Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Những ảnh hưởng của yếu tố sinh học đến trí tuệ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.11 KB, 18 trang )

MỤC LỤC

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................... 1
PHẦN II: NỘI DUNG........................................................................................... 2
I. Những ảnh hưởng của yếu tố sinh học đến trí tuệ. .................................. 2
1. Yếu tố di truyền ...................................................................................... 2
2. Yếu tố biến dị .......................................................................................... 2
3. Một số biện pháp phòng .......................................................................... 5
4. yếu tố dinh dưỡng ..................................................................................... 6
5. Yếu tố sang chấn. .................................................................................... 8
II. ảnh hưởng của những yếu tố môi trường xã hội- văn hóa đến trí tuệ ..... 8
1. Giáo dục ................................................................................................... 8
1.1. Giáo dục từ phía gia đình ...................................................................... 8
2. Nhà trường ............................................................................................ 11
3. Yếu tố môi trường................................................................................. 13
3.1 môi trường xã hội:................................................................................... 13
3.2 Môi trường tự nhiên: ............................................................................... 14
3.3 Môi trường vật lý: ................................................................................... 14
4. Yếu tố kinh tế ........................................................................................ 14
5. Chính sách xã hội.................................................................................. 15
6. Yếu tố hoạt động cá nhân tác động tới phát triển trí tuệ ................. 15
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 17


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
Tâm lý học trí tuệ cũng như cái tên của nó, trí tuệ có nghĩa là là đặc điểm tâm lí
phức tạp của con người mà kết quả của công việc học tập và lao động phụ thuộc
vào nó. trí tuệ là khả năng thích ứng của cá nhân. trí tuệ là khả năng tổng thể để
hoạt động một cách có suy nghĩ, tư duy hợp lí, chế ngự được môi trường xung
quanh. Trí tuệ là khả năng xử lí thông tin để giải quyết vấn đề và nhanh chóng
thích nghi với tình huống mới (F.Raynal, A. Rieunier- 1997). Trí tuệ là khả năng


hiểu các mối quan hệ sẵn có giữa các yếu tố của tình huống và thích nghi để
thực hiện cho lợi ích bản thân.Trí tuệ là yếu tố tâm lí có tính độc lập tương đối
với các yếu tố tâm lí khác của cá nhân. Trí tuệ có chức năng đáp ứng mối quan
hệ tác động qua lại giữa chủ thể với môi trường sống, tạo ra sự thích ứng tích
cực của cá nhân. Trí tuệ được hình thành và biểu hiện trong hoạt động của chủ
thể.
Sự phát triển của trí tuệ chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh học của cơ thể và chịu
sự quy ước của các yếu tố văn hóa – xã hội.
Để hiểu được tâm lý đã khó mà muốn hiểu về tâm lý học trí tuệ càng khó hơn.
Tâm lý học trí tuệ có nhiều khí cạnh để chúng ta cùng tìm hiểu như các hướng
tiếp cận vấn đề trí tuệ trong tâm lý học, hay phương pháp nghiên cứu trí tuệ hay
nữa là nói về vấn đề trẻ chậm phát triển trí tuệ cũng là một chủ đề rất hay. Sau
đây chúng ta sẽ cùng nhau phân tích về một vấn đề liên quan đến trí tuệ, nó sẽ
cho chúng ta biết được những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ cá
nhân. Tuy nhiên, các yếu tố này không tham gia trực tiếp vào cấu thành trí tuệ,
mà chỉ là cái đặt ra đối với chủ thể. Chúng chỉ trở thành cái tự nhiên hay cái xã
hội trong sự phát triển trí tuệ của cá nhân khi và chỉ khi diễn ra sự tương tác giữa
chúng với cá nhân đó, thông qua hoạt động. Rốt cuộc việc xem xét vai trò của
cái tự nhiên và cái xã hội trong sự hình thành và phát triển trí tuệ cá nhân không
phải là xác định cái nào quyết định, cái nào hơn cái nào, mà phải trả lời câu hỏi
chúng cung cấp cái gì và cung cấp như thế nào cho chủ thể trong quá trình phát
triển. Nói cách khác, chúng tham gia như thế nào trong sự phát triển trí tuệ cá
nhân. Như vậy, trọng tâm của vấn đề là phải giải quyết mối quan hệ tác động
biện chứng giữa cái tự nhiên, cái xã hội và cái chủ thể trong sự phát triển trí tuệ
cá nhân.

1


PHẦN II: NỘI DUNG

I.
Những ảnh hưởng của yếu tố sinh học đến trí tuệ.
1. Yếu tố di truyền
Di truyền là những đặc điểm sinh lý của hệ thần kinh và các cơ quan cảm
giác,vận động. đối với mỗi các thể khi ra đời, nhận được một số đặc điểm
và chức năng của cơ thể từ thế hệ trước di truyền lại, trong đó có những
đặc điểm giác quan và não. Những đặc điểm biểu hiện của thần kinh cấp
cao được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể.
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, sự phát triển trí tuệ của con
người thật sự chịu ảnh hưởng khá lớn của yếu tố di truyền, theo đó, trí tuệ
của trẻ sẽ phụ thuộc một phần từ hệ gene mà trẻ được thừa hưởng từ bố mẹ.
Ngay từ lúc sinh ra, trẻ đều có những đặc điểm sinh lý, hình thái – sinh lý
của con người bao gồm đặc điểm bẩm sinh và di truyền, Và họ đã khám
phá rằng, hệ gien thực sự có ảnh hưởng khá lớn đến trí tuệ và chỉ số thông
minh (IQ) của một người, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không đồng nhất
mà dao động từ khoảng 40 – 80%. Di truyền là sự tái tạo lại ở trẻ em những
thuộc tính sinh học có ở cha mẹ, là sự truyền lại từ cha mẹ cho con cái
những đặc điểm, những phẩm chất nhất định đã được ghi lại trong hệ thống
gen. Những thuộc tính, những đặc điểm có thể di truyền là cấu trúc giải
phẫu của cơ thể, những đặc điểm sinh học (như màu da, tóc, vóc
dáng…), tư chất của hệ thần kinh. Những yếu tố này trước hết đảm bảo cho
loài người phát triển, đồng thời giúp con người có thể thích ứng với những
biến đổi của điều kiện sinh tồn… Ngoài ra, sự ảnh hưởng của yếu tố di
truyền còn chịu ảnh hưởng và biểu hiện trên mối quan hệ huyết thống. Do
đó nếu bố mẹ trẻ là người bản địa thì chỉ số phát triển trí tuệ trẻ đạt được
khoảng 102 điểm , nếu cha mẹ trẻ là người khác tỉnh thì chỉ số trí tuệ trẻ đạt
được là 109 điểm, đặc biệt nếu cha mẹ trẻ có cùng quan hệ huyết thống thì
trí tuệ trẻ đạt được sẽ rất thấp, ( theo phó giáo sư Nguyễn Thị Lâm, Phó
viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết ).
2. Yếu tố biến dị

