Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Tài Liệu Ôn Tập Thi Tốt Nghiệp Môn Địa Lý Năm Học 2012-2013 – Thpt Thanh Khê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (912.38 KB, 73 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG THPT THANH KHÊ.

TÀI LIỆU ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP
MÔN ĐỊA LÍ

NHÓM ĐỊA LÍ

Đà Nẵng 4/2013


A. PHẦN LÍ THUYẾT.
VỊ TRÍ ĐỊA LÍ , PHẠM VI LÃNH THỔ.
1. Vị trí địa lí.
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương
- Nằm gần trung tâm của khu vực Đông Nam Á
- Tên các quốc gia giáp ranh trên biển và đất liền (dựa vào Atlat)
- Hệ tọa độ:
+ Trên Đất liền.
· Điểm cực bắc: 230 23’B tại xã Lũng Cú ,huyện Đồng Văn ,tỉnh Hà Giang
· Điểm cực nam: 80 34’B tại xã Đất Mũi ,huyện Ngọc Hiển ,tỉnh Cà Mau
· Điểm cực Tây: 1020 09’Đ tại xã Sín Thầu ,huyện Mường Nhé ,tỉnh Điện Biên
· Điểm cực Đông: 1090 24’Đ tại xã Vạn Thạnh ,huyện Vạn Ninh ,tỉnh Khánh Hòa
+ Nếu tính cả các đảo , thì hệ tọa độ nước ta kéo dài tới tận 60 50’B, từ khoảng
1010Đ đến 1170 24’Đ trên biển Đông.
- Nằm trong múi giờ số 7.
2. Phạm vi lãnh thổ:
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn bao gồm vùng đất,vùng biển và
vùng trời.
- Vùng đất:
+ Diện tích: 331 212km2(bao gồm toàn bộ phần đất liền và các hải đảo).


+ Đường biên giới dài 4600km,trong đó biên giới VN-TQ dài 1400km,VN-Lào dài gần
2100km,VN-CPC dài gần 1100km. Phần lớn biên giới nằm ở miền núi,vì vậy việc thông
thương với các nước láng giềng chỉ có thể tiến hành ở một số cửa khẩu thuận lợi.
+ Đường bờ biển dài 3260km, tạo điều kiện cho nước ta khai thác những tiềm năng to
lớn ở biển Đông.
+ Nước ta có khoảng 4000 đảo ,phần lớn ở ven bờ và có 2 quần đảo ngoài khơi xa trên
biển Đông : Hoàng sa(Đà Nẵng) và Trường Sa(Khánh Hòa).
- Vùng biển: Bao gồm nội thủy ,lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa. Nước ta có chủ quyền trên vùng biển rộng trên 1 triệu km2 tại biển Đông.
+ Nội thủy: là vùng nước giáp với đất liền,ở phía trong đường cơ sở, được xem như bộ
phận lãnh thổ trên đất liền.
+ Lãnh hải: Lãnh hải của Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở về phía
biển, là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Ranh giới của lãnh hải là đường
biên giới quốc gia trên biển.
+ Vùng tiếp giáp lãnh hải: rộng 12 hải lí, nằm ngoài lãnh hải,là vùng biển được quy
định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển.
+ Vùng đặc quyền kinh tế : là vùng tiếp giáp với lãnh hải hợp với lãnh hải thành vùng
biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.Nhà nước có toàn quyền về kinh tế nhưng các
nước khác có quyền đặt ống dẫn dầu,cáp quang và được tự do hàng không ,hàng hải.
+ Thềm lục địa: là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển,có độ sâu khoảng
200m hoặc hơn nữa.
- Vùng trời: là khoảng không gian không giới hạn độ cao bao trùm lên trên lãnh thổ nước
ta.
3. Ý nghĩa của vị trí và phạm vi lãnh thổ Việt Nam.:
a. Ý nghĩa tự nhiên:


- Quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió
mùa.
- Là một trong những nhân tố quy định tính đa dạng và phong phú của tài nguyên

khoáng sản và sinh vật nước ta.
- Tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên nước ta (theo chiều Bắc - Nam, Đông - Tây, Thấp
- Cao).
- Nằm trong vùng có nhiều thiên tai: bão, lụt, hạn hán…nên cần có biện pháp phòng
chống.
b. Ý nghĩa kinh tế, văn hóa – xã hội và quốc phòng:
- Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế với nhiều cảng biển và sân
bay, tạo điều kiện để nước ta giao lưu thuận lợi với các nước và khu vực.
- Tạo thuận lợi để nước ta thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước thu hút
vốn, kĩ thuật phát triển các vùng và các ngành kinh tế.
- Vị trí địa lí tạo thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình ,hợp tác hữu nghị và cùng
phát triển với các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
- Biển Đông đối với nước ta là hướng chiến lược quan trọng về phát triển kinh tế bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ.
ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI.
1. Đặc điểm chung của địa hình:
a. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
- Đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ , đồng bằng chỉ có ¼ d tích.
- Địa hình thấp <1000m chiếm 85% diện tích, địa hình cao > 2000m chỉ chiếm 1%.
b. Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
- Được vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại nên có tính phân bậc rõ ràng
- Thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Có 2 hướng chính: Tây Bắc-Đông Nam (vùng núi Tây Bắc và Trường Sơn Bắc ),
hướng vòng cung (Đông Bắc và Trường Sơn Nam.)
c. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa: Xâm thực mạnh ở vùng đồi núi ,bồi tụ nhanh
ở vùng đồng bằng.
d. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người: Địa hình đã bị biến đổi ,nhiều dạng
địa hình nhân tạo.
2. Các khu vực địa hình.

a. Khu vực đồi núi
* Vùng núi Đông Bắc
- Nằm ở tả ngạn sông Hồng, có 4 cánh cung lớn, chụm đầu ở Tam Đảo ,mở ra về phía
Bắc và Phía Đông.
- Hướng vòng cung là chủ yếu, phần lớn là núi thấp và trung bình.
- Hướng nghiêng chung là hướng tây bắc – đông nam
- Những đỉnh cao trên 2000m ở thượng nguồn sông chảy, tiếp theo là núi đá vôi ở Hà
Giang ,Cao Bằngc cao > 1000m, ở trung tâm là khu vực đồi núi thấp từ 500-600m
- Giữa các dãy núi là thung lũng các sông Cầu, Thương, Lục Nam…
* Vùng núi Tây Bắc:
- Nằm giữa sông Hồng và sông cả.
- Hướng núi và hướng nghiêng là Tây Bắc- Đông Nam.
- Đây là vùng núi cao nhất nước ta.


