Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Thế giới tuổi thơ trong tác phẩm kính vạn hoa của nguyễn nhật ánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1022.04 KB, 84 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, với tình cảm chân thành em xin trân trọng
cảm ơn Trường Đại học Quảng Bình, giảng viên khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm
non đã tận tình giảng dạy, động viên, khích lệ, giúp đỡ em trong quá trình học
tập, nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên - TS. Nguyễn Thị
Nga đã hướng dẫn em để hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn giáo viên chủ nhiệm đã động viên khi em gặp khó khăn, tạo
điều kiện giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn lo lắng động viên và ủng hộ em trong
suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận.
Do điều kiện về thời gian cũng như năng lực nghiên cứu của bản thân còn
hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi nhũng thiếu sót, rất mong được các ý
kiến đóng góp của quý thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài được hoàn
chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn !
Quảng Bình, ngày 30 tháng 5 năm 2017
Tác giả

Đặng Thị Thu

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện dưới
sự hướng dẫn của giảng viên – TS. Nguyễn Thị Nga. Các tài liệu, những nhận
định trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
về nội dung khoa học của công trình này.
Quảng Bình, ngày 30 thán 5 năm 2017
Tác giả khóa luận


Đặng Thị Thu

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................. ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG KÍ HIỆU ............................................................................. v
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................ 2
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu ............................................................. 5
6. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 6
7. Cấu trúc của đề tài ............................................................................................. 7
NỘI DỤNG ........................................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ TÁC
GIẢ NGUYỄN NHẬT ÁNH ................................................................................ 8
1.1. Văn học thiếu nhi ........................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 8
1.1.2. Đặc điểm của văn học thiếu nhi Việt Nam ................................................. 9
1.1.3. Quá trính hình thành, phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam ............ 11
1.2. Nhân vật văn học và thế giới nhân vật ......................................................... 16
1.2.1. Nhân vật văn học ....................................................................................... 16
1.2.2. Thế giới nhân vật....................................................................................... 17
1.3. Nguyễn Nhật Ánh – nhà văn của thiếu nhi .................................................. 18
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp .............................................................................. 18

1.3.2. Quan điểm sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh ............................................. 24
1.3.3 Tác phẩm Kính vạn hoa ............................................................................. 27
CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TUỔI THƠ TRONG TÁC PHẨM KÍNH
VẠN HOA CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH ......................................................... 35
2.1. Tên gọi tuổi thơ ............................................................................................ 35
2.1.1. Tên khai sinh ............................................................................................. 35
2.1.2. Tên ngộ nghĩnh.......................................................................................... 36
2.2. Tính cách tuổi thơ......................................................................................... 38
iii


2.2.1. Hồn nhiên, trong sáng, giàu lòng nhân ái ................................................. 38
2.2.2. Năng động, tự chủ .................................................................................... 40
2.2.3. Vừa trẻ con vừa người lớn ........................................................................ 43
2.2.4. Nhiều tật xấu ............................................................................................. 46
2.3. Hành động tuổi thơ ....................................................................................... 47
2.3.1. Hành động tự phát ..................................................................................... 48
2.3.2. Hành động mang tính chất nghĩa vụ ......................................................... 49
2.4. Nội tâm tuổi thơ ........................................................................................... 50
2.4.1. Nội tâm bộc phát ....................................................................................... 51
2.4.2. Nội tâm có chiều sâu ................................................................................. 52
CHƯƠNG 3: KHÔNG GIAN, NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TUỔI THƠ
TRONG TÁC PHẨM KÍNH VẠN HOA CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH.......... 56
3.1. Không gian tuổi thơ...................................................................................... 56
3.1.1. Không gian trường học.............................................................................. 56
3.1.2. Không gian gia đình .................................................................................. 59
3.1.3. Không gian vui chơi .................................................................................. 62
3.2. Ngôn ngữ nhân vật tuổi thơ.......................................................................... 65
3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại.................................................................................... 65
3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại .................................................................................. 68

3.3. Giọng điệu tuổi thơ....................................................................................... 70
3.3.1. Giọng điệu hồn nhiên ................................................................................ 71
3.3.2 Giọng điệu trầm tư ..................................................................................... 74
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 78

iv


DANH MỤC BẢNG KÍ HIỆU

Kí hiệu

Chú giải

[27;tr18]

Trích dẫn từ tài liệu tham khảo 27 trang 18

v


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Thiếu nhi là một giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách mang tính
đặc thù và có ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời mỗi con người. Bởi vậy giáo
dục thiếu nhi là một công việc có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành và
phát triển nhân cách của lứa tuổi này. Ở nước ta, tuy văn học thiếu nhi đến thế
kỷ XX mới xuất hiện nhưng đến nay đã có nhiều tác giả, tác phẩm được đông
đảo bạn đọc đón nhận như Tô Hoài, Võ Quảng, Phạm Hổ, Đoàn Giỏi, Thy

Ngọc, Trần Thanh Địch, Văn Trọng, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần.
Qua những trang văn, trang thơ ấy cuộc sống với đầy đủ âm điệu, màu sắc kì
thú được tái hiện đưa các em đến thế giới của những câu chuyện cổ tích và ở đó
là cả một bầu trời tình yêu thương ấm áp. Với những lí do đó mà văn học viết
cho trẻ thơ là mảng đề tài cực kì quan trọng.
Tác phẩm văn học có tác dụng giáo dục rất lớn trong việc hình thành nhân
cách, tâm hồn trẻ, có vị trí quan trọng trong quá trình dạy học ở Tiểu học nói
riêng và giáo dục trẻ thơ nói chung. Những tác phẩm được dạy trong chương
trình tiếng Việt tiểu học thường là tác phẩm trọn vẹn hoặc trích đoạn của tác giả
Việt Nam và thế giới. Đa phần đều mang phong cách trẻ thơ, phù hợp với tâm lí
tiếp nhận của đọc giả nhỏ tuổi nhằm giáo dục cho các em những giá trị nhân
văn, tinh thần hướng thiện, lòng say mê cái đẹp, những hiểu biết về xã hội. Tác
phẩm văn học thiếu nhi vừa đến với các em trực tiếp (khi các em tự học), vừa
gián tiếp, tích cực: thông qua vai trò trung gian, qua sự phân tích, hướng dẫn,
gợi ý, gợi mở của người giáo viên. Văn học thiếu nhi trong nhà trường Tiểu học
là một trong những công cụ giáo dục đặc biệt với sự tác động của môi trường
đặc thù (trường học, lớp học) và dưới sự dẫn dắt của giáo viên. Đó vừa là
phương tiện, công cụ nhận thức, vừa là đối tượng thẩm mĩ của những độc giả
đặc biệt – học sinh.
Trong số các tác giả đương đại viết cho thiếu nhi nổi bật nhất là tác giả
Nguyễn Nhật Ánh. Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút tài năng với nỗ lực cách
tân không ngừng về mặt tư duy cũng như nghệ thuật. Mỗi tác phẩm của ông ra
1


