THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp trong công tác xã hội hóa giáo dục để tăng
cường cơ sở vật chất trong trường mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
3. Tác giả :
Họ và tên: Nguyễn Thị Thắm ( nữ).
Sinh: Ngày 09 tháng 08 năm 1965.
Trình độ chuyên môn: Đại Học
Chức vụ: Hiệu trưởng- Trường mầm non Hoàng Tân.
Điện thoại: 0975220688
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường mầm non Hoàng Tân.
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Có quan tâm của lãnh đạo địa phương, sự ủng hộ của các ban ngành đoàn
thể, các tổ chức xã hội, hội cha mẹ phụ huynh học sinh.
Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường có trình độ chuyên môn, nhiệt tình
Người cán bộ quản lý phải có trình độ năng lực, uy tín với lãnh đạo với
nhân dân và mọi người trong cộng đồng.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: từ tháng 09 /2014 đến tháng 02/2015.
TÁC GIẢ
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG
(ký, ghi rõ họ tên)
SÁNG KIẾN
1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Xã hội hóa giáo dục đã từng bước được coi trọng trong truyền thống
giáo dục của nước ta. Đảng và nhà nước ta luôn quan tâm đến sự nghiệp phát
triển giáo dục. Nghị quyết Trung Ương II Khóa VIII xác định :"Giáo dục là quốc
sách hàng đầu, là khâu then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội", giáo dục đào
tạo là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước. Muốn phát triển giáo dục không còn đường nào khác
là huy động lực lượng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục đào tạo. Nghị
quyết số 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ về phương hướng chủ
trương xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa đã chỉ rõ bản chất của Xã
hội hóa giáo dục là:"Huy động các tầng lớp nhân dân, toàn xã hội tham gia công
tác giáo dục , góp sức xây dựng nền giáo dục toàn dân dưới sự quản lý của Nhà
nước ."
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến
Xã hội hóa giáo dục và đào tạo là tổ chức, vận động sự tham gia rộng rãi
của nhân dân và toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Đó được coi như
là một biện pháp hữu hiệu, là tư tưởng lớn, đồng thời là con đường để thực hiện
tốt mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Để công
tác xã hội hóa giáo dục có kết quả cao hơn tôi đã mạnh dạn chọn nội dung "Một
số biện pháp trong công tác xã hội hóa giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất
trong trường mầm non". để nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ thời điểm tháng
8/2013 đến tháng 02/2015 tại trường mầm non do tôi phụ trách.
Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau
Có quan tâm của lãnh đạo địa phương, sự ủng hộ của các ban ngành đoàn
thể, các tổ chức xã hội, hội cha mẹ phụ huynh học sinh.
Cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường có trình độ chuyên môn, nhiệt tình
.
2
Người cán bộ quản lý phải có trình độ năng lực, uy tín với lãnh đạo với
nhân dân và mọi người trong cộng đồng.
3. Nội dung sáng kiến
- Trong nội dung sáng kiến của mình tôi đã chỉ ra được thực trạng còn tồn
tại trên cơ sở đó tôi đã xây dựng đề xuất 6 giải pháp
Giải pháp 1: : Làm tốt công tác tham mưu , đẩy mạnh công tác xã hội hóa
giáo duc để huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường theo mô
hình trường chuẩn Quốc gia.
Giải pháp 2: Làm tốt công tác tuyên truyền trong cộng đồng để mọi người
thấy được ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục Mầm Non.
Giải pháp 3: Tăng cường bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên
Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ
Giải pháp 5: Xây dựng môi trường cảnh quan, sư phạm
Giải pháp 6: Huy động và quản lý có hiệu quả nguồn lực
*/ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
Xã hội hóa giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về ngành học
cho mọi tầng lớp nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ,
tạo điều kiện tin tưởng cho các bậc phụ huynh và cộng đồng vào chất lượng chăm
sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ ở nhà trường, tuyên truyền sâu rộng về ngành học.
Vì vậy, tôi đã lựa chọn một số biện pháp có tính mới, tính sáng tạo trong
công tác xã hội hóa giáo dục, nội dung hình thức để tuyên truyền tới phụ huynh
học sinh, vận dụng linh hoạt giữa lý thuyết vào thực tiễn quản lý, đã đem lại hiệu
quả cao.
*/ Khả năng áp dụng của sáng kiến
Tôi xin khẳng định đề tài này có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi ở
tất cả các trường mầm non trong toàn thị xã, tùy từng điều kiện của nhà trường,
tùy khả năng của người cán bộ quản lý, mức độ áp dụng có sự chênh lệch
3
Cách thức áp dụng trong mỗi giải pháp tôi đều trình bày rất chi tiết cho cán
bộ quản lý dễ dàng thực hiện
*/ Lợi ích của sáng kiến
Thực hiện đề tài một số biện pháp trong công tác xã hội hóa giáo dục để
tăng cường cơ sở vật chất trong trường mầm non.
