Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Thái Bình và một số giải pháp khắc phục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.62 KB, 30 trang )

Ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây chính là bài nghiên cứu của em, thông qua nghiên cứu,
tìm tòi, khảo sát thực tế, tham khảo thông tin trên các phương tiện thông tin đại
chúng hay thông tin qua các số liệu thực tế về tình hình môi trường ở Thành Phố
Thái Bình để làm ra bài nghiên cứu.
Hà Nội, ngày 21 tháng 04 năm 2015
Ký tên

Phạm Vũ Mỹ Linh

LỜI CẢM ƠN
Trải qua thời gian nghiên cứu, em đã trực tiếp tiếp xúc với tình hình thực tiễn
môi trường trong công tác quản lý nhà nước về ô nhiễm môi trường, đó là một
cơ hội quý báu giúp em áp dụng tất cả các lý thuyết mà nhà trường đã trang bị
vào thực tiễn công việc.
Được sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan chức năng quản lý môi trường tại
tỉnh Thái Bình, và các anh chị khóa trên đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc
nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường tại thành phố Thái Bình. Những kinh
nghiệm trên mà em tiếp thu được qua thời gian nghiên cứu đề tài đã giúp tự tin
hơn trước khi làm việc chính thức trong các cơ quan hành chính nhà nước sau
này về công tác quản lý môi trường.
Bài nghiên cứu này là tất cả những gì em học và tiếp thu được tại Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội và qua nghiên cứu thực tế để áp dụng vào thực tiễn công
việc. Em rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của các thầy, cô để bài
nghiên cứu của em được hoàn chỉnh hơn.
Một lần nữa em xin chân trọng cảm ơn !



Ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


Ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

BẢNG KÊ CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Tên cụm từ viết tắt

1

CNH, HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

2

CN

Công nghiệp

3


TBVTV

Thuốc bảo vệ thực vật

5

UBND

Uỷ ban nhân dân

6

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

7

T.P

Thành phố

MỞ ĐẦU
1


Ô nhiễm môi trường
1. Lý do chọn đề tài.


Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Thế giới luôn tồn tại những vẫn đề tranh cãi, và môi trường không phải là
ngoại trừ. Nhân loại đang thay đổi khí hậu của trái đất quá nhanh. Môi trường
rất cần thiết cho cuộc sống con người. Môi trường cung cấp cho con người
những điều kiện sống như: ăn, ở, hít thở, lao động và sản xuất… Nếu không có
những điều kiện đó thì con người không thể tồn tại và phát triển được. Môi
trường là một vấn đề lớn và là một trong những vẫn đề quan trọng nhất trên thế
giới. Như chúng ta đã biết, hiện nay sự nóng lên của trái đất bởi các chất gây
“hiệu ứng nhà kính” đã trở thành vẫn đề nóng bỏng của thế giới.
Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng
đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này
trong quá trình xây dựng và phát triển. Do vậy, bảo vệ môi trường là một trong
những vấn đề quan trọng được Đảng và nhà nước ta quan tâm trong chiến lượt
phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước. Để có một sự phát triển bền vững cần phải có một chương trình hành động
thống nhất và có thể bổ sung hỗ trợ lẫn nhau giữa phát triển sản xuất với công
tác bảo vệ và kiểm soát môi trường. Nếu không có một chính sách đúng đắn về
môi trường, nền kinh tế sẽ bị thiệt hại về trước mắt và lẫu dài cũng như ảnh
hưởng rất nhiều đến cuộc sống người dân. Đồng thời sự phát triển của đất nước
cũng thiếu bền vững. Nhất là trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đang
đi lên con đường công nghiệp hóa và hiên đại hóa đẩy mạnh quá trình đô thị hóa
dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Một vấn đề nóng bỏng, gây bức xúc trong dư luận xã hội cả nước hiện nay là
tình trạng ô nhiễm môi trường sinh thái do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt
của con người gây ra. Vấn đề này ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát
triển kinh tế - xã hội bền vững, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và
tương lai. Giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH HĐH hiện nay không chỉ là đòi hỏi cấp thiết đối với các cấp quản lí, các doanh
2



Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
nghiệp mà đó còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội.
Trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, vì tập trung ưu tiên phát
triển kinh tế và cũng một phần do nhận thức hạn chế nên việc gắn phát triển kinh
tế với bảo vệ môi trường chưa chú trọng đúng mức. Tình trạng tách rời công tác
bảo vệ môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội diễn ra phổ biến ở nhiều
ngành, nhiều cấp, dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến và
ngày càng nghiêm trọng. Đối tượng gây ô nhiễm môi trường chủ yếu là hoạt
động sản xuất của nhà máy trong các khu công nghiệp, hoạt động làng nghề và
sinh hoạt tại các đô thị lớn. Ô nhiễm môi trường bao gồm 3 loại chính là: ô
nhiễm đất, ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí. Trong ba loại ô nhiễm đó thì ô
nhiễm không khí tại các đô thị lớn, khu công nghiệp và làng nghề là nghiêm
trọng nhất, mức độ ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép.
Ở Thái Bình nói riêng, cùng với sự phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH
đã dẫn đến sự biến động mạnh của môi trường; bên cạnh đó hiện tượng di dân,
chặt phá rừng bất hợp pháp, xử lý rác thải sinh hoạt chưa đúng cách…,cũng tác
động xấu vào môi trường một cách mạnh mẽ gây nên những vấn đề nóng bỏng
và bức xúc.
Trong những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị cũng như công nghiệp
hóa trên địa bàn thành phố Thái Bình diễn ra rất nhanh chóng, trong khi đó các
công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, xử lý nước
thải, thu gom và xử lý rác thải…chửa đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển đô
thị và gia tăng dân số. Do nguồn ngân sách nhà nước có hạn, nên việc đầu tư cho
lĩnh vực này còn khiêm tốn, mặt khác do sự thiếu ý thức của một số người dân
(như vứt rác thải sinh hoạt bừa bãi, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung…). Vì
vậy môi trường thành phố Thái Bình ngày càng xuống thấp trầm trọng, đặc biệt
là vấn đề cấp thoát nước và xử lý rác thải chưa kịp thời đã ảnh hưởng rất lớn đến
cuộc sống và sức khỏe người dân. Xuất phát từ những thực trạng trên tôi quyết


3


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
định chọn đề tài “Thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Thái Bình và một
số giải pháp khác phục”.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề nóng bỏng, gây nhiều bức xúc trong dư
luận xã hội hiện nay, nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta. Môi
trường cung cấp cho ta nơi để sống, sinh hoạt, sản xuất…nhưng nếu ta khai thác
không đi đôi với bảo vệ và cải tạo môi trường sẽ tạc động xấu trở lại với chúng
ta.Vì thời gian và trình độ hạn chế với đề tài này, bài nghiên cứu xin được giới
hạn:
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Thái
Bình về đất, nước, không khí.
- Phạm vi nghiên cứu: Thành phố Thái Bình.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luân: Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân
loại và hệ thống hóa tài liệu văn bản, lí luận.
-

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, phỏng vấn,

nghiên cứu sản phẩm hoạt động.
4. Mục tiêu nghiên cứu.
Thông qua khảo sát thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Thái Bình
trên cơ sở đề xuất một số biện pháp,kiến nghị, khác phục những hạn chế nhằm

cải thiện sự ô nhiêm môi trường ở thành phố Thái Bình, góp phần nâng cao chất
lượng cuộc sống người dân ở đây. Để đạt được mục tiêu trên, bài nghiên cứu cần
thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Làm rõ vai trò, ảnh hưởng của môi trường đối với đời sống con người và
xã hội.
4


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Khảo sát, nghiên cứu, đánh giá và rút ra một số nhận xét về thực trạng ô
nhiễm môi trường ở thành phố Thái Bình.
- Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm bảo vệ và cải tạo môi trường ở
thành phố Thái Bình.
5. Lịch sử nghiên cứu.
Ô nhiễm môi trường là một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp. Nó có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng với người dân nên được nhiều tác giả nghiên cứu từ lí luận
đến thực tế.
Cần có giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường ở thành phố Thái Bình
Thành phố Thái Bình đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi trường cao
Ô nhiễm môi trường do nước thải ở thành phố Thái Bình.
6. Đóng góp của đề tài.
Với đề tài này nếu thành công và đi vào cuộc sống tôi hy vọng sẽ phần nào
giải quyết được tình ô nhiễm môi trường ở thành phố Thái Bình góp phần nâng
cao đời sống người dân ở đây.
7. Cấu trúc đề tài.
Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về môi trường.
Chương 2: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Thái Bình.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường

ở thành phố Thái Bình.

