Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

KHẢO sát ẢNH HƯỞNG của vật LIỆU lên sự PHÂN bố ỨNG SUẤT TRÊN INLAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 51 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---oOo--

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VẬT LIỆU
LÊN SỰ PHÂN BỐ ỨNG SUẤT TRÊN INLAY

Chuyên ngành: Răng Hàm Mặt

Người thực hiện: Nguyễn Trần Kim Hoàng
Lớp: Bác sĩ nội trú 2015 - 2018

TP HỒ CHÍ MINH - 2017


MỤC LỤC
MỤC LỤC


3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ


DFE

Dental finite element annalysis

GPa

Giga Pascal

MOD

Mesio-Occluso-Distal

MPa

Mega Pascal

N

Newton

PTPTHH

Phân tích phần tử hữu hạn


4

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU VIỆT ANH
TÊN TIẾNG VIỆT


TÊN TIẾNG ANH

Chuyển vị

Displacement

Độ bền kháng gãy

Fracture resistance

Phân bố ứng suất

Stress distribution

Phân tích phần tử hữu hạn

Finite Element Analysis

Phục hồi mô phỏng sinh học

Bionic Restoration

Ứng suất kéo

Tensile stress

Ứng suất nén

Compressive stress


Ứng suất Von Mises

Von Mises stress


5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3. 1 Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của độ bền kháng nứt (N)
Bảng 3. 2 Tổng phần trăm các loại nứt gãy trong mỗi nhóm
Bảng 3. 3 Giá trị ứng suất Von Mises (MPa)
Bảng 3. 4 Giá trị ứng suất nén (MPa)
Bảng 3. 5 Giá trị ứng suất kéo (MPa)
Bảng 3. 6 Tổng chuyển vị (µm)


6

DANH MỤC BIỂU ĐỒ


7

DANH MỤC SƠ ĐỒ


8

DANH MỤC HÌNH



9

ĐẶT VẤN ĐỀ
Quan điểm hiện đại của “Nha khoa thẩm mỹ” và “Nha khoa xâm lấn tối
thiểu” đòi hỏi một phục hồi vừa phải đạt chức năng, vừa phải đạt thẩm mỹ và phải
tiết kiệm mô răng.
Inlay sứ và Inlay composite là loại phục hồi thỏa mãn được các yêu cầu trên,
vì vậy hiện nay, loại phục hồi này ngày càng được sử dụng nhiều để điều trị cho các
răng bị mất chất một phần. Vì so với một phục hồi trực tiếp bằng composite thì
Inlay đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn và khắc phục được những nhược điểm của
trám compostie trực tiếp như sự co do trùng hợp, mòn, đổi màu, vi kẽ.v.v. Hơn nữa,
việc sử dụng công nghệ CAD/CAM giúp cho việc điều trị bằng Inlay chính xác,
nhanh chóng hơn nhiều [20]. Và so với một phục hồi toàn phần như mão thì Inlay
tiết kiệm mô răng hơn. Trước đây, người ta lo ngại về khả năng lưu giữ cũng như độ
bền của các phục hồi Inlay tuy nhiên với sự tiến bộ không ngừng của các hệ thống
dán cũng như sự phát triển của các vật liệu nha khoa đã làm tăng tỷ lệ thành công
của Inlay lên hơn 95% trong 7-10 năm [20].
Việc lựa chọn vật liệu để chế tạo Inlay là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng
đến tỷ lệ thành công của Inlay. Tuy nhiên sử dụng Inlay bằng vật liệu sứ hay
composite vẫn còn nhiều tranh cãi. Theo nhiều tác giả, Inlay sứ duy trì hình dạng
giải phẫu bề mặt và sự nguyên vẹn của bờ cũng như gia cố các phần mô răng yếu
tốt hơn Inlay composite nhưng nhược điểm của sứ là cứng hơn cả men răng gây
mòn răng đối diện, độ bền mỏi thấp và dễ gãy hơn. Mặt khác cũng có tác giả cho
rằng, Inlay composite cải thiện độ khít sát bờ và độ bền của răng hơn Inlay sứ
nhưng composite lại dễ mòn, dễ đổi màu và thường bị sâu thứ phát hơn. Ngoài ra
còn có nghiên cứu cho thấy khả năng kháng nứt gãy của cả hai vật liệu là như nhau
và bất kể là loại vật liệu nào thì sự khít sát bờ cũng không có sự khác biệt [13]
Vì vậy nhằm tích hợp những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm của

từng vật liệu thành phần là sứ và composite, vật liệu kết hợp sứ-composite đã xuất


