Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

nghiên cứu Kiến thức − Thái độ − Thực hành về HTL của học sinh cấp III trường THPT Lương Văn Can quận 8, TP. HCM năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.59 KB, 66 trang )

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG

DƯƠNG MINH TRÍ
KHÓA HỌC: 2006-2010

KIẾN THỨC THÁI ĐỘ THỰC HÀNH
VỀ VIỆC HÚT THUỐC LÁ
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT
LƯƠNG VĂN CAN QUẬN 8, THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2010
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
Hướng dẫn 1: PGS.TS Nguyễn Đỗ Nguyên
Hướng dẫn 2: CN. Mai Thị Thanh Thúy

TP. Hồ Chí Minh, năm 2010


LỜI CAM ĐOAN

T

ôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nêu trong đề tài này là trung thực và chưa từng công bố trên bất ky
nghiên cứu nào khác.

Sinh viên ký tên

Xác nhận của người hướng dẫn

Dương Minh Trí



PGS.TS Nguyễn Đỗ Nguyên


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. 3
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................6
BẢNG TỪ VIẾT TẮT...............................................................................................7
ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................................................1
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU....................................................................................2
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU..................................................................................2
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN Y VĂN.........................................................................3
1.1.Lịch sử về cây thuốc lá và hút thuốc lá............................................................3
1.2.Độc chất trong thuốc lá....................................................................................4
1.2.1.Nicotine....................................................................................................4
1.2.2.Tar.............................................................................................................4
1.2.3.Carbonmonoxide (CO).............................................................................4
1.2.4.Hydrogen Cyanide....................................................................................4
1.2.5.Nitrogendioxide........................................................................................5
1.2.6.Hắc ín hay muội khói................................................................................5
1.3.Ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khỏe........................................................5
1.3.1.Hút thuốc và các bệnh ung thư..................................................................5
1.3.2.Hút thuốc và các bệnh hô hấp...................................................................6
1.3.3.HTL và nguy cơ mắc bệnh lao..................................................................7
1.3.4.Hút thuốc và bệnh tim mạch.....................................................................7
1.3.5.Hút thuốc lá và sản phụ khoa....................................................................8
1.3.6.Hút thuốc đối với thai nhi và trẻ sơ sinh...................................................9
1.3.7.Hút thuốc đối với trẻ em...........................................................................9
1.3.8.Hút thuốc và khả năng sinh sản, rối loạn tình dục ở nam giới.................10
1.3.9.Hút thuốc lá thụ động..............................................................................11

1.4.Quyết định 1315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện công
ước khung phòng chống thuốc lá.........................................................................11
1.5.Tình hình hút thuốc lá trên Thế giới và Việt Nam..........................................13
1.5.1.Tình hình hút thuốc lá trên thế giới.........................................................13
1.5.2.Tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam..........................................................13
CHƯƠNG 2.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................16
2.1.Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................16
2.2.Dân số nghiên cứu.........................................................................................16
2.3.Cỡ mẫu..........................................................................................................16
2.4.Phương pháp lấy mẫu....................................................................................16
2.5.Tiêu chí chọn mẫu..........................................................................................17


2.6.Phương pháp thu thập số liệu.........................................................................17
2.7.Kiểm soát sai lệch..........................................................................................17
2.8.Liệt kê và định nghĩa biến số.........................................................................18
2.9.Phân tích số liệu.............................................................................................21
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ..........................................................................................22
3.1.Đặc tính của mẫu nghiên cứu.........................................................................22
3.2.Kiến thức của học sinh về HTL.....................................................................22
3.2.1.Kiến thức về tác hại của HTL.................................................................22
3.2.2.Kiến thức về HTL thụ động....................................................................24
3.2.3.Kiến thức về luật cấm HTL nơi công cộng.............................................24
3.3.Thái độ của học sinh đối với việc HTL..........................................................25
3.4.Thực hành về việc HTL của học sinh.............................................................26
3.4.1.Khi có bạn mời HTL...............................................................................26
3.4.2.Tham gia hoạt động phòng chống HTL..................................................26
3.4.3.Biện pháp làm giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm thuốc lá........................27
3.4.4.Khuyên người trong gia đình hoặc người xung quanh bỏ thuốc lá..........27
3.5.Tỷ lệ HTL của học sinh.................................................................................28

3.5.1.Tỷ lệ học sinh có HTL............................................................................28
3.5.2.Tình hình HTL của học sinh Bảng 3.15. Tình hình HTL của học sinh (n =
32).................................................................................................................... 28
3.6.Mối liên quan giữa kiến thức (KT) về tác hại của HTL với các yếu tố: tuổi,
giới tính, gia đình có người HTL và có bạn bè chơi chung HTL.........................29
3.7.Mối liên quan giữa kiến thức (KT) về HTL thụ động với các yếu tố: tuổi, giới
tính, gia đình có người HTL và có bạn bè chơi chung HTL................................30
3.8.Mối liên quan giữa kiến thức (KT) về luật cấm HTL nơi công cộng với các
yếu tố: tuổi, giới tính, gia đình có người HTL và có bạn bè chơi chung HTL.....31
3.9.Mối liên quan giữa hành vi HTL với giới tính và nhóm tuổi.........................32
3.10.Mối liên quan giữa hành vi HTL với hoàn cảnh gia đình của học sinh........33
3.11.Mối liên quan giữa hành vi HTL với bạn bè chơi chung..............................33
3.12.Mối liên quan giữa hành vi HTL với kiến thức về HTL và kiến thức về luật
cấm HTL..............................................................................................................34
CHƯƠNG 4.BÀN LUẬN.......................................................................................35
4.1.Đặc tính mẫu nghiên cứu...............................................................................35
4.2.Kiến thức đúng của học sinh về hút thuốc lá có hại cho sức khỏe, các bệnh do
HTL gây ra và các độc chất có trong khói thuốc lá..............................................36
4.3.Kiến thức về luật cấm HTL nơi công cộng....................................................37


4.4.Thái độ của học sinh khi trong gia đình có người HTL, khi người xung quanh
HTL và thái độ về việc ban hành luật cấm HTL nơi công cộng...........................38
4.5.Thực hành về việc HTL của học sinh.............................................................39
4.6.Tình trạng hút thuốc lá của học sinh..............................................................40
4.7.Mối liên quan giữa hành vi HTL với giới tính và nhóm tuổi.........................41
4.8.Mối liên quan giữa hành vi HTL với kiến thức về HTL và kiến thức về luật
cấm HTL..............................................................................................................42
4.9.Mối liên quan giữa hành vi HTL với hoàn cảnh gia đình của học sinh..........42
4.10.Mối liên quan giữa hành vi HTL với bạn bè chơi chung..............................43