đời đều mang tới một ấn tượng mới mẻ cho người đọc. Với giọng văn hài hước
nhẹ nhàng cùng nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc những trang văn của ông
thực sự hấp dẫn các độc giả không chỉ là trẻ em mà cả với những ai “từng là trẻ
em”. Nguyễn Nhật Ánh thấu hiểu tâm lí trẻ thơ một cách tinh tế, và hơn thế văn
phong của ông luôn nhẹ nhàng, hài hước, đáng yêu và không kém phần ý nghĩa

khiến cho độc giả luôn cảm thấy vui vẻ, gần gũi khi đọc tác phẩm. Sẽ rất thiếu
sót khi nhắc đến Nguyễn Nhật Ánh mà không kể đến bộ truyện Kính vạn hoa.
Bộ truyện Kính vạn hoa là thành công lớn của tác giả với việc xây dựng thế
giới nhân vật đồ sộ với hơn 200 nhân vật, chủ yếu là nhân vật trẻ em đang trong
độ tuổi cắp sách đến trường. Tập truyện đi sâu khai thác đời sống của các em
nhỏ nơi thành thị với nhiều hoàn cảnh, tính cách, tài năng khác nhau. Tác giả
Nguyễn Nhật Ánh đi sâu vào ngõ ngách tâm tư, sự thay đổi tâm lí của lứa tuổi
mới lớn một cách không thể tinh tế hơn.
Nghiên cứu về tác giả Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông tính đến
nay đã có nhiều công trình lớn nhỏ. Chúng tôi xuất phát từ tình yêu mến trẻ thơ,
khâm phục tài năng của tác giả, yêu thích những sáng tác của nhà văn nên đã
quyết định lựa chọn đề tài Thế giới tuổi thơ trong tác phẩm Kính vạn hoa của
Nguyễn Nhật Ánh để nghiên cứu nhằm đóng góp thêm một hướng tiếp cận
mới, góc nhìn mới về thế giới tuổi thơ được đánh giá là kỉ lục của văn học Việt
Nam nói chung và văn học viết cho thiếu nhi nói riêng này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi được tiếp xúc, tham khảo một
số tài liệu sau: Tên tuổi của Nguyễn Nhật Ánh và một loạt tác phẩm của ông
xuất hiện khá nhiều trên các báo, tạp chí, trên các trang thông tin điện tử, trong
các cuốn sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam cũng như ở cả những
tài liệu không trực tiếp liên quan đến văn học. Trước hết là ở các ấn phẩm mang
tính chất chuyên ngành như các sách nghiên cứu về văn học thiếu nhi, trong số
các tài liệu trên đáng chú ý nhất là công trình Bách khoa thư Văn học thiếu nhi
Việt Nam do hai tác giả Vân Thanh và Nguyên An biên soạn. Hai tác giả đã sưu
tầm và giới thiệu một loạt các bài viết về văn học thiếu nhi Việt Nam, trong đó
2


có nhiều bài của các tác giả khác nhau như Lã Thị Bắc Lý, Vũ Thị Hương, Lê
Quốc Minh, Vân Thanh, có đề cập đến Nguyễn Nhật Ánh và tác phẩm của ông.

Đánh giá chung về Kính vạn hoa, trước hết, phải kể đến công trình Truyện
viết cho thiếu nhi sau năm 1975 của nhà phê bình Lã Thị Bắc Lý. Tác giả đã có
những đổi mới quan niệm về con người và một vài phương diện nghệ thuật như
xây dựng nhân vật, giọng điệu trần thuật...“hàng loạt thông tin, hàng loạt sự
kiện nối tiếp nhau xoay quanh các nhân vật đầy cá tính sắc nét…những cá tính
này không bộc lộ ngầm mà tự biểu hiện bằng ngôn ngữ, hành động hết sức sống
động”[27;tr68].
Vân Thanh, nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi, trên Tạp chí Văn học đã
từng nhận xét: “Truyện của Nguyễn Nhật Ánh có khả năng đi vào lòng người bởi
tình cảm nồng hậu của tác giả đối với các lứa tuổi trẻ thơ mà anh luôn yêu quý
và tôn trọng. Có trái ngược chăng, ở tuổi trưởng thành, Nguyễn Nhật Ánh đã
phải chịu đựng biết bao gian lao, vất vả và cay đắng, nhưng viết về lứa tuổi này,
anh lại không hề đi vào những chua chát, mỉa mai, oán hận đời. Anh luôn muốn
truyền cho các em lòng tin vào cuộc sống và nghị lực vượt mọi khó khăn”. Lòng
tin yêu cuộc sống và nghị lực vượt khó khăn là những đức tính tốt đẹp của thiếu
nhi đã được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh truyền tải qua câu chuyện của mình một
cách gần gũi với thiếu nhi nhất.
Tác giả Vũ Thị Hương cũng thể hiện mối quan tâm của mình với Nguyễn
Nhật Ánh và các tác phẩm của ông qua công trình Thế giới nghệ thuật truyện
Nguyễn Nhật Ánh (Luận văn thạc sĩ khoa học Ngữ văn, chuyên ngành Văn học
Việt Nam hiện đại, 2009, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội). Đi sâu vào tìm
hiểu thế giới nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh, Vũ Thị Hương đã nêu ra quan
điểm nghệ thuật truyện Nguyễn Nhật Ánh, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân
vật, nghệ thuật tổ chức cốt truyện, vấn đề thời gian và không gian nghệ thuật
trong các tác phẩm truyện của Nguyễn Nhật Ánh.
Luận văn“Đặc điểm truyện Nguyễn Nhật Ánh” của học viên Bùi Thị Thu
Thủy, chuyên ngành Lí luận văn học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, năm 2011. Đây là công trình thuộc chuyên ngành lí luận văn học bởi vậy
3



