Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Tìm hiểu giá trị khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tân trào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 39 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.

Mỗi quốc gia, dân tộc đều có những nét văn hóa riêng biệt tạo nên bản sắc
của mình góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của thế giới. Khi nhắc đến
Việt Nam ngoài nói đến những ngôi chùa, ngôi đền có từ lâu đời thì ta không thể
nhắc đến những trang lịch sử hào hùng về quá trình dựng nước và giữ nước của
dân tộc ta. Những địa danh lịch sử vẫn còn trên mảnh đất Việt Nam như một lần
nữa khẳng định tinh thần yêu nước, kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt. Nhà
nước ta rất chú trọng đến vấn đề giữ gìn, bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc và
quyết định lấy ngày 23/11 hàng năm là ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Như vậy
di sản văn hóa ở giai đoạn nào cũng đều được coi trọng và bảo vệ.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc của nước ta, nơi đây ngoài
nổi tiếng về cam sành Hàm Yên thì ta không thể không nói đến di tích lịch sử
Tân Trào, trong kháng chiến chống Pháp Tân Trào là thủ đô lâm thời của khu
giải phóng nơi Đảng cộng sản Việt Nam đã tiến hành hội nghị toàn quốc ngày
13/08/1945 để quyết định tổng khởi nghĩa, bầu ra chính phủ lâm thời do Hồ Chí
Minh là chủ tịch và quân giải phóng tiến hành làm lễ ra quân , mở đầu giai đoạn
toàn quốc kháng chiến, đấu tramh giải phóng nhân dân ta khỏi áp bức bóc lột
của Thực dân Pháp. Nơi này được biết đến với nhiều di tích như: Cây đa Tân
Trào, Lán Nà Lừa, Hang Bòng,... khu di tích là bằng chứng lịch sử về thời kì
kháng chiến giành độc lập của của nhân dân ta. Tháng 8/2012 khu di tích đã
được công nhận là khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào(gọi tắt là khu di
tích). Nhưng ít người biết đến những giá trị của khu di tích nên tôi đã quyết định
chọn đề tài “ Tìm hiểu giá trị khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào” làm
đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu


Các giá trị
-

Giá trị lịch sử - văn hóa

-

Giá trị kinh tế
2


-

Giá trị giáo dục
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Tôi tập trung nghiên cứu giá trị lịch sử, giá trị nghệ thuật, văn hóa của khu
di tích lịch sử Tân Trào và hiện trạng khu di tích này
Về không gian: khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Tân Trào, huyện Sơn
Dương,tỉnh Tuyên Quang
Về thời gian: khu di tích Tân Trào là một trong những di tích cách mạng
nổi tiếng không chỉ mang gí trị lịch sử mà còn mang những giá trị kiến trúc, văn
hóa, giáo dục của dân tộc từ xưa đến nay.Tuy nhiên những giá trị đó đang ngày
một bị lãng quên.
Nội dung: giá trị của khu di tích Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên
Quang.
3. Mục tiêu
3.1: Mục tiêu
Cơ sở lý luận về di tích, khái quát và tìm hiểu các giá trị về di tích lịch sử
Tân Trào xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
Phương pháp bảo tồn và phát huy những giá trị của di tích lịch sử Tân

Trào
3.2: Mục đích
Đưa ra một số kiến nghị giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị của
khu di tích lịch sử Tân Trào
Trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết về các giá trị lịch sử của
khu di tích lịch sử Tân Trào
4. Lịch sử nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về di tích lịch sử Tân Trào đã không còn là đề tài
nghiên cứu xa lạ với các nhà nghiên cứu, sinh viên. Đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu, bài luận, bài nghiên cứu khoa học về đề tài này như :
Cây Đa Tân Trào – chứng nhân lịch sử được Nhà xuất bản Lao Động xuất
bản năm 2009 đã làm rõ về vị trí địa lý, lịch sử hình thành và phát triển cũng
như đặc điểm kiến trúc của di tích.
3


Cuốn sách di tích lịch sử của tác giả Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm
Ngọc Long sáng tác đã làm rõ về lịch sử hình thành và phát triển của di tích.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau :
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu
-Phương pháp quan sát
-Phương pháp tổng hợp lý luận
-Phương pháp thống kê
-Phương pháp điền dã, khảo sát thực tế
6. Đóng góp nghiên cứu
Là tài liệu nghiên cứu về di tích và tham khảo cho các bài nghiên cứu
khác
Cung cấpthêm thông tin và giải pháp để bảo tồn và ứng dụng vào thực

tiễn
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bố
cục bài nghiên cứu được chia làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về khu di tích và khái quát về huyện Sơn Dương
Chương 2: Các giá trị của khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào,
xã Tân Trào, huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang
Chương 3: Giải pháp bảo tồn và phát huy các giá trị của khu di tích lịch
sử Tân Trào, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương,tỉnh Tuyên Quang.

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU DI TÍCH VÀ KHÁI QUÁT VỀ
HUYỆN SƠN DƯƠNG
1.1. Lý luận chung về di tích
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Giá trị
Có rất nhiều định nghĩa về giá trị, mỗi người đứng ở một vị trí khác nhau
sẽ có cái nhìn vad nêu ra những khái niện khác nhau
Theo giá sư Trần Ngọc Thêm: “Giá trị thu được trong quan hệ so sánh tự
thân giữa các khách thể vơi nhau có tính khách quan còn giá trị thu được giữa
các khách thể mạng tính chủ quan”
Theo quan niệm trong “ Bách khoa toàn thư thế kỉ XX” của Nga xuất bản
năm 1998: “ Giá trị la những thành tố quan trọng nhất của văn hóa con người
bên cạnh các chuẩn mực và các lý tưởng”
Còn trong từ điển Bách khoa của Nga định nghĩa: “ Giá trị là ý nghĩa tích
cực hặc tiêu cực của đối tượng thuộc thế giới quanh con người, của nhóm xã
hội,được xác định không phải do tính chất tự thân của chúng mà do chúng được

lôi kéo vào lĩnh vực hoạt động sống, các mối quan tâm, các nhu cầu, các quan hệ
xã hội của con người. Sự lôi kéo này tạo ra tính chủ quan. Giá trị còn là nhưng
tiêu chí và phương pháp đánh giá ý nghĩa ấy,thể hiện qua các nguyên tắc và
chuẩn mực, lý tưởng, phương hướng, mục tiêu đaọ đức. Những tiêu chí và
phương pháp đánh giá này tạo ra tính tương đối.”
1.1.1.2. Di tích
Theo Hán Việt
-Di: Sót lại, rơi lại,để lại
-Tích:Tàn tích, dấu vết
Di tích: Tàn tích, dấu vết còn lại của quá khứ
Ở Việt Nam một di tích khi đủ các điều kiện sẽ được công nhận theo thứ
tự: di tích cấp tỉnh, di tích cấp Quốc gia và di tích Quốc gia đặc biệt. Tính đến
năm 2014 Việt Nam có hơn 40.000 di tích,thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di
5