4.11.Điểm mạnh và điểm yếu của đề tài..............................................................44
4.11.1.Điểm mạnh............................................................................................44
4.11.1.Điểm yếu...............................................................................................44
4.12.Tính ứng dụng của đề tài.............................................................................44
4.13.Vấn đề y đức................................................................................................44
KẾT LUẬN – ĐỀ XUẤT........................................................................................45
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................48
PHỤ LỤC................................................................................................................ 51


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ hút thuốc lá giữa nam và nữ trên thế giới (%)................................13
Bảng 3.2. Đặc tính của mẫu nghiên cứu (n = 525)...................................................22
Bảng 3.3. Kiến thức về tác hại của HTL (n = 525)..................................................23
Bảng 3.4. Kiến thức của học sinh về các bệnh do HTL gây ra và các độc chất có
trong thuốc lá (n = 525)...........................................................................................24
Bảng 3.5. Kiến thức về HTL thụ động (n = 525).....................................................24
Bảng 3.6. Kiến thức về luật cấm HTL nơi công cộng (n = 525)..............................25
Bảng 3.7. Kiến thức chung về luật cấm HTL nơi công cộng (n = 525)....................25
Bảng 3.8. Thái độ của học sinh đối với HTL (n = 525)...........................................25
Bảng 3.9. Khi có bạn mời HTL (n = 525)................................................................26
Bảng 3.10. Tham gia hoạt động phòng chống HTL (n = 525).................................26
Bảng 3.11. Biện pháp làm giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm thuốc lá (n = 525).......27
Bảng 3.12. Khuyên người trong gia đình hoặc người xung quanh bỏ HTL.............27
(n = 525)..................................................................................................................27
Bảng 3.13. Tỷ lệ học sinh đã từng HTL (n = 525)...................................................28
Bảng 3.14. Tỷ lệ học sinh hiện tại có HTL (n = 525)...............................................28
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa kiến thức về tác hại của HTL với đặc tính mẫu (n =
525)......................................................................................................................... 29
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kiến thức về HTL thụ động với đặc điểm dân số (n =

525)......................................................................................................................... 30
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kiến thức về luật cấm HTL nơi công cộng với đặc
điểm dân số (n = 525)..............................................................................................31
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa hành vi HTL với giới tính và nhóm tuổi (n=525). . .32
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa hành vi HTL với hoàn cảnh gia đình của học sinh (n
= 525)......................................................................................................................33
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa hành vi HTL với bạn bè chơi chung (n = 525)........33
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa hành vi HTL với kiến thức về HTL và kiến thức về
luật cấm HTL (n = 525)...........................................................................................34


BẢNG TỪ VIẾT TẮT
HTL:
THPT:
TP. HCM:
T4G:
WHO:

Hút thuốc lá.
Trung học phổ thông.
Thành phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe.
World Health Organization.
(Tổ chức Y tế Thế Giới)



ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàng năm trên thế giới có khoảng bốn triệu người chết do các bệnh liên quan
tới hút thuốc lá và người ta ước tính đến năm 2025 con số này lên tới mười triệu

người [21].
Theo WHO, hiện nay, số người chết vì hút thuốc lá chiếm 10% trong tổng số
trường hợp tử vong trên thế giới. Hiện nay, toàn thế giới có khoảng sáu trăm năm
mươi triệu người hút thuốc và khoảng 50% trong số này có thể sẽ chết vì các bệnh
do hút thuốc gây nên.
WHO cho biết, hàng năm có khoảng 200.000 người chết do hút thuốc thụ
động ở nơi làm việc, và khoảng bảy trăm triệu trẻ em tức khoảng 50% số trẻ em
trên toàn thế giới phải hít thở trong bầu không khí bị ô nhiễm bởi khói thuốc, đặc
biệt là ở nhà [31].
Cũng theo WHO, thiệt hại kinh tế do hút thuốc lá gây ra đối với cả thế giới
được ước tính lên tới hai trăm tỷ USD/năm, và một phần ba trong số này thuộc về
các nước đang phát triển.
Khoảng 40.000 người Việt Nam tử vong mỗi năm do các bệnh liên quan đến
thuốc lá. Chi phí liên quan tới ba bệnh do sử dụng thuốc lá gây ra (ung thư phổi,
bệnh tim thiếu máu cục bộ, và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) ở Việt Nam đã là hơn
1.100 tỷ đồng mỗi năm (ước tính cho năm 2005) [4].
Ngày thế giới không HTL 31/05/1990 với thông điệp của WHO: “Thanh thiếu
niên không thuốc lá”, 31/05/2008 với thông điệp: “Tuổi trẻ không thuốc lá”. Cho
thấy đối tượng đang được quan tâm nhất trong công tác phòng, chống HTL là thanh
thiếu niên [22].
Học sinh là đối tượng mà việc HTL không được khuyến khích và đặc biệt bị
nghiêm cấm trong nhà trường thì vào tháng 1/2002, một nghiên cứu về hành vi có
hại của học sinh cấp III (từ 15 − 18 tuổi) ở các trường nội thành TP. HCM do T4G
TP. HCM thực hiện cho thấy tỷ lệ các em học sinh nam cấp III hiện đang hút thuốc
lá (có hút trong vòng 30 ngày qua) lên đến 27,8% và đã từng hút là 43,5% [15].
Mặc dù trên các phương tiện truyền thông đều đã đề cập đến tác hại của thuốc
lá, và dòng chữ “Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe” ngay trên vỏ của bao thuốc lá.
Tuy nhiên, dòng chữ cảnh báo về tác hại của thuốc lá chỉ chiếm khoảng 30% diện
tích trước và sau của bao thuốc, theo các chuyên gia, thông điệp này chưa đủ mạnh
[27]