Nhằm mục đích giúp cho mọi người trong xã hội nhận thức đúng tầm quan
trọng của công tác xã hội hóa giáo dục, cũng như sự cần thiết của xã hội hóa giáo
dục trong giai đoạn hiện nay, một việc làm quan trọng để phát huy sức mạnh các
nguồn lực của xã hội đối với giáo dục nói chung và đối với trường mầm non nói
riêng, phát huy tiềm năng trí tuệ, vật chất trong nhân dân. Huy động toàn xã hội
quan tâm chăm lo sự nghiệp giáo dục trong nhà trường. Tạo điều kiện cho nhà
trường huy động được nhiều nhân lực, vật lực đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao
chất lượng giáo dục toàn diện.
4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến.
Để đưa ra những giải pháp nhằm khai thác các tiềm năng về nguồn nhân
lực, vật lực, tài lực trong xã hội, phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện
cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường phát triển, nâng cao chất lượng
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Đề nghị lãnh đạo các cấp hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất mua sắm trăng
thiết bị dạy học và mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, kết hợp với
nhà trường để làm tốt hơn công tác xã hội hóa giáo dục mầm non.
4
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1. Giáo dục đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của
sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, muốn phát triển giáo dục
không còn con đường nào khác là huy động các lực lượng toàn xã hội tham gia
vào sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.
Ngành giáo dục của chúng ta trong thời kỳ mở cửa đã liên tục phát triển
theo kịp trình độ một số nước trên thế giới ngành giáo dục nói chung, bậc Mầm
non cũng vậy. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI đã đưa vào thực hiện chiến
lược " Đổi mới căn bản" toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế.
Chính vì thế là một cán bộ quản lý trường mầm non, tôi luôn đặt ra câu hỏi
cho bản thân mình để thế hệ tương lai của đất nước, con em trên quê hương mình
phát triển kịp thời với xu thế thời đại, mình cần phải làm gì? làm như thế nào? để
nuôi dạy con em mình, thế hệ tương lai của đất nước có đầy đủ trang thiết bị, cơ
sở vật chất đảm bảo đúng với yêu cầu trường chuẩn quốc gia.
Hàng năm tôi đã xây dựng kế hoạch phối kết hợp với hội cha mẹ học sinh,
với ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội trên địa bàn, con em xa quê hương
trong việc xã hội hóa xã hội, giúp nhà trường tăng cường cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học.
1.2.Vì trong thực tế trường Mầm Non do tôi phụ trách hàng năm do kinh
phí nhà nước đầu tư chưa đảm bảo để nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm đồ dùng
đồ dùng đồ chơi nhằm phục vụ cho chăm sóc nuôi dưỡng các cháu nhà trường
Vậy một câu hỏi làm thế nào xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường khang
trang đảm bảo cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ của nhà trường đạt
chuẩn quốc gia cứ lặp đi lặp lại trong suy nghĩ của tôi...
5
Và tôi suy nghĩ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non hiện nay
không có con đường nào khác là phải biết phối hợp tranh thủ sức mạnh cộng
đồng xã hội....
Muốn vậy người Hiệu trưởng phải biết phối hợp tổ chức với phương châm
nhà nước và nhân dân cùng làm. Tức là một mặt cần có sự đầu tư của nhà nước,
mặt khác cần vận động nhân dân đóng góp hỗ trợ để bổ sung hoàn thiện về cơ sở
vật chất, trang thiết bị cho nhà trường phối hợp tốt cho chăm sóc giáo dục trẻ.
Như Bác Hồ đã dạy:"Dễ trăm lần không dân cũng chịu - Khó vạn
lần dân liệu cũng xong"
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, xã hội hóa giáo dục được coi là quan trọng bậc nhất trong bất cứ bậc học
nào, xã hội hóa giáo dục là kết hợp giữa Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nhà
nước thường xuyên tìm thêm nguồn thu cho giáo dục bởi vì đầu tư cho giáo dục
là đầu tư cho sự phát triển "là quốc sách hàng đầu” . Đẩy mạnh xã hội hóa giáo
dục là một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giáo dục
2.2. Giáo dục mầm non thể hiện rõ nguyên tác của Nhà nước, xã hội và
nhân dân cùng làm. Đến nay giáo dục mầm non đã phát triển với đủ loại quy mô
trường lớp, sự đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non là do có sự tham gia
của công tác xã hội hóa giáo dục mầm non.
Xã hội hóa giáo dục mầm non là sự phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn
Đảng, toàn dân, toàn xã hội muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trước hết
người hiệu trưởng phải biết tranh thủ sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương, các ban
ngành đoàn thể, hội cha mẹ phụ huynh. Người hiệu trưởng phải biết xây dựng kế
hoạch, biết tổ chức, phối kết hợp thực hiện với phương châm Nhà nước và nhân
dân cùng làm phối hợp tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ.