10

hiện. Trong đó, sự kết hợp giữa vật liệu Tizian zirconia reinforce composite (thay
thế cho ngà) và Dialog Occlusal composite (thay thế cho men) của hãng Schuetz
(Đức) đã tạo nên các phục hồi mô phỏng sinh học (Bionic Restoration), sử dụng các
vật liệu có tính chất tương tự với mô răng tự nhiên để phục hồi hình thái răng. Tuy
được giới thiệu là loại vật liệu có nhiều ưu điểm nhưng hiện nay chỉ mới có một
nghiên cứu Invitro về khả năng kháng mòn của vật liệu này là được công bố [18].
Trước đây, các nghiên cứu về Inlay được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp thử
nghiệm trên răng khô, tiếp đến là các nghiên cứu trên lâm sàng. Hiện nay, một
phương pháp nghiên cứu mới đầy hứa hẹn đang được áp dụng ngày càng rộng rãi
đó là phương pháp phân tích phần tử hữu hạn (PTPTHH). Việc sử dụng phương
pháp này có ưu điểm là cho phép nhà nghiên cứu hiểu rõ một cách trực quan sự
tương tác và sự phân bố ứng suất của các thành phần răng và phục hồi.
Ở Việt Nam, ứng dụng của phương pháp này trong nghiên cứu nha khoa còn rất
ít và chỉ được chú ý thời gian gần đây. Hiện nay chỉ có một nghiên cứu của Nguyễn
Hữu Bảo Thư về ảnh hưởng của vật liệu chốt - cùi giả lên sự phân bố ứng suất trên
răng đã điều trị nội nha và một nghiên cứu của Đại học Bách Khoa về độ bền mỏi
của phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm dưới là được công bố. Một nghiên cứu
khác của Phan Toàn Khoa nhằm đánh giá ảnh hưởng của các mức chiều cao Torus
lên sự phân bố ứng suất của phục hình răng tháo lắp toàn hàm hàm trên đang được
tiến hành.
Mục tiêu của chúng tôi là giải đáp câu hỏi : “Phục hồi Inlay với các loại vật liệu
khác nhau ảnh hưởng lên sự phân bố ứng suất trên răng như thế nào?”
Để trả lời câu hỏi nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng phương pháp PTPTHH ba
chiều kết hợp nghiên cứu thực nghiệm trên răng khô để đánh giá một cách chính
xác, trực quan và đầy đủ về sự phân bố ứng suất bên trong răng và Inlay với phục

hồi được chế tạo bằng 3 loại vật liệu khác nhau: sứ, sứ-composite có cấu trúc mô
phỏng sinh học và composite.


11

Mục tiêu tổng quát: Đánh giá ảnh hưởng của vật liệu lên sự phân bố ứng suất
trên răng được phục hồi bằng Inlay.
Mục tiêu cụ thể:
1. So sánh độ bền kháng nứt và phân loại kiểu nứt gãy của ba loại vật liệu phục
hồi Inlay.
2. So sánh giá trị ứng suất tối đa Von Mises, ứng suất kéo, ứng suất nén trên mô
răng, Inlay và cement dán giữa ba nhóm vật liệu.
3. So sánh giá trị tổng chuyển vị trên mô răng, Inlay và cement dán giữa ba
nhóm vật liệu.
4. Khảo sát sự phân bố ứng suất trên mô răng, Inlay và cement dán giữa ba
nhóm vật liệu.

5.


12

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. Thuật ngữ vật lý
1.1.

Ứng suất [4]
Ứng suất là một đại lượng biểu thị nội lực được phát sinh trong vật thể biến


dạng dưới tác động của các nguyên nhân bên ngoài như tải lực, thay đổi nhiệt độ

Trong đó ứng suất, đơn vị N/m2 (Pascal) hoặc MPa (Mega Pascal)
F: lực tác động (Newton, N)
A: diện tích bề mặt chịu lựa tác động (m2)
Lực tác động làm kéo dãn vật thể sẽ tạo ra ứng suất kéo

Hình 1. 1 Ứng suất kéo
Lực tác động làm ép vật thể sẽ tạo ứng suất nén

Hình 1. 2 Ứng suất nén
1.2.

