Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Định lượng glucose trong huyết thanh, amylase huyết và tìm glucose trong nước tiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.01 KB, 10 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP HÓA SINH

BÀI: ĐỊNH LƯỢNG GLUCOSE TRONG HUYẾT THANH,
AMYLASE HUYẾT VÀ TÌM GLUCOSE TRONG NƯỚC
TIỂU

Ngày thực tập: 13/2/2017
Nhóm7:

Ngô Tấn Tài – Tổ 38
Nguyễn Huỳnh Phúc – Tổ 38

Khối 4 – Lớp G


I.

ĐỊNH LƯỢNG GLUCOSE TRONG HUYẾT THANH:

1. Nguyên tắc
Nồng độ glucose huyết thanh được xác định bằng phản ứng oxy hóa với enzyme
glucose oxidase (GOD). Phản ứng tạo ra hydroperoxid (H2O2). Chất này được ly giải bởi
phenol và 4-aminophenazon dưới xúc tác của enzyme peroxidase (POD) tạo ra
quinoneimin có màu đỏ tím. Cường độ màu của quinoneimin tỉ lệ thuận với lượng
glucose ban đầu có trong mẫu.
Phương trình phản ứng:

II.

Thuốc thử
Thuốc thử R


Đệm phosphat (pH 7.5)

0,1 mol/L

4-aminophenazon

0,25 mmol/L

Phenol

0,75 mmol/L

Glucose oxidase

> 15 KU/L

Peroxidase

> 1,5 KU/L

Mutarotase

> 2,0 KU/L

Chất ổn định

> 2,0 KU/L

Dung dịch chuẩn 100mg/dl hay 5,55 mmol/L
III.


Tiến hành

Huyết thanh
Dd Glucose chuẩn
Thuốc thử R

Ống chuẩn

Ống đo

---

10 μl

10 μl

---

1.000 μl

1.000 μl


Trộn đều , ủkhoảng 10 phút ởnhiệt độ phòng. Đo độ hấp thụ ánh sáng của ống đo, ống
chuẩn so với ống trắng ở bước sóng 500 nm.
IV.

Kết quả
Glucouse huyết thanh(mg/dl) = (mg/dl)


V.

Biện luận
-

Trong cơ thể bình thường, chuyển hóa glucid luôn được điều hòa theo nhu
cầu của cơ thể thể hiện quan trọng và rõ rệt nhất là sự điều hòa đường
huyết.

-

Bình thường đường huyết 0,7 – 1,2 g/L hay 70 – 120 mg% hay 4,22 – 6,67
mmol/L

-

Theo kết quả ,Glucose huyết thanh đo được là 75,68 mg/dl hay 75,68 mg%
à Đường huyết này nằm ở khoảng bình thường .

-

Đường huyết luôn ổn định nhờ sự cân bằng giữa hai nguồn:
+ Bổ sung, cung cấp glucose vào máu. Nguồn glucid ngoại sinh từ thức ăn,
nguồn nội sinh do phân giải glycogen và tân tạo glucose ở khoảng giữa các
bữa ăn.
+ Sử dụng glucose ở các tổ chức, quan trọng nhất là mô cơ , mô mỡ, mô
thần kinh và tổng hợp glycogen dự trữ ở tất cả các tổ chức ( nhiều nhất ở
gan và cơ).
+ Glucose được liên tục lọc qua quản cầu thận và được tái hấp thu hoàn

toàn qua ống thận. Khi lượng glucose máu vượt quá ngưỡng thận ( khoảng
180mg%) thì glucose được thải ra qua nước tiểu ( đường niệu).

-

Cơ chế diều hòa đường huyết
+Gan đóng vai trò rất quan trọng trong điều hòa đường huyết nhờ chức
năng glycogen của gan. Ngoài gan, cơ cũng tham gia vào quá trình đường
huyết


