Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

bài tập học kì luật khuyết tật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.15 KB, 15 trang )

MỞ ĐẦU
Như chúng ta đã biết, người khuyết tật chính là những con người chịu nhiều thiệt
thòi hơn so với người khác trong xã hội, họ sinh ra đã bị khiếm khuyết một số bộ
phận trên cơ thể, hoặc suy giảm chức năng cơ quan nào đó khiến cho sinh hoạt và
cuộc sống trở nên khó khăn. Trong những năm qua, đất nước ta đã có nhiều những
chính sách hỗ trợ người khuyết tật để họ có thể tự nuôi sống bản thân, trở thành
người có ích cho xã hội. Pháp luật Việt Nam đã có những quy định để đảm bảo
quyền và lợi ích của người khuyết tật, để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, em xin
chọn đề bài số 10: “ Quy định đảm bảo tiếp cận nhà chung cư và công trình
công cộng cho người khuyết tật theo pháp luật hiện hành. Phân tích quy định
pháp luật về hồ sơ và quy trình đề nghị hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí
chăm sóc của người khuyết tật ” .

NỘI DUNG
I/ Quy định đảm bảo tiếp cận nhà chung cư và công trình công cộng cho người
khuyết tật (NKT) theo pháp luật hiện hành.
Khái niệm “tiếp cận”: Theo điều 2 Luật người khuyết tật, tiếp cận là việc người
khuyết tật sử dụng thuận lợi công trình công cộng, phương tiện giao thông, công
nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác để có thể hòa
nhập cộng đồng.
Khái niệm “người khuyết tật”: heo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết
tật 2010 quy định:
“1. Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc
bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt,
học tập gặp khó khăn”


Như vây, người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh
hoạt, học tập gặp khó khăn. Người khuyết tật bao gồm cả những người. Tại Điều
3 Luaật Người khuyết tật 2010 quy định về Dạng tật và mức độ khuyết tật


“1. Dạng tật bao gồm:
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;
c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực
hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện
một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại
điểm a và điểm b khoản này”
1/ Thực trạng vấn đề nhà chung cư và công trình công cộng cho người khuyết
tật ở nước ta
Hiện nay, nước ta có khoảng 7 triệu NKT ( 2016), chiếm 7,8% dân số cả
nước. Theo Đề án của Chính phủ hỗ trợ NKT giai đoạn 2012-2020 và Kế hoạch trợ


giúp NKT của UBND TP Hà Nội giai đoạn 2013-2020, ít nhất 50% công trình
công cộng phải đảm bảo được sự tiếp cận của người khuyết tật đến năm 2015.
Nhưng tới nay vẫn chưa thể thực hiện được.
Bà Phan Thị Bích Diệp, Phó Chủ tịch Hội NKT Hà Nội, trao đổi với PV Dân
trí về việc tiếp cận công trình công cộng của người khuyết tật (NKT). Đây là thực
tế bức thiết đối với NKT khi hòa nhập cộng đồng và tìm kiếm việc làm. “Điều đơn
giản nhất, trẻ em khuyết tật muốn đi học nhưng hầu hết các trường từ tiểu học tới
cấp 3 đều không có công trình tiếp cận, đặc biệt khu vệ sinh riêng biệt. Không chỉ
có vậy, nhiều công trình công trình công cộng khác tại Hà Nội cũng gặp tình trạng
tương tự” - bà Phan Thị Bích Diệp nói.

Thực tế này được phản ánh khá rõ trong Cuốn sổ tay dành cho NKT tiếp cận
công trình công cộng - một khảo sát Hội NKT Hà Nội và một số cơ quan chức
năng công bố năm 2015.
Đây là kết quả nghiên cứu trong năm 2013-2014 về mức độ tiếp cận công
trình dành cho NKT tại 110 công trình công cộng lớn tại Hà Nội, như: Bảo tàng
lịch sử Quốc gia, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Nhà tù Hỏa lò, Đền Ngọc Sơn, Vườn hoa
Lý Thái Tổ, Rạp Tháng Tám, Cung văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Tràng tiền Plaza,
Bưu điện Hà Nội, chùa Trấn Quốc, ga Hà Nội, bến xe Mỹ Đình… Các hạng mục
được đánh giá mức độ tiếp cận chủ yếu như: Bãi đỗ xe, lối vào chính, nhà vệ sinh,
phòng vé, thang máy, quầy lễ tân, chỗ ngồi… “Kết quả cho thấy, đa số các công
trình trên chỉ có thể tiếp cận được 1 phần. Đa số các khó khăn gặp phải ở đường
vào chính, nhà vệ sinh không phù hợp. Một số công trình có xây dựng công trình
tiếp cận cho NKT nhưng chưa đạt chuẩn” - bà Phan Thị Bích Diệp nói.