Mô đun đàn hồi [4]
Khi chịu tác động của một ứng suất căng hoặc nén (lực tác động trên một đơn

vị diện tích), một vật phản ứng bằng cách biến dạng theo tác dụng của lực dãn ra
hoặc nén lại. Trong một giới hạn biến dạng nhỏ, độ biến dạng này tỷ lệ thuận với
ứng suất tác động. Hệ số tỷ lệ này gọi là mô đun đàn hồi. Mô đun đàn hồi của một


13

vật thể được xác định bằng độ dốc của đường cong ứng suất-biến dạng trong vùng
biến dạng đàn hồi: E =
E là mô đun đàn hồi; σ ứng suất là lực gây ra biến dạng được chia cho diện tích
mà lực tác động vào và biến dạng Ɛ là tỷ số thay đổi kích thước được gây ra bởi ứng
suất so với kích thước ban đầu của đối tượng.
1.3.


Ứng suất Von Mises [9]

Ứng suất Von Mises là một trong bốn tiêu chuẩn đánh giá thất bại được sử dụng
rộng rãi để kiểm tra tính bền của thiết kế về mặt cơ học trong một điều kiện tải
trọng nhất định.
Sử dụng ứng suất Von Mises, có thể nói thiết kế sẽ thất bại nếu giá trị tối đa của ứng
suất Von Mises gây ra trong vật liệu lớn hơn độ bền của vật liệu. Giá trị ứng suất
tương đương Von Mises tối đa càng nhỏ thì càng ít nguy cơ bị nứt gãy. Nó hiệu quả
trong hầu hết các trường hợp, đặc biệt là các vật liệu dễ uốn trong tự nhiên.
Một trong những cách dễ nhất để kiểm tra một vật liệu thất bại là thử nghiệm ứng
suất đơn giản. Trong thử nghiệm này, các vật liệu được kéo từ cả hai đầu. Khi vật
liệu đạt tới điểm tới hạn (hay điểm rão đối với vật liệu dễ uốn) vật liệu được coi là
thất bại.
2. Giới thiệu composite, sứ nha khoa
2.1.

Sứ nha khoa [5]

2.1.1. Sứ truyền thống
Sứ nha khoa được hợp thành từ những tinh thể vô cơ (Feldspath, Silic và nhôm)
thường chứa 65% oxide silic (SiO 2) và 15% oxide nhôm (Al2O3) và phần còn lại là
20% của hỗn hợp K2O, Na2O, Li2O. Để sứ có biểu hiện bề ngoài tương tự cấu trúc
răng người ta thêm vào SnO2, TiO2. Ở trạng thái keo những chất này cho phép
khuyếch tán ánh sáng và cho mầu trắng sữa.
Ngoài thành phần trên để sứ có mầu răng tự nhiên người ta cho thêm vào một
lượng nhỏ oxide màu làm cho sứ có ánh màu vàng (oxide cobal), hồng (oxide sắt),


14


xanh (oxide crom). Tạo ra tính chất huỳnh quang của men người ta cho thêm vào sứ
những muối của ursnium và những oxide quý hiếm.
Các vật liệu toàn sứ được tăng cường các mối nối cơ học và các mối nối đồng
hóa trị dẫn đến thẩm mỹ cao hơn, mài răng ít hơn và bờ phục hồi khít sát hơn.
2.1.2. Phân loại sứ
• Phân loại theo kỹ thuật sản xuất.
+ Sứ nung kết.
+ Sứ đúc.
+ Sứ được làm bằng máy (CAD - CAM: sứ Cercon, sứ E.max CAD).
+ Sứ ép nóng.
+ Sứ thấm.
• Phân loại theo thành phần của sứ sử dụng trong hệ thống cầu, mão toàn sứ.
Dựa vào thành phần của lõi sứ mà người ta chia ra:
+ Sứ thủy tinh (40% SiO2) E.max, Empress II (Ivoclar - Vivadent).
+ Sứ nhôm (> 35% Al2O3): Procero (Nobenbiocare) Inceran Alumin.
+ Sứ Zirconia (> 90% ZrO2): Cercon, Lava (3MESPE) DC-ZinKon.
2.2.

