Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề thi môn Địa lý 12 trường Long Khánh A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.12 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH A
Ngày thi: 10/01/2012
Người biên soạn: Nguyễn Minh Nguyên
SĐT: 0939312140

KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học: 2016-2017
Môn thi: ĐỊA LÍ - Lớp 12
Ngày thi:
Thời gian: 50 phút (không kể thời gian phát đề)

ĐỀ ĐỀ XUẤT
(Đề gồm có 04 trang)

Câu 1. Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây?
A. Á và Ấn Độ Dương.
B. Á và Thái Bình Dương.
C. Á-Âu, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
D. Á-Âu, Thái Bình Dương.
Câu 2. Điểm cực Nam của nước ta là xã Mũi đất thuộc tỉnh
A. Bạc Liêu.
B. Cà Mau.
C. Sóc Trăng.
D. Kiên Giang.
Câu 3. Nứơc ta nằm trong hệ toạ độ địa lí
A. 23023’B-8030’B 102009’Đ-109024’Đ.
B. 23020’B-8030’B 102009’Đ-109024’Đ.
C. 23023’B-8034’B 102009’Đ-109024’Đ.
D. 23023’B-8030’B 102009’Đ-109020’Đ.
Câu 4. Trong các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào không giáp biển?
A. Cần Thơ.


B. Tp. Hồ Chí Minh.
C. Đà Nẵng.
D. Ninh Bình.
Câu 5. Biện pháp nào không đúng với việc sử dụng đất của vùng núi và trung du?
A. Tập trung phát triển cây công nghiệp dài ngày.
B. Tích cực trồng cây lương thực, thực phẩm để bảo đảm nhu cầu tại chỗ.
C. Mở rộng diện tích đồng cỏ để chăn nuôi.
D. Áp dụng hình thức canh tác nông lâm kết hợp.
Câu 6. Để khai thác thế mạnh của đất đai miền núi và trung du một cách ổn định lâu dài cần
chú ý biện pháp nào sau đây?
A. Gắn vùng nông nghiệp với cơ sở chế biến.
B. Tập trung phát triển trồng rừng phòng hộ.
C. Cung cấp đầy đủ lao động và lương thực.
D. Phát triển rộng khắp các cơ sở giáo dục, y tế.
Câu 7. Đồi núi cao chiếm bao nhiêu diện tích nước ta?
A. 14%
B. 1%
C. 85%
D. 58%
Câu 8. Vùng núi nào có địa hình cao nguyên đất đỏ ba dan?
A. Đông Bắc.
B. Tây Bắc.
C. Trường Sơn Bắc. D. Trường Sơn Nam.
Câu 9. Đặc điểm nào không đúng với Đồng Bằng duyên hải miền Trung?
A. Kéo dài, hẹp ngang.
B. Bị núi chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
C. Bồi đắp do phù sa sông.
D. Ven biển là các cồn cát, đầm phá.
Câu 10. Địa hình đồi núi nước ta có hướng hai hướng chính là
A. Tây Bắc-Đông Nam, Tây-Đông.

B. Vòng Cung, Đông-Tây.

1


C. Tây Bắc-Đông Nam, vòng Cung.
D. Tây Bắc-Đông Nam, Đông Tây.
Câu 11. Địa hình bán bình nguyên nước ta tiêu biểu ở
A. Tây Nguyên.
B. Bắc Trung Bộ. C. Đông Nam Bộ. D. Đông Bắc.
Câu 12. Đâu không phải là thế mạnh của khu vực đồi núi?
A. Trồng cây công nghiệp.
B. Tiềm năng thủy điện lớn.
C. Nhiều khoáng sản.
D. Đông dân cư, giàu thủy sản.
Câu 13. Hệ thống đảo ven bờ nước ta tập trung ở khu vực nào nhiều nhất?
A. Ven bờ vịnh Bắc Bộ
B. Ven bờ Bắc Trung Bộ
C. Ven bờ Nam Trung Bộ
D. Ven bờ vịnh Thái Lan
Câu 14. Loài hải sản có số lượng nhiều nhất ở Biển Đông là
A. San hô.
B. Cá.
C. Tôm.
D. Mực.
Câu 15. Thiên tai nào gây ảnh hưởng nặng nề nhất ở vùng biển nước ta?
A. Động đất.
B. Cát bay.
C. Sạt lở bờ biển.
D. Bão.