. Tỷ lệ HTL ở giới trẻ đặc biệt là ở học sinh vẫn còn cao.
1


Để góp phần cho việc phòng chống HTL đạt được hiệu quả tốt đồng thời để
đánh giá tình hình HTL của học sinh và tìm biện pháp can thiệp thích hợp, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu Kiến thức − Thái độ − Thực hành về HTL của học sinh cấp III
trường THPT Lương Văn Can quận 8, TP. HCM năm 2010.
Câu hỏi nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ học sinh trường THPT Lương Văn Can, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh, năm
2010 có Kiến thức − Thái độ − Thực hành đúng về hút thuốc lá là bao nhiêu? Và có
mối liên quan giữa kiến thức về hút thuốc lá với thực hành hay không?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung
Xác định tỷ lệ học sinh trường THPT Lương Văn Can, Quận 8, TP. Hồ Chí
Minh, năm 2010 có Kiến thức − Thái độ − Thực hành đúng về hút thuốc lá và mối
liên quan giữa kiến thức về hút thuốc lá với thực hành.
Mục tiêu cụ thể
1. Xác định tỷ lệ học sinh trường THPT Lương Văn Can, Quận 8, TP. Hồ Chí
Minh năm 2010 có kiến thức đúng về HTL.
2. Xác định tỷ lệ học sinh trường THPT Lương Văn Can, Quận 8, TP. Hồ Chí
Minh năm 2010 có thái độ đúng về HTL.
3. Xác định tỷ lệ học sinh trường THPT Lương Văn Can, Quận 8, TP. Hồ Chí
Minh năm 2010 có thực hành đúng về HTL.
4. Xác định tỷ lệ học sinh có HTL .
5. Xác định tỷ lệ học sinh có thái độ và thực hành đúng về phòng chống HTL
6. Xác định mối liên quan giữa hành vi HTL với các yếu tố về giới, tuổi, kiến
thức về HTL, kiến thức về luật cấm HTL nơi công cộng, hoàn cảnh gia đình

và có bạn bè chơi chung HTL.

2


CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN Y VĂN

1.1. Lịch sử về cây thuốc lá và hút thuốc lá
Cây thuốc lá hoang dại đã có cách đây khoảng 8.000 năm, trùng với văn minh
của người da đỏ vùng Trung và Nam Mỹ. Ngày 12/10/1492 do chuyến thám hiểm
tìm ra Châu Mỹ của Christopher Columbus, ông đã phát hiện thấy người bản xứ ở
quần đảo Antil vừa nhảy múa, vừa hút một loại lá cuộn tròn gọi là Tabaccos. Năm
1531, thuốc lá được đem về Châu Âu và lần đầu tiên được trồng tại Santo Domingo
(nay thuộc Cộng hòa Dominique) và sau đó lan ra khắp Châu Âu [15].
Hàng ngàn năm trước Công Nguyên, người da đỏ đã trồng thuốc lá trên vùng
đất mênh mông ở Nam Mỹ, Trung Mỹ, Quần đảo Antil và một số nơi khác. Đến
năm 1952, một thế kỉ sau khi Columbus phát hiện ra Châu Mỹ, thuốc lá đã được
trồng ở Bỉ, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và Anh. Sau đó lan ra Philippines, Ấn Độ, Java,
Nhật, Tây Phi, Trung Quốc và các lái buôn đã mang thuốc lá đến tận Mông Cổ và
Siberi. Năm 1881, James Bonsack, một người Virginia (Mỹ), phát minh ra chiếc
máy có thể sản xuất 120.000 điếu thuốc/ngày. James “Buck” Duke, người mà 21
năm sau trở thành chủ tịch đầu tiên của Công ty B.A.T (Công ty thuốc lá Anh – Mỹ)
đã mua hai máy và công ty sản xuất thuốc lá sợi của gia đình ông đã chuyển sang
sản xuất thuốc lá điếu. Thuốc lá điếu dần dần thay thế cho các loại thuốc lá dùng
tẩu, loại nhai và thuốc lá bột để hít [25].
Trước cuộc chiến tranh Crimean (Nga − Pháp năm 1854-1856), hầu hết các
quốc gia dùng tiếng Anh đều chưa biết đến thuốc lá điếu. Chỉ đến khi các binh sĩ
người Anh thời đó bắt chước các đồng nghiệp Thổ Nhĩ Kì (Đế chế Ottoman) sử

dụng giấy in báo để cuốn thuốc lá hút, thuốc lá mới bắt đầu kỷ nguyên bành trướng
rộng rãi ra khắp thế giới [34].
Sau thế chiến thứ II, các quốc gia giành được độc lập cũng chú ý phát triển
ngành công nghiệp thuốc lá như: Trung quốc, Indonesia, Triều tiên, Ấn độ,
Philippines, Ai cập, Việt nam… [25].
Cũng từ đó xuất hiện các công ty thuốc lá lớn với những hoạt động quảng cáo
ngày càng rầm rộ và việc tiêu thụ thuốc lá ngày càng tăng dần lên từ cuối thế kỉ
XIX qua đến thế kỉ XX. Đặc biệt người HTL tăng đáng kể trong thời gian các cuộc
chiến tranh thế giới do việc cung cấp miễn phí thuốc lá cho binh lính như là một
biện pháp củng cố tinh thần [15].
3


1.2. Độc chất trong thuốc lá
Ngày nay, người ta tìm thấy trên 4.700 hóa chất có trong khói thuốc lá và trong
đó có hơn 200 loại có hại cho sức khỏe, bao gồm các chất gây nghiện và các chất
độc. Có 5 chất quan trọng là:
1.2.1. Nicotine
Nicotine chiếm 0,3% − 5% của cây thuốc lá khô, được tổng hợp sinh học thực
hiện từ gốc và tích lũy trên lá. Với liều lượng nhỏ hơn (trung bình một điếu thuốc
tẩm một lượng khoảng 1mg nicotine), chất này hoạt động như một chất kích thích
cho các động vật có vú và là một trong những nhân tố chính chịu trách nhiệm cho
việc lệ thuộc vào việc HTL. Theo hiệp hội tim mạch Hoa kì “Nghiện nicotine đã và
đang là những thói nghiện ngập khó bỏ nhất” [33].
Nicotine tác động kích thích thần kinh làm cho người hút có vẻ như tỉnh táo
hơn, nó còn kích thích hệ tim mạch làm tăng huyết áp và tim đập nhanh là một tác
động có hại vì tim phải làm việc nhiều một cách vô ích, dẫn đến các hậu quả như
mau mệt, làm việc thể lực yếu hơn, lâu ngày dẫn đến các bệnh tim mạch như cao
huyết áp, nhồi máu cơ tim. Nicotine còn có một tác động hết sức nguy hiểm đó là
gây nghiện, cơ thể người HTL sau một thời gian trở nên lệ thuộc vào nicotine, và

trở thành nô lệ của thuốc lá [16].
1.2.2. Tar
Tar gây ra sự kích thích kinh niên lên hệ hô hấp và là một trong những nguyên
nhân chính gây ung thư phổi. Nghiên cứu trên súc vật cho thấy Tar gây ung thư da
và phổi, nguy cơ càng cao khi tiếp xúc Tar càng nhiều [17].
1.2.3. Carbonmonoxide (CO)
Khí CO có nồng độ cao trong khói thuốc lá và sẽ được hấp thụ vào máu, gắn
với hemoglobine với ái lực mạnh hơn 20 lần oxy. Với người hút trung bình 1 bao
thuốc mỗi ngày thì hàm lượng hemoglobine khử có thể tới 7 − 8%. Sự tăng
hemoglobine khử làm chuyển dịch đường cong phân tách oxy-hemoglobin dẫn đến
giảm lượng oxy chuyển đến tổ chức gây thiếu máu tổ chức và có lẽ góp phần hình
thành các mảng xơ vữa động mạch [23].
1.2.4. Hydrogen Cyanide

