Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.35 KB, 9 trang )

1. Bản chất của đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên.
- Đánh giá kỹ thuật là phân hạng các tổng thể tự nhiên theo mức độ
thích nghi của chúng đối với một dạng hoạt động khai thác lãnh thổ nào đó của
con người.
- Trong đánh giá kỹ thuật, theo mức độ chính xác, được phân chia
thành hai dạng: Đánh giá định tính và đánh giá định lượng.
+ Đánh giá định tính trong Đánh giá tổng hợp là đánh giá dựa vào các tiêu chí về
mức độ thích nghi của đối tượng đối với chủ thể, như:
“tốt”, “xấu”, “nhiều”, “ít”…
Đánh giá định tính có hai mức độ:
* Định tính cảm tính: Dựa vào các cảm nhận đơn giản mang
tính chủ quan. Vì vậy, độ tin cậy của kết quả đánh giá phụ thuộc vào kinh
nghiệm và trình độ của người đánh giá.
* Định tính dựa trên cơ sở số liệu có tính định lượng.
+ Đánh giá định lượng là đánh giá dựa vào giá trị kinh tế của việc
đầu tư. Vì vậy nó còn được gọi là đánh giá kinh tế. Trong đánh giá định lượng,
phương pháp phân tích chi phí – lợi ích được sử dụng một cách phổ biến.
Và đây là căn cứ chính để lựa chọn phương án đầu tư, tuy nhiên, bản chất của
đánh giá kỹ thuật không phải chỉ đánh giá theo tiêu chí kinh tế mà còn đặt ra các
mục đích khác.?
- Trong đánh giá tổng hợp, tự nhiên, tự nó không tốt và không xấu.
Việc đánh giá nó tốt hay xấu được xác định đối với một dạng hoạt động cụ thể
nào đó của con người. Vì vậy không có đánh giá đối tượng tự nhiên này tốt hoặc
xấu một cách chung chung.
Đây cũng là cách tiếp cận mang tính biện chứng trong nghiên cứu tự
nhiên nói chung.
Có rất nhiều ví dụ cho luận điểm này.
2. Đối tượng, nhiệm vụ và mục tiêu của đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên.
- Đối tượng của đánh giá là các tổng hợp thể tự nhiên ở các cấp bậc
khác nhau (diện, dạng, cảnh, vùng, tỉnh cảnh địa lý…) và mối quan hệ tương tác
trong tổ hợp (trong nội bộ khách thể, chủ thể, giữa khách thể với chủ thể).


- Nhiệm vụ của đánh giá là xác định cấp bậc của đối tượng đánh giá
tương thích với cấp bậc của chủ thể.
ví dụ để phục vụ cho việc xây dựng một tòa nhà, ta phải chọn cấp bậc
của đối thượng đánh giá là cấp diện-tương ứng với địa thế của lãnh thổ nhưng


một thành phố hoặc cụm công nghiệp thì ta phải chọn cấp bậc của khách thể là
dạng hoặc cảnh địa lý.
- Mục tiêu của đánh giá là xác định mức độ thích nghi của tổng thể tự nhiên ở
một cấp bậc cụ thể nào đó cho một dạng khai thác, sử dụng ở cấp bậc tương
ứng.
3. Nội dung của đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên.
- Trong đánh giá, khách thể là đối tượng được đánh giá, được qui
định là “A”. Chủ thể là các dạng hoạt động của con người, được qui định là “X”.
Khách thể A và chủ thể X, cùng với các mối quan hệ tương tác giữa chúng tạo
nên một tổ hợp (có khi còn được gọi là hệ thống) đánh giá đơn giản, có dạng:
A↔X.
- Trong địa lý, khách thể A và chủ thể X tuy có các đặc trưng và qui
luật vận động riêng nhưng chúng đều có sự phân hóa thành các cấp bậc từ lớn
đến nhỏ mang tính hệ thống.
Khách thể A có bậc cao nhất là lớp vỏ cảnh quan rồi xuống ô, đới, xứ, vùng,
miền, khu, cảnh, dạng, diện, điểm địa lý. Lưu ý: Hệ thống phân vị cảnh quan tự
nhiên hiện nay có sự khác nhau giữa các tác giả. Trên đây là hệ thống phân vị
dựa trên hệ thống phân vị của Vũ Tự Lập.
Chủ thể X có bậc cao nhất là xã hội loài người rồi xuống các tổng hợp
thể sản xuất lãnh thổ như bán cầu, châu lục, vùng kinh tế, tiểu vùng, nhóm
người…
- Vì vậy sẽ có nhiều tổ hợp đánh giá ở các cấp bậc khác nhau, mà
trong đó khác thể A và chủ thể X phải thuộc các cấp tương ứng.
- Tổ hợp đánh giá thường có các dạng cụ thể:

+ Tổng thể tự nhiên ↔ Hệ kỹ thuật, công trình kỹ thuật.
+ Tổng thể tự nhiên ↔ Con người, nhóm người.
+ Tổng thể tự nhiên ↔ Cây trồng, vật nuôi.
- Tương ứng với các dạng tổ hợp trên, có đối tượng đánh giá là:
+ Đánh giá kỹ thuật – công nghệ.
+ Đánh giá y, sinh học, mỹ thuật.
+ Đánh giá sản xuất nông nghiệp.
- Trên thực tế, khách thể và chủ thể ngoài sự tương tác lẫn nhau còn chịu sự tác
động của các nhân tố bên ngoài, đó là điều kiện “Y”. Vì vậy, ta có tổ hợp đánh
giá đầy đủ là: X ↔ A/ Y. Trong đó, Y có thể là: Hoàn cảnh xã hội, kinh tế, địa lý tự
nhiên, địa lý kinh tế, trình độ khoa học, kỹ thuật.
Vì vậy, đánh giá phải được đặt trong một không gian và thời gian cụ thể.


- Khi đánh giá, nhiệm vụ đặt ra là tìm hay lựa chọn phương án tối ưu cho tổ hợp
thì sẽ có một hoặc hai thành tố trong tổ hợp là ẩn số cần tìm. Có 4 trường hợp
sau:
1. Tìm A chưa biết cho X cho trước.
2. Tìm X chưa biết cho A cho trước.
3. Tiếp tục khảo sát A chưa được nghiên cứu đầy đủ và tìm X.
Trong trường hợp này có thể giải quyết tuần tự hoặc song song hai nhiệm vụ là
khảo sát A và tìm X.
4. Tìm Y cho tổ hợp A ↔ X.
- Khi đánh giá, cũng cần tính đến tính bền vững của tổng thể tự nhiên. Bởi vì
không có bất kỳ một tổng thể tự nhiên nào là bền vững tuyệt đối mà luôn biến
đổi.
Sự biến đổi này có thể do sự tác động của con người hoặc của chính bản
thân tự nhiên. Tính bền vững của tự nhiên, vì vậy mang tính tương đối.
Tính bền vững này phụ thuộc vào bản thân tổng thể tự nhiên bao gồm
đặc tính của cả tổng thể, các hợp phần), vào các tác động từ bên ngoài (bao gồm

cường độ, loại tác động, vị trí tương tác).
- Một trong những nhiệm vụ đặt ra cho đánh giá là phải tính đến tính bền vững
của tổng thể tự nhiên. Đồng thời làm sao giúp lựa chọn được phương án đảm bảo
để tổng thể tự nhiên ít bị biến đổi nhất.
- Có bốn biện pháp để bảo vệ tính bền vững của tổng thể tự nhiên:
1. Tối ưu hóa tổ hợp.
2. Gia cố thêm tính bền vững của các hợp phần.
3. Giảm tối đa tải trọng cho tổng thể tự nhiên và đặc biệt cho các
hợp phần nhạy cảm và kém bền vững của chúng.
4. Không khai thác các hợp phần không thể phục hồi.
4.Quy trình 9 bước trong đánh giá đất đai?
B.1. Xác định mục tiêu:
- Khảo sát thực tế để xác định LUT tại địa bàn nghiên cứu.
-Điều tra nhu cầu của người sử dụng đất.
-Đề ra mục tiêu đánh giá và xếp hạng ưu tiên
B.2. Thu thập số liệu:
Gồm:


- Tư liệu về điều kiện tự nhiên.
- Tư liệu về điều kiện kinh tế-xã hội, môi trường.
- Các phương pháp thường sử dụng:
+ Tổng hợp,chỉnh sửa, chọn lọc để sử dụng tối đa các tài liệu sẵn có.
+ Tập trung thu thập các số liệu cần thiết trong đánh giá.
+ Sử dụng công nghệ mới.
+ Đối chiếu số liệu qua các thời kỳ và các số liệu hiện trạng.
+ Các tài liệu, gồm: Số liệu về điều kiện tự nhiên, số liệu về điều
kiện kinh tế-xã hội. Các bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ
thổ nhưỡng, bản đồ khí hậu.
3. Xác định LUT.

Tùy thuộc vào qui mô lãnh thổ.
- Lãnh thổ lớn, chọn LUT là loại hình sử dụng đất chính (Major kind of lan
use-MLU).
- Đối với lãnh thổ nhỏ, mức độ nghiên cứu chi tiết, thì chọn loại hình sử
dụng đất (LUT) hoặc kiểu sử dụng đất (LUU).
- Khi đánh giá ở mức độ rất chi tiết:
+ Cần căn cứ vào nhu cầu sinh lý, sinh thái của nhóm cây trồng,
+ Phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, môi trường.
+ Căn cứ vào bản đồ hiện trạng sử dụng đất và số liệu điều tra.
+ Phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của lãnh thổ.
4. Xác định đơn vị đất đai LU.
- Nếu có đầu đủ các tư liệu về đặc tính đất đai thì có thể xác định các LU
trên bản đồ.
+ Căn cứ vào các thông tin, dữ liệu về vùng sinh thái và tài nguyên đất:
Khí hậu, địa hình, loại đất (hình thái đất, tính chất đất, thảm thực vật, hiện trạng
sử dụng đất), cơ sở hạ tầng, kinh tế-xã hội
- Sử dụng các bản đồ đơn tính để tổng hợp hoặc bằng phương pháp
chồngbản đồ: Bản đồ đất, bản đồ địa hình, bản đồ khí hậu, bản đồ nguồn nước,
bản đồ thảm thực vật, bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Việc xác định các LU là khoanh vi các vùng đất có chung các điều
kiện hoặc các đặc tính đất đai: Khí hậu, thổ nhưỡng, thực bì, địa hình).
+ Ranh giới giữa các LU phải thể hiện sự khác biệt trong nội vùng
với lãnh thổ bên cạnh và thích hợp cho một LUT khác nhau.
+ Tùy thuộc vào tỷ lệ bản đồ để chọn yếu tố trội để vạch ranh giới.
+ Đối với lãnh thổ toàn quốc: Cấp LU là vùng sinh thái nông
nghiệp. Các yếu tố lựa chọn chính là: Khí hậu, đất, nước, thực vật.


+ Đối với vùng và tỉnh: Cấp LU, lựa chọn theo ranh giới hành
chính,mục đích và điều kiện sử dụng đất. Các yếu tố lựa chọn chính là: Đặc tính