tích được xếp hạng di tích Quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp
tỉnh.
1.1.2. Phân loại di tích
Căn cứ Điều 4 Luật di sản văn hoá, Điều 14 Nghị định số 92/2002/NĐ-CP
ngày 11/11/2002 của Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết thi hành một số điều
của Luật Di sản văn hoá, các di tích được phân loại như sau:
* Di tích lịch sử- văn hóa :
Theo luật di sản văn hóa của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam :
Di tích lịch sử văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật cổ vật
quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử văn hóa khoa học.
Di tích lịch sử, văn hóa phải có các tiêu chí:
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong
quá trình dựng nước và giữ nước.
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu qua các

thời đại.
+ Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ.
+ Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có
giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
*Di tích kiến trúc nghệ thuật :
Di tích kiến trúc nghệ thuật là công trình kiến trúc nghệ thuật, tổng thể
kiến trúc đô thị và đô thị có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển nghệ
thuật kiến trúc của dân tộc. Quần thể các công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị về
kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử.
*Di tích khảo cổ :
Di tích khảo cổ là những địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các
giai đoạn phát triển của các văn hóa khảo cổ.
*Di tích thắng cảnh :
Di tích thắng cảnh (danh lam thắng cảnh) là cảnh quan thiên nhiên hoặc
địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh uan thiên nhiên với công trình kiến trúc coa
giá trị lịch sử, thẩm mĩ, khoa học. Danh lam thắng cảnh phải có một trong các
6


tiêu chí sau đây :
+ Cảnh quan thiên nhiên hoăc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan
thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mĩ tiêu biểu. Các di tích quốc
gia đặc biệt tiêu biểu thuộc loại này như : vịnh Hạ Long, động Phong Nha, khu
danh thắng Tây Thiên, Tràng An- Tam Cốc.
+ Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa lý, đa dạng
sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa dựng nhiều dấu tích
vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất.
*Di tích lịch sử cách mạng
Di tích lịch sử cách mạng- kháng chiến là một bộ phận cấu thành hệ
thống các di tích lịch sử- văn hóa, tuy nhiên nó có điểm khác với các di tích tôn

giáo tín ngưỡng ở chỗ : những địa điểm cụ thể, công trình kiến trúc có sẵn là
những công trình được con người tạo nên phù hợp với mục đích sử dụng gắn
liền với nhũng sự kiện cụ thể, nhân vật lịch sử cụ thể, sự kiện cụ thể mà trở
thành di tích. Loại hình di tích này đa dạng, phong phú, có mặt ở nhiều nơi, khó
nhận biết, đồng thời dễ bị lãng quên, dễ biến dạng theo mục đích sử dụng. Bởi
vậy các di tích này khó phát huy tác dụng nếu không được quan tâm.
*Phân cấp di tích
Căn cứ vào giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, di tích lịch sử- văn hóa,
danh lam thắng cảnh (di tích) được chia thành :
+ Di tích nằm trong mục kiểm kê di sản văn hóa
+ Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh.
+ Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia. Bộ văn hóa,
Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng di tích quốc gia.
+ Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc
gia. Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, quyết
định việc đề nghị Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Lien Hợp Quốc
xem xét đưa di tích tiêu biểu của Việt Nam vào danh mục di sản Thế giới. Di
tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam gồm : Cố đô Hoa Lư, Di tích Pác Bó, Khu di
7


tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Khu di tích Côn Sơn- Kiếp Bạc, Khu di tích
Kim Liên, Khu di tích Phủ Chủ tịch, Khu di tích Tân Trào, Khu lưu niệm chủ
tịch Tôn Đức Thắng, Nhà tù Côn Đảo, Quần thể di tích Cố đô Huế, Thành nhà
Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn, Thắng cảnh Tam Cốc- Bích Động, Văn Miếu- Quốc Tử
Giám,Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, vịnh Hạ Long, Đô thị cổ Hội An và
Đền Hùng.
1.1.3. Vai trò của Khu di tích Tân Trào
Gắn liền với lịch sử ra đời và phát triển của cách mạng Việt Nam, Tân

Trào - Tuyên Quang đã trở thành địa danh thân thiết và thiêng liêng gắn bó với
lịch sử của dân tộc. Trong Cách mạng Tháng 8 năm 1945, Tuyên Quang là Thủ
đô Khu giải phóng, nơi Trung ương Đảng, Bác Hồ ở và làm việc, lãnh đạo Cách
mạng Tháng 8 thành công. Cũng trên mảnh đất này đã diễn ra nhiều sự kiện lịch
sử trọng đại, như hội nghị toàn quốc của Đảng đã phát động và lãnh đạo toàn
dân nổi dậy giành chính quyền; Quốc dân Đại hội Tân Trào tán thành chủ trương
Tổng khởi nghĩa của Đảng và mười chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh;
quyết định thông qua Quân lệnh số 1, Quốc kỳ, Quốc ca của nước Việt Nam;
Quyết định thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam do Bác Hồ làm Chủ
tịch. Tại Tân Trào, Bác Hồ đã ra lời kêu gọi đồng bào và chiến sĩ cả nước: “Giờ
phút quyết định cho vận mệnh của dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy
đứng lên đem sức ta mà giải phóng cho ta”. Trong kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược, một lần nữa Tuyên Quang vinh dự trở thành Thủ đô Kháng
chiến, nơi Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận, 65 bộ, ban, ngành,
cơ quan Trung ương, trong đó có 13/14 bộ và cơ quan ngang bộ đặt trụ sở làm
việc. Tại Tuyên Quang, Bác Hồ đã sống và làm việc trong thời gian gần 6 năm
lãnh đạo cuộc kháng chiến tới thắng lợi hoàn toàn. Trong suốt những năm
trường kỳ kháng chiến, Đảng và nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang luôn
làm tròn nhiệm vụ : Xây dựng, chiến đấu, bảo vệ Thủ đô Kháng chiến, bảo vệ
tuyệt đối an toàn các cơ quan đầu não của Trung ương và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Di tích lịch sử Tân Trào nằm trong hệ thống di tích lịch sử bậc nhất của lịch sử
Việt Nam. Đây cũng là địa chỉ chính trong công tác tuyên truyền, giáo dục
8


truyền thống cho nhân dân cả nước và bạn bè trên thế giới.
1.2. Khái quát về huyện Sơn Dương
1.2.1. Đặc điểm địa lý- kinh tế
Sơn Dương là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Tuyên Quang, từ thị xã Tuyên
Quang đi dọc theo quốc lộ 37 khoảng 30km sẽ đến huyện Sơn Dương.

