Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tìm hiểu giá trị khu di tích thành cổ loa, huyện đông anh, TP hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.56 KB, 32 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi trong th ời gian qua. Các t ư
liệu, nghiên cứu trong đề tài đều trung thực, mọi s ự tham kh ảo trong đ ề
tài nghiên cứu đều được trích dẫn nguồn vào danh mục tài liệu tham kh ảo.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 05 năm 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Tiến sĩ LÊ THỊ HIỀN giảng viên bộ môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học” của khoa Văn hóa Thông tin và xã hội đã trang bị cho tôi những kiến th ức, kĩ năng c ơ b ản đ ể
tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Quản lý di tích thành Cổ Loa – Đông Anh –
Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi có thêm hiểu biết về lịch s ử, kiến trúc cũng
như các giá trị tâm linh của di tích lịch sử này.
Tôi hi vọng tài liệu này sẽ là cẩm nang hữu ích cung cấp cho bạn đọc
những kiến thức lịch sử - văn hoá cơ bản và cụ thể về di tích.
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi đã cố gắng tổng h ợp
đầy đủ bề dầy và bề sâu lịch sử - văn hoá và các giá tr ị c ủa di tích l ịch s ử
thành Cổ Loa nhưng tôi khó tránh khỏi những sai sót khi tìm hiểu, đánh giá
cũng như trình bày về đề tài nghiên cứu này. Tôi rất mong bạn đ ọc thông
cảm và mong giành được sự quan tâm đóng góp ý kiến của cô giáo và các
bạn cho bài nghiên cứu để tôi tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đ ề tài h ơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1.


Lí do chọn đề tài

“Ai về đến huyện Đông Anh.

Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
Cổ Loa hình ốc khác thường.
Trải qua năm tháng , nẻo đường còn đây.”
Vâng! Nhắc đến huyện Đông Anh là người ta sẽ nghĩ ngay đến thành
Cổ Loa. Khu di tích thành Cổ Loa là một trong những minh ch ứng s ống cho
lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông trên mảnh đất lâu đ ời này. Ngôi
làng này từ khi ra đời đến nay đã chứng kiến nhiều biến c ố thăng tr ầm c ủa
lịch sử, đồng thời có nhiều giá trị nhân văn sâu sắc cho đất n ước Việt Nam.
Là một con người của thế hệ trẻ. Được tiếp xúc với nhiều cái mới ,
lối sống mới, suy nghĩ mới …Tuy nhiên không vì thế mà tôi quên đi c ội
nguồn cũng như những gì quý báu mà cha ông ta để lại. Con người Vi ệt
nam được biết đến là dòng dõi của con rồng cháu tiên và điều này luôn
làm

tôi

cũng

như bao người dân đất Việt khác tự hào.
Dân tộc Việt Nam trải qua hơn 4000 dựng nước và giữ nước, biết
bao mồ hôi xương máu của cha ông ta để lại, những thành trì, di tích l ịch s ử
cùng những giá trị tốt đẹp nhất vẫn được lưu giữ trường tồn mãi mãi v ới
thời gian, di tích thành Cổ Loa cũng vậy. Nhắc đến Cổ Loa, người ta nghĩ
ngay đến truyền thuyết về An Dương Vương được thần Kim Quy bày cho
cách xây thành, về chiếc lẫy nỏ thần làm từ móng chân rùa thần và mối
tình bi thương Mỵ Châu - Trọng Thủy. Đằng sau những câu chuy ện thiên v ề

tâm linh ấy, thế hệ con cháu còn khám phá được nh ững giá tr ị kh ảo c ổ to
lớn của Cổ Loa. Chính vì vậy, em chọn đề tài: “Tìm hiểu giá trị khu di tích
thành Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội” để làm đề tài nghiên cứu của
mình, cũng như tìm hiểu về những giá trị lịch sử tốt đẹp của dân t ộc Vi ệt
Nam.

4


2.

Lịch sử nghiên cứu
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về giá trị di tích thành Cổ Loa nh ư đề

tài “Khai thác các giá trị lịch sử - văn hóa làng Cổ Loa, huy ện Đông Anh, TP.
Hà Nội” của nhóm sinh viên trường Đại học Dân lập H ải Phòng nh ưng v ẫn
còn nhiều mặt hạn chế, vì đề tài này tìm hiểu khái quát về các di tích trong
làng Cổ Loa, chưa đi sâu vào tìm hiểu cụ thể thành Cổ Loa.
Vì vậy trong bài tiểu luận này em sẽ tìm hiểu sâu về giá trị di tích
thành Cổ Loa và đề xuất các giải pháp để bảo tồn và phát huy khu di tích
này.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm làm rõ giá trị và đưa ra các giải pháp bảo tồn và phát huy giá
trị di tích lịch sử thành Cổ Loa.
4.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về giá trị di tích lịch sử và giới thiệu về khu

di tích thành Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Các giá trị của di tích thành Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích thành Cổ
Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về đặc điểm và giá trị di tích lịch s ử thành C ổ Loa
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu phạm vi thành Cổ Loa, huyện Đông Anh,
tp Hà Nội.
6. Giả thuyết nghiên cứu

5


Bài nghiên cứu khoa học được hoàn thành sẽ giúp bảo tồn và phát
huy khu di tích thành Cổ Loa, từ đó giúp cho khu di tích thành Cổ Loa phát
triển và được bảo tồn tốt hơn.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, cần sử dụng các nhóm phương pháp nghiên
cứu sau:
Sử dụng các tài liệu nội ngành, ngoại ngành, sưu tầm các sách báo,
tạp chí trên thư viện, internet,... có liên quan đến vấn đề nghiên c ứu, phân
tích tổng hợp hệ thống hóa theo mục đích nghiên c ứu c ủa đề tài.
8. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luật, danh mục tài liệu tham kh ảo và ph ụ
lục, đề được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giá trị di tích lịch sử và giới thiệu về khu di
tích thành Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
Chương 2: Các giá trị của di tích lịch sử thành Cổ Loa, huyện Đông
Anh, TP Hà Nội.

