Tải bản đầy đủ (.docx) (126 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.43 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TRẦN NGỌC DIỆU

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG
CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG THÔNG
TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

ĐÀ NẴNG – NĂM 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN TRẦN NGỌC DIỆU

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG
CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG THÔNG
TIN KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. HUỲNH THỊ HỒNG HẠNH

ĐÀ NẴNG – NĂM 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Trần Ngọc Diệu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:.....................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................4
5. Bố cục đề tài..................................................................................................4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.......................................................................5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT...............................................................8
1.1. HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN.......................................................8
1.1.1. Khái niệm HTTTKT................................................................................8
1.1.2. Bản chất...................................................................................................8
1.1.3. Các yếu tố cấu thành HTTTKT.............................................................11
1.1.4. Chức năng của HTTTKT......................................................................12


1.1.5. Phân loại hệ thống thông tin kế toán.....................................................13
1.2. SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG
THÔNG TIN KẾ TOÁN.................................................................................14

1.2.1. Sự hài lòng của người sử dụng..............................................................14
1.2.2. Sự hài lòng của người sử dụng đối với HTTTKT.................................15
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ
DỤNG ĐỐI VỚI HTTTKT.............................................................................17
1.3.1. Chất lượng thông tin..............................................................................17
1.3.2. Chất lượng hệ thống..............................................................................20
1.3.3. Chất lượng dịch vụ................................................................................23
1.3.4. Sử dụng hệ thống...................................................................................24
1.3.5. Chất lượng đội ngũ làm công tác kế toán..............................................25
1.3.6. Nhận thức về tính hữu ích.....................................................................25
1.3.7. Sự hài lòng của người sử dụng..............................................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................28


CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU...................................................29
2.1. MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.............................29
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................33
2.2.1. Nghiên cứu định tính.............................................................................33
2.2.2. Nghiên cứu định lượng..........................................................................34
2.2.3. Tiến trình nghiên cứu............................................................................35
2.3. XÂY DỰNG THANG ĐO.......................................................................36
2.3.1. Thang đo Chất lượng thông tin.............................................................37
2.3.2. Thang đo Chất lượng hệ thống..............................................................39
2.3.3. Thang đo Chất lượng đội ngũ làm công tác kế toán..............................40
2.3.4. Thang đo Nhận thức về tính hữu ích.....................................................41
2.3.5. Thang đo Sự hài lòng của người sử dụng..............................................42
2.4. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC...............................................................43
2.4.1. Khách thể nghiên cứu............................................................................43



2.4.2. Mẫu điều tra..........................................................................................43
2.4.3. Kết cấu bảng câu hỏi khảo sát..............................................................44
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................45
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN........................46
3.1. MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU.................................................................46
3.2. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI SỬ
DỤNG ĐỐI VỚI HTTTKT.............................................................................48
3.3. ĐÁNH GIÁ THANG ĐO.........................................................................51
3.3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha..........51
3.3.2. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA...................53
3.3.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích CFA, hệ số tin cậy tổng hợp...........56
3.4. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU.......63
3.5. BÀN LUẬN.............................................................................................72
3.5.1. Hàm ý kết quả nghiên cứu.....................................................................72


3.5.2. Một số kiến nghị....................................................................................74
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................78
KẾT LUẬN....................................................................................................79
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)
BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (BẢN SAO)
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 1 (BẢN SAO)
NHẬN XÉT CỦA PHẢN BIỆN 2 (BẢN SAO)
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CFA

EFA
HTTT
HTTTKT
IQ
PU
QA

Phân tích nhân tố khẳng định - Confirmatory Factor Analysis
Phân tích nhân tố khám phá - Exploratory Factor Analysis
Hệ thống thông tin
Hệ thống thông tin kế toán
Chất lượng thông tin - Information Quality
Nhận thức về tính hữu ích - Perceived Usefulness
Chất lượng đội ngũ làm công tác kế toán - Quality of

SEM
SQ
US
D&M

Accountants
Mô hình cấu trúc tuyến tính - Structure Equation Modelling
Chất lượng hệ thống - System Quality
Sự hài lòng của người sử dụng - User Satisfication
Mô hình của tác giả DeLone và McLean


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.
1.7.
2.1.
2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5.
3.6.
3.7.
3.8.
3.9.

