Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

12 CHỦ đề đọc HIỂU ôn THI THPT QUỐC GIA 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.46 KB, 54 trang )

CHUYÊN ĐỀ: ĐỌC HIỂU
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm 2014, trong đề thi THPT nội dung đọc hiểu đã chiếm 30% tổng số
điểm của bài thi. Đây là một nội dung không qua khó nhưng lượng kiến thức cần huy
động để giải quyết nội dung này lại quá rộng, toàn bộ phần kiến thức làm văn và
Tiếng Việt từ THCS đến THPT (từ lớp 6 đến lớp 12).
Các câu hỏi trong đề thi thường tập hỏi những kiến thức về từ (từ tượng hình,
từ tượng thanh), biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt, thể
thơ, ý chính của văn bản…
Để giúp HS giải quyết được nôi dung đoc hiểu khi làm bài thi, chúng ta không
chỉ phải xây dựng được một chương trình ôn luyện phù hợp (nội dung kiến thức, thời
gian ôn luyện) mà còn phải tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học
sinh.
B. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ, gồm 12 chủ đề.
I. Hệ thống kiến thức cơ bản
CHỦ ĐỀ 1. KIẾN THỨC VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
CHỦ ĐỀ 2. NHẬN DIỆN KIỂU CÂU VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
CHỦ ĐỀ 3. PHÉP LIÊN KẾT VÀ HÌNH THỨC KẾT CẤU ĐOẠN VĂN
CHỦ ĐỀ 4. THAO TÁC LẬP LUẬN
CHỦ ĐỀ 5. PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
CHỦ ĐỀ 6. PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT
CHỦ ĐỀ 7. PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
CHỦ ĐỀ 8. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG CHÍNH VÀ ĐẶT NHAN ĐỀ CHO VĂN BẢN
CHỦ ĐỀ 9. TU TỪ NGỮ ÂM
CHỦ ĐỀ 10. TU TỪ TỪ VỰNG
CHỦ ĐỀ 11. TU TỪ CÚ PHÁP
CHỦ ĐỀ 12. THỂ THƠ, LUẬT THƠ
II. Đề xuất phương pháp ôn luyện
1. Nêu khái niệm: Ghi khái niệm lên bảng
VD: Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác
có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm, hàm súc cho sự diễn đạt.


2. Phân tích khái niệm
- Gạch chân những từ ngữ khó, giảng giải, thuyết trình để HS hiểu
- Có thể phải phân tích ví dụ để làm rõ khái niệm với những khái niệm mà HS không
dễ dàng hiểu được.
(a). Thay đổi tên gọi
- tên sự vật, hiện tượng này:A
- gọi bằng tên sự vật, hiện tượng khác: B
(b). Nét tương đồng
- thay đổi tên gọi (A →B) dựa vào sự liên tưởng đến những thứ giống A
(tương đồng).
- nhiệm vụ: tìm A, A luôn ẩn, xuất hiện trên văn bản là B (để tìm ẩn dụ cần lưu
ý: từ cần được hiểu theo nghĩa chuyển/không phải nghĩa gốc (nói về điều này nhưng
lại hướng tời điều khác…liên tưởng đến những thứ có nét tương đồng với nó).
(c). Tăng sức gợi hình, gợi cảm, hàm súc…
PHÂN TÍCH VÍ DỤ
1


VD. Thuyền ơi có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
* Yêu cầu:
(a). Thay đổi tên gọi:
- Xác định từ ngữ ẩn dụ/ xác định: B (thuyền, bến)
- GV. Gạch chân từ “thuyền”, “bến” (đặt thuyền là B, bến là B1. Từ B tìm A;
từ B1, tìm A1?)
+ Thuyền (B): người đi/chàng trai…(A)
+ Bến (B1): người ở/cô gái… (A1)
(b). Nét tương đồng:
- Điểm giống nhau/tương đồng giữa B và A, B1 và A1 là gì?
+ Thuyền (B): người đi/chàng trai…(A) → Sự dịch chuyển…

+ Bến (B1): người ở/cô gái… (A1)
→ Sự cố định…
(c). Tăng sức gợi hình, gợi cảm, hàm súc…
- Yêu cầu HS huy động những hiểu biết về “thuyền” và “bến” trong cuộc sống để
thấy rõ sự gợi hình, gợi cảm, hàm súc…:
+ Gợi lên hình ảnh bến nước và con thuyền …
+ Từ những hiểu biết về “thuyền” và “bến” trong cuộc sống, gợi liên tưởng
đến những con người từng gắn bó với nhau, sống vì nhau, cho nhau nhưng có lúc
phải xa nhau…Bến thủy chung chờ đợi, thuyền di chuyển đến những không gian
mới…ròi lại quay về với bến hoặc không bao giờ trở lại!
3. Củng cố luyện tập
- GV đưa ra một số ví dụ
- Có thể cho HS tìm ví dụ
- Lần lượt giải quyết các ví dụ theo mô hình trên (cần linh hoạt, sáng tạo trong vận
dụng để…)
4. Vận dụng
5. Tìm tòi, mở rộng
Tóm lại: với đối tượng HS TB, Yếu chủ yếu tập trung vào 3 bước (Nêu khái
niệm, phân tích khái niệm và củng cố luyện tập). Với đối tượng HS Khá, giỏi cần
chú ý thêm 2 bước (Vận dụng và tìm tòi, mở rộng)

2


CHỦ ĐỀ 1.
KIẾN THỨC VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT
I. PHÂN LOẠI TỪ
1. Từ đơn:
- Là từ chỉ có một tiếng có nghĩa.
- Trong tiếng Việt có một số từ đơn đa âm: Ra-đi-ô, Bê-đan,... (chủ yếu là những từ

phiên âm từ tiếng Pháp.
2. Từ phức:
a) Từ ghép:
- Từ ghép là từ có hai tiếng trở lên ghép lại có nghĩa.
- Từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.
b) Từ láy:
- Là từ phức được tạo ra do phối hợp các tiếng có âm đầu hoặc vần (hoặc cả âm và
vần) giống nhau.
- Có 3 kiểu từ láy: Láy âm đầu (rì rào), láy vần (lao xao), láy cả âm và vần (loang
loáng, xinh xinh).
- Có 3 loại từ láy: Láy đôi (ngoan ngoãn), Láy ba (sạch sành sanh), Láy tư (trùng
trùng điệp điệp; rì rà rì rầm).
- Trong từ đôi (láy vần) có thể chuyển thành từ láy tư: róc rách: róc ra róc rách.
3. Từ tượng thanh: Là từ mô phỏng, gợi tả âm thanh. Có thể là từ đơn hoặc từ phức.
- Tiếng cười nói: khúc khích, sang sảng, ...
- Tiếng loài vật: meo meo, gâu gâu, ò ...ó...o
- Tiếng động: thình thịch, đoàng, ...
4. Từ tượng hình: Là từ gợi tả hình ảnh, màu sắc, mùi vị, ... của sự vật.
- Dáng vẻ người, động vật: lom khom, bệ vệ, đủng đỉnh, ...
- Màu sắc, mùi vị: sặc sỡ, ngào ngạt, phưng phức, ...
* Hầu hết các từ tượng thanh, tượng hình là từ láy nhưng vẫn có nhiều từ đơn, từ
phức khác.
5. Từ nhiều nghĩa:
- Là từ có từ hai nghĩa trở lên.
- Các nghĩa trong từ nhiều nghĩa gồm hai loại Nghĩa gốc và Nghĩa chuyển.
- Giữa các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối quan hệ với nhau.
- Trong từ điển giải thích tiếng Việt, nghĩa đầu tiên được giải thích là nghĩa gốc, các
nghĩa còn lại là nghĩa chuyển.
VD: Từ “mũi” trong có các nghia như sau:
- “mũi người”: Là một bộ phận của cơ thể người. (nghĩa gốc).