- Phía đông là hệ thống Hoàng Liên Sơn đồ sộ nhất nước ta, phía Tây là núi trung bình
nằm dọc biên giới Việt –Lào, ở giữa là núi thấp và các cao nguyên ,sơn nguyên chạy từ
Phong Thổ đến Ninh Bình và Thanh Hóa.
- Giữa các dãy núi là thung lũng các sông cùng hướng: sông Đà,Mã,Chu…
* Vùng núi Trường Sơn Bắc
- Chạy từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã,theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
- Gồm các dãy núi song song và so le nhau thấp ở giữa ,cao 2 đầu. Phía Bắc là hệ thống
núi Tây Nghệ An, ở giữa là núi thấp Quảng Bình,Quảng Trị, Phía nam là vùng núi cao
Tây Thừa Thiên-Huế. Dãy Bạch Mã nằm ở tận cùng ,ngăn ảnh hưởng của khối khí lạnh.
* Vùng núi Trường Sơn Nam
- Chạy từ Bạch Mã đến khối núi cực Nam Trung Bộ.
- Gồm các khối núi và cao nguyên, bán bình nguyên…
- Có sự bất đối xứng giữa sườn Đông và sườn Tây:
+ Phía Đông: sườn dốc chênh vênh bên dải đồng bằng hẹp ven biển.
+ Phía Tây: các cao nguyên plây ku, Đắk lắk, Mơ Nông ,Di Linh tương đối bằng phẳng,

với độ cao 500 – 800- 1000m và các bán bình nguyên xen đồi.
b. Khu vực bán bình nguyên và đồi trung du
- Là khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng
- Bán bình nguyên ở Đông Nam Bộ (các bậc thềm phù sa cổ, các bề mặt phủ ba gian.)
- Đồi trung du là các bậc thềm phù sa cổ bị chia cắt bởi các dòng chảy, tiêu biểu là ở rìa
của đồng bằng sông Hồng.
c. Khu vực đồng bằng
* Đồng bằng châu thổ Sông Hồng
- Được bồi tụ bởi phù sa sông Hồng và sông Thái Bình, diện tích 15.000km2
- Được con người khai thác từ lâu và làm biến đổi mạnh
- Địa hình cao ở phía Tây và Tây Bắc ,thấp dần ra biển.
- Có hệ thống đê ngăn lũ nên bề mặt bị chia cắt thành các ô trũng ngập nước và các khu
ruộng cao bạc màu.
- Vùng trong đê không được bồi tụ phù sa, vùng ngoài đê được bồi tụ thường xuyên.
* Đồng bằng sông Cửu Long
- Được bồi tụ phù sa của sông Tiền và sông Hậu. Diện tích 40.000km2
- Địa hình thấp và phẳng, không có đê ngăn lũ nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh
rạch chằng chịt, mùa mưaà ngập lụt, mùa cạn ànhiễm phèn nhiễm mặn.
- Có các vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười ,tứ giác Long Xuyên là những nơi chưa
bồi lấp xong.
* Câu hỏi: Trình bày những điểm giống và khác nhau giữa ĐBSH và ĐBSCL
Trả lời:


Đặc điểm
Giống nhau

Long
Đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên
vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.

Điều kiện Do hệ thống sông Hồng và sông Do hệ thống sông Tiền và
hình thành Thái Bình bồi tụ.
sông Hậu bồi tụ.
2
Diện tích
15.000 km
40.000 km2
- Cao ở rìa Tây và Tây Bắc, thấp - Thấp và bằng phẳng.
dần ra biển.
- Có các vùng trũng thấp là
Địa hình - Bề mặt bị chia cắt thành nhiều nơi chưa được bồi lấp xong.
ô bởi hệ thống đê ngăn lũ.
- Kênh rạch chằng chịt.
Khác
Đất phù sa, đất bạc màu trên khu - Đất phèn và mặn chiếm 2/3
nhau
Đất đai ruộng cao và các ô trũng ngập diện tích.
nước.
- Đất phù sa chiếm 1/3 diện
tích.
Thực
Khai thác lâu đời, khó có khả Tiềm năng lớn nhưng chưa
trạng
năng mở rộng diện tích
được khai thác hết.
* Đồng bằng ven biển
- Tổng diện tích 15.000 km2
- Biển đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đồng bằng.
- Đất nghèo dinh dưỡng ,nhiều cát, ít phù sa sông.
- Đồng bằng hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ ,. Có một số đồng

bằng lớn mở rộng ở cửa sông lớn như Sông Mã, Cả, Đà Rằng, Thu Bồn…
- Đồng bằng thường chia thành 3 dải: Giáp biển là cồn cát, đầm phá; ở giữa là vùng
thấp trũng; trong cùng là đồng bằng.
3. Ảnh hưởng của địa hình đối với sự phát triển kinh tế -xã hội
a. Khu vực đồi núi
- Thế mạnh:
+ Giàu tài nguyên khoáng sảnà cơ sở để phát triển Công nghiệp.
+ Rừng và đất trồng giàu có và đa dạngà cơ sở để phát triển kinh tế Nông – Lâm(Lâm
nghiệp, trồng cây công nghiệp ,chăn nuôi.)
+ Sông ngòi ngắn ,dốc nhiều thác ghềnhà tiềm năng thủy điện lớn.
+ Tiềm năng du lịch( phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ)à phát triển du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng.
- Hạn chế:
+ Địa hình núi bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho giao thông, cho khai thác tài nguyên
và giao lưu kinh tế giữa các vùng.
+ Thường xảy ra những thiên tai như: trượt lở đất, rửa trôi xói mòn, lũ nguồn, lũ quét…
b. Khu vực đồng bằng
- Thế mạnh:
+ Thuận lợi để phát triển nông nghiệp nhiệt đới, thâm canh, đa canh.
+ Giàu khoáng sản (ti tan, Cát, đá vôi, dầu khí…), lâm sản, thủy sản.
+ Dân cư tập chung đông, thuận lợi i, năm...)
b. Nhận xét và giải thích