mà tác giả đưa ra cơ sở lí luận tiếp sau đó áp chúng vào những sáng tác của
Nguyễn Nhật Ánh từ đó làm nổi bật lên những đặc điểm lớn của truyện Nguyễn
Nhật Ánh.
Bên cạnh các ấn phẩm trên, các bài viết về Nguyễn Nhật Ánh và các tác
phẩm của ông còn xuất hiện trên các báo khác như Người lao động, Tiền phong
chủ nhật, Tiền phong, Tuổi trẻ, Sài Gòn giải phóng, Lao động, Mực tím, Khăn
quàng đỏ,…; các tạp chí Thế giới mới, Kiến thức ngày nay…; trên các báo điện
tử và các trang thông tin điện tử như Sài Gòn giải phóng online, Vietnamnet,
VnExpress, Evan.net, Phongdiep.net,…Viết về bộ truyện Kính vạn hoa có các
bài như: Kính vạn hoa - Phép lạ giữa ngày thường (Văn Hồng, Tuần báo văn
nghệ số 23 ngày 8/6/1996); Kính vạn hoa: Còn chút gì để nhớ (nhiều tác giả,
nhà xuất bản Kim Đồng, 2005) , Nguyễn Nhật Ánh và Kính vạn hoa (Lê Phương
Liên, Báo Tiền Phong ngày 26/9/1996); ….
Nhà văn Nguyễn Quang Lập nhận xét về tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh
trên báo Tuổi trẻ (8/12/2010) như sau: “Có thể nói mỗi cuốn sách của Nguyễn
Nhật Ánh như mỗi chuyến tàu về tuổi thơ. Ở đó có nhiều toa, mỗi toa là mỗi bất
ngờ mỗi thú vị mỗi háo hức mỗi say mê, khi làm ta bật cười khi làm ta rưng
rưng hoặc ngồi lặng đi suy ngẫm. Khi đã theo con tàu của Nguyễn Nhật Ánh để
đi về tuổi thơ một lần, tôi tin mỗi lần Nguyễn Nhật Ánh rung chuông, người ta
khó lòng bỏ qua một tấm vé để lại được cùng anh háo hức lên tàu”[18;tr1].
Gần đây, xuất hiện cuốn sách có tên “Nguyễn Nhật Ánh – hoàng tử bé trong thế
giới tuổi thơ” được nhà thơ Lê Quốc Minh biên soạn (2012) đã tập hợp khá đầy
đủ về những gì liên qua đến cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh.
Từ những đánh giá, nhận xét xác đáng, cùng với những công trình nghiên
cứu công phu của các tác giả như trên đã cho thấy sự quan tâm của độc giả, giới
nghiên cứu đến “hiện tượng” Nguyễn Nhật Ánh là không hề nhỏ. Cống hiến của
nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đối với nền văn học thiếu nhi vẫn đang còn tiếp tục.
Vì vậy các công trình nghiên cứu về Nguyễn Nhật Ánh vẫn được thực hiện.
Khóa luận này như một lời tri ân đối với nhà văn vì ông đã có những đóng góp


4


quan trọng cho nền văn học thiếu nhi nói chung và các thế hệ trẻ Việt Nam nói
riêng.
3. Mục đích nghiên cứu
- Khẳng định tài năng, vai trò và những đóng góp của Nguyễn Nhật Ánh
trong nền văn học viết cho thiếu nhi nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
- Tìm hiểu đặc điểm nổi bật của thế giới nhân vật tuổi thơ trong tác phẩm
Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh.
- Tìm hiểu một số đặc sắc nghệ thuật thể hiện thế giới tuổi thơ trong tác
phẩm Kính vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung vào việc tìm hiểu thế giới tuổi thơ trong tác phẩm Kính vạn
hoa của Nguyễn Nhật Ánh.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi đề tài: Bộ truyện Kính vạn hoa của tác giả Nguyễn Nhật Ánh (Nhà
xuất bản Kim Đồng, 2005).
Ngoài ra khóa luận còn tham khảo thêm một số tác phẩm khác của nhà
văn, một số tài liệu tham khảo, bài viết trên internet trong quá trình thực hiện đề
tài với mục đích tạo sự so sánh khi cần thiết và tạo sự phong phú cho đề tài, dẫn
chứng và minh chứng.
5. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trong phạm vi có hạn của một khóa luận, tôi tập trung nghiên cứu những
nội dung chính như sau:
- Khái quát về văn học thiếu nhi và tác giả Nguyễn Nhật Ánh.
- Sơ lược lí luận về nhân vật văn học và thế giới nhân vật.

- Khai thác thế giới tuổi thơ trong Kính vạn hoa làm nổi bật lên sự phong
phú, đa dạng trong tâm hồn trẻ thơ, cách khắc họa tính cách, hành động, nội tâm,
cách thâm nhập vào đời sống của thế giới tuổi thơ để thấy rõ tài năng của tác giả

5


Nguyễn Nhật Ánh, tâm huyết của ông với thiếu nhi, và những phương diện liên
quan đến sự hình thành nhân cách thiếu nhi.
- Tìm hiểu về không gian, ngôn ngữ và giọng điệu tuổi thơ trong Kính vạn
hoa.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ yêu cầu của đối tượng và mục đích nghiên cứu, khóa luận
vận dụng một một số phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Chúng tôi đã dựa trên một số tài liệu
nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình nghiên cứu cùng sự tìm tòi, phát hiện
của bản thân trên văn bản của các tập truyện trong bộ Kính vạn hoa để làm cơ sở
cho việc tiếp cận và tìm hiểu tập truyện nhằm phục vụ tốt hơn cho đề tài.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này giúp chúng tôi có sự
liên hệ, đối chiếu, so sánh những điểm giống và khác nhau trong cách thể hiện
thế giới tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh. Qua đó, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng
mức về tài năng, tâm hồn Nguyễn Nhật Ánh và những đóng góp cho nền văn
học thiếu nhi qua bộ truyện Kính vạn hoa.
- Phương pháp hệ thống: Phương pháp này giúp tôi hiểu bao quát tác phẩm
để thấy rõ đặc điểm nổi bật và mối quan hệ của từng nhân vật tuổi thơ.
- Phương pháp thống kê: Qua việc khảo sát tập truyện, tôi sẽ thống kê các
yếu tố liên quan đến thế giới tuổi thơ có tính khái quát trong tập truyện. Trên cơ
sở này, chúng tôi tìm ra nét riêng, nét độc đáo của tài năng Nguyễn Nhật Ánh.
6. Đóng góp của đề tài
Tập trung nghiên cứu thế giới tuổi thơ trong tác phẩm Kính vạn hoa

của Nguyễn Nhật Ánh nhằm:
- Hệ thống hóa nhân vật tuổi thơ trong bộ truyện Kính vạn hoa. Chỉ rõ đặc
điểm nhân vật, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu thể hiện của tác
phẩm.
- Đề tài là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích cho học sinh, sinh viên, giảng
viên và những ai yêu thích tác phẩm.

6


7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung chính của đề tài gồm có 3
chương:
Chương 1: Khái quát chung về văn học thiếu nhi và tác giả Nguyễn Nhật
Ánh
Chương 2: Thế giới nhân vật tuổi thơ trong trong tác phẩm Kính vạn hoa
của Nguyễn Nhật Ánh
Chương 3: Không gian, ngôn ngữ, giọng điệu tuổi thơ trong tác phẩm Kính
vạn hoa của Nguyễn Nhật Ánh