4


Là một khí độc trong khói thuốc lá, là chất chủ yếu gây tổn thương hệ mao
mạch phổi và ảnh hưởng tới hệ enzyme hô hấp gây phù phổi [19].
1.2.5. Nitrogendioxide
Nitrogendioxide là một chất gây kích thích phổi, tổn thương đại thực bào làm
giảm khả năng miễn dịch và dẫn tới các bệnh đường hô hấp [18].
1.2.6. Hắc ín hay muội khói
Ðây là tác nhân gây ung thư phổi ở người hút thuốc lá lâu năm, ngoài ra còn là
tác nhân dẫn đến vàng răng, môi thâm, vàng ngón tay cầm thuốc lá [15].
1.3. Ảnh hưởng của thuốc lá đối với sức khỏe
Vai trò gây bệnh của hút thuốc đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu trên
thế giới cũng như ở nước ta. Hút một điếu thuốc tức là đã tự mình làm mất đi 5,5
phút cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc ngắn hơn so với người
không hút thuốc từ 05 đến 08 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử vong từ 30 đến 80%,

chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các
bệnh tim mạch…. Mức độ tăng nguy cơ phụ thuộc vào tuổi bắt đầu hút (hút thuốc
càng sớm thì nguy cơ càng cao), số lượng thuốc hút trung bình với đơn vị là
bao/năm tính bằng cách lấy số bao thuốc hút trung bình hàng ngày nhân với số năm
hút (số lượng thuốc hút bao/năm càng lớn thì nguy cơ càng cao) và thời gian hút
càng dài thì nguy cơ cũng càng lớn [23].
1.3.1. Hút thuốc và các bệnh ung thư
Khoảng một phần ba trong tổng số người chết vì ung thư liên quan tới sử dụng
thuốc lá. Thuốc lá gây ra xấp xỉ 90% tổng số người chết vì ung thư phổi và HTL
còn gây ra ung thư ở nhiều các phần khác như họng, thanh quản, thực quản, tuyến
tụy, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột và trực tràng [23].
Ung thư phổi: HTL là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, khoảng 87%
trong số 177.000 ca mới mắc ở Mỹ năm 1996 là do thuốc lá. Trong số 660.000 ca
được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm trên thế giới có 90% là người HTL. Tỷ lệ
chết do ung thư phổi ở nam giới có HTL cao gấp 22 lần so với nam giới không
HTL, còn ở nữ thì gấp khoảng 12 lần. HTL thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc
ung thư phổi với chỉ số nguy cơ tương đối khoảng từ 1,2 đến 1,5. Khi đồng thời

5


HTL và có tiếp xúc với yếu tố độc hại khác thì nguy cơ gây ung thư phổi sẽ tăng lên
gấp nhiều lần [23].
Các loại ung thư ở các bộ phận thuộc đầu và cổ: Nguy cơ phát bệnh ung
thư thực quản của người HTL lớn hơn 8 tới 10 lần người không HTL. HTL gây nên
80% trong tổng số ung thư thanh quản, người HTL chịu nguy cơ mắc bệnh ung thư
thanh quản lớn hơn 12 lần so với người không HTL. HTL là nguyên nhân chủ yếu
của các bệnh ung thư lưỡi, tuyến nước bọt, miệng và vòm họng, những người nam
giới HTL có nguy cơ lớn gấp 27 lần phát triển các bệnh về ung thư miệng hơn
những nam giới không HTL. Về lâu dài người HTL sẽ có nguy cơ cao gấp hai lần

hơn người không HTL trong phát bệnh ung thư mũi [23].
Ung thư thận và bàng quang: Người HTL có nguy cơ mắc ung thư cả thận
và bàng quang, trong tổng số ca tử vong do ung thư bàng quang, thì ước tính
khoảng 40 tới 70% là vì sử dụng thuốc lá [23].
Ung thư tuyến tụy: Tuyến tụy là tuyến dễ bị ung thư vì khói thuốc vào cơ thể
tới tuyến tụy qua máu và túi mật, ước tính rằng thuốc lá là nguyên nhân của 30%
của tổng số ung thư tuyến tụy [23].
Ung thư bộ phận sinh dục: Phụ nữ mà HTL có nguy cơ gấp đôi mắc ung thư
âm hộ. Bên cạnh đó, HTL cũng ảnh hưởng đến ung thư tử cung và ung thư dương
vật [23].
Ung thư hậu môn và đại trực tràng: Bằng chứng mới đây đã phát hiện ra
HTL đóng vai trò tác nhân gây ung thư hậu môn và đại trực tràng. Cũng trong một
nghiên cứu diện rộng được tiến hành ở Mỹ, đối với nam và nữ những người HTL có
nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng từ 75 tới 100% so với những người cùng lứa tuổi
không HTL [23].
1.3.2. Hút thuốc và các bệnh hô hấp
Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi: Khói thuốc gây phá hủy phế
nang làm giảm tính đàn hồi của phổi và làm giảm khả năng trao đổi oxi. HTL cũng
gây ra hiện tượng gọi là tăng tính đáp ứng đường thở, do ảnh huởng của các chất
độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt [23].
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT): Thuốc lá là nguyên nhân quan
trọng nhất gây ra BPTNMT, có 15% những người HTL sẽ có triệu chứng lâm sàng
BPTNMT và 80% − 90% người mắc BPTNMT là nghiện thuốc lá. Người HTL có
tỷ lệ tử vong do BPTNMT cao gấp 10 lần so với người không HTL [23].
6


Bệnh hen: HTL không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng nó làm cho
tình trạng bệnh hen nặng lên, tỷ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng HTL
thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không HTL [23].