Biến dị là những biến đổi xảy ra trên cơ thể sinh vật làm cho nó khác với
bố mẹ, tổ tiên và khác với những cá thể khác chung quanh nó. Biến dị
phản ánh mối tương quan sinh vật và môi trường. Biến dị cón là sự cải tổ,
đổi mới, phá vỡ ổn định của di truyền. Khi điều kiện sống thay đổi, nhờ
có biến dị mà sinh vật có những tính trạng thích nghi hơn để có thể tồn
tại, trở nên đa dạng và hoàn hảo hơn.. Biến dị là một hiện tựng biến đổi
2


tượng hình hoặc biến đổi cả dị hình. Biến dị là một trong ba nhân tố tiến
hoá chủ yếu, nó là nguồn nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên và nhân tạo. 2
- Biến dị sinh học là những biến đổi mới mà cơ thể sinh vật thu được do tác
động của các yếu tố môi trường và do quá trình tái tổ hợp di truyền. Có các loại
biến dị như:
+ Biến dị không di truyền(gọiThường biến): Là những biến dị chỉ
biểu hiện ở kiểu hình mà không kèm theo những biến đổi trong vật chất di
truyền của cơ thể thì sẽ không di truyền được cho đời sau còn được gọi là
thường biến. Kiểu gen quyết định hình thành tính trạng, nhưng tính trạng
đó được biểu hiện hay không biểu hiện là do môi trường chi phối. Kiểu
hình là kết quả của sự tác động của một môi trườg nhất định lên một kiểu
gen nhất định. Do đó, kiểu hình có thể biến đổi lúc kiểu gen thay đổi hoặc
do điều kiện môi trường thay đổi
Ví dụ: Ở cây hoa anh thảo (Primula sinensis) có gen trội P cho màu
hoa đỏ ở 15 – 20oC, ở nhiệt độ 30 – 35oC hoa có màu trắng. Như vậy, màu
hoa thay đổi theo nhiệt độ
+ Biến dị di truyền: Biến dị di truyền có thể xảy ra do sự thay đổi của sự
thay đổi của tổ hợp gen hoặc tổ hợp nhiễm thể của con cái so với bố mẹ có thể
xảy ra do kết quả của đột biến. Vì vậy biến dị di truyền được chia thành hai
nhóm chính: Biến dị tổ hợp và đột biến. A. Biến dị tổ hợp: Là kết quả tái tổ hợp
gen tạo nên. Các nhiễm thể mang những allen khác nhau từ cơ thể bố mẹ thông

qua quá trình lai hữu tính đã sắp xếp lại theo những tổ hợp khác vào bộ nhiễm
sắc thể của tế bào, nhờ phân ly độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình phân chia
giảm nhiễm và từ sự thụ tinh giữa các giao tử. không thay đổi số lượng vật chất
di truyền nhưng thay đổi tổ chức các nhóm gen. Trong công tác giống biến dị tổ
hợp là biện pháp hữu hiệu, một phương pháp đầu tay đã và đang được các nhà
chọn giống sử dụng rộng rãi.
PTC: X F1: F2: 11
Pt/c : X Đen, cụt Xám, dài F1 : (100% xám, dài ) Lai phân X tích F1 : Xám, dài
Đen, cụt FB : Xám, Đen, Xám, Đen, cụt cụt dài dài (0,41) ( 0,41) (0,09) 0,09)
.
Biến dị di truyền xuất hiện do Do sự thay đổi về cấu trúc hoặc số lượng của
vật chất di truyền (gen, ADN, NST) nên có thể di truyền được cho các thế hệ
sau. do tác động của các tác nhân gây đột biến làm phá vỡ cấu trúc của ADN,
NST hoặc gây rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN, NST trong quá trình
phân bào hoặc do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các gen trong quá trình
3


giảm phân hình thành giao tử và thụ tinh. Đa số biến dị di truyền đều có hại như
(đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST) nhưng cũng có
một số ít có lợi.
Lamark cho rằng nguyên nhân biến dị đối với thực vật là do sự thay đổi của
điều kiện ngoại cảnh còn đối với động vật là do sự vận động và các biến dị di
truyền thì di truyền được. B. Darwin, ông còn phân biệt biến dị xác định và biến
dị không xác định và ông nhấn mạnh biến dị không xác định đối với tiến hoá và
chọn giống dù bản chất và nguyên nhân Darwin chưa nắm rõ. C. Mitchurin cũng
cho rằng nguyên nhân biến dị là do sự thay đổi của điều kiện sống. Ông nhấn
mạnh ý nghĩa của biến dị xác định đối với tiến hoá và chọn giống. Ông ích chú ý
đến biến dị không xác định. Ngày nay, nhờ những công trình ghiên cứu tìm ra
được bản chất di truyền là gen và DNA, do đó nhiều vấn đề chưa được sáng tỏ

nay đã được giải thích rõ ràng như nguyên nhân của biến dị, những điều kiện
gây ra biến dị.
a. Một số loại do di truyền và biến dị gây ra với sự phát triển trí
tuệ của trẻ.
- Lệch bội nhiễm sắc thể thể tam nhiễm
Bộ nhiễm săc thể người có 24 cặp nhiễm sắc thể (NST), mỗi một cặp có 2
NST. Tam nhiễm là khi có 3 NST trong 1 cặp thay vì chỉ có 2.
- Tam nhiễm 21 (hội chứng Down)
Tam nhiễm 21 hay còn được biết là Hội chứng Down sảy ra khi có 3 NST 21.
Hội chứng Down là một bất thường NST hay gặp nhất và liên quan đến tuổi của
mẹ, mẹ tuổicàng cao thì nguy cơ sinh con mắc hội chứng Down càng lớn. Trẻ
mắc hội chứng Down thường biểu hiện chậm phát triển trí tuệ kèm theo một số
biểu hiệnkhác biệt về thể chất so với những người bình thường.
- Tam nhiễm 18 (hội chứng Edward)
Tam nhiễm 18, hoặc hội chứng Edward, sảy ra khi đứa trẻ có 3 NST 18.
Những thai phụ mang thai mắc hội chứng Edward thường có nguy cơ cao sảy
thai và phần lớn những trẻ sinh ra với hội chứng Edwards thường không sống
quá 1 tuần và chỉ 10% sống đến 1 năm. Trẻ mắc hội chứng này thường chậm
4