Chương 3: Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích
lịch sử thành Cổ Loa, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ KHÁI QUÁT V Ề ĐÔNG
ANH – HÀ NỘI
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Di tích
Di tích là dấu vết của quá khứ còn lưu lại trong lòng đất hoặc trên
mặt đất có ý nghĩa về mặt văn hóa và lịch sử. Ở Việt Nam, 1 di tích khi đủ
các điều kiện sẽ được công nhận theo th ứ tự: di tích c ấp tỉnh, di tích c ấp
quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt. Tính đến năm 2014, Việt Nam có hơn
40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích đ ược x ếp h ạng di
tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số
lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ
chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam. Trong số di tích qu ốc gia có 62 di
tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới.
1.1.2. Giá trị
Giá trị (values) là những đối tượng được xem là đúng, là đẹp là s ự ao
ước mong đợi... được sự đồng thuận chia sẻ của cả cộng đồng người, được
xem là tương đối: có thể đúng, có thể đẹp trong th ời gian hoặc không gian
này nhưng không dùng trong thời gian hoặc không gian khác.
Giá trị được chia sẻ (shared values) là toàn thể các thành viên của
một cộng đồng đều có chung lí tưởng, tầm nhìn, sứ mạng, giá tr ị c ốt
lõi...giống nhau và được chia sẻ rộng rãi...
1.1.3. Di tích lịch sử - văn hóa
Di tích lịch sử - văn hoá là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật,

cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn
hoá, khoa học. Di tích lịch sử - văn hóa phải có một trong các tiêu chí sau
đây:

7


Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong
quá trình dựng nước và giữ nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này
như đền Hùng, Cổ Loa, Cố đô Hoa Lư, Bãi cọc Bạch Đằng, Cột cờ...
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh
hùng dân tộc, danh nhân của đất nước. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này
như Khu di tích lịch sử Kim Liên , Đền Kiếp Bạc, Quần thể di tích danh
thắng Yên Tử, Lam Kinh, đền Đồng Nhân...
Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của
các thời kỳ cách mạng, kháng chiến. Các di tích tiêu biểu thuộc loại này
như Khu di tích chiến thắng Điện Biên Phủ, Địa đạo Củ Chi, Khu di tích lịch
sử cách mạng Pắc Bó, Phòng tuyến Tam Điệp, Hành cung Vũ Lâm, Khu rừng
Trần Hưng Đạo...
Năm 2010, di tích lịch sử chiếm 51.2% số di tích được xếp hạng.
Các di tích này không những có giá trị lịch sử và văn hóa mà còn mang lại
những giá trị lớn trên phương diện kinh tế, nhất là kinh tế du lịch.
1.1.4. Đường lối, chính sách của nhà nước về di sản văn hóa
Theo Luật Di sản quy định:
- Luật Di sản quy định về các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di
sản văn hoá; xác định quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đ ối v ới di
sản văn hoá ở nước CHXHCN Việt Nam.
- Nhà nước thống nhất quản lý di sản văn hoá thuộc sở h ữu toàn
dân; công nhân và bảo vệ các hình thức sở hữu tập th ể, sở h ữu chung của
cộng đồng, sở hữu tư nhân và các hình thức sở hữu khác về di sản văn hoá

theo quy định của pháp luật.
- Nhà nước có chính sách bảo vệ và phát huy giá tr ị di s ản văn hóa
nhằm nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, góp ph ần phát tri ển kinh
tế - xã hội của đất nước; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong n ước và
nước ngoài đóng góp, tài trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá tr ị di s ản văn
hóa.
8


- Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của ch ủ sở h ữu di s ản
văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá
trị di sản văn hóa.
- Nhà nước đầu tư cho công tác đào tạo, bồi d ưỡng đ ội ngũ cán b ộ,
nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong việc bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ ch ức chính tr ị - xã h ội, t ổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn v ị vũ trang
nhân dân (sau đây gọi là tổ chức) và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát
huy giá trị di sản văn hóa.
- Các cơ quan văn hóa, thông tin đại chúng có trách nhi ệm tuyên
truyền, phổ biến rộng rãi ở trong nước và nước ngoài các giá trị di sản văn
hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, góp phần nâng cao ý th ức bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa trong nhân dân.
Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:
- Phát huy giá trị di sản văn hóa vì lợi ích của toàn xã h ội;
- Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
- Góp phần sáng tạo những giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di
sản văn hóa Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hóa quốc tế.
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Chiếm đoạt, làm sai lệch di sản văn hóa;

- Hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa;
- Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chi ếm
đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam th ắng cảnh;
- Mua bán, trao đổi và vận chuyển trái phép di v ật, c ổ v ật, b ảo v ật
quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đ ưa trái phép
di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
- Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để th ực
hiện những hành vi trái pháp luật.
9


1.2. Tổng quan về Đông Anh – Hà Nội
1.2.1. Đặc điểm địa lý – kinh tế
Huyện Đông Anh là huyện đồng bằng ở phía Bắc thành phố Hà Nội. Phía
Bắc giáp huyện Sóc Sơn, phía Đông giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp tỉnh
Vĩnh Phúc, phía Nam giáp huyện Gia Lâm, quận Long Biên, quận Tây
Hồ và huyện Từ Liêm.
Địa hình đồng bằng châu thổ sông Hồng, cao trung bình 5 - 8m. Phía Đông
có nhiều doi đất cao. Núi Sái là một trong bảy ngọn núi thấp, phía Tây có
nhiều đồng lầy như Hải Bối (chưa được bồi hết). Huyện cũng là địa bàn có
nhiều sông hồ như sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ, Ngũ Huyện Khê,
đầm Vân Trì.
Các đơn vị hành chính của huyện gồm thị trấn Đông Anh và 23 xã là B ắc
Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Đại Mạch, Đông Hội, Hải Bối, Kim Chung, Kim N ỗ,
Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tầm Xá, Tiên Dương, Thụy Lâm,
Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nội, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Canh, Xuân
Nộn.
Hiện nay, Đông Anh là một trong những huy ện của Hà Nội có nhiều b ước
phát triển vượt bậc. Kinh tế của huyện nhiều năm liền đạt m ức đ ộ tăng
trưởng đạt 17,4% hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng m ở r ộng phát