đất, khả năng sản xuất của đất, hệ thống tưới tiêu, thời vụ, chế độ luân canh.
+ Đối với cấp huyện: Cấp LU, lựa chọn theo mục đích và điều kiện
sử dụng đất. Các yếu tố lựa chọn chính: Tính chất đất, điều kiện thủy lợi, chế độ
luân canh, thâm canh.
- Xác định LU là cơ sở để xây dựng LUM
5. Đánh giá mức độ thích hợp.
- Khả năng thích hợp đất đai là sự phù hợp của đơn vị đất đai với một
loại hình sử dụng đất cụ thể và được xem xét trong điều kiện hiện tại và tương
lai.
- Phân hạng thích hợp đất đại theo FAO.
-Rất thích hợp (S1-Suitability)
+Thích hợp (S) - Thích hợp (S2)
-Ít thích hợp (S3)
*Đất đai
- Không t.h.h.t (N1)
+Không thích hợp (N)
- Không t.h.v.v (N2

6. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường.
- Đánh giá đất đai không chỉ dừng lại ở việc xác định LU, LUT mà còn
phải đáp ứng được yêu cầu về bền vững và môi trường.
- Những nghiên cứu về một nền nông nghiệp bền vững là không gây tác
hại xấu cho thế hệ mai sau.
- Vì vậy, việc điều tra tình hình KT – XH là vấn đề tất yếu của công tác
đánh giá, là cơ sở ban đầu để h 7. Xác định LUT thích hợp nhất.
- Các LU được xác định, phân loại theo mức độ thích hợp đối với từng
LUT.
- LUR của các LUT được so sánh với đặc tính hay chất lượng của từng LU
nhằm tìm ra LUT thích hợp nhất trên từng LU riêng biệt.
- Vấn đề môi trường, KT–XH luôn được đề cập.

8. Qui hoạch sử dụng đất.
- Qui hoạch đất đai được tiến hành bắt đầu từ việc đánh giá đất đai,
trong khi đánh giá đất đai thường tập trung vào tiềm năng của các LU cụ thể và
cho các mục đích sử dụng khác nhau thì việc quy hoạch sử dụng đất đai lại được
tiến hành trên qui mô tổng thể.


- Yếu tố thị trường cũng là một vấn đề cần quan tâm trong qui hoạch.
- Các vấn đề KT – XH và môi trường cần được nghiên cứu, đánh giá cụ
thể
oàn thành các mục tiêu nghiên cứu.

9. Áp dụng kết quả đánh giá đất đai.

- Mục đích cuối cùng của đánh giá đất đai là áp dụng kết quả đánh giá,
các phương án sử dụng đất vào nhu cầu thực tiễn sản xuất nhằm đem lại hiệu
quả cao hơn.
- Phương pháp đánh giá theo FAO nhấn mạnh khả năng thích nghi của
mỗi LU cho mục đích sử dụng cụ thể bằng cách tăng cường các biện pháp kỹ
thuật và quản lý.
- Việc áp dụng kết quả đánh giá đất đai vào thực tiễn sản xuất lãnh thổ
là rất đa dạng và phức tạp, nó sẽ tạo ra một hệ thống sử dụng đất (LUS) phù hợp.
5.Nguyên tắc khi lựa chọn các chỉ tiêu yếu tố đánh giá
Trên cơ sở phân tích các nhu cầu về sinh thái, về kinh tế, về kỹ thuật của các chủ
thể để lựa chọn các yếu tố, chỉ tiêu của khách thể.
Khi lựa chọn các yếu tố, chỉ tiêu cần tuân thủ bốn nguyên tắc cơ bản:
+ Yếu tố, chỉ tiêu lựa chọn phải phản ánh được sự phân hóa
trong lãnh thổ ở tỷ lệ nghiên cứu.
+ Yếu tố, chỉ tiêu lựa chọn phải có tác động rõ rệt lên chủ thể
trong quá trình xây dựng và phát triển.

+ Số lượng các yếu tố, chỉ tiêu cho các đối tượng trong một nhóm đối tượng đánh
giá nên đều nhau, còn giữa các đối tượng khác nhóm thì có thể khác nhau tùy
theo đặc điểm riêng và yêu cầu của đánh giá.
+ Đối tượng đánh giá ở cấp bậc càng thấp thì số lượng các
yếu tố, chỉ tiêu càng tăng lên.
- Số lượng, loại chỉ tiêu lựa chọn được xác định trên cơ sở: Mục đích đánh giá, tỷ
lệ bản đồ, cấp lãnh thổ. Có thể khái quát qui trình như sau:
Mục đích đánh giá
đánh giá.