-Lịch sử hình thành :
Trước năm 1976 Sơn Dương thuộc tỉnh Tuyên Quang, năm 1976, Hà
Giang và Tuyên Quang sáp nhập thành Hà Tuyên, Sơn Dương thuộc tỉnh Hà
Tuyên.
Năm 1991, tỉnh Hà Giang tách khỏi Hà Tuyên, Sơn Dương trở thành
huyện của tỉnh Tuyên Quang.
-Điều kiện tự nhiên :
+Vị trí địa lý: Phía Đông Sơn Dương giáp với tỉnh Thái Nguyên; phía
Tây giáp tỉnh Phú Thọ; phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc; phía Bắc giáp huyện Yên
Sơn.
+Địa hình: Sơn Dương có đặc thù của vùng chuyển tiếp giữa trung du và
miền núi, rừng núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên. Địa hình chia thành 2 vùng,
vùng phía Bắc huyện có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, xen lẫn núi đá vôi;
vùng phía Nam có địa hình đồi núi bát úp, có độ dốc thấp, thoải dần.
-Tiềm năng kinh tế :
Toàn huyện hiện có 47.172,6 ha đất lâm nghiệp, chiếm 59,86 % tổng diện
tích tự nhiên, diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 37.311 ha. Trong đó diện tích
rừng trồng: 20.320 ha chiếm 54,5 % diện tích; diện tích rừng tự nhiên 16.991 ha,
chiếm 45,5 % diện tích. Độ che phủ của rừng đạt 52 %. Đất đai ở Sơn Dương
thích hợp cho việc trồng các loại cây như chè, mía, cây nguyên liệu giấy, các
loại cây ăn quả như nhãn, vải…và chăn nuôi bò thịt. Sơn Dương cũng là nơi tập
trung các cơ sở chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng như: quặng
thiếc, quặng Volfam, fenspat, Barit; khai thác đá, sỏi, cát, sản xuất gạch đất sét
nung, sản xuất vôi bột… Ngoài ra còn có các cơ sở chế biến chè, đường, phân vi
sinh và các ngành tiểu thủ công nghiệp như may mặc, gò hàn, sản xuất đồ mộc
9


gia dụng.
Sơn Dương có 2 tuyến đường bộ quan trọng là quốc lộ 37 từ Thái

Nguyên đi qua huyện Sơn Dương và quốc lộ 2C từ thị xã Vĩnh Yên lên Sơn
Dương.
Là huyện nằm ở phía nam của tỉnh Tuyên Quang, với lợi thế giáp ranh với
các tỉnh có nền kinh tế phát triển như Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc cùng
nguồn tài nguyên đa dạng thuận lợi cho phát triển nông- lâm nghiệp, công
nghiệp, chế biến khoáng sản, du lịch dịch vụ,... Sơn Dương được coi là vùng
kinh tế trọng điểm của tỉnh Tuyên Quang. Trên địa bàn huyên hiện nay có gần
100 doanh nghiệp,41 hợp tác xã, 162 trang trại, gần 4.000 hộ kinh doanh, bên
cạnh đó còn có nhiều nhà máy tạo việc làm ổn định cho 35.000 lao động là
người địa phương. Kinh tế nông, lâm nghiệp tiếp tục phát triển, đã có các vùng
chuyên canh cây trồng, thực hiện đầy đủ chính sách phát triển nông nghệp gắn
với công nghiệp chế biến, chăn nuôi ngày càng phát triển theo theo hướng trang
trại. Cùng với việc đẩy mạnh thu hút đầu tư Đảng và nhân dân huyện Sơn
Dương đã và đang tiếp tục đổi mới góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu xây
dựng huyện Sơn Dương trở thành một huyện thật sự phát triển.
1.2.2. Đặc điểm văn hóa- xã hội
- Văn

hoá, xã hội:

+Diện tích: 789,3km2
+Dân số: 165.300 người (2004)
+Mật độ dân số: 209 người/km2
Bao gồm thị trấn Sơn Dương và 32 xã: Vĩnh Lợi, Cấp Tiến, Thượng Ấm,
Tú Thịnh, Minh Thanh, Trung Yên, Tân Trào, Bình Yên, Lương Thiện, Hợp
Thành, Kháng Nhật, Phúc Ứng, Hợp Hoà, Thiện Kế, Ninh Lai, Sơn Nam, Tuân
Lộ, Thanh Phát, Đông Thọ, Quyết Thắng, Đồng Quý, Vân Sơn, Văn Phú, Đông
Lợi, Phú Lương, Hồng Lạc, Hào Phú, Sầm Dương, Lâm Xuyên, Tam Đa và Đại
Phú.
Sơn Dương là nơi sinh sống của 10 dân tộc gồm: Kinh, Tày, Nùng, Cao

Lan, Dao, Hoa, H’ Mông, Sán Dìu, Mường, Ngán. Dân tộc Tày, Dao ở Sơn
10


Dương thường làm nhà bằng thân cây mai, cây vầu, cây tre. Mái nhà khá dốc,
kéo dài từ đỉnh nóc xoè gần kín thân nhà chính, bà con thường làm nhà sàn hay
nhà đất hoặc nửa sàn nửa đất nhưng điểm chung là có rất nhiều sàn gác ở trên
cao để đồ đạc hoặc làm kho chứa đồ. Nếu là nhà sàn, tường thường được làm
bằng ván gỗ, phên vách nứa hoặc cây mai, vầu ken dày. Nếu là nhà đất, tường
được làm bằng vách nứa đập dập trộn hỗn hợp rơm, bùn, trấu rồi trát lên cốt tre.
Người Sán Dìu ở Sơn Dương thường làm nhà gỗ truyền thống 5 gian, trong nhà
lúc nào cũng có nồi cháo quanh bếp lửa, người Sán Dìu có lối hát soọng cô rất
độc đáo.
-Tiềm năng du lịch:
Sơn Dương có tiềm năng lớn về phát triển du lịch nhất là du lịch lịch sử,
văn hóa và sinh thái. Nơi đây có 130 điểm di tích lịch sử, trong đó có 18 di tích
đã được xếp hạng cấp Quốc gia, 30 di tích xếp hạng di tích cấp tỉnh. Khu du lịch
lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào đang được tỉnh đề nghị đưa vào hệ thống
các Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Quốc gia.
Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Tân Trào nằm ở địa hình thấp,
xung quanh được bao bọc bởi những khu rừng nguyên sinh, khí hậu quanh năm
mát mẻ, phía Đông Bắc, tiếp giáp với dãy núi Hồng, có dòng suối Khuôn Pén
chảy xuống điểm di tích lịch sử Đồng Man - Lũng Tẩu tạo nên những thác nước
nhiều tầng. Đến đây, du khách vừa được tham quan các di tích lịch sử cách
mạng, vừa được thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ, ngắm hoa
phách tím. Nơi đây còn có hang đá Yên Thượng (Trung Yên) có nhiều tiềm năng
để phát triển du lịch lịch sử - sinh thái. Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái
Tân Trào đang được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét, để đưa vào hệ
thống các Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái Quốc gia. Điều kiện tự nhiên
của Sơn Dương có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái. Với hệ thực vật