7


NỘI DỤNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HỌC THIẾU NHI VÀ TÁC
GIẢ NGUYỄN NHẬT ÁNH
1.1. Văn học thiếu nhi
1.1.1. Khái niệm
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán: Theo nghĩa hẹp văn học
thiếu nhi gồm những tác phẩm văn học hoặc phổ cập khoa học dành riêng cho

thiếu nhi. Tuy vậy, khái niệm văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm
vi rộng rãi những tác phẩm văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào
phạm vi đọc của thiếu nhi [15;tr412].
Bách khoa thư Văn học thiếu nhi Việt Nam quan niệm về văn học thiếu nhi
tường tận hơn, chi tiết hơn. Khái niệm văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều
góc độ: chủ thể sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp
nhận… “Cụ thể: Mọi tác phẩm được mọi nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo
dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là
thiếu nhi, và đôi khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, một đồ
vật, một cái cây… Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em mà
cũng là các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi. Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thú
tìm đọc. Bởi vì các em đã tìm thấy trong đó cách nghĩ cách cảm cùng những
hành động gần gũi với cách nghĩ cách cảm và cách hành động của chính các
em, hơn thế, các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một sự răn dạy,
với những nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích… trong quá
trình hoàn thiện tính cách của mình. Như thế, văn học thiếu nhi là người bạn
thông minh và mẫn cảm của thiếu nhi”[28;tr6].
Hiện chưa có một khái niệm chính xác và đầy đủ về văn học thiếu nhi mà
chỉ có những tiêu chí để xác định khái niệm này. Thứ nhất là tính chất giáo dục
trong tác phẩm viết cho thiếu nhi phải được đặt ra một cách rõ ràng, dứt khoát
và đưa lên hàng đầu (yêu cầu này đối với tác phẩm văn học cho người lớn cũng
rất quan trọng nhưng đối với thiếu nhi lại càng đặc biệt quan trọng hơn); thứ hai
là có hình thức tươi vui, hồn nhiên, dí dỏm, giàu yếu tố tưởng tượng; thứ ba là
8


hình tượng văn học phải chân thực, cụ thể, sinh động, phù hợp với tâm lý trẻ
thơ; thứ tư là ngôn ngữ phải trong sáng, giản dị và dễ hiểu.
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh thì quan niệm: “Tác phẩm văn học thiếu nhi
trước hết và chủ yếu là những tác phẩm viết cho thiếu nhi chứ không chỉ là viết

về thiếu nhi” [12]. Văn học thiếu nhi là văn học phục vụ cho những bạn đọc nhỏ
tuổi, do đó phải xem thiếu nhi là đối tượng cảm thụ chứ không đơn giản chỉ là
đối tượng miêu tả, dù rằng viết về thiếu nhi cho thiếu nhi đọc bao giờ cũng được
xem là phương pháp thích hợp nhất.
Do “tính đặc thù của nền văn học thiếu nhi là ở chỗ nó chiếu cố đến đặc
điểm của độc giả thiếu nhi và chiếu cố đến tính đặc thù và tâm lý nhi đồng”
(Coócnhiêvích) nên văn học thiếu nhi ở dân tộc nào, đất nước nào cũng đến
được với thiếu nhi, tồn tại trong lòng độc giả nhí bằng chính sức sống tiềm tàng
theo cách riêng của nó. Mỗi “tác phẩm văn học viết cho các em là một công
trình sư phạm. Người viết cần cân nhắc nên nói cái gì, nói như thế nào để có lợi
cho tâm hồn các em mà không ảnh hưởng đến sự thể hiện nghệ thuật ”(Võ
Quảng) dù là thể loại nào.
Như vậy, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học mà nhân vật trung
tâm hoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là con người, hoặc là thế giới tự
nhiên… nhưng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung gần gũi, quen thuộc
với vốn trải nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác dụng hoàn
thiện đạo đức, tâm hồn cho trẻ.
1.1.2. Đặc điểm của văn học thiếu nhi Việt Nam
Văn học thiếu nhi Việt Nam có sự đóng góp của rất nhiều thế hệ nhà văn,
trong đó có cả những cây bút nhí. Từ sự đa dạng của chủ thể sáng tác, văn học
thiếu nhi Việt Nam phát triển với sự phong phú về đề tài, thể loại và phong cách
nghệ thuật.
Về hình thức văn học thiếu nhi chứng kiến sự góp mặt của thơ trữ tình,
truyện thơ, truyện ngắn, truyện dài, tiểu thuyết, tự truyện... Trong số đó, truyện
thơ với tư cách là những tác phẩm tự sự bằng thơ trở thành thể loại mang tính
trung gian, lưỡng hợp. Sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình là một lợi thế của truyện
9


thơ trong vệc phản ánh hiện thực và biểu đạt xúc cảm. “Bằng hình thức kể có

cốt truyện, nhà thơ có điều kiện đi sâu vào những tình tiết, những sự kiện, những
khía cạnh khác nhau của một xung đột xã hội, do đó truyện thơ có khả năng
phản ánh những mặt phong phú của đời sống xã hội” (Hà Minh Đức).
Về nội dung: Cùng với thời gian, phạm vi hiện thực phản ánh trong văn học
thiếu nhi càng được mở rộng. Bên cạnh những đề tài truyền thống như đề tài lịch
sử, kháng chiến, đề tài về những năm tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội trên miền
Bắc… văn học thiếu nhi tìm đến với những đề tài mới gắn liền với cuộc sống
mới, con người mới. Các nhà văn chú ý khai thác trẻ em trong nhiều mối quan
hệ: gia đình, nhà trường, đất nước... Những xúc cảm đầu đời của trẻ, những mặt
trái của cuộc sống mới cũng đi vào văn học thiếu nhi. Điều đó thể hiện rất rõ
trong những sáng tác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh như: Kính vạn hoa, Chuyện
xứ Langbiang, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ… Ngay cả thơ –
một thể loại trữ tình vốn dĩ chỉ chuyên chở những xúc cảm thi vị, bay bổng cũng
trở thành nỗi chất chứa những nỗi buồn của trẻ thơ trước bi kịch gia đình. Tuổi
thơ – cánh diều của Trần Hồng là một ví dụ: Cho em bay với… diều ơi! Bố em
bỏ mẹ em rồi… còn đâu! Lớp chín, càng chín nỗi đau Bữa cơm nhai đắng ngọn
rau mẹ trồng Nỗi thương, nỗi nhớ bềnh bồng Diều như con mắt mẹ trông, mẹ
chờ… Gió đừng làm đứt dây tơ Cho em sống trọn tuổi thơ - cánh diều.
Đứng trước hệ thống đề tài trên, các tác giả bằng tài năng của mình đã tạo
ra sự mới mẻ cho tác phẩm. Phong cách nghệ thuật của người sáng tác góp phần
làm nên sự phong phú về sắc thái biểu đạt. Chúng ta dễ dàng nhận diện ra đâu là
thơ của Võ Quảng, Phạm Hổ, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn, Cao Xuân
Sơn; đâu là truyện của Tô Hoài, Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Thuần, Quế
Hương…
Vì vậy, dù văn học thiếu nhi có khai thác những vùng thẩm mĩ quen thuộc
thì mỗi một tác phẩm vẫn có sức hút, có khả năng “mời gọi” riêng của mình. Dù
vận động với tính chất phong phú, đa sắc màu như vậy nhưng văn học thiếu nhi
Việt Nam cũng rất thống nhất về tư tưởng, phương pháp sáng tác. Chức năng
giáo dục của văn học thiếu nhi luôn được các tác giả đặt lên hàng đầu.
10