Theo đại diện Hội NKT Hà Nội, Bộ Xây dựng đã ban hành một Bộ quy
chuẩn tiêu chuẩn tiếp cận công trình cho NKT từ năm 2002, nhưng thực tế triển
thực hiện chưa đúng như trong quy định. “Khó khăn trong tiếp cận các công trình
công cộng cũng là một nguyên nhân khiến NKT phải từ bỏ những mong muốn hòa
nhập và vươn lên trong xã hội” - vị Phó Chủ tịch Hội NKT Hà Nội chia sẻ.
Mong muốn của Hội NKT Hà Nội là các chủ công trình, cơ quan quản lý
công trình công cộng khi tiến hành xây dựng phải tuân thủ các nội dung của Bộ
quy chuẩn tiêu chuẩn tiếp cận công trình cho NKT.
Với nguồn kinh phí khiêm tốn, Hội NKT Hà Nội làm thí điểm và cải tạo 20
công trình tiếp cận cho NKT như đường dẫn xe lăn, cải tạo nhà vệ sinh tại 5 quận
huyện, gồm: UBND, trường học, tạm y tế và nhà văn hóa trong năm 2012-2013.
Ghi nhận của Hội NKT cho thấy, sau khi công trình tiếp cận được hoàn
thành, các chủ công trình cũng nhận thức ra việc này phù hợp với những NKT.
Thậm chí, người già, trẻ em, phụ nữ có bầu cũng đều có thể hưởng lợi từ công
trình này.“Thực trạng về tiếp cận công trình công cộng đang là một trong những

vấn đề tồn tại trong triển khai thực hiện Luật Người khuyết tật. Những điều này đã
được Hội NKT Hà Nội trao đổi và đề đạt với các cơ quan chức năng, đoàn giám sát
sát của Ủy Ban các vấn đề xã hội của Quốc hội” - bà Phan Thị Bích Diệp nói.
2/ Các quy định của pháp luật về đảm bảo tiếp cận nhà chung cư và công
trình công cộng cho người khuyết tật.
a. Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật
Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật có hiệu lực từ ngày 3 tháng
5 năm 2008 được xây dựng trên khuôn khổ của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền.


Đây là hiệp ước đầu tiên mang lại vị thế và quyền hợp pháp nhìn nhận tình trạng
khuyết tật như là một vấn đề về quyền con người. Công ước này còn có ý nghĩa
đặc biệt khi thay đổi cách nhìn đối với tình trạng khuyết tật là một vấn đề xã hội
chứ không phải là vấn đề y tế, và xác lập sự dịch chuyển từ phương thức tiếp cận
theo hướng nhân đạo sang hướng nhân quyền. Nó ra đời với mục đích “thúc đẩy,
bảo vệ và bảo đảm cho người khuyết tật được hưởng một cách bình đẳng và đầy đủ
tất cả các quyền và tự do cơ bản của con người, và thúc đẩy sự tôn trọng phẩm giá
vốn có của họ” ( Điều 1 Công ước). Công ước này công nhận quyền được hưởng
phúc lợi xã hội tại Điều 28, tạo điều kiện cho NKT được hòa nhập tốt hơn.
b. Quy định của pháp luật Việt Nam về đảm bảo tiếp cận nhà chung cư và
công trình công cộng cho người khuyết tật
- Để đảm bảo việc tiếp cận nhà chung cư và công trình công cộng của
NKT, Luật người khuyết tật năm 2010 đã đưa ra quy định cụ thể tại Điều 39 và 40
về nhà chung cư và công trình công cộng; lộ trình cải tạo nhà chung, công trình
công cộng:
“Điều 39. Nhà chung cư và công trình công cộng
1. Việc phê duyệt thiết kế, xây dựng, nghiệm thu công trình xây dựng mới, cải tạo
và nâng cấp nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật, công
trình hạ tầng xã hội phải tuân thủ hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây
dựng để bảo đảm người khuyết tật tiếp cận.