Tên bảng
Tổng hợp nghiên cứu các biến đo lường Chất lượng
thông tin
Tổng hợp nghiên cứu các biến đo lường Chất lượng hệ
thống
Tổng hợp nghiên cứu các biến đo lường Chất lượng
dịch vụ
Tổng hợp nghiên cứu các biến đo lường Sử dụng hệ

thống
Tổng hợp nghiên cứu các biến đo lường Chất lượng đội
ngũ làm công tác kế toán
Tổng hợp nghiên cứu các biến đo lường Nhận thức về
tính hữu ích
Tổng hợp nghiên cứu các biến đo lường Sự hài lòng
của người sử dụng
Thang đo Chất lượng thông tin
Thang đo Chất lượng hệ thống
Thang đo Chất lượng đội ngũ làm công tác kế toán
Thang đo Nhận thức về tính hữu ích
Thang đo Sự hài lòng của người sử dụng
Mô tả mẫu nghiên cứu
Mức độ hài lòng của người sử dụng đối với HTTTKT
Kết quả phân tích Cronbach Alpha
Hệ số KMO, kiểm định Barlett’s
Kết quả EFA
Kết quả kiểm định giá trị hội tụ của các khái niệm
(chuẩn hóa)
Kết quả kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm
(chưa chuẩn hóa)
Hệ số tương quan giữa các khái niệm
Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các thang

Trang


Số hiệu
bảng
3.10.

3.11.
3.12.

Tên bảng
đo
Kết quả kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm
SEM (chưa chuẩn hóa)
Mối quan hệ giữa các khái niệm (chuẩn hóa)
Kết quả ước lượng bằng Bootstrap với N= 1000

Trang


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu
hình vẽ
1.1.
2.1.
2.2.
3.1.
3.2.
3.3.

Tên hình vẽ

Trang

Các yếu tố cấu thành của HTTTKT
Mô hình nghiên cứu
Quy trình và tiến độ nghiên cứu

Kết quả CFA của các thang đo trong mô hình nghiên

11
33
37

cứu
Kết quả mô hình cấu trúc SEM chưa chuẩn hóa
Kết quả mô hình cấu trúc SEM chuẩn hóa

58
65
67


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) là một bộ phận cấu thành quan
trọng của hệ thống thông tin (HTTT) quản lý, có chức năng thu thập, xử lý dữ
liệu kế toán và các dữ liệu liên quan khác để tạo ra những thông tin nhằm góp
phần bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tổ chức.
HTTTKT tham gia vào tất cả các khâu của quá trình quản lý, từ việc lập kế
hoạch đến tổ chức thực hiện, kiểm soát, phân tích và ra quyết định; liên quan
đến tất cả các HTTT chuyên chức năng khác như HTTT tài chính, sản xuất,
bán hàng, nhân sự. Với vai trò như vậy, việc đánh giá hiệu quả HTTTKT
thường xuyên, liên tục là cần thiết để duy trì hoạt động ổn định và là cơ sở để
cải tiến hệ thống.
Tuy nhiên, HTTTKT là một vấn đề khá mới mẻ và việc đánh giá hiệu

quả của HTTTKT rất phức tạp nếu đo lường trực tiếp, xuất phát từ khó khăn
trong ghi nhận và định lượng các tác động của rất nhiều nhân tố khác nhau.
Vì những khó khăn đó, một số nhà nghiên cứu đã lựa chọn một cách đo lường
hiệu quả HTTTKT khác được xem là phổ biến và dễ dàng hơn cả, dựa vào
bản chất, quá trình xử lý thông tin và kết quả thông tin đầu ra của HTTTKT.
Một HTTTKT đáp ứng được tốt nhất yêu cầu của những người sử dụng thông
tin để họ thực hiện tốt công việc thì HTTTKT đó có thể được xem là hiệu quả
(Sajady và Dastgis, 2008)[44]. Do đó, sự hài lòng của người sử dụng thông
tin sẽ là nhân tố quyết định để đánh giá hiệu quả của HTTT nói chung và
HTTTKT nói riêng.
Đối với các nghiên cứu gần đây về đo lường sự hài lòng của người sử
dụng đối với HTTT thì việc khảo sát, nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến sự
hài lòng của người sử dụng là cấp bách và cần thiết vì việc đo lường và đánh
giá thông qua các thước đo, người nghiên cứu có thể dễ quan sát và định