phong phú, nguồn nước dồi dào tạo nên những thác nước tuyệt đẹp ở các xã Hợp
Hòa, Đông Lợi, Đông Thọ… Các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện ở Sơn Dương
nhiều dấu tích cổ xưa như Di tích bãi đá cổ tại thôn Cao Đá, xã Sơn Nam, thôn
Hữu Vu, xã Đại Phú, di chỉ cư trú của con người thời Hùng Vương tại thôn Phố
11


Giò, xã Thiện Kế. Cùng với những lễ hội độc đáo, phong tục tập quán, các làn
điệu dân ca, dân vũ đặc sắc của đồng bào các dân tộc Tày, Cao Lan, Dao, Sán
Dìu, Mông… tạo nên những lợi thế riêng để thu hút khách du lịch đến với Sơn
Dương. Tỉnh đã quy hoạch tổng thể Khu du lịch lịch sử, văn hóa và sinh thái
Tân Trào, đầu tư bảo tồn làng văn hóa dân tộc Tày tại thôn Tân Lập xãTân Trào
gắn với phát triển du lịch. Huyện Sơn Dương đã phối hợp với các cơ quan chức
năng của tỉnh tu bổ, tôn tạo các cụm, điểm di tích lịch sử gồm cụm di tích lịch sử
Nà Lừa, cụm di tích lịch sử Chủ tịch Phủ, Thủ tướng Phủ, dựng bia tại cụm di
tích lịch sử Đồng Man - Lũng Tẩu, cụm di tích Làng Sảo, xã Hợp Thành.
Tiểu kết
Ở chương 1 tôi đã trình bày khái quát về cơ sở lý luận và khái quát và
khái quát về huyện Sơn Dương, những đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của
huyện Sơn Dương, các khái niệm và phân loại về di tích lịch sử, văn hóa. Đây
chính là cơ sở để tôi nghiên cứu các giá trị của di tích ở chương 2.

Chương 2
12


CÁC GIÁ TRỊ CỦA KHU DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC
BIỆT TÂN TRÀO
2.1. Khái quát về khu di tích lịch sử Tân Trào
2.1.1. Lịch sử ra đời của khu di tích lịch sử Tân Trào

Mùa thu năm 1945, Bác Hồ đã từ Cao Bằng trở về Tuyên Quang để chỉ
đạo phong trào cách mạng cả nước. Người đã chọn xã Tân Trào, huyện Sơn
Dương làm Thủ đô Khu giải phóng, căn cứ địa cách mạng. Tại nơi đây ngày 13
tháng 8 năm 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành Hội nghị toàn quốc để
quyết định Tổng khởi nghĩa giành chính quyền; ngày 16 tháng 8 năm 1945 Đại
hội Quốc dân cũng đã họp thông qua 10 chính sách lớn của Việt Minh quy định
Quốc kỳ là lá cờ đỏ, sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca và bầu ra Ủy ban
Giải phóng dân tộc Việt nam tức là Chính phủ Lâm thời do Hồ Chí Minh làm
chủ tịch; chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945 dưới bóng Cây đa Tân Trào, Việt
Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân
Tân Trào và 60 đại biểu. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc bản Quân lệnh số 1
và sau đó tiến quân về giải phóng Hà Nội; sáng ngày 17 tháng 8 năm 1945 thay
mặt Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Bác Hồ đã đọc lời thề thiêng liêng
trong lễ ra mắt Quốc dân tại nơi đây và có câu nói bất hủ “Lúc này thời cơ
thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng
phải kiên quyết giành cho được độc lập”.
Khi cả dân tộc ta bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ, một lần nữa Tân
Trào lại được Trung ương Đảng và Chính phủ chọn làm căn cứ địa cách mạng
của cả nước, nơi làm việc của các Bộ, ngành Trung ương lãnh đạo toàn dân
kháng chiến kiến quốc suốt 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược. Từ năm 1945
đến năm 1954, căn cứ địa cách mạng đã ghi dấu những năm tháng Bác Hồ đã ở
và làm việc, những ân tình sâu nặng của đồng bào Tân Trào - ATK Sơn Dương
đối với Bác. Vì những ý nghĩa lịch sử lớn lao với toàn thể dân tộc Việt Nam,
ngày 10 tháng 5 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
548/QĐ-TTg đã xếp Khu Di tích Tân Trào thành Khu Di tích Quốc gia đặc biệt.
13


Khu di tích Tân Trào đã đi vào thơ ca, nhạc họa là một biểu tượng cách mạng
của thủ đô khu giải phóng.

2.1.2. Vị trí địa lý khu di tích
Khu di tích lịch sử Tân Trào nằm trong một thung lũng nhỏ thuộc huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, cách Thành phố Tuyên Quang khoảng 41 km,
cách Hà Nội khoảng 150 km, với diện tích khoảng 6.633 ha. Đây là vùng đồi núi
thấp, có độ cao trong khoảng từ 95 đến 814 m. Khu vực này nằm trong lưu vực
sông Đáy, sông này đổ vào sông Hồng tại Việt Trì.
Chiến khu Tân trào ghi đậm dấu ấn của cách mạng Việt Nam và ngày nay
đây là một địa chỉ du lịch thu hút nhiều du khách.
2.1.3. Các địa danh trong khu di tích Tân Trào
Lán Nà Lừa [Phụ lục ảnh 5, Tr.36] là nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối
tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa. Lán
được dựng bằng tre theo kiểu nhà sàn của người miền núi nằm ở sườn núi Nà
Nưa, cách làng Tân Lập gần 1km về hướng đông. Lán Nà Lưa có hai gian nhỏ,
gian bên trong là cho Bác Hồ nghỉ ngơi, còn gian ngoài là chỗ cho Bác tiếp
khách. Tại đây ngày mùng 4 tháng 6 năm 1945 tại đây Bác Hồ đã triệu tập cán
bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng chuẩn bị thành lập “Khu gải phóng, Quân
giải phóng” tiến tới Quốc dân Đại Hội, Tổng khởi nghĩa. Hiện tại Lán vẫn được
bảo tồn và là điểm du lịch hấp dẫn du khách tham quan
Cây đa Tân Trào [Phụ lục ảnh 2, Tr.33] dưới bóng cây đa của làng Tân
Lập, chiều ngày 16 tháng 8 năm 1945, quân Giải phóng Việt Nam làm lễ xuất
quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 Đại biểu toàn quốc về dự
Quốc dân Đại hội. Đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đọc Bản Quân Lệnh số 1 và
ngay sau đó quân Giải phóng đã lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng
Hà Nội.
Đình Tân Trào [Phụ lục ảnh 3, Tr.34] là một ngôi đình nhỏ được xây dựng
14


