Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

bài tập học kì luật môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.3 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong các biện pháp bảo vệ môi trường ( BVMT), biện pháp kinh
tế luôn mang lại hiệu quả cao hơn so với các biện pháp khác. Sau đây em
xin được chọn đề tài “ Phân tích việc triển khai trên thực tế biên pháp
tài chính- kinh tế trong bảo vệ môi trường ” để làm rõ hơn về vấn đề
này

NÔI DUNG
I- KHÁI NIỆM MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1. Môi trường là gì?
Theo Điều 1 Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua ngày
ngày 23/6/2014 định nghĩa như sau: “ Môi trường là hệ thống các yếu tố
vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đến sự tồn tại và phát triển của
con người và sinh vật ”.
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tốc thiên nhiên như vật lý, há
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn con người. Đó là ánh sáng mặt trời,
núi, sông, biển cả,không khí, động vật, thực vật, nước... Môi trường tự
nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn
nuôi, cung cấp cho con người các tài nguyên khoáng sản cần cho sản
xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, làm cho cuộc
sống con người thêm phong phú.
2. Bảo vệ môi trường là gì?
Bảo vệ môi trường ( BVMT) là những hoat động giữ cho môi trường
trong lành, sạch đẹp; cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái;
ngăn chặn và khắc phục những ậu quả xấu do con người và thiên nhiên
gây ra cho môi trường; khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên.
Nhà nước bảo vệ lơi ích quốc gia về tài nguyên và môi trường, thống
nhất quản lí bảo vệ môi trường trong cả nước, có chính sách đầu tư, có
trách nhiệm tổ chức thực hiện giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và
công nghệ, phổ biến kiến thức khoa học và pháp luật bảo vệ môi trường.


Theo Điều 4 Luật Bảo vệ Môi trường ghi rõ: “ Bảo vệ môi trường là trách
nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân”


II- VIỆC TRIỂN KHAI TRÊN THỰC TẾ BIỆN PHÁP TÀI CHÍNHKINH TẾ TRONG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Các biện pháp kinh tế được sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt
động quản lí vi mô và vĩ mô đối với nền kinh tế. Trong quản lí và bảo vệ
môi trường, các biện pháp kinh tế cũng phát huy tác dụng của nó. Sử
dụng biện pháp kinh tế là sử dụng đến những đòn bẩy lơi ích kinh tế.
Thực chất của phương pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường là việc dùng
những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có
lợi cho môi trường, cho cộng đồng. Các biện pháp kinh tế được thực hiện
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm:
1. Thành lập các quỹ bảo vệ môi trường
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ Bảo vệ môi trường quốc
gia, do Chính phủ Việt Nam thành lập theo Quyết định số 82/2002/QĐTTg ngày 26/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Sau 15 năm xây dựng và
phát triển, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam đã không ngừng phát triển
và đổi mới, phấn đấu trở thành tổ chức tài chính nhà nước vững mạnh,
góp phần vào các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí
hậu ở Việt Nam.
Tháng 7/2003, Quỹ chính thức bắt đầu đi vào hoạt động. Quỹ có
chức năng thu hút và huy động các nguồn lực tài chính trong và ngoài
nước để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn
quốc. Ngày 03/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
35/2008/QĐ-TTg về tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam thay thế các quy định cũ tại Quyết định số 82/2002/QĐ-TTg.
Ngày 26/12/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số
78/2014/QĐ-TTg quy định lại tổ chức và hoạt động của Quỹ Bảo vệ môi
trường Việt Nam và bổ sung thêm một số nhiệm vụ cho Quỹ trong đó có
nhiệm vụ hỗ trợ tài chính cho hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu.