Câu 16. Biển Đông lớn thứ mấy trong vùng biển Thái Bình Dương?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 17. Thiên nhiên “Cận xích đạo” giới hạn từ vĩ độ
A. 160B trở ra Bắc.
B. 160B trở vào Nam.
C. 200B trở vào Nam
D. 200B trở ra Bắc.
Câu 18. Khu vực có mùa đông kéo dài nhất nước ta là
A. Đông Bắc
B. Nam Bộ
C. Bắc Trung Bộ D. Tây Nguyên
Câu 19. Cho bảng số liệu
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH NĂM CỦA MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM Ở NƯỚC TA.

Địa điểm

Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung
tháng I (0C)
tháng VII (0C)
bình năm (0C)
Lạng Sơn
13,3
27,0
21,2
Đà Nẵng
21,3
29,1

25,7
TP.HCM
25,8
27,1
27,1
Để thể hiện nhiệt độ của các địa điểm tren, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ kết hợp.
Câu 20. Đâu là nhận xét không đúng về nhiệt độ trung bình tháng 1, nhiệt độ trung bình tháng
7, nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm ở nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm và nhiệt độ trung bình tháng I tăng dần từ Bắc vào Nam.
B. Nhiệt độ trung bình tháng I có sự chênh lệch lớn giữa miền Bắc và Nam.
C. Nhiệt độ trung bình tháng VII ít có sự chênh lệch giữa các địa điểm, nhiệt độ cao
nhất thuộc các địa điểm ở miền Trung.
D. Nhiệt độ không khác biệt giữa tháng 1 và tháng 7.

2


Câu 21. Sự đa dạng về bản sắc dân tộc nước ta là do
A. có sự gặp gỡ nhiều nền văn minh lớn Á, Âu với văn minh bản địa.
B. đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động.
C. giao nhau của các luồng sinh vật Bắc, Nam.
D. giao tiếp của hai vành đai sinh khoáng lớn.
Câu 22. Đặc điểm nào sau đây không đúng với Biển Đông ?
A. Tương đối kín.
B. Ảnh hưởng của gió mùa.
C. Sâu nhất thế giới.

D. Nông và nóng ẩm.
Câu 23. Khi các luồng gió biển thổi vào Đông Trường Sơn tạo nên hiện tượng
A. hình thành trung tâm áp cao.
B. triều cường dâng cao.
C. kho hạn gay gắt.
D. mưa vào thu đông.
Câu 24. Gây mưa cho mùa hạ ở miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX ở Trung là do
A. ảnh hưởng gió Lào.
B. hoạt động gió mùa Đông Bắc.
C. gió mùa Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới. D. sự phân hóa địa hình.
Câu 25. Thời tiết lạnh ẩm, mưa phùn vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ là do
A. địa hình đồi núi.
B. khối không khí lạnh di chuyển phía đông qua biển.
C. hoạt động gió mùa Tây Nam.
D. dãy Hoàng Liên Sơn.
Câu 26. Nguyên nhân làm cho những năm gần đây, diện tích đất hoang, đồi núi trọc nước ta
giảm mạnh là
A. khai hoang, mở rộng diện tích đất trồng trọt.
B. toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng.
C. phát triển thủy điện và thủy lợi.
D. mở rộng các khu dân cư và đô thị.
Câu 27. Biện pháp chủ yếu để bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồi núi là
A. làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.
B. cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng các biện pháp nông- lâm kết hợp.
C. thực hiện nghiêm ngặt các quy định bảo vệ rừng, định canh, định cư cho người dân.
D. áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi, canh tác, bảo vệ rừng, giữ nguồn nước.
Câu 28. Đặc điểm khí hậu của thiên nhiên phần phía Nam lãnh thổ nước ta là
A. khí hậu cận xích đạo, chia thành hai mùa mưa và khô.
B. có mùa đông lạnh, ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc.
C. mang tính chất ôn đới gió mùa hải dương.