Nhiễm trùng đường hô hấp: Những người HTL không chỉ hay bị viêm phổi
hơn mà còn tử vong nhiều hơn. Những phụ nữ có thai bị viêm phổi mà hút hơn 10
điếu thuốc/ngày, có tiên lượng xấu hơn những người không hút. Những người HTL
cũng hay bị cúm, vacxin phòng cúm ít hiệu quả đối với người HTL và tỷ lệ tử vong
do cúm ở những người HTL cao hơn nhiều so với nhóm người không HTL [23].
1.3.3. HTL và nguy cơ mắc bệnh lao
Nghiên cứu được thực hiện trong ba năm tại Đài Loan và bao gồm 17.699
người. Trong đó có 3.893 người đang hút thuốc lá, 522 người đã bỏ thuốc và 13.254
người chưa từng hút thuốc. Kết quả là có thêm 57 trường hợp khuẩn lao tiến triển
thành bệnh khi nghiên cứu kết thúc. Sau khi phân tích những yếu tố liên quan như
giới tính, tuổi, môi trường sống, tình trạng hôn nhân, việc sử dụng đồ uống có cồn,
tình trạng công việc… các nhà nghiên cứu thấy rằng việc hút thuốc vẫn là nguyên
nhân chính dẫn tới hiện tượng khuẩn lao phát triển thành bệnh.
Dựa vào kết quả phân tích, 17% số người tiến triển thành bệnh lao là do hút
thuốc lá. Những người thường xuyên hút thuốc lá sẽ giảm khả năng chống lại virus
và vi khuẩn xâm nhập vào phổi (như khuẩn lao) [29].
1.3.4. Hút thuốc và bệnh tim mạch
HTL làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp 2 − 3 lần và nó còn tương
tác với các yếu tố khác làm tăng nguy cơ lên gấp nhiều lần. Những bệnh mà người
HTL có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột qụy, rối loạn
nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ. Trong số đó bệnh mạch
vành là quan trọng nhất, ước tính chiếm khoảng hơn một nửa trường hợp tử vong vì
bệnh tim do HTL [23].
Hút thuốc ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp: Khi hít khói thuốc vào sẽ
gây ra một số tác động ngay lập tức lên tim và mạch máu. HTL kích thích hệ thống
thần kinh tự động của tim, trong phút đầu của quá trình hút thuốc nhịp tim bắt đầu
tăng lên, có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu hút thuốc, nhịp tim có thể giảm
xuống từ từ nếu tiếp tục HTL, nhưng không bao giờ trở về bình thường nếu chưa

7



ngừng HTL. Một tác động quan trọng khác là gây tăng huyết áp cấp tính và HTL
còn làm giảm tác dụng điều trị tăng huyết áp [23].
Bệnh mạch vành: HTL chủ động đã được biết chắc chắn là một yếu tố nguy
cơ của bệnh mạch vành, nhưng tiếp xúc với môi trường khói thuốc hay HTL thụ
động thì nguy cơ bị bệnh mạch vành tăng 20 − 30%. Những người HTL có nguy cơ
mắc bệnh mạch vành gấp 2 − 4 lần và tử vong nhiều hơn khoảng 70% do bệnh này.
Những người HTL hay bị cả cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim nhiều hơn ở
những người không HTL, ở những người HTL thì tuổi bắt đầu bị nhồi máu cơ tim
sớm hơn, nguy cơ tái phát cơn nhồi máu trong một năm gấp 2 lần so với người
không HTL. Khói thuốc làm tăng tiết catecholamine, có thể gây ra loạn nhịp tim
nguy hiểm đến tính mạng là ngoại tâm thu thất và rung thất gây đột tử [23].
Phình động mạch chủ: Những người HTL thì tỷ lệ bị phình động mạch chủ
nhiều gấp 8 lần và tỷ lệ chết do vỡ phình mạch cao hơn rất nhiều so với người
không HTL [23].
Bệnh cơ tim: Những người HTL có nguy cơ bị bệnh cơ tim cao hơn so với
người không HTL [23].
Bệnh mạch máu ngoại vi: Những người đang HTL có nguy cơ bị bệnh mạch
máu ngoại vi cao gấp 16 lần so với người chưa HTL bao giờ. Ở những người đã cai
thuốc thì nguy cơ này cao gấp 7 lần so nhóm chưa HTL bao giờ. Khoảng 76% bệnh
nhân bị mạch máu ngoại vi là do HTL [23].
1.3.5. Hút thuốc lá và sản phụ khoa
Tác hại của HTL đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ: Khói thuốc gây ra
rất nhiều tác hại đối với sức khoẻ sinh sản của phụ nữ với những hậu quả nghiêm
trọng, đặc biệt là tỷ lệ sinh đẻ ở phụ nữ HTL thấp hơn khoảng 30% so với phụ nữ
không HTL. HTL gây tổn thương trực tiếp thậm chí phá hủy noãn bào, do vậy gây
vô sinh. Sự thay đổi nồng độ một số hormon bao gồm hormon estrogen và hormon
kích thích nang và sự phóng noãn của buồng trứng xảy ra không được bình thường
ở người HTL đó là nguyên nhân chính gây vô sinh. HTL gây rối loạn chức năng ống

Fallop, tần suất chửa ngoài tử cung ở những người HTL cao gấp 2,2- 4 lần so với
người không HTL, HTL còn làm giảm tình trạng miễn dịch dẫn đến nhiễm trùng ở
vòi trứng, những phụ nữ HTL nguy cơ sẩy thai cao gấp 1,5 − 3,2 so với những
người không HTL và hạn chế hiệu quả điều trị vô sinh [23].
8