triển theo hướng văn minh hiện đại; nhiều khu công nghiệp m ới đ ược
hình thành như khu công nghiệp Thăng Long, Nguyên Khê đã góp ph ần gi ải
quyết việc làm cho gần 50.000 lao động địa ph ương. Công tác thu thu ế và
thu ngân sách trên địa bàn luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch. Lĩnh v ực
nông nghiệp tiếp tục được huyện quan tâm đầu tư mạnh, có trọng tâm,
trọng điểm với tổng đầu tư cao; tập trung chuyển đổi cơ cấu cây tr ồng v ật
nuôi có giá trị kinh tế cao với mũi nhọn là: phát triển các mô hình trang tr ại
tập trung, đưa chăn nuôi tách khỏi khu dân cư, phù h ợp v ới quy ho ạch,
10


hình thành các vùng rau an toàn tại Vân Nội, Tiên Dương, Nam H ồng… Nh ờ
có những định hướng phát triển kinh tế đúng đắn, tính đến nay, tỉ l ệ h ộ
nghèo trên địa bàn huyện giảm còn dưới 2% và đến năm 2010, huy ện
phấn đấu giảm xuống còn 0,5%.
1.2.2. Đặc điểm văn hóa – xã hội
Huyện Đông Anh rất chú trọng vào việc phát triển văn hoá, xã h ội, đ ặc
biệt là các mục tiêu về giáo dục. Trong thời gian qua, quy mô giáo dục, ch ất
lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện được gi ữ vững. Huy ện đã
phấn đấu duy trì phổ cập tiểu học, THCS, THPT đạt 45% (ph ấn đ ấu đến
năm 2010 đạt 100%), 100% giáo viên các cấp h ọc đạt chuẩn…
Công tác y tế, dân số gia đình và trẻ em thường xuyên đ ược quan tâm ch ỉ
đạo nhất là việc xây dựng chuẩn quốc gia về y tế xã. Lĩnh v ực văn hóa cũng
có nhiều chuyển biến. Đến nay toàn huyện có 85 thôn, làng đ ạt danh hi ệu
Làng văn hóa, trong đó 40 thôn đạt Làng văn hóa cấp thành ph ố; các lo ại
hình văn hóa, thể thao thành tích cao tiếp tục được duy trì và phát tri ển đã
góp phần nâng cao đời sống tinh thần và chất lượng cuộc sống cho người
dân trên địa bàn.
Đông Anh còn là vùng đất lưu giữ nhiều những di tích l ịch s ử, nh ững lễ
hội truyền thống của dân tộc, đặc biệt là những di tích, lễ hội liên quan

đến Cổ Loa thành. Huyện cũng còn lưu giữ được nhiều những bộ môn
nghệ thuật truyền thống có giá trị như ca trù Lỗ Khê, rối nước Đào Th ục,
tuồng cổ Cổ Loa…
Hiện nay, huyện Đông Anh còn lại một số lễ hội lớn, tiêu biểu cho vùng đất
này nói riêng và thủ đô Hà Nội cũng như cả nước nói chung. Đó là H ội
đền An Dương Vương (còn gọi là hội Cổ Loa) được tổ chức từ mùng 4 - 15
tháng Giêng hàng năm (chính hội là mùng 6 tháng Giêng); hội làng Đ ường
Yên được tổ chức vào mùng 2 tháng 2; hội đền Sái; hội làng Th ượng Phúc;
11


hội làng Xuân Nộn được tổ chức từ mùng 10 - 15 tháng 10 (chính h ội là
mùng 11 tháng 10); hội làng Xuân Trạch được tổ ch ức t ừ mùng 8 - 13 tháng
3; hội làng Quậy được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng.

Tiểu kết
Ở chương 1, tôi đã trình bày khái quát về cơ sở lý lu ận v ề giá tr ị di
tích lịch sử và khái quát về vùng Đông Anh – Hà Nội, nh ững đ ặc đi ểm v ề
kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng Đông Anh – Hà Nội, các khái ni ệm v ề di
tích lịch sử, văn hóa và những đường lối, chính sách của nhà n ước v ề di
tích. Đây chính là cơ sở để tôi nghiên cứu các giá trị c ủa di tích ở ch ương 2

Chương 2
CÁC GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH THÀNH CỔ LOA – ĐÔNG ANH – HÀ NỘI
2.1. Tổng quan về thành Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội
Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô
của nhà nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam th ời đó), dưới thời An D ương
Vương vào khoảng thế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà n ước V ạn
Xuân (tên nước Việt Nam thời đó) dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công
nguyên.

Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn
hóa cấp quốc gia.
2.1.1. Vị trí địa lý
Cổ Loa nằm ở vị trí khá đặc biệt, nó thuộc về phần “thượng
đỉnh” của tam giác châu và gần như trên trục chính của tam giác châu sông
Hồng, Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở tả ngạn sông Thi ếp. Sông
12


