Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

SKKN Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.34 KB, 26 trang )

“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) đã thông qua Nghị quyết số 29NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Như chúng ta đã biết, thế kỷ XXI là thế kỷ
của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Với sự thay đổi của nền kinh tế xã hội và công nghệ hóa. Mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc, giáo
dục trẻ phát triển một cách toàn diện, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ vào lớp một.
Để đạt được mục tiêu đó, mỗi trường mầm non cần phải có đủ các điều kiện: cơ
sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có năng
lực và những điều kiện cần thiết khác.
Từ nhận thức sâu sắc về vai trò của người cán bộ quản lý trong công tác
tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tôi lựa chọn nghiên cứu và áp
dụng đề tài: “Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật
chất trong trường mầm non”.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
- Điều kiện áp dụng sáng kiến: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, Hội
cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương, lãnh đạo thành phố.
- Thời gian áp dụng sáng kiến : Năm học 2014 – 2015, năm học 2015 – 2016,
2016 - 2017.
- Đối tượng áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên trong trường mầm non và các cháu học sinh…
3. Nội dung sáng kiến
Những biện pháp này giúp cho Hiệu trưởng trường mầm non làm tốt
công tác tham mưu, tranh thủ sự quan tâm của các lãnh đạo cấp có thẩm quyền
để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học trong nhà trường, đáp ứng
được mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong thời kỳ đổi mới, hướng
tới xây dựng nhà trường có đủ các tiêu chí về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học của trường mầm non chuẩn Quốc gia trong tương lai.


1


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

- Tính mới, tính sáng tạo thể hiện:
+ Hiệu trưởng làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của toàn
xã hội, huy động sức mạnh tổng hợp của mọi nguồn lực cùng chăm lo cho giáo
dục mầm non. Tham mưu tích cực với các cấp lãnh đạo nhằm tăng cường cơ sở
vật chất, trang thiết bị trường học…
- Khả năng áp dụng của sáng kiến:
+ Đề tài “Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở
vật chất trong trường mầm non” đã được áp dụng trong trường mầm non tôi
đang công tác trong năm học 2014 – 2015 đến nay.
+ Cách thức áp dụng: Trong mỗi biện pháp tôi trình bày rất chi tiết, cụ
thể, có tính thiết thực, đan xen giữa lý luận soi sáng thực tiễn. Thông qua việc
áp dụng các biện pháp trên đã giúp cho cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà
trường ngày càng khang trang, đầy đủ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc,
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
- Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Sáng kiến đã giúp cho Hiệu trưởng
nắm chắc thực trạng cơ sở vật chất và sự cần thiết phải đổi mới cho phù hợp
với cơ chế phát triển của xã hội, từ đó nỗ lực tham mưu và tranh thủ sự hỗ trợ
của các cấp, các ngành và toàn xã hội xây dựng nhà trường phát triển toàn diện.
4. Giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến
Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả từ năm học 2014 – 2015 đến nay
bằng những kết quả cụ thể và có khả năng áp dụng tại các trường mầm non
trong toàn Thành phố.
5. Đề xuất khuyến nghị
Đề nghị Hội đồng khoa học các cấp tạo điều kiện cho việc mở rộng phạm

vi áp dụng của đề tài trong phạm vi các trường mầm non trong Thành phố Hải
Dương.

2


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Cơ sở lý luận
Trong công cuộc đổi mới của đất nước, giáo dục có một vị trí hết sức
quan trọng đó là thực hiện mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài” cho đất nước. Mục tiêu đó đã được khẳng định rõ trong Luật
giáo dục năm 2005 đó là: “Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ
thống giáo dục Quốc dân, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con
người mới xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ vào bậc
Tiểu học”. Chính vì lẽ đó mà sự nghiệp Giáo dục nói chung và Giáo dục Mầm
non nói riêng đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và của
toàn xã hội. Đặc biệt năm học 2015 – 2016, với nhiệm vụ phát triển giáo dục
theo chương trình hành động số 53-CT/TU ngày 12/3/2014 của Ban Chấp hành
Đảng bộ tỉnh Hải Dương thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp
hành Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,
đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, tập trung phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non có năng lực, có tâm huyết với nghề,
đặc biệt phải có cơ sở hạ tầng (lớp học, sân chơi, bãi tập, phòng chức năng,
phòng thực hành…) được kiên cố hóa, các trang thiết bị (bàn ghế, giá kệ, máy
chiếu, máy tính, đồ dùng phục vụ bán trú…) đạt chuẩn đáp ứng được yêu cầu

của giáo dục mầm non trong thời kỳ đổi mới. Với trách nhiệm lớn lao đó, hơn
ai hết Hiệu trưởng nhà trường phải năng động, sáng tạo, biết phát huy sức mạnh
tổng hợp của các ban ngành đoàn thể, lực lượng toàn xã hội cùng chăm lo cho
thế hệ tương lai.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Trong những năm qua, cơ sở vật chất của các trường mầm non trong toàn
thành phố nói chung đã được Đảng và Nhà nước quan tâm song vẫn còn nhiều
bất cập và khó khăn như: Một số đơn vị quy hoạch trường lớp chưa khoa học,
3