Tô Hoài khẳng định: “Nội dung một tác phẩm văn học viết cho thiếu nhi
bao giờ cũng quán triệt vấn đề xây dựng đức tính con người. Nói thì thừa, cần
nhắc lại và thật giản dị, một tác phẩm chân chính có giá trị đối với tuổi thơ là
một tác phẩm tham dự mạnh mẽ vào sự nghiệp nên người của bạn đọc ấy”.
Tuy nhiên, các nhà văn không muốn mình là người thuyết giáo, đưa ra
những bài học giáo huấn khô khan, cứng nhắc cho các em. Nghệ thuật giáo dục
là điều được các tác giả quan tâm thực hiện thường xuyên. Các tác giả, dù là trẻ
em hay nhà văn lớn tuổi, họ đều "nhìn con người, nhìn cuộc đời bụi bặm của
chúng ta bằng con mắt trong veo và ngơ ngác của con trẻ".
Vì thế, các tác phẩm của họ đã trở thành những thế giới nghệ thuật non trẻ,
tinh khôi, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Điều đó đúng với tinh thần mà tác giả Quang
Huy đã phát biểu: “Thơ cho thiếu nhi bao giờ cũng phải vui tươi, ngộ nghĩnh.
Đằng sau những câu phải giấu những nụ cười. Các em không phải là những ông
cụ non, không chấp nhận những bài thơ khô khan, nghiêm nghị quá mức. Mỗi
bài thơ không thể là lời giáo huấn sống sượng và lột bỏ hết mọi say đắm, hồn
nhiên dí dỏm của đời sống tuổi nhỏ”.
Với tâm huyết dành cho thiếu nhi, các tác giả đã tạo ra những sáng tác phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ. Dung lượng tác phẩm ngắn gọn, sự giản dị
trong sáng và giàu tính nhạc của ngôn từ, sự có mặt của yếu tố hài hước… đó là
biểu hiện của sự thấu hiểu đối tượng tiếp nhận của các nhà văn.
1.1.3. Quá trính hình thành, phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam
Văn học thiếu nhi là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc.
Bất kì nền văn học nào cũng chứa đựng trong nó một bộ phận không thể thiếu là
"văn học thiếu nhi". Cùng với thời gian, mảng văn học này dần hoàn thiện cả về
nội dung lẫn hình thức và góp phần vào sự trưởng thành của văn học nước nhà.
Cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, văn học thiếu nhi Việt Nam có một
bộ phận đáng kể là văn học dân gian. Những sáng tác truyền miệng này không
phải chủ yếu dành cho trẻ em nhưng vẫn được người đọc nhỏ tuổi mọi thời đại

yêu thích và có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành nhân cách của trẻ, đặc biệt là
các thể loại truyện thần thoại, cổ tích, ngụ ngôn,…
11


Còn văn học hiện đại viết cho thiếu nhi Việt Nam bắt đầu được manh nha
từ những năm 20 của thế kỉ XX nhưng thực sự phát triển và trở thành một bộ
phận của văn học Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Có thể
phân chia tiến trình văn học viết thiếu nhi Việt Nam thành các giai đoạn chính
sau đây:
1.1.3.1 Giai đoạn trước cách mạng tháng 8
Trong chế độ phong kiến, những sáng tác văn học cho trẻ em chưa xuất
hiện. Sang những năm đầu của thế kỉ XX, văn học cho thiếu nhi chủ yếu có
được từ 3 nguồn: truyện dịch của các nhà văn Pháp như La Fontaine, Perault…;
các sáng tác lãng mạn của nhóm Tự lực văn đoàn và sáng tác của các nhà văn
hiện thực phê phán. Trong đó, các loại sách như Hoa hồng, Hoa mai, Hoa
xuân… của nhóm Tự lực văn đoàn chỉ quan tâm phản ánh sinh hoạt của trẻ em
thành thị. Các tác phẩm như Từ ngày mẹ chết, Bài học quét nhà, Một đám cưới,
Bảy bông lúa lépcủa Nam Cao, Bữa no đòn của Nguyễn Công Hoan, Những
ngày thơ ấu của Nguyên Hồng… lại hướng đến nỗi bất hạnh của trẻ em nghèo.
Chú ý khai thác số phận trẻ thơ với những bi kịch nhân sinh sâu sắc, các nhà văn
hiện thực đã để lại trên trang viết những cuộc đời thiếu thốn vật chất, trống vắng
tinh thần và rất nặng gánh về tâm hồn. Trong thời kì này đã xuất hiện một số
truyện đồng thoại của Tô Hoài. Trong các tác phẩm như: Đám cưới chuột, Võ sĩ
Bọ Ngựa, Dế Mèn phiêu lưu kí, tác giả đã mượn hình thức đồng thoại, mượn
hình tượng con vật để chuyển tải những vấn đề mang tính xã hội. Nhìn chung,
trước cách mạng tháng Tám chưa thực sự có phong trào sáng tác cho trẻ em
nhưng những tác phẩm của giai đoạn này đã đặt những nền móng đầu tiên cho
văn học thiếu nhi nước nhà.
1.1.3.2 Giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954)

Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, Đảng và Nhà nước đã quan tâm
để phát triển văn học thiếu nhi. Dưới chế độ mới, những thành tựu đầu tiên của
văn học thiếu nhi đã được tạo lập. Thiếu sinh - tiền thân của báo Thiếu niên tiền
phong, ra số đầu tiên vào 1946. Từ đây, các em đã có tờ báo dành riêng cho
mình. Tiếp đó là sự ra đời của tờ Thiếu niên, Tuổi trẻ, Xung phong, Măng non…
12


và đặc biệt là sách Kim Đồng, một loại sách mà nhà xuất bản Văn nghệ đã in
riêng cho thiếu nhi. Đó là những vốn quý ban đầu của nền văn học thiếu nhi non
trẻ. Nhìn chung, số lượng tác phẩm văn học thời này còn ít ỏi, nội dung đơn
giản, chủ yếu là nêu những tấm gương thiếu nhi dũng cảm trong kháng chiến và
tố cáo tội ác kẻ thù còn hình thức thì thô sơ. Có thể kể tên một số tác phẩm tiêu
biểu như: Chiến sĩ canô của Nguyễn Huy Tưởng, Hoa Sơn của Tô Hoài, Dưới
chân cầu Mâycủa Nguyên Hồng...
1.1.3.3 Giai đoạn miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1955 – 1964)
Những năm tháng hòa bình trên miền Bắc đã tạo điều kiện cho văn học
thiếu nhi phát triển. Ngày 17 tháng 6 năm 1957, nhà xuất bản Kim Đồng được
thành lập. Đây là bước ngoặt lớn của 120 văn học thiếu nhi nước nhà. Sự ra đời
của nhà xuất bản Kim Đồng là chỗ dựa tinh thần cho đội ngũ sáng tác. Từ đây,
đã xuất hiện những tác phẩm văn học có giá trị như: Đất rừng phương Nam của
Đoàn Giỏi, Hai làng Tà Pình và Động Hía của Bắc Thôn, Em bé bên bờ sông
Lai Vucủa Vũ Cao, Cái Thăng của Võ Quảng, Vừ A Dính của Tô Hoài… Đội
ngũ sáng tác lẫn số lượng tác phẩm viết cho các em cũng đông đảo hơn, phong
phú hơn. Bên cạnh đề tài kháng chiến, đề tài lịch sử (Lá cờ thêu sáu chữ vàng –
Nguyễn Huy Tưởng, Sóng gió Bạch Đằng – An Cương, Quận He khởi nghĩa –
Hà Ân,…) các tác giả còn khai thác đề tài sinh hoạt, lao động, học tập (Ngày
công đầu tiên của cu Tí – Bùi Hiển, Những mẩu chuyện về bé Ly – Bùi Minh
Quốc, Đàn chim gáy – Tô Hoài…). Trong thời kì này, đội ngũ nhà thơ viết cho
các em rất hùng hậu, đặc biệt là Võ Quảng và Phạm Hổ. Nhìn chung, trong thời