- “mũi thuyền”: Là một bộ phận phía trước của con thuyền. (nghĩa chuyển)
- “mũi mác”: Là phần đầu nhọn của một cái mác; ... (nghĩa chuyển)
6. Từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau.
VD: Máy bay - Phi cơ - Tàu bay
a) Từ đồng nghĩa hoàn toàn
- Là những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn.
VD: lợn - heo.
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn có thẻ được thay thế cho nhau trong lời nói.
b) Từ đồng nghĩa không hoàn toàn:
- Là những từ đồng nghĩa có nghĩa ít nhiều khác nhau.
3


- VD: ăn - xơi - chén; mang - vác - khiêng.
- Các từ đồng nghĩa không hòan toàn không phải lúc nào cũng thay thế được cho
nhau trong lời nói. Do đó, khi dùng những từ này phải cân nhắc để lựa chọn cho
đúng, cho phù hợp.
7. Từ trái nghĩa: Là những từ có nghĩa trái ngược nhau
- VD: đục/ trong; xanh/ chín, ...
- Sử dụng đúng các từ trái nghĩa làm nổi bật những sự việc, tính chất, ... đối lập với
nhau.
8. Từ đồng âm:
- Những từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa.
- Nghĩa của các từ đồng âm không có mối liên hệ nào cả.
- Từ đồng âm được sử dụng nhiều trong thuật chơi chữ: “Bà già đi chợ Cầu ....”
VD:
+ Hòn đá/ đá bóng; con ngựa đá con ngựa đá.
+ Các cháu nhi đồng đã đồng sức ra ngoài cánh đồng tìm quặng đồng về bán
cho bà đồng nát để kiếm ít đồng bạc để may đồng phục.
II. CÁC TỪ LOẠI

1. Danh từ:
a) Khái niệm, đặc điểm của danh từ;
- Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị).
- Danh từ gồm hai tiểu loại: Danh từ riêng và Danh từ chung.
- Danh từ chung gồm danh từ chỉ người, sự vật, hiện tượng (mưa, nắng, gió), khái
niệm (cuộc sống, đạo đức), đơn vị (cái, con, tấm, hòn, ...).
b) Cụm danh từ:
- Trong cụm danh từ, danh từ giữ vị trí trung tâm. Những từ khác đi kèm danh từ
trung tâm là các phần phụ trong cụm danh từ.
VD: Tất cả / học sinh / lớp tôi ...
- Phần phụ trong cụm danh từ có thể bổ sung ý nghĩa về số lượng (ba người), tổng
thể (tất cả học sinh), về đặc điểm (áo vàng), tính chất của sự vật được nêu ở danh từ.
c) Phân biệt cụm danh từ với từ ghép
- Trong tiếng Việt, nhiều khi cụm danh từ có hình thức giống với từ ghép có nghĩa
phân loại.
- Để xác định được đâu là từ ghép, đâu là cụm danh từ, cần phải đặt chúng vào trong
câu, từ đó xác định nghĩa của chúng.
VD: Trong vườn có nhiều loại hoa: hoa hồng, hoa huệ, hoa lan, ...
(“hoa hồng” là từ ghép).
Vd: Trong vườn hoa thật nhiều màu: hoa hồng, hoa đỏ, hoa trắng, ...
(“hoa hồng” là cụm danh từ).
2. Động từ:
a) Khái niệm, đặc điểm của động từ
- Động từ là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
b) Cụm động từ:
- Khi sử dụng, động từ có thể kết hợp với từ khác tạo thành cụm động từ.
- Trong cụm động từ, động từ giữ vị trí trung tâm. Những từ khác đi kèm động từ
trung tâm là các thành phần phụ trong cụm động từ.
4



- Phần phụ trong cụm động từ có thể bổ sung nghĩa thời gian, cách thức, mức độc,
kết quả, sự khẳng định, phủ định, mệnh lệnh, tương hỗ, đối tượng, … của hoạt động,
trạng thái được nêu ở động từ.
3. Tính từ:
a) Khái niệm:
Tính từ là những từ chỉ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, của hoạt
động, trạng thái, …
Các loại tính từ: chỉ màu sắc; chỉ hình dáng; chỉ kích thước, khoảng cách; chỉ
số lượng; chỉ khối lượng; chỉ phẩm chất.
b) Cụm tính từ:
Tính từ có thể kết hợp với các từ khác để tạo thành cụm tính từ.
VD: rất đẹp; đẹp như tiên.
Trong cụm tính từ, tính từ giữ vị trí trung tâm. Những từ khác đi kèm tính từ
trung tâm là các phần phụ trong cụm tính từ.
Phần phụ trong cụm tính từ có thể bổ sung ý nghĩa về thời gian, mức độ, phạm
vi, …của đặc điểm, tính chất được nêu ở tính từ.
Ví dụ: - Thời gian: sắp chín
- Mức độ: rất ngon, ngon quá
- Phạm vi, đối tượng: giỏi Toán
c) Cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất
Để thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất, có thể sử dụng một trong các cách
sau:
- Tạo ra từ ghép có một yếu tố là tính từ đã có.
VD: trắng: trắng tinh; đỏ: đỏ au
- Dùng các từ hơi, rất, lắm, quá, … kèm với tính từ (trước hoặc sau tính từ). Ví dụ:
trắng: rất trắng, trắng quá; đỏ: hơi đỏ, đỏ lắm,…
- Tạo ra phép so sánh.
Ví dụ: trắng: trắng như bông; đỏ: đỏ như gấc,…
4. Đại từ:

a) Khái niệm:
Đại từ là những từ dùng để xưng hô hoặc để thay thế cho danh từ, động từ, tính
từ trong câu.
b) Mục đích sử dụng:
Sử dụng đại từ để thay thế có tác dụng làm cho câu không bị lặp từ.
Ví dụ:
Tôi thích văn thơ, em gái tôi cũng vậy.
Chim chích bông sà xuống vườn cải. Nó tìm bắt sâu bọ.
c) Đại từ xưng hô:
Là từ được người nói dùng để tự chỉ mình hay chỉ người khác khi giao tiếp.
d) Các ngôi của đại từ xưng hô:
- Ngôi thứ nhất: tôi, tao, tớ, chúng tao, …
- Ngôi thứ hai: mày, mi, chúng mày, chúng bay, …
- Ngôi thứ ba: y, hắn, nó, chúng nó, họ, …
e) Một số lưu ý khi dùng đại từ:
- Trong tiếng Việt, có những đại từ vừa có thể được dùng để chỉ ngôi thứ nhất, vừa
có thể được dùng để chỉ ngôi thứ hai.
5