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

còn thiếu phòng học, sân chơi, bãi tập, phòng học không đạt yêu cầu so với quy
định, một số công trình đã xuống cấp song chưa được sửa chữa kịp thời, hệ
thống đồ dùng, đồ chơi theo danh mục quy định còn thiếu, đồ chơi ngoài trời
nghèo làn, đơn điệu...
Trường mầm non tôi đang quản lý có 16 phòng học, phân đều về 03 điểm
trường, trong đó có 01 điểm được xây từ năm 2011, có khuôn viên rộng rãi, các
phòng học đủ diện tích, thoáng mát, công trình vệ sinh khép kín đúng tiêu
chuẩn, còn 02 điểm được xây dựng từ năm 1980, một số phòng chỉ đạt được từ
30 – 35m2, hệ thống nhà vệ sinh riêng biệt và dùng chung trong toàn trường,
các phòng chức năng chưa đủ theo quy định… đồ dùng, trang thiết bị phục vụ
công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tuy được bổ sung hàng năm song
chưa đủ theo yêu cầu từng lứa tuổi, mặc dù nhà trường đã khuyến khích giáo
viên làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo song giá trị sử dụng, tính thẩm mỹ còn hạn
chế. Hệ thống đồ dùng, đồ chơi ngoài trời một số đã cũ.
Với trách nhiệm là Hiệu trưởng tôi luôn trăn trở, suy nghĩ mình phải làm
gì, làm như thế nào để có một nhà trường với hệ thống trường lớp, trang thiết bị

dạy học khang trang, hiện đại đáp ứng được yêu cầu của giáo dục mầm non
trong giai đoạn hiện nay, vì vậy tôi lựa chọn nghiên cứu và áp dụng đề tài:
“Một số biện pháp huy động nguồn vốn xây dựng cơ sở vật chất trong
trường mầm non”.
2. Điều tra thực trạng
Để tiến hành đề tài: “Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng
cường cơ sở vật chất trong trường mầm non” tôi tiến hành khảo sát những nội
dung sau đây:
Bảng 1: Khảo sát tình hình cơ sở vật chất (từ năm học 2014 – 2015,
2015 – 2016)
Năm học

Tổng số
phòng học

Phòng học
đúng quy cách

Phòng học chưa
đúng quy cách

Số phòng chức
năng còn thiếu

2014 - 2015

16

06


10

02

2015 - 2016

16

08

08

01

4


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

Năm học

Tổng số bếp
ăn

Bếp ăn đúng
quy cách

Bếp ăn chưa đúng
quy cách


Bếp ăn còn thiếu

2014 - 2015

03

01

02

0

2015 - 2016

03

02

01

0

Bảng 2: Khảo sát kết quả về kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất
và trang thiết bị trường học (đơn vị: đồng)
Kinh phí đầu tư các nguồn (sửa chữa + mua sắm)
Năm học

Hỗ trợ tỉnh


2014-2015
2015 - 2016

400.000.000

Thành phố

Các đoàn thể và nguồn
học phí, ngân sách

Dân đóng góp

900.000.000

117.049.000

70.100.000

700.000.000

120.870.000

46.600.000

Qua kết quả khảo sát cho thấy:
- Tổng số diện tích trong toàn trường là 1415m2, diện tích sân chơi là
600m2, tổng số phòng học tính đến tháng 9 năm 2016 là 16 phòng học, trong đó
đúng quy cách là 08 phòng, số phòng chức năng còn thiếu là 01 phòng.
- Một số phòng học chưa đúng quy cách, chưa đảm bảo diện tích theo quy
chuẩn, một số phòng đã xuống cấp có hiện tượng bị bong tróc, rộp, vữa trần bong

ra từng mảng, nhà vệ sinh còn dùng chung, tường bao quanh trường một số chỗ bị
đổ, rạn nứt, bếp ăn bán trú chưa đủ diện tích, chưa đúng theo tiêu chuẩn bếp ăn
một chiều, sân chơi, tập của trẻ chật hẹp, phòng chức năng còn thiếu so với quy
định, cổng trường cũ nát, tường bao đổ siêu vẹo, không đảm bảo về an ninh và an
toàn cho trẻ ... đồ dùng, trang thiết bị dạy học còn hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu
cầu theo từng độ tuổi. Mặc dù giáo viên tích cực làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo song
tính thẩm mỹ và giá trị sử dụng chưa cao.
- Công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo về việc xây dựng, sửa chữa cơ
sở vật chất của Hiệu trưởng đã rất cố gắng song hiệu quả chưa cao.
- Nhà trường chưa huy động tối đa sức mạnh tổng hợp của các tổ chức xã
hội vào công cuộc xây dựng và phát triển nhà trường.