kì này, văn học thiếu nhi Việt Nam đã phát triển khá toàn diện và phong phú.
Vào năm 1961, tuyển tập thơ văn cho thiếu nhi lần đầu xuất bản. Đó là tín hiệu
mừng, báo hiệu sự khởi sắc của văn học thiếu nhi nước nhà.
1.1.3.4 Giai đoạn thời kì kháng chiến chống Mỹ (1965 – 1975)
Văn học thiếu nhi Việt Nam giai đoạn này phát triển mạnh với nhiều cây
bút tài năng và nhiều tác phẩm giá trị. Đề tài kháng chiến chống Mỹ được quan
tâm phản ánh trong nhiều tác phẩm như: Những đứa con trong gia đình (Nguyễn
Thi), Chú bé Cả Xên (Minh Khoa), Em bé sông Yên (Vũ Cận)… Những nhà văn
13


như Hà Ân, Lê Vân, Nguyễn Hiền tiếp tục theo đuổi đề tài lịch sử. Một số nhân
vật và sự kiện lịch sử đã xuất hiện trong Bên bờ Thiên Mạc, Trăng nước Chương
Dương, Sát thát… Trở thành cảm hứng cho rất nhiều sáng tác chính là cuộc
sống sinh hoạt của trẻ em trên miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Chú bé sợ toán của
Hải Hồ, Mái trường thân yêu của Lê Khắc Hoan, Những tia nắng dầu tiên của
Lê Phương Liên, Tập đoàn san hô của Phan Thị Thanh Tú… là những tác phẩm
chú ý về mảng đề tài này. Ngoài ra, còn có những tác phẩm tiêu biểu về mảng đề
tài về nông thôn như: Cơn bão số bốn (Nguyễn Quỳnh), Những cô tiên áo nâu
(Hoàng Anh Đường), Kể chuyện nông thôn (Nguyễn Kiên)… Một đặc điểm đáng
chú ý của văn học thiếu nhi thời này đó là sự phát triển mạnh mẽ của loại truyện
về người thật việc thật của con người mới, thời đại mới. Đó là hồi ký Lớn lên
nhờ cách mạng của Phùng Thế Tài, tự truyện Những năm tháng không quên của
Nguyễn Ngọc Ký, truyện Hoa Xuân Tứ của Quang Huy… Ngoài ra, thể đồng
thoại và thơ cho thiếu nhi cũng tiếp tục phát triển.
1.1.3.5. Giai đoạn sau 1975
Sau 1975 có tình trạng văn học thiếu nhi chưa được đánh giá đúng mức. Dư
luận còn hờ hững với bộ phận văn học này. Nhiều người cho rằng viết cho thiếu
nhi là viết tay trái, lấy ngắn nuôi dài, lấy ngoài nuôi trong, lấy nhi đồng nuôi
người lớn. Tình hình trên khiến cho những người viết cho thiếu nhi cảm thấy cô

đơn như đi trong ngõ vắng. Mười năm đầu sau chiến tranh, văn học thiếu nhi
đang trong giai đoạn “trăn trở, tìm tòi”. Nhưng kể từ đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI, văn học thiếu nhi đã có nhiều khởi sắc. Đội ngũ sáng tác ngày càng đông
đảo. Bên cạnh những cây bút cũ như Tô Hoài, Phạm Hổ… đã xuất hiện nhiều
cây bút trẻ, thậm chí rất trẻ về tuổi đời và tuổi nghề. Đó là Nguyễn Nhật Ánh,
Trần Thiên Hương, Lê Cảnh Nhạc, Dương Thuấn, Nguyễn Hoàng Sơn, Nguyễn
Ngọc Thuần, Nguyễn Thị Châu Giang, Hoàng Dạ Thi với những tác phẩm tiêu
biểu như:Kính vạn hoa, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi là Bêtô, Đảo mộng
mơ(Nguyễn Nhật Ánh), Bây giờ bạn ở đâu (Trần Thiên Hương), Hương sữa đầu
mùa (Lê Cảnh Nhạc), Dắt mùa thu vào phố (Nguyễn Hoàng Sơn), Vừa nhắm
mắt vừa mở cửa sổ, Một thiên nằm mộng, Giăng giăng tơ nhện (Nguyễn Ngọc
14


Thuần), Con chuồn chuồn đẹp nhất (Cao Xuân Sơn)… Thời kì này, thể loại tự
truyện rất phát triển với những tác phẩm giá trị như: Tuổi thơ im lặng (Duy
Khán), Tuổi thơ dữ dội (Phùng Quán), Dòng sông thơ ấu (Nguyễn Quang Sáng),
Miền xanh thẳm (Trần Hoài Dương)… Chính sách “cởi trói” của đại hội Đảng
tạo điều kiện cho các tác giả mở rộng hệ thống đề tài.
Các sáng tác thời này không chỉ quan tâm đến những đề tài truyền thống
mà còn hướng đến đề tài miền núi (Chú bé thổi kèn – Quách Liêu, Đường về với
Mẹ Chữ - Vi Hồng, Đồi sói hú – Nguyễn Quỳnh…), đề tài về sinh hoạt, tâm lí
thường nhật của trẻ (Kính vạn hoa – Nguyễn Nhật Ánh).
Văn học thiếu nhi sau 75 cũng có nhiều đổi mới về cách khám phá hiện
thực cũng như quan niệm nghệ thuật về con người. Các tác giả tiếp cận cuộc
sống với cái nhìn đa chiều và nhìn nhận con người với tư cách là một chỉnh thể
phức tạp về tâm lí và tính cách. Đây là một đặc điểm mới của văn học thiếu nhi
sau đổi mới.
Có thể nói, trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, văn học thiếu
nhi Việt Nam đã ghi những thành tựu đáng kể, khẳng định vị trí của mình trong