+ Có nhiều yếu tố ảnh hupwngr dến đường huyết, và các yếu tố đó tác động
trước hết đến glycogen của gan và chuyển hóa glucid ở cơ và các mô khác.
Hệ thống nội tiết điều hòa chính xác và nhanh chóng qua hệ thần kinh trung
ương, gồm hai hệ thống đối lập nhau:
+ Làm giảm đường huyết: chủ yếu là insulin, lao động nặng.
+ Làm tăng đường huyết: chủ yếu là gluccagon, adrenalin và hormon của
các tuyến khác (tuyến giáp trạng, vỏ thượng thận, yên trước).
Biểu hiện tăng đường huyết có thể do thiếu insulin hay thừa các hormon
tăng đường huyết (cường năng các tuyến tương ứng, giảm đường huyết có thể do
thừa insulin hay thiểu năng các tuyến tương ứng).
Các rối loạn chuyển hóa glucid sẽ thể hiện qua lâm sàng và các xét nghiệm.
Các biện pháp động học nhằm thăm dò khả năng đáp ứng của các hệ thống điều
chỉnh đường huyết khi ta gây tăng hoặc giảm đường huyết (nghiệm pháp tăng
đường huyết, nghiệm pháp tiêm adrenalin) hoặc nhằm đánh giá chức năng chuyển
hóa chuyển biết của cơ quan ( nghiệm pháp galactose niệu).
a) Adrenalin và glucagon
Khi đường huyết giảm thì glucagon được tế bào α của tụy tiết ra và tác động
lên gan và kích thích gan phân giải glycogen hình thành glucose vào máu. Sự co
cơ hoặc sự kích thích thần kinh (đáp ứng “chiến đấu hay bỏ chạy”) khiến tủy

thượng thận giải phóng adrenalin, adrenalin kích thích gan phân giải glycogen
thành glucose vào máu và kích thích cơ tăng phân giải glucogen cung cấp năng
lượng cho cơ hoạt động. Xét tác dụng của adrenalin. Adrenalin gắn vào thụ thể
(gọi là thụ thể β hướng adrenalin-β-adrenergic) trên màng của tế bào đích, chẳng
hạn tế bào gan. Diều này kích thích adenylat cyclase xúc tác sự tạo AMPv từ ATP.
AMPv hoạt hóa proteinkinase thành dạng hoạt động (protein kinase A). Sau đó là
hàng loạt phản ứng (xem sơ đồ).
b) Insulin
Do tế bào β đảo Langerhans tuyến tụy. Tác dụng làm tăng tính thấm của màng
tế bào đối với Glucose, làm tăng sự sử dụng glucose ở tất cả các mô cơ thể bằng
cách kích thích sinh sinh tổng hợp các enzym chìa khóa của sự đường phân, tăng
sự tổng hợp glycogen bằng sự tăng hoạt glycogen synthase, làm giảm sự phân
lyglycogen ở gan, cơ. Do đó làm giảm đường huyết.


c) Thyroxin
Hormon tuyển giáp tăng hấp thụ glucose ở ruột, tăng phân ly glycogen ở gan,
do đó làm tăng đường huyết.
d) Glucocorticoid
Hormon vỏ thượng thận làm tăng đường huyết bằng cách tăng tân tạo
glucose, tăng hấp thụ glucose ở ruột, ức chế tiêu dùng glucose ở các mô ngoài gan,
tăng phân ly glycogen.
goài gan, tăng phân ly glycogen.
e) Hormon trưởng thành
Hormon của yên trước làm giảm sự thấm glucose vào các mô, giảm tổng
hợp glycogen, tăng phân ly glycogen, do đó làm tăng đường huyết .
f) ACTH của tuyến yên trước
ACTH kích thích vỏ thượng thận tiết hormon steroid trong đó có
glucocorticoid (gây tăng đường huyết)


II. ĐỊNH LƯỢNG AMYLASE HUYẾT
1. Nguyên tắc
_
Trước kia, hoạt độ amylase máu, nước tiểu được xác định bằng phương
pháp Wohlgemuth. Phương pháp dựa trên phản ứng thủy phân tinh bột của
amylase; xác định độ pha loãng của amylase có trong 1ml huyết thanh hay nước
tiểu có khả năng thủy phân hết 2mg tinh bột sau 30 phút, ở 37 và pH = 6,8 để suy
ra hoạt độ enzym.
Bình thường:
Amylase máu = 16 – 31 đơn vị Wohlgemuth.
Amylase nước tiểu = 32 – 64 đơn vị Wohlgemuth.
(Một đơn vị Wohlgemuth là hoạt độ enzyme có trong 1ml huyết thanh, hay nước
tiểu thủy phân hết 1mg tinh bột trong các điều kiện xác định).
_

Hiện nay, người ta xác định hoạt độ amylase theo phương pháp động học.