5


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

- Tốc độ cải tạo cơ sở vật chất và mở rộng diện tích khuôn viên trường
học còn chậm so với nhu cầu thực tế.
- Công tác xã hội hóa giáo dục mức độ huy động còn thấp so với điều
kiện kinh tế của phụ huynh học sinh.
- Công tác tuyên truyền của cán bộ, giáo viên, nhân viên về các hoạt
động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và thu hút sự quan tâm của phụ huynh
học sinh với cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế.
Sau đây là một số hình ảnh minh họa thực trạng cơ sở vật chất, trang
thiết bị của nhà trường:

Ảnh 1: Tường lớp học bị bong tróc, ẩm mốc, môi trường không an toàn


6


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

Ảnh 2: Một số bức tường bị nứt, thấm giột mất an toàn

Ảnh 3: Phòng học chật hẹp, không đảm bảo diện tích
* Từ kết quả khảo sát thực trạng trên tôi tìm ra một số biện pháp nhằm
khắc phục như sau:

7


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

3. Các biện pháp thực hiện
3.1. Biện pháp 1: Công tác tự bồi dưỡng của Hiệu trưởng và bồi dưỡng cho
đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
3.1.1. Công tác tự bồi dưỡng của Hiệu trưởng
Phẩm chất và năng lực là hai yếu tố rất cơ bản của người cán bộ quản lý
và có tính chất quyết định sự phát triển của mỗi nhà trường, do vậy người Hiệu
trưởng trước hết phải là chỗ dựa, là niềm tin, là gương sáng cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên về tư tưởng, phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp
vụ, năng lực lãnh đạo quản lý. Chính vì vậy, trong quá trình quản lý nhà
trường, người quản lý cần không ngừng tu dưỡng, học tập, nắm chắc các Chỉ
thị, Nghị quyết, các văn bản chỉ đạo của các cấp, Điều lệ trường mầm non, tiêu
chuẩn trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia, Quy định danh mục thiết bị mầm

non tối thiểu theo từng độ tuổi, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn
diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”,
Đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2015 – 2020…
Bên cạnh đó, người Hiệu trưởng cần nắm vững những vấn đề chung về
quản lý và phát triển cơ sở vật chất trường học, xác định được thực trạng cơ sở
vật chất của nhà trường, không được trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của ngân
sách Nhà nước và mang tính bao cấp, quan tâm đến điều kiện kinh tế hiện tại,
quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo địa phương… từ đó hiểu rõ được tầm quan
trọng, sự cần thiết của hệ thống trường lớp đúng quy cách đối với sự phát triển
của giáo dục mầm non. Khi quy hoạch phải hàm chứa toàn bộ cơ sở vật chất
nhà trường trong một tổng thể thống nhất, hợp lý, khoa học, bố trí các phòng
chức năng, phòng học, sân chơi, bãi tập, nhà vệ sinh…phù hợp với diện tích
thực tế, phù hợp với địa hình, không gian, cảnh quan xung quanh nhà trường.
3.1.2. Bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ cán
bộ, giáo viên, nhân viên

8


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

Ban Giám hiệu nhà trường bồi dưỡng công tác tư tưởng chính trị cho đội
ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Triển khai đầy đủ, kịp thời các chủ trương,
chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, của ngành, của trường để từ đó xác
định lập trường quan điểm của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, củng cố niềm
tin và giúp mỗi người xác định được vị trí việc làm của mình trong sự nghiệp
giáo dục.

- Thông qua các buổi họp Hội đồng sư phạm quán triệt, tuyên truyền các
chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, các văn bản quy phạm pháp luật, kế
hoạch xây dựng, cải tạo, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học…giúp
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có lập trường và quan điểm đúng đắn, có nhận
thức sâu rộng và làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh học sinh.
- Phát động tới 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên hưởng ứng các cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận
động “Hai không”, cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức
tự học và sáng tạo” và các phong trào thi đua, đặc biệt phong trào làm đồ dùng,
đồ chơi tự tạo, phong trào trang trí tạo môi trường giáo dục…
- Quan tâm và thực hiện tốt công tác phát triển Đảng: Trường là một tập
thể tốt, một Chi bộ vững mạnh cần có lực lượng đảng viên tiên phong gương
mẫu tham gia vào các vị trí chủ chốt trong nhà trường.
- Quan tâm đến quyền lợi tập thể, cá nhân: Nền kinh tế thị trường phát
triển có ảnh hưởng rất lớn tới đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong khi
điều kiện nguồn thu nhập còn hạn hẹp và không có điều kiện làm thêm để phát
triển kinh tế gia đình. Vì vậy tôi luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần
cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tạo điều kiện cải thiện đời sống, kinh tế, điều
kiện làm việc cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
- Thực hiện đầy đủ chế độ chính sách của Nhà nước: Chi lương từ mùng
5 – 10 hàng tháng, tăng lương đúng định kỳ, tăng lương sớm cho những người
lập thành tích xuất sắc theo quy chuẩn của nhà trường, chế độ nghỉ hè hàng
năm, chế độ thai sản, chế độ dưỡng sức, tiết kiệm nguồn học phí, tăng thu nhập

9


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_


cuối năm…tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên nhân viên yên tâm, hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao.
- Quan tâm đến quyền lợi chính trị, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân
viên: Tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội phát triển về mọi mặt như học tập
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị…, phấn đấu
thành giáo viên giỏi các cấp, phấn đấu thành đảng viên hoặc có hướng phát
triển.
- Bên cạnh những việc làm trên, kỷ luật trong nhà trường phải thật
nghiêm minh, kiên quyết xử lý với những tổ, cá nhân vi phạm các điều cấm làm
ảnh hưởng đến đạo đức nhà giáo, hình ảnh của nhà trường.

