
nhận biết cảm xúc, hiểu, vận dụng cảm xúc và đặc biệt là năng lực điều khiển cảm xúc trong
công việc.
Hà Nội, Ngày 21 tháng 6 năm 2013
Cán bộ hướng dẫn

PGS.TS. Phan Trọng Ngọ

Nghiên cứu sinh

Nguyễn Ngọc Quỳnh Dao



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×