Thiếp là một nhánh sông quan trọng của sông Hồng, nối liền sông Hồng
với sông Cầu trong hệ thống sông Thái Bình. Là nơi giao lưu quan trọng
của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đ ồng
bằng lẫn vùng núi. Khu vực Cổ loa có nh ững gờ, mộc hay con tr ạch, s ống
đất cao 11-13m, nằm cạnh những dãy đất thấp từ 5-6m, th ường tạo n ước,
tạo thành những đầm hồ. Có khi là những khúc sông cũ hình móng ng ựa
của “tứ giác nước”: sông Cà Lồ (phía Bắc), sông Thiên Đức (phía Nam), sông
Hồng (phía Tây), sông Cầu (phía Đông) và sông Thiếp chảy qua lũy thành
Cổ Loa. Địa hình về phía tây bắc Cổ loa là đồi núi với Núi Sái, ở phía Nam là
núi Tiêu Sơn – Phật Tích, Núi Chè, Long Khánh, Hồng Vân.
Về phương diện giao thông đường thủy, Cổ Loa có một vị trí vô cùng
thuận lợi. Nó chi phối toàn bộ hệ thống đường thủy tại Bắc bộ Việt Nam.
Đó là vị trí nối liền mạng lưới đường thủy của sông H ồng cùng v ới m ạng
lưới đường thủy của sông Thái Bình. Qua sông Thiếp, thuy ền bè ng ược lên
sông Hồng là đến vùng Bắc hay Tây Bắc của Bắc Bộ, nếu xuôi sông H ồng,
sẽ ra đến biển, nếu đến vùng phía Đông Bắc bộ thì qua sông C ầu vào h ệ
thống sông Thái Bình đến sông Thương và sông Lục Nam.
Địa điểm Cổ Loa chính là đất Phong Khê, lúc đó là một vùng đ ồng
bằng trù phú có xóm làng, dân cư đông đúc, sống bằng nghề làm ruộng,
đánh cá và thủ công nghiệp. Việc dời đô từ Phong Châu về đây, đánh d ấu
một giai đoạn phát triển của dân cư người Việt cổ, giai đoạn người Việt

chuyển trung tâm quyền lực từ vùng Trung du bán s ơn địa về đ ịnh c ư t ại
vùng đồng bằng, chứng tỏ một bước tiến lớn trong các lĩnh v ực xã h ội, kinh
tế, dễ dàng đi lại bằng đường bộ hay bằng đường thủy. Trong nông nghi ệp
có bước tiến đáng kể về kỹ thuật trồng lúa nước, mức đ ộ dân c ư cũng
đông đúc hơn.
Hiện tại, trên bản đồ hành chính, khu thành cũ của An Dương V ương
nay thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành phía Bắc Hà Nội. C ổ Loa
nằm giữa một vùng sông ngòi chằng chịt, phía Bắc có sông Cà L ồ, phía Nam
13


có sông Đuống, còn sông Hoàng Giang (xưa là một chi l ưu c ủa sông H ồng)
len lỏi quanh chân thành.
2.1.2. Cấu trúc thành
Thành Cổ Loa theo tương truyền gồm 9 vòng xoáy trôn ốc, nh ưng
hiện chỉ còn tồn tại 3 vòng thành. Sở dĩ tường thành cổ quái nh ư vậy là vì
người xưa đã biết tận dụng triệt để những gò đất tự nhiên, đắp nối chúng
lại để làm tường thành. Vì vậy, nếu không am t ường, nh ững kẻ lạ khi đột
nhập vào thành sẽ như đi lạc vào một hệ thống mê cung. Vì lẽ đó, thành C ổ
Loa được đánh giá là một khu quân sự hoàn h ảo, v ừa thuận l ợi khi t ấn
công, vừa vững chắc khi phòng thủ.
Nhìn vào di tích thành Cổ Loa, ta thấy có ba vòng thành khép kín, đó
là thành nội (Kiển thành), thành trung và thành ngoài.
+ Thành Nội hình chữ nhật, cao trung bình 5m so v ới m ặt đ ất, m ặt
thành rộng từ 6m-12m, chân rộng từ 20m-30m, chu vi 1.650m
+ Thành Trung là một vòng thành không có khuôn hình cân x ứng, chu
vi 6.500m, nơi cao nhất là 10m, mặt thành rộng trung bình 10m, có năm
cửa ở các hướng đông, nam, bắc, tây bắc và tây nam, trong đó c ửa đông ăn
thông với sông Hoàng.
+ Thành Ngoại không còn hình dáng rõ ràng, chu vi h ơn 8.000m, cao

trung bình 3m-4m (có chỗ tới hơn 8m).
Mỗi vòng thành đều có hào nước bao quanh bên ngoài, hào r ộng
trung bình từ 10m đến 30m. Các vòng hào đều thông v ới nhau và thông v ới
sông Hoàng. Sự kết hợp của sông, hào và tường thành không có hình d ạng
nhất định, khiến thành như một mê cung. Sông Hoàng đ ược dùng làm hào
thiên nhiên cho thành Ngoại ở về phía Tây Nam và Nam. Ph ần hào còn l ại
được đào sát chân tường thành từ gò Cột Cờ đến Đầm Cả. Con hào này n ối
với hào của thành Trung ở Đầm Cả và Xóm Mít, chảy qua c ửa C ống Song
nối với năm con lạch, vào vòng hào của thành Nội. Thuyền bè đi l ại dễ
dàng trên ba vòng hào để đến trú đậu ở Đầm Cả hoặc ra sông Hoàng và t ừ
14


đó có thể tỏa đi khắp nơi. Dưới chân các lũy thành đều có hào n ước đ ể
ngăn cản quân địch, đồng thời là đường giao thông thủy quan trọng n ối
liền các khu vực trong thành và cũng là con đường thoát ra kh ỏi thành khi
có nguy hiểm. Có thể coi hệ thống thành hào của thành C ổ Loa nh ư nh ững
chi lưu của sông Hoàng. Vào mùa nước, khi m ực n ước sông Hoàng dâng cao,
các lòng hào đều đầy ắp nước. Với chiều rộng từ 20-30m, thuy ền bè t ừ
sông Hoàng có thể vào, ra thành một cách dễ dàng.
Trong cấu trúc chung của thành Cổ Loa còn có m ột y ếu tố khác làm
phong phú thêm tổng thể kiến trúc này. Đó là những gò đất dài ho ặc tròn
được đắp rải rác giữa các vòng thành hoặc nằm ngoài thành Ngoại, đ ược
dân chúng gọi là Đống Dân, Đống Chuông, Đống Bắn. Các ụ, lũy này đ ược
dùng làm công sự, có nhiệm vụ của những pháo đài tiền vệ, ph ối h ợp v ới
thành, hào trong việc bảo vệ và chiến đấu.
Các vòng tường thành Cổ Loa có các cửa khác nhau. Thành Nội ch ỉ m ở
một cửa quay về hướng nam, trông ra đình Cổ Loa. Thành Trung m ở bốn
cửa: cửa Nam, cửa Bắc, cửa Tây Bắc và cửa Tây Nam. Mỗi c ửa có m ột mi ếu
xây trên mặt tường thành - thờ quan coi cổng thành. Riêng c ửa Nam, n ơi