D. nửa đầu mùa hạ lạnh khô, nửa cuối mùa hạ có mưa phùn.
Câu 29. Hệ sinh thái thực vật tiêu biểu của nước ta là
A. hệ sinh thái rừng kín thường xanh.
B. hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh trên đất mặn.
C. hệ sinh thái xa van, cây bụi trên đất cát.
D. hệ sinh thái rừng trên các đảo.

3


Câu 30. Cảnh quan tiêu biểu của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là
A. rừng ngập mặn.
B. rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đất feralit.
C. thảo nguyên, cây bụi chịu hạn phát triển trên đất đen.
D. rừng thưa nhiệt đới khô phát triển trên đất badan.
Câu 31. Cho bảng số liệu sau
SỰ BIẾN ĐỘNG DIỆN TÍCH RỪNG QUA MỘT SỐ NĂM

Năm

Tổng diện tích có
Diện tích rừng tự
Diện tích rừng trồng
rừng (triệu ha)
nhiên (triệu ha)
(triệu ha)
1943
14,3
14,3
0

1983
7,2
6,8
0,4
2009
13,2
10,3
2,9
Để thể hiện tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên, diện tích rừng trồng nước ta
giai đoạn trên, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Biểu đồ cột.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ miền.
D. Biểu đồ đường tăng trưởng.
Câu 32. Nhận xét nào không đúng về sự biến động diện tích rừng ở nước ta trong giai đoạn
1943 – 2009?
A. Tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ có sự biến động.
B. Giai đoạn 1943-1983 giảm, giai đoạn 1983-2009 tăng, tổng diện tích có rừng và độ
che phủ vẫn chưa bằng năm 1943.
C. Diện tích rừng trồng tăng.
D. Tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ rừng có sự tăng nhanh.
Câu 33. Độ che phủ rừng qua các năm là
A. 43%, 22%, 39,1%
B. 40%, 26%, 49,1%
C. 23%, 32%, 39,1%
D. 43%, 26%, 39,1%
Câu 34. Gía trị cung cấp của rừng đối với sự phát triển của công nghiệp là
A. chất đốt hàng ngày.
B. nguyên liệu cho ngành gỗ giấy.
C. nguồn nước cho thuỷ điện.

D. hạn chế lũ lụt và xói mòn.
Câu 35. Phong trào trồng rừng ngày càng mạnh, điều đó cho thấy
A. nhu cầu củi gỗ ngày càng tăng.
B. diện tích rừng có giá trị giảm sút.
C. nhân dân đã ý thức vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất.
D. rừng có giá trị kinh tế cao.
Câu 36. Yếu tố nào sau đây không phải là kết quả của tình trạng khai thác rừng bừa bãi hiện
nay
A. đất đai bị xói mòn mạnh.
B. hệ sinh thái rừng ngày càng giảm.
C. đất nông nghiệp ngày càng giảm sút.
D. nguồn nước ngầm dang cạn kiệt.
Câu 37. 70% tổng số cơn bão ở Việt Nam xảy ra vào các tháng

4


A. 5, 6, 7
B. 6, 7, 8
C. 8, 9, 10
D. 10,11,12
Câu 38. Mùa bão ở nước ta
A. chậm dần từ Nam ra Bắc.
B. chậm dần từ Bắc vào Nam.
C. diễn ra đồng đều ở mỗi nơi.
D. có sự khác nhau ở các vùng.
Câu 39. Nguyên nhân làm cho châu thổ sông Hồng lụt úng khi có mưa lớn là
A. mặt đất thấp, xung quanh có đê sông, đê biển bao bọc, mật độ xây dựng cao.
B. nước biển dâng và lũ nguồn.
C. địa hình thấp và bằng phẳng.

D. hướng nghiêng của đồng bằng là Tây Bắc- Đông Nam.
Câu 40. Biện pháp để phòng chống hạn lâu dài ở nước ta là
A. bảo vệ rừng và trồng rừng.
B. xây dựng những công trình thủy lợi hợp lí.
C. hạn chế dòng chảy mặt và chống xói mòn.
D. làm mưa nhân tạo.

5



×