Composite [2]

2.2.1. Định nghĩa
-

Composite là một kết hợp của tối thiểu hai vật liệu khác nhau về mặt hóa học
(có mặt liên hệ rõ ràng phân cách giữa chúng) và có những đặc điểm mới mà
mỗi thành phần tự nó không có .

Thông thường, một vật liệu riêng lẻ không có những đặc tính đáp ứng những đòi hỏi
để có thể sử dụng trong nha khoa.



15

-

Composite là một pha trộn vật lý của các vật liệu thành phần. Các thành phần
của composite được lựa chọn để đạt được các đặc tính mong muốn (có được
ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi vật liệu thành phần).

2.2.2. Thành phần và cấu tạo
Đặc trưng cấu tạo của composite có hai pha:
-

Pha đứt (dispersed phase): hạt độn (filler)
Pha liền (pha bao bọc: continuous/matrix phase): nhựa khung.

Composite có thành phần chính là: khung nhựa (resin matrix), hạt độn (filler),
chất nối (coupling agent), hệ thống hoạt hóa và khơi mào trùng hợp (initiatoractivator system). Ngoài ra còn có các thành phần phụ như chất tạo màu và tạo
huỳnh quang, chất ổn định...
• Khung nhựa
Hầu hết composite hiện dùng có khung nhựa dựa trên nghiên cứu của R. Bowen
(1962): tổng hợp oligomer Bis-GMA. Ngoài ra, còn có hai loại monomer khác
được sử dụng là: UDMA (UDM: Urethane dimethacrylate) và TEGDMA
(TEGDM: Triethylene Glycol dimethacrylate)
• Hạt độn
Hạt độn quyết định những đặc điểm quan trọng của Composite: độ cứng, độ
mịn, tính chịu mài mòn, độ co trùng hợp, các đặc tính quang học...
-

Composite được phân loại theo kích thước hạt độn như sau:

+ Cực lớn (megafill) > 100µm
+ Lớn (macrofill) 10 - 100 µm
+ Trung bình (midifill) 1 – 10 µm
+ Hơi nhỏ (minifill) 0,1 - 1 µm
+ Nhỏ (microfill) 0,01 - 0,1 µm


16

+ Cực nhỏ (nanofill) 0,005 - 0,01 µm
-

Thành phần: Silica nguyên chất tồn tại dưới nhiều dạng:
+ Tinh thể (crystal Balite Tridymite, hoặc Quartz)
+ Không tinh thể (Glass).

Các dạng tinh thể bền vững và cứng hơn nhưng làm cho composite khó làm nhẵn và
đánh bóng
 Hầu hết composite ngày nay sử dụng silicate glass, các glass Ba, Zn, Y,
thường được sử dụng nhất để làm chất độn
Ngoài silica, hạt độn thường có mặt của nhiều ion khác để tạo nên những thay đổi
tính chất cần thiết:
-

Li (Lithium), Al (Aluminum) làm cho Glass đẽ nghuền thành các hạt nhỏ.
Ba (Barium), B (Boron) để tạo tính cản quang.
Zn (Zinc), Zr (Zirconium) và Y (Yttrium)... cũng thường có mặt.

Còn những thay đổi thêm nữa (bằng cách thêm silicone trong cấu trúc)...tuy vậy có
thể làm giảm hiệu quả của chất nối.

Composite ngày nay có thể được sử dụng trực tiếp trên lâm sàng, hoặc sử dụng gián
tiếp trong labo để thực hiện các phục hồi cho răng bị mất chất. Khả năng quang
trùng hợp của composite sử dụng trên lâm sàng tối đa là 60% trong khi composite
sử dụng trong labo lên tới hơn 95% nhờ đó mà các tính chất vật lý đều được cải
thiện hơn so với composite sử dụng trực tiếp trên lâm sàng. [26]
2.3.