Nguyên lý: amylase thủy phân 2-chloro-4-nitrophenyl-maltotrioside (CNPG3)
thành 2-chloro-4-nitrophenol (CNP), 2-chloro-4-nitrophenyl-maltodioside và glucose
(G), theo phản ứng sau:
5 CNPG3 ç Amylase è 3 CNP + 2CNPG2 + 3G3 + 2G
Sự giải phóng CNP từ cơ chất và tăng sự hấp thụ của nó tỷ lệ thuận với hoạt độ
amylase huyết thanh.
Hiện nay, người ta dung Kit để xác định hoạt độ amylase máu, nước tiểu. Trị số
bình thường của nó phụ thuộc vào kĩ thuật và thuốc thử (chú yếu là cơ chất như G3, G7).
Các hãng khác nhau cho kết quả khác nhau, kết quả đơn vị đều tính là U/L. Trong đó G3
là 2-chloro-4-nitrophenyl--maltotrioside (CNPG3) và G7 là p-nitrophenylmaltoheptaoside (EPS).
2. Thuốc thử
Mã số: 12018; đóng gói 12 x 10ml

- Đệm MES (pH = 6,0) 36 mmol/l
- CNPG3
1,6 mmol/l
- Calcium acetate
3,6 mmol/l
- Sodium chloride
37 mmol/l
- Potassium
253 mmol/l
- Sodium azide
0,095%
3. Tiến hành
Cho vào cuvette
25
37
Mẫu thử
20
10
Thuốc thử RGT
1.000
1.000
Trộn đều, ủ trong 1 phút ở nhiệt độ tương ứng, đọc kết quả ở thời điểm sau 1,2 và
3 phút
4. Kết quả
U/l (25) = A/min x 9864
U/l (37) = A/min x 24820
Chuyển đổi đơn vị:
1 U/l = 16,67 x 10-3
1 = 60 U/l
Ta có : U/l (37) = A/min x 24820

= 96,7
5. Ý nghĩa lâm sàng của amylase


Amylase huyết thanh tăng cao torng viêm tụy cấp, đặc biệt cao trong viêm tụy cấp
có hoại tử.
Ngoài ra, amylase huyết thanh còn tăng trong 1 số trường hợp như:
Đợt cấp của viêm tụy mạn
Tắc ống dẫn tụy do sỏi hoặc u; thuốc gấy co thắt đột ngột cơ vòng (như opiat,
codein, methylcholin, chlorothiazide), mức tăng amylase huyêt thanh từ 2-15 lần
so với bình thường.
Biến chứng của viêm tụy (nang giả tụy, cổ trướng, apxe), chấn thường tụy, vết
thương bụng.
Các u ác tính (đặc biệt là u phổi, u buồng trứng, u tụy, u vú…) thường tăng hơn 25
lần so với giới hạn bình thường (điều này hiếm thấy ở viêm tụy).
Suy thận tiến triển: thường tăng, thậm chí cả khi không có viêm tụy.
Tăng tiết amylase
Loét dạ dày, tá tràng thủng vào tụy.
Do sỏi, hoặc u chèn ép tắc đường dẫn tụy
Ung thư tuyến tụy
Đôi khi, trong viêm gan truyền nhiễm, amylase không có nguốn gốc tụy vào máu
tăng. Tắc ruột, xơ gan, các bệnh về thận, thiếu niệu thì amylase nước tiểu giảm
làm tăng amylase máu
Amylase giảm khi tụy bị hoại tử lan rộng, ngoài ra nó còn giảm trong 1 số bệnh lý
như:
Viêm tụy mạn tính
Viêm tụy mạn tính tiến triển
Xơ hóa ống dẫn tụy tiến triển
6. Ứng dụng lâm sàng trong bệnh lý viêm tụy
Để chẩn đoán bệnh viêm tụy cấp, hiện nay ở các bệnh viện thong thường

người ta làm các xét nghiệm sau:
Amylase máu:


Hoạt độ amylase máu và nước tiểu trong viêm tụy cấp tăng rất cao so với
bình thường.
Viêm tụy cấp làm hoạt độ 5amylase máu tăng nhanh và cao khi bệnh hởi
phát sau 3 – 6 giờ, tăng cao hơn 460 U/l trong vòng 8 giờ ở 75% bệnh nhân, có thể
tăng 30-40 lần so với bình thường, cực đại sau 20 – 30 giờ và có thể duy trì từ 48 –
72 giờ. Amylase tăng cao trong viêm tụy tiến triển, thường tăng cao ở giai đoạn
đầu, giảm dần qua các giai đoạn sau.
Hoạt độ amylase huyết tương tăng cao ( trên 1000 U/l) được coi như dấu
hiệu của viêm tụy cấp. Hoạt độ cao tương tự có thể gặp trong tắc nghẽn ống dẫn
tụy. Nó có xu hướng giảm sau vài ngày ở hơn 10% bệnh nhân viêm tụy cấp. Đặc
biệt, khi quá 2 ngày sau các triệu chứng khởi phát có thể gặp giá trị bình thường,
thậm chí ngay cả khi chết do viêm tụy cấp.
Amylase huyết tương tăng từ 7 – 10 ngày sẽ gợi ý một ung thư tụy kết hợp
hay nang giả tụy.
 Amylase nước tiểu
Tăng amylase trong nước tiểu cũng phản ánh sự thay đổi amylase huyết
tương sau 6 – 10h. Hoạt độ enzyme 24 giờ có thể bình thường, thậm chí ngay cả
khi lấy mẫu xét nghiệm từng giờ cho giá trị tăng. Hoạt đô enzyme từng giờ có thể
hữu ích, tăng hơn 74 U/l/giờ
Giá trị bình thường amylase
Amylase máu:
Người lớn: 53 – 123 U/L hay 0,88 – 2,05 nkat/L
Người có tuổi: tăng nghẹ so với giá trị bình thường
Vậy amylase của người trên bình thường.
 Tăng hoạt độ amylase máu
Các nguyên nhân chính thường gặp là:

Viêm tụy cấp: do rượu, tự miễn
Đợt tiến triển cấp của viêm tụy mạn
Viêm tụy cấp do thuốc (drug-induced acute pancreatitis) (VD: acid
aminosalicylic, azathioprine, corticosteroid, dexamethasone, acid ethacrymic,
rượu, furosemide, thiazide, mercaptopurin, phenformin, triamcinolon)
Tắc nghẽn ống tụy do sôi hoặc ung thư biểu mô
Bệnh lý đường mật:

Sỏi ống mật chủ

Viêm túi mật cấp
Biến chứng của viêm tụy (nang giả tụy, cổ chướng, áp-xe)
Chấn thương tụy (VD: chấn thương bụng, sau khi tiến hành tụyđường mật ngược dòng qua nội soi)
Tính thấm của đường tiêu hóa bị biến đổi:

Bệnh ruột do thiếu máu cục bộ hoặc thủng ruột non



Thủng ổ loét dạ dày tá tràng hay thùng ổ loét vào hậu cung mạc nối

Thủng thực quản
Ngộ độc rượu cấp
Bệnh lý tuyến nước bọt: viêm mưng mủ tuyến nước bọt, quai bị, tắc
nghẽn ống dẫn nước bọt do sỏi, sau tia xạ
Các khối u ác tính, nhất là ung thư tụy, phổi, buồng trứng, thực quản,
vú và đại tràng (thường hoạt độ amylase tăng rất cao > 25 lần giới hạn bình
thường cao và mức tăng này hiếm khi được gặp trong viêm tụy cấp)
Suy thận giai đoạn cuối (hoạt độ amylase máu tăng ngay cả khi
không có viêm tụy)

Các nguyên nhân khác:

Bệnh gan mạn (VD: xơ gan với hoạt độ amylase máu thường tăng ≤
2 lần giá trị bình thường)

Nhiễm toan ceton do đái tháo đường

Tăng lipid máu

Cường chức năng tuyến giáp

Có thai (bao gồm cả thai ngoài tử cung vỡ)

U nang buồng trứng

Bỏng

Phẫu thuật lồng ngực gần đây, phình tách động mạch chủ

Đái myoglobin (myoglobinuria)

Vỡ lách

Một số trường hợp chảy máu nội sọ (cơ chế không được biết)
 Giảm hoạt độ amylase máu
Tình trạng phá hủy tụy nặng và lan rộng (VD: viêm tụy cấp bùng
phát, viêm tụy mạn giai đoạn cuối, xơ hóa nang giai đoạn cuối)
Tổn hại gan nặng (VD: viêm gan, nhiễm độc, nhiễm độc thai nghén,
nhiễm độc giáp nặng, bỏng nặng)
 Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm:

Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu có thể làm thay đổi kết quả xét
nghiệm
Bệnh phẩm bị nhiễm bẩn nước bọt có thể gây tăng giả tạo kết quả
xét nghiệm
Tăng glycerid nặng (>5 lần giá trị bình thường cao) có thể gây tình
trạng ức chế hoạt độ enzyme. Suy thận cũng có thể gây tăng vừa hoạt độ amylase
huyết thanh
Các thuốc có thể làm tăng hoạt độ amylase huyết thanh là:
acetaminophen, kháng sinh, aspirin, corticosteroid, estrogen, furosemide, thuốc
kháng viêm không phải steroid, prednison, salicylate và các lợi tiểu nhóm thiazid


Các thuốc có thể làm tăng hoạt độ amylase niệu là: rượu, aspirin,
bethanechol, codein, indomethacin, meperidin, morphin, pentazocin, thuốc lợi tiểu
nhóm thiazide
Các thuốc có thể làm giảm hoạt độ amylase huyết thanh là: citrate,
oxalate do gắn với ion canxi
Các thuốc có thể làm giảm hoạt độ amylase niệu là: fluorid, glucose



×