2.3. Muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tạo ra động lực quyết định
thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển giáo dục mầm non, góp phần hình thành
6
nhân cách đầu tiên cho trẻ trên cơ sở xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên
môn, nghiệp vụ. Có hệ thống cơ sở vật chất phù hợp, hướng tới công bằng xã hội
cho mọi trẻ em.
3. Thực trạng của vấn đề
3.1. Trường Mầm Non do tôi phụ trách được thành lập từ năm 1978 có 8
thôn, các lớp Mẫu giáo, nhà trẻ nằm giải rác ở các thôn. Năm 2006 nhà trường đã
quy hoạch còn 03 điểm trường đến năm 2012 trường đã quy hoạch còn 02 điểm
trường với tổng diện tích 5.800 m2. Người dân trên địa bàn chủ yếu làm nghề
nông nghiệp mải lo toan cuộc sống gia đình, thu nhập thấp, phần nhận thức về
ngành học Mầm Non của một số phụ huynh còn hạn chế chưa phối hợp công tác
chăm sóc, nuôi dạy trẻ còn phó mặc cho nhà trường, đóng góp bữa ăn cho trẻ tại
trường chưa đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng.
Với địa bàn rộng, nguồn thu nhập của nhân dân thấp, cơ sở vật chất chủ
yếu là nhà kho, bến bãi và nơi công cộng thanh lý lại cho nên phòng học chưa
đảm bảo tiêu chuẩn, phòng chức năng còn thiếu, sân chơi chưa đảm bảo an toàn
cho trẻ, có bếp một chiều không có sân vườn cho bé trải nghiệm học tập và vui
chơi, trong lớp còn thiếu quạt và ti vi, trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi còn
thiếu nhiều.
Về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, những năm trước mức ăn
của trẻ mới huy động phụ huynh đóng góp là 8.000đ/ngày/trẻ , từ năm học 20132014 nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền vận động mức ăn của trẻ đã
được nâng lên 10.000 đ/ngày/trẻ. Chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
có chuyển biến , tuy nhiên so với yêu cầu mức ăn của trẻ vẫn còn thấp. tỷ lệ trẻ ăn
bán trú chưa đạt 100% .
3.2. Kết quả khảo sát chất lượng trẻ trong 3 năm học liên tiếp được thể hiện
qua bảng sau:
7
Năm
Chất lượng chăm sóc- nuôi dưỡng
Tổng
Tổng
số trẻ
số trẻ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
ăn bán
ra lớp
trú
20112012
20122013
20132014
385
88%
308
80%
358
90%
304
85%
392
97%
353
90%
Chất lượng giáo dục
Bé
Bé
Bé
Bé
ngoan
chăm
sạch
ngoan
toàn
370
366
328
diện
310
(96%)
347
(95%)
345
(85%)
311
(80%)
290
(97%)
385
(96%)
381
(86%)
353
(81%)
335
(98%)
(97%)
(90%)
(85%)
Nhìn vào bảng kết quả trên cho ta thấy, chất lượng trẻ đã tăng dần theo
năm học, kết quả đó phải nói đến sự quan tâm chăm lo của Đảng, Chính quyền
địa phương cùng với sự phấn đấu vươn lên không ngừng của tập thể cán bộ giáo
viên, nhân viên trong nhà trường. Bên cạnh đó vẫn còn một số phụ huynh nhận
thức trách nhiệm của mình trong công tác phối kết hợp chưa tự nguyện tham gia
đóng góp để xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức các hoạt động trong nhà trường.
Nguồn kinh phí huy động từ xã hội hóa giáo dục còn thấp. thể hiện qua bảng sau:
* Khảo sát thực trạng kết quả huy động nguồn vốn:
Năm
học
Tổng kinh phí
huy động
Kinh phí Nhà
nước và địa
phương
Kinh phí
phụ huynh
2012-
80.000.000đ
2013
2013- 8,546.000.000
8,000,000.000
46.000.000
đ
440.000.00
2014
đ
đ
0
đ
20.000.000
Đoàn thể
và các tổ
Cá nhân
chức xã hội
50.000.000 10,000.000đ
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
8
60.000.000
Căn cứ, vào thực trạng của nhà trường, để làm tốt công tác xã hội hóa giáo
dục, tăng cường cơ sở vật chất xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia tôi
đã thực hiện một số giải pháp sau:
4.1. Giải pháp 1: Làm tốt công tác tham mưu , đẩy mạnh công tác xã hội hóa
giáo duc để huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường theo
mô hình trường chuẩn Quốc gia.
