Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 VẬT LÝ 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.15 KB, 3 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ 2 VẬT LÝ 6
I. Câu hỏi ôn tập:
1. GHD, ĐCNN của một thước là gì?
2. Hãy nêu cách đo độ dài.
3. Để đo thể tích chất lỏng ta dùng những dụng cụ nào?
4. Nêu cách đo thể tích của vật rắn không thấm nước:
+ Bỏ lọt bình chia độ.
+ Không bỏ lọt bình chia độ.
5. Khối lượng của một vật cho ta biết điều gì? Dụng cụ nào dùng để đo khối lượng?
6. Lực là gì? Đơn vị đo lực là gì? Dụng cụ nào dùng để đo lực?
7. Thế nào là 2 lực cân bằng?
8. Lực tác dụng lên một vật có thể gây ra kết quả gì cho vật? Cho ví dụ.
9. Trọng lực là gì? Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
10. Trọng lượng của một vật là gì? Hãy nêu hệ thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật.
11. Thế nào là biến dạng đàn hồi? Lực đàn hồi là gì? Lực đàn hồi phụ thuộc như thế nào vào độ biến dạng của lò xo?
12. Khối lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị và công thức tính. Nêu trình tự các thao tác xác định KLR của sỏi
(hoặc 1 số hòn bi thuỷ tinh).
13. Trọng lượng riêng của một chất là gì? Đơn vị và công thức tính. Nếu trình tự các thao tác xác định TLR của sỏi
(hoặc hòn bi thuỷ tinh).
14. Khi kéo vật lên theo phương thẳng đứng ta cần phải dùng lực có cường độ như thế nào với trọng lượng của vật?
15. Kể tên các loại máy cơ đơn giản.
16. Khi dùng MPN ta có thể kéo vật lên với lực kéo như thế nào so với trọng lượng của vật?.
17. Lực kéo vật lên theo MPN phụ thuộc như thế nào vào độ nghiêng của nó.
18. Đổi các đơn vị đo độ dài, khối lượng, thể tích.
m
P
19. Áp dụng các công thức và hệ thức sau: m = D.V; D 
; d  ; P = 10m; d = 10D.
V
V
20. Từ các công thức trên, hãy tìm công thức đúng để điền vào các ô trống:


Đại lượng và
m (..................) V (..................) P (..................) D (.................) d (..................)
đơn vị
Dụng cụ đo
Công thức
Công thức
II.Giải các bài tập tự luận dưới đây:
Bài 1: Đổi các đơn vị sau:
a. 0,2m=............................cm
b. 1,850km =………...........m
c. 8,5m3=..........................cm3
d. 900cm3=.......................ml

50m =…….................mm
0,25m=.......................km
3
120dm =........................l
3
3
0,250cm =......................dm
e. 1,2m=………..............cm
0,5m=……...................mm
f. 850m=………..............km
1,25km=……….............m
3
g. 1,5m3= ………............cm3
12 dm =…………............l
3
3
h. 90cm3 =…………........ml

250cm =………..............dm
i. 40 lít =...........................dm3 = ..................... m3.
j. 0,5 km = ............................m = .....................cm
Bài 2: Một vật có khối lượng 200kg và thể tích 100dm3.
a. Tính trọng lượng của vật?
b. Tính khối lượng riêng của vật?
c. Tính trọng lượng riêng của vật theo hai cách?


Bài 3: Một quả nặng được treo vào một đầu lò xo, đầu trên của lò xo gắn vào một điểm cố định.
a) Hỏi quả nặng chịu tác dụng của những lực nào? Tại sao vật đứng yên?
b) Biết chiều dài tự nhiên của lò xo là 7cm. Khi treo quả nặng vào lò xo thì chiều dài của lò xo là 13 cm.
Tính độ biến dạng của lò xo.
Bài 4: Người ta dùng 1 bình chia độ có GHĐ 500cm³. Khi thả 10 viên bi vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới
vạch 300 cm³. Biết thể tích nước lúc ban đầu chứa trong bình là 200 cm³
a) Tính thể tích của một viên bi ?
b) Tinh khối lượng của 10 viên bi?. Biết Dsắt = 7800 kg/m3
Bài 5 Tính và điền vào ô trống các số và đơn vị thích hợp.

Câu 1

m

V

100kg

0,1m3
300cm2


Câu 2
Câu 3
Câu 4

P

D

1g/cm3
78000N/m3

400N
200g

d

2700kg/m3

III.Giải các bài tập trắc nghiệm dưới đây:
Câu 1. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1dm để đo chiều dài lớp học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây,
cách ghi nào là đúng? A. 5m;
B. 50dm;
C. 500cm;
D. 50,0dm
Câu 2. Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em?
A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm.
B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5mm.
C. Thước dây có GHĐ 150m và ĐCNN 1mm.
D.Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
Câu 3. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 2cm để đo chiều dài cuốn sách giáo khoa Vật lí 6. Trong các cách