phát triển trí tuệ nghiêm trọng và có dị tật bẩm sinh liên quan đến tim, não, thận
và các dị tật ngoài như sứt môi, hở hàm ếch, đầu nhỏ, hàm nhỏ, đầu chi không
phát triển.
- Tam nhiễm 13 (hội chứng Patau)
Tam nhiễm 13, hoặc hội chứng Patau, sảy ra khi trẻ có 2 NST 13. Những thai
phụ mang thai mắc hội chứng Patau thường có nguy cơ cao sảy thai và phần lớn
những trẻ sinh ra với hội chứng Patau thường không sống quá 1 tuần. Trẻ mắc
hội chứng này có thể mắc các dị tật tim, não hoặc tủy sống, thừa ngón tay, chân,
sứt môi hở hàm ếch, nhược cơ.

- Tam nhiễm 22
Tam nhiễm 22 sảy ra khi trẻ có 3 NST 22. Tam nhiễm 22 ít gặp. Thai phụ có
thai mắc hội chứng này có nguy cơ sảy thai cao.
- Tam nhiễm 16
Tam nhiễm 16 sảy ra khi trẻ có 3 NST 16. Thai mắc hội chứng này thường
không phát triển đến đủ tuần đủ tháng và phần lớn bị sảy trong 12 tuần đầu.
- Tam nhiễm 9
Tam nhiễm 9 sảy ra khi trẻ có 3 NST 9. Trẻ sinh ra với bệnh này thường có
bất thường về tim, thận, hoặc hệ cơ xương
- Đột biến vi mất đoạn
Hội chứng vi mất đoạn được đinh nghĩa là một nhóm các rối loạn về lâm
sàng có thể nhận biết được đặc trưng bởi mất 1 đoạn nhỏ NST. Kích thước và vị
trí NST bị mất quyết định đặc điểm lâm sàng được biểu hiện và mức độ nghiêm
trọng. Và còn rất nhiều bệnh khác nữa…
3. Một số biện pháp phòng
- Đấu tranh chống sản xuất, thử, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và các
hành vi gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu. diệt cò dại, thuốc chữa bệnh.
- Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật bệnh di
truyền hoặc hạn chế sinh con của các cặp vợ chổng nói trên.
Vệ sinh môi trường đất, nước hợp lý vá đúng nguyên tắc
5


- Sử dụng hợp lý và có biện pháp đề phòng khi sử dụng:
- Đối với các bệnh di truyền mang yếu tố cơ địa như tiểu đường, tăng huyết áp,
xơ vữa mạch vành, béo phì, trầm cảm. Nếu trong gia đình đã có người bị các
bệnh lý này thì người thân có thể cải thiện, tránh mắc bệnh bằng cách thay đổi
lối sống, hành vi. Phòng tránh bệnh mạch vành thì phải giảm stress và ngủ đủ
giờ; không hút thuốc lá, kiêng ăn mỡ, da và nội tạng động vật. Người có nguy cơ

mắc bệnh mạch vành cần ăn đủ trái cây tươi và rau sạch, không ăn nhiều thức ăn
chứa tinh bột.Bên cạnh đó, nhóm đối tượng này cũng nên kiểm soát tốt huyết áp,
đường huyết, lượng mỡ trong máu, cân nặng; thường xuyên tập thể dục ít nhất
30 phút/lần (ba lần trong tuần). Phòng tránh bệnh tăng huyết áp thì ngoài các
khuyến cáo trên, những người có nguy cơ phải giảm ăn muối từ nhỏ.
- Với bệnh trầm cảm, cần tạo môi trường sống năng động, ngủ đủ giấc, thường
xuyên trò chuyện với người chung quanh, tránh lối sống khép kín…“Bạn lo ngại
bị bệnh tiểu đường vì mẹ hay bà mình bị bệnh này? Bạn sẽ giảm nguy cơ bị
bệnh nếu kiểm soát tốt cân nặng, giảm ăn tinh bột và năng tập thể dục”
4. yếu tố dinh dưỡng
Bên cạnh yếu tố di truyền là yếu tố dinh dưỡng cũng vô cùng quan trọng đố với
sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trong đó sữa mẹ là yếu tố quan trọng nhất, do trong
sữa mẹ có hàm lượng taurine cao gấp 10 lần trong các loại sữa khác . vì thế
trong nhiều thống kê khoa học khác nhau cho thấy trẻ được nuôi từ sữa mẹ có
trị số trí tuệ cao từ 3- 10 điểm. chính vì vậy, việc cung cấp đủ sữa mẹ cho trẻ
trong những năm đầu đời là càn thiết để trẻ phát triển tốt về trí tuệ cũng như thể
chất.
Ngoài sữa mẹ, việc áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý phù hợp với đặc
điểm và sự phát triển của trẻ cũng đặc biệt quan trọng, điều đó thúc đẩy sựu phát
triển trí tuệ ẩu trẻ diễn ra một cách thuận lợi. Chế độ ăn hàng ngày cung cấp các
dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của trí não và kích thích quá trình ghi nhớ,
sáng tạo. Tình yêu thương, các mối quan hệ tốt đẹp trong môi trường lành mạnh
sẽ nuôi dưỡng cảm xúc và cân bằng tâm lý cho trẻ. Kết quả của quá trình học tập
và rèn luyện chịu tác động rất lớn từ môi trường giáo dục, sự phấn đấu của bản
thân. Vì vậy, để phát triển tốt về tư duy trí tuệ, trẻ cần chế độ dinh dưỡng hợp lý
bên cạnh các hoạt động, trò chơi, môi trường giáo dục và điều kiện để trao dồi
kỹ năng toàn diện.
 Một số ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng:
- Suy dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về cả thể chất lẫn
trí tuệ, thường gặp ở trẻ dưới 6 tuổi do cơ thể không được cung cấp