vào những năm 1923 theo kiểu nhà sàn cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ,
sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng sinh hoạt hội họp của dân làng. Đình

thờ Thành Hoàng và các vị thần sông, thần núi của làng Tân Lập. Dưới mái đình
này, ngày 16 tháng 8 năm 1945, các Đại biểu trên khắp mọi miền Tổ quốc đã về
họp Quốc dân Đại hội để quyết định lệnh Tổng khởi nghĩa, mười chính sách lớn
quy định Quốc kì, Quốc ca và cử ra Uỷ ban Giải phóng Dân tộc Việt Nam tức
Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Sáng ngày 17
tháng 8 năm 1945 thay mặt Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam, Bác Hồ đã
đọc lời thề thiêng liêng trong lễ ra mắt Quốc dân tại nơi đây.
Đình Hồng Thái [Phụ lục ảnh 1, Tr.32] cách Đình Tân Trào gần 1km trên
đường đi Sơn Dương. Đình thuộc địa phận làng Kim Trận (nay là thôn Cả), xã
Tân Trào, huyện Sơn Dương. Đình cất dựng năm 1919, có kiến trúc thuần gỗ,
mái lợp lá cọ, đình gồm 3 gian 2 chái, dáng dấp nhà sàn miền núi. Đình Hồng
Thái cũng như ngôi đình của Việt Nam với chức năng tín ngưỡng thờ Thành
Hoàng làng, thần Sông, thần Núi và các vị thần xung quanh vùng. Ngoài ra, đình
còn thờ một vị nhân thần là Ngọc Dung Công Chúa. Hơn nữa, đình còn là nơi
sinh hoạt văn hoá, hội họp của làng.
Hàng năm dân làng tổ chức nhiều lễ cúng bái tại đình, các ngày lễ dựa vào
mùa vụ trong năm. Ngày lễ lớn nhất là ngày mùng 3 tháng Giêng âm lịch, trong
ngày lễ này, đồng bào tổ chức nghi lễ rước Công chúa Ngọc Dung; phần hội có
nhiều trò chơi hấp dẫn như hát then, hát cọi, các trò chơi dân gian…
Ngoài giá trị về mặt văn hoá tín ngưỡng thì ngôi đình còn có giá trị về mặt
lịch sử. Bởi đây là nơi dừng chân đầu tiên của vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc khi
người từ Pắc Bó, Cao Bằng đến với căn cứ địa Cách mạng Tân Trào ngày
21/5/1945. Là trạm thường trực của “ An toàn khu Trung ương đóng ở Tân Trào
”.
Lán Hang Bòng là nơi ở và làm việc của Bác Hồ trong thời kỳ kháng
chiến chống Pháp. Hang nằm ở trên lưng chừng núi Bòng, dưới chân núi là dòng
sông Phó Đáy uốn khúc ôm lấy bên hữu dãy núi, hang cách không xa Hồng
Thái, Tân Trào. Chính tại đây Bác Hồ đã chỉ đạo chiến dịch Biên giới 1950 và
15



Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II vào năm 1951.
Nhà của Ông Nguyễn Tiến Sự : Ông Nguyễn Tiến Sự - Chủ nhiệm Việt
Minh làng Kim Long (nay là làng Tân Lập). Ngôi nhà ở vị trí giữa làng Tân Lập,
xã Tân Trào. Đây là nơi đã từng gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của
Bác Hồ khi Người từ Pắc Bó, Cao Bằng về Tân Trào từ ngày 21/5/1945. Bác ở
đây trước khi rời lên lán Nà Lừa
Hàng ngày Bác Hồ dậy từ 5 giờ sáng, tập thể dục rồi làm việc. Giờ nghỉ,
Bác Hồ rất quan tâm đến thăm hỏi mọi người trong nhà, trong làng. Bác mua
bút, vở tặng con ông Sự, khuyến khích ông cho con đi học. Bác còn dành thời
gian đi thăm đồng, tự tay đắp bờ ruộng để giữ nước, nói chuyện với cán bộ,
chiến sĩ quân Giải phóng, với bà con, chị em phụ nữ.
Đến nay, ngôi nhà không chỉ là một di tích lịch sử Cách mạng mà còn có
giá trị kiến trúc nhà sàn truyền thống tiêu biểu của dân tộc Tày ở Tân Trào,
huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Khu di tích nhà ở và hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng : Khu di
tích nằm ở thôn Chi Liền (nay là thôn Đồng Ma), xã Trung Yên, huyện Sơn
Dương. Nơi đồng chí Tôn Đức Thắng quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội,
Chủ tịch Mặt trận Liên Việt sinh hoạt và làm việc từ cuối năm 1952 đến năm
1954. Ngôi nhà nằm bên cạnh dòng sông Phó Đáy, xung quanh cây cối um tùm
tươi tốt, giúp cho việc đưa thông tin liên lạc bí mật giữa các nơi trong vùng
thuận lợi. Đây là ngôi nhà sàn bằng gỗ, có 2 gian ngăn dọc, mái lợp lá cọ. Gian
ngoài của nhà là nơi làm việc và tiếp khách; gian trong là nơi Bác nghỉ ngơi.
Sát nhà ở của Bác Tôn là Hầm an toàn được đào sâu vào sườn núi Chi
Liền khoảng 10m, đào sang ngang 10m, có 2 cửa thông 2 chiều. Đây là 2 di tích
tiêu biểu trong những di tích lịch sử cách mạng đã từng gắn liền với cuộc đời
hoạt động cách mạng của đồng chí Tôn Đức Thắng tại Tuyên Quang trong thời
kỳ gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Kim Quan- Trụ sở an toàn của trung ương Đảng và Chính Phủ : Khu di
tích Kim Quan cách thị xã Tuyên Quang hơn 40 km về phía đông, trải rộng