Bionic Restoration [18]

Bionic Restoration là các phục hồi mô phỏng sinh học, sử dụng các vật liệu có tính
chất tương tự với mô răng tự nhiên để phục hồi hình thái răng. Như sự kết hợp giữa
vật liệu Tizian zirconia reinforce composite và Dialog Occlusal (composite) của
hãng Schuetz (Đức).


17

2.3.1. Tizian Zirconia Reinforced Composite
Tizian Zirconia Reinforced Composite: loại phôi nhựa PMMA được gia cường thêm
Zirconium, chế tạo bằng công nghệ CAD/CAM (nên sử dụng hệ thống
solid 5-axes), có thể sử dụng nguyên khối hoặc phủ bởi lớp composite.


-

Đặc tính vật liệu:
Thành phần: > 78 % PMMA, 20 % hạt độn vô cơ, < 2 % chất màu.
E mô-đun: 3050 MPa
Độ bền uốn: 72 Mpa
Độ cứng: 196 MPa

Độ hòa tan trong nước: 1.6 µg/mm3
Monomer tồn dư: < 1.0 %
Chỉ định:
Phục hình tạm dùng trong thời gian dài (2 năm)
Phục hình vĩnh viễn: (nên phủ ngoài bằng vật liệu composite, nếu không phải

đánh bóng kỹ)
+ Mão đơn
+ Inlay, Onlay
+ Veneer
+ Cầu răng tối đa 3 đơn vị
• Thiết kế sườn:
- Độ dày thành mỏng nhất: 0.6 mm (cổ răng), 1.0 mm (mặt nhai), > 0.2 mm
-

(bờ mão)
Đường kính tối đa của đơn vị cầu: 10mm
Phần nối: >10 mm2 (răng trước) và > 15 mm2 (răng sau)

2.3.2. Hệ thống composite Dialog
Hệ thống composite Dialog được chia làm 2 dòng chính:
-

Dòng ngà (dentin): gồm những composite màu ngà A1, A2, A3.v..v.
Dòng men (occlusal): Composite màu men sử dụng để phủ sườn, gồm những
màu men cơ bản (S57, S58, S59, S60) và màu men đặc biệt (trong, sáng, đỏ,
xanh) có khả năng chống mài mòn.

Dialog Occlusal: composite quang trùng hợp tạo mặt nhai, mặt trong, các múi cũng
như dùng để phủ toàn bộ.

• Thành phần:


18

-

Khung

nhựa:

Diurethane

dimethacrylate;

Bis-GMA;

1,4-butane

dioldimethacrylate
Hạt độn:
+ Inorganic filler: 75% khối lượng (52% thể tích);
+ Glass filler (kích thước trung bình: 0.7 µm); pyrogenic silicic acid (kích

thước trung bình: 0.04 µm)
• Đặc tính vật liệu:
- E mô-đun: 10.000 MPa
- Độ bền uốn: 140 Mpa
- Độ bền nén: 450 MPa
• Chỉ định:

- Laminate veneers gián tiếp
- Hàm giả toàn phần hay bán phần
- Inlay, Onlay
- Veneer phủ toàn bộ
Nghiên cứu của University Hospital Regensburg (2014) cho thấy Dialog Occlusal
có khả năng chống mài mòn tốt.
Trường hợp vật liệu hãng Schuetz, phục hình mô phỏng sinh học được tạo ra bằng
kết hợp:
-

Tizian Zirconia Reinforced Composite (sườn)+ Dialog Occlusal (veneer men)

-

hoặc
Tizian Zirconia Reinforced Composite (sườn) + Dialog Vario (veneer ngà) +
Dialog Occlusal (veneer men)

Cả hai kiểu kết hợp đều có tác dụng như nhau. Vì sườn Tizian Zirconia Reinforced
Composite hay Dialog Vario ngà đều đóng vai trò của lớp ngà, Dialog Occlusal
đóng vai trò của lớp men.


19

Hình 1. 3 Phục hình mô phỏng sinh học [18]
Lý do của sự khác biệt này nằm ở kỹ thuật gia công. Ở Đức, sử dụng chủ yếu kỹ
thuật cut-back, dùng máy CAD/CAM để cắt sườn từ phôi, sau đó mài mỏng đi 0,51mm, rồi đắp Dialog Occlusal lên. Ở Việt Nam thì labo vẫn làm theo cách truyền
thống, là cắt sườn, đắp ngà để tạo dạng rồi mới phủ lớp men ra ngoài tương tự như
đắp sứ, vì vậy phục hình có nhiều lớp hơn.