đầy đủ các chất phát sinh năng lượng, protein và các chất dinh dưỡng
khác, nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho tre
6


như: tăng nguy cơ bênh lý, nhiễm trùng hô hấp, tiêu chảy,… suy dinh
dưỡng là điều kiện thuân lợi để những bệnh này xả ra và kéo dài, bệnh
lý làm cho trẻ ăn uống kém, nhu cầu năng lượng gia tăng vì vậy suy
dinh dưỡng ngày càng trở nên nặng hơn.
- Chậm phát triển thể chất: ảnh hưởng đến tầm vóc, các hệ cơ quan của
cơ thể chậm phát triển, bao gồm cả hệ cơ xuong. Nếu tình trạng suy
dinh dưỡng kéo dài ở tình trạng tuổi dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ càng
bị ảnh hưởng trầm trọng hơn.
- Chậm phát triển tâm thần: suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát
triển của não bộ.
- Suy dinh dưỡng: suy dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình
phát triển của thể chất và trí tuệ. Những trẻ bị suy dinh dưỡng thường
có chỉ số chiều cao và cân nặng thua kém so với những đứa trẻ phát
triển bình thường cùng trang lứa. Không những thế, trẻ em bị suy dinh
dưỡng nghiêm trọng thường phát triển hành vi chậm, thậm chí là chậm
phát triển tâm thần. Ngay cả khi được điều trị, suy dinh dưỡng có thể
có ảnh hưởng lâu dài ở trẻ em, khuyết tật trong chức năng tâm thần và
các vấn về rối loạn tiêu hóa.
- Còi xương: Trẻ bị còi xương là do thiếu hụt vitamin D làm ảnh hưởng
đến quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi và photpho – những chất
cần thiết cho sự phát triển của hệ xương. Bệnh còi xương cũng là một
trong các bệnh về dinh dưỡng ở trẻ em.Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới
3 tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu ánh sáng mặt trời, do kiêng
khem quá mức và chế độ ăn nghèo canxi – photpho. Những trẻ không
được bú sữa mẹ đầy đủ cũng dễ bị còi xương.

- Béo phì: Bệnh béo phì ở trẻ em có nguyên nhân trước tiên là do yếu tố
di truyền bẩm sinh. Một nguyên nhân rất quan trọng nữa là sự thiếu
hoặc ít hoạt động thể lực. Thói quen ăn uống thiếu khoa học.
Theo các bác sĩ, chứng béo phì ở trẻ em là nguồn gốc phát sinh các biến
chứng nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành: Hội chứng tim mạch, bệnh tiểu đường,
tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn não..., hô hấp, biến chứng chỉnh hình các chi
dưới….

7


5. Yếu tố sang chấn.
Sang chấn là những việc xảy ra có sức mạnh, làm đảo lộn, rối loạn, đau khổ,
xâm nhập vào cuộc sống hàng ngày của con người. Các sự việc này thường
được xác định là các trải nghiệm mang tính đe dọa đối với cuộc sống hoặc đe
dọa đáng kể đối với sức khỏe thể chất và tâm lý của một người.
Một sự kiện có thể có tác động khác nhau với các cá nhân khác nhau: ít có tác
động tới người này nhưng lại gây căng thẳng cao độ với người kia. Sự tác động
này có thể liên quan đến sức khỏe thể chất và tâm lý của con người cũng như
mức độ hỗ trợ xã hội, trải nghiệm trong quá khứ và kỹ năng ứng phó của từng cá
nhân khác nhau.
Nhiều người có các phản ứng thể chất và cảm xúc mạnh mẽ sau khi trải nghiệm
một sự kiện gây sang chấn. Đối với phần lớn, các triệu chứng này sẽ dịu bớt sau
vài ngày hoặc vài tuần. Với một số người, các triệu chứng này có thể kéo dài
hơn và mang tính chất nghiêm trọng hơn. Điều này xảy ra vì một số yếu tố như
bản chất của sự kiện gây sang chấn, mức độ hỗ trợ mà cá nhân có thể nhận được
từ gia đình, người thân, nhà chuyên môn, các căng thẳng trong quá khứ và hiện
tại, đặc điểm nhân cách và nguồn lực ứng phó. Sang chấn ảnh hưởng đến thể
chất, nhận thức (tư duy) và hành vi, cảm xúc cảu con người.
II. ảnh hưởng của những yếu tố môi trường xã hội- văn hóa đến trí tuệ

1. Giáo dục
1.1.

Giáo dục từ phía gia đình

- Cha mẹ là người đầu tiên có tầm ảnh hưởng đến khả năng tư duy, nhận thức
và hoạt động của trẻ. Ngoài hệ gen và các yếu tố di truyền mà con cái được
thừa hưởng từ cha mẹ mình thì yếu tố giáo dục từ gia đình cũng góp phần
quan trọng trong quá trình phát triển trí tuệ của trẻ.
- Gia đình dành nhiều thời gian quan tâm, chăm sóc và dạy dỗ trẻ thì trẻ sẽ phát
triển toàn diện từ trí tuệ đến sức khỏe. Cha mẹ có cách giáo dục khoa học, phù
hợp với trẻ thì việc phát triển trí tuệ của trẻ rất cao.
- Điểm thuận lợi của gia đình đó là giáo dục chủ yếu bằng tình yêu thương giữa
các thành viên dành cho nhau, đặc biệt là của cha mẹ dành cho con cái. Quá
8


trình giáo dục đó diễn ra thường xuyên, lâu dài, liên tục, tác động vào mọi ngõ
ngách, góc cạnh của quá trình hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con
người. Việc giáo dục của gia đình mang tính cá thể hóa rất cao. Cha mẹ là người
gần gũi và hiểu rõ đặc điểm tâm lý của từng đứa trẻ. Vì thế, cách tác động cũng
rất linh hoạt và sinh động.

Sự phát triển của trẻ em là sản phẩm của sự tương tác giữa các yếu tố bên trong
và bên ngoài, là sự phát triển nương tựa lẫn nhau của các quá trình sinh học và
tâm lí. Đó cũng chính là kết quả của sự tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm
và giàu tương tác giữa trẻ với môi trường sống xung quanh. Tuy nhiên sự phát
triển này không phải là sự lập trình được mã hoá trong gen, không diễn ra đồng
đều, tốc độ phát triển cũng không giống nhau và phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ
kịp thời, đúng phương pháp của người lớn.