4.1.1. Trong năm học 2013-2014, với định hướng chỉ đạo của Thị ủy- Hội
đồng nhân dân- Uỷ ban nhân dân , Phòng giáo dục thị xã về công tác xây dựng
trường mầm non đạt chuẩn Qốc gia đối với các cấp học, bậc học. Trong đó có
trường mầm non do tôi phụ trách. Đây là nhiệm vụ đặt ra hết sức nặng nề đối với
nhà trường, bởi vì đối với bậc học mầm non việc huy động kinh phí xây dựng
trường chuẩn Quốc gia còn gặp không ít những khó khăn, đặc biệt là các đơn vị
mầm non ở khu vực nông thôn còn gặp khó khăn gấp bội , vì trình độ dân trí thấp,
mức thu nhập của nhân dân còn thấp, Việc quy hoạch trường mầm non tập trung
tại một điểm là vấn đề cực kỳ khó khăn . Đứng trước tình hình đó Với nhiệm vụ
là hiệu trưởng nhà trường tôi xác định muốn làm công tác xã hội hóa giáo dục
trước tiên phải làm tốt phải làm tốt công tác tham mưu, phải tranh thủ sự lãnh
đạo của đảng, phải có kế hoạch cụ thể để tham mưu cho đúng, cho trúng. Để làm
tốt vấn đề này, tôi đã cùng với các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường tổ
chức họp bàn và lập kế hoạch xây dựng trường mầm non theo mô hình trường
chuẩn Quốc gia để tham mưu trình với Đảng ủy- HĐND- Uỷ ban nhân dân
phường với những nội dung sau:
4.1.2.Xây dựng thêm 8 phòng học, 3 phòng chức năng, một bếp ăn theo hệ
thống một chiều, cải tạo khu nhà hiệu bộ, công trình vệ sinh cho các cháu theo
quy định của trường đạt chuẩn Quốc gia ( Kế hoạch được xây dựng rất cụ thể chi
tiết từng hạng mục). Kế hoạch được thông qua hội đồng nhà trường, ban đại diện
cha mẹ học sinh thống nhất , sau đó trình lên Đảng ủy- HĐND- Uỷ ban nhân dân
phường xin ý kiến phê duyệt. Mặt khác tôi đã cùng với các đồng chí trong cấp ủy
9
chi bộ, phát huy vai trò lãnh đạo của cán bộ đảng viên trong chi bộ, tích cực tham
mưu với lãnh đạo địa phương , trong quá trình tham mưu, chúng tôi tiến hành
tham mưu từng nội dung công việc trong từng thời điểm sao cho phù hợp với địa
phương, nhà trường, để đảm bảo hài hòa trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực
hiện. Với biện pháp tham mưu tích cực trong hai năm qua, cơ sở vật chất của
trường tôi đã được xây dựng khang trang tập trung tại 2 điểm trường. Đặt tại khu
trung tâm của phường rất thuận tiện cho phụ huynh đưa đón trẻ đến trường với 10
phòng học kiên cố cao tầng, 6 phòng chức năng , 1 bếp ăn theo hệ thống một
chiều, Khu 2 với 2 phòng học kiên cố cao tầng và sân, vườn, trường khang trang
thoáng mát, có trang thiết bị đồ chơi ngoài trời đảm bảo cho các cháu học và chơi
. Với tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng là 7.500.000.000 đồng( Bảy tỷ năm
trăm triệu đồng chẵn) . Nguồn kinh phí đầu tư do Nhà nước, địa phương, nhân
dân, các tổ chức xã hội và phụ huynh ủng hộ nhà trường. Mặc dù đã được địa
phương quan tâm xây dựng phòng học cho nhà trường theo tiêu chuẩn trường
chuẩn, song trang thiết bị, đồ dùng theo thông tư 02 của Bộ giáo dục chưa đủ theo
quy định, các lớp mẫu giáo 5 tuổi còn thiếu nhiều đồ dùng, thiết bị dạy học. Vì
vậy, vấn đề đặt ra với nhà trường chúng tôi là phải tiếp tục đẩy mạnh công tác xã
hội hóa giáo dục, huy động phụ huynh các cá nhân ủng hộ nhà trường. Để làm tốt
vấn đề này, ngay từ dịp hè chuẩn bị cho năm học mới tôi đã tham mưu với địa
phương, thành lập ban kiểm kê cơ sở vật chật của nhà trường thành phần gồm
lãnh đạo địa phương và hội cha mẹ phụ huynh kiểm kê thực tế trang thiết bị, đồ
dùng, đồ chơi của nhà , các nhóm lớp và nhà bếp, quan sát thực tế các hoạt động
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tại các nhóm lớp thay trang thiết bị còn thiếu
phản ngủ của trẻ, ti vi, chăn. đệm, giá để dép, sân chơi còn nắng không đảm bảo
khi trẻ hoạt động ngoài trời cảnh quan môi trường không có tường bao xung
quanh trường để bảo vệ tài sản cơ sở vật chất của nhà trường cũng như an toàn
của các cháu … Qua quan sát thực tế chính quyền địa phương, cha mẹ các cháu
đều thống nhất chủ trương đồng ý tiến hành xây dựng kế hoạch tu sửa cơ sở vật
10
chất, mua sắm bổ sung còn thiếu. nguồn kinh phí huy động từ nguồn huy động xã
hội hóa giáo dục và sự ủng hộ của cha mẹ học sinh, Kế hoạch được thống nhất từ
nhà trường, đến hội cha mẹ học sinh, được sự đồng ý của phòng giáo dục thị xã
và địa phương nhất trí phê duyệt và giao cho nhà trường và hội cha mẹ học sinh
thực hiện .