Biến chứng do thuốc lá ở phụ nữ có thai: Nicotine có thể qua rau thai làm
tăng huyết áp và ảnh hưởng tới khả năng của thai nhi thực hiện các cử động thở.
Những phụ nữ HTL hay bị bong rau non và rau tiền đạo gây chảy máu ở mẹ và chết
ở thai nhi. Những phụ nữ HTL hay gặp vỡ ối sớm hơn những phụ nữ không HTL,
theo Hội Sản phụ khoa Mỹ thì ở những thai phụ hút 1 bao/ngày thì tỷ lệ đẻ non cao
hơn 20% so với phụ nữ không HTL [23].
Biến chứng về phụ khoa: HTL làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể người
phụ nữ, theo một số nghiên cứu thì phụ nữ HTL mãn kinh sớm hơn phụ nữ không
HTL trung bình là 1,74 năm. HTL cũng làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung [23].
1.3.6. Hút thuốc đối với thai nhi và trẻ sơ sinh
Thai chết lưu, chậm phát triển trong tử cung và trọng lượng khi sinh
thấp: HTL làm tăng nguy cơ thai chết lưu do HTL gây các biến chứng ở rau thai và
làm thai nhi phát triển chậm trong tử cung. Ở những người HTL thì nguy cơ đẻ trẻ ít
cân cao gấp 3,4 − 4 lần. Những đứa trẻ được sinh ra từ những bà mẹ HTL nhẹ cân
hơn so với con của những bà mẹ không HTL trung bình khoảng 170 − 200 gam do
những đứa trẻ này phát triển chưa được đầy đủ [23].
Tăng nguy cơ truyền HIV cho thai nhi: Theo một nghiên cứu ở những bà
mẹ có HIV dương tính thì thấy ở những người HTL thì tỷ lệ truyền HIV cho thai nhi
cao gấp 3,3 lần so với người không HTL [23].
Dị tật bẩm sinh: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng ở những thai phụ HTL trên
1bao/ngày khi mang thai thì nguy cơ bị dị tật bẩm sinh cao gấp 1,6 − 2,3 lần so với
người không HTL [23].
Tình trạng dị ứng: Các bà mẹ HTL khi mang thai làm cho con của họ có

nguy cơ bị dị ứng cao gấp 3 lần so với con của các bà mẹ không HTL [23].
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh: Khoảng 30% những trường hợp chết đột ngột
ở trẻ sơ sinh có thể phòng bằng cách cha mẹ chúng bỏ HTL [23].
Ảnh hưởng đến trí tuệ của thế hệ sau: Con của những người HTL thường có
khó khăn trong nhận thức, rối loạn hành vi và giảm khả năng học tập ở trường. Các
nghiên cứu gần đây thấy rằng ở những đứa con của những người có HTL trong thời
ky mang thai thì tỷ lệ chậm phát triển trí tuệ tăng hơn 50% so với người không HTL
và tăng 70% ở những người hút từ 1 bao/ngày trở lên [23].
1.3.7. Hút thuốc đối với trẻ em

9


Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: Những trẻ dưới 1 tuổi là con của những
người HTL bị viêm phế quản hoặc viêm phổi cao gấp đôi những người không HTL.
Thêm vào đó, con của những người HTL bị nặng hơn và thường phải nằm viện lâu
hơn 20% thời gian so với con người không HTL [23].
Tỷ lệ mắc và mức độ nặng của bệnh hen: Người cha HTL và đặc biệt là
người mẹ HTL cũng làm tăng tỷ lệ mắc và mức độ nặng của hen [23].
Viêm tai giữa cấp và mạn: Tiếp xúc với khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ
bị viêm tai mạn tính và tiết dịch tai giữa [23].
Các bệnh đường hô hấp khác: Những trẻ em có phơi nhiễm với môi trường
khói thuốc hay bị viêm họng, viêm tắc mũi, khàn tiếng, và bị cúm hơn những đứa
trẻ không phơi nhiễm [23].
Ảnh hưởng cơ tim: Hạn chế cung cấp oxy cho các mô của cơ thể, làm giảm
đáp ứng của nhịp tim khi hoạt động [23].
Bệnh đường ruột: HTL thụ động ở trẻ em gây tăng nguy cơ phát triển bệnh
Crohn gấp 5,3 lần. HTL thụ động cũng là một yếu tố nguy cơ gây các loại bệnh
đường ruột mạn tính khác, viêm đại tràng. Những trẻ nhỏ tiếp xúc với khói thuốc thì
nguy cơ bị loét đại tràng tăng gấp 2 lần so với trẻ không tiếp xúc [23].

1.3.8. Hút thuốc và khả năng sinh sản, rối loạn tình dục ở nam giới
HTL làm giảm sản xuất tinh trùng, làm dị dạng tinh trùng, giảm khả năng di
chuyển của tinh trùng và nguy hiểm hơn là HTL làm giảm nghiêm trọng dòng máu
đến dương vật, một số trường hợp gây liệt dương [23].

10


1.3.9. Hút thuốc lá thụ động
Khói thuốc lá từ điếu thuốc lá tỏa ra và từ người hút thở ra vẫn có đầy đủ các
loại chất độc. Một người không hề hút một điếu thuốc nào nhưng hít phải khói
thuốc của người khác thì cũng bị tác hại y như một người hút thuốc. Ðây là hiện
tượng hút thuốc “thụ động”. Thống kê cho thấy trẻ sống trong gia đình có người hút
thuốc bị bệnh về đường hô hấp (viêm phế quản, cảm lạnh và kể cả viêm phổi) cao
hơn nhiều so với trong gia đình không hút thuốc. Những trẻ bị suyễn thì bị lên cơn
nhiều hơn. Trẻ dưới 1 tuổi ở những gia đình có hút thuốc có tỷ lệ chết đột ngột cao
hơn nhiều so với gia đình không hút thuốc [15].
1.4. Quyết định 1315/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện công
ước khung phòng chống thuốc lá
Để giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh liên quan đến sử dụng các sản phẩm
thuốc lá, Tổ chức Y tế Thế giới đã khởi xướng xây dựng công ước khung về Kiểm
soát thuốc lá (gọi tắt là công ước khung). Nội dung của công ước khung có liên
quan đến nhiều lĩnh vực như: sản xuất, buôn bán và tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá.
Tính đến ngày 30 tháng 7 năm 2009, đã có 168 quốc gia ký công ước, trong đó 166
quốc gia đã phê chuẩn công ước khung. Việt Nam là nước thứ 47 phê chuẩn công
ước khung và công ước khung có hiệu lực tại nước ta từ ngày 17 tháng 3 năm 2005
[13]

.
Trong đó, về giảm nhu cầu sử dụng các sản phẩm thuốc lá bao gồm các nội


dung sau [13]:
- Nghiêm cấm hút thuốc lá từ 01 tháng 01 năm 2010 ở lớp học, nhà trẻ, các cơ
sở y tế, thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hoá, các khu vực sản xuất
và nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao và trên các phương
tiện giao thông công cộng. Tại nơi cấm hút thuốc lá phải treo biển có chữ
hoặc biểu tượng “Cấm hút thuốc lá”.
- Tại các nơi công cộng trong nhà (nhà thi đấu thể thao, sân vận động có mái
che, trung tâm triển lãm, phòng đợi của nhà ga, bến xe, sân bay, bến cảng) và
khu vui chơi, giải trí trong nhà, các nhà hàng, quán bar, karaoke, khách sạn,
vũ trường chỉ được phép hút thuốc tại khu vực dành riêng cho người hút