VD: Mình về mình có nhớ ta. (mình: ngôi thứ hai – trỏ người nghe).
- Có những đại từ số nhiều vừa bao gồm người nói, vừa bao gồm người nghe.
VD: Chúng ta là giáo viên.
- Để xưng hô, ngoài các đại từ chuyên dụng, người Việt còn sử dụng nhiều danh từ
như đại từ. Đó là:
+ Quan hệ họ hàng: bố, mẹ, ông, bà, anh, chị, em, …
VD: Mẹ cho con đi chợ với.
+ Nghề nghiệp, chức vụ, xã hội: giám đốc, thủ trưởng, thầy, bạn, …
VD: Giám đốc gọi em có việc gì vậy ?
- Các từ xưng hô trong tiếng Việt luôn kèm sắc thái tình cảm và thể hiện rõ thứ bậc,

quan hệ, … Khi xưng hô, cần chú ý lựa chọn từ xưng hô cho lịch sự phù hợp với
quan hệ giữa người nói với người nghe và người (vật) được nhắc tới.
5. Quan hệ từ:
a) Khái niệm:
Quan hệ từ là những từ dùng để nối từ với từ, câu với câu, đoạn văn với đoạn
văn, nhằm thể hiện các mối quan hệ giữa các từ ngữ, giữa các câu, các đoạn với
nhau.
Các quan hệ từ thường dùng: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại,
bằng, như, để, về, …
b) Quan hệ từ có thể được sử dụng thành cặp trong các vế nối của câu ghép đẳng lập.
- Vì … nên (cho nên) … ; do … nên (cho nên) …; bởi … nên (cho nên) …; tại …nên
… (cho nên)… ; nhờ … mà … (thường dùng để biểu thị quan hệ nguyên nhân –
kết quả).
- Nếu … thì …; hễ .. thì … (thường dùng để biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả).
- Tuy … nhưng …; mặc dù … nhưng … (thường dùng để chỉ quan hệ tương phản).
- Để … thì … (thường dùng để chỉ quan hệ mục đích).

6


CHỦ ĐỀ 2.
NHẬN DIỆN KIỂU CÂU VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
1. Nhận diện các kiểu câu
1.1. Câu chia theo mục đích nói
*Câu kể: dùng để kể, tả, nhận định, giới thiệu một sự vật, sự việc. Cuối câu kể
thường ghi dấu chấm.
Ví dụ:
- Hôm qua, mình gặp lại cô giáo cũ. ( kể)
- Chiếc bánh vừa dẻo, vừa thơm trông lại rất bắt mắt. (tả)
- Đây là bác Nam. Bác ấy là một họa sĩ rất tài hoa.(giới thiệu và nhận định)

*Câu hỏi: Dùng để hỏi người khác hoặc tự hỏi mình. Đôi khi dùng vào mục đích
khác (khen, chê, nhờ…). Cuối câu hỏi có dấu chấm hỏi.
Ví dụ:
- Bác ăn cơm chưa?
- Hình như quyển truyện này mình đã đọc ở đâu rồi?
*Câu cảm: Dùng để bộc lộ cảm xúc (vui, buồn, ngạc nhiên, thán phục…) cuối câu
ghi dấu chấm than.
Ví dụ:
- A, mẹ đã về!
- Bạn giỏi thật!
*Câu cầu khiến: Dùng để yêu cầu, đề nghị, nhờ vả…ai đó làm một việc gì. Cuối câu
có thể ghi dấu chấm than (nếu đó là một mệnh lệnh) hoặc có thể ghi dấu chấm (nếu
đó là một yêu cầu nhờ vả nhẹ nhàng.
Ví dụ:
- Các bạn trật tự đi!
- Xem giúp mình mấy giờ rồi nhé.
1.2. Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp
*Câu đơn:
- Câu đơn bình thường: Câu đơn bình thường được tạo bởi hai thành phần C- V làm
nên nòng cốt câu và có quan hệ mật thiết với nhau.
Ví dụ:
Con ong làm mật yêu hoa. Con cá bơi yêu nước.
C
V1
V2
C V1 V2
- Câu đơn đặc biệt: Là loại câu không có cấu tạo theo kết cấu C-V (không xác định
được thành phần C-V).
Ví dụ:
+ Một mình. Lẻ loi. Nước mắt. Nhạt nhòa. Hôi hám…

+ Năm ấy mất mùa.
*Câu ghép và câu phức:
- Câu ghép: là câu có từ hai kết cấu C-V trở lên nhưng các kết cấu C-V này không
bao hàm nhau. Có hai loại câu ghép: câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ.
Ví dụ:
Vì trời mưa nên tôi không thể đi du lịch.
C1 V1
C2
V2
- Câu phức: Là câu có từ hai kết cấu C-V trở lên, trong đó có một kết cấu C- V làm
nòng cốt, các kết cấu C-V còn lại bị bao hàm trong kết cấu C-V làm nòng cốt đó.
7


Ví dụ:
Cái bàn này chân đã gãy
C
V (C-V)
2. Thực hành nhận diện các kiểu câu và nêu hiệu quả sử dụng
Ví dụ 1:
Sáng ngày 16/5, hơn 1.300 học sinh trường THPT Phan Huy Chú, Hà Nội
tham gia buổi học ngoại khóa mang tên Chủ quyền biển đảo, khát vọng hòa bình.
Buổi học được tổ chức với ý nghĩa thểhiện tình yêu đất nước, một lòng hướng về
biển Đông.
Nhà trường cho rằng buổi ngoại khoá như thế này rất cần thiết, giúp nuôi
dưỡng lòng tự hào dân tộccho các em học sinh, đồng thời nâng cao hiểu biết về chủ
quyền lãnh thổ và ýthức trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước.
Trong buổi ngoại khoá này, các học sinh trong trườngđã xếp hình, tạo thành
dải chữ S bản đồ đất nước Việt Nam cùng hai quần đảoTrường Sa và Hoàng Sa.
Hoạt động xếp hình diễn ra khá sớm vào lúc 6h30 nhưngcác học sinh tham gia đều

rất hào hứng, sôi nổi. Vừa xếp hình, các học sinh trường Phan Huy Chú còn được
nghe kể về chiến công của cha ông trong việc bảo vệ đất nước, được nâng cao và tự
ý thức được trách nhiệm của bản thân đối vớiTổ quốc. (Theo Dân trí)
Đọc đoạn trích trên và cho biết kiểu câu nổi bật nhất mà văn bản sử dụng là gì?
Tác dụng của kiểu câu đó trong việc thể hiện nội dung văn bản?
Trả lời:
- Kiểu câu sử dụng nhiều nhất là câu tường thuật, câu phức.
- Tác dụng: Cung cấp cụ thể, đầy đủ và chính xác các thông tin hoạt động ngoại khóa
của học sinh trường THPT Phan Huy Chú.)
Ví dụ 2:
Tại Thế vận hội đặcbiệt Seatte [dành cho những người tàn tật] có chín vận
động viên đều bị tổnthương về thể chất hoặc tinh thần, cùng tập trung trước vạch
xuất phát để thamdự cuộc đua 100m. Khi súng hiệu nổ, tất cả đều lao đi với quyết
tâm chiếnthắng. Trừ một cậu bé. Cậu cứ bị vấp té liên tục trên đường đua. Và cậu
bật khóc. Tám người kia nghe tiếng khóc, giảm tốc độ và ngoái lại nhìn. Rồi họ
quaytrở lại. Tất cả, không trừ một ai! Một cô gái bị hội chứng down dịu dàng cúi
xuống hôn cậu bé: - Như thế này, em sẽ thấy tốt hơn. Cô gái nói xong, cả chín người
cùng khoác tay nhau sánh bước về vạch đích. Khán giả trong sân vận động đồng loạt
đứng dậy. Tiếng vỗ tay hoan hô vang dội nhiều phút liền. Mãi về sau,những người
chứng kiến vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện cảm động này”.
[Nguồn: />.
Đọc đoạn văn bản trên và chỉ ra nhữngcâu đặc biệt được sử dụng trong văn bản.
Nêu tác dụng/hiệu quả biểu đạt của chúng.
Trả lời:
Các câu đặc biệt gốm:
- Câu: Trừ một cậu bé. Hiệu quả biểu đạt: tạo sự chú ý về sự đặc biệt của một vận
động viên so với đám đông trên đường đua.
- Câu: Tất cả không trừ một ai”. Hiệu quả biểu đạt: Đặt trong mối liên hệ với câu
trước đó, câu có tác dụng nhấn mạnh, gây sự chú ý sự đồng lòng thực hiện một hành
động cao cả (vì người bị tổn thương về thể chất nặng hơn mình).