Tỷ lệ bản đồ

Cấp lãnh thổ

Các chỉ tiêu

- Ví dụ: Cấp diện ứng với bản đồ tỷ lệ: 1:10.000. Cấp dạng ứng với
bản đồ tỷ lệ 1: 25.000. Cấp cảnh ứng với bản đồ tỷ lệ 1: 50.000 và 1: 100.000.
Cấp khu ứng với bản đồ tỷ lệ 1: 250.000 và 1: 500.000. Cấp miền ứng với bản đồ
tỷ lệ 1: 1.000.000…
- Xác định các yếu tố giới hạn, là các yếu tố hoàn toàn bất lợi cho chủ thể.


Khi trong đối tượng đánh giá xuất hiện yếu tố giới hạn thi dù các yếu tố
khác có tốt đến đâu, thì đánh giá chung vẫn là bất lợi và đương nhiên, trong
trường hợp này ta có thể loại đối tượng này khỏi dự án ngay từ đầu để tiết kiệm
công sức bỏ ra.
- Việc lựa chọn đúng và đủ các yếu tố, chỉ tiêu đưa vào đánh giá
quyết định đến tính chính xác của kết quả đánh giá.
Vì vậy, đây là khâu cần hết sức cẩn trọng.

- Việc lựa chọn các yếu tố, chỉ tiêu đánh giá phụ thuộc vào đối tượng đánh
giá và mục đích đánh giá, trong đó, mục đích chính là giải quyết các vấn đề dân
sinh, kinh tế, môi trường. Đối tượng đánh giá, đó là các tài nguyên và điều kiện
tự nhiên được phản ánh thông qua tổng thể lãnh thổ tự nhiên.
- Các yếu tố, chỉ tiêu lựa chọn trước hết đó không phải là các yếu tố
giới hạn và các yếu tố đặc trưng cho đối tượng đánh giá, đồng thời phản ánh yêu
cầu đòi hỏi của mục đích sử dụng của con người.
- Các yếu tố, chỉ tiêu này đều có thể định lượng hóa một cách dễ
dàng.
6.Nội dung của các bước đánh giá trong công tác đánh giá tổng hợp các
đk tự nhiên
- Bước 1: Lập bảng đánh giá riêng cho các cho từng hợp phần, từng bộ phận của
khách thể. (Đánh giá riêng).
+ Chọn thang bậc đánh giá: Đối với các đối tượng không quá phức
tạp (có tỷ lệ không lớn, sự phân hóa không quá sâu sắc) thì ta có thể chọn thang
3 bậc đến 5 bậc. Tốt nhất là thang bậc mang tính đối xứng (3 hoặc 5 bậc)
+ Xác định các yếu tố (hợp phần, nhân tố) đánh giá.

+ Lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá.
+ Lập bảng khống cho toàn bộ các chỉ tiêu đánh giá.
+ Đánh giá:
* Quay lại bảng thống kê, đánh dấu các chỉ tiêu được đánh
giá rồi phân tích, so sánh chúng với đặc điểm tự nhiên của đối tượng để phân lập
từ từ, tách ra thành các mức độ.
* Phân bậc và cho điểm.

- Ví dụ: Trong hệ chỉ tiêu chuẩn có mục đích đánh giá là nghành sản xuất nông
nghiệp thì chỉ tiêu độ dốc của địa hình phải <15º và phân cấp chỉ tiêu như sau:
Cấp 1: 0 - 3º.
Cấp 2: >3 - 8º.

Cấp 3: >8 - <15º.


