Tải bản đầy đủ (.doc) (1 trang)

ĐỀ THI THỰC HÀNH VẬT LÝ-HỌC SINH GIỎI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.72 KB, 1 trang )

Tài liệu thí nghiệm – Vật lý 11
BÀI TẬP THÍ NGHIỆM VẬT LÝ
PHẦN: CƠ HỌC
I. Các bài tập về mặt phẳng nghiêng.
Bài 1. Cho một máng gỗ, một thanh cùng loại gỗ đó và một chiếc thước.
Hãy xác định hệ số ma sát nghỉ của gỗ đối với gỗ?
Bài 2.Cho một máng nghiêng kim loại có dây dọi để đo góc, trên máng
nghiêng có gắn sẵn nam châm điện, một thước thẳng dài 600 đến 800mm, một vật
trượt bằng kim loại đường kính 3cm cao 3cm, một máy đo thời gian, một giá đỡ,
một ke ba chiều để xác định vị trí của vật.Hãy xác định hệ số ma sát trượt của vật
trên mặt phẳng nghiêng?
Bài 3.Làm thế nào xác định hệ số ma sát của một thanh trên một mặt phẳng
nghiêng mà chỉ dùng một lực kế? Biết rằng độ nghiêng của mặt phẳng là không
đổi và không đủ lớn để thanh tự trượt mà không cần lực tác dụng bên ngoài.
Bài 4.Xác định hiệu suất của mặt phẳng nghiêng?
Dụng cụ: 1 giá thí nghiệm, 1 máng nhựa, 1 khối gỗ, 1 lực kế, 1 thướt dẹt chia độ
đến mm, 1 hộp quả cân.
II. Các bài tập về lò xo:
Bài 5.Xác định hệ số đàn hồi của lò xo?
Dụng cụ: 1 lò xo đàn hồi, 1 hộp quả cân, 1 thướt dẹt, một giá đỡ.
Bài 6.Cho 1 lò xo đàn hồi, 1 hộp quả cân, 1 thướt dẹt, một giá đỡ. Hãy vẽ
đồ thị biễu diễn sự biến thiên độ dãn
l∆
của lò xo theo lực tác dụng vào nó. Từ đồ
thị suy ra hệ số đàn hồi của lò xo?
Bài 7.Xác định trọng lượng của một vật bằng cách dùng một giá ba chân,
một lò xo, một cái thước và chỉ một quả cân?
Bài 8. Xác định trọng lượng cảu một vật chưa biết.
Dụng cụ: 1 giá thí nghiệm, 1 bảng từ, 1 thước có hai con trượt, một quả cân.
Giáo viên: Lê Kim Đông – Tổ Vật lý – Trường THPT Phan Châu Trinh – Tiên Phước.

×