8


CHỦ ĐỀ 3.
PHÉP LIÊN KẾT VÀ HÌNH THỨC KẾT CẤU ĐOẠN VĂN
I. LÍ THUYẾT
1. Phép liên kết
1.1. Khái niệm:
Phương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm làm bộc lộ mối
dây liên lạc giữa các bộ phận có liên kết với nhau. Cách sử dụng những phương tiện
liên kết cùng loại xét ở phương tiện cái biểu hiện được gọi là phép liên kết.
1.2. Các dạng phép liên kết
- Về nội dung:
Các đoạn văn trong một văn bản cần tập trung vào chủ đề chung của văn bản,
duy trì và phát triển chủ đề của văn bản một cách logic.
- Về hình thức:
Các đoạn văn trong văn bản thường liên kết với nhau thông qua các Phương
tiện liên kết. Các phương tiện liên kết chủ yếu gồm:
* Phép lặp
Là phương thức này lặp lại một số yếu tố ngôn ngữ ở các câu kế tiếp trong một
văn bản. Việc lặp lại này là việc sử dụng có ý thức, khác với hiện tượng lặp thừa, vô
ích. Để phục vụ cho sự liên kết trong văn bản, có thể sử dụng phương thức lặp thuộc
các phương diện:
- Về ngữ âm: Lặp lại vần, số lượng âm tiết
Ví dụ:
Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay
Vượn hót chim kêu suốt cả ngày
Khách đến thì mời ngô nếp nướng
Săn về thường chén thịt rừng quay
(Cảnh rừng Việt Bắc)

- Về từ ngữ: Lặp lại một số từ ngữ ở các câu khác nhau để phục vụ cho sự liên kết
chủ đề
Ví dụ:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn câu nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
(Trích Việt Bắc –Tố Hữu)
- Về ngữ pháp: lặp lại kết cấu ngữ pháp ở các câu khác nhau trong văn bản
Ví dụ:
Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta
một cách vô cùng tàn nhẫn
(Trích Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh)
* Phép liên tưởng
Liên tưởng là mối quan hệ giữa các từ mà khi từ này xuất hiện thì sẽ kéo theo
sự xuất hiện của các từ kia. Các từ có quan hệ liên tưởng thường nằm trong một hệ
thống ngữ nghĩa và thường biểu hiện những sự vật, hoạt động, tính chất, trạng thái…
thuộc cùng một phạm trù, một lĩnh vực,. Chúng thường ở các câu khác nhau trong
văn bản và có tác dụng liên kết các câu với nhau
9


Ví dụ:
Chỉ một lát im lặng, rồi những lo sợ lại đến day dứt. Mấy hôm bị bắt đã quá
sợ vừa qua không làm Mị yên tâm ngay được. Mị lo nhà cháy, ngô lúa hết…
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
* Phép thế
Là phương thức thay thế từ ngữ ở câu này bằng một từ ngữ khác ở sau đó. Nhờ
các từ ngữ thay thế cho nhua mà các câu liên kết với nhau rõ ràng, chặt chẽ.
- Phép thế bằng đại từ:

Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều chết sớm. Họ ở chung với nhau
một nhà. (Truyện cổ tích)
- Phép thế bằng từ đồng nghĩa
Từ đó, oán thù nặng sâu, Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh
Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị thần nước đánh mệt mỏi, chán chê vẫn
không thắng nổi thần núi để cướp Mị Nương, đành rút quân.
(trích truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh)
* Phép nối
Là phương thức dung các quan hệ từ và các thành phần chuyển tiếp để thực
hiện chức năng liên kết các câu hoặc các bộ phận văn bản
- Nối bằng quan hệ từ:
Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu
chủ yếu là thơ văn. Và những tác phẩm đó, ngoài những giá trị nghệ thuật, còn quý
giá ở chỗ nó soi sang tâm hồn trong sang và cao quý lạ thường của tác giả, và ghi
lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại!
(Trích Nguyễn Đình Chiểu – ngôi sao sáng trong
văn nghệ dân tộc- Phạm Văn Đồng)
- Nối bằng thành phần chuyển tiếp
Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn
hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình.
Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làmnổi, những
mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì... Trong kẽ mắt kèm nhèm của
bà rủ xuống hai dòng nước mắt... Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua
được cơn đói khát này không?
(Trích Vợ nhặt - Kim Lân)
2. Các hình thức kết cấu của đoạn văn
2.1. Khái niệm
Mỗi đoạn văn được viết theo một cách riêng để trình bày nội dung. Cách trình
bàu nội dung phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Bản thân nội dung của đoạn, phong cách
văn bản, vị trí của đoạn văn trong văn bản…Mỗi cách trình bày nội dung tạo nên cho

đoạn văn các hình thức kết cấu khác nhau.
2.2. Các hình thức kết cấu của đoạn văn
*Diễn dịch
Là cách trình bày nội dung đi từ một ý nghĩa khái quát đến các ý cụ thể, từ
chung đến riêng. Câu đầu thể hiện một ý khái quát (câu chủ đề), các câu sau của đoạn
chi tiết hóa, cụ thể hóa ý khái quát này.
Ví dụ:
10


Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng,
không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc
sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng
hợp tình, hợp lí, áo quần, trangsức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều
hướng vào cái đẹp dịu dàng,thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải.
(Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
*Quy nạp
Là cách trình bày nội dung theo hướng từ cụ thể đến khái quát, từ riêng đến
chung. Các câu đầu đoạn thể hiện các ý cụ thể, câu cuối cùng của đoạn khái quát hóa
nội dung cụ thể thành một ý chung.
Ví dụ:
Chứng kiến sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chứng kiến những dòng
chảy yêu thương của dân tộc giành cho Đại tướng, rất nhiều người bày tỏ sự xúc
động sâu sắc. Thượng tá Dương Việt Dũng chia sẻ: “Sự ra đi của Đại tướng là một
mất mát lớn lao đối với gia đình và nhân dân cả nước. Nhưng qua đây, tôi cũng thấy
mừng là những người đến viếng Đại tướng không chỉ có những cựu chiến binh mà
rất đông thế hệ trẻ, có không ít những em còn rất nhỏ cũng được gia đình đưa đi
viếng… Có nhiều cụ già yếu cũng đến, cả những người đi xe lăn cũng đã đến trong
sự thành kính. Chưa khi nào tôi thấy người ta thân ái với nhau như vậy.
(Trích báo Dân Trí)

*Song hành
Là cách trình bày nội dung của đoạn văn qua các câu có vai trò ngang hàng với
nhau. Mỗi câu triển khai một phương diện của tiểu chủ đề. Hoặc mỗi câu thuật lại
một sự việc trong hàng loạt các sự việc xảy ra đồng thời hoặc kế tiếp.
Ví dụ:
Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa
nhưng là một cây sậy có tư tưởng. Cần gì cả vũ trụ phải tòng hành nhau (hùa vào
nhau) mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làmchết được
người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn vì khi
chết thì biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn người nhiều mà
không tự biết rằng mình khỏe.
(Theo Pa-xcan, bản dịch của Nghiêm
Toản, trong Luận văn thị phạm)
*Móc xích
Đó là cách trình bày nội dung của đoạn theo một mối liên hệ móc xích: các câu
trực tiếp móc nối vào nhau như một chuỗi, câu đi sau thường lặp lại một số từ ngữ ở
câu đi trước.
Ví dụ:
Muốn xây dựng CHXH phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng sản xuất phải có kĩ
thuật cải tiến, Muốn sử dụng tốt kĩ thuật thì phải có văn hóa. Việc bổ túc văn hóa là
cực kì cần thiết.
(Hồ Chí Minh)
- Ngoài các hình thức kết cấu trên, còn có một số hình thức kết cấu khác như: Tổng –
Phân - Hợp, Tam đoạn luận…
- Cách trình bày nội dung của các đoạn văn có thể sử dụng phối hợp các hình thức
kết cấu, nghĩa là có cả diễn dịch, quy nạp, song hành, móc xích…
11