2

lượng hơn. Thông qua tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
người sử dụng đối với HTTT, việc đánh giá hiệu quả HTTT trở nên dễ dàng
hơn và là cơ sở để cải tiến HTTT ở hiện tại và tương lai. Như vậy, có thể thấy
rằng việc nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử
dụng đối với HTTT nói chung và HTTTKT nói riêng là hết sức cần thiết.
Tính đến nay, trên thế giới có một số nghiên cứu tiêu biểu đã xây dựng
mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối
với HTTT như của tác giả DeLone và McLean (1992, 2003), Sedera và cộng
sự (2004),…; một số nghiên cứu thực nghiệm khác vận dụng mô hình đã được
xây dựng có điều chỉnh trong thực tế để kiểm tra mức độ tác động của các
nhân tố đến sự hài lòng của người sử dụng như nghiên cứu của tác giả Iivari
và cộng sự (2005), McGill và Klobas (2003), Halawi và cộng sự (2007), Ilias

và Razak (2011), …[18,19,25,27,28,37,48]
Một số nghiên cứu vận dụng mô hình sự hài lòng của người sử dụng đối
với HTTT trong điều kiện Việt Nam như nghiên cứu của tác giả Ngụy Thị
Hiền, Phạm Quốc Trung (2013), Nguyễn Hữu Hoàng Thọ (2012), Nguyễn
Duy Thanh (2015), …[2,4,5,8,9]
Tuy đã có nhiều nghiên cứu nhưng các nghiên cứu hầu hết tập trung vào
sự hài lòng của người sử dụng đối với HTTT mà không phải là HTTTKT. Bản
thân HTTTKT mang những nét đặc thù riêng đòi hỏi cần nghiên cứu và tìm
hiểu sâu hơn, để có thể đo lường sự hài lòng của người sử dụng đối với
HTTTKT, từ đó nhà quản lý có thể nhìn nhận được những mặt mạnh và
những yếu kém tồn tại của HTTTKT để có thể cải thiện không ngừng hệ
thống nhằm phát huy đầy đủ vai trò và chức năng của HTTTKT.
Nhận thức được vấn đề đó, tại Việt Nam hiện nay cũng đã có một số
nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm nghiên cứu về sự hài lòng của người sử
dụng đối với HTTTKT như nghiên cứu của tác giả Huỳnh Thị Hồng Hạnh,


3

Nguyễn Mạnh Toàn (2013) nhằm đánh giá hiệu quả của HTTTKT thông qua
tổng hợp và đề xuất các tiêu chí đo lường theo mức độ hài lòng của người sử
dụng. Một nghiên cứu khác về HTTTKT của tác giả Huỳnh Thị Hồng Hạnh
(2015) đã phân tích và thiết kế HTTTKT dựa trên nền tảng ứng dụng công
nghệ thông tin để hỗ trợ cho việc quản lý tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt
động của các bệnh viện công trong cơ chế tự chủ tài chính hiện nay. Nghiên
cứu này cũng đã nghiên cứu về sự hài lòng của người sử dụng đối với
HTTTKT nhưng lại áp dụng với mô hình đặc thù là bệnh viện công.
Mặc dù đã có các nghiên cứu tại Việt Nam tìm hiểu về các nhân tố tác
động đến sự hài lòng của người sử dụng đối với HTTTKT, nhưng một số
nghiên cứu chỉ mang tính lý thuyết nhằm đề xuất thang đo và mô hình, một số

khác thì đã mang tính thực tiễn nhưng lại vận dụng cho loại hình đơn vị đặc
thù là bệnh viện công, do đó vẫn cần thiết thực hiện nghiên cứu về các nhân
tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với HTTTKT thực tiễn
tại các doanh nghiệp, mà trong nghiên cứu này thực hiện với các doanh
nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Như vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với hệ
thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn Thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Tổng hợp cơ sở lý luận về HTTTKT, các nhân tố tác động đến sự hài
lòng của người sử dụng đối với HTTTKT.
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối
với hệ thống thông tin kế toán thông qua khảo sát tại các doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hệ
thống thông tin kế toán đối với các doanh nghiệp.