2. Nhà chung cư, trụ sở làm việc và công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng, công
trình hạ tầng xã hội được xây dựng trước ngày Luật này có hiệu lực mà chưa bảo
đảm các điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật phải được cải tạo, nâng cấp để
bảo đảm điều kiện tiếp cận theo lộ trình quy định tại Điều 40 của Luật này.


Điều 40. Lộ trình cải tạo nhà chung cư, công trình công cộng
1. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2020, các công trình công cộng sau đây phải bảo
đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật:
a) Trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước;
b) Nhà ga, bến xe, bến tàu;
c) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
d) Cơ sở giáo dục, dạy nghề;
đ) Công trình văn hóa, thể dục, thể thao.
2. Đến ngày 01 tháng 01 năm 2025, tất cả nhà chung cư, trụ sở làm việc, công
trình hạ tầng
kỹ thuật công cộng, công trình hạ tầng xã hội không thuộc trường hợp quy định tại
khoản 1 Điều này phải bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật.
3. Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện lộ trình cải tạo đối với từng loại công
trình quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
- Bộ xây dựng ban hành bổ quy chuẩn xây dựng công trình, trong đó có quy
định chi tiết các yêu cầu kĩ thuật tối thiểu bắt buộc phải tuân thủ khi xây dựng công
trình cho người khuyết tật:
+ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2002 về Quy chuẩn xây
dựng công trình để đảm bảo người tàn tật sử dụng;
+ Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 264:2002 nhà ở và công trìnhNguyên tắc cơ bản để xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận, sử dụng;
+ Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 265:2002 đường và hè phốNguyên tắc cơ bản để xây dựng công trình đảm bảo người tàn tật tiếp cận, sử dụng
+ Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 266:2002 nhà ở- hướng dẫn xây
dựng để đảm bảo người tàn tật tiếp cận, sử dụng
Cụ thể, trong nhà chung cư có bãi để xe công cộng cần dành ít nhất 2% chỗ

để xe cho NKT. Trong khu nhà ở phải có ít nhất một đường ra vào dành riêng cho


NKT đến được các không gian bên ngoài và bên trong công trình. Trong một khu
chung cư phải có một số lượng căn phòng không dưới 5% tổng số căn hộ để đảm
bảo NKT có thể tiếp cận sử dụng, nếu căn hộ không có thang máy thì căn hộ của
người NKT phải bố trí ở tầng trệt, chú ý tính đến điều kiện ngập lụt mùa mưa…
Các công trình công cộng là các trụ sở cơ quan hành chính, bưu điện, siêu thij…
phải bố trí đường dốc ở cửa ra vào, chỗ ngồi cho NKT.
Đối với các công trình xây dựng đã được đưa vào sử dụng nhưng không đảm
bảo các tiêu chuẩn tiếp cận đối với NKT, việc cải tạo để đáp ứng yêu cầu này cũng
được pháp luật đặt ra để đảm bảo quyền sử dụng của NKT bình đẳng với những
người khác. Do vậy, pháp luật xác định: Nhà chung cư, trụ sở làm việc và công
trình hạ tầng đã được xây dựng trước ngày 01/01/2011 (ngày Luật người khuyết tật
có hiệu lực) mà chưa đảm bảo các điều kiện tiếp cận đối với NKT thì các công
trình này được cải tạo, nâng cấp theo lộ trình nhất định, được xác định tại Điều 40
Luật người khuyết tật và Nghị định hướng dẫn thi hành, trong đó, trước hết tập
trung cải tạo các cơ quan, công sở của Nhà nước và một số công trình giao thông,
văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao công cộng trọng yếu.
- Thông tư số 21/2014/TT-BXD , các công trình xây dựng để đảm bảo cho
NKT tiếp cận sử dụng bao gồm: nhà chung cư, công trình công cộng, trụ sở làm
việc của cơ quan nhà nước, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở gáo dục, dạy nghề, công
trình văn hóa, thể dục, thể thao, công trình khách sạn, thương mại, dịch vụ, nhà ga,
bến tàu, bến xe, đường, hè phố, hầm đi bộ, cầu vượt và các công trình hạ tầng kĩ
thuật và tiện ích đô thị khác. Quy chuẩn này quy định các yêu cầu kĩ thuật bắt buộc
phải tuân thủ khi xây dựng mới hoặc cải tạo các công trình xây dựng để đảm bảo
NKT tiếp cận sử dụng. Ngoài ra, Thông tư cũng quy định hàng loạt các công trình
xây dựng khác phải dành không gian cho người khuyết tật sử dụng, như các công
trình xây dựng công cộng (trụ sở các cơ quan nhà nước, các cơ quan khám chữa
bệnh, cơ sở giáo dục- dạy nghề)…