Du lịch nước ta phát triển mạnh (số lượt khách tăng mạnh: khách nội địa tăng hơn
10 lần, khách quốc tế tăng 12 lần, doanh thu tăng hơn 40 lần)
- Hiệu quả của ngành du lịch ngày càng tăng, hoạt động đã đi vào chiều sâu (doanh
thu tăng nhanh hơn số lượng khách)
- Do:
+ Nước ta có nhiều tài nguyên du lịch độc đáo, xã hội an toàn ổn định

+ Đời sống người dân ngày càng được cải thiện, nâng lên
+ Đường lối mở cửa hội nhập của nước ta.
Bài 33: Dựa vào bảng số liệu sau đây về dân số, diện tích gieo trồng, sản lượng và bình
Đồng bằng sông Hồng
Cả nước
1995
2005
1995
2005
Dân số (nghìn người)
16.137
18.028
71.996
83.106
Diện tích cây lương thực (nghìn 1.117
1.221
7.322
8.383
ha)
Sản lượng lương thực (nghìn
5.340
6.518
26.141
39.622
tấn)
Bình quân lương thực
331
362
363
477

(kg/người)
quân đầu người của đồng bằng sông Hồng và cả nước.
a. Hãy vẽ sơ đồ so sánh tỉ trọng của đồng bằng sông Hồng với cả nước về dân số
diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực.
b. Nêu những nhận xét và giải thích cần thiết về tình hình sản xuất lương thực ở
đồng bằng sông Hồng.
Trả lời
a. Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu
Đồng bằng sông Hồng
Cả nước
Các chỉ tiêu
1995
2005
1995
2005
Dân số (nghìn người)
22,4
21,9
100
100
Diện tích cây lương thực (nghìn
15,2
14,5
100
100
ha)
Sản lượng lương thực (nghìn
20,4
16,4

100
100
tấn)
Bình quân lương thực
91,1
75,8
100
100
(kg/người)
- Vẽ biểu đồ tròn. Vẽ ba cặp (2 năm 2 vòng tròn) biểu diễn biểu đồ cho 3 loại (dân
số, diện tích, sản lượng)
b. Nhận xét và giải thích
- Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước
+ Đồng bằng luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu diện tích và sản lượng lương thực
cả nước (năm 1995 chiếm 15,2% diện tích và 20,4% sản lượng cả nước; năm 2005 chiếm
14,5% diện tích và 16,4% sản lượng cả nước)
- Đồng bằng sông Hồng có trình độ thâm canh cao:
+ Năng suất của đồng bằng luôn cao hơn mức bình quân cả nước (năm 19956 và
2005 là 47,8tạ/ha và 53,3tạ/ha trong khi năng suất của cả nước lần lượt là 35,7 tạ và 47,2
tạ/ha)
+ Tỉ trọng về sản lượng luôn cao hơn tỉ trọng về diện tích
Các chỉ tiêu


- Có được vị trí đó là nhờ Đồng bằng sông Hồng có nhiều khả năng trong việc sản
xuất lương thực (đất đai khí hậu, nguồn nước, dân cư, lao động, cơ sở hạ tầng...)
- Do sức ép của dân số nên vị trí của đồng bằng sông Hồng so với cả nước có xu
hướng giảm.
+ Tỉ trọng các chỉ tiêu đều giảm (Dẫn chứng bằng số liệu xử lí ở bảng)
+ Tốc độ tăng trưởng của tất cả các chỉ tiêu đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng của cả

nước.
Bài 34: Dựa vào bảng số liệu sau đây về diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm
năm 2005 (đơn vị là nghìn ha)
Loại cây
Cả nước
Tây Nguyên
Cây công nghiệp lâu năm
1633,6
634,3
Cà phê
497,4
445,4
Chè
122,5
27,0
Cao su
482,7
109,4
Các cây khác
531,0
52,5
a. Hãy vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu cây công nghiệp lâu năm của cả nước và Tây
Nguyên.
b. Nêu nhận xét về vị trí của Tây Nguyên trong việc trồng cây công nghiệp lâu năm.
Trả lời
a. Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu
+ Tính tỉ trọng của Tây Nguyên so với cả nước (%)
+ Tính R: Cho R1 là Tây Nguyên bằng 1 đv
Diện tích cả nước

R2 là cả nước
=
Diện tích cuả TN
- Vẽ hai biểu đồ tròn với bán kính khác nhau
b. Nhận xét
- Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất của cả nước
với hơn 38% diện tích cả nước. Do Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất
(địa hình, đất đai, khí hậu, truyền thống...)
- Trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp của cả nước cây cà phê và cao su chiếm tỉ
trọng cao nhất (hơn 60%) đây cũng là hai công trình chính của Tây Nguyên.
Bài 27: Dựa vào bảng số liệu sâu đây về diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên
Diện tích (nghìn ha)
Sản lượng (Nghìn tấn)
Vùng
1995
2000
2005
1995
2000
2005
Cả nước
186,4
561,9
535,5
218,1
802,5
776,4
Tây Nguyên
147,3
468,6

455,7
180,4
689,9
695,2
KonTum
3,3
14,4
13,5
1,7
20,7
14,5
Gia Lai
18,4
81,0
81,5
8,4
116,9
110,5
Đắc Lak (+Đăk Nông)
87,2
259,0
240,3
150,0
370,6
420,2
Lâm Đồng
38,4
114,2
120,4
20,3

181,7
150,0
Hãy nêu những nhận xét về tình hình sản xuất cà phê ở Tây Nguyên
Trả lời
Tình hình sản xuất cà phê ở Tây Nguyên
- Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây cà phê lớn nhất nước ta
+ Tây Nguyên luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu diện tích và sản lượng cà phê
của cả nước (Tỉ trọng về diện tích và sản lượng của Tây Nguyên so với cả nước lần lượt
qua các năm là: 79% và 82%, 83,4% và 85,9%, 85% và 89%)