4.1.3.Với cách làm trên, trong hai năm qua, trường mầm non chúng tôi đã
đột phá thay đổi về cỏ sở vật chất, với một ngôi trường khang trang, phòng học
rộng rãi thoáng mát, có tương đối đầy đủ trang thiết bị đồ dùng chất liệu đảm bảo
an toàn, sân chơi được quy hoạch gọn gàng, có vòm che bóng mát, có đủ các loại
đồ chơi ngoài trời. Có vườn cổ tích trẻ hoạt động khám phá trải nghiệm hàng
ngày, môi trường luôn xanh, sạch, đẹp. Với tổng kinh phí huy động từ phụ huynh
để mua sắm trang thiết bị là 1,5 tỷ đồng. Trường mầm non chúng tôi giờ đây là
địa chỉ tin cậy của Đảng và nhân dân, phụ huynh rất tin tưởng yên tâm gửi con
đến trường, sẵn sàng ủng hộ nhà trường, cùng với nhà trường quan tâm chăm sóc,
nuôi dưỡng và giáo dục các cháu tốt.
4.2. Giải pháp 2 : Làm tốt công tác tuyên truyền trong cộng đồng để mọi
người thấy được ý nghĩa của công tác xã hội hóa giáo dục Mầm Non.
4.2.1.Muốn cho người nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác
xã hội hóa giáo dục thì trước tiên nhà trường phải làm tốt công tác tuyên truyền
cho mọi người trong cộng động hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc nuôi
dưỡng giáo dục trẻ ở trường Mầm Non phải đảm bảo những yếu tố gì? tiêu chuẩn
như thế nào? Để làm tốt vấn đề này, tôi đã cùng với các đồng chí trong ban giám
hiệu tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệm vụ về nội
dung tuyên truyền kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng
đồng là lực lượng mạnh nhất làm lòng cốt.
4.2.2.Tập huấn cho cán bộ cốt cán của đoàn thể ở khu dân cư như phụ nữ,
đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, trưởng khu và bí thư các khu dân cư...vv.
11
Để cùng nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh và nhân dân tham
gia học tập
4.2.3.Nội dung tuyên truyền cần lựa chọn sao cho phù hợp, xây dựng kế
hoạch tuyên truyền những nội dung xuyên suốt có sự đầu tư ở một số thời điểm
tận dụng triệt để các cuộc họp, sinh hoạt chi bộ, các đoàn thể, học tập các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng và Nhà nước về đấy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục mà
cụ thể xã hội hóa giáo dục Mầm Non.
Nhà trường phối kết hợp với trạm y tế, hội phụ nữ, ban đại diện phụ huynh,
hỗ trợ tuyên truyền những nội dung những nội dung nuôi dạy trẻ sát với thực tế
nâng cao kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ và huy động trẻ trong độ tuổi dến
trường Mầm Non.
4.2.4.Bên cạnh đó nhà trường tuyên truyền những tấm gương tốt của các
nhà hảo tâm, cán bộ giáo viên, nhân viên......vv.Có thành tích tốt trong phong trào
xã hội hóa giáo dục trên bảng tin thông báo và trên loa truyền thanh của nhà
trường hàng ngày. Ngoài những biện pháp tuyên truyền nói trên, biện pháp tuyên
truyền đem lại hiệu quả cao nhất đó là: Truyền thông qua các hội thi. Để làm tốt
vấn đề này trường chúng tôi dựa vào kế hoạch tổ chức hội thi của Phòng giáo dục
để xây dựng kế hoạch tổ chức hội thi của trường, như :Hội thi "Giáo viên nuôi dạy giỏi", trong năm học 2014-2015 vừa qua, thực hiện sự chỉ đạo của phòng
giáo dục, Trường mầm non chúng tôi đã kết hợp với 5 trường mầm non trong thị
xã tổ chức cho các bé tham gia hội thi "Bé tài năng khỏe ngoan" Nội dung hội thi
được tổ chức rất long trọng, lãnh đạo địa phương, các ban ngành, đoàn thể, các
bậc phụ huynh về dự đông đủ và cổ vũ rất nhiệt tình cho hội thi. Nhiều bé khỏe,
ngoan, thể hình đẹp, thể hiện tài năng rất ngộ nghĩnh rất chuyên nghiệp của các
nghệ sĩ nhí, Phụ huynh rất phấn khởi.