Chương 1
5


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm môi trường
Môi trường có thể hiểu là: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu
tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh
hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên."
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người. Theo nghĩa hẹp không xét tới tài
nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên
quan tới chất lượng cuộc sống con người.
Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động
của con người. Ðó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực
vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng
nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên
khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất
thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm
phong phú.
Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Ðó là những
luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên

Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc,
gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội
định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức
mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác
với các sinh vật khác.
6


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm
tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc
sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết
cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí,
đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội...
Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao
gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống
con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn
bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ
chức xã hội như Ðoàn, Ðội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với
những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận,
thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư,
quy định.
Tóm lại, môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống
và phát triển.
1.1.2. Khái niệm ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Trên
thế giới, ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng

lượng vào môi trường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người,
đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác
nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn
(chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng
lượng như nhiệt độ, bức xạ.

7


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Tuy nhiên, môi trường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu
đến con người, sinh vật và vật liệu.
Theo Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam: "Ô nhiễm môi trường là sự làm
thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường".
1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường
Có nhiều dạng ô nhiễm môi trường, tuy nhiên có các dạng chính sau:
1.2.1. Ô nhiễm môi trường đất
Đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền móng cho
các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người. Đất
là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm
cho con người. Như vậy đất rất quan trọng đối với con người chúng ta.
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các
hoạt động của con người lam thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới
hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Người ta phân loại đất bị ô nhiễm theo 5 loại:
Do chất thải công nghiệp.

Do chất thải nông nghiệp
Do chất thải sinh hoạt.
Do dầu mỏ.
Do chất phóng xạ.
*Ô nhiễm đất do chất thải công nghiệp:

8


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Khí SO2, NOX, H2S,…sinh ra có thể chuyển hóa thành các gốc axit tạo
thành axit gây mưa axit làm mất cân bằng PH trong đất.
- Bụi chứa nhiều kim loại nặng (như chì, kẽm,…) sẽ lắng xuống đất sẽ làm
thay đổi thành phần đất tại đó và nhiễm độc đối với cây trồng và vật nuôi theo
đường dây chuyền thực phẩm. - Nước thải CN chứa nhiều chất vô cơ, các chất
hữu cơ, dung môi hữu cơ, các chất dầu mỡ, các chất tẩy rữa,… Nếu không được
xử lý trước khi thải ra ngoài chúng sẽ được lưu giữ trong đất nhờ sự di chuyển
lắng đọng hay thấm vào đất.
* Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp:
- Do thuốc bảo về thực vật:Nhiều thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) có thể tồn
lưu lâu dài trong đất. Khi thuốc bảo vệ thực vật xâm nhập vào môi trường đất
làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút. Do khả năng diệt khuẩn cao nên
TBVTV đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong đất, làm giảm hoạt
tính sinh học trong đất. Một số TBVTV như: clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin,
photpho hữu cơ v.v.
* Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học:
Khi sử dụng phân bón dư thừa, phần dư đó sẽ bị rữa trôi theo nước hoặc nằm
lại trên đất gây ô nhiễm môi trường.
Đối với phân bón vô cơ: Trong phân supe lân thường có còn khoảng 5% axit

H2SO4 tự do, khi đi vào môi trường đất sẽ làm giảm độ PH của đất. Do trong
đất có các ion Fe(III), Al(III) kết hợp với lượng phân bón supe dư thùa tạo thành
phophat kim loại không tan làm cho đất chai cứng và hủy diệt các vi sinh vật có
ích trong đất.
Đối với phân bón hữu cơ tự nhiên: Nếu không dùng đúng kỹ thuật và đúng
kiều lượng nên dễ gây ô nhiễm môi trường đất, gây hại cho động vật và con
người. Trong điều kiện yếm khí sẽ làm tăng quá trình khử, sinh ra các chất ô him
như H2S, CH4 và tạo mùi khó chịu, làm giảm pH của đất.
9