- Vị trí của cây cà phê ở Tây Nguyên so với cả nước ngày càng tăng (tỉ trọng năm
2002 cao hơn năm 1995)
- Trình độ thâm canh cây cà phê ở Tây Nguyên rất cao.
+ Tỉ trọng về sản lượng luôn cao hơn tỉ trọng về diện tích (các chỉ số lần lượt là 7%,
83,4% và 85% so với 82%, 85,9% và 89%)
+ Năng suất bình quân luôn cao hơn năng suất bình quân cả nước (các chỉ số lần
lượt là 12,2/11,7, 14,7/14,2, 15,2/14,5 tai/ha)
Có được vị trí đó là do Tây Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất cà phê
+ Có nhiều diện tích đất bazan nằm tập trung
+ Có khí hậu nhiệt đới cận xích đạo có sự phân hoá nên có thể trồng được cà phê
chè lẫn cà phê vối.
+ Có truyền thống trong trồng và chế biến cà phê với các đồn điền có từ thời Pháp
nay đã trở thành các nông trường cà phê.
- Cây cà phê có mặt ở khắp nơi trên Tây Nguyên, nhiều nhất là ở Đắc lăk)chiếm
52,7% diên tích và 60,6% sản lượng cà phê của Tây Nguyên, 44,8% diện tích và 54,1%
sản lượng cà phê cả nước), Lâm Đồng, Gia Lai.
- Từ năm 1995 - 2002 sản xuất cà phê của cả nước tăng nhanh, nhưng Tây Nguyên
vẫn tăng nhanh hơn (Diện tích cà phê tăng 3,1 lần sản lượng tăng 3,9 lần cả nước chỉ tăng
2,9 và 3,5 lần)

Do: Nhu cầu thị trường thế giới tăng
- Nhà nước khuyến khích phát triển cây công nghiệp để xuất khẩu
Bài 35: Dựa vào bảng số liệu sau về giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực kinh
tế của Đông Nam Bộ và cả nước (đơn vị là tỉ đồng)
1995
2005
Cả nước
Tổng số
103.374 416.863
Công nghiệp quốc doanh
51.990 141.117
Công nghiệp ngoài quốc doanh
25.451 120.127
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
25.933 155.319
Đông Nam Bộ
Tổng số
50.508 199.622
Công nghiệp quốc doanh
19.607
48.058
Công nghiệp ngoài quốc doanh
9.942
46.738
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
20.959 104.826
a. Hãy vẽ biểu đổ thể hiện quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành
phần kinh tế của cả nước và vùng Đông Nam Bộ
b. Nhận xét về vị trí của vùng Đông Nam Bộ trong công nghiệp cả nước và đặc điểm
cơ cấu công nghiệp của vùng.

Trả lời
a. Vẽ biểu đồ
- Xử lí số liệu
+ Tính tỉ trọng của các thành phần kinh tế của cả nước và Đông Nam Bộ
+ Tính R R1 (ĐNB) = 1đv, R2 (cả nước) =
- Vẽ 2 biểu đồ tròn
b. Nhận xét và giải thích

416.863
199.622


- ĐNB là vùng có sản xuất công nghiệp phát triển đất nước, chiếm gần 50% giá trị
sản xuất công nghiệp của cả nước do có nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lí, tài
nguyên, dân cư lao động, cơ sở hạ tầng...
- Trong cơ cấu thành phần hoạt động công nghiệp, ở ĐNB thành phần có vốn đầu tư
nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất với 67,4% (cả nước chỉ chiếm...) tiếp đến là thành
phần nhà nước, thấp nhất là khu vực ngoài nhà nước.. do ĐNB có điều kiện thuận lợi lại
có cơ chế thoáng nên hấp dẫn các nhà đầu tư.
Bài 36: Dựa vào bảng số liệu sau đây về sản lượng thuỷ sản của cả nước và đồng bằng
Năm
Vùng

1995

2000

2002

2005


Cả nước
1,58
2,25
2,64
3,43
Đồng bằng sông Cửu Long
0,82
1,17
1,36
1,84
sông Cửu Long (đơn vị là triệu tấn)
a. Vẽ biểu đồ so sánh sản lượng thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long với cả nước.
b. Nêu nhận xét và giải thích
Trả lời
a. Vẽ biểu đồ
- Vẽ biểu đồ cột chồng hoặc cột ghép (tốt nhất là cột chồng, gồm cả nước đồng bằng
sông Cửu Long và các vùng còn lại)
- Chú ý khoảng cách năm, ghi tên biểu đồ, giá trị vào đầu cột, chú giải, năm, ghi đơn
vị và năm ở hai trục.
b. Nhận xét và giải thích
- Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thuỷ sản số 1 của nước ta (luôn chiếm
trên 50% sản lượng thuỷ sản của cả nước). Do có nhiều điều kiện thuận lợi
+ Hai mặt tiếp giáp biển, một vùng biển giàu có với ngư trường lớn Kiên Giang - Cà
Mau.
+ Có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, nhiều bãi triều, cửa sông, rừng ngập
mặn
+ Người dân có kinh nghiệm truyền thống, nhiều cơ sở chế biến
+ Có thị trường tiêu thụ lớn cả trong lẫn ngoài nước.
- Vị trí của đồng bằng sông Cửu Long ngày càng tăng (tỉ trọng tăng)

- Sản lượng thuỷ sản của đồng bằng sông Cửu Long tăng liên tục, tăng nhanh (tăng
2,25 lần, nhanh hơn mức bình quân cả nước)
Bài 37: Dựa vào bảng số liệu sau đây về tình hình sản xuất lúa của nước ta thời kì 1985 2005
Đồng bằng sông Cửu
Cả nước
Đồng bằng sông Hồng
Long
Năm
Diện tích
Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng
1985 5,7
15,8
1,05
3,1
2,25
6,8
2005 7,4
35,8
1,03
5,4
3,8
19,2
Đơn vị diện tích là triệu ha
Đơn vị sản lượng là triệu tấn
a. Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất để so sánh quy mô về diện tích và sản lượng lúa
của đồng bằng sông Hồng đồng bằng sông Cửu Long với cả nước.
b. Nêu những nhận xét về vị trí của 2 đồng bằng trong sản xuất lúa của cả nước. Vì
sao 2 đồng bằng này lại có được vị trí đó?
c. So sánh đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long trong sản xuất lúa



Trả lời
1. Vẽ biểu đồ
Cả nước
ĐBSH
ĐBSCL
Hai đồng bằng
Năm
DT
SL
DT
SL
DT
SL
DT
SL
1985
100% 100% 18,4% 19,6% 39,5% 43,0% 57,9% 62,6%
2005
100% 100% 13,9% 15,1% 51,4% 53,6% 65,3% 68,7%
b. Tính R
DT: cho R (1985) = 2cm thì R(2005) = 2,28cm
SL: Cho R (1985) = 2cm thì R(2005) = 3,0cm
- vẽ hai cặp biểu đồ tròn, Một cặp cho diện tích và một cặp cho sản lượng. Vòng
tròn cho năm 1985 có bán kính là R = 2cm (Cả diện tích và sản lượng) vòng tròn cho năm
2005 có bán kính là 2,28cm (diện tích) và 3cm (sản lượng). Có thể vẽ bằng biểu đồ cột.
- Chú ý ghi tên biểu đồ, chú thích cho biểu đồ. Ghi các giá trị vào mỗi phần.
Nhận xét về vị trí của 2 đồng bằng
- Đây là 2 vùng trọng điểm sản xuất lúa của nước ta. Hai vùng chiếm tỉ trọng cao
hơn trong cơ cấu diện tích và sản lượng lúa của cả nước. Vị trí của 2 vùng ngày càng tăng.