4.3. Giải pháp 3: Bồi dưỡng cán bộ, giáo viên, nhân viên
4.3.1 Muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trước hết người cán bộ
quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phai hiểu rõ vai trò của mình
12
trong công tác chăm sóc giáo dục tạo được niềm tin tưởng cho phụ huynh và lòng
tin của các lãnh đạo, nhân dân bằng cụ thể việc làm của mình. Người cán bộ giáo
viên nhân viên phải tu dưỡng đạo đức, phải có tài có tâm, yêu nghề mến trẻ nhà
trường thường xuyên mở thêm các lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn,
quản lý giáo dục, mở các chuyên đề, kiến tập thao giảng, giáo viên còn hạn chế
về chuyên môn xây dựng kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng thông qua các buổi dự
giờ đồng nghiệp kiểm tra kịp thời công văn, chỉ thị quyết định pháp luật có liên
quan đến xã hội hóa giáo dục.
4.3.2 .Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tham gia học lớp lý luận chính
trị, chuyên môn đồng nghiệp, đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện nghiêm
túc quy định đạo đức nhà giáo với việc thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Mầm Non trong cuộc vận động " Trường học thân thiện học sinh tích cực "....vv
4.4. Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ
4.4.1. Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ rất quan trọng đây là yếu
tố quan trọng tạo niềm tin cho phụ huynh, cho nhân dân, có được niềm tin của
nhân dân là yếu tố quyết định là sức mạnh lan tỏa đến tất cả cộng đồng xã hội.
Nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày giúp trẻ phát triển toàn diện ĐứcTrí - Thể - Mỹ.
4.4.2. Kết hợp với trạm y tế khám sức khỏe theo định kỳ cho trẻ, cân đo
theo dõi đánh giá trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Kết hợp với cha mẹ của các cháu
có kế hoạch bồi dưỡng đối với trẻ suy dinh dưỡng thấp còi và cân nặng. Tăng
cường kiểm tra theo kế hoạch và đột xuất để đáng giá thực chất bồi dưỡng kịp
thời cho giáo viên, nhân viên còn hạn chế về chuyên môn tích cực vận động phụ
huynh ủng hộ mua sắm thay thế trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho các cháu, mỗi
phụ huynh tham dự lễ khai giảng ủng hộ các hội thi ....vv của trường, phòng giáo
dục tổ chức.
4.5. Giải pháp 5 : Xây dựng sân vườn tạo cảnh quan tạo cảnh sư phạm nhà
trường.
13
4.5.1. Nhà trường đã huy động hàng nghìn ngày công lao động của phụ
huynh học sinh san lấp sân vườn, tạo khuôn viên bằng phẳng, trồng cỏ trồng hoa,
cây cảnh tạo môi trường xanh- sạch - đẹp trong toàn trường.
Khuôn viên trong ngoài trường bên cạnh đó chúng tôi còn phát động các
phụ huynh tận dụng nguyên vật liệu phế thải cùng với giáo viên nhà trường làm
các lọ hoa lẵng hoa, con vật treo hành lang, lớp học xây dựng vườn cổ tích khang
trang đẹp đẽ với các con vật ngộ nghĩnh dễ thương để trẻ hoạt động, trải nghiệm,
quy hoạch luống rau, đề tên luống rau để trẻ được trải nghiệm qua việc chăm
sóc.....vv
4.5.2.Chính vì vậy khuôn viên của nhà trường là một môi trường xanhsạch- đẹp, thân thiện, gần gũi với trẻ và nhà trường Mầm Non mà tôi quản lý đã
treo khẩu hiệu "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui ".Đối với trẻ tạo nên diện
mạo cảnh quan nhà trường xanh- sạch- đẹp. Những đồ dùng đồ chơi tự tạo tận
dụng từ nguyên vật liệu phế thải của địa phương qua bàn tay khéo léo của cán bộ
giáo viên và phụ huynh tôi đã làm nên tuy rẻ tiền nhưng hiệu quả sử dụng có hiệu
quả.
4.6. Giải pháp 6: Quản lý sử dụng có hiệu quả sự đóng góp từ nguồn xã hội
hóa giáo dục.
4.6.1. Ngay từ đầu năm học ban đại diện hội cha mẹ học sinh các lớp kết
hợp với ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch và lãnh đạo địa phương và
phòng giáo dục về dự kiến mua sắm tu sửa trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho
nhà trường huy động sự ủng hộ, hỗ trợ từ phụ huynh và cộng đồng xã hội sau đó
họp phụ huynh các lớp thông qua kế hoạch thống nhất phụ huynh toàn trường.
