Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐƯỜNG LỐI VĂN HÓA – VĂN NGHỆ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.7 KB, 4 trang )

ĐƯỜNG LỐI VĂN HÓA – VĂN NGHỆ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
1. Nêu hiểu biết về văn hóa. Là sinh viên, bạn đã làm gì để góp phần gìn giữ và phát

huy nền văn hóa dân tộc?
• Văn hóa là lĩnh vực rộng lớn.
• Edward B. Tylor: “ Văn hóa hay văn minh được hiểu theo nghĩa rộng của dân
tộc học, là toàn bộ phức thể bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, phong tục và mọi khả năng, tập quán khác mà con người có được
với tư cách một thành viên xã hội.”
• Unesco (Nguyên tổng GĐ E.Mayor) : “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm
cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất
đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”
• Từ điển Oxford: “ Văn hóa là lối sống của một dân tộc, bao gồm những thái
độ, giá trị, tín ngưỡng, nghệ thuật, khoa học, phương thức nhận thức, cách
nghĩ và lao động.”
• Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người
mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học,
tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc,
ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là
văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu
hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời
sống và đòi hỏi sinh tồn.”
• Trần Ngọc Thêm: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trí vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tương tác giữa con người và môi trường tự nhiên và xã hội của mình.”
• Văn hóa hiểu theo 2 nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp:
o Nghĩa rộng: Văn hóa là toàn bộ phức hợp những mô thức ứng xử, hệ
giá trị và thành tựu của con người, xã hội trong các mối quan hệ với môi
trường thiên nhiên, quần thể cộng đồng và thế giới tâm linh.
o Nghĩa hẹp: Văn hóa là những nét đặc trưng đời sống mang tính phổ biến
cho một cộng đồng người, đồng thời là bản sắc khác biệt khi đối với


những cộng đồng người khác.
• Văn hóa: toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần.
• Văn minh: giá trị vật chất, kĩ thuật (trình độ phát triển, có tính quốc tế, phương
Tây
• Văn hiến: giá trị tinh thần. (có bề dày lịch sử, có tính dân tộc, DÀI, gắn bó vs
phương Đông)


Văn vật: giá trị vật chất.
Là sinh viên, em đã :
o Tự phấn đấu rèn luyện, trau dồi các kĩ năng cần thiết, không ngừng
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, xác định bản lĩnh văn hóa,
sẵn sàng đấu tranh bảo vệ khỏi các hoạt động văn hóa không lành mạnh.
o Đẩy mạnh giáo dục, tác phong lối sống sinh viên. Coi đây là việc quan
trọng cấp thiết, cần thực hiện tốt.
o Đẩy mạnh các cuộc thi tìm hiểu lịch sử, văn hóa dân tộc quê hương. Tổ
chức các hoạt động định hướng những mặt tích cực của văn hóa. Khơi
dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc dân tộc.
o Kiên quyết và đấu tranh với biểu hiện vô cảm. Khơi dậy tinh thần
tương thân tương ái trong tuổi trẻ.
o Tích cực tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học; trong đó
chủ yếu đề cập đến vấn đề gìn giữ văn hóa.
2. Đường lối VH-VN của ĐCSVN trong thời kì đổi mới được thể hiện chủ yếu trong
văn kiện Hội nghị TW 5 khóa 8 (1996).
• 10 nhiệm vụ:
o Nhiệm vụ 1: Xác định con người VN trong giai đoạn cách mạng mới,
với những đức tính yêu nước, có những ý thức tập thể, có lối sống lành
mạnh.
o Nhiệm vụ 2: Xác định môi trường văn hóa – văn nghệ:
o Nhiệm vụ 3: Phát triển sự nghiệp văn học nghệ thuật.

o Nhiệm vụ 4: Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa.
o Nhiệm vụ 5: Phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo và khoa học công
nghệ.
o Nhiệm vụ 6: Phát triển đi đối với quản lí tốt hệ thống thông tin đại
chúng.
o Nhiệm vụ 7: Bảo tồn phát huy và phát triển các dân tộc thiểu số.
o Nhiệm vụ 8: Có chính sách văn hóa với tôn giáo.
o Nhiệm vụ 9 : Mở rộng hợp tác quốc tế về văn hóa.
o Nhiệm vụ 10: Củng cố xây dựng và hòa thiện thể chế văn hóa.
• 5 quan điểm chỉ đạo để thực hiện phương hướng:
o Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
o Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
o Nền văn hóa nước ta là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng
đồng các dân tộc VN.
o Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh
đạo, trong đó đội ngũ trí thức đóng vai trò quan trọng.




Văn hóa là một mặt trận, xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp
cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí & kiên cường, thận trọng.
• 4 giải pháp:
o Mở cuộc vận động giáo dục chủ nghĩa yêu nước với thi đua yêu nước và
phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới.
o Tăng cường xây dựng, ban hành luật pháp, các chính sách về văn hóa.
o Tăng cường nguồn lực và phương tiện cho các hoạt động văn hóa.
o Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trên lĩnh vực văn hóa.
3. Đường lối VH- VN của ĐCSVN trước đổi mới được thể hiện tập trung trong Đề

cương văn hóa năm 1943. Là sinh viên, bạn đã và đang làm gì để gìn giữ và phát
triển nền văn hóa dân tộc?
• Nội dung của Đề cương văn hóa năm 1943:
o Khẳng định văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế - văn hóa – chính
trị.
o Chỉ ra tính chất của văn hóa VN. : vǎn hoá Việt Nam hiện nay về hình
thức là thuộc địa, về nội dung là tiền tư bản.
o Vẽ ra tương lai của văn hóa nghệ thuật.
o Xác định vấn đề của cách mạng văn hóa.
o 3 nguyên tắc của cách mạng văn hóa: dân tộc hóa – đại chúng hóa –
khoa học hóa.
• Là sinh viên, : như câu 1
4. Em hiểu thế nào là nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc?
• Nền văn hóa tiên tiến là: Yêu nước, tiến bộ, nhân văn, dân chủ.
• Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc:
o Bản sắc dân tộc: là tổng thể những tính chất, tính cách, đường nét, màu
sắc, biểu hiện ở một dân tộc trong lịch sử tồn tại và phát triển, giúp cho
dân tộc đó giữ vững được tính duy nhất, thống nhất và nhất quán của
bản thân mình trong quá trình phát triển.
o HN TW 5 khóa 8: “Bản sắc dân tộc bao gồm những giá trị bền vững,
những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc VN được vun đắp nên qua
lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước.
o Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn
kết, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân – gia đình - làng xã - Tổ quốc;
lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng
tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống,
bản sắc văn hóa dân tộc còn đậm nét cả trong các hình thức biểu hiện.
o Kết luận : Xuất phát từ những yêu cầu của thực tiễn trong và ngoài
nước, Đảng đã đề ra đường lối chiến lược văn hóa phù hợp trong thời kì
đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

o




×