3.1.3. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên,
nhân viên - nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
Để có lòng tin đối với các cấp lãnh đạo, lòng tin đối với nhân dân thì
hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu
trong mỗi nhà trường. Khi đã tạo được niềm tin thì việc tuyên truyền kêu gọi sự
tự nguyện, sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình sẽ rất thuận lợi. Nhận thức
được vấn đề này, tôi đã chỉ đạo từ Ban giám hiệu đến các tổ chuyên môn phải
thường xuyên nghiêm túc làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ,
thực hiện nghiêm túc chương trình thời gian biểu, luôn đổi mới phương pháp và
hình thức tổ chức các hoạt động. Hình thức bồi dưỡng thông qua các chuyên đề
do Sở Giáo dục – đào tạo, Phòng Giáo dục – đào tạo tổ chức, các tổ chuyên
môn sinh hoạt chuyên đề đảm bảo có chiều sâu, đạt hiệu quả cao, chọn cử giáo
viên tham gia các lớp đào tạo nâng cao, các lớp bồi dưỡng, tập huấn do cấp trên
tổ chức..., tích cực tổ chức các tiết dạy mẫu, nhân điển hình gương người tốt,
việc tốt, tham gia tích cực Hội thi do các cấp tổ chức như Hội thi “Giáo viên
giỏi” các cấp, tham gia các hoạt động ngoại khóa , các sân chơi dành cho trẻ do
các cấp tổ chức.
Với chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có chuyên môn
nghiệp vụ vững vàng, có lòng nhiệt tình yêu nghề, mến trẻ, đã tạo được niềm

tin tưởng và sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể, phụ
10


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

huynh học sinh...từ đó đã tạo điều kiện thuận lợi về việc hỗ trợ vật lực, tài lực
cho nhà trường.
3.2. Biện pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
toàn xã hội về tầm quan trọng của giáo dục mầm non
Để không ngừng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục
mầm non trong thời kỳ đổi mới thì Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tuyên
truyền về vị trí, vai trò, ý nghĩa của việc đầu tư cho giáo dục, trong đó quan tâm
đến hệ thống trường lớp. Làm tốt công tác truyền thông tạo ra sự chuyển biến,
nhận thức của các ban ngành, các cấp, các lực lượng xã hội, cán bộ, giáo viên,
nhân viên, phụ huynh học sinh cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục mầm non.
Hình thức tuyên truyền tôi thực hiện như sau:
- Xây dựng các góc tuyên truyền của trường và lớp với hình ảnh và nội
dung thẩm mỹ, ngắn gọn, dễ hiểu ở những vị trí dễ quan sát, ví dụ: tuyên truyền
nội dung chương trình giáo dục mầm non, giáo dục trẻ tự kỷ, trẻ khuyết tật hòa
nhập, phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học, mô hình sơ đồ xây dựng
phòng học, phòng chức năng…cùng với hòm thư góp ý, trao đổi thông tin qua
truy cập hệ thống camera giám sát, mạng xã hội Facebook…
- Tổ chức họp phụ huynh học sinh từ 2 – 3 lần/năm: thông qua các chủ
trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, kế hoạch cụ thể của nhà
trường cùng thảo luận thống nhất một số khoản thu mua sắm đồ dùng, đồ chơi
theo công văn hướng dẫn của Ủy ban nhân dân Tỉnh, đồng thời phát động tinh
thần ủng hộ xã hội hóa giáo dục, kêu gọi sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm để bổ
sung trang thiết bị cho nhà trường.

- Hàng tháng viết tin bài gửi Đài truyền thanh của phường phát tin tới
các khu dân cư trên địa bàn phường với những nội dung:
Ví dụ: Công tác phổ cập giáo dục, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục trẻ, công tác phòng chống dịch bệnh, kế hoạch xây dựng, sửa chữa, mua
sắm của nhà trường.
- Phối hợp với đài truyền hình, đài phát thanh Thành phố đến đưa tin khi
nhà trường tổ chức các ngày hội, ngày lễ trọng đại như: “Ngày Hội đến trường
11


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

của bé” kết hợp với đón “Giấy chứng nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất
lượng giáo dục cấp độ 3”…
- Tổ chức tốt các phong trào thi đua, các hoạt động ngoại khóa cho trẻ để
tạo động lực trong việc huy động tiềm năng đóng góp của cộng đồng, có sự
chứng kiến tham gia trực tiếp của cộng đồng như tổ chức các hoạt động ngày
hội, ngày lễ như: Lễ hội Trung thu, ngày Hội chào xuân, ngày hội tạo hình…có
sự tham gia của giáo viên, phụ huynh. Tổ chức tốt Hội thi “Giáo viên giỏi” cấp
cơ sở, tham dự tích cực đạt hiệu quả trong Hội thi “Giáo viên giỏi” cấp thành
phố nhân điển hình, tôn vinh người tốt, việc tốt, mời phụ huynh học sinh tham
dự buổi khám sức khỏe định kỳ cho các cháu…Kết quả đã nhận được nhiều
quà trao tặng như: hệ thống tủ úp ca cốc Inox, váy múa cho học sinh…
Với những hình thức tuyên truyền trên đã huy động được sức mạnh tổng
hợp của các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, cha mẹ
học sinh…góp phần đẩy mạnh chất lượng giáo dục toàn diện, khai thác, huy
động tiềm năng của cộng đồng hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho
nhà trường.
3.3. Biện pháp 3: Xây dựng kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết

bị trường học
Muốn cơ sở vật chất nhà trường được quan tâm thì việc xây dựng kế
hoạch là một vấn đề rất cần thiết và quan trọng đối với người cán bộ quản lý.
Có đầu tư xây dựng kế hoạch mới giúp chúng ta làm việc theo đúng kế hoạch
và đạt kết quả cao, song kế hoạch phải phù hợp với kinh phí của đơn vị, tình
hình kinh tế của địa phương và phải mang tính chiến lược, lâu dài, phải dựa
trên các kết quả khảo sát chi tiết cụ thể toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy
học qua từng năm và điều kiện thu nhập của nhân dân địa phương, căn cứ vào tỉ
lệ huy động trẻ đến trường hàng năm để xây dựng kế hoạch một cách phù hợp,
sát với thực tế của đơn vị.
Kế hoạch xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị
phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ được xây dựng và được
cụ thể hóa theo từng năm học:
12


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

* Kế hoạch xây dựng và sửa chữa cơ sở vật chất:
- Năm học 2014 – 2015: Dự kiến Xây mới công trình vệ sinh khép kín
(05 phòng vệ sinh); sửa lại bếp nấu ăn; làm lại toàn bộ hệ thống lan can tầng 2
cho khu B; quét lại vôi ve cho khu A và khu B. Xây mới phòng hoạt động âm
nhạc, cải tạo làm tường ngăn để mở thêm một lớp học tại khu C;
- Năm học 2015 – 2016: Dự kiến xây lại toàn bộ tường bao mở rộng diện
tích sân chơi cho khu A, khu B; Làm mới lại biển trường cho cả 3 khu; cải tạo lại
phòng làm việc cho Phó hiệu trưởng tại khu B;
+ Năm học 2016 – 2017: Dự kiến xây mới bếp ăn theo đúng tiêu chuẩn
bếp ăn một chiều, phòng y tế, nhà kho, cải tạo lại nhà vệ sinh, sửa chống dột cho
khu A; ốp lát lại toàn bộ nền nhà lớp học, làm nhà vòm cho khu C;

* Kế hoạch mua sắm trang thiết bị đồ dùng:
- Năm học 2014 – 2015: Dự kiến mua sắm 04 bộ máy tính, 05 máy in, bổ
sung đồ dùng, đồ chơi quy định theo danh mục tối thiểu với từng độ tuổi.lắp hệ
thống điện 3 pha ưu tiên cho cả 3 khu; lắp đặt hệ thống điều hòa 2 chiều; lắp hệ
thống cửa kính khung lõi thép cho khu A; Lắp đặt hệ thống Camera cho 100%
nhóm lớp và các bếp ăn trong toàn trường, 01 bộ âm li loa đài cho khu B, bổ
xung hệ thống bàn ghế đúng quy cách, giá tủ đồ chơi, tủ đựng đồ dùng cá nhân
cho một số nhóm lớp,
- Năm học 2015 – 2016: Dự kiến mua sắm bổ xung 03 bộ điều hòa
không khí hai chiều, bổ xung hệ thống bàn ghế đúng quy cách cho một số
nhóm lớp, một máy tính laptop , bổ sung đồ dùng, đồ chơi quy định theo danh
mục tối thiểu với từng độ tuổi; Mua tủ cơm điện cho khu A, khu C, tủ sấy bát
cho khu A.
- Năm học 2016 – 2017: Dự kiến mua sắm 01 tủ sấy bát cho khu B, hệ
thống đồ dùng phục vụ công tác bán trú, bổ sung đồ dùng, đồ chơi quy định
theo danh mục tối thiểu với từng độ tuổi và đồ chơi vận động ở góc vận động.
Hàng năm, các kế hoạch trên sau khi xây dựng được thông qua Hội đồng
trường có Quyết nghị và thông qua Hội đồng sư phạm nhà trường công khai
với phụ huynh học sinh trình lên các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
13