Ví dụ: giữa 2 gia điình, một gia đình luôn hòa thuận yên ấm, căn nhà luôn đầy
áp tiếng cười cànhuwungx lòi đọng viên của bố mẹ dành cho con cái và một gia
đình thường xuyên sử dụng chửi bới và sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề thì
đứa trẻ ở gia đình đầu tiên sẽ phát triển tốt hơn nhiều o với đứa tre ở gia đình
thứ 2.
 Một số nguyên tắc và phương pháp giáo dục trẻ trong gia đình:
+. Nguyên tắc:
- cha mẹ cần nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi và đặc điểm cá nhân từng
đứa trẻ: Trẻ em ở mỗi lứa tuổi, mỗi cá nhân có đặc điểm riêng về sinh lý
và tâm lý.
- Cha mẹ phải nắm vững những đặc điểm đó ở từng lứa tuổi, từng đứa trẻ
để giáo dục con, tạo điều kiện cho nhân cách trẻ phát triển triển thuận lợi,
hướng tới cái tốt đẹp.
- Cha mẹ và những người lớn trong gia đình phải gương mẫu: Đặc điểm trẻ
em, nhất là ở lứa tuổi mẫu giáo và nhi đồng rất hay bắt chước. Mọi cử chỉ,
lời nói của cha mẹ đều ảnh hưởng lớn đối với trẻ. Vì vậy, để dạy con, cha
mẹ cần phải làm tấm gương sáng, là khuôn mẫu để trẻ noi theo. Cha mẹ
cần giữ đúng lời hứa, giải thích rõ khi không thực hiện được lời hứa với
trẻ.
- Cha mẹ cần phải Thống nhất phương pháp giáo dục trẻ: Cha mẹ và các
thành viên trong gia đình cần thống nhất ý kiến trong việc giáo dục trẻ.

9


ngoài ra, cũng cần thống nhất về nội dung, phương pháp giáo dục giữa gia
đình, nhà trường và xã hội.
- Cha mẹ cần biết Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của con: Về
tâm lý, trẻ em muốn bố mẹ, bạn bè, mọi người thừa nhận những hành vi
tích cực của mình, vì vậy, cha mẹ cần biểu dương những việc tốt của con

trên cơ sở đó khắc phục mặt chưa tốt, nhưng phải chú ý đúng mức, đừng
tán dương quá đáng và cũng không nên định kiến với thiêu sót, sai lầm
của trẻ.
- Cha mẹ nên kiên trì, thường xuyên và giữ đúng mực thước
- Cha mẹ phải kiên trì và thường xuyên giáo dục con mới giúp con tạo nên
những thói quen tốt. Cha mẹ cần yêu thương con hết mực nhưng không
nên quá nuông chiều con. Cần phải nghiêm khắc đúng mực; Tôn trọng
con nhưng yêu cầu cao với con. Thuyết phục con là chính nhưng khi cần
thiết vẫn phải trách phạt.
+. Phương pháp:
- Phương pháp thuyết phục: Thuyết phục bằng lý lẽ là hình thức cha mẹ
dùng lời nói phân tích, giảng giải cho con điều hơn lẽ thiệt, cái đúng cái
sai để con hiểu và làm theo; Thuyết phục bằng nêu gương là hình thức cha
mẹ hướng con học, làm theo những tấm gương điển hình, cụ thể. Khi
thuyết phục, cha mẹ cần dùng lời lẽ truyền cảm, dễ hiểu, phù hợp với đối
tượng lứa tuổi, nhẹ hàng khuyên bảo, hướng dẫn; không áp đặt, ra mệnh
lệnh. Dành thời gian chuyện trò, tâm sự với con, là người bạn lớn của con.
Điềm tĩnh, kiên trì, suy nghĩ tìm lời lẽ thích hợp để thuyết phục. Khi nêu
gương phải khôn khéo, tế nhị, không làm trẻ tự ái, hoặc xúc phạm trẻ. Cha
mẹ phải có niềm tin vững chắc vào điều mình thuyết phục, biết kiên trì
chờ đợi những chuyển biến, tiến bộ ở trẻ. tránh lối thuyết phục giáo huấn
dài dòng, mệnh lệnh gia trưởng.
- Phương pháp tổ chức hoạt động rèn luyện thói quen: Trong sự hình thành
và phát triển nhân cách, hoạt động giữ vai trò chủ đạo, mang tính quyết
định. Để rèn luyện cho con những thói quen tốt, cha mẹ cần tổ chức các
hoạt động khác nhau như hoạt động học tập, hoạt động lao động, hoạt
động vui chơi, giải trí, hoạt động thể dục thể thao... để con tham gia. Tùy
theo điều kiện cụ thể của gia đình, đặc điểm thể chất và năng lực của con
mà tổ chức hoạt động học tập phù hợp. Tạo điều kiện về sách vở, đồ
dùng, góc học tập, thời gian cho con học ở nhà. Thường xuyên kiểm tra

việc thực hiện thời gian biểu, kiểm tra kết quả học tập của con, Hướng
dẫn con học toàn diện.
10


- Cha mẹ nên tổ chức hoạt động lao động: Có kế hoạch cho con làm các
công việc nhà hoặc lao động xã hội. Khi giao việc, giao trách nhiệm, yêu
cầu của cha mẹ phải cụ thể, rõ ràng. Trong khi con thực hiện các công
việc, cha mẹ phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Tùy theo lứa tuổi và đặc
điểm sức khỏe, năng lực của con mà giao việc. Cần xây dựng định
mức lao động để trẻ phấn đấu; rèn luyện tinh thần khắc phục khó khăn
hoàn thành nhiệm vụ, tinh thần đoàn kết trong lao động cho trẻ.
- Cha mẹ nên khen thưởng con khi con làm được việc tốt: Khen thưởng là
hình thức cha mẹ biểu thị sự đồng tình, sự tán dương những thành tích đạt
được của con nhằm động viên, khuyến khích con tiếp tục thực hiện những
hành vi, cử chỉ đẹp của mình. Trẻ em nào cũng muốn được bố mẹ biểu
dương, khen thưởng khi làm được việc tốt hoặc khi con tiến bộ. Hình thức
khen thưởng có tác dụng khuyến khích, giáo dục là một cử chỉ âu yếm,
một lời khen hoặc một loại đồ dùng học tập, một quyển sách truyện, vé
xem phim... tuyệt đối không thưởng tiền cho con nhỏ, khi khen thưởng
cần chú ý: hình thức khen thưởng phải xứng đáng với thành tích của con.
Khen thưởng phải công khai và dược mọi người công nhận, không phân
biệt con trai với con gái.
- Cha mẹ cần thực hiện Phương pháp trách phạt: Trách phạt nhằm giúp trẻ
em thấy thiếu sót của mình để quyết tâm sửa chữa, ngăn ngừa sai phạm.
Vì vậy cần trách phạt một cách tự nhiên để trẻ tự rút ra bài học, tự thấy
sai lầm của mình. Các hình thức trách phạt nên ở mức độ: nhận xét
nghiêm khắc về điều sai trái, phê bình, khiển trách hoặc yêu cầu con làm
lại, dù đó là con trai hay con gái. Bình tĩnh, chủ động khi thực hiện biện
pháp trách phạt. tuyệt đối không đánh đập, quát mắng, thóa mạ con, nhất

