Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Diễn văn bế mạc hội thảo quốc tế việt nam học lần thứ tư (2013) mai trọng nhuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 4 trang )

DIỄN VĂN BÉ MẠC
HỘI THẢO QUỐC TÉ VIỆT NAM HỌC LẦN THỨ TƯ
Mai Trọng Nhuận

Kính thím các vị khách quỷ,
Kính thưa các vị đại biêu,
Kỉnh thưa các nhà khoa học và toàn thê các bạn!
Sau hơn hai ngày làm việc tích cực với tinh thần học thuật nghiêm túc và sôi
nổi, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư của chúng ta với chủ đề: “Việt Nam
trên đường hội nhập và phát triển bền vững” đã thành công tốt đẹp.
Hội thảo là diễn đàn khoa học lớn nhất, là nơi tụ hội các chuyên gia hàng đầu
của Việt Nam và thế giới, trình bày và trao đối kết quả nghiên cứu mới nhất về đất
nước, con người, kinh tể, văn hóa, xã hội Việt Nam trên lộ trình đổi mới, hội nhập
quốc tế và phát triển bền vững.
Do có tầm vóc và ý nghĩa quan trọng đặc biệt, Hội thảo đã giành được sự quan
tâm sâu sắc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam.
Mặc dù hết sức bận rộn, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú
Trọng đà dành thời gian gặp gỡ và trao đối thân tình với đoàn đại biểu của Hội thảo
gồm trên 60 nhà khoa học Việt Nam và quốc tế.
Tổng Bí thư đã ỉắng nghe ý kiến của các nhà khoa học, bày tỏ sự quan tâm sâu
sắc của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đổi với sự phát triến của ngành Việt
Nam học ở Việt Nam và nước ngoài. Trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam vừa
ban hành Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) về đối mới căn bản và toàn diện nền
khoa học và công nghệ nước nhà nhằm thúc đấy sự phát triến của kinh tế tri thức,
tạo đà cho những bưó'c phát triển nhanh và bền vũng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng nhấn mạnh: Giới nghiên cứu về Việt Nam học cần tiếp tục hợp tác chặt chẽ
hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng và tính ứng dụng của các nghiên círu liên ngành
và chuyên sâu về Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hóa,
y tế, tài nguyên, môi trường, ứng dụng công nghệ cao, v.v... nhằm góp phần giải
* GS. TS., Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.


152


DIỄN VĂN BỂ MẠC.

quyết có hiệu quả tối ưu các bài toán đang đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế và
phát triển bền vững của Việt Nam.
Đậc biệt, ngành Việt Nam học phải là nhịp cầu giao lưu học thuật và văn h ó a
đáng tin cậy nhất của Việt Nam với thế giới, góp phần giúp cho người dân và Chính
phủ Việt Nam hiểu biết hơn về thế giới và làm cho nhân dân và chính phủ các nước
hiểu biết đúng đắn và đầy đủ hơn về đất nước, con người, kinh tế, văn hóa, xã hội,
lịch sử và khát vọng của dân tộc Việt Nam.
Hội thảo của chúng ta cũng rất vinh dự được chào đón Thủ tướng Chính phủ
Nguyền Tấn Dũng đến tham dự, chủ tọa và phát biểu tại phiên khai mạc. Trong
Diễn văn khai mạc, Thủ tướng đã gửi đến giới nghiên cứu Việt Nam nhiều thông
điệp quan trọng, đó là: những đánh giá về các thành tựu cơ bản và những khó khăn,
thách thức của Việt Nam trên con đường chủ động hội nhập quốc tế và phát triển
bền vững. Thủ tướng cũng trình bày súc tích các giải pháp chiến lược với ba khâu
đột phá nhằm tiếp tục đưa Việt Nam vượt qua các khó khăn nan giải hiện nay, tiếp
tục đổi mới, phát triển nhanh và bền vững trên cơ sở phát huy tối đa nội lực, tranh
thủ sức mạnh của thời đại dựa trên việc thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc
lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác, giữ vững chủ quyền quốc gia và đảm bảo
an ninh, quốc phòng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao cố gắng của Viện Khoa học xã hội
Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Thủ đô Hà Nội tổ chức Hội
tlhảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư và gửi gắm kỳ vọng vào những đóng góp học
tìhuật có giá trị thiết thực của ngành Việt Nam học nói chung và của cuộc Hội thảo
mói riêng vào việc thúc đẩy quá trình hội nhập và phát triển bền vững của Việt Nam.
Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư cũng nhận được sự quan tâm mạnh
mẽ của các bộ, ngành trung ương, của công luận và đặc biệt là của giới nghiên cứu