3/ Những hạn chế trong vấn đề đảm bảo tiếp cận nhà chung cư và công trình
công cộng cho người khuyết tật
a. Hạn chế
- Đời sống một bộ phận không nhỏ NKT còn khó khăn nên chưa có điều
kiện tiếp cận các chính sách ưu đãi của Nhà nước trong khi nhà chung cư và các
công trình công cộng chủ yếu chỉ có ở thành phố.
- Một bộ phận cán bộ, người dân chưa nhận thức đầy đủ về vấn đề NKT,
xem công tác giúp đỡ NKT chỉ là hoạt động từ thiện. Công tác chỉ đạo ở một số
nơi còn chậm, vẫn còn tình trạng kì thị, phân biệt đối xử với NKT.
- Kinh phí xây dựng nhà chung cư và công trình công cộng đáp ứng nhu cầu
của NKT còn thiếu thốn, dẫn đến việc các công trình không thể thực hiện được
hoặc thực hiện bị trì trệ, không hiệu quả.
- Nhận thức của một số cơ quan chức năng và người dân còn chưa đầy đủ về
quyền của NKT trong tiếp cận công trình giao thông, công trình công cộng.
b. Giải pháp
- Chủ động cân đối nguồn lực và ưu tiên bố trí ngân sách thực hiện hiệu quả
các dự án xây dựng nhà chung cư và công trình công cộng cho NKT
- Khi xây dựng phê duyệt quy hoạch các dự án xây dựng cần chú ý đáp ứng
yêu cầu để NKT có thể tiếp cận. Với những công trình xây dựng cũ chưa có công
trình hỗ trợ cho NKT, chúng ta phải vận động chủ công trình nhận thức từ đó sửa
chữa và bảo đảm cho NKT trong đi lại
- Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến chính sách về NKT nhằm
nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cá nhân, gia đình, xã hội đối với hoạt động
hỗ trợ NKT.
- Các cơ quan chức năng cần tăng cường chính sách hỗ trợ tiếp cận, xã hội
hóa và xây dựng; nâng cao nhận thức với chủ thầu xây dựng, kiến trúc sư đảm bảo
việc đi lại và công trình..



- Về nguồn kinh phí, bên cạnh nguồn nhân sách Nhà nước cần kêu gọi sự xã
hội hóa từ doanh nghiệp, người dân cùng tham gia
II/ Quy định pháp luật về hồ sơ và quy trình đề nghị hưởng trợ cấp xã hội, hỗ
trợ kinh phí chăm sóc của người khuyết tật
1. Hồ sơ và quy trình đề nghị hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc
đối với gia đình có NKT nặng
- Hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai thông tin hộ gia đình theo mẫu quy định;
+ Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
+ Bản sao sổ hộ khẩu;
+ Tờ khai thông tin của người khuyết tật theo mẫu quy định của Bộ Lao
động- Thương binh và Xã hội đối với trường hợp người khuyết tật chưa
được hưởng trợ cấp xã hội hoặc bản sao quyết định hưởng trợ cấp xã hội của
người khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã
hội.
- Trình tự thực hiện:
Người đề nghị trợ cấp hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc lập hồ sơ theo quy
định, gửi UBND cấp xã.
Cơ quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan hướng dẫn đối tượng bổ sung cho đầy
đủ.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy biên nhận cho đối tượng thực hiện
TTHC.


Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét
duyệt trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết
công khai kết luận tại trụ sở UBND cấp xã và thông báo trên các phương tiện
thông tin đại chúng trong thời gian 07 ngày.

Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu
nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt
trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản
gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.
Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày,
Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể,
công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã
hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày, nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ
tịch UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm
định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định hoặc có thông báo cho UBND
cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm
xem xét và ký quyết định trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
2. Hồ sơ và quy trình đề nghị hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc
đối với người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc NKT nặng
- Hồ sơ bao gồm:
+Đơn của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người khuyết tật có xác nhận
của UBND xã, phường, thị trấn (theo mẫu).
+Tờ khai thông tin của người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc (theo mẫu).


+Bản sao Sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân của người nhận nuôi dưỡng,
chăm sóc;
+Tờ khai thông tin của người khuyết tật (theo mẫu)
+Bản sao Sổ hộ khẩu của hộ gia đình người khuyết tật;
+Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật;
+Bản sao Quyết định hưởng trợ cấp xã hội của người khuyết tật đối với
trường hợp người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hộ
- Trình tự thực hiện:

+ Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, nộp tại UBND cấp xã, nhận phiếu biên
nhận có ghi ngày hẹn trả kết quả.
+ Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã, phường, thị trấn tổ chức họp, xét
duyệt hồ sơ, niêm yết công khai kết luận tại trụ sở UBND cấp xã và thông
báo trên phương tiện thông tin đại chúng.
+ Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản kèm Biên bản họp và hồ sơ của đối
tượng gửi phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện.
+ Phòng Lao động Thương binh và Xã hội cấp huyện thẩm định hồ sơ, trình
Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định.
+ Chủ tịch UBND cấp huyện ký Quyết định hỗ trợ kinh phí nuôi dưỡng,
chăm sóc hàng tháng.
3. Hồ sơ và quy trình đề nghị hưởng trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc
đối với NKT đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi
- Hồ sơ bao gồm:
+ Bản sao quyết định hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.


+ Giấy xác nhận đang mang thai của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm
quyền theo quy định của Bộ Y tế, bản sao giấy khai sinh của con dưới 36 tháng
tuổi.

- Trình tự thực hiện:
Người đề nghị trợ cấp hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc lập hồ sơ theo quy
định, gửi UBND cấp xã.
Cơ quan tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
+ Nếu hồ sơ không hợp lệ, cơ quan hướng dẫn đối tượng bổ sung cho đầy
đủ.
+ Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy biên nhận cho đối tượng thực hiện
TTHC.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Hội đồng xét duyệt

trợ cấp xã hội cấp xã tổ chức họp, xét duyệt hồ sơ đối tượng và niêm yết công khai
kết luận tại trụ sở UBND cấp xã và thông báo trên các phương tiện thông tin đại
chúng trong thời gian 07 ngày.
Khi hết thời gian niêm yết công khai, nếu không có ý kiến thắc mắc, khiếu
nại thì Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội bổ sung biên bản họp Hội đồng xét duyệt
trợ cấp xã hội vào hồ sơ của đối tượng và trình Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản
gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét, giải quyết.
Trường hợp có khiếu nại, tố cáo của công dân thì trong thời hạn 10 ngày,
Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể,
công khai trước nhân dân và có văn bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã
hội để bổ sung vào hồ sơ của đối tượng.


Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày, nhận đủ hồ sơ đề nghị của Chủ
tịch UBND cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm
định, trình Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định hoặc có thông báo cho UBND
cấp xã về lý do không được trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm
xem xét và ký Quyết định trợ cấp xã hội hoặc hỗ trợ kinh phí chăm sóc.

KẾT LUẬN
Những quy định của pháp luật đã phần nào cải thiện được cuộc sống khó
khăn của NKT, giúp họ ngày càng hòa nhập hơn với cộng đồng. Qua đó, ta có thể
thấy được sự quan tâm, ưu ái của Đảng và Nhà nước ta đối với đối tượng đặc biệt
này, thông qua việc tiếp cận nhà chung cư và công trình công cộng cho NKT.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Giáo trình Luật Người khuyết tật- NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

Luật Người khuyết tật năm 2010
Thông tư số 21/2014/TT- BXD Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về xây dựng công
trình đảm bảo người khuyết tật tiếp cận sử dụng
/>

/> /> /> />


×