Xây dựng quy chế phối hợp giữa hội đồng sư phạm nhà trường với hội cha
mẹ học sinh.
4.6.2.Kết hợp với ban thanh tra nhân dân nhà trường tham gia giám sát các
hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ phối hợp tham gia các hội thi cô và cháu trong
14
nhà trường, tham gia khen thưởng tặng quà cho các cháu có thành tích cao cũng
như có hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi cháu ốm đau......
4.6.3. Muốn sử dụng nguồn xã hội hóa giáo dục có hiệu quả việc quản lý
chặt chẽ các nguồn lực huy động rất quan trọng nhằm bảo đảm tiết kiệm kinh
phí.Trước tiên củng cố vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh, ban đại diện trực
tiếp điều hành, giám sát các nguồn huy động, công khai rõ ràng các mục đích thu,
chi,quyết toán kịp thời tất cả các khoản chi và mục đích chi.
Hàng năm hội cha mẹ phải tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm mặt mạnh,
mặt yếu đề ra giải pháp cho năm sau thông báo, liêm yết các khoản thu chi cho
toàn thể phụ huynh cùng được biết.
5. Kết quả đạt được
Trên đây là một số giải pháp tôi đã chia sẻ với mục đích nâng cao hơn nữa
công tác xã hội hóa giáo dục nói chung và xã hội hóa giáo dục mầm non nói
riêng cho các trường mầm non trong toàn Thị xã sau khi thực hiện các giải pháp
nêu trên tôi đã thu được kết qủa như sau
Bảng kết quả khảo sát chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
Năm
Chất lượng chăm sóc- nuôi dưỡng
Tổng
Tổng
số trẻ
số trẻ
Tỷ lệ
Tỷ lệ
ăn bán
ra lớp
trú
học
20132014
20142015
392
97%
353
90%
441
98%
441
100%
Chất lượng giáo dục
Bé
Bé
Bé
Bé
ngoan
chăm
sạch
ngoan
toàn
385
381
353
diện
335
(98%)
433
(97%)
428
(90%)
401
(85%)
380
(98%)
(97%)
(91%)
(86%0
Kết quả trên cho ta thấy, đã có sự thay đổi đáng khích lệ số cháu ra lớp
ngày một đông. Tỷ lệ trẻ ra lớp tăng 17% theo các năm học . Tỷ lệ trẻ ăn bán trú
15
ngày một cao tăng 20%, số trẻ ăn bán trú năm 2015 đạt 100% và đặc biệt các bậc
phụ huynh đã quan tâm hơn tới con em mình, đã phối kết hợp chặt chẽ với nhà
trường trong việc thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đạt kết quả cao.
Các bậc phụ huynh luôn tin tưởng coi nhà trường là ngôi nhà thứ hai của bé, cô
giáo là người mẹ hiền thứ hai của các cháu. Từ đó tạo điều kiện phối kết hợp chặt
chẽ tuyên truyền, hỗ trợ nhà trường làm công tác xã hội hóa giáo dục được tốt
hơn
Bảng kết quả công tác xã hội hóa giáo dục:
Năm
học
20122013
20132014
Tổng kinh phí
huy động
Kinh phí Nhà
nước và địa
phương
80.000.000đ
Đoàn thể và
các tổ chức
xã hội
Cá nhân
20.00.000
50.000.000đ
10,000.000đ
8,546.000.000
8,000,000.000
46.000.000
440.000.000
đ
đ
đ
đ
912.000.000 đ
850.000.000đ
20142015
Kinh phí
phụ huynh
40.000.000
đ
12.000.000đ
60.000.000
10.000.000đ
So sánh đối chứng qua một năm thực hiện đề tài, tôi thấy kết quả xã hội
hóa giáo dục đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn
xã hội. Tạo ra được động lực quyết định thắng lợi mục tiêu chiến lược phát triển
giáo dục mầm non.
Từ khi áp dụng sáng kiến vào công tác xã hội hóa giáo dục đã đạt được kết
quả như: Huy động được tổng số tiền : 9.538.000.000 ( Chín tỷ năm trăm ba
mươi tám triệu đồng ) khuôn viên, cảnh quan môi trường sư phạm nhà trường
xanh - sạch – đẹp. Chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt, giảm tỷ
lệ trẻ suy dinh dưỡng so với đầu năm qua các năm trung bình 1.5%, giảm so với
16
cùng kỳ năm trước 2%. Đến nay trẻ phát triển bình thường về cân nặng bình
thường đạt 96%, chiều cao bình thường đạt 96.5%
Các lớp có đầy đủ đồ dùng phục vụ sinh hoạt, học tập cho trẻ, bếp ăn đảm
bảo yêu cầu nuôi dưỡng, nhà trường đã được công nhận trường Đạt chuẩn Quốc
gia mức độ I
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non tại nhà trường trước
tiên cần có sự ủng hộ của lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể, các tổ
chức xã hội, hội cha mẹ phụ huynh học sinh, cán bộ giáo viên, nhân viên nhà
trường...