CTcả Việt Nam và nước ngoài.
Xứng đáng với những kỳ vọng và sự quan tâm đó của lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, Chính phủ Việt Nam, của công luận và giới nghiên cứu, Hội thảo của chúng
t:a đã diễn ra với không khí học thuật thật sự cởi mở, dân chủ và nghiêm túc với chất
lượng chuyên môn cao, như đã được trình bày trong Báo cáo tổng kết của các tiểu
ban và của Ban Tổ chức, ở đây, tôi xin nhấn mạnh thêm một số điểm:
Thứ nhất, việc Hội thảo nhận được trên 1700 tham luận, trong đó có gần 1000
tham luận đạt chất lượng cao đã được lựa chọn; việc có hơn 1000 nhà khoa học
thuộc nhiều lĩnh vực ở Việt Nam đến tham dự, trình bày tham luận và sôi nổi thảo
líuận với hàng nghìn ý kiến tại các tiểu ban trong suốt hai ngày qua cho thấy việc xác
định chủ để của Hội thảo cũng như việc tô chức 15 tiêu ban của hai cơ quan đổng
153


VIỆT NAM HỌC - KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TÉ LẦN THỨ TƯ

tổ chức Hội thảo là Viện Khoa học xã hội Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Nộ i ìà
hoàn toàn chính xác, phù hợp với mối quan tâm học thuật chung của giới nghién
cứu vê Việt Nam ở trong và ngoài nước.
Thứ hai, nét đặc trưng học thuật quan trọng nhất đã tạo thành thương kiệu
của Hội thảo quốc tế về Việt Nam học là ở tỉnh liên ngành, liên lĩnh vực. Tại đâv,
các nhà khoa học tiếp cận và nghiên cứu về Việt Nam từ nhiều góc độ, nhiều lĩnh
vực chuyên môn khác nhau có điều kiện chia sẻ, cọ xát ý tưởng, trao đổi về cách
nhìn nhận các vấn đề, nhờ đó làm cho các kết quả nghiên cứu của mình đạt tới tầm
học thuật cao hơn và có giá trị ứng dụng thiết thực hơn.
Hội thảo lần thứ tư này tiếp tục truyền thống đó với sự tham gia của đông đảo
các nhà khoa học không chỉ trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn mà còn
cả trong các lĩnh vực kinh tế, khoa học tự nhiên và công nghệ, trong đó ngày càng
xuất hiện nhiều hơn các hệ vấn đề được thảo luận mang tính liên ngành rất cao, như
khu vực học, địa chính trị, toàn cầu hóa, tài nguyên, môi trường, phát triển nguồn