hai vòng thành gặp nhau và có lẽ cũng là cửa chính đ ược xây hai miếu ở hai
bên. Thành Ngoại tuy dài và rộng nhưng cũng chỉ mở ba cửa: cửa Nam, c ửa
Bắc và cửa Tây Nam. Cả ba lớp thành được nối liền bằng m ột c ửa l ớn g ọi là
Loa Khẩu ở phía Đông Nam. Các cửa còn lại của 3 vòng thành cũng đ ược b ố
trí rất khéo; không hề nằm cùng trên một trục thẳng mà l ệch chéo đi r ất
nhiều. Do đó đường nối hai cửa thành ở cùng một hướng đều là một
đường quanh co, lại có ụ phòng ngự ở hai bên nên gây rất nhiều tr ở ngại
cho quân địch khi tiến đánh thành. Ngoài tám cửa thành trên, còn có hai c ửa
ra bằng đường thủy gọi là “cửa nước”. Cửa thứ nhất mở ra h ướng đông, n ơi
nối các dòng chảy trong thành qua cống Cửa Song ra sông Hoàng. C ửa th ứ
hai dưới chân gò Cột Cờ.

15


Rải rác trong thành còn có một số địa danh khác có liên quan tới ch ức
năng quân sự của thành như: dọc Đống Bắn-tương truyền là nơi luy ện
cung nỏ của quân đội, Ngự Xạ Đài-nơi An Dương Vương ngồi xem quân
lính tập bắn cung nỏ, Vườn Thuyền-là nơi thuyền bè neo đậu chu ẩn b ị t ập
luyện thủy chiến, gò Cột Cờ là nơi treo lá cờ đại của Nhà n ước Âu L ạc…
2.1.3. Xây thành
Thành Cổ Loa là một công trình quân sự vĩ đại và độc đáo nh ất c ủa
cha ông ta buổi đầu thời kì dựng nước và giữ nước. Kết quả khai quật m ột
phần tường thành ngoại cho thấy, để xây dựng được một thành lớn nh ư Cổ
Loa chắc chắn cần phải có một lực lượng quân sự hùng mạnh và sự quản
lý kiểu nhà nước chặc chẽ.
Khi xây thành, người Việt cổ đã biết lợi dụng địa hình t ự nhiên, t ận
dụng chiều cao của các đồi, gò, đắp thêm đất cho cao h ơn đ ể xây nên hai
bức tường thành phía ngoài và thành giữa, vì thế hai bức t ường thành này
có đường nét uốn lượn theo địa hình tự nhiên tạo thành một vòng t ường

không có hình dạng cụ thể, do vậy khoảng cách giữa hai vòng thành không
đều nhau. Càng về phía nam hai vòng càng gần nhau, cu ối cùng đ ược n ối
liền, chừa một khoảng trống làm cửa thành (cửa Trấn Nam) - lối vào chính.
[Phụ lục ảnh 1; Tr. 29]
Chất liệu chủ yếu dùng để xây thành là đất, sau đó là đá và g ốm v ỡ.
Đá được dùng để kè cho chân thành được vững chắc [Phụ lục ảnh 2; Tr.
30]. Các đoạn thành ven sông, ven đầm được kè nhiều đá h ơn các đoạn
khác. Đá kè là loại đá tảng lớn và đá cuội đ ược ch ở tới từ các mi ền khác
đến. Xen giữa đám đất đá là những lớp gốm được rải dày m ỏng khác nhau,
nhiều nhất là ở chân thành và rìa thành để chống sụt lở.
Thành được xây theo phương pháp đào đất đến đâu, khoét hào đến
đó, thành đắp đến đâu, lũy xây đến đó. Mặt ngoài lũy, dốc th ẳng đ ứng, m ặt
trong thoãi để ngoài đánh vào thì khó, trong đánh ra thì dễ. Lũy cao trung
bình từ 4m-5m, có chỗ cao đến 8m-12m. Chân lũy rộng 20m-30m, mặt lũy
16


rộng 6m-12m. “Khai quật cho thấy các lớp đất riêng bi ệt, t ừ đó có th ể
bước đầu đưa ra các giai đoạn đắp thành kỹ và đắp thêm thành”, TS Tr ịnh
Hoàng Hiệp, Viện Khảo cổ cho biết. Có tới 4 giai đoạn đắp thành lũy. Giai
đoạn đầu đắp bằng lớp đất đỏ sẫm lẫn hạt sạn sỏi nhỏ, nền rất cứng. Giai
đoạn hai đắp thêm bằng đất xám đen lẫn đất sét màu xám trắng. Giai đo ạn
ba đắp đất có lẫn mảnh ngói và cuối cùng đắp đất màu vàng sáng l ẫn đ ất
sét xám trắng. Việc đắp thêm lũy cũng được thực hiện 2 lần, nh ằm gia c ố.
Như vậy, gần 15.000m tường thành Cổ Loa có cùng một đặc điểm
xây dựng là triệt để lợi dụng địa thế tự nhiên, đắp vòng n ối v ới nhau, t ạo
thành một hình xoáy trôn ốc nên được gọi là Loa thành. Cách đ ắp này t ừ
xưa đến nay chưa nơi nào có giống. Chính nhờ ph ương pháp đắp n ối nên
trong một thời gian rất ngắn, với nhân lực không đông, s ử d ụng công c ụ
bằng đồng, An Dương Vương Thục Phán đã xây dựng đ ược một công trình