4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
người sử dụng đối với hệ thống thông tin kế toán tại các doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng, thông tin được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 03 đến tháng
06 năm 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này được sử dụng hai phương pháp chính: phương pháp nghiên
cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ- phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu này

được thực hiện thông qua kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu nhằm điều chỉnh và
bổ sung các biến quan sát để đo lường các khái niệm nghiên cứu.
Nghiên cứu chính thức- phương pháp nghiên cứu định lượng: sử dụng kỹ
thuật phỏng vấn trực tiếp kết hợp với gửi thư cho những người sử dụng
HTTTKT tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm thu thập
thông tin thông qua bảng câu hỏi khảo sát.
Thông tin thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 và
AMOS 20.0. Kết quả thang đo thu được sau khi đánh giá bằng phương pháp
hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được thực
hiện với phần mềm SPSS 20, sau đó tiến hành phân tích nhân tố khẳng định
CFA và phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM bằng phần mềm AMOS
20 để kiểm định mô hình nghiên cứu.
5. Bố cục đề tài
Đề tài gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận


5

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
a. Các nghiên cứu ở nước ngoài
Năm 2011, tác giả Azleen Ilias and Mohd Zulkeflee Abd Razak đã thực
hiện nghiên cứu “A Validation of the End-User Computing Satisfaction
(EUCS) Towards Computerised Accounting System (CAS)” nhằm mục đích
phát triển và xác nhận một công cụ để đo lường sự hài lòng của người dùng
cuối trong môi trường hệ thống kế toán bằng máy vi tính (CAS) của khu vực
tư nhân. Tác giả thực hiện khảo sát trên 269 mẫu để đo lường sự hài lòng của
người dùng cuối trong môi trường hệ thống kế toán máy tính. Các yếu tố được

sử dụng để đo lường bao gồm: độ chính xác, dễ sử dụng, kịp thời, nội dung,
định dạng, tốc độ hệ thống và độ tin cậy hệ thống. Phân tích mô tả và phân
tích nhân tố được sử dụng trong nghiên cứu này để đo lường và đánh giá các
yếu tố góp phần để người dùng cuối cùng hài lòng. Sau khi kiểm tra các dữ
liệu bằng phương pháp phân tích nhân tố, bảy nhân tố gồm: độ chính xác, dễ
sử dụng, kịp thời, nội dung, định dạng, tốc độ hệ thống và độ tin cậy hệ thống
góp phần tạo nên sự hài lòng của người dùng cuối với hệ thống kế toán bằng
máy tính. Tuy nhiên, nghiên cứu này sử dụng cỡ mẫu nhỏ mà chỉ được giới
hạn trong các công ty tư nhân Labuan và không thể khái quát khắp Malaysia.
Các phương pháp thu thập dữ liệu (ví dụ, bằng cách sử dụng bảng câu hỏi)
cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu này. Các kích thước của hệ
thống cũng nên được xem xét. Kích thước nhỏ của hệ thống dự kiến sẽ có một
tính năng đơn giản, thân thiện với người dùng và dễ hiểu. Khi so sánh với các
hệ thống quy mô lớn hơn, nó sẽ phức tạp hơn và đòi hỏi nhiều thời gian để
hiểu hệ thống. [28]
b. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả của HTTTKT” của tác giả Huỳnh Thị
Hồng Hạnh, Nguyễn Mạnh Toàn được thực hiện năm 2013 nhằm đánh giá