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
* Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt:
Chất thải sinh hoạt rất phức tạp, nó bao gồm các loại thức ăn thừa, rác thải
nhà bếp, làm vườn, đồ dùng hỏng, gỗ, thủy tinh, nhựa, các loại giấy thải, các
loại rác đường phố bụi, bùn, lá cây … Chúng được thu gom, tập trung, phân loại
và xử lý. Sau khi xử lý, chế biến thành phân hữu cơ hoặc chôn đốt. Cuối cùng
vẫn ảnh hưởng đến môi trường đất.Các bãi chôn lấp có mùi hôi thối ảnh hưởng
tới sinh vật trong đất, giảm lượng oxy trong đất. Do bùn cống rãnh của hệ thống
thoát nước của thành phố mà thành phần các chất hữu cơ, vô cơ, kim loại tạo
nên các hỗn hợp các phức chất và đơn chất khó phân hủy.
*Ô nhiễm đất do dầu mỏ:
Ô nhiễm dầu không chỉ ảnh hưởng tới môi trường biển mà còn ảnh hưởng tới
môi trường đất. Khi trên bề mặt đất có một lớp mỏng thì cũng cản trở quá trình
trao đổi chất của các sinh vật trong đất, các sinh vật trong đất sẽ chết dần. Khi
dầu xâm nhập vào đất, chúng làm thay đổi cấu trúc, đặc tính lý học và hóa học
của đất, chúng biến các hạt keo thành “trơ”, không có khả năng hấp phụ và trao
đổi nữa, làm cho vai trò đệm, tính oxy hóa, tính dẫn điện, dẫn nhiệt của môi
trường đất thay đổi mạnh. Dầu là hỗn hợp chất cao phân tử có thể tiêu diệt trực

tiếp hầu hết các thực vật, động vật, sinh vật trong đất.
* Ô nhiễm do chất phóng xạ:
Chất phóng xạ hủy hoại các cơ thể sống bởi vì nó khơi mào các phản ứng hóa
học độc hại đối với các mô tế bào. Ví dụ: Các liên kết trong các cấu trúc cao
phân tử sẽ bị bẻ gẫy. Trong các trường hợp ngộ độc phóng xạ cấp tính, tủy
xương, nơi tạo ra hồng cầu máu bị hủy hoại và số lượng hồng cầu trong máu bị
giảm sút. Nó còn làm tổn thương gen. Đối với sinh vật sống và con người: Làm
tuyệt chủng một số loài động thực vật quý, gây ra nhiều căn bệnh, dị tật lạ ở
người, làm suy thoái nòi giống con người. Đối với nông nghiệp: Làm thu hẹp
đất canh tác, gây ra các loại sâu bệnh kháng thuốc mới làm mất mùa. Ảnh hưởng
đến an ninh lương thực thực phẩm. Việc sử dụng rác để tái chế, sản xuất điện
10


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
năng và phân bón có thể đem lại một nguồn thu nhập và lợi ích lớn. Kiên quyết
ngăn chặn hóa chất giả: cũng đồng nghĩa ngăn chặn phân bón giả, thuốc bảo vệ
thực vật giả, thuốc kích thích thực vật giả… Tái chế các loại rác thải hoặc xử lý
hóa học, sinh học, vật lý các chất có thể gây ô nhiễm môi trường.Tiến hành đồng
loạt xử lý ô nhiễm nước và không khí. Xây dựng các nhà máy xử lý nước thải từ
các khu công nghiệp và khu dân cư ở các thành phố lớn. Hạn chế việc thất thoát
dầu ra môi trường và các vụ đắm tàu.
1.2.2. Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học
– sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn
nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật
trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là
vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt
chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất,

rồi thấm xuống nước ngầm. Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá
chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các
nguồn thải khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất các loại
rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình thường của con người
hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu cơ... sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà
không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và
tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối.
Theo Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: "Ô nhiễm nước là sự biến
đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và
gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi
và các loài hoang dã."
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt
và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng
11


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể
đồng hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các
khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Từ đó làm cho
hàm lượng oxi trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của
nước, gây suy thoái thủy vực. Ô nhiễm môi trường biển là do sự cố tràn dầu, các
loại chất thải và chất thải công nghiệp thải ra các con sông chưa được xử lý đúng
mức, các loại phân bón và thuốc trừ sâu ngấm vào nước ngầm.
1.2.3. Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng
trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả
mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi). Hiện nay, ô nhiễm môi trường

không khí đã là vẫn đề thời sự rất nóng bỏng của toàn thế giới chứ không còn là
của một quốc gia riêng nào nữa. Môi trường không khí đang có sự biến đổi rõ
rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và hệ sinh vật trên trái đất. Mỗi năm con
người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng
thải ra môi trường một lượng chất thải khổng lồ khác nhau như: Chất thải sinh
hoạt, chất thải từ các nhà máy – xí nghiệp...làm cho các loại khí độc tăng lên
nhanh.
1.2.4. Ô nhiễm tiếng ồn
Ô nhiễm tiếng ồn bao gồm: Tiếng ồn do xe cộ, máy bay, tàu, sinh hoạt, tiếng
ồn công nghiệp và các loại máy móc cơ khí khác.