nền văn học dân tộc thời kì hội nhập. Sự đa dạng trong phong cách, trong giọng
điệu làm nên sức hấp dẫn của văn học thiếu nhi giai đoạn này. Cũng không phải
mỗi nhà văn, mỗi tác phẩm chỉ có một giọng điệu mà đôi khi còn có sự phối
hợp, xen kẽ, tạo nên sự đa dạng ngay trong một tác giả. Đặc biệt là giọng tinh
nghịch, hóm hỉnh, mang tính đặc thù của văn học thiếu nhi vẫn được phát triển.
Chất hóm, nghịch gây cho người đọc những tiếng cười sảng khoái được vận
dụng như một phương tiện giúp các em tiếp nhận tác phẩm một cách vui vẻ,
thoải mái.
Mặc dù trước sự cạnh tranh khốc liệt với văn học thiếu nhi ngoại nhập, văn
học thiếu nhi Việt Nam từ thời kỳ đổi mới đã có những chuyển biến rõ rệt, có
đóng góp tích cực cả về chất và lượng trong nền văn học dân tộc. Từ đội ngũ tác
giả ngày càng đông đảo, số lượng tác phẩm nhiều, phạm vi đề tài và loại hình
nhân vật cũng như các hình thức nghệ thuật được mở rộng… Tuy nhiên, văn học
thiếu nhi Việt Nam cũng chưa thực sự sánh ngang tầm với văn học thiếu nhi thế
15


giới, chưa xuất hiện nhiều phong cách tác giả, chưa có nhiều những đỉnh cao
nghệ thuật cũng như các tác giả chuyên tâm.
1.2. Nhân vật văn học và thế giới nhân vật
1.2.1 Nhân vật văn học
Trong tác phẩm văn học, xây dựng nhân vật là vấn đề quan trọng mà nhà
văn quan tâm. Bởi bản chất của văn học là một quan hệ với đời sống, văn học tái
hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương
của đời sống. Nhân vật trong tác phẩm không chỉ thể hiện chủ đề, tư tưởng của
tác phẩm mà còn thể hiện quan điểm nghệ thuật về con người của một nhà văn ở
những thời điểm lịch sử nhất định.
Đọc một tác phẩm, đọng lại sâu sắc nhất trong tâm hồn người đọc thường
là số phận, tình cảm, cảm xúc của những con người được nhà văn thể hiện.
Nghiên cứu văn học từ góc độ này sẽ làm sáng tỏ nhiều điều về thể loại,

trào lưu, quan niệm văn học, phong cách sáng tác. Những sự kiện kinh tế, chính
trị, xã hội, bức tranh thiên nhiên đều góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng
cho tác phẩm nhưng cái quyết định chất lượng tác phẩm văn học chính là việc
xây dựng nhân vật.
Vì vậy nhà văn Tô Hoài đã có lí khi cho rằng “Nhân vật là nơi duy nhất tập
trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”[20;tr.60]. Như vậy, nhân
vật không chỉ là nơi bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm mà còn là nơi tập trung
các giá trị của tác phẩm. Thành bại của một nhà văn, một tác phẩm phụ thuộc rất
nhiều vào việc xây dựng nhân vật. Khi nhắc đến tên của tác giả hoặc tác phẩm
của nhà văn, người đọc thường nhớ đến tên của nhân vật của họ. Chẳng hạn khi
nhắc đến Nguyễn Du người ta nghĩ ngay đến Thúy Kiều, Thúy Vân, khi nhắc
đến Nam Cao người ta nghĩ ngay đến Chí Phèo, Lão Hạc.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học: Nhân vật văn học là con người cụ thể
được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng (Lão
Hạt, chị Dậu, A Phủ..) cũng có thể không có tên riêng (ông lão đánh cá, mụ phù
thủy...). Giáo trình Lí luận văn học thì quan niệm: Khái niệm nhân vật văn học
có khi được sử dụng như một ẩn dụ không chỉ một con người cụ thể mà chỉ một
16


hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Bên cạnh con người, nhân vật văn
học có khi còn là các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán
cho những đặc điểm giống con người [20;tr.126]. Như nhân vật chú cún Bêtô
trong tác phẩm Tôi là Bêtô, Dế Mèn, võ sĩ Bò Ngựa trong truyện Tô Hoài...
Nhân vật văn học là một đơn vị nghệ thuật, nó mang tính ước lệ không thể bị
đồng nhất với con người có thật, ngay cả khi tác giả xây dựng nhân vật với
những nét rất gần với nguyên mẫu.
Nhân vật là yếu tố quan trọng cấu thành tác phẩm, là yếu tố nghệ thuật mang
ý nghĩa tư tưởng, thể hiện ý đồ sáng tạo của nhà văn. Nhân vật là hình thức nghệ
thuật ước lệ để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Vì thế, ta

không nên đồng nhất nhân vật văn học với con người thật ngoài đời; cũng không
nên đồng nhất nó với nguyên mẫu, mà chỉ coi nhân vật trong văn học như là một
yếu tố hình thức mang tính nội dung: Đó là những ước lệ nghệ thuật có những
quy ước chung và sáng tạo riêng của tác giả. Chính điều này tạo nên sự đa dạng
của nhân vật trong văn học.
1.2.2 Thế giới nhân vật
Theo Từ điển triết học, “thế giới nhân vật” là tổng thể những hệ thống
nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của tư
tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật
của nhà văn, có tổ chức và có sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của
người nghệ sĩ. Nằm trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản
phẩm tinh thần, là kết quả trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện
trong tác phẩm văn học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là một mô hình nghệ
thuật có cấu trúc riêng, có quy luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí,
không gian, thời gian, xã hội... gắn liền với một quan niệm nhất định của chúng
về tác giả.
Thế giới nhân vật là một cảm nhận trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ
thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ, môi
trường hoạt động của họ, ý nghĩa tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân
xử thế, giao tế với xã hội, với gia đình... Thế giới nhân vật vì thế bao quát sâu
17


rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn học chẳng những không
giống con người trong thực tại về tâm lí, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát,
tượng trưng.
Trong thế giới nhân vật, người ta có thể phân chia thành các kiểu loại nhân
vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những căn cứ tiêu chí nhất định. Nhiệm vụ
của người tiếp nhận văn học là phải tìm ra chìa khóa để mở cánh cửa và bước
vào khám phá thế giới nhân vật đó. Do đó nghiên cứu thế giới nhân vật cũng

khác với phân tích hình tựợng nhân vật. Trong lịch sử văn học, có thể nói, mỗi
tác giả lớn đều có thế giới nhân vật riêng. Mỗi thể loại văn học lại có thế giới
nhân vật với quy luật riêng của nó.
1.3 Nguyễn Nhật Ánh – nhà văn của thiếu nhi
1.3.1 Cuộc đời và sự nghiệp
Nguyễn Nhật Ánh là tên và cũng là bút danh của một nhà văn Việt
Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955 tại xã
Bình Quế, huyện Thanh Bình, tỉnh Quảng Nam. Đất Quảng Nam có vùng cát
mênh mông trắng xóa, vùng đất chịu nhiều thiệt thòi, gian khó bởi thời tiết khắc
nghiệt, nhưng bù lại cũng được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh đẹp hấp dẫn,
phong cảnh kì thú, đặc sản tươi ngon:
Quảng Nam sản phẩm muôn ngàn
Trà Mi Rừng Quế, kho vàng Bồng Miêu.
Quảng Nam nổi tiếng boòng boong
Chà viên Bình Ðịnh vừa ngon vừa lành.
Quảng Nam có lụa Phú Bông
Có khoai Trà Đỏa, có sông Thu Bồn .
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say.
Dù không sinh cơ lập nghiệp ở nơi chôn rau cắt rốn những ông đã có tuổi
thơ gắn bó với cánh đồng, dòng sông, bờ tre, bông hoa khế, con chuồn chuồn
nước... Ông nhớ và yêu vị của những món ăn đất Quảng và yêu cả dòng máu
“người Quảng Nam hay cãi” trong con người mình. Với Nguyễn Nhật Ánh,
18