6

hiệu quả của HTTTKT thông qua tổng hợp và đề xuất các tiêu chí theo mức
độ hài lòng của người sử dụng trên ba nhóm nhân tố: chất lượng thông tin,
chất lượng hệ thống, và nhận thức của người sử dụng về tính hữu ích của
HTTTKT. Các tác giả đã xây dựng thang đo để đo lường sự hài lòng của
người sử dụng HTTTKT ở các nhân tố: chất lượng hệ thống, chất lượng thông
tin và nhận thức sự hữu ích. Tuy nhiên, bài báo mới chỉ dừng ở mức độ tổng
hợp các nghiên cứu trước đây để đề xuất thang đo mức độ hài lòng của người
sử dụng đối với HTTTKT. Hướng nghiên cứu tiếp theo là thực hiện các

nghiên cứu thực nghiệm để đo lường sự hài lòng của người sử dụng đối với
HTTTKT ở Việt Nam; cần xây dựng những tiêu chí cụ thể hơn để tùy vào đặc
thù của các doanh nghiệp và điều kiện thực tế mà có cách tiếp cận phù hợp để
đánh giá.[3]
Năm 2015, Luận văn tiến sỹ “Phân tích và thiết kế hệ thống thông tin kế
toán trong các bệnh viện công” của tác giả Huỳnh Thị Hồng Hạnh nhằm xây
dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu
quả HTTTKT bệnh viện, lấy các bệnh viện công ở Việt Nam làm điển hình
nghiên cứu. Tác giả đã sử dụng các phương pháp phân tích, phương pháp tổng
hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp logic để tổng hợp và xây dựng cơ sở
lý thuyết về hiệu quả HTTTKT. Nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp
nghiên cứu định tính và định lượng, khảo sát 238 đáp viên là cán bộ, quản lý
tại chủ yếu là các bệnh viện công thuộc các tỉnh Miền Trung Tây Nguyên,
một số bệnh viện ở khu vực phía Bắc và phía Nam. Mô hình nghiên cứu có
các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng bao gồm : (i) chất
lượng thông tin, (ii) đảm bảo chức năng, (iii) chất lượng hệ thống và (iv) nhận
thức về tính hữu ích. Trong mô hình này các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của người sử dụng không độc lập mà còn chịu tác động lẫn nhau. Kết
quả nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng của người sử dụng chịu ảnh hưởng trực


7

tiếp từ ba yếu tố là chất lượng thông tin, đảm bảo chức năng và nhận thức về
tính hữu ích; nhân tố chất lượng hệ thống không tác động trực tiếp đến sự hài
lòng của người sử dụng mà tác động gián tiếp thông qua nhân tố chất lượng
thông tin. Hạn chế của nghiên cứu là phương pháp chọn mẫu thuận tiện và độ
lớn của mẫu vừa đủ lớn cho phân tích mô hình tổng quát. Do vậy, kết quả đạt
được có thể chưa mang tính khái quát cao. Một hạn chế khác là nghiên cứu
được thực hiện tại các bệnh viện công, một loại hình đơn vị khá đặc thù nên

kết quả nghiên cứu có thể chỉ có giá trị thực tiễn tại các bệnh viện công ở Việt
Nam. Kết quả có thể khác khi nghiên cứu ở các loại hình hoạt động khác. [4]
Tóm lại, tuy đã có nhiều nghiên cứu nhưng các nghiên cứu hầu hết tập
trung vào sự hài lòng của người sử dụng đối với HTTT mà không phải là
HTTTKT. Tại Việt Nam, gần đây cũng đã có các nhà nghiên cứu thực hiện đề
tài về các nhân tố tác động đến sự hài lòng của người sử dụng đối với
HTTTKT, nhưng một số nghiên cứu chỉ mang tính lý thuyết nhằm đề xuất
thang đo và mô hình, một số khác thì đã mang tính thực tiễn nhưng lại vận
dụng cho loại hình đơn vị đặc thù, do đó vẫn cần thiết thực hiện nghiên cứu
về các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng đối với
HTTTKT với thực tiễn khảo sát tại các doanh nghiệp, mà trong nghiên cứu
này thực hiện với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.