11


thuốc lá, những nơi dành riêng cho người hút thuốc lá cần có thông khí riêng
biệt.
- Từng bước hoàn thiện các quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, tiến tới
cấm hút thuốc lá tại tất cả những nơi công cộng trong nhà vào năm 2010.
- Thực thi nghiêm chế tài xử phạt vi phạm đối với hành vi hút thuốc lá nơi công
cộng theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực y tế.
Vì vậy, từ ngày 1/1/2010, quy định cấm HTL tại lớp học, nhà trẻ, các cơ sở y tế,
thư viện, rạp chiếu phim, nhà hát, nhà văn hóa, vũ trường, bến xe, bến cảng, các khu
sản xuất và nơi làm việc trong nhà, nơi có nguy cơ cháy nổ cao và phương tiện giao
thông công cộng… được thực hiện trên toàn quốc. Người hút thuốc chỉ được hút
thuốc ở nơi dành riêng và có quy định rõ ràng [26].
Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị sẽ xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi
HTL nơi công cộng. Theo Nghị định 45 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực y tế, hành vi HTL nơi công cộng hoặc nơi có quy định

cấm sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng cho một lần vi
phạm. Đồng thời thanh tra y tế, UBND các cấp, lực lượng công an và thanh tra
chuyên ngành là những đơn vị có thẩm quyền xử phạt người hút thuốc lá nơi công
cộng [28].

12


1.5. Tình hình hút thuốc lá trên Thế giới và Việt Nam
1.5.1. Tình hình hút thuốc lá trên thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính khoảng 1/3 dân số trưởng thành HTL, hoặc
khoảng 1,1 tỷ người, trong đó khoảng 200 triệu người là nữ có HTL. Tỷ lệ HTL
theo giới như sau:
Bảng 1.1. Tỷ lệ hút thuốc lá giữa nam và nữ trên thế giới (%)
Địa dư
Nam
Nữ
Toàn thế giới
47
12
Nước phát triển
42
24
Nước kém phát triển
48
7
Châu Phi
29
4
Châu Mỹ

35
22
Vùng Trung Đông
35
4
Châu Âu
46
26
Đông Nam Á
44
4
Tây Thái Bình Dương
60
8
[19]
Nguồn: Báo cáo của tổ chức y tế thế giới .
Khuynh hướng tiêu thụ thuốc lá ở các nước phát triển giảm đi nhưng lại tăng
lên ở các nước đang phát triển. Tuy vậy, số điếu tiêu thụ 1 năm/người tại các nước
phát triển vẫn cao (nước phát triển: 1 người tiêu thụ 2590 điếu/năm, nước đang phát
triển: 1 người tiêu thụ 1410 điếu/năm). Trong những năm 70, số điếu tiêu thụ trung
bình tại các nước phát triển gấp 3,3 lần so với các nước đang phát triển nhưng đầu
thập kỉ 90 giảm xuống chỉ còn 1,7 lần [18].
Tại một số nước tỷ lệ HTL còn cao. Cuba: 50% dân số trưởng thành HTL, Hy
Lạp: 45% dân số HTL, Montegenro: 40% người dân ở Liên minh Montegenro và
Serbia thường xuyên HTL…
Chỉ có 5% dân số thế giới sống ở các nước hoàn toàn cấm các quảng cáo,
khuyến mãi và tài trợ cho thuốc lá và khoảng 40% các quốc gia vẫn còn chấp nhận
HTL ở bệnh viện và trường học [20].
Tại châu Á, các công ty thuốc lá nằm trong top những nhà quảng cáo hàng đầu
tại Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar và Philippines. Riêng tại Nga, các

công ty thuốc lá nước ngoài chiếm khoảng 40% quảng cáo trên ti-vi và radio [32].
1.5.2. Tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam
Theo khảo sát mức sống Việt Nam năm 1997 cho thấy 50% nam giới và 3,5%
nữ giới HTL thường xuyên [5].
13


Theo điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002 cho thấy tình hình sử dụng thuốc
lá ở Việt Nam vẫn ở mức cao, trong nam giới trưởng thành là 56,1%, tuổi bắt đầu
HTL chủ yếu là 18 đến 20 tuổi. Tỷ lệ HTL trong thanh thiếu niên vẫn chiếm tỷ lệ
cao 31,6% trong nhóm từ 15 đến 24 tuổi [10].
Tại Việt Nam, theo thống kê của các cơ quan chức năng trong năm 2002, con
số đàn ông trưởng thành nghiện HTL chiếm 72,8%, phụ nữ là 4,3%. Tỷ lệ thanh
thiếu niên ở độ tuổi từ 15 đến 24 sử dụng thuốc lá chiếm 26%. Theo một báo cáo
nghiên cứu của Chương trình Kiểm soát Thuốc lá Việt Nam năm 2007, Việt Nam
hiện có khoảng 30.000 − 40.000 người chết hàng năm vì có liên quan đến thuốc lá.
Con số này cũng cho thấy, hàng năm số người HTL tại Việt Nam đã “đốt” đi khoảng
8,2 ngàn tỷ đồng (tương đương 521,5 triệu đô-la Mỹ) [32].
Việt Nam đã thông qua Chương trình quốc gia phòng chống thuốc lá từ tháng
8/2000 và tăng cường các hoạt động tuyên truyền phòng chống thuốc lá. Hiện chính
phủ đang tìm các biện pháp mạnh nhằm làm giảm tỷ lệ HTL ở nước ta xuống còn
khoảng 7%, đó là một trong những hành động nhằm nâng cao chất lượng dân số ở
Việt Nam từ nay đến năm 2010 [32].
Theo một nghiên cứu của Đỗ Văn Dũng về tỷ lệ HTL ở học sinh, sinh viên và
học viên ở khu vực phía nam (Việt Nam) năm 2002 ghi nhận được tỷ lệ HTL ở đối
tượng này là 7,38%. Tỷ lệ HTL khác biệt đáng kể theo giới tính (nam: 14,25%, nữ:
0,08%), tuổi (tỷ lệ HTL gia tăng từ 15 tuổi và tăng nhanh nhất từ 18 − 22 tuổi), loại
hình học tập (học sinh phổ thông: 1,12%, sinh viên đại học: 9,53%, học viên học
nghề: 15,6%) [3].
Nghiên cứu về HTL trong giới trẻ toàn cầu lứa tuổi 13 − 15 do Trung tâm

kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC) và WHO phối hợp thực hiện, tiến hành ở Việt Nam
năm 2003, với cỡ mẫu 13.000 học sinh đại diện cho học sinh của 5 tỉnh và thành
phố của Việt Nam là: Tuyên Quang, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí
Minh. Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ HTL của học sinh trong độ tuổi từ 13 − 15
tuổi tại 5 tỉnh và thành phố là 3% đến 8,8%, tỷ lệ HTL ở học sinh nam là 4,8% đến
17,6%, còn tỷ lệ HTL ở nữ giới là 1,2% đến 3,3% [6].
Nghiên cứu của Phạm Hồng Duy Anh được tiến hành trên nhóm đối tượng
sinh viên khoa Y đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh năm 2004 cho thấy tỷ lệ đã từng
hút thuốc ở đối tượng này là 13,6%, tỷ lệ đang HTL là 7,35%, tỷ lệ HTL ở nam là
13,14%, cao hơn ở nữ giới, tỷ lệ HTL ở những sinh viên không sống cùng gia đình,
14


ở những sinh viên đi làm thêm cao hơn những sinh viên sống cùng gia đình và
không đi làm thêm [11].
Điều tra toàn cầu về tình hình HTL của sinh viên Y khoa, nghiên cứu tại Việt
Nam, năm 2006 của Phan Thị Hải và Lý Ngọc Kính ở sinh viên y năm thứ 3 của 6
trường ĐH Y trên toàn quốc cho thấy tỷ lệ HTL khá cao trong sinh viên y khoa. Tỷ
lệ đã từng HTL ở nam sinh viên là 57,1%, hiện hút là 20,7%, ở nữ sinh viên, tỷ lệ
này tương ứng là 19,8% và 2,7%. Khoảng 70% đến 80% sinh viên cho biết trường
họ đã có những chính sách và biện pháp cấm HTL nhưng chưa được thực hiện có
hiệu quả. Trên 60% sinh viên có phơi nhiễm với HTL thụ động tại nhà trong tuần
trước phỏng vấn, trong khi kết quả này từ cuộc điều tra tương tự năm 2003 là 53%.
Khoảng 70% sinh viên đang HTL nói có ý định bỏ thuốc và 73,8% đã cố gắng bỏ
thuốc trong năm. Mặc dù có tới 92% sinh viên cho rằng các cán bộ y tế cần được
trang bị kiến thức về tư vấn bỏ thuốc lá nhưng chỉ có 79,9% nói rằng có quan tâm
đến tiền sử HTL của bệnh nhân khi hỏi bệnh [30].

15



CHƯƠNG 2.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.2. Dân số nghiên cứu
- Dân số mục tiêu: học sinh trường THPT Lương Văn Can, Quận 8, TP. Hồ Chí
Minh năm 2010.
- Dân số chọn mẫu: học sinh được chọn ở 3 khối lớp 10, 11, 12 của trường THPT
Lương Văn Can, Quận 8, TP. Hồ Chí Minh năm 2010.
2.3. Cỡ mẫu
Sử dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỷ lệ với cỡ dân số:

n=

K

Với Z (0,975) = 1,96 (ước lượng khoảng tin cậy 95% với α = 0,05)
P = 0,157 (tỷ lệ học sinh PTTH có HTL) [6]
K = 1,5 (hệ số thiết kế)
d = 0,04 (sai số cho phép)
Ta tính được n = 477 học sinh (dự kiến lấy mẫu: 525 học sinh)
2.4. Phương pháp lấy mẫu
Sử dụng phương pháp lấy mẫu cụm 1 bậc tỷ lệ với cỡ dân số, đơn vị cụm là lớp.
Số học sinh trung bình mỗi lớp = Tổng số học sinh trường / tổng số lớp (Học
sinh trung bình: 2244/51 = 44 học sinh).
Với cỡ mẫu dự kiến 525 học sinh, số lớp được chọn là: 525/44 = 12 lớp.
Các lớp (10A110A16;11A111A18;12A112A17) được chọn như sau:

- Đánh số thứ tự tổng số lớp học của trường từ 10A112A17 tương ứng cụm 1
đến cụm 51.
- Khoảng cách mẫu (KCM)= Tổng số học sinh trường / 12 (KCM = 2244/12 =
187).
- Chọn ngẫu nhiên một con số bất kì từ 1 đến 187 sau đó cộng dồn với KCM sẽ
có một bảng số ngẫu nhiên được chọn tương ứng với các lớp được phỏng vấn.
- Số ngẫu nhiên đầu tiên được chọn là R: 100 (R ≤ KCM) tương ứng với lớp
10A3.
- Số thứ hai được chọn là: 100+187 = 287 tương ứng với lớp 10A7.
16


- Tương tự ta chọn được các số tiếp theo là: 474, 661, 848, 1035, 1222, 1409,
1596, 1783, 1970, 2157. Tương ứng với các lớp được chọn tiếp theo là: 10A11,
10A16, 11A4, 11A8, 11A12, 11A17, 12A3, 12A7, 12A11, 12A16.
- Ta chọn toàn bộ học sinh các lớp trên (phụ lục: danh sách các lớp được phỏng
vấn).
2.5. Tiêu chí chọn mẫu
- Tiêu chí đưa vào: học sinh đang theo học ở trường THPT Lương Văn Can,
Quận 8, TP. Hồ Chí Minh năm 2010, đồng ý tham gia phỏng vấn.
- Tiêu chí loại ra: học sinh vắng mặt tại buổi phỏng vấn.
2.6. Phương pháp thu thập số liệu
- Công cụ: Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn đã được soạn sẵn.
- Phương pháp: học sinh tự điền tại lớp.
- Địa điểm nghiên cứu: trường THPT Lương Văn Can, quận 8, TP. HCM.
2.7. Kiểm soát sai lệch
- Sai lệch thông tin:
• Định nghĩa rõ ràng và cụ thể các biến số.
• Thiết kế bộ câu hỏi đúng mục tiêu, rõ ràng về từ ngữ, ngắn gọn, dễ
hiểu, dễ trả lời, cấu trúc chặt chẽ.

• Phỏng vấn thử.
- Sai lệch chọn lựa:
• Định nghĩa rõ ràng đối tượng cần khảo sát dựa trên tiêu chí đưa vào và
tiêu chí loại ra.
• Giải thích rõ mục đích nghiên cứu.

17


×