nhân lực, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Đây là hướng đi mà
các kỳ hội thảo tiêp theo cần phải tiếp tục phát huy đê các kềt quả nghiên cím của
giới Việt Nam học không chỉ có tầm vóc học thuật cao mà còn phải có tính ứng
dụng cao, thiết thực tham gia giải quyết có hiệu quả cao các vấn đề đang đặt ra
trong thực tiễn phát triển của Việt Nam.
Thứ ba, các hệ van đề mà Hội tháo lần này tập trung thảo luận trong các
phiên thảo luận cũng hết sức phong phú, đề cập đến từ các vấn đề có tầm vĩ mó,
như triết lý phát triển, đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế, giải quyết các bài
toán phát triển, các xung đột lợi ích và các bất đồng trong quan hệ quốc tế với cái
nhìn xuyên suốt lịch sử, đặt trong bối cành địa chính trị của khu vực và bối cánh
toàn cầu, đến các vấn đề vi mô như quá trình chuvển đổi sinh kè của một số nhóm
dân cư hay tộc người ở từng tiểu vùng, từng địa phương, hay thậm chí là trao đổi cụ
thể về một tài liệu, một dữ liệu nào đó.
Bên cạnh đó, việc các nhà khoa học íhuộc đủ các lĩnh vực, các thế hệ từ 36
nước và vùng lãnh thố gặp nhau tay bắt mặt mừng, cùng hoan hỷ chia sẻ tâm tư,
tinh cảm vả các dự định nghiên cứu và hợp tác ở cả trong và ngoài các phòng họp
cũng có ý nghĩa hết sức to lớn. Rõ ràng là: Hội thảo của chủng ta không clĩỉ là diễn
đàn học thuật lớn nhất, quan trọng nhất mà thực sự còn là nơi hội tụ của giới
nghiên cíni về Việt Nam toàn thế giỏi.
Thứ tư, không chỉ Ban Chỉ đạo và Ban To chức Hội thảo mà han là tất cả
chủng ta nhìn vàơ đội ngũ nhà khoa học tham dự Hội thảo lần này đều hết sức vui
mừng, phấn khởi. Bên cạnh thế hệ các nhà khoa học lão thành, là những người tiến
154


DIỄN VĂN BỂ MAC.

phong mở đường, nay tuy tuổi đã cao nhưng sức vẫn khỏe, tràn đầy trí tuệ và tâm
huyết, thì có đến hơn một nửa số người tham gia Hội thảo lần này là các nhà khoa
học trẻ, tràn đầy nhiệt tình, khát vọng, có trình độ chuyên môn và ngoại ngữ giỏi.

Họ đang hăm hở kế tục và phát huy sự nghiệp của các bậc thầy trong bối cảnh mới
và ở tầm cao mới. Nhìn vào đó, chủng ta cỏ đủ cơ sở vững chắc đê tin rằng ngành
Việt Nam học sẽ tiếp tục phát triển, hứa hẹn nhiều thành tựu phong phủ với chất
lượng cao.
Thứ năm, để cuộc Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư thành công tốt
đẹp, bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo Đảng và Chính phủ Việt Nam, của
các bộ, ngành, cua Thủ đô Hà Nội và sự hưởng ứng nhiệt thành của các nhà khoa
học, cần phải ghi nhận nồ lực phi thường với những đóng góp không nhỏ của đội
ngũ cán bộ làm công tác thư ký, hậu cần, phiên dịch, an ninh, y tế, bảo vệ, lái xe,
v.v... thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung
tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình. T h a y mặt Ban Chỉ đạo Hội thảo, tôi xin được trân
trọng ghi nhận và cảm ơn tất cả các anh chị em.
Đe nghị anh chị em đứng dậy và đề nghị toàn thể hội trường nhiệt liệt hoan hô,
ghi nhận và cảm ơn các anh chị em!
Kính thưa các vị khách quỷ!
Kỉnh thưa các nhà khoa học!
“Hội vui nhớ buổi hôm nay,
Hội mừng xin hẹn kỳ này 4 năm sau!”
Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ tư đã thành công rực rỡ. Một lần nữa
xin cảm tạ tất cả các quý vị. Tôi xin tuyên bố bế mạc Hội thảo.
Chúng ta chia tay nhau tại đây. Xin kính chúc quý vị và gia đình sức khỏe,
hạnh phúc và thành công nhiều hơn nữa trong sự nghiệp của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!

155



×