Bản thân phôi Tizian Zirconia Reinforced Composite có 5 màu ngà cơ bản (A1, A2,
A3, A4, B2), kết hợp với Dialog Occlusal và stain màu, sẽ dễ dàng cho ra được
phục hình có độ thẩm mỹ cao. Bionic Restoration được cho là có nhiều ưu điểm khi
thực hiện các phục hồi trên Implant hoặc trên các bệnh nhân nghiến răng. Vì lớp
sườn Tizian Zirconia Reinforced Composite có chức năng “đệm” làm lực nhai phân
phối đồng đều trên hàm, giảm sự tập trung lực. Cùng với vật liệu phủ bên ngoài
Dialog Occlusal tạo lại đặc tính tự nhiên của răng. Bionic Restoration có khả năng
chống mài mòn tốt trong khi nhẹ nhàng với khớp hàm và răng đối diện. Có thể sửa
chữa trực tiếp phục hồi bằng composite và đánh bóng lại.


20

Hình 1. 4 Onlay từ phôi Tizian Zirconia Reinforced và Dialog Occlusal [18]
3. Phục hồi Inlay
3.1. Định nghĩa [6]
Inlay là một vật đúc bằng kim loại nằm trong lòng một hay nhiều mặt của thân
răng dùng để tái tạo lại những phần mất chất của thân răng. Inlay được dùng trong
khoa chữa răng và khoa phục hình. Gần đây người ta có thể thực hiện Inlay bằng
composite và sứ.
Onlay là một biến thể của Inlay. Onlay là một Inlay loại II (Gần – Xa – Nhai) có
phần mặt nhai bao phủ cả mặt nhai của thân răng.
Các Inlay có thêm chốt lưu được gọi là pinlay.
Các Onlay có các bậc và chốt lưu ở mặt trong các răng cửa và răng nanh được
gọi là pinledge, hay biến thể của mão ¾.
Theo [21] Inlay là phục hồi nằm vừa khít trong thân răng lâm sàng. Onlay được
sử dụng để phục hồi những tổn thương răng lớn hơn, đặc biệt khi có nứt vỡ múi
răng nhưng vẫn còn đủ mô răng còn lại để làm việc.



21

Inlay là phục hồi từng phần gián tiếp không bao phủ múi, Onlay phủ ít nhất 1
múi và Overlay bao phủ tất cả các múi răng [24].
Theo [20] một Onlay có thể kết hợp với veneer tạo thành veneerlay

Hình 1. 5 Inlay và Onlay [21]


22

Hình 1. 6 Inlay và Onlay [26]
3.2.

Phân loại Inlay

Phân loại Inlay: theo 5 loại lỗ sâu do Black miêu tả, sẽ có 5 loại Inlay:[5]
+ Loại I: Inlay cho mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong răng cối lớn, nhỏ.
+ Loại II: Inlay ở mặt bên và mặt nhai các răng cối lớn và nhỏ.
+ Loại III: Inlay ở mặt bên các răng cửa và răng nanh.
+ Loại IV: Inlay ở mặt bên các răng cửa, răng nanh với cạnh cắn cần tạo lại.
+ Loại V: Inlay cho lỗ sâu ở cổ răng
3.3. Ưu điểm – Nhược điểm [6]
3.3.1. Ưu điểm
-

Tiết kiệm mô răng.
Giữ được màu răng tự nhiên.
Dễ kiểm soát sự khít sát nơi đường hoàn tất.
Dễ thử nghiệm độ sống của tủy răng.

Ít kích thích mô nha chu.