8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
1.1.1. Khái niệm HTTTKT
Thuật ngữ HTTTKT là một thuật ngữ chuyên ngành và đã được định
nghĩa trong khá nhiều tài liệu. Một số quan điểm về khái niệm HTTTKT như
sau:
HTTTKT (Accounting Information System- AIS) là một bộ phận quan
trọng của HTTT quản lý trong doanh nghiệp bao gồm nguồn nhân lực, các
phương tiện, các phương pháp kế toán được tổ chức khoa học nhằm thu thập,
xử lý và cung cấp thông tin về tình hình huy động và sử dụng vốn của doanh
nghiệp cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng
kỳ nhất định. [8, tr.22]

HTTTKT là một hệ thống thu thập, ghi nhận, lưu trữ và xử lý dữ liệu
nhằm tạo ra thông tin cho người ra quyết định. [5, tr. 4]
Một định nghĩa khác, HTTTKT là một tập hợp dữ liệu và các thủ tục xử
lý nhằm tạo ra những thông tin cần thiết cho người sử dụng: thông tin về tình
hình sử dụng và phân bổ tài sản, tình hình huy động và sử dụng các nguồn tài
trợ, cũng như tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị kế toán.
[5, tr. 4]
1.1.2. Bản chất
Để hiểu được bản chất của HTTTKT trước hết phải xuất phát từ việc
nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ và đối tượng của HTTTKT. Theo đó,
HTTTKT thu thập, ghi nhận, lưu trữ và xử lý dữ liệu kế toán và các dữ liệu
liên quan khác để tạo ra những thông tin kế toán hữu ích phục vụ cho việc lập
kế hoạch, kiểm soát, phối hợp, phân tích và ra quyết định (Romney và
Steinbart, 2012; Richard, Galinas và Wheeler, 2012; Salehi và cộng sự, 2010;


9

Boochholdt, 1999;…). Như vậy, HTTTKT thực hiện hai chức năng cơ bản:
thông tin và kiểm tra về sự hình thành và vận động của tài sản nhằm bảo vệ,
khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của tổ chức.
HTTTKT không chỉ là công cụ đắc lực cho việc kiểm soát, điều hành và
ra quyết định của các cấp quản lý bên trong và bên ngoài tổ chức mà còn
đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc phối hợp hoạt động và nâng cao
hiệu quả tác nghiệp của các bộ phận chức năng. Tổ chức HTTTKT hiệu quả,
phát huy đầy đủ vai trò, chức năng của hệ thống này trong điều kiện ứng dụng
công nghệ thông tin nhằm tạo ra những thông tin kế toán hữu ích là một trong
những mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ tổ chức nào. Điều này chỉ thực hiện
tốt khi nhận thức đúng đắn bản chất của HTTTKT.
Hiện nay, có nhiều cách tiếp cận để hiểu được bản chất của HTTTKT.

Tuy nhiên, với mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
người sử dụng đối với HTTTKT, xuất phát từ quan điểm thông tin đầu ra của
HTTTKT phục vụ cho nhu cầu của người sử dụng, cách tiếp cận HTTTKT
với tư cách là một HTTT là phù hợp cho nghiên cứu.
Sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra những thay đổi
lớn trong lĩnh vực kế toán, đặc biệt phương thức xử lý dữ liệu và cung cấp
thông tin đã có những bước đột phá so với quy trình xử lý thủ công trước đây.
HTTTKT hiện nay được biết đến rộng rãi như là sự giao thoa của hai lĩnh vực
HTTT và kế toán. Đến nay, rất nhiều nghiên cứu đã tiếp cận xem HTTTKT là
hệ thống con của HTTT quản lý (Richard và cộng sự, 2012; Romney và
Steinbart, 2012).
Như các HTTT khác, HTTTKT có đầu vào, quy trình xử lý và đầu ra.
 Dữ liệu đầu vào: là các dữ kiện từ các hoạt động kinh tế phát sinh như
mua vật tư, hàng hóa, bán hàng, thu tiền, các chi phí phát sinh, thanh toán tiền