1.2.5. Ô nhiễm sóng
Là do các loại sóng như sóng điện thoại, truyền hình, đài...tồn tại với mật độ
lớn.
1.2.6. Ô nhiễm phóng xạ
12


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Do các chất phóng xạ gây ra,làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con
người và sinh vật.
1.3. Vai trò và ảnh hưởng của môi trường đối với đời sống con người và
xã hội
Đối với sinh vật nói chung và con người nói riêng thì môi trường sống có các
chức năng cơ bản sau:
1.3.1 Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật
Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất
định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản
xuất...Như vậy chức năng này đòi hỏi môi trường phải có một phạm vi không

gian thích hợp cho mỗi con người. Không gian này lại đòihỏi phải đạt đủ những
tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hoá học, sinh học, cảnh quan và xã hội.
Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi tuỳ theo trình độ khoa
học và công nghệ. Tuy nhiên, trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ
với thế giới tự nhiên, có 2 tính chất mà con người cần chú ý là tính chất tự cân
bằng (homestasis), nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong
điều kiện khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái.
1.3.2. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời
sống và sản xuất của con người.
Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ
khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá
giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh dấu sự
khởi đầu của công cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực.
Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về cả
số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội.
Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên
gồm:
13


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học
và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái.
- Các thuỷ vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải
trí và các nguồn thuỷ hải sản.
- Động - thực vật: cung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý
hiếm.
- Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, nước, gió: có chức năng duy trì
các hoạt động trao đổi chất.

- Các loại quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt
động sản xuất...
1.3.3. Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
Trong quá trình sống, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi
trường. Tại đây các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi
trường khác sẽ bị phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào
hàng loạt các quá trình sinh địa hoá phức tạp.
Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số của nhân loại còn ít, chủ yếu do các quá
trình phân huỷ tự nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định
lại trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Sự gia tăng dân số thế giới nhanh
chóng, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá làm số lượng chất thải tănglên
không ngừng dẫn đến chức năng này nhiều nơi, nhiều chổ trở nên quá tải, gây ô
nhiễm môi trường.
Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong một khu vực nhất định gọi là
khả năng đệm (buffer capacity) của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn
khả năng đệm, hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp
nhiều khó khăn trong quá trình phân huỷ thì chất lượng môi trường sẽ giảm và
môi trường có thể bị ô nhiễm. Chức năng này có thể phân loại chi tiết như sau:
- Chức năng biến đổi lý - hoá học (phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng,
14


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
hấp thụ, tách chiết các vật thải và độc tố)
- Chức năng biến đổi sinh hoá (sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình ni tơ
và cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hoá)
- Chức năng biến đổi sinh học (khoáng hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá,
amôn hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá).
1.3.4. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người

Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con
người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:
- Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật
chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
- Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo
động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như
phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các
hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa...
- Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật,
các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ
để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác.

1.3.5. Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.
Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời
sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như:
tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực
tím từ năng lượng mặt trời.

Chương 2
THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở
15


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
2.1. Khái quát về thành phố Thái Bình
Thái Bình là tỉnh đồng bằng ven biển, thuộc hạ lưu của đồng bằng châu thổ
sông Hồng, sông Thái Bình. Thái Bình có địa giới hành chính bao gồm 269 xã, 7
thị trấn và 8 phường, 1 thành phố (thuộc đô thị loại 3). Toàn tỉnh có diện tích tự

nhiên 1.542,24 km2 và có hơn 50 km bờ biển cùng 5 cửa sông đổ ra biển. Dân
số: khoảng 1,8 triệu người (2003), mật độ dân số: 1.188 người/km2.
Thái Bình là tỉnh thuần nông, năng suất lúa bình quân 12 tấn/ha. Thu nhập
GDP/người là 3.889.000đ/người/năm (2003)

2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Thái Bình
2.2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
môi trường đất bởi các chất ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các
hoạt động của con người lam thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới
hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
Ở thành phố Thái Bình ô nhiêm môi trường đất có nhiều nguyên nhân,
nhưng chủ yếu là các nguyên nhân sau:
Do chất thải nông nghiệp
Do chất thải sinh hoạt.
Do chất phóng xạ.
Do chất thải nông nghiệp
- Do thuốc bảo về thực vật: Nhiều thuốc bảo vệ thực vật (TBVTV) có thể tồn
lưu lâu dài trong đất. Khi thuốc bảo vệ thực vật xâm nhập vào môi trường đất
làm cho tính chất cơ lý của đất giảm sút. Do khả năng diệt khuẩn cao nên
TBVTV đồng thời cũng diệt nhiều vi sinh vật có lợi trong đất, làm giảm hoạt
16


