Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Tên chương trình nuôi trồng thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.27 KB, 18 trang )

UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Tên chương trình:

Nuôi trồng thủy sản

Trình độ đào tạo:

Đại học

Ngành đào tạo:

Nuôi trồng thủy sản (Aquaculture)

Loại hình đào tạo: Chính quy
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-ĐHQB ngày tháng
của Hiệu trưởng Trường Đại học Quảng Bình)

năm 2011

1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo kỹ sư Nuôi trồng thủy sản có kiến thức và kỹ năng thiết kế, chỉ đạo thực
hiện các biện pháp kỹ thuật xây dựng và phát triển Nuôi trồng thủy sản. Có khả năng


nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ trong lĩnh vực Nuôi trồng thủy
sản. Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng làm việc trong các cơ sở sản xuất, đào tạo,
các cơ quan quản lý nhà nước về Nuôi trồng thủy sản và phát triển nông thôn, các cơ sở
phát triển và xuất khẩu thủy sản.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Chương trình trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng sau đây:
- Về kiến thức: cung cấp những kiến thức về kỹ thuật Nuôi trồng thủy sản các loại;
các kiến thức cần thiết về kinh tế xã hội và nhân văn cũng như kiến thức về luật pháp để
tổ chức và chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu khoa học và sản xuất giống thủy sản.
- Về kỹ năng: sử dụng thành thạo các phương pháp thí nghiệm, điều tra, đánh giá
và phân tích số liệu; có khả năng làm công tác thiết kế sản xuất, xây dựng và tổ chức
thực hiện các phương án quy hoạch Nuôi trồng thủy sản; có khả năng tư vấn, phổ cập
và chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống thủy sản cho các cơ sở sản xuất tại các địa
phương khác nhau.
- Về thái độ: có lập trường tư tương vững vàng; yêu ngành, yêu nghề, năng động,
sáng tạo trong công việc.

2. Thời gian đào tạo: 4 năm
3. Khối lƣợng kiến thức toàn khóa: 132 TC
(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)

4. Đối tƣợng tuyển sinh: Học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương,
theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

1


5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp
Thực hiện theo Quy chế đào tạo Đại học, Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín
chỉ. Ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của

Bộ trưởng Bộ GD & ĐT.

6. Thang điểm
Thực hiện theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo).

7. Nội dung chƣơng trình
7.1. Khối kiến thức giáo dục đại cƣơng
TT
Tên học phần
1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh
3 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
4

Ngoại ngữ

5

Tin học

6
7
8
9
10
11
12
13

14
15
16
17
18
19

Pháp luật đại cương
Hóa học đại cương
Sinh học đại cương
Xác suất - Thống kê
Vật lý đại cương
Toán cao cấp
Hoá học phân tích
Hoá học hữu cơ
Sinh thái môi trường
Sinh học phân tử
Vi sinh vật đại cương
Thủy sản đại cương
Giáo dục thể chất
Giáo dục quốc phòng

Số TC
5
2
3
7
2
2
3

3
3
2
3
3
2
2
2
2
2
150 tiết
165 tiết

7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
TT
I.
1
2
3

48 tín chỉ

Tên học phần
Kiến thức cơ sở ngành
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Di truyền học đại cương
Khí tượng hải dương học

2


84 tín chỉ
Số TC
25
2
2
2


4
5
6
7
8
9
10
11
12
II
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

III.
1
2
3
4
5
6
IV.
1
2
V.
V.1

Hóa sinh
Động vật thuỷ sinh
Thực vật thuỷ sinh
Sinh lý động vật thủy sản
Mô phôi học thủy sản
Ngư loại học 1 (cá)
Ngư loại học 2 (giáp xác và nhuyễn thể)
Vi sinh vật ứng dụng
Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản
Kiến thức ngành
Di truyền và chọn giống thủy sản
Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản
Ô nhiễm môi trường và độc tố trong NTTS
Bệnh học thuỷ sản
Công trình và thiết bị nuôi trồng thủy sản
Quy hoạch và quản lý NTTS ven bờ
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt

Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thủy đặc sản nước ngọt
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển
Kiến thức bổ trợ
Đa dạng sinh học và quản lý nguồn lợi thủy sản
Luật và chính sách phát triển nghề cá
Phương pháp thí nghiệm và phân tích số liệu
Khuyến ngư
Ngoại ngữ chuyên ngành
Kỹ thuật bảo quản và chế biến sản phẩm thủy sản
Thực tập, thực tế
Thực tập nghề
Thực tập tốt nghiệp
Khoá luận tốt nghiệp hoặc các học phần thay thế KLTN
Hóa chất cải tạo ao và xử lý môi trường nuôi động vật thủy sản

V.2 Kỹ thuật nuôi thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản
V.3 Chế biến thức ăn công nghiệp cho động vật thủy sản

3

3
2
2
2
2
2
2

2
2
28
2
2
2
3
2
2
3
2
3
2
3
2
12
2
2
2
2
2
2
12
6
6
7
3
2
2



8. Dự kiến kế hoạch giảng dạy
Tên học phần
Học kỳ I
1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 1
2 Tiếng Anh 1
3 Hóa học đại cương
4 Sinh vật học đại cương
5 Vật lý đại cương
6 Toán cao cấp
7 Pháp luật đại cương
8 Giáo dục thể chất 1
9 Giáo dục quốc phòng 1
Học kỳ II
1 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin 2
2 Tiếng Anh 2
3 Tin học đại cương
4 Hoá học phân tích
5 Xác suất thống kê
6 Sinh học phân tử
7 Sinh thái môi trường
8 Thủy sản đại cương
9 Giáo dục thể chất 2
10 Giáo dục quốc phòng 2
Học kỳ III
1 Tư tưởng Hồ Chí Minh
2 Tiếng Anh 3
3 Vi sinh vật đại cương
4 Hóa học hữu cơ
5 Thực vật thủy sinh

6 Khí tượng hải dương học
7 Di truyền học đại cương
8 Hóa sinh
9 Giáo dục thể chất 3
10 Giáo dục quốc phòng 3
Học kỳ IV
1 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
2 Sinh lý động vật thủy sản
3 Động vật thủy sinh

TT

4

Số TC
17
2
2
3
3
2
3
2
30 tiết
45 tiết
19
3
2
2
3

3
2
2
2
30 tiết
45 tiết
18
2
3
2
2
2
2
2
3
30 tiết
45 tiết
19
3
2
2


4
5
6
7
8
9
10

1
2
3
4
5
6
7
8
1
2
3
4
5
6
1
2
3
4
5
6
7
1
2

Ngư loại học 1
Mô phôi học thủy sản
Ngư loại học 2
Vi sinh vật ứng dụng
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Di truyền và chọn giống thủy sản

Giáo dục quốc phòng 4
Học kỳ V
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm
Công trình và thiết bị trong NTTS
Phương pháp thí nghiệm và phân tích số liệu
Quản lý chất lượng nước trong NTTS
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nước ngọt
Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản
Giáo dục thể chất 4
Học kỳ VI
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thủy đặc sản
Ngoại ngữ chuyên ngành
Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển
Thực tập nghề
Giáo dục thể chất 5
Học kỳ VII
Bệnh học thủy sản
Ô nhiễm môi trường và độc tố trong NTTS
Luật và chính sách phát triển nghề cá
Đa dạng sinh học và quản lý nguồn lợi thủy sản
Quy hoạch quản lý NTTS ven bờ
Khuyến ngư
Kỹ thuật bảo quản, chế biến sản phẩm thủy sản
Học kỳ 8
Thực tập tốt nghiệp
Khóa luận tốt nghiệp hoặc các học phần thay thế
2.1. Hóa chất cải tạo ao và xử lý môi trường nuôi động vật thủy sản
2.2. Kỹ thuật nuôi thức ăn tươi sống cho động vật thủy sản

2.3. Chế biến thức ăn công nghiệp cho động vật thủy sản

5

2
2
2
2
2
2
30 tiết
16
2
2
2
2
3
3
2
30 tiết
15
3
2
2
2
6
30 tiết
15
3
2

2
2
2
2
2
13
6
7
3
2
2


9. Mô tả vắn tắt nội dung và khối lƣợng các học phần
9.1. Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin

5 TC

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT, ngày
18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các
môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên
ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Điều kiện tiên quyết: Không
9.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh

2 TC

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT, ngày
18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các
môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên

ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
9.3. Đƣờng lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3 TC

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 52/2008/QĐ-BGDĐT, ngày
18/9/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình các
môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không chuyên
ngành Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Điều kiện tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của CN Mác–Lênin và TTT HCM.
9.4. Ngoại ngữ

7 TC

Bổ sung kiến thức, kỹ năng cơ bản; kiến thức và kỹ năng nâng cao về một ngoại
ngữ. Sau khi hoàn thành các học phần người học đạt trình độ trung cấp (Intermediate
Level) có khả năng sử dụng trong lĩnh vực chuyên ngành.
Điều kiện tiên quyết: không
9.5. Tin học đại cƣơng
Lý thuyết: 1 TC

2 TC
Thực hành: 1 TC

Nội dung học phần tập trung vào những khái niệm cơ bản về hệ điều hành, cấu tạo
và cách sử dụng máy tính; các phần mềm ứng dụng; xử lý văn bản, quản lý dữ liệu; tập
trung vào về internet và cách truy cập.
Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp
9.6. Pháp luật đại cƣơng


2 TC

Nội dung học phần gồm các kiến thức cơ bản về Nhà nước và Pháp luật, quan hệ
trách nhiệm pháp lý, các quy phạm, văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống pháp luật
Việt Nam. Cấu trúc của bộ máy nhà nước, chức năng thẩm quyền và địa vị pháp lý của
các cơ quan trong bộ máy chính quyền Nhà nước XHCN Việt Nam.
Điều kiện tiên quyết: Không
6


9.7. Hoá học đại cƣơng
Lý thuyết: 2 TC

3 TC
Thực hành: 1 TC

Nội dung học phần tập trung vào những định luật cơ bản của hoá học, các nguyên
lý nhiệt động hoá học, cấu tạo chất, phản ứng hoá học, dung dịch, điện hoá, và các hệ
keo; các hợp chất vô cơ quan trọng; lý thuyết hữu cơ, các hợp chất hữu cơ quan trọng
như hydrocacbon, dẫn suất halogen, ancol và phenol, ADNehit và xeton, axit
cacboxylic và dẫn suất, gluxit, các hợp chất chứa nitơ, các hợp chất dị vòng và ancaloit,
terpenoid-carotenoit và steroit .
Điều kiện tiên quyết: không
9.8. Sinh học đại cƣơng

3 TC

Lý thuyết: 2 TC


Thực hành: 1 TC

Nội dung học phần tổng quan về tổ chức của các cơ thể sống, các phương thức
trao đổi chất, sự sinh sản, sinh trưởng và phát triển. Cảm ứng và thích nghi. Sự tiến hoá
của sinh vật. Các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường. Phân loại sinh vật.
Điều kiện tiên quyết: Không
9.9. Xác suất-Thống kê
Lý thuyết: 2 TC

3 TC
Thực hành: 1 TC

Học phần tập trung vào lý thuyết xác suất và thống kê bao gồm: phép thử và sự kiện;
xác suất, phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên rời rạc hàm phân phối xác suất,
hàm mật độ xác suất của đại lượng ngẫu nhiên liên tục; các đặc trưng xác suất; các
phân phối xác suất; luật số lớn và các định lý giới hạn.
Nội dung về thống kê gồm: tổng thể, mẫu, các đặc trưng mẫu, các phân phối
thường gặp trong thống kê; bài toán ước lượng, khoảng tin cậy, độ tin cậy; ước lượng
kỳ vọng của phân phối chuẩn, ước lượng phương sai của phân phối chuẩn, ước lượng
xác suất; kiểm định giả thuyết thống kê và bài toán hồi quy.
Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp
9.10. Vật lý đại cƣơng

2 TC

Nội dung: Chuyển động của các chất điểm. Nguyên lý tương đối. Nguyên lý bảo
toàn động lượng và mômen động lượng. Sóng cơ. Cơ học chất lỏng. Lưu biến. Cơ học
lượng tử. Cơ điện tử. Nguyên lý bảo toàn năng lượng. Hệ nhiệt động học. Chuyển động và
các quá trình nhiệt. Khí động học. Điện từ trường. Sóng điện từ và sóng ánh sáng. Lượng
tử điện và quang. Phóng xạ trong sinh học. Các quá trình vật lý trong cơ thể sinh vật.

