Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

ĐO LƯỜNG VÀ TỰ ĐỘNG HÓA: đo và kiểm soát các thành phần độ ẩm, PH, khí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 21 trang )

BÀI GIẢNG

KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VÀ TỰ ĐỘNG HÓA

TS. LÊ NGỌC TRÂN
Email:



Khái niệm và phân loại ẩm độ
Khái niệm:

 Ẩm kế là dụng cụ để đo độ ẩm của các hệ: khí, lỏng, rắn, kể cả
hệ rắn ở dạng hạt rời... dựa trên sự thay đổi tính chất của bộ
phận cảm biến khi độ ẩm xung quanh thay đổi.
 Ẩm độ ảnh hưởng đến các quá trình chế biến, bảo quản thực
phẩm..và ảnh hưởng đến quá trình sấy…
 Độ ẩm: Lượng hơi nước tồn tại trong một lượng khí nhất định

Phân loại:

 Để đo độ ẩm chất lỏng, người ta dùng Ẩm kế điện dung, Ẩm
kế điện dẫn, Ẩm kế hấp thụ.
 Đo độ ẩm chất rắn – dùng Ẩm kế điện dung, Ẩm kế điện dẫn,
Ẩm kế đồng vị phóng xạ, Ẩm kế hấp thu cộng hưởng; đo độ ẩm
chất khí – dùng ÂK điện hoá;
 Đo độ ẩm không khí - dùng Ẩm kế điểm sương, Ẩm kế bay hơi,
Ẩm kế tóc.


Nguyên lý đo độ ẩm


Ẩm kế dùng ở các trạm khí tượng thuỷ văn có cảm biến (sensor)
là tóc người hay màng mỏng hữu cơ (động vật) có khả năng thay
đổi chiều dài theo hàm lượng hơi nước trong không khí (khi độ
ẩm tăng, chùm tóc nhiễm ẩm và dài ra, kéo một đòn bẩy làm di
chuyển kim trên bảng chia độ)

Nhiệt kế tự ghi:
Cấu tạo:
kim ghi nhiệt độ
giấy
cảm biến nhiệt ẩm
kim ghi ẩm độ


Ẩm kế tóc
Cấu tạo của nó gồm sợi tóc có đầu trên
buộc cố định, đầu dưới vắt qua một ròng
rọc nhỏ và buộc vào vật nặng P. Nếu độ
ẩm tỉ đối của không khí tăng (hoặc giảm
thì sợi tóc C bị dãn ra (hoặc co lại) và làm
quay ròng rọc, do đó kim S gắn với trục
của ròng rọc sẽ quay theo trên mặt chia độ
ghi sẵn các gía trị của độ ẩm tỉ đối. Ẩm kế
tóc là loại ẩm kế đơn giản nhất dùng đo độ
ẩm tỉ đối của không khí nhưng có độ chính
xác không cao.


Ẩm kế khô ướt
Cấu tạo của nó gồm hai nhiệt kế :

nhiệt kế khô và nhiệt kế ướt. Bầu của
một nhiệt kế ướt được quấn quanh
bằng một lớp vải mỏng bị thấm ướt do
đầu dưới của lớp vải nhúng trong một
cốc nước nhỏ. Nhiệt kế khô chỉ nhiệt
độ không khí tk và nhiệt kế ướt chỉ
nhiệt độ bay hơi ta của nước ở trạng
thái bão hoà. Nếu không khí càng khô
thì độ ẩm tỉ đối càng nhỏ. Khi đó nước
bay hơi từ lớp vải ướt càng nhanh và
bầu nhiệt kế ướt bị lạnh càng nhiều.
Hiệu nhiệt độ tk - ta phụ thuộc độ ẩm tỉ
đối của không khí.
Biết được hiệu nhiệt độ tk - ta ta có thể
dùng bảng tra cứu để xác định độ ẩm
tỉ đối của không khí ứng với nhiệt độ
chỉ trên nhiệt độ khô.


Ẩm kế điểm sương
Cấu tạo của nó gồm bình trụ 3 bằng kim loại mạ
sáng bóng đặt nằm ngang và bên trong chứa
một phần ête lỏng. Đầu dưới của ống 2 có
nhiều lổ nhỏ được nhúng vào ête lỏng trong
bình 3. Đầu trên của ống 2 nối với quả bóp cao
su 1 dùng để bơm không khí vào bình 3, làm
ête bay hơi nhanh và do đó bình 3 bị lạnh dần.
Khi nhiệt độ bình 3 giảm xuống dưới nhiệt độ ta
nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão
hòa và đọng thành sương. Nhiệt độ ta được gọi

là điểm sương. Để dễ quan sát lúc sương xuất
hiện trên mặt trước của bình 3, người ta lắp
thêm vành tròn 5 bằng kim loại mạ sáng bóng
cách nhiệt với bình 3 ở mặt trước của nó. Đọc
giá trị điểm sương trên nhiệt kế 4 tra trảng, ta có
thể xác định được độ ẩm tỉ đối của không khí ở
nhiệt độ cho trước với độ chính xác khá cao.


Ẩm kế điện tử
Là một thiết bị điện tử có kiểu dáng
nhỏ gọn dạng để bàn hoặc treo tường,
dùng để đo độ ẩm tương đối trong
không khú. Trong Ẩm kế sẽ có một
đầu dò nhạy với độ ẩm của không khí,
tất cả các dữ liệu đo được sẽ hiển thị
trên màn hình của Ẩm kế.
Thông thường Ẩm kế sẽ được tích
hợp luôn đầu dò để đo luôn nhiệt độ
của không khí. Ngoài ra trong
các Nhiệt ẩm kế điện tửhiện đại sẽ có
thêm các tính năng tiện ích khác như:
Hiển thị thời gian, lịch, hay thêm phần
đo áp suất khí quyển, dự báo thời tiết,
đặt giờ, lịch mặt trăng ...