là trước mặt bạn bè của con và ngững người lạ. Không trách phạt trẻ một
cách vội vàng mà phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân, phải có sự đồng tình
giữa cha mẹ và con cái trong việc thực hiện hình thức trách phạt. Phải chỉ
ra cách tránh khỏi sai lầm để trẻ sửa chữa.
- Giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên và quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách con người. Để giáo dục trong gia đình đạt
hiệu quả, đòi hỏi các bậc làm cha mẹ một sự hy sinh lớn lao, không vụ lợi,
không cần được con cái đáp đền. Khi áp dụng các nguyên tắc và phương
pháp cần sử dụng đan xen nhau. Nó là chiếc chìa khóa mở cánh cửa hạnh
phúc của con cái, gia đình, nền tảng hạnh phúc của xã hội
2. Nhà trường
Môi trường sư phạm của nhà trường có vai trò chủ đạo đối với sự phát
triển trí tuệ và khả năng sáng tạo của học sinh. Bàn về ảnh hưởng của yếu
11



-

-

-

-

-

-

tố giáo dục nhà trường đến khả năng sáng tạo của cá nhân, các nhà tâm lí

học đều khẳng định, mỗi môn học trong nhà trường đều có khả năng riêng
trong việc phát triển khả năng sáng tạo cho học sinh. Trí sáng tạo của học
sinh phụ thuộc rất lớn vào thái độ và phương pháp giảng dạy của người
giáo viên như: biết đặt học sinh vào những tình huống có vấn đề, tôn
trọng những câu hỏi khác thường của học sinh; tôn trọng những ý tưởng
sáng tạo của học sinh… Đặc biệt giáo viên cần chú ý đến phương pháp
giảng dạy phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
Một số biện pháp giáo dục trí tuệ trong nhà trường cho học sinh:
Cùng học sinh nhìn nhận lại thành công theo như quan niệm truyền thống.
Giúp học sinh thấy việc thực hiện mọi tiềm năng của cá nhân có ý nghĩa
hơn nhiều so với tiền bạc, chức tước, nhà lầu xe hơi và mọi thứ khác.
Dạy học sinh ích lợi của sự phụ thuộc lẫn nhau - thuỷ triều lên nâng mọi
con tàu, thuỷ triều xuống làm chìm tàu. Giúp học sinh biết cân bằng lợi
ích riêng của chúng với lợi ích của những người khác và lợi ích của nhà
trường, cộng đồng.
Thể hiện vai trò mẫu mực về trí tuệ bởi vì điều anh làm quan trọng hơn
điều anh nói. Trí tuệ phụ thuộc vào hành động và những hành động khôn
ngoan (wise actions) cần phải được thể hiện.
Bảo học sinh tìm đọc về những phán đoán và những cách ra quyết định
không ngoan để các em hiểu được rằng những điều đó là có thực.
Dạy học sinh rằng "các phương tiện" (means) mà nhờ nó để đạt được mục
đích mới là quan trọng, chứ không chỉ riêng mục đích.
Khuyến khích học sinh hình thành, phê phán và tích hợp các giá trị riêng
của chúng vào tư duy của mình.
Khuyến khích học sinh tư duy một cách biện chứng, để thấy được rằng, cả
câu hỏi lẫn câu trả lời cho các câu hỏi đó đều tiến hoá theo thời gian và
câu trả lời cho một câu hỏi quan trọng trong cuộc đời có thể khác nhau ở
những thời điểm khác nhau trong cuộc đời (như câu hỏi liệu có nên kết
hôn?)
Chỉ cho học sinh thấy tầm quan trọng của tư duy đối thoại mà nhờ đó

chúng hiểu được lợi ích và các ý tưởng từ nhiều quan điểm khác nhau.
Dạy học sinh tìm kiếm và đi đến lợi ích chung, một lợi ích mà ở đó ai
cũng có phần chứ không phải chỉ mình và những người thân của mình
được hưởng.
Khuyến khích và ban thưởng cho trí tuệ.
Dạy học sinh theo dõi và suy nghĩ các sự kiện trong cuộc đời của chúng.
Một cách để nhận ra lợi ích của những người khác là bắt đầu nhận dạng
những lợi ích của mình.
12


3. Yếu tố môi trường
3.1 môi trường xã hội:
 Môi trường Gia đình hạnh phúc là cái nôi cho sự phát triển của trẻ về cả
thể chất và trí tuệ. Một đứa trẻ luôn phải nghe những lời cãi vã của cha mẹ
sẽ luôn có tâm lý căng thẳng và lo sợ, điều đó thực sự không tốt đối với sự
phát triển của trẻ. Một đứa trẻ luôn hạnh phúc sẽ là đứa trẻ có được sự
phát triển trí tuệ tốt nhất. Vì thế, cha mẹ luôn cần phải chú ý đến cách cư
xử của mình trước mặt con trẻ, tránh những tác động không tốt đến tâm
hồn non nớt của trẻ. Bên cạnh đó, hãy dành những tình cảm tốt đẹp nhất
cho bé, thường xuyên gần gũi, thể hiện tình cảm với bé để bé luôn cảm
nhận được sự an tâm, ấm áp. Thế giới có thể thay đổi, tư tưởng của con
người có thể thay đổi theo chiều dài lịch sử, nhưng có một điều vĩnh viễn
không thể thay đổi – mưu cầu hạnh phúc. Có một cuộc sống hạnh phúc từ
thuở ấu thơ là lợi thế rất lớn cho bất kỳ con người nào. Những đứa trẻ
hạnh phúc sẽ có cái nhìn tích cực và lạc quan hơn vào cuộc sống, nhờ đó
mà các bé sẽ lớn lên tự tin, dạn dĩ và dám sẵn sàng theo đuổi ước mơ.
Nhiều cuộc khảo sát đã cho thấy người hạnh phúc thành công hơn trong
cả cuộc sống lẫn tình cảm. Họ cũng có trung bình thu nhập cao hơn và có
hôn nhân bền vững hơn.