ghi kết quả đo dưới đây, cách ghi nào là đúng?
A. 240mm.
B. 23cm.
C. 24cm.
D. 24,0cm.
Câu 4. Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1mm để đo độ dài bảng đen. Trong các cách ghi kết quả sau đây
cách ghi nào là đúng? A. 2000mm.
B. 200cm.
C. 20dm.
D. 2m.
Câu 5. Từng HS trong nhóm thực hành đo độ dài của một vật và thu được nhiều giá trị khác nhau. Giá trị nào sau đây
được lấy làm kết quả đo của nhóm?
A. Giá trị trung bình của giá trị nhỏ nhất và lớn nhát.
B. Giá trị trung bình của tất cả các giá trị mà các bạn đo được.
C. Giá trị lặp lại nhiều lần nhất.
D. Giá trị của bạn đo cuối cùng.
Câu 6: Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng
còn gần đầy chai 0,5l:
A. Bình 1000ml có vạch chia tới 10ml.
B. Bình 500ml có vạch chia tới 2ml.
C. Bình 100ml có vạch chia tới 10ml.
D. Bình 500ml có vạch chia tới 5ml.
Câu 7: Người ta đã đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,5cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng
trong những trường hợp dưới đây: A. V1 = 20,2cm3.
B. V2 = 20,50cm3.
C. V3 = 20,5cm3.
D. V4 = 20cm3.
3
3
Câu 8. Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm chứa 55cm nước để đo thể tích của một hòn đá.

Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây,
kết quả nào là đúng?
A. V1 = 86cm3
B. V2 = 55cm3 C. V3 = 31cm3
D. V4 = 141cm3
Câu 9. Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì thể tích
của vật bằng:
A. Thể tích bình tràn.
B. Thể tích bình chứa.
C. Thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa.
D. Thể tích nước còn lại trong bình tràn.
Câu 10 Bình chia độ chứa nước, mực nước ở ngang vạch 50cm 3. Thả 10 viên bi giống nhau vào trong bình, mực
nước trong bình dâng lên ở ngang vạch 55cm3. Thể tích của 1 viên bi là:
A. 55cm3
B. 50cm3
C. 5cm3.
D. 0,5cm3.
Câu 11: Trên một hộp mứt Tết có ghi 250g. Số đó chỉ:


A. Sức nặng của hộp mứt.
B. Thể tích của hộp mứt.
C. Khối lượng của hộp mứt.
D. Sức nặng và khối lượng của hộp mứt.
Câu 12: Một người cân một cái lọ bằng một cân Rôbecvan. Hộp cân có các quả cân: 1g, 2g, 2g, 5g, 10g, 20g, 20g,
50g. Trong các kết quả ghi sau đây cái nào là ghi đúng?
A. 46,5g.
B. 0,0465kg.
C. 46g.
D. 0,0458kg.

Câu 13: Khi đòn cân Rôbecvan thăng bằng, người ta thấy một bên đĩa cân có 2 quả 200g, 1 quả 500g, bên đĩa còn
lại là 2 túi bột ngọt như nhau. Vậy khối lượng của một túi bột ngọt là:
A. 200g
B. 500g
C. 900g
D. 450g
Câu 14: Lấy ngón tay cái và ngón tay trỏ ép hai đầu một lò xo bút bi lại. Nhận xét về tác dụng của các ngón tay lên lò
xo và của lò xo lên các ngón tay. Chọn câu trả lời đúng.
A. Lực mà ngón tay cái tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón cái là hai lực cân bằng.
B. Lực mà ngón trỏ tác dụng lên lò xo và lực mà lò xo tác dụng lên ngón trỏ là hai lực cân bằng.
C. Hai lực mà hai ngón tay tác dung lên lò xo là hai lực cân bằng.
D. Các câu trả lời A, B, C đều đúng.
Câu 15: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết
quả gì?
A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.
C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.
Câu 16: Một người thợ rèn đang rèn một miếng sắt để làm một con dao. Lực nào sau đây làm miếng sắt biến dạng?
A. Lực mà miếng sắt tác dụng vào búa.
B. Lực mà miếng sắt tác dụng vào đe.
C. Lực mà búa tác dụng vào miếng sắt.
D. Lực mà búa tác dụng vào đe.
Câu 17: Lực nào dưới đây là lực đàn hồi?
A. Trọng lực của một quả nặng.
B. Lực hút của một nam châm tác dụng lên một miếng sắt.
C. Lực đẩy của lò xo dưới yên xe đạp. D. Lực kết dính giữa một tờ giấy dán trên bảng với mặt bảng.
Câu 18: Trong những vật sau đây, vật nào là vất đàn hồi?
A. Cái bút bi.
B. Cái tẩy.

C. Cái thước kẻ bằng nhựa.
D. Cái bút chì.
Câu 19: Trong các câu sau đây, câu nào đúng?
A. Lực kế là dụng cụ dùng để đo khối lượng.
B. Cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo trọng lượng.
C. Lực kế là dụng cụ dùng để đo cả trọng lượng lẫn khối lượng.
D. Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực, còn cân Rôbécvan là dụng cụ dùng để đo khối lượng.
Câu 20. Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thuỷ tinh, ta cần dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời
đúng.
A. Chỉ cần dùng một cái cân.
B. Chỉ cần dùng một cái lực kế.
C. Chỉ cần dùng một cái bình chia độ.
D. Cần dùng một cái cân và một cái bình chia độ.
Câu 21. Để kéo trực tiếp một thùng nước có khối lượng 20kg từ dưới giếng lên, người ta phải dùng
lực nào trong số các lực sau đây? A. F < 20N.
B. F = 20N.
C. 20N < F < 200N. D. F = 200N.
Câu 22. Cách nào trong các cách sau đây không làm giảm độ nghiêng của một mặt phẳng nghiêng?
A. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng.
B. Giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng.
C. Giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
D. Tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng và đồng thời giảm chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
Nhóm Vật lí 6 trường THCS Ngô Thì Nhậm



×