II. BÀI TẬP

Bài 1. Đọc kỹ đoạn văn sau và xác định các phép liên kết được sử dụng:
Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm
mục đích đàotạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước
nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân
phongkiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để
tiến bộ hơn nữa”.
(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
(Trả lời:
Các phép liên kết được sử dụng là:
- Phép lặp:“Trường học của chúng ta”
- Phép thế: “Muốn được như thế”… thay thế chotoàn bộ nội dung của đoạn trước
đó.)
Bài 2. Đọc kỹ đoạn văn sau và xác định các phép liên kết được sử dụng.
Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố,người đọc tiếp nhận với một không gian ngột
ngạt, với nỗi khổ đè nặng trên đôi vai gầy yếu và nỗi đau xé lòng chị Dậu tưởng như
đã thành nỗi đau tột cùng. Nhưng khi Chí Phèo với những tiếng chửi tục tĩu cùng
khuôn mặt đầy vết sẹo, với bước chân chệnh choạng, ngật ngưởng bước đi trên
những dòng văn của Nam Cao, thấy rằng đó mới là kẻ khốn cùng ở nông dân Việt
Nam ngày trước. Qua đó, Nam Cao không chỉ lột trần sự thật đau khổ của người
nông dân mà còn nêu được một quy luật xuất hiện trong làng xã Việt Nam trước
Cách mạng Tháng Tám: hiện tượng người nông dân bị đẩy vào con đường “lưu
manh hoá”
(Trả lời:
Các phép liên kết được sử dụng là:
- Phép nối: Nhưng, qua đó, mà còn
- Phép thế: đó, qua đó)
Bài 3. Đọc kĩ các văn bản sau và xác định hình thức kết cấu
a.
Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh

không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi
đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ
sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa.
(Là hình thức kết cấu song hành)
b.
Thưa quý vị! Đã phải trải qua những cuộc chiến tranh ngoại xâm tàn bạo và
đói nghèo cùng cực nên khát vọng hòa bình và thịnh vượng của Việt Nam chúng tôi
càng cháy bỏng. Chúng tôi luôn nỗ lực tham gia kiến tạo hòa bình, xóa đói giảm
nghèo, bảo vệ hành tinh của chúng ta. Việt Nam đã sẵn sàng tham gia các hoạt động
gìn giữ hòa bình của LHQ. Chúng tôi sẵn lòng đóng góp nguồn lực, dù còn nhỏ bé,
như sự tri ân đối với bạn bè quốc tế đã giúp chúng tôi giành và giữ độc lập, thống
nhất đất nước, thoát khỏi đói nghèo. Việt Nam đã và sẽ mãi mãi là một đối tác tin
cậy, một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế…
(Là hình thức kết cấu quy nạp)
12


c. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta.
Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.
(Là hình thức kết cấu diễn dịch)
d.
Cám tức lắm, vội về kể cho mẹ nghe. Mẹ nó xui bắt chim thịt ăn. Cám về sai
lính giết chim ăn rồi vứt lông ra vườn. Lông chim lại hóa ra 2 cây xoan đào tươi tốt.
Vua thấy đẹp, lấy làm thích sai mắc võng đào để nằm chơi hóng mát.
(kết cấu móc xích)

13



CHỦ ĐỀ 4.
THAO TÁC LẬP LUẬN
1. Giải thích
- Khái niệm: Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ
ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.
- Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt
ra hệ thống câu hỏi để trả lời.
Ví dụ:
Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng,
không say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc
sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng
hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều
hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải”.
(Trích Nhìn về vốn văn hóa dân tộc – Trần Đình Hượu)
2. Phân tích
- Khái niệm: Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận,
yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối
tượng.
- Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận
theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
Ví dụ:
Nói tới sách là nói tới trí khôn của loài người, nó là kết tinh thành tựu văn
minh mà hàng bao thế hệ tích lũy truyền lại cho mai sau. Sách đưa đến cho người
đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất
nước và những dân tộc xa xôi.
Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra vũ trụ vô tận
với những qui luật của nó, hiểu được trái đất tròn trên mình nó có bao nhiêu đất
nước khác nhau với những thiên nhiên khác nhau. Những quyển sách xã hội lại giúp
ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc

điểm về kinh tế, lịch sử, văn hóa, nhữngtruyền thống, những khát vọng.
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học giúp ta hiểu biết về đời sống bên
trong tâm hồn của con người, qua các thời kì khác nhau, những niềm vui và nỗi
buồn, hạnh phúc và đau khổ, những khá tvọng và đấu tranh của họ. Sách còn giúp
người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa vũ trụ bao la này, hiểu
mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong
cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này. Sách giúp cho người đọc hiểu được
đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của con người và phải làm gì để sống cho đúng và
đi tới một cuộc đời thật sự.
Sách mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng. Ta đồng ý với lời nhận
xét mà cũng là một lời khuyên bảo chí lí của M. Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn
kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Vì thế, mỗi chúng ta hãy đọc
sách, cố gắng đọc sách càng nhiều càng tốt.
(Tiếng Việt thực hành, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội)
3. Chứng minh
14


- Khái niệm: Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng
tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.
(Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn
chứng để lập luận CM thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn
chứng sau.)
- Cách chứng minh: Xác định vấn đề chứng minh để tìm nguồn dẫn
chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát
hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt
chẽ và hợp lí.
Ví dụ 1.
Từ sau khiViệt Nam hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường, tiềm lực
khoa họcvà công nghệ (KH&CN) của đất nước tăng lên đáng kể. Đầu tư từ ngân