+ Năm 1985 hai vùng chiếm 57,9 diện tích và 62,6% sản lượng lúa cả nước
+ Năm 2005 hai vùng chiếm 65,3% diện tích và 68,7% sản lượng cả nước
- Hai vùng có trình độ thâm canh lúa cao
+ Tỉ trọng về sản lượng luôn cao hơn tỉ trọng về diện tích: 62,6% và 68,7% >>
57,9% và 65,3%
+ Năng suất bình quân của 2 vùng luôn cao hơn năng suất bình quân cả nước
Năm 1985 năng suất của ĐBSH, ĐBSCL và cả nước lần lượt là 29.5, 30.2 và
27.2tạ/ha
+ Năm 2005 năng suất ĐBSH, ĐBSCL và cả nước lần lượt là 52.4, 50.5 và 48.3
tạ/ha
- Có được vị trí đó là do hai vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất lúa.
+ Đây là 2 đồng bằng đều có khí hậu nhiệt đới ẩm, thích hợp cho sự phát triển của
cây lúa, có nguồn nước phong phú.
+ Có dân số đông thị trường tiêu thụ lớn, lực lượng lao động dồi dào có truyền thống
kinh nghiệm, có cơ sở hạ tầng tốt.
PHẦN C. SỬ DỤNG ATLATS ĐỊA LÝ VIỆT NAM
I. Cách sử dụng atlát
Để sử dụng Atlas trả lời các câu hỏi trong quá trình làm bài, HS lưu ý các vấn đề sau:
1. Nắm chắc các ký hiệu:
HS cần nắm các ký hiệu chung, tự nhiên, nông nghiệp, công nghiệp, lâm ngư
nghiệp...ở trang bìa đầu của quyển Atlas.
2. HS nắm vững các ước hiệu của bản đồ chuyên ngành:
Ví dụ:
-Nắm vững các ước hiệu tên từng loại mỏ, trữ lượng các loại mỏ khi sử dụng bản
đồ khoáng sản.
-Biết sử dụng màu sắc (ước hiệu) vùng khí hậu để nêu ra các đặc điểm khí hậu của
từng vùng khi xem xét bản đồ khí h.
-Nắm vững ước hiệu mật độ dân số khi tìm hiểu phân bố dân cư ở nước ta trên bản
đồ “Dân cư và dân tộc”.
-Ước hiệu các bãi tôm, bãi cá khi sử dụng bản đồ lâm ngư nghiệp...

3. Biết khai thác biểu đồ từng ngành:


3.1. Biểu đồ giá trị tổng sản lượng các ngành hoặc biểu đồ diện tích của các ngành
trồng trọt:
Thông thường mỗi bản đồ ngành kinh tế đều có từ 1 đến 2 biểu đồ thể hiện sự tăng,
giảm về giá trị tổng sản lượng, về diện tích (đối với các ngành nông lâm nghiệp) của các
ngành kinh tế, HS biết cách khai thác các biểu đồ trong các bài có liên q.
3.2.Biết cách sử dụng các biểu đồ hình tròn để tìm giá trị sản lượng từng ngành ở
những địa phương tiêu biểu như:
-Giá trị sản lượng lâm nghiệp ở các địa phương (tỷ đồng) trang 15 Atlas.
-Giá trị sản lượng công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm (triệu đồng) trang
17.
4. Biết rõ câu hỏi như thế nào, có thể dùng Atlas:
-Tất cả các câu hỏi đều có yêu cầu trình bày về phân bố sản xuất, hoặc có yêu cầu
nói rõ ngành đó ở đâu, vì sao ở đó ? Trình bày về các trung tâm kinh tế ... đều có thể dùng
bản đồ của Atlas để trả lời.
-Tất cả các câu hỏi có yêu cầu trình bày tình hình phát triển sản xuất, hoặc quá
trình phát triển của ngành này hay ngành khác, đều có thể tìm thấy các số liệu ở các biểu
đồ của Atlas, thay cho việc phải nhớ các số liệu trong SGK.
5. Biết sử dụng đủ Atlas cho 1 câu hỏi:
Trên cơ sở nội dung của câu hỏi, cần xem phải trả lời 1 vấn đề hay nhiều vấn đề, từ
đó xác định những trang bản đồ Atlas cần thiết.
5.1. Những câu hỏi chỉ cần sử dụng 1 bản đồ của Atlas như:
-Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta:
+Khoáng sản năng lượng
+Các khoáng sản: kim loại
+Các khoáng sản: phi kim loại
+Khoáng sản: vật liệu xây dựng
Với câu hỏi trên chỉ sử dụng bản đồ:”Địa chất-khoáng sản” ở trang 6 là đủ.

-Hãy nhận xét tình hình phân bố dân cư nước ta ? Tình hình phân bố như vậy có
ảnh hưởng gì đến quá trình phát triển kinh tế như thế nào ? Trong trường hợp này, chỉ cần
dùng 1 bản đồ “Dân cư” ở trang 11 là đủ.
5.2. Những câu hỏi dùng nhiều trang bản đồ trong Atlas, để trả lời như:
-Những câu hỏi đánh giá tiềm năng (thế mạnh) của 1 ngành như:
+Đánh giá tiềm năng của ngành công nghiệp nói chung, không những chỉ sử dụng
bản đồ địa hình đề phân tích ảnh hưởng của địa hình, dùng bản đồ khoáng sản để thấy
khả năng phát triển các ngành công nghiệp nặng, sử dụng bản đồ dân cư để thấy rõ lực
lượng lao động, sử dụng bản đồ nông nghiệp để thấy tiềm năng phát triển công nghiệp
chế biến nói chung...
+Đánh giá tiềm năng (thế mạnh) để phát triển cây công nghiệp lâu năm nước ta:
HS biết sử dụng bản đồ địa hình (lát cắt) phối hợp với ước hiệu các vùng khí hậu để thấy
được những thuận lợi phát triển từng lọai cây theo khí hậu (nhiệt đới, cận nhiệt đới) sử
dụng bản đồ “Đất-thực vật và động vật” trang 6- thấy được 3 loại đất chủ yếu của 3 vùng;
dùng bản đồ Dân cư và dân tộc trang 9- sẽ thấy được mật độ dân số chủ yếu của từng
vùng, dùng bản đồ công nghiệp chung trang 16 sẽ thấy được cơ sở hạ tầng của từng vùng.
-Những câu hỏi tiềm năng (thế mạnh) của 1 vùng như:
HS tìm bản đồ “Nông nghiệp chung” trang 13 để xác định giới hạn của vùng, phân
tích những khó khăn và thuận lợi của vị trí vùng. Đồng thời HS biết đối chiếu vùng ở bản
đồ nông nghiệp chung với các bản đồ khác nhằm xác định tương đối giới hạn của vùng ở
những bản đồ này (vì các bản đồ đó không có giới hạn của từng vùng). Trên cơ sở đó