Từ đó ta ấn định:
Độ dốc cấp 1 là rất thích nghi.
Độ dốc cấp 2 là thích nghi.
Độ dốc cấp 3 là kém thích nghi.
Trong khi đó chỉ tiêu độ dốc của địa hình đánh giá có độ dốc là 5º chẳng
hạn, thì sẽ được đánh giá là thích nghi và được 2 điểm.
- Bước 2: Lập bảng đánh giá tổng hợp (cho các bộ phận, toàn bộ lãnh thổ tự
nhiên của khách thể).
+ Thang bậc đánh giá tổng hợp phải theo thang bậc đánh giá
riêng.
+ Phương pháp thông dụng hiện nay là cộng tổng điểm các chỉ
tiêu (các phương pháp khác bao gồm: Phương pháp trung bình cộng, phương
pháp trung bình nhân, phương pháp ma trận xiên…
- Bước 3. Phân hạng các kết quả đánh giá.
Kết quả đánh giá cuối cùng phải được thể hiện bằng lời, diễn tả mức độ
thích nghi của các đối tượng đánh giá.
Việc đánh giá và phân hạng tổng hợp được dựa trên cơ sở so sánh tổng
điểm có được với tổng điểm tối đa của chính nó.
Tùy thuộc vào số lượng thang bậc đánh giá mà ta xây dựng các thang
bậc chuyển hạng khác nhau.
- Bước 4: Thể hiện kết quả đánh giá lên Bản đồ đánh giá.
Sau khi có được kết quả đánh giá, phân hạng thích nghi các đối tượng
đánh giá (các tiểu vùng chức năng-các đơn vị lãnh thổ bộ phận của toàn lãnh thổ
nghiên cứu) tiếp đến là xây dựng Bản đồ đánh giá hay còn gọi là Bản đồ thích
nghi.
+ Lựa chọn hệ thống ký hiệu cho các đối tượng đánh giá, gồm:
* Tên đối tượng (các tiểu vùng-đơn vị lãnh thổ bộ phận):

Thường dựa vào bảng thống kê ban đầu và bản đồ cảnh quan đã lập trước đó,
theo nguyên tắc là phải thể hiện được danh tính của A và X. Ví dụ: Đm (Tiểu vùng
đồi-cây mía)
Các khái niệm cơ bản được sử dụng trong đánh giá đất đai theo FAO.
Đánh giá đất đai (LE)
- Đánh giá là xem xét một đối tượng nào đó dưới hình thức so sánh đối
chiếu với những tiêu chuẩn hay yêu cầu nhất định.
+ Land: Đất đai, theo FAO: Là một vùng đất mà đặc tính của nó bao gồm những
đặc trưng cả về mặt tự nhiên và kinh tế-xã hội, quyết định đến khả năng và mức
độ khai thác của vùng đất đó.


Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, bao gồm các thuộc tính
sinh học, tự nhiên (và cả xã hội) tác động đến sử dụng đất:
* Khí hậu
* Dáng đất/ địa mạo/ địa hình
* Thổ nhưỡng
* Chế độ thủy văn\nguồn nước
* Thảm thực vật\động vật tự nhiên
* Những biến động của đất do hoạt động của con người (trong quá khứ và
trong hiện tại)
- Trong LE, đất đai được thể hiện thành những khoanh đất với những đặc điểm
riêng biệt gọi là đơn vị bản đồ đất đai - LMU. Trên mỗi LMU có LUT với những LUR
nhất định mà LMU đó phải thỏa mãn
Ví dụ: + Để trồng lúa nước, đơn vị bản đồ đất đai phải thỏa mãn yêu cầu loại
đất phù sa, địa hình bằng phẳng, độ màu mỡ khá cao, có hệ thống nước tưới tiêu
chủ động.
+ Để trồng café, đơn vị bản đồ đất đai phải thảo mãn yêu cầu: Loại
đất đồi đỏ nâu trên đá Bazan tầng dày, độ ẩm khá, đủ nước trời và nước tưới, bức
xạ lớn, độ phì khá.




×