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
tính sinh học trong đất. Một số TBVTV như: clo hữu cơ, DDT, lindan, aldrin,
photpho hữu cơ v.v.
Việc người dân quá lạm dụng vào thuốc bảo vệ thực vật đã làm cho đất bị suy
giảm chất dinh dưỡng nghiêm trọng, người dân chỉ chú trọng vào việc sử dụng

thuốc mà không chú ý đến việc bảo vệ môi trường đất. Vì lợi ích trước mát
nhiều người bất chấp mọi thủ đoạn để tăng thêm thu nhập, từ đó môi trường đất
bị ô nhiêm trầm trọng ảnh hưởng đến thế hệ tương lai, bên cạnh đó những nông
phẩm trên mảnh đất đó cũng không đảm bảo chất lượng.
Do chất thải sinh hoạt.
Chất thải sinh hoạt rất phức tạp, nó bao gồm các loại thức ăn thừa, rác thải
nhà bếp, làm vườn, đồ dùng hỏng, gỗ, thủy tinh, nhựa, các loại giấy thải, các
loại rác đường phố bụi, bùn, lá cây … Chúng được thu gom, tập trung, phân loại
và xử lý. Nhưng thực tế các trung tâm xử lý chất thải sinh hoạt của thành phố
Thái Bình chưa xử lý được chiệt để chất thải sinh hoạt của thanh phố
Do chất phóng xạ.
Chất phóng xạ hủy hoại các cơ thể sống bởi vì nó khơi mào các phản ứng hóa
học độc hại đối với các mô tế bào.
2.2.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước.
Cùng với tốc độ tăng trưởng nhanh về kinh tế, Thái Bình đang phải đối mặt
với vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm, do sự gia tăng lượng
nước thải từ các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN), làng nghề,
sinh hoạt, y tế, nông nghiệp... Hiện nay, hầu hết nguồn nước thải từ các khu
công nghiệp, làng nghề, trang trại chăn nuôi, các hộ dân vẫn chưa được thu gom
và xử lý triệt để, chủ yếu đổ thẳng vào các sông, ngòi, ao, hồ.

Toàn tỉnh có hơn 240 làng nghề, trên 250 doanh nghiệp và hàng nghìn cơ sở
sản xuất kinh doanh trong làng nghề như: dệt vải, chế biến lương thực, thực
17


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
phẩm, thủ công mỹ nghệ, thêu ren, chạm bạc, chế biến thủy - hải sản…, góp
phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn.

Nhưng chủ yếu hoạt động với quy mô nhỏ, tự phát, công nghệ sản xuất lạc hậu,
chắp vá, nằm phân tán trong khu dân cư nên nước thải không được thu gom, xử
lý theo quy định, thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường nông thôn.

Thời gian qua, hàng chục cơ sở sản xuất lạc hậu không có hệ thống xử lý
nước thải “được” cơ quan quản lý các cấp cho vào danh sách “đen” vẫn ngày
đêm xả nước thải ô nhiễm mà chẳng mấy quan tâm đến trách nhiệm của mình
trước pháp luật. Toàn tỉnh mới có 2 KCN Nguyễn Ðức Cảnh, Phúc Khánh đã
đầu tư xây dựng khu xử lý nước thải tập trung, đi vào vận hành; KCN Gia Lễ
đang đầu tư xây dựng; 3 KCN còn lại chưa có khu xử lý nước thải. Tại 6 KCN
có gần 150 dự án đầu tư, vẫn còn một số dự án chưa có thủ tục hành chính về
môi trường. Với lượng nước thải phát sinh khoảng 10.000 m 3/ngày đêm nhưng
chỉ có số ít doanh nghiệp đầu tư xây dựng hệ thống nước thải đạt tiêu chuẩn quy
định.

Tại 31 CCN đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết thì mới chỉ có 5 CCN có
thủ tục hành chính về môi trường, 100% các CCN chưa xây dựng khu xử lý
nước thải tập trung. Vẫn còn hơn 200 dự án đầu tư vào các CCN chưa có thủ tục
hành chính về môi trường. Hiện nay, nhiều ao hồ, sông ngòi trên địa bàn tỉnh,
đặc biệt là khu vực Thành phố Thái Bình đang phải “gồng” mình gánh chịu tình
trạng ô nhiễm môi trường nước. Các sông: Bari, Kiến Giang, 3/2, Vĩnh Trà, Bồ
Xuyên... đang trong tình trạng ô nhiễm, nước đều chuyển sang màu đen, với các
chỉ số BOD5, COD, N, H2S... vượt mức so với quy chuẩn Việt Nam.