trong khu rừng Nà Lơi và Vực Nhù, thôn Khuôn Điền, xã Kim Quan, huyện Yên
16


Sơn. Dòng sông Phó Đáy bao bọc khu rừng vừa thuận tiện giao thông, sinh hoạt
vừa đảm bảo bí mật. Khu văn phòng Trung ương Đảng cách Văn phòng Chính
phủ 200m về phía Đông Bắc.
Ở đây, có hội trường, nhà đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh, nhà đồng
chí Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và các bộ phận của Văn phòng Trung
ương: điện đài, văn thư, thư viện, bộ đội bảo vệ. Địa điểm Vực Nhù nơi Bác ở
và làm việc. Nhà của Bác là nhà sàn dựng trên sườn núi. Cách nhà sàn không xa
là hầm trú ẩn.
Nhà nối với hầm bằng đường hào chữ chi. Toàn bộ nhà làm việc, nhà ở,
hội trường đều bằng gỗ, tre, nứa, lá… các hầm trú ẩn đều đào sâu trong lòng núi,
được lát gỗ cả bốn mặt. Riêng căn hầm khu văn phòng Trung ương Đảng có một
đoạn lộ thiên ở phần ngoài, phần này có ụ đất cao, tạo lối vào hầm hình chữ chi.
Kim Quan còn là nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ tiếp khách quốc tế.
Cũng từ đây Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng đi
dự hội nghị Giơ- ne- vơ. Khu di tích đã đựơc Bộ Văn hoá- Thông tin xếp hạng là
di tích Quốc gia.
Điểm du lịch văn hóa- lịch sử Nha Công An : Thuộc xã Minh Thanh,
huyện Sơn Dương, nằm trong quần thể Khu di tích Cách mạng Tân Trào; được
tu bổ tôn tạo, khánh thành vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Công an nhân
dân Việt Nam (19/ 8/1945- 19/8/2000) Từ tháng 4/1947 đến tháng 9/1950, nơi
đây là trụ sở của Nha Công an Trung ương và các đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp
bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ, diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa
quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cuộc Kháng chiến chống Thực dân Pháp
xâm lược.
Ngoài ra khu di tích Tân Trào còn có những di tích có giá trị lịch sử và
du lịch khác như : Bản Khuổi Kịch, đình Thanh La, làng Tân Lập, lán Cảnh VệĐiện Đài, lán Đồng Minh, sân bay Lũng Cò, đèo Chắn, Đồng Man- Lũng Tẩu,

Khấu Lẩu- Vực Hồ, Ban tuyên huấn Trung Ương, hang Thia, thôn Lập Binh, xã
Trung Yên và Bảo tàng Tân Trào.
2.2. Các giá trị của khu di tích Tân Trào
17


2.2.1. Giá trị lịch sử - văn hóa của Khu di tích Tân Trào
Hội tụ đầy đủ các yếu tố về thiên thời, địa lợi, nhân hòa, từ tháng 5 đến
tháng 8 năm 1945, Tân Trào được lãnh tụ Hồ Chí Minh, Trung Ương Đảng,
Tổng bộ Việt Minh chọn làm căn cứ địa cách mạng để chuẩn bị lãnh đạo cuộc
Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong nước. Tháng 6 năm 1945 Khu giải
phóng bao gồm sáu tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, This Nguyên, Tuyên
Quang, Hà Giang được thành lập, Tân Trào (Tuyên Quang) được chọn là “Thủ
đô lâm thời giải phóng” . Khi cae dân tộc bước vào cuộc kháng chiến trường kì
chống thực dân Pháp xâm lược, Tân Trào lại được chọn làm “Trung tâm thủ đô
kháng chiến” nơi đặt trụ sở làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Trung Ương
Đảng, Chính Phủ, Quốc hội và nhiều bộ, ban ngành Trung Ương. Nơi đây ghi
dấu những năm tháng Bác Hồ ở và làm việc cũng như những ân tình sâu nặng,
son sắt của đồng bào các dân tộc tại Tân Trào đối với Bác.
Ngay sau khi đến Tân Trào một trong những chỉ thị đầu tiên cuả Bác là
phải mở trường đào tạo cán bộ. Đầu tháng 6 năm 1945 trường Quân chính kháng
Nhật khai giảng tại Khuổi Kịch, hàng tram thanh niên khắp mọi miền của tổ
quốc và Thủ đô Hà Nội đã lên chiến khu, đến Tân Trào để tham dự khóa học
huấn luyện chính trị, quân sự. Ngày 4 tháng 5 năm 1945 Hội nghị cán bộ được
triệu tập, quyết định thành lập Khu giải phóng dưới sự điều hành của ban chỉ
huy lâm thời. Mười chính sách lớn của Việt Minh sớm được công bố và thực
hiện trong toàn Khu giải phóng. Với mười chính sách đó, Khu giải phóng không
ngừng được củng cố về mọi mặt. Suốt chặng đường ở Pác Bó – Tân Trào cũng
như suốt thời gian dừng chân ở Tân Trào, Bác vẫn luôn giữ liên lạc chặt chẽ với
cơ quan chiến lược Mỹ ở Hoa Nam. Mối liên lạc này được hình thành sau

chuyến Bác đi Côn Minh và sau khi gặp tướng Sênôn. Tư lệnh không đoàn 14
Mỹ ở Hoa Nam. Chỉ chừng nửa tháng sau, Bác được thông báo: Một toán người
Mỹ, do một sĩ quan cao cấp chỉ huy sẽ thả dù xuống Tân Trào và yêu cầu Việt
Nam phải chấp nhận. Được tin Bác đích thân đến Lũng Cò thuộc xã Minh Thanh
tìm hiểu tình hình mọi mặt và khảo sát địa hình, chọn địa điểm làm sân bay để
đón quân đồng minh, được sự giúp đỡ của nhân dân địa phương chỉ trong hai
18