sách choKH&CN vẫn giữ mức 2% trong hơn 10 năm qua, nhưng giá trị tuyệt đối
tăng lên rất nhanh, đến thời điểm này đã tương đương khoảng 1tỷ USD/năm. Cơ sở
vật chất cho KH&CN đã đạt được mức độ nhất định với hệ thống gần 600 viện
nghiên cứuvà trung tâm nghiên cứu của Nhà nước, hơn 1.000 tổ chức KH&CN của
các thành phần kinh tế khác, 3 khu công nghệ cao quốc gia ở Hà Nội, TP Hồ Chí
Minh và Đà Nẵng đã bắt đầu có sản phẩm đạt kết quả tốt. Việt Nam cũng có cơ sở
hạ tầng thông tin tốt trong khu vực ASEAN (kết nối thông tin với mạng Á- Âu,
mạngVinaREN thông qua TEIN2, TEIN4,…”
(Khoa học công nghệ Việt Nam trong buổi hội nhập, Mai Hà, Ánh Tuyết
- Theo Báo Hà Nội mới, ngày 16/5/2014)
Ví dụ 2.
Việc hình thành các mạng xã hội đã tạo điều kiện cho các bạn trẻ được thỏa
sức xây dựng một thế giới ảo và một cuộc sống ảo cho riêng mình. Trong thế giới đó
nhiều chuẩn mực, lễ nghi trong giao tiếp ngoài đời đã không còn và vì thế những
phong cách và cá tính “chính hiệu” đã ra đời. Lướt qua một vài “chat room” ta bắt
gặp những cách trình bày, biểu cảm khác lạ của ngôn từ.
Xu hướng đơn giản hóa là khuynh hướng phổ biến nhất. Chỉ cần lướt qua
những “chat room”(phòng chat), forum (diễn đàn) chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp
những kiểu diễn đạt như: wá, wyển ( quá, quyển); wen(quen); wên (quên); iu (yêu);
lun (luôn); bùn (buồn); bitk? (biết không?); bít rùi (biết rồi); mí (mấy); dc (được);
ko,k (không); u (bạn, mày), ni (nay), en (em), m (mày), ex (người yêu cũ), t (tao),
hem (không), Bít chít lìn (biết chết liền) v.v.
Xu hướng phức tạp hóa như một cách để thể hiện sự khác biệt “sành điệu”của
giới trẻ: dzui (vui), thoai(thôi), dzìa(về), roài(rồi), khoai(khó) >em4jl(email).v.v. Trong xu hướng phức tạp hóa một trong những nét đặc trưng cần
phải nhấn mạnh đó là cách thể hiện, trình bày nội dung văn bản. Với mong muốn
đượcthể hiện, khẳng định bản thân (do tâm lý lứa tuổi) xu hướng này vì thế,
càngđược phát huy mạnh mẽ. Sự phức tạp trước hết được thể hiện thông qua hàng
loạtcác biểu đạt tình cảm đi kèm :( buồn; :(( , T _ T khóc; :) cười; :))))) rất buồn
cười; =.= mệt mỏi; >!< cau có; :x yêu; :* hôn, ^^, vui v.v. Sự phức tạp còn đượcthể

hiện trong cách trình bày cầu kỳ: “ThiẾu zẮng a e hUmz thỂ shỐng thÊm 1 fÚtjÂy
nÀo nỮa” (Thiếu vắng anh, em không thể sống thêm một phút giây nào nữa). Xu
hướng này còn phát triển đến mức ngay cả những người “trong cuộc” nhiều khicũng
15


không thể hiểu hết được những nội dung do những sáng tạo mang nặng tính cá nhân
như vậy.
…Trên đây chúng tôi trình bày tóm lược những biểu hiện cụ thể của ngôn ngữ của
giới trẻ ở cả hai môi trường thực - ảo. Những kết quả khảo sát đã phần nào cho thấy
thực trạng ngôn ngữ của giới trẻ hiện nay. Bên cạnh những nét độc đáo, những sáng
tạo đáng ghi nhận vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần có sự can thiệp, chấn chỉnh kịp
thời để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt….”
(Ngôn ngữ @ và vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
4. Bác bỏ
- Khái niệm: Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận định
đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.
- Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, đưa ra
ý kiến đúng rồi khẳng định ý kiến đúng của mình; nêu từng phần ý
kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần
Ví dụ:
Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền
rằng tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này không có cơ sở nào cả. Họ chỉ
biết nhữngtừ thông dụng của ngôn ngữ và còn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ
người phụ nữ và nông dân An Nam nào. Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
Vì sao người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước
mình, mà lại không thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?
Ở An Nam cũng như mọi nơi khác, đều có thể ứng dụng nguyên tắc này:
Điều gì người ta suy nghĩ kĩ sẽ diễn đạt rõ ràng, và dễ dàng tìm thấy những từ

để nói ra. …”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn
giải phóngcác dân tộc bị áp bức, Ngữ văn 11)
5. Bình luận
- Khái niệm: Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay
sai, hay/dở; tốt/xấu, lợi/hại…; để nhận thức đối tượng, có cách ứng xử phù hợp và có
phương châm hành động đúng.
- Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình
luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác
đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.
Ví dụ 1:
Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách
con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử cóvăn hóa. Ở ta, từ cảm
ơn được nghe rất nhiều trong cáccuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu,
cảm ơn sự chú ý của mọi người…Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng,ít cảm xúc.
Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kểtrên
dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thểcảm ơn vì
những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy
là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người
đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn … Những lúc đó, lời cảm ơn còn có
nghĩa là đội ơn.
16


(Bài viết tham khảo)
Ví dụ 2:
Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố
quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh
diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có
khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc

giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào
vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng
giống nòi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng
nghĩa với từ chối sự tự do của mình...”
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp
bức
Theo SGK Ngữ văn 11, Tập hai, NXBGiáo dục, 2014, tr. 90)
6. So sánh
So sánh là nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối tượng hoặc là các mặt của
một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của
từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh tương đồng,
có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương phản.
Ví dụ 1:
Ai cũng biết Hàn Quốc phát triển kinh tế khá nhanh, vào loại "con rồng nhỏ"
có quan hệ khá chặt chẽ với các nước phương Tây, một nền kinh tế thị trường nhộn
nhịp, có quan hệ quốc tế rộng rãi. Khắp nơi đều có quảng cáo, nhưng không bao giờ
quảng cáo thương mại được đặt ở những nơi công sở, hội trường lớn, danh lam
thắng cảnh. Chữ nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh, nếu có thì viết nhỏ đặt d chữ
Triều Tiên to hơn ở phía trên. Đi đâu. nhìn đâu cũng thấy nổi bật những bảng hiệu
chữ Triều Tiên. Trong khi đó thì ở một vài thành phố của ta nhìn vào đâu cũng thấy
tiếng Anh, có bảng hiệu của các cơ sở của ta hẳn hoi mà chữ nước ngoài lại lớn hơn
cả chữ Việt, có lúc ngỡ ngàng tưởng như mình lạc sang một nước khác”.
(Chữ ta, bài Bản lĩnh Việt Nam của Hữu Thọ)
Ví dụ 2:
Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm
khúc” đã nói đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn đến một hạng người.
Với “Kiều”, Nguyễn Du đã nói đến cả xã hội người. Với “Chiêu hồn” thì cả loài
người được bàn đến…. “Chiêu hồn”, con người trong cái chết. “Chiêu hồn”, con
người trong từng giới, từng loài, “mười loài là những loài nào” với những nét cộng

đồng phổ biến, điể hnình của từng loài một.
Tôi muốn nói đến bài văn “Chiêu hồn”, một tác phẩm có một không hai trong
nền văn học của chúng ta. (Nghĩ mà xem, trước “Chiêu hồn” chưa hề có bài văn nào
đem cái “run rẩy mới” ấy vào văn học. Sau “Chiêu hồn”, lại càng không). Nếu
“Truyện Kiều” nâng cao lịch sử thơ ca thì “Chiêu hồn” đã mở rộng địa dư của nó
qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết.”
(Tuyển tập Chế Lan Viên, tập II, NXB Văn học)
·
LUYỆN TẬP
Bài tập 1
17


Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng
vẫn không đủ. Có người nghĩ rằng thơ là lời đẹp. Nhưng đâu phải như vậy. Dưới
ngọn bút của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói hang ngày, nôm na
mách qué, đã trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi. Và Nguyễn Du không
những để lại những câu thơ như “Mai cốt cách tuyết tinh thần”, mà còn viết:
Thoắt trông lờn lợt màu da
Ăn chi to béo đẫy đà làm sao!
Cũng không phải thơ là ở những đề tài “đẹp”, phong hoa tuyết nguyệt của các cụ
ngày xưa, hoặc những nhớ mong sầu lụy của các chàng và nàng một thời trước Cách
mạng. Nhà thơ Pháp Bô – đơ – le đã làm bài thơ nổi tiếng về cái xác chó chết đầy
giòi bọ, và ở thời chúng ta, cái xe đạp, khẩu ba dô ca, cho đến cái ba lô trên vai
chiến sĩ, bong dây thép gai hung ác của đồn giặc, đều có thể đem nói trong thơ. Nhà
thơ ngày nay không đi tìm cái muôn đời viển vông bên ngoài cuộc sống thực của con
người.
(Mấy ý nghĩ về thơ – Nguyễn Đình Thi)
* Đoạn văn trên sử dụng các thao tác lập luận nào? Nêu hiệu quả của việc sử
dụng các thao tác đó.