3.3.2. Nhược điểm
3.4.

Chỉ định hạn chế.
Sức giữ hơi kém hơn mão toàn diện.
Kỹ thuật mài tương đối khó.
Cần có đủ dụng cụ, vật liệu lâm sàng và labo phải có độ chính xác.
Phải làm bằng hợp kim cứng chắc (hợp kim vàng loại III hay Cr – Co)
Có thể hơi lộ kim loại ở mặt ngoài và mặt bên răng phục hình.
Vật liệu và công nghệ chế tạo Inlay

3.4.1. Vật liệu
Inlay có thể được chế tạo bằng hợp kim thường, hợp kim vàng, composite hoặc sứ.
• Hợp kim vàng
Các vật liệu đúc bằng vàng đã được sử dụng hơn cả thế kỷ. Vàng là vật liệu trơ, có
thể tạo thành hợp kim có độ cứng lý tưởng vì vậy nó thân thiện với mô răng đối


23

diện và có thể tồn tại lâu dài qua nhiều thập kỷ. Các phục hồi đúc bằng vàng được
xem là tiêu chuẩn “vàng” cho các phục hồi nha khoa. Nhược điểm chính của nó
chính là màu sắc không thẩm mỹ, tuy nhiên trong trường hợp bệnh nhân không
quan tâm đến màu sắc, những vị trí chịu tải lực lớn hoặc ở các vùng răng không cần
thẩm mỹ như răng cối lớn thứ hai hoặc không thể cô lập tốt thì một phục hồi bằng
vàng cho xoang vừa và lớn là lựa chọn khôn ngoan nhất.[26]
• Sứ và composite
Inlay thẩm mỹ sứ và composite được sử dụng bắt đầu từ giữa cuối những năm 1980,

không lâu sau khi giới thiệu veneer sứ cho răng trước. [26]
Ngày nay người ta sử dụng chủ yếu các Inlay bằng sứ/composite, các vật liệu được
cải tiến liên tục về các đặc tính vật lý cũng như thẩm mỹ để đem lại kết quả điều trị
tốt hơn.
Nhiều nghiên cứu cho rằng răng phục hồi với composite resin tăng độ bền uốn,
trong khi sứ làm tăng độ cứng. Thêm vào đó Inlay, Onlay sứ cho thấy ít tập trung
lực tại giao diện ngà-phục hồi hơn Inlay, Onlay bằng composite. Magne và
Oganesyan cho rằng Inlay sứ gia cố múi răng tốt hơn phục hồi composite [28].
Nguyên nhân thất bại chủ yếu của Inlay composite là gãy phục hồi hoặc răng.
Những thất bại khác liên quan tới sự mất liên tục của bờ. Đối với sứ thì thất bại chủ
yếu là gãy phần nối và thiếu bờ. Trên lâm sàng những thất bại này biểu hiện thông
qua sự đổi màu bờ và sâu thứ phát [22]. Nhược điểm của sứ là nó cứng hơn cả men
răng gây mòn răng đối diện, độ bền kháng gãy thấp, độ bền mỏi thấp [13].
Theo nhiều tác giả, Inlay sứ duy trì hình dạng giải phẫu bề mặt và sự nguyên vẹn
của bờ cũng như gia cố các phần mô răng yếu tốt hơn Inlay composite. Tuy nhiên
cũng có tác giả khác cho rằng, Inlay composite cải thiện độ khít sát bờ và độ bền
của răng hơn Inlay sứ. Cũng có nghiên cứu cho rằng khả năng kháng nứt gãy của cả
2 vật liệu là như nhau và bất kể là loại vật liệu nào thì sự khít sát bờ cũng không có
sự khác biệt [13]


24

3.4.2. Công nghệ chế tạo
Tiến bộ mới nhất để chế tạo phục hồi gián tiếp chỉ trong vài giờ và có thể thực hiện
trên ghế nha là sử dụng công nghệ CAD/CAM. Công nghệ này bao gồm việc lấy
dấu trong miệng bằng kỹ thuật lấy dấu quang học hoặc quét ngoài miệng mẫu thạch
cao. Sử dụng phần mềm máy tính CAD/CAM để thiết kế một mô hình phục hồi ảo,
sau đó sử dụng máy để cắt gọt thỏi sứ (feldspathic, pressed leucite glass, lithium
disilicate, alumina and zirconia). Sửa soạn xoang cho các phục hồi CAD/CAM như

bình thường. Tuy nhiên, nếu sử dụng kỹ thuật lấy dấu quang học thì các bờ và các
góc cạnh uốn lượn phải rõ ràng, bắt buộc không có vùng lẹm với rất ít chỗ cho sai
sót. Hơn nữa, đường hoàn tất nếu có thể nên đặt trên nướu để tạo thuận lợi cho quét
kỹ thuật số [20].
3.5.