ngày một sân bay rã chiến đã được xây dựng xong ở Lũng Cò. Máy bay cỡ nhỏ
có thể xuống được.
Cũng trong dịp này, có ba cường quốc ( Xô - Mỹ - Anh )họp hội nghị
Pốtđam từ ngày 17 tháng 7 để bàn về những vấn đề hậu chiến, ngày 25 tháng 7
năm 1945 qua thiếu tá Thomas, Bác nhờ được phía Mỹ báo cho Pháp biết Người
sẵn sang nói chuyện với đại diện Pháp, hoặc ở Côn Minh hoặc ở Bắc Kỳ. Bác
còn gửi cho Phasp một bản đề nghị 5 điểm. Đầu tháng 8 Bác chỉ thị chọn 200
chiến sĩ để đội “Con Nai” huấn luyện sử dụng vũ khí mà đồng minh đã tiếp tế
cho ta. Đại đội Việt-Mỹ ra đời, do đồng chí Đàm Quang Trung làm đội trưởng,
thiếu tá Thomas làm tham mưu trưởng.
Đúng vào ngày này, qua điện đài của nhóm Thomas, Bác được tin ngày
mùng 6 tháng 8, mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirosima của Nhật
Bản, tiếp đó là tin Hồng quân Liên Xô mở mặt trận Viễn Đông, tiến hành công
đoạn quân Quan Đông của Nhaath ở Mãn Châu- đông bắc Trung Quốc.
Cùng với cao trào Kháng Nhật đang phát triển rất mạnh trong cả nước
Việt Nam, cuộc chiến Châu Á – Thái Bình Dương đang diễn ra màn chót, Bác
đã chỉ thị xúc tiến gấp Hội Nghị toàn quốc của Đảng và Đại hội quốc dân. Ngày
13 tháng 8 Hội Nghị cán bộ toàn quốc của Đảng được khai mạc, về dự có gần 30
đại biểu các miền, các chiến khu,… Sau khi thảo luận, phân tích mọi mặt và đi
đến kết luận: Những điều khởi nghĩa đã chín muồi, cơ hội rất tốt cho ta giành
độc lập…, hội nghị quyết định phát động toàn dân Tổng khởi nghĩa giành chính

quyền trong cả nước, Ủy ban toàn quốc được thành lập, do Tổng bí thư Trường
Chinh trực tiếp phụ trách. Nửa đêm ngày 13 tháng 8, Ủy ban khởi nghĩa ra bản
Quân lệnh số 1, hạ lệnh toàn dân đứng dậy giành chính quyền.
Hội nghị toàn quốc của Đảng vừa bế mạc, ngay hôm sau ngày 16 tháng 8,
Đại hội quốc dân khai mạc ở Đình Tân Trào. Hơn 60 đại biểu của ba miền đất
nước, đại biểu đoàn thể, các tôn giáo, đại biểu ở nước ngoài đã về dự đại hội.
Sau khi thảo luận và nhất trí thông qua chủ trương Tổng khởi nghĩa giành chính
quyền, thi hành 10 chính sách lớn của Mặt trận. Đại hội đã cử ra Uỷ ban Dân tộc
giải phóng Việt Nam, tức chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh làm chủ
19


tịch, thống nhất quy định Quốc kì, Quốc ca.
Ngày 17 tháng 8, trước Đình Tân Trào, thay mặt Ủy ban Dân tộc giải
phóng, Bác Hồ đọc lời tuyên thệ: “…Trước lá cờ thiêng liêng của Tổ quốc,
chúng tôi nguyện kiên quyết lãnh đạo nhân dân tiến lên, ra sức chiến đấu chống
quân thù giành lại độc lập cho Tổ quốc. Dù phải hy sinh đến giọt máu cuối
cùng, quyết không lùi bướ… Xin thề!”. Sau đại hội cũng là lúc Bác Hồ soạn thảo
xong bức thư kêu gọi quốc dân Việt Nam.
Trong những ngày này, Bác vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với nước ngoài.
Ngày 15 nhân dân Ủy ban Dân tộc Giải phóng – Mặt trận Việt Minh, Bác gửi
thư sang Côn Minh, nhờ chính phủ Hoa Kỳ thông báo với Liên hiệp quốc: “yêu
cầu Liên hiệp quốc thực hiện lời hứa long trọng của mình là tất cả các dân tộc
đều được hưởng dân chủ và độc lập. Nếu Liên hiệp quốc nuốt lời hứa long
trọng này và không thực hiện cho Đông Dương được hoàn toàn độc lập thì
chúng tôi sẽ cương quyết chiến đấu cho đến khi giành được nền độc lập hoàn
toàn…”. Ngày 18 cũng nhân danh Ủy ban Dân tộc Giải phóng và qua người Mỹ,
Bác gửi thông điệpcho các nước đồng minh. Trong thông điệp gửi chính phủ
Pháp, Bác nêu ra đề nghị 5 điểm: 1) Chính phủ Pháp công nhận chính phủ Việt
Minh; 2) Việt Minh công nhận quyền của Pháp ở Việt Nam trong vòng từ 5 đến

10 năm, sau đoa chính phủ Pháp phải trả độc lập cho Việt Nam; 3) Trong vòng 5
đến 10 năm đó, Việt Nam hưởng quyền tự trị đối nội; 4) Chính phủ Pháp hưởng
quyền ưu đãi trong kỹ nghệ và thương mại ở Việt Nam; 5) Người Pháp có thể
làm cố vấn về ngoại giao.
Cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám nổ ra đầu tiên ở Bắc Giang, Hà Nội và
nhiều tỉnh thành Bắc Bộ, rồi lan rộng ra khắp các địa phương trong cả nước và
kết thúc việc giành chính quyền vào ngày 25 tháng 8 năm 1945 ở Sài Gòn. Ngày
mùng 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã long trọng đọc bản TUyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Đây là kết quả những ý tưởng đầy tính khoa học và thực tiễn
mà chính Bác cùng Trung Ương Đảng ngay từ những ngày đầu về Tân Trào để
sớm nhận thức và kịp thời tổng kết để hình thành nên những chiến lược và sách
20


lược khởi nghĩa giành chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Mác-Lê nin.
Tân Trào – Thủ đô của cách mạng, không chỉ chứng kiến mà còn có
những đóng góp quan trọng vào bước chuyển mình vĩ đại của dân tộc, sẽ mãi đi
vào lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt, gắn liền với chặng đường
hoạt động của chủ tịch Hồ Chí Minh.
2.2.2. Giá trị giáo dục
Khu di tích Tân Trào là điểm tham quan của tất cả các du khách trong và
ngoài nước cũng như các em học sinh và sinh viên hiểu hơn về lịch sử dân tộc,
hành trình về với Khu di tích Tân Trào chính là về với cội nguồn, được sống lại
không khí hào hùng, sục sôi của cách mạng, được nghe những câu chuyện giản
dị về Bác và những năm tháng gian khổ không thể nào quên của lịch sử cách
mạng Việt Nam. Trải qua 70 năm, dấu vết thời gian đã hằn sâu lên những di tích
nơi đây, nhưng bóng dáng của một thời hào hùng thì vẫn luôn hiện hữu trong
từng nếp nhà, từng tán cây, ngọn cỏ. Về Tân Trào là về với cái nôi của cách
mạng Việt Nam. Tân Trào không chỉ có Cây đa lịch sử, mái đình Hồng Thái, lán