Môi trường xã hội vừa quy định nội dung vừa phương thức phát
triển của trí tuệ cá nhân, vừa là sản phẩm của trí tuệ cá nhân. Nó là nguồn
gốc ở dạng tiềm năng của sự phát triển trí tuệ cá nhân.Khi con người sống
trong môi trường năng động, học tập và làm việc tích cực thì nó cũng tác
động một phần nào đó lên chính con người họ. Nhà kinh tế học Bruce
Sacerdote đã chứng minh việc môi trường xã hội có tác động tới khả năng
trí tuệ của trẻ. Ông phát hiện ra rằng những sinh viên thường xuyên bị điểm
thấp sẽ cải thiện được điểm số sau một thời gian ở chung phòng với sinh
viên giỏi. Bruce nói: "Những người đồng lứa khi ở gần nhau thì rất dễ
‘nhiễm’ các thói quen của nhau, cả tốt và xấu. Tuy nhiên, người nào có tính
cách mạnh mẽ và ưu điểm vượt trội hơn sẽ lôi cuốn người kia hơn. Đó là lý
do sinh viên học yếu sẽ tiến bộ hơn nếu được ở cùng những người học
giỏi”.Cách tiếp cận cuộc sống sớm hay muộn cũng quyết định đến khả
năng phát triển cả về mặt nhận thức cũng như tư duy của con người. Một


13


người trẻ ở Mỹ khi đủ 18 tuổi họ đã tự lập, tự trang trải cuộc sống của bản
thân mà không phụ thuộc vào gia đình còn đối với Việt Nam dù đủ 18 tuổi
thì phần đa các bạn trẻ vẫn phụ nhiều vào gia đình. Đó là sự khác biệt giữa
xã hội của các nước, nó có tác động tới con người về các mặt.
3.2 Môi trường tự nhiên:
Các tác nhân trong cuộc sống hàng ngày như khẩu phần ăn, các hóa
chất ta tiếp xúc hàng ngày, không khí, thời tiết, cũng đều có ảnh hưởng
nhất định đến sự biểu hiện của các gen cũng như hoạt động của bộ não.
Chẳng hạn, việc tiếp xúc với các chất độc có trong khói thuốc lá, ngay từ
giai đoạn trong bào thai và trong khoảng thời gian được sinh ra và trưởng
thành, đã được chứng minh là làm suy giảm khả năng trí tuệ, làm sụt giảm

chỉ số IQ.
Tình hình sinh thái ô nhiễm của Việt Nam ngày càng gây hại tới sức khỏe của
hàng triệu trẻ em, gây ngộ độc và nhiễm độc kim loại nặng. Ngoài ra, tình trạng
sinh thái kém ở các vùng công nghiệp của Việt Nam đã gây ra hiện tượng tăng
động giảm chú ý ở trẻ nhỏ - một căn bệnh khá phổ biến đối với trẻ em hiện nay.
3.3 Môi trường vật lý:
con người được tiếp cận với các phương tiện hiện đại, nền giáo dục
tiên tiến, nó là điều kiện tốt giúp con người phát triển trí tuệ, nâng cao nhận
thức và tầm hiểu biết. So với những con người sống ở các vùng nông thôn,
miền núi với cơ sở trang thiết bị còn thiếu thốn việc tiếp cận với các
phương tiện cũng như cách nhìn nhận cuộc sống còn nhiều hạn chế thì việc
phát triển trí tuệ của một con người ở những nơi có cuộc sống phát triển,
đời sống cao sẽ hơn hẳn những nơi khác.
4. Yếu tố kinh tế
4.1 gia đình
Kinh tế của gia đình cũng ảnh hưởng một phần nào đến sựu phát triển trí
tuệ của trẻ.
Đối với những gia đình nhà khá giả có điều kiện, họ sẽ tạo điều kiện tốt
nhất cho con em mình phát triển một cách toàn vẹn nhất. cho con học ở
một trường học tốt nhất có một phương pháp học tiên tiến nhất. cộn cho
con những món đồ dùng học tập tốt nhất, cho con tham gia nhiều lớp học
thêm năng cao kiến thức, một chương trình học chất lượng nhất.
Đối với những gia đình bình thường lại có những cách dạy bình thường
hoặc là cho con phát triển một cách tự nhiên.
4.2 Kinh tế xã hội
14


Xã hội càng phát triển thì đòi hỏi con người đất nước không ngừng xây
dựng và đổi mới để phù hợp với thị trường, điều này cũng gây ảnh hưởng

đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. . nhờ kinh tế phát triển, giáo dục mới phát
triển, giáo dục được tiếp cận với nền giáo dục thế giới, mang về những
điều kiện tốt nhất cho giáo dục việt nam, nhờ kinh tế, giáo dục được cải
thiện mọi mặt về vật chất, phương pháp, con người, kỹ năng…ngoài ra,
còn giao lưu với bè bạn năm châu, khẳng định đẳng cấp về trí tuệ. kinh tế
và giáo dục có tác động tương hỗ lẫn nhau.
5. Chính sách xã hội
Phát huy tài năng trẻ nói chung, tài năng khoa học trẻ nói riêng là một
nhiệm vụ hàng đầu của nước ta, nhất là trong bối cảnh đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hiện nay.
Tạo môi trường làm việc tốt cùng với hệ thống chính sách phù hợp là
những nhân tố quan trọng để các tài năng trẻ phát huy năng lực, trí tuệ cho
công cuộc phát triển đất nước. Nhà nước đã tạo mọi điều kiện về vật chất
và tinh thần nhằm giúp trẻ cso dủ điều kiện đẻ phát triển bản thân và nhất
là trí tuệ, tài năng trẻ. Ví dụ như Luật Phổ cập giáo dục tiểu học năm
1991, Luật Bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 đều có các quy
định để đảm bảo quyền được giáo dục của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Quy định việc tạo điều kiện cho người dân tộc thiểu số được học tiếng
nói, chữ viết của dân tộc mình bên cạnh việc sử dụng tiếng Việt. Tạo điều
kiện cho học sinh dân tộc thiểu số được hưởng chính sách ưu đãi. Nhà
nước thành lập các trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú, dự bị đại
học cho con em dân tộc thiểu số. Nhà nước đã quan tâm đến những dân
tộc vùng sâu vùng xa. Nền giáo dục quốc dân nước ta đang tiếp tục phát
triển về số lượng và đặc biệt là tập trung nâng cao chất lượng, coi trọng
chất lượng hơn số lượng. Muốn vậy, phải được đầu tư mạnh hơn nhiều
nữa về tài chính (và tất nhiên là phải quản lý hiệu quả hơn. Ngân sách nhà
nước đầu tư cho giáo dục khá nhiều, và được chú trọng.
6. Yếu tố hoạt động cá nhân tác động tới phát triển trí tuệ
Hoạt động là nguồn quan trọng tác động trực tiếp đến trí tuệ cá nhân.
Cá nhân tích cực hoạt động thì các vốn sống, kinh nghiệm học tập, lao