* Những kết quả đã đạt được từ khi quỹ thành lập đến nay
Công tác cho vay lãi suất ưu đãi đối với các dự án bảo vệ môi trường
là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quá trình hoạt động từ khi thành
lập Quỹ. Đến nay, Quỹ đã cho 248 dự án môi trường vay vốn với tổng số
tiền ký kết cho vay hơn 2.200 tỷ đồng. Kết quả đạt được cho thấy hoạt
động tín dụng đầu tư đối với các dự án bảo vệ môi trường đã góp phần


đáng kể nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho các nhà đầu tư môi trường.
Vốn vay của Quỹ đã được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả trong
công tác bảo vệ môi trường trên phạm vi toàn quốc. Nhiều dự án đã kịp
thời góp phần thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường có tính cấp bách
như cải thiện môi trường lưu vực sông Đồng Nai, xây dựng các nhà máy
xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, xã hội hóa thu gom rác
thải, sản phẩm thân thiện môi trường... Qua đó, góp phần không nhỏ vào
thành công chung của sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Công tác tài trợ của Quỹ bắt đầu được thực hiện từ năm 2005, đến
nay, Quỹ đã tài trợ cho 161 dự án, nhiệm vụ trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường trên các lĩnh vực tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức cộng
đồng; khắc phục, xử lý ô nhiễm môi trường do thiên tai, dịch bệnh, bão
lũ...với tổng số tiền tài trợ hơn 66,4 tỷ đồng. Chính quyền địa phương và
các đơn vị nhận tài trợ đánh giá cao tính kịp thời hoạt động này của Quỹ,
tạo điều kiện giải quyết nhanh các nhiệm vụ cấp bách của địa phương về
bảo vệ môi trường
Việc tiếp nhận ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với hoạt động
khai thác khoáng sản được thực hiện theo Quyết định số 71/2008/QĐTTg ngày 29/5/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Quỹ Bảo vệ môi trường
Việt Nam đã xây dựng Quy trình, hồ sơ tiếp nhận tiền ký quỹ cải tạo phục
hồi môi trường trong khai thác khoáng sản. Đến nay, Quỹ đã tiếp nhận
189 đơn vị đăng ký ký quỹ, với 259 dự án, và tổng số tiền hơn 130 tỷ
đồng.

Quản lý các dự án cơ chế phát triển sạch (CDM) là nhiệm vụ được
giao tại Quyết định 130/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về một số cơ chế tài chính đối với dự án đầu tư theo cơ chế
phát triển sạch. Từ năm 2009 đến nay, Quỹ đã thu lệ phí bán/chuyển
CERs của 37 dự án với số tiền hơn 13 tỷ đồng, 1.219 EUR và 7.074 USD.
Quỹ cũng đang thực hiện nhiệm vụ trợ giá điện gió (trợ giá sản phẩm dự
án CDM) dự án “Đầu tư xây dựng công trình phong điện I - Bình Thuận”
với số tiền 234 tỷ đồng; thực hiện trợ giá điện gió theo Quyết định
37/2011/QĐ-TTg ngày 29/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ
trợ phát triển các dự án điện gió tại Việt Nam với số tiền hơn 86,6 tỷ
đồng; và hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động CDM và biến đổi khí hậu
khác…
Bên cạnh các hoạt động nghiệp vụ, hoạt động hợp tác và phát triển
cũng đã được Lãnh đạo Quỹ quan tâm, chỉ đạo thúc đẩy. Quỹ đã tổ chức


liên hệ, gặp gỡ và làm việc với rất nhiều đối tác quốc tế hoạt động trong
lĩnh vực tài chính, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu như:
Ngân hàng Thế giới World Bank, Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB),
Ủy ban môi trường và xã hội Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) của liên
hợp quốc, Tổ chức tài chính và môi trường cấp bộ của các nước Bắc Âu,
tổ chức UNESCO, Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Trung tâm
Hợp tác Môi trường hải ngoại (OECC) của Nhật Bản, Cơ quan hợp tác
quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Cơ quan phát triển Cộng hòa Séc, Quỹ Môi
trường Cộng hòa Séc... nhằm tìm kiếm cơ hội hợp tác và kêu gọi thu hút
các nguồn vốn từ bên ngoài cho mục tiêu bảo vệ môi trường Việt Nam.
2. Áp dụng các ưu đãi về thuế đối với những doanh nghiệp, những dự
án có các giải pháp tốt về BVMT
Những năm gần đây, vấn đề bảo vệ môi trường trở thành mối quan
tâm hàng đầu trên phạm vi toàn cầu. Thuế là công cụ chính sách được

nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng nhằm thực hiện mục đích bảo vệ môi
trường. Chính sách thuế là công cụ có nhiều ưu điểm và tác động khá tích
cực đến việc BVMT, đồng thời đóng một vai trò quan trọng trong việc
tăng thu cho ngân sách nhà nước (NSNN), tạo nguồn để thực hiện các
hoạt động BVMT.
Thuế TNDN là sắc thuế thuộc loại thuế trực thu, trực tiếp quản lý và
điều tiết đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN trong nền
kinh tế nên thuế TNDN đã có nhiều các quy định mang tính định hướng,
điều tiết; khuyến khích đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh quan
trọng, thiết yếu tại các địa bàn cần thiết và có tính hạn chế đối với các
hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thật cần thiết, gây tổn hại đến đời
sống văn hóa, xã hội và môi trường.
Thực tế triển khai Luật Thuế TNDN qua các năm cho thấy, thông
qua các quy định về khuyến khích, ưu đãi đối với các dự án BVMT, các
hoạt động thân thiện với môi trường, Luật Thuế TNDN đã có những đóng
góp nhất định trong việc định hướng, tạo điều kiện cho các DN quan tâm,
đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề có lợi cho môi trường sinh thái, giảm
thiểu các hoạt động gây tác hại đến môi trường
Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 212/2015/TT-BTC hướng dẫn
chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động bảo vệ môi
trường quy định tại Nghị định số 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Theo


Thông tư, thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện một số loại dự án đầu
tư mới sẽ được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Các dự án đó gồm:
+ Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung có công suất thiết kế từ
3
2.500m nước thải trở lên trong một ngày đêm đối với khu vực đô thị từ
loại IV trở lên; thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn thông thường tập

trung; xử lý, cải tạo các khu vực môi trường bị ô nhiễm tại các khu vực
công cộng; ứng cứu, xử lý sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất và sự cố môi
trường khác; xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các khu, cụm
công nghiệp làng nghề; dịch vụ hỏa táng, điện táng; giám định thiệt hại
về môi trường; giám định sức khỏe môi trường; giám định về môi trường
đối với hàng hóa, máy móc, thiết bị, công nghệ.
+ Các dự án đầu tư mới về sản xuất ứng dụng sáng chế bảo vệ
môi; sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường; sản phẩm từ hoạt
động tái chế, xử lý chất thải; sản xuất xăng, nhiên liệu diezen và nhiên
liệu sinh học được chứng nhận hợp quy; than sinh học; năng lượng từ sử
dụng sức gió, ánh sáng mặt trời, thủy triều, địa nhiệt và các dạng năng
lượng tái tạo khác; sản xuất máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng
sử dụng trực tiếp trong việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải...
- Mức ưu đãi cụ thể như sau: Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự
án đầu tư mới nêu trên được áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm.
- Nếu dự án đầu tư có quy mô lớn và công nghệ cao hoặc mới cần đặc
biệt thu hút đầu tư thì thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi 10% có thể kéo
dài thêm nhưng tổng thời gian áp dụng thuế suất 10% không quá 30 năm
do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
- Trường hợp doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí cơ sở thực hiện xã hội
hoá trong lĩnh vực môi trường theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ,
được áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động đối với
phần thu nhập từ thực hiện hoạt động xã hội hóa.
- Thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi được tính liên tục từ năm đầu tiên
doanh nghiệp có doanh thu từ dự án đầu tư. Đặc biệt, những phần thu
nhập đó còn được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm đầu và
được giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo.
Thông tư này có hiệu lực từ 15-12-2016, bãi bỏ Thông tư số
230/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn ưu đãi về thuế đối với

hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP
của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.