18


Ô nhiễm môi trường

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội


Ðoàn viên thanh niên huyện Ðông Hưng tham gia thu vớt bèo bồng, khơi
thông dòng chảy.

Trong sản xuất nông nghiệp, tình trạng lạm dụng phân bón hữu cơ, phân bón
hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bị cấm
sử dụng, quá hạn sử dụng đang là những áp lực chính cho môi trường nước. Các
loại hóa chất này một phần cây hấp thụ, phần còn lại ngấm vào đất, nước, gây ô
nhiễm nguồn nước, đất và giảm đa dạng sinh học.

Với diện tích cấy lúa gần 80.680 ha, mỗi năm toàn tỉnh sử dụng gần 550.000
tấn phân hữu cơ, 210.000 tấn phân bón vô cơ và trên 620 tấn hóa chất bảo vệ
thực vật các loại. Do đó, lượng phân bón, hóa chất hòa tan trong nước ruộng
được tiêu thoát vào các kênh, sông trục tiêu của 2 hệ thống thủy lợi ,vì vậy
nguồn nước mặt có xu hướng ô nhiễm ngày càng tăng.

Với trên 1.000 trang trại, 14.000 gia trại chăn nuôi và hàng nghìn hộ gia đình
chăn nuôi nhỏ lẻ mà hầu hết là chăn nuôi tự phát, tận dụng nằm ngay trong khu
19


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
dân cư, hơn nữa đa số vẫn chưa được xử lý theo đúng quy định, thải trực tiếp ra
môi trường đã và đang gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm.

Toàn tỉnh hiện có hơn 1 triệu con lợn, trên 11 triệu con gia cầm, vài nghìn
con trâu, bò thì tổng lượng chất thải, nước thải chăn nuôi thải ra môi trường
hàng ngày là rất lớn. Hơn nữa, với tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm
diễn biến rất phức tạp nên khi dịch bệnh xảy ra, việc tiêu hủy và xử lý hóa chất

nếu không đúng quy trình kỹ thuật thì đây cũng chính là nguồn gây ô nhiễm cho
môi trường đất, nước mặt, nước ngầm của địa phương.

2.2.3. Thực trạng ô nhiễm môi trường không khí.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tập trung chủ yếu ở các khu công
nghiệp, nhà máy như: khu công nghiệp Tiền Phong, Nguyễn Đức Cảnh, Phúc
Khánh, khu khí mỏ Tiền Hải và một số xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, xi
măng. Nồng độ bụi tại các khu vực này cao, gấp khoảng 3 lần TCVN. Riêng khu
khí mỏ Tiền Hải và khu công nghiệp Tiền Phong, hàm lượng SO 2 cao hơn các
nơi khác.
Tại làng nghề: Làng nghề chạm bạc Đồng Xâm sử dụng axit HNO 3 để tẩy rửa
nên trong môi trường không khí, chỉ tiêu NO 2 gấp 6 lần TCVN. Làng nghề mây
tre đan Thượng Hiền dùng lưu huỳnh để sấy nên hàm lượng SO 2 trong không
khí gấp 1,5 lần TCVN.
2.2.4: Chất thải rắn
Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thái Bình khoảng 150
tấn/ngày, rác y tế khoảng 1 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt khoảng
70% còn lại thải ra môi trường. Rác thải công nghiệp chưa thống kê được và

20


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
chưa có biện pháp xử lý. Chất thải y tế cũng chưa được xử lý và thải trực tiếp ra
môi trường
2.2.5: Ô nhiễm do làng nghề
Thái Bình hiện có 132 làng nghề, trong đó một số làng nghề gây ô nhiễm
nghiêm trọng như:
- Làng nghề tẩy nhuộm: Nam Cao, Thái Phương (Hưng Hà)