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

3.4. Biện pháp 4: Công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư kinh phí
để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường
Để kế hoạch tăng cường cơ sở vật chất trong nhà trường trở thành hiện
thực, thì Hiệu trưởng nhà trường phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp có
thẩm quyền để tranh thủ các nguồn vốn từ dự án cấp Tỉnh, cấp Thành phố cấp

cho giáo dục mầm non, từ dự án xây dựng kiên cố hóa trường học, nguồn kinh
phí của địa phương và huy động sự tài trợ của các cấp, các doanh nghiệp, các
nhà hảo tâm, các tổ chức xã hội và từ phụ huynh học sinh… Để tìm tiếng nói
chung cho từng chủ trương, từng việc làm, từng bước đi trong công tác này thì
việc xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với cấp ủy Đảng, chính
quyền, đoàn thể, các ngành, các cấp và các bậc phụ huynh là nhiệm vụ nòng cốt
của Hiệu trưởng, từ đó làm cho các lực lượng hữu quan thấy được thực trạng,
trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, từng tổ chức đối với giáo dục mầm
non trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.
Trước hết, để tham mưu có hiệu quả, người cán bộ quản lý phải chọn
đúng thời cơ, xác định đúng đối tượng mình cần tham mưu, có như vậy mới lên
kế hoạch, xây dựng chủ trương sát và đúng với thực tế.
Ví dụ:
+ Tham mưu với lãnh đạo địa phương về kế hoạch xây dựng cơ sở vật
chất của nhà trường theo Đề án của ngành học, Đề án của Uỷ ban nhân dân
Thành phố, Đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi của Tỉnh.
+ Tham mưu với Phòng Giáo dục - Đào tạo Thành phố trong việc xây
dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất theo từng giai đoạn, tham mưu hỗ trợ thêm
kinh phí đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học.
+ Tham mưu với chính quyền địa phương, Hội cha mẹ học sinh, các tổ
chức xã hội về việc mua sắm trang thiết bị từ ngân sách địa phương và nhân
dân đóng góp.
+ Tham mưu với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hỗ trợ công
sức và kinh phí trồng cây xanh.

14


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_


+ Tham mưu với Trạm Y tế phường trong công tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ theo định kỳ 2 lần/năm, tổ chức tiêm phòng vắc xin, hỗ trợ phun thuốc
sát khuẩn theo định kỳ.
+ Tham mưu với các bậc phụ huynh: Hỗ trợ kinh phí mua sắm đồ dùng,
đồ chơi phục vụ giảng dạy, hệ thống điều hòa hai chiều cho nhóm lớp.
Khi tham mưu Hiệu trưởng phải xác định được đối tượng, cấp có thẩm
quyền, thời gian, địa điểm cần tham mưu cho phù hợp và phải bền bỉ, kiên trì,
tế nhị, rõ ràng ở từng góc độ và vừa sức để đạt được kết quả. Khi xác định được
đối tượng tham mưu thì phải hoàn thiện khẩn trương hệ thống hồ sơ và hệ
thống hồ sơ phải đảm bảo đúng quy trình.
Ví dụ: Quy trình trước khi trình hồ sơ về nhu cầu xây mới và sửa chữa
cơ sở vật chất:
+ Tổ chức họp lãnh đạo mở rộng gồm các thành phần chủ chốt: Ban
Giám hiệu, Ban chấp hành công đoàn, Ban Thanh tra nhân dân trường học, tổ
trưởng chuyên môn, tổ kế toán tài vụ (tùy theo tính chất cuộc họp có thể mời
thêm Đại diện hội cha mẹ học sinh)… Sau khi kiểm tra hiện trạng về tình trạng
thực tế cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thảo luận thống nhất làm biên bản,
hồ sơ báo cáo lãnh đạo địa phương.
+ Phối hợp với lãnh đạo địa phương lập hồ sơ, tờ trình đề nghị lãnh đạo
Thành phố, lãnh đạo Tỉnh thẩm định khảo sát thực tế đưa vào kế hoạch xin cấp
kinh phí xây mới, sửa chữa phòng học công trình phụ trợ và đồ dùng, trang
thiết bị dạy học.
- Các hình thức tham mưu: Có thể thông qua hội họp, thông qua báo cáo
định kỳ, báo cáo tham luận, thông qua việc mời các đoàn lãnh đạo xuống trực
tiếp nhà trường để xem xét nắm bắt tình hình.
3.5. Biện pháp 5: Nâng cao vai trò trách nhiệm của nhà trường trong công
tác xã hội hóa giáo dục
Với quan điểm chỉ đạo “Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện thuận lợi về
cơ chế , chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia giáo dục

mầm non” (Đề án Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 – 2015 của Thủ
15


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

tướng Chính phủ), có thể nói xã hội hóa giáo dục có vai trò rất lớn, ảnh hưởng
nhiều đến thành tựu của ngành giáo dục đặc biệt với bậc học mầm non. Trong
thực tế, sự hỗ trợ của phụ huynh và các tổ chức xã hội đã góp phần tăng cường
các điều kiện, phương tiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục trẻ đáp ứng được mục tiêu của giáo dục mầm non trong thời kỳ đổi mới.
Công tác xã hội hóa giáo dục tôi rất quan tâm và đã tìm ra những giải pháp hữu
hiệu như sau:
Trước hết, để thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục cần đảm bảo quy
trình sau:
+ Xây dựng kế hoạch huy động nguồn xã hội hóa bao gồm: Mục đích
huy động, đối tượng huy động, đối tượng được hưởng lợi, hình thức huy động,
dự kiến nguồn huy động, cách thức tổ chức….
+ Họp Hội đồng sư phạm bàn kế hoạch thực hiện xã hội hóa.
+ Họp Ban đại diện Hội Cha mẹ học sinh – Ban Giám hiệu nhà trường.
+ Công khai nội dung huy động nguồn xã hội hóa giáo dục.
+ Tổ chức niêm yết công khai tại đơn vị từ 10 – 15 ngày.
+ Trình Ủy ban nhân dân phường, Phòng Giáo dục - Đào tạo Thành phố.
+ Sau khi nhất trí với chủ trương xã hội hóa giáo dục, nhà trường tiến
hành thực hiện.
Để đạt được kết quả, nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền đường
lối chính sách, quan điểm của Đảng và tầm quan trọng của giáo dục mầm non
trong thời kỳ đổi mới. Tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau
như ở các góc trong trường, lớp với những nội dung thiết thực, ngắn gọn, dễ