Phương pháp đo trực tiếp
Đo theo kiểu điện trở:
Độ ẩm càng cao: R càng nhỏ

Đo theo kiểu cảm ứng:



Dùng dung dịch đổi màu để đo pH
Có 3 dung dịch đổi màu thường dùng để đo pH trong khoảng
pH = 3 - 11.
a. Methyl Red
Biến thành màu đỏ khi pH từ 4 trở xuống, biến thành màu
vàng khi pH từ 7 trở lên. Giữa khoảng pH 4 và pH 7, dung
dịch đổi màu từ đỏ, đỏ cam, cam, và vàng.
b. Bromthymol Blue
Chuyển thành màu vàng ở pH 6 trở xuống và màu xanh dương
ở pH từ 8 trở lên, giữa pH 6 - pH 8 dung dịch sẽ chuyển từ
màu vàng sang vàng xanh, xanh lá cây, sang xanh dương.


c. Phenolphthalein
Khi ở pH < 8 sẽ không có màu và sẽ đổi màu đỏ ở pH trên
10.
Do đó, khi sử dụng dung dịch đổi màu để đo pH, chúng ta
chỉ có thể đo được pH trong khoảng cố định nào đó thôi
chứ không thể nào xác định cụ thể là nước có pH chính
xác là bao nhiêu. Ví dư như trong trường hợp sử dụng
Bromthymol Blue, ta chỉ biết được pH của nước hoặc thấp
hơn 6 (khi nước có màu vàng), từ 6-8 (khi nước có màu
chuyển tiếp), hoặc cao hơn 8 (khi nước có màu xanh
dương).



Dùng giấy pH để đo
Giấy được tẩm với nhiều chất chỉ thị màu khác nhau và mỗi
hộp giấy có đính kèm bảng màu để so sánh khi đọc kết quả.
Tùy theo loại, có những giấy
cho kết quả chính xác đến 0,5 độ
pH và loại giấy này thường mắc
tiền hơn những loại cho độ chính
xác 1 độ pH.


Giấy pH phải được bảo quản ở nơi khô ráo và không để
chung với những hóa chất, các chất dể bay hơi vì những
chất này sẽ làm giấy pH đổi màu dẫn đến sai lệch trong
kết quả.
Nhược điểm: những người bị mù màu không thể sử dụng
cách này được.


Dùng pH kế:
phải dùng dung dịch buffer để điều chỉnh trước khi đo nếu
không thì kết quả có thể bị sai số rất lớn. Nếu đo nước kiềm
thì phải dùng dung dich buffer có pH = 7
và buffer có pH = 10. Nếu đo nước acid
thì dùng buffer pH = 7 và pH = 4
để điều chỉnh pH kế.



Đo nồng độ khí rất quan trọng trong các bệnh viện (vd: đo
nồng độ khí Oxy trong máy thở của bệnh nhân), trong

nuôi trồng thủy, hải sản…..


Đo nồng độ oxy hòa tan trong nước:
Khoảng đo oxy hoà tan: 0.0 đến 19.9mg/l (ppm)
- Độ phân giải: 0.1 mg/l (ppm)
- Độ chính xác: +1.5% toàn khoảng đo
- Hiệu chuẩn: bằng tay 1 hoặc 2 điểm (zero và slope)
- Tự động bù trừ nhiệt độ: 0 - 30Oc
- Pin: 1 pin x 9V, hoạt động khoảng 70 giờ
- Môi trường hoạt động: nhiệt độ 0 - 50oC; 95% RH
- Kích thước máy: rộng 80 x cao 145 x dầy 40mm
Cung cấp bao gồm:
+ Máy đo oxy hoà tan cầm tay model SM 600
+ Điện cực đo oxy hoà tan với dây dài 3 mét, model MA 840
+ 02 màn điện cực, dung dịch điện cực 30 ml
+ Vít hiệu chuẩn, 1 pin 9V


MÁY ĐO ĐỘ CỒN


 Cấu tạo chung của 2 loại thiết bị trên gồm 5 phần:
Nguồn nuôi, bộ cảm biến, bộ khuyếch đại, bộ so sánh
(hoặc vi xử lý) và bộ chỉ thị. Thiết bị có thể dùng

nguồn nuôi là pin 12 V hoặc nguồn điện 220 V; dải
nồng độ đo rộng: 50-300 ppm (đối với thiết bị đo hơi
cồn) và 200-1.300 ppm (đối với khí gas); hiển thị
bằng đèn LED và âm thanh.



 Đặc biệt, các cảm biến nhạy khí (chế tạo theo công nghệ vi

điện tử) trong 2 thiết bị kiểm tra trên hoạt động dựa trên
nguyên lý thay đổi độ dẫn điện (là sự thay đổi điện trở khi có
khí độc hại đi qua), với kích thước nhỏ gọn (110 x 70 x 70 mm,
trọng lượng 400 gram), độ chính xác cao, thời gian hiển thị
nhanh, giá thành chỉ bằng 20% so với thiết bị ngoại nhập.
 Việc vận hành các thiết bị khá đơn giản: sau khi cấp nguồn, bật
công tắc nguồn ở phía mặt dưới máy đo rồi thực hiện đo theo
trình tự: Nhấn nút reset - đặt máy đo trong môi trường cần đo,
khi có khí rò rỉ, máy sẽ báo thông qua tín hiệu các đèn LED với
3 mức khác nhau, nếu vượt mức cho phép (gây nguy hiểm)
máy sẽ phát chuông cảnh báo



×