* Trả lời:
- Đoạn văn sử dụng các thao tác lập luận: phân tích, chứng minh, bác bỏ.
- Hiệu quả: làm rõ định nghĩa về thơ theo quan niệm của tác giả. Đoạn văn trở
nên cụ thể, hấp dẫn và có sức thuyết phục hơn.
Bài tập 2
Cuối năm nay, Cộng đồng kinh tế ASEAN sẽ chính thức được thành lập, theo
đó các quốc gia thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động.
Việc lưu chuyển lao động trong khu vực là một yêu cầu tất yếu để tạo điều kiện thúc
đẩy cho quá trình hợp tác và lưu thông thương mại giữa các nước.
Như vậy, trong một cộng đồng gồm 660 triệu dân, các nhân sự có chuyên môn
cao có thể tự do luân chuyển công việc từ quốc gia này tới bất kỳ quốc gia nào khác
trong khối. Đây vừa tạo ra cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức cho lực
lượng lao động Việt Nam trong công cuộc cạnh tranh khắc nghiệt với lao động trong
khu vực.
(Báo Giáo Dục và Thời Đại, số 86, ngày 10/04/2015)
*Xác định thao tác lập luận chủ yếu.
*Trả lời: Thao tác lập luận chủ yếu: thao tác lập luận phân tích/thao tác phân
tích.

18


CHỦ ĐỀ 5.
PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT
1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật)
- Khái niệm: Tự sự là trình bày một chuỗi sự việc liên quan đến nhau, sự việc này
dẫn đến sự việc kia, cuối cùng có một kết thúc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con
người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê.
- Đặc trưng:
+ Có cốt truyện.

+ Có nhân vật tự sự, sự việc.
+ Rõ tư tưởng, chủ đề.
+ Có ngôi kể thích hợp.
Ví dụ:
Một hôm, mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi đứa một cái giỏ, sai đi bắt tôm,
bắt tép và hứa, đứa nào bắt được đầy giỏ sẽ thưởng cho một cái yếm đỏ. Tấm vốn
chăm chỉ, lại sợ dì mắng nên mải miết suốt buổi bắt đầy một giỏ cả tôm lẫn tép. Còn
Cám quen được nuông chiều, chỉ ham chơi nên mãi đến chiều chẳng bắt được gì.
(Tấm Cám)
* Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
* Trả lời: Phương thức biểu đạt chính: tự sự
2. Miêu tả
- Khái niệm: Dùng chi tiết, hình ảnh giúp người đọc hình dung ra đặc điểm nổi bật
của một sự việc, sự vật, con người, phong cảnh,…làm cho đối tượng được nói đến
như hiện ra trước mắt người đọc.
- Đặc trưng: Tái hiện các tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng…giúp con
người cảm nhận và hiểu được chúng.
Ví dụ 1:
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại,
réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi
lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như tiếng một
ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá
tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng. Tới cái
thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở
đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòngsông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền
nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào
đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào
trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ
này.

(Trích Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân)
19


* Hãy xác định phương thức biểu chính trong đoạn văn trên. Lí giải vì sao em
khẳng định như vậy?
*Trả lời:
- Phương thức biểu đạt chính: miêu tả
- Đoạn văn dùng rất nhiều chi tiết, hình ảnh giúp chúng ta hình dung ra đặc
điểm nổi bất bật của thác ở Sông Đà: dữ dội, hiểm trở, ghê sợ…
Ví dụ 2:
Trăng đang lên. Mặt sông lấp loáng ánh vàng. Núi Trùm Cát đứng sừng sững
bên bờ sông thành một khối tím sẫm uy nghi, trầm mặc. Dưới ánh trăng, dòng sông
sáng rực lên, những con sóng nhỏ lăn tăn gợn đều mơn man vỗ nhẹ vào hai bên bờ
cát.
(Trong cơn gió lốc - Khuất Quang
* Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
* Trả lời: Phương thức biểu đạt chính: miêu tả
3. Biểu cảm
Trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, thái độ và sự đánh
giá của người viết đối với đối tượng được nói tới.
Ví dụ 1:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than
(Ca dao)
* Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ là phương thức nào?
* Trả lời: Phương thức biểu đạt chủ yếu: biểu cảm
Ví dụ 2:
Đò lên Thach Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.

Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm.
(Lê Bá Dương, Lời người bên sông)
* Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ là phương thức nào?
* Phương thức biểu đạt chủ yếu trong đoạn thơ là biểu cảm
4. Nghị luận
Là phương thức chủ yếu được dùng để bàn bạc phải, trái, đúng sai nhằm bộc lộ
rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết.
Ví dụ 1:
Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm
mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của
nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực
dân phong kiến.
Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa
để tiến bộ hơn nữa”.
(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)
* Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
20


* Trả lời: Phương thức nghị luận.
Ví dụ 2:
Muốn xây dựng một đất nước giàu mạnh thì phải có nhiều người tài giỏi. Muốn
có nhiều người tài giỏi thì học sinh phải ra sức học tập văn hóa và rèn luyện thân
thể, bởi vì chỉ có học tập và rèn luyện thì các em mới có thể trở thành những người
tài giỏi trong tương lai”
(Tài liệu hướng dẫn đội viên)
* Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
* Trả lời: Phương thức nghị luận.
5. Thuyết minh

Trình bày, giới thiệu, giải thích,…nhằm làm rõ đặc điểm cơ bản của một đối
tượng, cung cấp tri thức về các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
Ví dụ 1:
Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh
trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến
hiện tượng xói mòn ở các vùng đồi núi. Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các
đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt của các đô thị về mùa mưa. Sự tắc
nghẽn của hệ thống cống rãnh làm cho muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh. Bao bì
ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi chúng nuốt phải…
(Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000)
* Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
* Trả lời: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là thuyết minh
Ví dụ 2:
Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sốngchỉ sau không khí, vì vậy con người
không thể sống thiếu nước. Nước chiếmkhoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người
lớn và đối với trẻ em lên tới 70 -75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá
trình sinh hóa diễn ra trong cơthể con người.
Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và
Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện
giảimất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do
khônguống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80%
thànhphần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập
trung,tinh thần và tâm lý giảm sút…”
(Nanomic.com.vn)
*Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?
*Trả lời: Phương thức biểu đạt chính: thuyết minh).
6. Hành chính - công vụ/ điều hành:
Trình bày văn bản theo một số mục nhất định nhằm truyền đạt những nội dung
và yêu cầu của cấp trên hoặc bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của cá nhân hay tập
thể tới các cơ quan và người có quyền hạn để giải quyết.