15


động mới có hiệu quả. Dù gen mà cha mẹ di truyền có cao, cách giáo dục
cũng như môi trường sống tốt thì việc cá nhân không tích cực hoạt động để
nâng cao những điều có được thì chúng cũng không thể tác động đến chính
chủ thể.
Ví dụ:
- Năng lực chú ý quan sát là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tính
sáng tạo của cá nhân. Quan sát là một phương thức học hỏi quan trọng của
học sinh. Một học sinh biết quan sát sẽ thu thập được các chi tiết cơ bản,
cần thiết nhất của sự vật, hiện tượng và ghi nhớ sự tồn tại, trật tự, nhất là
các mối liên hệ bề ngoài giữa các chi tiết đó. Quan sát giúp học sinh nhanh
chóng nhận ra vấn đề, cung cấp cho học sinh hệ thống tư liệu về thế giới
bên ngoài để hình thành cái mới. Quan sát để có nguồn tư liệu cho mọi quá
trình nhận thức trong đó có sự sáng tạo.
- Tính chủ động, tích cực của cá nhân học sinh là yếu tố quyết định
trực tiếp sự phát triển của tính sáng tạo. Sáng tạo trước hết là tạo ra cái mới
cho bản thân sau đó mới nói đến tạo ra cái mới cho xã hội. Để sáng tạo ra
sản phẩm mới, cá nhân học sinh phải có sự nỗ lực quyết tâm rất lớn. Các
nghiên cứu đều chỉ ra: “Kẻ thù cản trở sự sáng tạo là thói lười biếng, sự
máy móc, cứng nhắc trong tư duy, tâm lí ngại đổi mới, không dám đối mặt
với mạo hiểm…”. Đối với học sinh, để sáng tạo các em phải độc lập suy
nghĩ, không phụ thuộc vào sách tham khảo hay ý kiến của người khác, tự
mình tìm phương án tối ưu để giải quyết công việc.
- Quá trình ghi nhớ có ảnh hưởng to lớn đến mức độ sáng tạo của học
sinh. Việc ghi nhớ, lưu giữ và tái hiện hiệu quả giúp học sinh tích lũy và
chuyển hóa kinh nghiệm của nhân loại thành vốn kinh nghiệm riêng của
bản thân. Kết quả này tham gia đắc lực vào quá trình sáng tạo của cá nhân.
Cụ thể là học sinh dựa vào trí nhớ để tổng hợp, liên tưởng, xâu chuỗi, sàng

lọc ý tưởng để tìm ra cái mới. Không có trí nhớ không thể có sự sáng tạo.
- Quá trình tư duy của học sinh. Tư duy là quá trình đi sâu vào bản
chất, mối liên hệ bên trong của sự vật, hiện tượng. Có thể nói tư duy có vai
trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sáng tạo. Những sản phẩm tư duy
của học sinh ít nhiều đều mang tính sáng tạo, độc đáo riêng của từng cá
nhân.

16


KẾT LUẬN
Tát cả các yếu tố trên đều có mối quan hệ với nhau đều cùng phát triển để
cho các yếu tố trí tuệ phát triển theo. Như giáo dục và kinh tế, Giáo dục là một
lĩnh vực của nền kinh tế, là hệ thống nhỏ trong hệ thống kinh tế xã hội rộng lớn.
Trong đó tất cả các ngành kinh tế và giáo dục có mối quan hệ qua lại với nhau
trong toàn bộ quá trình kinh tế - xã hội thống nhất. Một chính sách và chiến lược
phát triển kinh tế đúng đắn sẽ tạo điều kiện vật chất - xã hội để giải quyết vấn đề
phát triển giáo dục. Ngược lại, nếu giải quyết tốt sự phát triển giáo dục sẽ tạo ra
tiền để và nguồn lực thúc đẩy sự thành công trong phát triển kinh tế. Kinh tế
phát triển, giáo dục từ đó được nâng cao về mọi mặt: cơ sở vật chất, trình đọ,
kiến thức, kỹ năng..Từ đó, việc giáo dục trí tuệ cho học sinh mới phát triển
được.
Hay giữa dạy học và phát triển trí tuệ, Trong quá trình nắm tri thức đó,
học sinh phải xây dựng cho mình những hệ thống hành động trí tuệ sao
cho phù hợp với hệ thống tri thức đó. Hệ thống hành động trí tuệ này
được củng cố và khái quát tạo thành những kỹ năng của hoạt động trí tuệ.
Nhờ những kỹ năng này, học sinh có khả năng di chuyển rộng rãi và
thành thạo các phương pháp hoạt động trí tuệ từ đối tượng này sang đối
tượng khác, nhận thức và biến đổi chúng. Khả năng di chuyển rộng rãi và
thành thạo các phương pháp hoạt động trí tuệ đó được xem như

Hơn nữa, trong quá trình dạy học nói chung, học tập nói riêng không phải chỉ
có một chức năng tâm lí riêng lẻ nào đó tham gia, mà nó là một hoạt động thống
nhất của toàn bộ nhân cách cá nhân. Vì lẽ đó, dạy học không chỉ ảnh hưởng đến
sự phát triển năng lực trí tuệ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển các mặt khác
của nhân cách như: nhu cầu nhận thức, hứng thú học tập, động cơ học tập, lòng
ham hiểu biết, khát vọng tìm tòi....
Ngược lại, trí tuệ nói riêng và các chức năng tâm lý khác nói chung được
phát triển lại có ảnh hưởng trở lại đến quá trình dạy học, quá trình lĩnh hội tri
thức. Nhờ sự phát triển các năng lực trí tuệ, ở học sinh được nảy sinh những khả
năng mới giúp cho họ nắm kiến thức tốt hơn, đảm bảo chất lượng của hoạt động
học tập cao hơn.
17



×