10

lương, công nợ, đầu tư,… Thông tin về các dữ liệu đầu vào được ghi nhận chủ
yếu thông qua các chứng từ kế toán.
 Quy trình xử lý: bao gồm các bước công việc từ thu thập các dữ liệu
kế toán, đến việc phân loại, xử lý, lưu trữ, phân tích, tổng hợp các dữ liệu này
để cung cấp các thông tin kế toán. Quy trình xử lý của HTTTKT rất phức tạp,
đòi hỏi sự vận dụng hợp lý hệ thống các phương pháp kế toán trên cơ sở tuân
thủ các nguyên tắc, các chuẩn mực kế toán và hệ thông các phương tiện kỹ
thuật công nghệ thông tin. Để cung cấp thông tin tổng hợp và chi tiết ở các
mức độ khác nhau, trong giai đoạn xử lý thông tin, quan trọng nhất là việc tổ
chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán để làm căn cứ cho việc phân loại và
hệ thống hóa thông tin theo từng loại đối tượng kế toán, từng loại chỉ tiêu
phục vụ nhu cầu thông tin của người sử dụng với phương tiện vật chất biểu

hiện là hệ thống các sổ kế toán.
 Đầu ra: là các thông tin kế toán đáp ứng theo yêu cầu của người sử
dụng, bao gồm các đối tượng bên ngoài tổ chức, các cấp quản trị cũng như
phục vụ hoạt động tác nghiệp tại các bộ phận bên trong tổ chức. Phương tiện
biểu hiện những thông tin tổng hợp và chi tiết đã được xử lý để cung cấp cho
người sử dụng là hệ thống báo cáo kế toán gồm báo cáo tài chính (BCTC) và
các báo cáo kế toán quản trị. Trong điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin,
đầu ra của HTTTKT còn là tất cả những thông tin kế toán cần thiết phục vụ
công tác quản lý và tác nghiệp mà các bộ phận chức năng có thể được phân
quyền truy cập.
Cách tiếp cận như trên thể hiện được chức năng thông tin của HTTTKT,
cho phép nghiên cứu để xác định cụ thể các yếu tố đầu vào, đầu ra và quy
trình xử lý của hệ thống .


11

1.1.3. Các yếu tố cấu thành HTTTKT
HTTTKT là tập hợp các nguồn lực con người và các phương tiện được
thiết kế để chuyển các dữ liệu tài chính và các dữ liệu khác thành thông tin
(Bodmar và Hopwood, 1995). Trong điều kiện tin học hóa, các thiết bị phần
cứng và các phần mềm kế toán là một trong những yếu tố quan trọng của hệ
thống (Domeika, 2005). Romney và Steinbart (2012) nhấn mạnh thêm tầm
quan trọng của hoạt động kiểm soát nội bộ và đảm bảo an toàn dữ liệu của
HTTTKT nên xem các công cụ kiểm soát nội bộ cũng là yếu tố cấu thành
HTTTKT. Như vậy, HTTTKT có 6 yếu tố cấu thành cơ bản: (1) con người,
(2) thủ tục và quy trình xử lý thông tin, (3) dữ liệu về các hoạt động, (4) cơ sở
hạ tầng công nghệ thông tin gồm máy tính và các thiết bị kết nối thông tin, (5)
phần mềm kế toán kể cả cơ sở dữ liệu kế toán và (6) công cụ kiểm soát nội
bộ. [8, tr. 22]


Cơ sở hạ tầng
CNTT

Dữ liệu
kế toán

Phần
mềm

Thông tin
kế toán

Con
người

Kiểm soát nội bộ

Thủ tục, quy
trình

Hình 1.1 Các yếu tố cấu thành hệ thống thông tin kế toán
(Nguyễn Mạnh Toàn, Huỳnh Thị Hồng Hạnh, 2011)