đồ sộ hiếm thấy. Phương pháp đào hào của dân Âu Lạc cũng có tính sáng
tạo đáng kể. Đất hào đắp lên tường vừa giải quy ết v ấn đề v ật liệu, v ừa
tăng thêm một vòng chướng ngại. Người xưa đã đạt đ ược thành công kép,
giảm được phân nửa công sức và nhân đôi mức độ hiểm trở của tòa thành.
Riêng thành Nội, Theo giáo sư Đỗ Văn Ninh, vòng thành trong cùng
(Kiển thành-thành nội) vẫn còn tồn tại, Sự thực, Kiển thành là do t ướng
Mã Viện của nhà Hán xây sau khi đánh th ắng Hai bà Tr ưng. V ề m ặt ki ến
trúc, Kiển thành được đắp thành hình chữ nhật, chu vi 1.600m, mặt thành
cao 10m. Thành chỉ mở một cửa ở chính giữa mặt t ường phía nam và cũng
có hào bao quanh. Đáng chú ý là thành có đ ắp 12 h ồi ( ụ đ ất) nhô ra ngoài
rất cân xứng, mỗi mặt có bốn hồi.
Kiển thành (thanh nội) là thành hình con kén. Nhà sử học Đào Duy
Anh cho rằng Kiển thành là nhân địa điểm cũ mà xây lên. Nh ững phát hi ện
khảo cổ học cũng chứng minh điều đó. Vì địa thế vùng Phong Khê r ất
thuận lợi nên Mã Viện đã chọn Cổ Loa (nơi mà 300 năm tr ước đó, An
Dương Vương đã định đô để đắp Loa Thành) làm trị sở, s ửa sang hai bên
17


vòng thành cũ của An Dương Vương làm “vỏ kén”, đ ồng th ời đ ắp Ki ển
thành làm “con nhộng” của mình.
Như vậy, trên đất nước Âu Lạc, đã có một kinh thành C ổ Loa xây
dựng vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên và một Kiển thành, trị sở huy ện
Phong Khê, xây vào thế kỷ thứ nhất trước công nguyên.
2.2. Các giá trị di tích thành Cổ Loa – Đông Anh – Hà N ội
2.2.1. Giá trị về mặt kiến trúc
Thành Cổ Loa, trước hết là Kinh thành đồng thời là một quân thành,
một thị thành.
Kinh thành Cổ Loa thời An Dương Vương - Thủ đô của n ước Âu L ạc,
nơi đặt bộ máy triều chính của Nhà nước Âu Lạc, đó là một Kinh thành v ới

dáng vẻ của những Kinh đô “tam trùng thành quách” mà ở các th ời phong
kiến về sau, cũng đã được hình dung ra: Vua và Hoàng gia ở t ại thành N ội,
các quan văn võ và quân đội ở tại thành Trung, dân chúng ở t ại thành
Ngoại. Rồi thì kiến trúc Cung đình cũng phải mọc lên, không đ ến n ỗi l ộng
lẫy vàng son xa hoa như ở các Kinh thành thời sau nhưng cũng đã đủ các chi
tiết vật thể: “Nền nhà lát gạch kẻ hoa văn, mái lợp ngói ống và ngói b ản.
Ngói có đóng đinh và đinh ngói cũng nặn bằng đ ất sét nung, đ ầu đinh vẽ
hoa văn trang trí. Diềm mái chạy một hàng đầu ngói ống v ới các lo ại hoa
văn trang trí hình mây cuốn...”.
Những vòng thành Cổ Loa khoanh lại đã tạo nên một căn cứ quân sự,
một quân thành có địa vị Quốc đô, hay đúng h ơn: m ột Kinh thành kiêm c ả
chức năng quân thành - đó là một thực tế sáng giá ở Cổ Loa thời An Dương
Vương.
Thị thành Cổ Loa thời An Dương Vương cũng là một tính chất đặc
trưng của Cổ Loa ở thời đích thực này, nhưng mới được nhận diện cho phù
hợp với những dẫn liệu ngày càng thấy rõ hơn ở Cổ Loa. Đó là d ấu tích của
hai khu vực sản xuất thủ công: luyện kim - đúc đồng, không nh ững quy mô
18


lớn, mà còn chuyên hoá trong việc sản xuất các chế phẩm, đã đ ược phát
hiện và khẳng định ở Cổ Loa thời này. Từ Cổ Loa, con đường vận chuy ển,
buôn bán, trao đổi với đầu mối Cổ Loa cũng đã đ ược phát hiện, t ập trung
vào đường thuỷ, tập trung từ Đầm Cả - Vườn Thuy ền Ao Mắm... Và ch ợ Cổ
Loa thời An Dương Vương cũng đã được nhận diện, đó là ch ợ Sa, ngày nay
vẫn phồn thịnh...
2.2.2. Giá trị về mặt quân sự
Về mặt quân sự, thành Cổ Loa thể hiện sự sáng tạo độc đáo của
người Việt cổ trong công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. V ới các b ức
thành kiên cố, với hào sâu rộng cùng các ụ, lũy, C ổ Loa là một căn c ứ phòng

thủ vững chắc để bảo vệ Nhà Vua, Triều đình và Kinh đô. Đồng th ời, đây
cũng là một căn cứ kết hợp hài hòa thủy binh cùng bộ binh. Nh ờ ba vòng
hào thông nhau dễ dàng, thủy binh có thể phối h ợp cùng bộ binh đ ể v ận
động trên bộ cũng như trên nước khi tác chiến.
Thành Cổ Loa không chỉ vĩ đại về mặt quy mô, Loa Thành còn thể
hiện sự sáng tạo, tri thức quân sự hết sức độc đáo của người Việt c ổ trong
công cuộc giữ nước và chống ngoại xâm. Với các bức thành kiên c ố, v ới hào
sâu rộng cùng các ụ, lũy, Cổ Loa là một căn cứ phòng th ủ vững chắc đ ể bảo
vệ nhà vua, triều đình và kinh đô. Đồng thời là m ột căn c ứ k ết h ợp hài hòa
thủy binh cùng bộ binh, khi tác chiến.
Cuốn Lịch sử kỹ thuật quân sự Việt Nam có ghi lại, Cổ Loa là m ột
công trình phòng vệ kiên cố trong điều kiện ch ưa có hỏa khí b ắn xa. N ếu
như kẻ địch tấn công từ bên ngoài vào, chúng sẽ gặp phải đòn đánh ph ủ
đầu từ những lũy tiền vệ bên ngoài. Qua lũy tiền vệ này, đ ể ti ến vào t ới
đường thành còn phải vượt qua một khoảng trống lớn. V ới tầm bắn c ủa
cung nỏ cứng, quân đứng trên tường thành Ngoại có th ể ngăn ch ặn đ ược
bước tiến của kẻ thù. Một khi vượt qua được khoảng trống đó, tr ước m ặt
kẻ tấn công là hệ thống ngoại hào rộng từ 20-30m. Không th ể d ễ dàng
19