hiểu, ngoài ra còn tổ chức tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh và qua các
phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà
trường, gia đình và các lực lượng trong tổ chức xã hội…
* Kết quả huy động: Được sự quan tâm của phụ huynh và các tổ chức xã
hội, từ năm học 2014 - 2015 đến năm học 2016 - 2017, Xây mới và cải tạo
được một số phòng học, phòng chức năng, bếp ăn, nhà vệ sinh đúng tiêu chuẩn
theo như dự kiến ban đầu (còn nhà vòm và lát lại nền nhà lớp học cho khu C sẽ
16


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

thực hiện vào dịp hè của năm học 2016 – 2017) và nhà trường cũng đã mua
sắm trang bị được nhiều trang thiết bị dạy học hiện đại, cải tiến các điều kiện
làm việc và nâng cao chất lượng sinh hoạt cho trẻ tại trường như hệ thống máy
tính, máy chiếu, hệ thống điều hòa hai chiều, bình ủ nước nóng mùa đông, hệ
thống đồ chơi ngoài trời, tủ cơm, máy sấy bát tiệt trùng… Hội Cha mẹ học sinh
tặng 16 tủ úp ca cốc Inox chất lượng cao…
Để đảm bảo công tác công khai, minh bạch và dân chủ, việc thu chi từ
nguồn xã hội hóa giáo dục phải tuân thủ đúng mục tiêu, đúng nguyên tắc tài
chính và được công khai minh bạch, nhà trường tôn trọng đóng góp của các đối
tượng qua hòm thư góp ý hoặc trực tiếp.
4. Kết quả đạt được
Sau gần 3 năm áp dụng sáng kiến tại cơ sở đã đạt được kết quả sau:
Bảng 1: Kết quả về cơ sở vật chất của nhà trường (từ năm học
2013 – 2014 đến năm học 2016 – 2017):
Năm học

Tổng số

phòng học

Phòng học
đúng quy cách

Phòng học chưa
đúng quy cách

Số phòng chức
năng còn thiếu

2014 - 2015

16

6

10

2

2015 - 2016

16

8

8

1


2015 - 2016

16

10

6

0

Bảng 2: Kết quả về kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang
thiết bị trong nhà trường (đơn vị: đồng):
Kinh phí đầu tư các nguồn (sửa chữa + mua sắm)
Năm học

Hỗ trợ tỉnh

2014-2015

Các đoàn thể và từ
Dân đóng góp
nguồn học phí, ngân sách

Thành phố

900.000.000

117.049.000


70.100.000

2015-2016

400.000.000

700.000.000

120.870.000

46.600.000

2016 - 2017

500.000.000

110.000.000

125.803.000

26.700.000

Nhận xét:

17


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_


Trong những năm học vừa qua, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
Tỉnh, Thành phố, cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân và phụ huynh học sinh
cùng với sự quyết tâm cố gắng, nỗ lực khắc phục mọi khó khăn của tập thể cán
bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường, Ban Giám hiệu tích cực tham mưu với
các cấp, các ngành hàng năm đã được đầu tư kinh phí từ nguồn kinh phí của
Nhà nước để tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường với những kết quả cụ
thể như sau:
+ Cơ sở vật chất, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Tổng số kinh
phí đầu tư cho xây dựng mới và cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất từ năm học
2014 – 2015 đến năm học 2016 – 2017 hỗ trợ của Tỉnh và Thành phố là
2.610.000.000 đồng.
+ Nhà trường đã tích cực làm công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo để
xây dựng khu trung tâm theo tiêu chí trường chuẩn Quốc gia, công trình được
chia làm 3 giai đoạn, hiện nay đang hoàn tất giai đoạn 2 (dự kiến tháng 8 năm
2017 sẽ đưa vào sử dụng). Huy động từ các nguồn xã hội hóa giáo dục và từ
nguồn chi không thường xuyên, nguồn dân góp đã mua sắm được 100 bàn và
200 ghế học sinh, 16 bộ điều hòa Funuki 2 chiều, trang bị 02 tủ sấy bát tiệt
trùng, 02 tủ cơm, bình ủ nước nóng, hệ thống đồ dùng phục vụ công tác bán
trú, xây mới phòng hoạt động âm nhạc, vẽ tranh tường có nội dung tuyên
truyền phù hợp với trường mầm non tại cả 03 điểm trường trang bị đủ đồ dùng,
đồ chơi trong lớp và ngoài trời theo đúng quy định.
+ Ngoài ra, trường còn vận động giáo viên và phụ huynh cùng hưởng
ứng phong trào tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp như trồng cây
xanh, cây cảnh, cây bóng mát, cụ thể: đầu năm học đã huy động được 51 cây
xanh, cây cảnh, chậu hoa các loại…
- Mối quan hệ và sự phối hợp giữa nhà trường với các cấp, các ngành
và các tổ chức xã hội ngày càng được gắn bó và được sự quan tâm sâu sắc,
năm học 2015 – 2016 Hội chữ thập đỏ, UBMTTQ phường tặng 13 xuất quà
cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhân ngày 1/6, tết trung thu, tết Nguyên
đán, mỗi xuất quà có trị giá từ 100.000 – 300.000 ngàn đồng; UBND phường