Cement dán Inlay, Onlay

Cement chia làm 2 loại chính: [1]
• Cement không có nguồn gốc từ nhựa:
- Đông cứng nhờ phản ứng acid – base. Độ cứng của nó phụ thuộc vào tỉ lệ
acid – base và cách thao tác.
• Cement có nguồn gốc từ nhựa:
- Nhựa đa phân tử hữu cơ không pha. Đông cứng nhờ phản ứng trùng hợp,
-

quan trùng hợp hoặc cả hai.
Kết hợp giữa nhựa và cement glass – ionomer. Loại cement này đông cứng
sự trùng hợp đi đôi với phản ứng acid – base.

Sử dụng loại xi măng phản ứng axit – basơ truyền thống như phosphate kẽm và
glass ionomer dẫn đến Inlay sứ dễ bị gãy vỡ hơn so với sử dụng xi măng resin. Việc
sử dụng xi măng resin biến đổi glass ionomer được sử dụng phổ biến do so với
ximăng glass ionomer truyền thống thì nó tương đối bền hơn và có khả năng giải
phóng Fluoride. Tuy nhiên ý nghĩa lâm sàng của vật liệu này vẫn đang được xem
xét vì thực ra Fluoride giải phóng trong một giai đoạn ngắn, và độ bền dán của xi
măng này kém hơn xi măng resin [19].


25


4. Phương pháp phân tích phần tử hữu hạn
Phương pháp này là phân tích số học điện toán được dùng để đánh giá phân bố
ứng suất và sự vi dịch chuyển trong cấu trúc dưới tác động của lực cơ học và ứng
suất biến dạng của vật. Trong phương pháp phần tử hữu hạn, các mô hình hình học
của cấu trúc được chia thành một số hữu hạn các miền con, gọi là phần tử (element).
Các phần tử này được kết nối với nhau tại các điểm định trước trên biên phần tử,
gọi là nút (Node hay joint). Trong phạm vi mỗi phần tử đại lượng cần tìm được lấy
xấp xỉ trong dạng một hàm đơn giản được gọi là hàm xấp xỉ (approximation
function). Các hàm xấp xỉ này được biểu diễn qua các giá trị của hàm (và có khi cả
các giá trị của đạo hàm của nó) tại các điểm nút trên phần tử. Các giá trị này được
gọi là các bậc tự do của phần tử và được xem là ẩn số cần tìm của bài toán.[8]
Phương pháp phần tử hữu hạn bao gồm: phương pháp phần tử hữu hạn hai chiều
và phương pháp phần tử hữu hạn ba chiều. Các phân tích ứng suất hai chiều là
những ví dụ thành công đầu tiên của ứng dụng phương pháp phần tử hữu hạn. Các
phân tích phần tử hữu hạn hai chiều bao gồm phân tích phần tử hữu hạn mặt phẳng
ứng suất, biến dạng bề mặt, và đối xứng trục. Phân tích ứng suất đối xứng trục có
liên quan đến các nghiên cứu phân phối ứng suất trong cơ thể theo tải đối xứng trục.
Mặc dù xấp xỉ hai chiều cung cấp mô hình giá cả phải chăng và kinh tế, nhưng kết
quả ứng suất bị phóng đại. Các phân tích phần tử hữu hạn ba chiều cung cấp kết quả
thực tế và chính xác hơn. [8]
Phương pháp này lúc đầu sử dụng cho ngành công nghiệp hàng không sau đó là
công nghiệp dân dụng, tiếp đó nó được ứng dụng vào trong nghiên cứu y sinh học
và được Farah đưa vào nha khoa lần đầu tiên vào năm 1973 chỉ tám năm sau khi tài
liệu FE đầu tiên có mặt [4]. Thuật ngữ DFE: dental finite element annalysis đã ra
đời. Với sự tiến bộ của vật liệu nha khoa, phục hình và chỉnh hình răng mặt đã tạo
điều kiện cho các nghiên cứu DFE phát triển. Diarra.A (2016) [15] đã cho thấy các
tài liệu DFE đã tăng theo cấp số mũ và nhanh hơn 10 lần so với tất cả các tài liệu về



×