Nà Nưa... mà còn chứa đầy những dấu tích cách mạng về “cuộc đổi đời kỳ vĩ”
trong tiến trình lịch sử đất nước, mở đường đưa dân tộc Việt Nam vào kỷ
nguyên mới mang tên độc lập-tự do.
Khu di tích Tân Trào còn là khu di tích tiêu biểu để chúng tôi cũng như
các sinh viên khác lấy làm đề tài nghiên cứu để phục vụ cho công việc học tập.
Đây là một di tích lịch sử tiêu biểu đóng góp vào môn Di sản văn hóa, nó là đối
tượng phong phú để tìm hiểu và khai thác.
Mỗi địa danh, mỗi di tích ở đây đều có ý nghĩa lịch sử quan trọng nơi
khởi nguồn của cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt
Nam khi xưa và hiện nay đã trở thành địa chỉ đỏ để nuôi dưỡng tinh thần cách
mạng cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau.
2.2.3. Giá trị kinh tế
Du lịch là ngành công nghiệp không khói, mang lại được giá trị cao trong
kinh tế. Du lịch có thể phát triển dựa trên cở sở khai thác các địa danh lịch sử
cách mạng, đây được coi là một dạng tài nguyên hấp dẫn, đặc biệt có khả năng
21


cạnh tranh không chỉ giữ các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn
giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế. Du lịch đáp ứng nhu cầu
tinh thần tham quan, nghỉ dưỡng của người dân. Du lịch còn là cầu nối giữa các
nước, quảng bá vẻ vốn có lâu đời. Đến với du lịch, hành khách có thể trải
nghiệm thực tế hoặc những nơi chưa từng đến hoặc chỉ được nghe qua các
phương tiện báo chí truyền thông. Họ được hiểu và được cảm nhận nhiều hơn
những gì họ thấy.
Ngày mùng 10 tháng 5 năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp
hạng Khu di tích lịch sử Tân Trào (huyện Sơn Dương, huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang) là di tích Quốc gia đặc biệt. Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt
Tân Trào có tổng diện tích 2.500 ha, trên diện tích 10 xã của 2 huyện Sơn
Dương và Yên Sơn, với tổng số 183 di tích. Trong đó, 41 di tích được Bộ Văn

hóa - Thể thao và Du lịch cấp bằng công nhận di tích lịch sử quốc gia, 51 di tích
được cấp bằng công nhận di tích lịch sử cấp tỉnh.
Kỷ niệm 71 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945-19/8/2016) và Quốc
khánh 2/9 (2/9/1945-2/9/2016), trong tháng 8/2016, Khu di tích lịch sử quốc gia
đặc biệt Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang) đã đón 51 nghìn lượt khách trong và
ngoài nước đến tham quan, tăng 11 nghìn lượt người so với tháng 7/2016. Trong
đó, những ngày cao điểm có 4.000 - 5.000 lượt khách tham quan.
Để phát huy giá trị và đưa Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào trở
thành “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng, tỉnh Tuyên Quang đang
thực hiện quy hoạch tổng thể bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích
lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào gắn với phát triển du lịch đến năm 2025. Ban
quản lý Khu du lịch, lịch sử, văn hóa và sinh thái quốc gia Tân Trào thường
xuyên chỉnh trang, tu sửa, chống xuống cấp các di tích; chăm sóc, bảo tồn cây đa
Tân Trào; sưu tầm tài liệu, ảnh tư liệu về khu di tích; đồng thời ký kết quy chế
phối hợp bảo vệ, chăm sóc di tích với các xã ATK và các trường học trên địa bàn
có nhiều di tích.

22


23


Tiểu kết
Ở chương 2, tôi đã trình bày khái quát về Khu di tích Tân Trào, các giá
trị của Khu di tích Tân Trào để chỉ ra Khu di tích Tân Trào có giá trị không hề
nhỏ đối với người dân cũng như đối với địa phương tỉnh Tuyên Quang nói riêng
và đất nước Việt Nam nói chung. Đây là cơ sở để tôi nghiên cứu giải pháp bảo
tồn và duy trì phát triển Khu di tích ở chương 3.


24


Chương 3
GIẢI PHÁP BẢO TỒN, DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN KHU DI
TÍCH TÂN TRÀO
3.1. Đánh giá vai trò.
Di tích lịch sử cách mạng là tài sản vô giá trong kho tàng di sản của Việt
Nam, đây là những chứng tích phản ánh sâu sắc về cội nguồn, văn hóa, truyền
thống đấu tranh dựng nước và giữ nước hào hùng của cộng đồng dân tộc Việt
Nam, khẳng định lòng trung thành, kiên cường bảo vệ đất nước đến cùng của
toàn thể người dân Việt, đây cũng là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn
hóa nhân loại. Đặc biệt các di tích cách mạng còn nằm trong cơ cấu “tài nguyên
du lịch”, các di tích đó về cả nội dung và hình thức đều tạo nên một sức hút
mạnh mẽ.
Luật du lịch đã khẳng định: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên,
di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con
người nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch: Là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm
du lịch, các khu du lịch nhằm tạo sức hấp dẫn cho khách tham quan.
Tuyên Quang hiện có 519 di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng, trong đó
có 1 khu di tích quốc gia đặc biệt, 117 điểm di tích xếp hạng cấp quốc gia, 181
di tích xếp hạng cấp tỉnh, còn 220 di tích đang lập hồ sơ và chờ xếp hạng.
Hát Soọng cô là một trong hai di sản đã được ngành Văn hóa của tỉnh hoàn
thiện hồ sơ khoa học đề nghị Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xếp hạng là Di
sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia vào đầu năm 2015 này. Hát Sọong cô là lối
hát dân gian của người Sán Dìu. Qua làn điệu Soọng cô cho thấy sự phong phú
trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Sán Dìu, không chỉ đáp ứng nhu
cầu giải trí mà còn có giá trị trong việc cố kết cộng đồng, gắn kết tình làng nghĩa
xóm.
Trong quá trình tồn tại và phát triển, mỗi công đồng dân tộc thiểu số sinh

sống trên mảnh đất Tuyên Quang đều đóng góp những di sản văn hóa vật thể,
phi vật thể thực sự tiêu biểu. Trên cơ sở những di sản này, trong những năm qua
ngành Văn hóa của tỉnh đã có nhiều nỗ lực cố gắng để vừa khơi dậy việc bảo tồn
25


×