18


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

tặng quà cho các cháu nhân dịp tết Trung thu, ngày 1/6… động viên
CBGVNV nhân ngày 20/11, ngày 8/3, ngày tết Nguyên đán….
- Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý lãnh đạo của đội ngũ cán bộ,
giáo viên, nhân viên trong nhà trường ngày càng được nâng cao, nề nếp, kỷ
cương được củng cố và hoàn thiện, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày
càng nâng cao (có học sinh giải A trong “Triển lãm sản phẩm tạo hình của
bé” cấp Tỉnh; có giáo viên đạt giải nhất trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi,
nhân viên nuôi dưỡng giỏi” cấp Thành phố, tạo được niềm tin đối với các
bậc phụ huynh học sinh.
* Với tất cả những kết quả trên đã khẳng định được vị trí của nhà trường,
luôn giữ vững là tập thể Lao động tiên tiến trong nhiều năm liền. Sau đây là
một số hình ảnh minh họa cho kết quả huy động nguồn vốn để xây dựng cơ sở
vật chất, mua sắm trang thiết bị của nhà trường.

Ảnh 5: Toàn cảnh nhà trường sau khi sửa chữa và cải tạo

19


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

Ảnh 6: Phòng học khang trang sau khi sửa chữa


Ảnh 7: Phòng Hoạt động âm nhạc

20


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

Ảnh 8: Bếp ăn bán trú sau khi được sửa chữa

Ảnh 9: Bếp ăn bán trú sau khi được sửa chữa.

21


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

Ảnh 10: Hệ thống camera giám sát hoạt động của trường

Ảnh 11: Tủ cơm điện, máy sấy bát tiệt trùng

22


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

Ảnh 12: Nhà vệ sinh sau khi được sửa chữa


23


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Công tác huy động nguồn vốn tăng cường cơ sở vật chất, mua sắm trang
thiết bị trong nhà trường là một nhiệm vụ rất quan trọng với Hiệu trưởng – người
đứng đầu đơn vị. Đây là một việc làm rất khó khăn vì vậy đòi hòi bản thân Hiệu
trưởng phải có trình độ năng lực, thường xuyên cập nhật được những vấn đề mới
và phải biết quy tụ xây dựng một tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết,
nhất trí, biết phát huy sức mạnh và tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành, đoàn
thể, lực lượng toàn xã hội, đồng thời làm tốt công tác tham mưu chọn đúng thời
cơ, thời điểm, đối tượng để tham mưu làm cho các cấp lãnh đạo hiểu và nhận
thức đúng đắn về vấn đề tăng cường cơ sở vật chất cho các trường mầm non.
Bên cạnh đó, công tác huy động từ các nguồn lực thật sự cần thiết, công tác xã
hội hóa giáo dục đã góp phần hỗ trợ nguồn kinh phí để giảm bớt khó khăn về
ngân sách đầu tư của tỉnh, thành phố và tăng cường bổ sung hàng năm trang thiết
bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi, cảnh quan môi trường an toàn và hiện đại, tạo tiền
đề cho nhà trường phát triển phấn đấu thành trường chuẩn Quốc gia trong những
năm học tiếp theo.
2. Khuyến nghị
- Đối với cấp Tỉnh và cấp Thành phố: Cần đầu tư kinh phí hỗ trợ việc
xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các nhà trường
trong điều kiện kinh tế địa phương còn khó khăn.
- Đối với địa phương: Nhà trường cùng với địa phương tích cực tham
mưu để đẩy nhanh tiến độ xây dựng giai đoạn 3 của khu trung tâm, phấn đấu
đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch (tháng 8/2017) đếp đáp ứng nhu cầu phát

triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, cũng như đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của
phụ huynh.
- Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Tích cực bồi dưỡng năng
lực, chuyên môn nghiệp vụ phát huy hết khả năng, nâng cao chất lượng chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ
huynh để khẳng định thương hiệu uy tín của nhà trường.
24


“Một số biện pháp huy động nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”
_k2a_

Sau thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một số biện pháp huy động
nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non”, tôi đã từng
bước gặt hái được những thành công trong công tác quản lý. Tuy nhiên, trong
quá trình thực thi đề tài không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong sự đóng
góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

25


×