vượt qua được hào nước này, một khi quân trên mặt tường thành b ắn
xuống, thủy quân với những thuyền nhỏ phục sẵn sẽ lao ra sẵn sàng ph ối
hợp tác chiến. Nếu vượt qua được ngoại hào thì trước mặt chúng là t ường
thành Ngoại kiên cố, cao từ 8-10m. Vượt qua được thành Ngoại đ ể vào
được nơi vua và hoàng tộc ở, kẻ địch còn phải vượt qua hai l ớp hào và
thành nữa. Đó là chưa kể đến những trận địa được bố trí ở giữa hai lớp
thành.
Không chỉ là một căn cứ bộ binh hiểm yếu, Cổ Loa còn là một căn c ứ
thủy quân lợi hại. Sông Hoàng-ngoại hào thiên nhiên của Cổ Loa, đ ầu trên

nối với sông Hồng, đoạn dưới nối với sông Cầu, qua c ửa L ục Đ ầu ở Ph ả
Lại, có thể đi thẳng ra biển. Nước của hai con sông lớn nh ất trên châu th ổ
đã qua sông Hoàng, đổ vào hệ thống rồi chảy ra Đầm Cả mênh mông ở góc
đông bắc thành. Diện tích mặt đầm có thể chứa hàng trăm thuy ền bè. V ới
một hệ thống đường thủy được thiết kế tài tình như vậy, thuyền chiến có
thể đi lại khắp nơi trong thành và khi cần, những đạo quân trong thành có
thể dễ dàng ra khỏi thành bằng tiếp cứu cho thành nếu bị vây hãm.
2.2.3. Giá trị về mặt xã hội
Về mặt xã hội, với sự phân bố từng khu cư trú cho vua, quan, binh
lính, thành Cổ Loa là một chứng cứ về sự phân hóa của xã hội th ời ấy. Th ời
kỳ này, vua quan không những đã tách khỏi dân chúng mà còn ph ải đ ược
bảo vệ chặt chẽ, sống gần như cô lập hẳn với cuộc sống bình th ường. Xã
hội đã có giai cấp và có sự phân hóa giàu nghèo rõ ràng h ơn th ời Vua Hùng.
2.2.4. Giá trị về văn hóa
Về mặt văn hóa, là một tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích, Cổ Loa
trở thành một di sản văn hóa, một bằng chứng về sự sáng tạo, v ề trình đ ộ
kỹ thuật cũng như văn hóa của người Việt Cổ. Hàng năm, vào ngày 6 tháng
Giêng Âm lịch, cư dân Cổ Loa tổ chức một lễ trang trọng để tưởng nhớ đến
những người xưa đã có công xây thành, tạo dựng lên Khu Di tích Cổ Loa.

20


2.2.5. Giá trị về mặt tâm linh
Trong đời sống cộng đồng ở các vùng quê, yếu tố tâm linh luôn
chiếm giữ một vị trí quan trọng. Nét độc đáo trong đời sống tâm linh c ủa
người dân làng Cổ Loa thể hiện rõ nét ở tính phức tạp của tín ng ưỡng và
tục lệ, tập quán, thể hiện rõ nét ở hệ thống thờ cúng trong quần thể Di
tích , đền, am và chùa làng. Đền thờ An Dương Vương đ ược xây d ựng d ựa
trên những quan niệm về tín ngưỡng cổ truyền và theo phong tục “T ụ

phục, Tụ thủy, Tụ linh”. Người được tôn vinh ở ngôi đình này là An D ương
Vương cùng với các tướng lĩnh có công với đ ất n ước. Đặc bi ệt, trong đ ền
thờ chiếc nỏ thần – một vũ khí quan trọng, thần kỳ và hiệu nghiệm trong
chiến đấu. Cũng trên đền Thượng còn có nhà bia với nh ững tấm bia ghi l ại
được những diễn biến hay sự kiện xảy ra ở làng Cổ Loa. Tại ngôi đền này
cũng là nơi tổ chức Hội bát xã vào ngày mồng 6 tháng Giêng. Nh ững đi ều
trên cũng hiểu được sự quan tâm và lòng biết ơn của người dân đối v ới
những thế hệ cha ông đi trước.

Tiểu kết
Ở chương 2, tôi đã trình bày khái quát về khu di tích thành C ổ Loa,
các giá trị của khu di tích thành Cổ Loa để chỉ ra di tích có giá tr ị không h ề
nhỏ với người dân cũng như đối với địa phương nói riêng và đất n ước Vi ệt
Nam nói chung. Đây là cơ sở để tôi nghiên cứu giải pháp b ảo t ồn và phát
huy giá trị khu di tích ở chương 3.