hướng dẫn HS sử dụng các bản đồ: Địa hình, Đất-thực vật và động vật, phân tích tiềm
năng nông nghiệp; bản đồ Địa chất-khoáng sản trong quá trình phân tích thế mạnh công
nghiệp, phân tích nguồn lao động trong quá trình xem xét bản đồ Dân cư và dân tộc.
5.3. Lọai bỏ những bản đồ không phù hợp với câu hỏi:
Ví dụ:
-Đánh giá tiềm năng phát triển cây công nghiệp có thể sử dụng bản đồ: đất, địa
hình, khí hậu, dân cư,... nhưng không cần sử dụng bản đồ khoáng sản.

-Đánh giá tiềm năng công nghiệp có thể sử dụng bản đồ khoáng sản nhưng không
cần sử dụng bản đồ đất, nhiều khi không sử dụng bản đồ khí hậu...
II. MỘT SỐ BÀI TẬP GỢI Ý
1. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 13, BĐ Nông nghiệp chung, hãy hoàn thành các
câu hỏi và bảng sau đây:
a.Các cây chè, cafe, cao su, hồ tiêu trồng ở những vùng nào? Vùng nào có diện tích
nhiều nhất?
b. Bảng 1.
Hiện trạng sử dụng
Tên vùng
Cây trồng
Vật nuôi
đất
2. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 14, BĐ Lúa, hãy hoàn thành các bảng sau đây:
Bảng 2
Diện tích
Các tỉnh có DT & SL
Tên tỉnh
Sản lượng lúa Năng suất lúa
lúa
lớn

Bảng 3.
Diện tích trồng lúa so với DT trồng
Tên tỉnh
Nhận xét
cây LT (%)
< 60
60 – 70
71 – 80

81 – 90
> 90
3. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 15, BĐ Lâm nghiệp & Thủy sản, hãy trả
lời các câu hỏi & hoàn thành bảng sau đây:
a. Tỉ lệ diện tích rừng (so với diện tích toàn tỉnh) của tỉnh nào nhiều nhất? Số lượng
bao nhiêu?
b. Nêu nhận xét chung về tỉ lệ diện tích rừng của nước ta?
c. Rừng ngập mặn & rừng đặc dụng ở nước ta phân bố ở những tỉnh nào? Kể tên
các vườn quốc gia nổi tếng?
d. Kể tên các ngư trường, các tỉnh trọng điểm nghề cá ở nước ta?
e. Vì sao ngành nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh ĐBSCL lại phát triển hơn các tỉnh
khác trong cả nước?
Bảng 4.
Tỉ lệ diện tích rừng so với DT toàn
Phân bố (tên tỉnh,
Nhận xét
tỉnh ( % )
thành)
< 10
10 – 25


26 – 50
> 50
Bảng 5.
SL thủy sản đánh bắt & nuôi trồng

Phân bố (tên tỉnh,
thành)


Nhận xét

4.Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 16, BĐ CN chung, hãy trả lời các câu hỏi & hoàn
thành bảng sau đây:
a. Nêu các TTCN tiêu biểu trong các vùng kinh tế trọng điểm của nước ta? Vai trò?
Ý nghĩa?
b. Phân tích mối quan hệ giữa các TTCN của nước ta? Mối quan hệ giữa các TTCN
với điểm công nghiệp? Cho VD cụ thể?
Bảng 6.
Các TT, điểm công nghiệp
Phân bố
TTCN nằm trong vùng KT
(nghìn tỷ đồng)
(tên tỉnh, thành)
trọng điểm
> 50
10 – 50
3 – 9,9
1 – 2,9
<1
5. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 17, BĐ Công nghiệp Năng lượng, hãy trả lời các
câu hỏi sau đây:
a. Kể tên các nhà máy nhiệt điện trên 1000MW, dưới 1000MW?
b. Thủy điện: Tên nhà máy thủy điện đã và đang xây dựng, tên sông, công suất
c. Qua các biểu đồ: SL dầu thô, than sạch, điện, nhận xét về sự phát triển ngành
năng lượng VN.
6. Dựa vào Atlat Địa lý VN trang 18, BĐ Giao thông, hãy hoàn thành bảng
sau đây:
Bảng 7
Đi từ . . . đến . . .

Đi từ . . . đến . . .
Tuyến – điểm.
(trong nước)
(nước ngoài)
Sân bay Nội Bài
Sân bay Tân Sơn Nhất
Sân Bay Đà Nẵng
Cảng Hải Phòng
Cảng Đà Nẵng
Cảng Sài Gòn
Tuyến đường ôtô &
đường sắt Bắc Nam
Tuyến đường ôtô &
đường sắt Tây Đông
7. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 19, BĐ Thương Mại, trả lời các câu hỏi sau:
a. Xác định tổng mức bán lẻ hàng hóa và kinh doanh DV các tỉnh tính theo đầu
người.
b. Phân tích cơ cấu hàng XK, NK? Mặt hàng CN nặng & khoáng sản XK chiếm tỉ
lệ cao hơn có ý nghĩa gì?


8. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 20, BĐ Du lịch, trả lời các câu hỏi sau:
a. Xác định các TT du lịch quốc gia? Các TT du lịch vùng?
b. Kết hợp với kiến thức địa lý, các em sẽ tự giải thích được:
+Tại sao thời kỳ 1996-1998 số lượng khách nội địa & quốc tế đều tăng nhưng
doanh thu lại giảm.
+Cơ cấu mỗi loại khách DL QT năm 1996-2000 tăng hay giảm?…
9. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 21, BĐ Vùng trung du & MN Bắc bộ, vùng ĐBSH
(Kinh tế) hoàn thành bảng sau:
a. Bảng 8

Phân bố
Đối tượng CN
(tên TP,TX, nơi khai thác nguyên nhiên
Nơi chế biến
liệu)
TTCN,TT KT vùng
Nhiệt điện, thủy
điện
LK đen
LK màu
CN hóa chất
Vật liệu xây dựng
b. Nhận xét về GDP của ĐBSH so với cả nước? Tính xem ĐBSH chiếm bao nhiêu
tỉ đồng trong GDP cả nước? Đứng thứ mấy trong cả nước?
c. Đọc tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không từ Hà Nội đi các nơi trong
& ngoài nước.
9. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 22, BĐ Vùng Bắc Trung bộ (Kinh tế) hoàn thành
bảng sau:
Bảng 9
Phân bố
Đối tượng công nghiệp
Nơi chế biến
(tên TP, TX, nơi khai thác)
TTCN, TT KT vùng
Các ngành công nghiệp
b. So sánh GDP của vùng với cả nước? Tính xem BTB chiếm bao nhiêu tỷ đồng trong
GDP cả nước? So với ĐBSH, GDP của BTB cao hay thấp hơn? Hơn kém bao nhiêu?
10. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 23, BĐ Vùng Duyên hải NTB & Tây Nguyên (
Kinh tế) hoàn thành bảng sau:
Bảng 10

Đối tượng nông nghiệp
Phân bố (tên
Nhận xét
vùng,tỉnh)
Lúa
Ngô
Mía
Càphê
Hồ tiêu
Cao su
Bông
Dừa
Trâu



Vùng trồng cây LTTP và cây CN
hàng năm
Vùng trồng cây công nghiệp lâu năm
Rừng giàu & trung bình
Vùng nông lâm kết hợp
Mặt nước nuôi trồng thủy sản
Vùng đánh bắt hải sản
10. Dựa vào Atalat Địa lý VN trang 24, BĐ Vùng ĐNB & ĐBSCL (Kinh tế) hoàn
thành bảng sau:
Bảng 11. So sánh về sản xuất lương thực của 2 ĐBSH & ĐBSCL:
Toàn quốc
ĐBSH
ĐBSCL
1994

2004
1994
2004
1994
2004
DT cây
LT (ha)
Trong đó
lúa
SL LT
quy thóc
(tấn)
Trong đó
lúa
a. Các TTCN TP.HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu gồm có các ngành CN nào? So với các
TTCN của các vùng khác nhiều hơn hay ít hơn ngành nào? Vì sao?
b. So sánh DT cây công nghiệp của ĐNB với các vùng khác, DT cây công nghiệp vùng
nào lớn nhất? Vì sao?
c.Đọc tên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không từ TP.HCM đi
các tỉnh trong nước & đi nước ngoài.
d.So sánh GDP của ĐNB với GDP cả nước? Tính xem ĐNB chiếm bao nhiêu tỉ đồng
trong GDP cả nước? Đứng hàng thứ mấy so với các vùng khác?
-----------------------------------------------III. MỘT SỐ CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI TRÊN CƠ SỞ DÙNG ATLATS
A. Câu hỏi:
Câu 1.
a.Hãy phân tích thế mạnh và hạn chế trong việc phát triển công nghiệp của vùng Đông
nam bộ.
b.Hãy trình bày và phân tích trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 2. Trình bày về những điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp ở
nước ta. Hãy cho biết từng vùng ở nước ta trồng chủ yếu các cây công nghiệp lâu năm

như: cafe, chè, cao su, dừa, hồ tiêu.
Câu 3. Từ Hà Nội hoạt động công nghiệp toả theo những hướng chính nào ? Hãy
cho biết từng hướng có những trung tâm công nghiệp nào và hướng chuyên môn hoá của
từng cụm.
Câu 4. Dựa vào trang 14, Atlas Địa lý Việt Nam, hãy nhận xét sự phân bố ngành
chăn nuôi ở các vùng. Nêu một số xu hướng mới trong sự phát triển và phân bố ngành
chăn nuôi.
Câu 5. Kể tên các ngành kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ ? Ngành trồng trọt phát triển
mạnh những cây gì ? Những loại cây này được phát triển chủ yếu trên loại địa hình nào
và loại đất nào ?


Câu 6. Hãy trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta:
-Khoáng sản: năng lượng ?
-Các khoáng sản: kim loại ?
-Các khoáng sản: phi kim loại ?
-Các khoáng sản: vật liệu xây dựng ?
Câu 7.Trình bày thế mạnh sản xuất cây lương thực của:
-Các vùng đồng bằng
-Các vùng trung du-miền núi.
Câu 8. Hãy trình bày và phân tích những thế mạnh và hạn chế trong việc khai thác
tài nguyên khoáng sản và thuỷ điện ở Trung du-miền núi Bắc Bộ.
Câu 9. Trình bày và giải thích sự phân bố những cây công nghiệp dài ngày chủ yếu
ở Trung du-miền núi phía Bắc.
Câu 10. Đất đai và khí hậu Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì trong
quá trình phát triển cây công nghiệp dài ngày ?
Câu 11. Dựa vào Atlas trang 11, hãy nhận xét về tình hình phân bố dân cư ở đồng
bằng sông Hồng và giải thích.
Câu 12. Dựa vào Atlas trang 15, hãy nêu tình hình phát triển thuỷ sản ở duyên hải
miền Trung. Vì sao sản lượng thuỷ sản của Nam trung bộ lại nhiều hơn Bắc trung bộ.