BÀI TẬP
Bài tập 1.
Hắn về lần này trông khác hằn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc
như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà
21


rất cơng cơng, hai con mắt gườm gườm trong gớm chết! Hắn mặt cái quần nái đen
với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông
tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! (Chí Phèo- NamCao )
*Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên. Lí giải vì
sao em khẳng định là những phương thức biểu đạt đó?
*Trả lời:
- Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: tự sự, miêu tả,
biểu cảm.
- Lí giải (HS bám vào khái niệm để lí giải…)
Bài tập 2.
Dịch bệnh E-bô-la ngày càng trở thành “thách thức” khó hóa giải. Hiện đã có
hơn 4000người tử vong trong tổng số hơn 8000 ca nhiễm vi rút E-bô-la. Ở năm quốc
giaTây Phi. Hàng nghìn trẻ em rơi vào cảnh mồ côi vì E-bô-la. Tại sao Li-bê-ria,cuộc bầu cử thượng viện phải hủy do E-bô-la “tác quái”
Với tinh thần sẻ chia và giúp đỡ năm nước Tây Phi đang chìm trong hoạn
noạn,nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã gửi những nguồn lực quý báu với
vùngdịch để giúp đẩy lùi “bóng ma” E-bô-là, bất chấp nhưng nguy cơ có thể xảy ra.
Mĩ đã quyết định gửi 4000 binh sĩ, gồm các kĩ sư, chuyên gia y tế, hàng
loạtnước ở Châu Âu, Châu Á và Mĩ-la-tinh gửi trang thiết bị và hàng nghìn nhân
viêny tế tới khu vực Tây Phi. Cu-ba cũng gửi hàng trăm chuyên gia y tế tới đây.
Trong bối cảnh chưa có vắc xin điều trị căn bệnh E-bô-la, việc cộng đồng
quốctế không “quay lưng” với vùng lõi dịch ở Tây Phi, tiếp tục gửi chuyên gia
vàthiết bị tới đây để dập dịch không chỉ là hành động mang tính nhân văn, mà
cònthắp lên tia hi vọng cho hàng triệu người Phi ở khu vực này.

(Dẫn theo nhân dân.Com.vn)
*Văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt chủ yếu nào?
*Trả lời: Phươngthức chủ yếu: thuyết minh – tự sự.

22


CHỦ ĐỀ 6.
PHƯƠNG THỨC TRẦN THUẬT
1. Lời trực tiếp
Trần thuật từ ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện (người kể chuyện xưng tôi)
1.1. Ví dụ:
Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một
chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ
đã nói hết, chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng
chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc,
hai hàm răng nghiến ken két, cứ mối nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái
giọng rên rỉ đau đớn: Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!
Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng,
không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn.
Tất cả mọi việc xảy đến khiến tôi kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tôi
cứ đứng há mồm ra mà nhìn. Thế rồi chẳng biết từ bao giờ, tôi đã vứt chiếc máy ảnh
xuống đất chạy nhào tới."
1.2. Tác dụng:
- Nghệ thuật kể chuyện từ ngôi thứ nhất tạo độ chân thật cho câu chuyện, thuận lợi
cho việc biểu hiện thế giới tâm hồn, những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật.
- Nhân vật tôi trong tác phẩm chính là sự hóa thân của nhà văn, nhằm bộc lộ quan
điểm của mình.
2. Lời kể gián tiếp
Trần thuật từ ngôi thứ ba - người kể chuyện giấu mặt.

2.1. Ví dụ:
Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm
lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản
ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa
óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong
lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy
và đĩnh đạc bảo:
- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải
là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên
những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt
và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực đấy:
thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy
nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến
nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt
nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái
23


người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho
nghẹn ngào:"Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
(Trích Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân)
2.2. Tác dụng: Hãy nêu tác dụng của phương thức trần thuật trên qua đoạn trích.
3. Lời kể nửa trực tiếp
Trần thuật từ ngôi thứ ba - người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn và
lời kể lại theo giọng điệu của nhân vật trong tác phẩm.
3.1. Ví dụ:
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ hai…
Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng
nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng

nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống
đình đánh dậy trời dậy đất hồi Đồng Khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên.
Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung
phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm…chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy.
Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra…Cái
cằm nhọn hoắt của anh Tánh nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh
động viên Việt tiến lên…Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng,
ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút…
3.2. Tác dụng
- Làm cho câu chuyện dù không có gì đặc sắc cũng trở nên mới mẻ, hấp dẫn. Tác
phẩm đậm chất trữ tình, tự nhiên vì được kể bằng con mắt, tấm lòng và ngôn ngữ,
giọng điệu của nhân vật.
- Tạo điều kiện cho nhà văn thâm nhập sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn
dắt câu chuyện.
- Diễn biến câu chuyện linh họat, không phụ thuộc vào trật tự thời gian tự nhiên, có
thể xáo trộn không gian với thời gian, từ những chi tiết ngẫu nhiêncủa hiện thực
chiến trường mà gợi nên những dòng hồi tưởng, liên tưởng phong phú , bất ngờ song
vẫn hợp lý: quá khứ khi gần, khi xa, chuyện này bắt sang chuyện nọ...
- Trần thuật theo dòng hồi tưởng khiến câu chuyện về Những đứa con trong gia
đình vốn được hình thành từ chuỗi những chuyện tưởng chừng như rời rạc, vụn vặt
…mà trở nên mạch lạc, sáng rõ. Các nhân vật hiện lên vừa cụ thể rõ nét; vừa tiêu
biểu cho những thế hệ người nông dân Nam Bộ và cho cả dân tộc ta trong kháng
chiến chống ngoại xâm…

24


CHỦ ĐỀ 7.
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ
I. LÍ THUYẾT

1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
1.1. Khái niệm
PCNN sinh hoạt là phong cách (PC) được dùng trong giao tiếp sinh hoạt hàng
ngày, thuộc hoàn cảnh giao tiếp không mang tính nghi thức. Giao tiếp ở đây thường
với tư cách cá nhân nhằm để trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người thân,
bạn bè, hàng xóm, đồng nghiệp, đồng hành...
Gồm các dạng: chuyện trò/ nhật kí/ thư từ…
1.2. Đặc trưng:
- Tính sinh động
- Tính cụ thể
- Tính cảm xúc
Ví dụ:
(Buổi trưa, tại khu tập thể X, hai bạn Lan và Hùng gọi bạn Hương đi học)
- Hương ơi! Đi học đi!
(im lặng)
- Hương ơi ! Đi học đi ! (Lan và Hùng gào lên).
- Gì mà ầm ầm lên thế chúng mày! Không cho ai ngủ ngáy nữa à! (Tiếng một người
đàn ông gào to).
- Các cháu ơi, khẽ chứ! Để cho các bác ngủ trưa với!...Nhanh lên con, Hương (tiếng
mẹ Hương nhẹ nhàng, ôn tồn).
- Đây rồi, ra đây rồi! (tiếng Hương nhỏ nhẹ).
- Gớm, chậm như rùa ấy! Cô phê bình chết thôi! (tiếng Lan càu nhàu).
- Hôm nào cũng chậm. Lạch bà lạch bạch như vịt bầu!...(tiếng Hùng tiếp lời).
2. Phong cách ngôn ngữ khoa học
2.1. Khái niệm
PCNN khoa học là PC được dùng trong lĩnh vực nghiên cứu, học tập và phổ
biến khoa học. Ðây là PC ngôn ngữ đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên môn
sâu. Khác với PC ngôn ngữ sinh hoạt, PC này chỉ tồn tại chủ yếu ở môi trường của
những người làm khoa học (ngoại trừ dạng phổ cập khoa học).
Gồm các dạng: KH chuyên sâu/ KH giáo khoa/ KH phổ cập

2.2. Đặc trưng
- Tính khái quát, trừu tượng;
- Tính lí trí, lôgic;
- Tính khách quan, phi cá thể.
Ví dụ:
25


×