Người cán bộ quản lý phải biết tranh thủ sự ủng hộ lãnh đạo các cấp, phải
biết tổng hợp sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội.
Làm tốt công tác tuyên truyền sâu rộng vận động nhân dân để giúp họ thấy
rõ vị trí, tầm quan trọng của bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục Quốc dân .
Từ đó nâng cao trách nhiệm, ý thức phối hợp tổ chức các hoạt động chăm sóc,
giáo dục trong nhà trường .
Kế hoạch công tác xã hội hóa giáo dục mang tính chiến lược lâu dài được
lãnh đạo địa phương, phòng giáo dục đào tạo, hội cha mẹ học sinh ủng hộ, đồng
tình
Song song với việc huy động nguồn lực, quản lý chặt chẽ các nguồn lực
được huy động là khâu quan trọng nhằm đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm
kinh phí, công khai rõ ràng, hàng năm tổng kết đánh giá các mặt mạnh, mặt yếu
đề ra giải pháp khắc phục. Công khai, niêm yết toàn bộ các khoản thu và chi tại
nhà trường, tới từng phụ huynh học sinh và ác tổ chức xã hội đã ủng hộ.
17
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1.Kết luận
Đánh giá thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục mầm non là một nhiệm
vụ trọng tâm có ý nghĩa chiến lược nhằm đưa ngành học mầm non đuổi kịp các
nước phát triển trên thế giới. Vì vậy người cán bộ quản lý phải biết thiết lập mối
quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường với chính quyền địa phương, đoàn thể, các tổ
chức xã hội, phụ huynh, cơ quan doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn nhằm tạo
ra mối uan hệ phát triển đồng bộ về vật chất và tinh thần tạo niềm tin cho lãnh
đạo và nhân dân, phụ huynh học sinh
Vận dụng linh hoạt giữa lý thuyết vào thực tiễn, huy động tối đa các nguồn
lực
Nâng cao nhận thức về ngành học cho cộng đồng, lãnh đạo địa phương
Thăm quan học hỏi các trường làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục
Mở lớp tập huấn tuyên truyền công tác xã hội hóa giáo dục cho cán bộ giáo
viên, nhân viên trong nhà trường
Tổ chức tốt hội thi do ngành phát động thông qua đó tuyên truyền từ đó
tranh thủ sự quan tâm của các cấp các ngành, phụ huynh học sinh, các tổ chức xã
hội
Thực hiện tốt các kế hoạch, các giải pháp đề ra .
Công tác xã hội hóa giáo dục mầm non nhằm thu hút các lực lượng trong
xã hội cùng chăm lo cho sự nghiệp phát triển giáo dục mầm non , nâng cao dân
trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ, giáo
viên, nhân viên trong nhà trường làm tốt hơn nữa việc chăm sóc, nuôi dưỡng,
giáo dục trẻ để phụ huynh yên tâm gửi gắm con em mình.
Đây là những biện pháp đảm bảo tính hiệu quả kinh tế có khả năng áp dụng
cho bất kỳ trường mầm non nào cũng đều có hiệu quả cao
2.Khuyến nghị
18
Đối với Ủy ban nhân Thị xã: Ưu tiên đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở
vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học.
Quy hoạch mở rộng thêm khuôn viên nhà trường.
Đối với Phòng giáo dục và đào tạo: Mở các lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp
vụ quản lý, làm giàu thêm tri thức và kinh nghiệm chỉ đạo
Đối với Ủy ban nhân dân Phường: Có kế hoạch chỉ đạo các đoàn thể ở cơ
sở kết hợp với nhà trường để làm tốt hơn công tác xã hội hóa giáo dục mầm non.
Đối với nhà trường : Chú trọng công tác xã hội hóa giáo dục để ngày càng
phát triển trên diện rộng, huy động mọi tổ chức đoàn thể, nhân dân trên địa bàn
nhằm hỗ trợ nhiều mặt cho nhà trường.
Hiệu trưởng nhà trường phải có lòng kiên trì, nắm bắt thời cơ thích hợp để
tham mưu hiệu quả, công tác tham mưu phải được thực hiện thường xuyên, chủ
động, tích cực, tránh hình thức.
Trên đây là một số sáng kiến của bản thân tôi nhằm nâng cao công tác xã hội
hóa giáo dục trong trường mầm non. Trong quá trình thực hiện đề tài bản thân tôi
rất cố gắng nghiên cứu, học hỏi, trải nghiệm qua thực tế song về mặt nội dung,
cũng như hình thức trình bày còn nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp
ý xây dựng của hội đồng khoa học các cấp để đề tài tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
19
20