Câu 13. Dựa vào Atlas trang 14, hãy nhận xét diện tích và sản lượng cây lương
thực nước ta từ năm 1990 đến năm 2000.
Câu 14. Dựa vào Atlas trang 17, hãy trình bày sự phát triển và phân bố ngành điện
lực ở nước ta.
Câu 15. Dựa vào Atlas trang 20, hãy đánh giá tình hình phát triển ngành du lịch
nước ta. Những tiềm năng phát triển ngành du lịch ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
B. Gợi ý trả lời:
Câu 1.
a.Thế mạnh và hạn chế:
a.1. Dùng bản đồ NN trang 13 để:
+Xác định vị trí, giới hạn của vùng, đánh giá vị trí vùng.
+Đối chiếu bản đồ NN chung với các bản đồ cần sử dụng khác, để xác định tương
đối ranh giới của vùng.
a.2. Sử dụng bản đồ Đông Nam Bộ trang 24 để xác định tiềm năng của vùng:
+ Tự nhiên:
-Các mỏ dầu....
-Rừng ở phía Tây Bắc của vùng.
+ KT-XH:
-Nhiều TTCN lớn, đặc biệt thành phồ Hồ Chí Minh, nên có nhiều lao động lành nghề, có
trình độ kỹ thuật cao.
-Vùng còn là vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả lớn tạo điều kiện thúc đẩy
công nghiệp chế biến.
-Cơ sở hạ tầng thuận lợi. Hệ thống cơ sở vật chất tốt.
-Đầu mối giao thông trong và ngoài nước.
-Thu hút đầu tư nước ngoài lớn nhất cả nước.
Có thể kết hợp nhiều bản đồ có liên quan.
b.Trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh:
Dựa vào bản đồ trang 24 hoặc trang 16, để nêu:
-Vị trí đầu mối GTVT trong và ngoài nước.
-Là TTCN lớn nhất nước (trang 16)



-Trung tâm có nhiều ngành CN quan trọng: luyện kim, cơ khí, hoá chất, dệt may,
thực phẩm...
Câu 2.
a. Thuận lợi:
a.1. Tự nhiên: Cần sử dụng các bản đồ sau:
-Bản đồ khí hậu, trang 7, để nêu đặc điểm khí hậu từng vùng.
-Bản đồ Đất-thực vật-động vật, trang 8, để nêu đặc điểm đất từng vùng.
a.2. KT-XH:
Tương tự sử dụng các bản đồ ở các trang 11, 16...
b. Các vùng trồng cây công nghiệp lâu năm:
Sử dụng bản đồ NN trang 14 sẽ thấy được cây công nghiệp lâu năm yếu của từng
vùng như sau:
-Trung du-miền núi Bắc Bộ: chè.
-Tây Nguyên: cafe, cao su, chè, hồ tiêu.
-Đông Nam Bộ: cao su.
Sử dụng bản đồ các vùng kinh tế trang 21, 23, 24, để thấy được các cây công
nghiệp lâu năm khác...
Câu 3.
Có thể sử dụng bản đồ công nghiệp chung trang 16, nhưng tốt hơn là dùng bản đồ
trang 21, để thấy từ Hà Nội hoạt động công nghiệp tỏa ra các hướng chuyên môn hoá sau:
-Phía Đông: Hải Phòng, Hạ Long, Cẩm Phả với các ngành chuyên môn hoá: cơ khí,
khai thác than.
-Phía Đông Bắc: Bắc Giang, chuyên môn hoá: phân hoá học.
-Phía Bắc: Thái Nguyên, chuyên môn hoá: luyện kim, cơ khí.
-Phía Tây Bắc: Việt Trì, Lâm Thao, Phú Thọ, chuyên môn hoá: hoá chất, chế biến
gỗ.
-Phía Tây: Hoà Bình, chuyên môn hoá: thuỷ điện.
-Phía Nam: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá: dệt, vật liệu xây dựng.

Câu 4. Có thể sử dụng bản đồ NN trang 14, hoặc trang 13 để thấy phân bố:
-Gia súc
-Gia cầm
Câu 5.
-Kể tên các ngành kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ có thể sử dụng bản đồ trang 24.
-Ngành trồng trọt phát triển mạnh những cây gì ?
Dùng bản đồ NN chung trang 13 hoặc trang 24.
-Những loại cây này được phát triển chủ yếu trên loại địa hình nào và loại đất nào ?
Sử dụng bản đồ địa hình trang10 và bản đồ đất trang 8 để nêu.
Câu 6.
Để trình bày nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ta, có thể sử dụng bản đồ địa
chất-khoáng sản nước ta trang 6 hoặc kết hợp bản đồ các vùng ở các trang 21, 22, 23, 24,
lần lượt kể từng loại khoáng sản:
-Khoáng sản: năng lượng
-Các khoáng sản: kim loại
-Các khoáng sản: phi kim loại
-Các khoáng sản: vật liệu xây dựng
Câu 7.
Trình bày thế mạnh sản xuất cây lương thực của:
-Các vùng đồng bằng


-Các vùng trung du-miền núi.
Cần sử dụng các bản đồ sau:
-Tự nhiên:
Bản đồ các trang 7, 8.
-KT-XH:
Bản đồ các trang 11, 13,14, 16.
Câu 8.
Để trình bày và phân tích những thế mạnh và hạn chế trong việc khai thác tài nguyên

khoáng sản và thuỷ điện ở Trung du-miền núi Bắc Bộ, có thể sử dụng các bản đồ ở trang
6, 17, 21.
Câu 9.
Trình bày sự phân bố những cây công nghiệp dài ngày chủ yếu ở Trung du-miền
núi Bắc Bộ, cần sử dụng bản đồ ở các trang 7, 8, 21.
Câu 10.
Đất đai và khí hậu Tây Nguyên có những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát
triển cây công nghiệp dài ngày:
Có thể sử dụng bản đồ trang 7, 8 để trình bày.

MỘT SỐ CÔNG THỨC TÍNH THƯỜNG GẶP

1
2

Tính
Mật độ dân cư
Sản lượng

3

Năng suất

4

Bình quân đất trên
người
Bình quân thu nhập

5


Bình quân sản lượng
LT
7
Tính %
8 Tính tốc độ tăng
trưởng
6

Lưu ý : 1 tấn = 10 tạ = 1000 kg
1 ha = 10.000 m 2

Đơn vị
Người / km2
Tấn hoặc nghìn tấn
hoặc triệu tấn
Kg / ha hay tạ / ha
hoặc tấn/ tấn
m2 / người
USD / người
Kg / người
%
%

Công thức
Mật độ= số dân / diện tích
Sản lượng = năng suất x diện
tích
Năng suất = sản lượng / diện tích
Bình quân đất = diện tích đất/

trên số người
BQ thu nhập = tổng thu nhập / số
người
BQ sản lượng = sản lượng lương
thực / số người
Lấy từng phần / tổng thể x 100
Số thực của năm sau x 100 rồi
chia số thực của năm gốc


---------- --------Chúc các em thành công --------------------



×