Tính đến thời điểm Thông tư này có hiệu lực, doanh nghiệp nào có dự án
đầu tư đang hưởng các ưu đãi thuế khác thì được quyền lựa chọn tiếp tục
hưởng ưu đãi thuế hiện tại hoặc chuyển sang hưởng ưu đãi thuế theo quy
định mới.
3. Áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm mà việc sản
xuất chúng có tác động xấu đến môi trường
Thuế tiêu thụ đặc biệt(TTĐB) đánh vào một số hàng hóa cần hạn
chế sản xuất và tiêu dùng như thuốc lá, xăng, ôtô, bia, rượu, điều hòa
nhiệt độ... đã góp phần giảm thiểu các tác hại đến môi trường.
Thực tế cho thấy, mỗi khi điều chỉnh đối tượng chịu thuế hay điều
chỉnh thuế suất thuế TTĐB, mức độ tiêu dùng các mặt hàng chịu thuế lập
tức có sự thay đổi, góp phần hạn chế tiêu dùng những sản phẩm, hàng hóa
ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Theo Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14 tháng 7 năm
2011 và Nghị quyết 888a/2015/UBTVQH13 ngày 10 tháng 3 năm 2015
của Ủy ban thường vụ Quốc hội về mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị
hàng hóa được quy định như sau:

4. Gắn hạn chế hoặc khuyến khích thương mại với việc bảo vệ môi
trường


Xu thế toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại, tạo
điều kiện cho các quốc gia và vùng lãnh thổ xích lại gần nhau, liên kết và
xâm nhập lẫn nhau. Trong điều kiện này, thương mại sẽ đem đến những
ảnh hưởng tích cực và cả tiêu cực đối bới việc bảo vệ môi trường

* Ảnh hưởng tích cực:
Hoạt động thương mại sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các đối tác tham
gia vào quá trình này. Tự do hóa thương mại là một yếu tố đảm bảo sụ
tăng trưởng kinh tế cũng như nâng cao mức sống của người dân ở các
nước, các khu vực có nền kinh tế mở. Hiệp định chung về mậu dịch và
thuế quan (GATT) đã công bố một báo cáo đặc biệt về thương mại và môi
trường như sau:
- Khi thu nhập tăng, mỗi người dân bình thường sẽ sẵn sàng chấp nhận
các hàng hóa chất lượng cao, thân thiện với môi trường, nghĩa là hàng
hóa môi trường có độ co giãn theo thu nhập rất cao
- Công nghệ sản xuất ít gây tổn hại đến môi trường sẽ được phát triển tại
những nước có Luật về bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và tự do hóa
thương mại là con đường phù hợp nhất để chuyển giao và truyền bá
những công nghệ đó
- Tự do hóa thương mại tạo cơ hội cho người tiêu dùng có quyền lựa chọn
các sản phẩm xanh và sạch. Một khi thu nhập của người dân tăng, cùng
với ý thức xã hội phát triển, nhu cầu về các loại hàng hóa và môi trường
cũng tăng theo. Do vậy, Nhà nước có thể nâng cao các tiêu chuẩn về môi
trường.
- Tự do hóa thương mại sẽ tháo bỏ các khoản trợ cấp vốn là rào chắn
thương mại, điều đó tác dụng tích cực đến việc bảo vệ môi trường . Chính
sách nông nghiệp chung ( CAP) là thí dụ điển hình về việc xóa bỏ trợ cấp
theo thời gian
* Ảnh hưởng tiêu cực:
Tự do thương mại hóa là tăng trình độ chuyên môn hóa sản xuất,
mặt khác cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường. Đối với
các nước đang phát triển, chuyên môn hóa sản xuất tập trung chủ yếu vào
khai thác tài nguyên thiên nhiên, do đó sẽ đẩy nhanh sự tàn phá đối với
môi trường
Thị trường nước ta những năm qua phát triển khá nhanh, hàng hóa

phong phú đáp ứng nhu cầu đa dạng và ngày càng tăng của người tiêu
dùng. Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ ấy của thị trường đi kèm với
những vấn đề nan giải như:


- Vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đảm bảo, kinh doanh chợ, nhà hàng,
khu giết mổ gia súc, gia cầm gây ô nhiễm môi trường
- Nhu cầu cao về đồ gỗ gây nên nạn chặt phá rừng rừng ngày một nghiêm
trọng
- Kinh doanh các mặt hàng xăng, dầu, bao bì nilon, hóa chất cũng gây ảnh
hưởng đến môi trường tự nhiên
Liên quan đến các vấn đề thương mại và môi trường. Đảng và nhà nước
cũng cải thiện và hoàn chỉnh hơn các chính sách, cơ chế từ các bộ luật
quan trọng là Luật thương mại, Luật bảo vệ môi trường và Luật Thuế Bảo
vệ môi trường
Trong những năm gần đây, những hàng rào truyền thống (thuế, hạn
ngạch, cấm nhập khẩu...) đối với thương mại quốc tế dần bị dỡ bỏ trên cơ
sở các hiệp định quốc tế và các điều ước song phương đa phương. Các
quốc gia phát triển phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ những mặt
hàng của các nước kém phát triển hơn. Do vậy họ đặt ra những quy định
cao, đặc biệt là tiêu chuẩn môi trường để ngăn cản hàng hóa nhập khẩu
vào nước họ. Đây được xem như “hàng rào xanh” gây khó khăn cho các
nước kém phát triển trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu các hàng hóa
đặc biệt nhạy cảm với vấn đề môi trường như nông, thủy sản, thủ công mĩ
nghệ.
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO và cũng
phải đối mặt với những quy định liên quan đến môi trường. Nó vừa là
biện pháp giữ gìn và bảo vệ môi trường khỏi ô nhiễm, bảo tổn nguồn tài
nguyên thiên nhiên, nhưng cũng là “hàng rào xanh” trong thương mại
quốc tế. Chúng bao gồm:

- Các quy định chung: Điều XX của hiệp dịnh GATT quy định các thành
viên của WTO có thể được phép áp dụng các biện pháp về môi trường mà
không mâu thuẫn với các quy định trong các hiệp định tự do thương mại
của WTO, nếu việc áp dụng những biện pháp này là cần thiết để bảo vệ
sức khỏe, cuộc sống con người, động thực vật hoặc có thể liên quan đến
việc bảo tồn các TNTN có thể bị cạn kiệt.
- Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối
với thương mại (TBTs)
- Quy định về quyền sở hữu trí tuệ: Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ có
liên quan đến thương mại ( TRIPs)
Bên cạnh đó, Việt Nam đã tham gia kí kết nhiều công ước quốc tế có
liên quan đến thương mại và môi trường khác như: Các yêu cầu về


phương pháp sản xuất, chế biến (PPM); các yêu cầu về đóng gói bao bì,
nhãn tem của các nước xuất khẩu; các yêu cầu về hàm lượng chất liệu tái
chế trong sản phẩm xuất khẩu; các tiêu chuẩn ISO 1400, SA8000,
HACCP; các quy định về nhãn môi trường, nhãn sinh thái của các quốc
gia ( Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ...) đã được phổ biến dưới nhiều hình thức
khác nhau.


KẾT LUẬN
Có thể thấy, Việt Nam ta đã rất chú trọng vấn đề phát triển kinh tế song
song với việc bảo vệ môi trường. Do vậy, các biện pháp về kinh tế trong
vấn đề bảo vệ môi trường đã mang lại những hiệu quả nhất định. Và điều
đó giúp cho chúng ta từng bước tiến gần hơn với phát triển bền vững
trong tương lai



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật bảo vệ môi trường 2014
2. />3. />4. />class_id=1&mode=detail&document_id=81144
5. />6. />


×