- Làng nghề chạm bạc: Lê Lợi, Hồng Thái, Trà Giang ( Kiến Xương)
- Làng nghề chế biến nông sản thực phẩm: Vũ Hội, Đông Thọ, Đông Hải
- Trang trại chăn nuôi: Đông Kinh, Thuỵ Ninh (gây ô nhiễm môi trường nước)
2.2.6: Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật
Thái Bình là tỉnh thuần nông, lượng thuốc BVTV sử dụng hàng năm lớn,
khoảng 12% khối lượng thuốc BVTV của cả nước. Hàm lượng thuốc BVTV
trong đất và nước trong nội đồng của tỉnh khá cao (trong nước mặt: 0,0079 –
0,1756 mg/l, trong đất 7,542 – 70,564 mg/l). Tại các vùng cửa sông ven biển
Thái Bình, hàm lượng thuốc BVTV lên tới 5,2 – 203,2 mg/l gấp nhiều lần
TCVN. (TCVN 5945:1995 – A: 0,15mg/l).
2.2.7: Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng:
Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Thái Bình
có 13 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng phải xử lý triệt để, trong đó
có 02 kho thuốc BVTV phải di dời ra khỏi khu dân cư giai đoạn 2003 – 2005, 06
cơ sở sản xuất kinh doanh, 01 bãi rác và 03 bệnh viện phải xử lý đến năm 2007.
Tính đến nay, Thái Bình đã có 05 cơ sở đã được cấp chứng nhận hoàn thành các
biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường triệt để, 01 cơ sở cơ bản hoàn thành các
biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường nhưng chưa được chứng nhận hoàn
thành (Bãi rác Lộc Hòa), 02 cơ sở đã giải thể, 04 cơ sở còn lại đã triển khai các

21


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
biện pháp xử lý ô nhiễm và 01 cơ sở chưa tiến hành các biện pháp xử lý ô
nhiễm.

Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ

MÔI TRƯỜNG Ở THÀNH PHỐ THÁI BÌNH
3.1. Chủ trương chính sách Nhà nước về bảo vệ môi trường
Theo Luật Bảo vệ môi trường, chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi
trường được quy định cụ thể như:
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ
gia đình, cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường.
Ðẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, vận động, kết hợp áp dụng các biện pháp
hành chính, kinh tế và các biện pháp khác để xây dựng ý thức tự giác, kỷ cương
trong hoạt động bảo vệ môi trường.

Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phát triển năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo; đẩy mạnh tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu chất thải.
Ưu tiên giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc; tập trung xử lý các cơ sở
gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phục hồi môi trường ở các khu vực bị ô
nhiễm, suy thoái; chú trọng bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư.
Ðầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển; đa dạng hóa các nguồn vốn
đầu tư cho bảo vệ môi trường và bố trí khoản chi riêng cho sự nghiệp môi
trường trong ngân sách nhà nước hằng năm.

22


Ô nhiễm môi trường
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Ưu đãi về đất đai, thuế, hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường
và các sản phẩm thân thiện với môi trường; kết hợp hài hoà giữa bảo vệ và sử
dụng có hiệu quả các thành phần môi trường cho phát triển.
Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích nghiên cứu, áp dụng và
chuyển giao các thành tựu khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường; hình
thành và phát triển ngành công nghiệp môi trường.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế; thực hiện đầy đủ các cam kết
quốc tế về bảo vệ môi trường; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện
hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
Phát triển kết cấu hạ tầng bảo vệ môi trường; tăng cường, nâng cao năng lực
quốc gia về bảo vệ môi trường theo hướng chính quy, hiện đại.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường
3.2.1. Giải pháp bảo vệ môi trường
Vấn đề quan trọng nhất ở thành phố Thái Bình hiện nay trong bảo vệ môi
trường và tài nguyên đất là bảo vệ đất canh tác, chống thoái hóa đất, nguồn nước
và không khí.

Để bảo vệ đất canh tác cần quy hoạch sử dụng đất hợp lý, hạn chế chuyển đổi
đất canh tác, đặc biệt là đất trồng lúa nước thành đất nông nghiệp, đất đô thị.
Thành phố định hướng đúng từ đầu việc quy hoạch mở rộng các khu đô thị và
khu công nghiệp để tránh tối đa sự mất đất canh tác, trong một số trường hợp
cần thiết, tiến hành lập bản đồ khoanh vùng bảo vệ các vùng đất nông nghiệp.
Quy hoạch xây dựng và củng cố hệ thống đê bảo vệ đất canh tác. Tiếp tục bổ
sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn các chính sách và pháp luật về quyền sở hữu, sử
dụng và quản lý nhà nước về đất; lồng ghép tốt chính sách quốc gia với các kế
hoạch hành động quốc tế về việc chống thoái hóa và sử dụng đất bền vững.

23


×