21


22


Chương 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH THÀNH C Ổ
LOA – ĐÔNG ANH – HÀ NỘI
3.1. Đánh giá vai trò di tích thành Cổ Loa – Đông Anh – Hà N ội
Di tích lịch sử văn hoá là tài sản vô giá trong kho tàng di s ản văn hoá
lâu đời của dân tộc, là những chứng tích vật chất ph ản ánh sâu s ắc nh ất v ề
đặc trưng văn hoá, về cội nguồn và truy ền thống đấu tranh dựng n ước, gi ữ
nước hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đ ồng th ời là

một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá nhân loại.
Với những giá trị như trên, các di tích lịch sử văn hoá là bộ phận đặc
biệt trong cơ cấu "tài nguyên du lịch". Các di tích đó, cả v ề m ặt n ội dung
lẫn hình thức, đều có khả năng tạo nên sức hấp dẫn m ạnh mẽ.
Luật Du lịch đã khẳng định: Tài nguyên du lịch là c ảnh quan thiên
nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng t ạo
của con người được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch: là y ếu tố c ơ
bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nh ằm tạo ra s ự h ấp d ẫn du
lịch.
Đặc biệt, thành Cổ Loa mang giá trị rất phong phú, đó là giá tr ị l ịch s ử
hàng nghìn năm, trải qua bao đời lịch sử; giá trị kiến trúc độc đáo làm đ ắm
say long người; giá trị quân sự, giá trị giáo dục... Nh ờ t ất c ả nh ững giá tr ị
này mà thành Cổ Loa có vai trò rất lớn trong đời sống của người dân Thăng
Long nói riêng cũng như người dân cả nước nói chung, không nh ững th ế,
nó còn đóng góp vai trò rất lớn cho kinh tế, du lịch - d ịch vụ của thành ph ố
Hà Nội phát triển, đóng góp cho văn hoá, giáo dục nhiều giá trị.
Vì vậy, cần có giải pháp hợp lý để bảo vệ và duy trì khu di tích.
3.2. Một số giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích thành C ổ Loa
3.2.1. Giải pháp đối với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương huy ện Đông
Anh

23


Tăng cường và nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy
Đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống chính tr ị
trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích thành Cổ Loa.
Để công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích thành Cổ Loa có hiệu
quả cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Đông Anh cần:
- Thực hiện hiệu quả Luật Di sản văn hóa, vận dụng linh hoạt các Ngh ị

định của Chính phủ, Thành phố cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá tr ị di
sản văn hoá địa phương.
- Phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội trên đ ịa bàn huy ện nh ư:
Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... triển khai
nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích. Gắn công tác thi đua v ới vi ệc
bảo tồn, phát huy giá trị khu di tích thành C ổ Loa t ới t ừng các cán b ộ đ ảng
viên, thị trấn, xã.
- Mở các lớp tuyên truyền, tập huấn cho nhân dân để người dân thấy
được họ vừa là người bảo vệ vừa là người được hưởng lợi t ừ việc bảo vệ,
phát huy giá trị khu di tích thành Cổ Loa. Từ đó, người dân có ý th ức và
những hành động thiết thực nhất trong việc giữ gìn khu di tích thành C ổ
Loa.
- Trong công tác tuyên truyền cần chú trọng tới đối tượng thanh
thiếu niên. Trước tiên, cần triển khai hiệu quả hai khẩu hiệu: "Di s ản n ằm
trong tay thế hệ trẻ" của UNESCO và "Một chương trình thông tin đại
cương" cho mọi người, bắt đầu từ trẻ em đến trường của Hội đồng qu ốc
tế các di tích và di chỉ (ICOMOS). Thông qua những hoạt đ ộng ngo ại khóa,
những chương trình lồng ghép trong các môn học, dần dần đ ưa nh ững giá
trị cốt lõi, hồn dân tộc của khu di tích thành Cổ Loa đến từng học sinh.
- Chủ động phối hợp với ban ngành liên quan, cơ quan báo chí, phát
thanh truyền hình trong huyện, thành phố th ực hiện các ch ương trình v ề
bảo vệ, phát huy giá trị khu di tích thành Cổ Loa. Đồng th ời, nâng cao ý
thức trách nhiệm của nhân dân, khách du lịch vào việc bảo vệ, phát huy giá
trị khu di tích thành Cổ Loan.
24


3.2.2. Giải pháp về việc xây dựng quy hoạch tổng thể bảo vệ và phát huy giá
trị khu di tích thành Cổ Loa gắn với phát triển kinh tế xã hội huy ện Đông
Anh

Để bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa đúng đắn, tạo nên m ột định
hướng khoa học thì vấn đề quy hoạch luôn phải đi trước một b ước. Trong
công tác quy hoạch cần chú ý:
- Khảo sát, kiểm kê, nghiên cứu lại toàn bộ giá trị khu di tích thành
Cổ Loa nhằm nhận diện, xác định giá trị, sức sống của khu di tích thành C ổ
Loa để từ đó đề xuất hướng bảo tồn và phát huy.
- Chú ý quy hoạch khu di tích thành Cổ Loa gắn v ới du l ịch. Đ ối v ới
quy hoạch khu di tích thành Cổ Loa gắn với du lịch nên có sự tính toán, đ ề
ra kế hoạch theo mốc thời gian cụ thể, với tầm nhìn chiến lược. Tuy nhiên,
hoạt động du lịch nếu chỉ khai thác các giá trị của khu di tích thành C ổ Loa
một cách đơn lẻ thì hiệu quả mang lại không cao. Vì vậy, cần có s ự g ắn k ết
văn hóa - lịch sử - tâm linh, tài nguyên - nghỉ dưỡng. Đi kèm v ới nó c ần có
một hệ thống dịch vụ tài chính, thương mại, thông tin viễn thông...
- Tổ chức những cuộc hội thảo, trưng cầu ý kiến của các chuyên gia,
các cấp, các ngành liên quan đang hoạt động trong khu v ực huy ện Đông
Anh để góp ý cho bản quy hoạch. Ngoài ra, chú ý đến vai trò phản biện của
người dân địa phương.
3.2.3. Giải pháp cho công tác quản lí, giám sát và định hướng hoạt động bảo
tồn, khai thác giá trị khu di tích thành Cổ Loa
- Về hoạt động quản lí, giám sát, kiểm tra xử lý
+ Huyện Đông Anh cần triển khai có hiệu quả phân c ấp v ề qu ản lí
khu di tích thành Cổ Loa trên địa bàn huyện. Phòng Văn hoá Thông tin - Th ể
thao và Du lịch huyện Đông Anh trực tiếp quản lí hồ sơ c ủa khu di tích
thành Cổ Loa; phân công chuyên viên quản, giám sát hoạt động bảo tồn,
khai thác giá trị khu di tích thành Cổ Loa.

25



×