12

1.1.4. Chức năng của HTTTKT
HTTTKT có 2 chức năng cơ bản là thông tin và kiểm tra sự hình thành
và vận động của tài sản nhằm bảo vệ, khai thác và sử dụng hiệu quả các

nguồn lực của tổ chức. Cụ thể hơn, các chức năng này bao gồm:
 Cung cấp các báo cáo cho các đối tượng sử dụng bên ngoài doanh
nghiệp: như báo cáo tài chính, báo cáo thuế phục vụ cho các cổ đông, chủ nợ,
cơ quan quản lý nhà nước. Báo cáo này được trình bày theo những quy định
và khuôn mẫu có sẵn thống nhất các loại hình doanh nghiệp.
 Hỗ trợ thực hiện và quản lý các hoạt động phát sinh hàng ngày: hệ
thống thông tin kế toán thông qua việc thu thập các dữ liệu của các hoạt động
trong năm chu trình kinh doanh, sẽ cung cấp các thông tin hữu ích đánh giá
quá trình thực hiện các hoạt động diễn ra. Các thông tin được tập hợp đầy đủ,
chính xác, kịp thời sẽ tạo điều kiện cho các quá trình ra quyết định của nhà
quản lý, đặc biệt là các quyết định có cấu trúc trong việc quản lý các hoạt
động.
 Hỗ trợ ra các quyết định quản trị: Thông tin cần thiết cung cấp cho
các quyết định quản trị doanh nghiệp rất đa dạng, tùy thuộc nhu cầu của
người sử dụng thông tin. Các thông tin này thường không có những tiêu
chuẩn hay những báo cáo cụ thể, do đó đòi hỏi HTTTKT phải có những phản
ứng linh hoạt nhằm phát ứng kịp thời và đầy đủ các yêu cầu thông tin khác
nhau từ các cấp quản lý.
 Hoạch định và kiểm soát: thông tin được cung cấp từ HTTTKT cũng
cần cho quá trình hoạch định chiến lược và kiểm soát thực hiện mục tiêu.
Thông qua những dữ liệu được thu thập theo thời gian từ tất cả các hoạt động
của doanh nghiệp, những dữ liệu dự toán, hệ thống kế toán sẽ tiến hành làm
các phép so sánh tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong khoảng thời
gian dài, từ đó phân tích đưa ra những dự báo, xu hướng và chiến lược phát


13

triển trung và dài hạn. Thông tin cần cho quá trình quản trị này rất phong phú,
mang tính tổng hợp và khái quát cao, đòi hỏi hệ thống kế toán thu thập và lưu

trữ rất nhiều dữ liệu theo thời gian và không gian, những dữ liệu tài chính và
phi tài chính.
 Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ: Kiểm soát nội bộ bao gồm các
chính sách, thủ tục được thiết lập để phòng ngừa, ngăn chặn và phát hiện các
rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có
rủi ro liên quan đến thông tin cung cấp. Hơn nữa, chính HTTTKT sẽ là kênh
thông tin và truyền thông quan trọng để góp phần tạo nên một hệ thống kiểm
soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả trong doanh nghiệp.
1.1.5. Phân loại hệ thống thông tin kế toán
a. Phân loại theo đặc điểm của thông tin cung cấp
Theo đặc điểm, tính chất của thông tin cung cấp, HTTTKT được chia
làm hai loại:
Hệ thống thông tin kế toán tài chính: cung cấp thông tin tài chính chủ
yếu cho các đối tượng bên ngoài. Những thông tin được xác định trên cơ sở
tuân thủ các quy định, chế độ, nguyên tắc, chuẩn mực kế toán hiện hành.
Hệ thống thông tin kế toán quản trị: cung cấp các thông tin nhằm mục
đích quản trị trong nội bộ doanh nghiệp để dự báo các sự kiện xảy ra và dự
đoán các ảnh hưởng về tài chính kinh tế của chúng đối với tổ chức.
b. Phân loại theo phương thức xử lý
Tùy theo phương thức xử lý dữ liệu, HTTTKT được chia thành ba loại:
Hệ thống thông tin kế toán thủ công: tất cả các quá trình thu thập, lưu
trữ, xử lý, thiết lập các báo cáo đều được thực hiện thủ công, ghi chép bằng
tay.


×