Quảng Nam với cái tên gợi thương gợi nhớ, gợi vui gợi sầu, gợi biết bao kỉ
niệm với cái “chợ Đo Đo” ở chỗ “quán Gò đi lên”, có món mì Quảng “nhiều
tôm thịt”, có cái giọng trọ trẹ, lơ lớ… đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người con
đất Quảng [10]. Ai đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh cũng không xa lạ với hình ảnh

làng Đo Đo - một hình tượng văn học trở đi trở lại trong các tác phẩm của ông.
Làng Đo Đo đã trở thành một địa danh thân thương ghi dấu những kỷ niệm ấu
thơ của biết bao cô cậu học trò và của chính nhà văn Nguyễn Nhật Ánh mà khi
nói về nó, lòng ông tràn đầy xúc cảm.
Tuổi ấu thơ gắn bó với gia đình, làng xóm quê hương đã nuôi dưỡng tâm
hồn nhà văn mà mỗi khi hồi tưởng lại nó như một đoạn phim không có đoạn
dừng. Vùng quê tươi đẹp trù phú với những ngõ trúc quanh co đầy lá rụng; với
những rừng sim, đồi trâm mênh mông; với những phiên chợ đêm nghèo nàn; với
cái giếng đá đầy rêu; với những cây bàng lá đỏ; với những mùa thị đầy xác hoa
và vỏ thị khô trên tường đánh lừa những con bướm nhỏ… đã in đậm trong ký ức
tuổi thơ. Vùng quê đó đã trở thành một tình yêu, một nỗi nhớ khắc khoải, một
nỗi niềm bồn chồn day dứt, một sự mắc nợ chưa bao giờ trả hết, cứ trở đi trở lại
lúc hiển hiện lúc thấp thoáng trong các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh.
Nguyễn Nhật Ánh tâm sự: “Đo Đo là một ngôi làng nhỏ ở xã Bình Quế,
huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên trong quãng
thời gian đầu đời vô tư lự. Năm tôi lên tám, gia đình tôi dời về Cẩm Lũ, sau đó
dọn ra huyện lỵ Hà Lam. Như vậy, tôi gắn bó thực sự với làng Đo Đo chỉ
khoảng tám năm. Tám năm, một thời gian không dài, tôi lại ở độ tuổi còn quá
nhỏ, nhưng không hiểu sao rất lâu về sau này tôi vẫn nhớ như in những kỷ niệm
ở ngôi làng đơn sơ đó. Tôi nhớ ngôi chợ đêm lấp lánh ánh đèn, nhớ những đoàn
xiếc lưu diễn thỉnh thoảng vẫn đến làng tôi và làm bọn trẻ con chúng tôi khiếp
vía với những con trăn lớn quấn quanh cổ bọn người bán dạo. Tôi nhớ những
cái giếng trên con đường cuối chợ ba tôi vẫn dẫn tôi đi tắm vào những đêm
trăng sáng trên đường làng. Những hình ảnh thơ mộng ấy sau này đã đi vào
trang sách của tôi như những phản quang tuyệt vời của kỷ niệm”.[32]

19


Một lần khác Nguyễn Nhật Ánh cũng thừa nhận: “Tôi xa quê hương, gia

đình từ rất sớm – do đó nỗi nhớ xứ sở trong tôi bao giờ cũng nguyên vẹn và rực
rỡ. Như một người đánh mất tuổi thơ sớm nên khi cầm bút viết về tuổi mới lớn là
biết bao kỷ niệm ùa về, xúc cảm cứ tràn vào trang viết…”[18;tr2]. Do vậy, ẩn ức
về miền tuổi thơ cứ lẩn khuất trong tác phẩm của anh như nhập nhoà giữa trí
nhớ, cảm xúc đã thuộc về quá khứ với hiện tại. Nhà văn như hồi tưởng lại tuổi
thơ của chính mình và viết như một sự giãi bày, một sự sẻ chia. Chính những kỷ
niệm tuổi thơ rất phong phú, giàu có ở quê hương của một cậu học trò tinh ý,
giàu tình cảm Nguyễn Nhật Ánh là một chất xúc tác, là một nguồn cảm hứng dồi
dào tạo nên nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi – Nguyễn Nhật Ánh.
Ông kể về dải đất trắng miền Trung với một giọng tự hào: “Người Việt
Nam mình ai mà chưa từng lưu giữ những xúc cảm với thiên nhiên. Việt Nam là
đất nước nông nghiệp, của làng quê mà. Nơi tôi sinh ra cũng vậy, bên này là
biển, bên kia là rừng núi, đồng bằng chỉ có một xíu vậy thôi”[22]. Cũng vì lẽ đó,
Nguyễn Nhật Ánh dành cho thiên nhiên, quê hương xứ sở thứ tình cảm rất tự
nhiên, trong sáng. Ông thổi tình yêu ấy vào nhân vật, thổi vào mọi giác quan của
người đọc. Ông có nhiều bút danh như Anh Bồ Câu, Chu Đình Ngạn, Đông
Phương Sóc, Sóc Phương Đông...
Thuở nhỏ, Nguyễn Nhật Ánh theo học trưởng Tiểu La, sau đó tiếp tục học
tại trường Trần Cao Vân và Phan Chu Trinh tại Quảng Nam – Đà Nẵng.
Từ năm 1973, rời khỏi Quảng Nam, Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại
Sài Gòn, theo học Khoa Văn, trường Đại học sư phạm Sài Gòn.
Tháng 4/1975, khi Cách mạng tháng Tám thành công là lúc ông kết thúc
năm học thứ hai tại đây. Lúc này Nguyễn Nhật Ánh phải tự bươn chải kiếm sống
và lo chi phí cho việc học hành. Nguyễn Nhật Ánh cùng một người bạn cùng
cảnh ngộ mướn một chiếc xích lô ngày ngày trở khách kiếm sống. Khoảng thời
gian vô cùng khó khăn những chính nó cũng là những trải nghiệm thực tế để làm
giàu thêm vốn sống cho người nghệ sĩ.

20



×