Điều kiện tiên quyết: Không
9.11. Toán cao cấp
Lý thuyết: 2 TC

3 TC
Thực hành: 1 TC

7


Nội dung: tập trung vào hàm số; đạo hàm và vi phân; nguyên hàm, tích phân xác
định, tích phân suy rộng, ứng dụng của tích phân; phương trình vi phân, hệ phương
trình vi phân; hàm nhiều biến, tính liên tục của hàm nhiều biến, các đạo hàm riêng và
các đạo hàm riêng cấp cao, cực trị của hàm nhiều biến; ma trận và hệ phương trình
tuyến tính; Hệ Crame.
Điều kiện tiên quyết: Không
9.12. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học

2 TC

Nội dung: Giới thiệu các kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học như:
cách phát hiện vấn đề nghiên cứu khoa học, phương pháp đặt giả thuyết, phương pháp
thu thập tài liệu, số liệu nghiên cứu; cách trình bày kết quả nghiên cứu, cách thiết lập đề
cương nghiên cứu, phương pháp viết báo cáo khoa học.
Điều kiện tiên quyết: Không
9.13. Giáo dục thể chất

150 tiết

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995 về việc

ban hành tạm thời Bộ chương trình giáo dục đại học đại cương (Giai đoạn 1) các trường
đại học, cao đẳng sư phạm và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình Giáo dục thể chất giai
đoạn II các trường đại học cao đẳng (không chuyên thể dục thể thao).
Điều kiện tiên quyết: không
9.14. Giáo dục quốc phòng - an ninh

165 tiết

Nội dung ban hành kèm theo Quyết định số 81/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày
24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Chương trình môn
học Giáo dục quốc phòng – an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
Điều kiện tiên quyết: không
9.15. Sinh thái môi trƣờng

2 TC

Nội dung: Giới thiệu các nguyên lý sinh thái học cơ bản cần cho việc quản lý, bảo
vệ và khôi phục tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Các hệ sinh thái. Việc sử dụng
hợp lý và bảo vệ các nguồn tài nguyên (nước, đất, rừng...). Liên quan giữa sinh thái học
và bảo vệ môi trường đến sự phát triển nông, lâm nghiệp.
Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương
9.16. Hoá học phân tích

3 TC

Lý thuyết 2 TC, thực hành 1 TC
Nội dung: Tập trung vào các phương pháp lấy mẫu và xử lý mẫu phân tích; các
dụng cụ và thao tác cơ bản trong phân tích hoá học; phương pháp pha chế hoá chất,
dung dịch; phân tích định tính, phân tích định lượng, phân tích thể tích và phân tích

bằng công cụ (so màu, sắc ký, điện hoá).
8


Điều kiện tiên quyết: Hoá đại cương
9.17. Hoá học hữu cơ
Lý thuyết: 1,5 TC

2 TC
Thực hành: 0,5 TC

Nội dung: Các khái niệm cơ bản

về lý thuyết hữu cơ. Các hợp chất hữu cơ quan

trọng (hydrocacbon, dẫn xuất halogen, ancol và phenol, andehyt và xeton, axit
cacboxyli và dẫn xuất, gluxit, các hợp chất chứa niitơ, các hợp chất dị vòng và ancaloit,,
terotenoit và steroit).
Điều kiện tiên quyết: Hoá đại cương
9.18. Sinh học phân tử

2 TC

Nội dung môn học tập trung vào kiến thức cơ bản về: Tế bào và các đại phân tử
sinh học; cơ chế tổng hợp ADN trong tế bào; tái bản và sửa chữa ADN; kỹ thuật tái tổ
hợp ADN; cơ chế tổng hợp ARN; cơ chế tổng hợp protein trong tế bào; điều hoà biểu
hiện của gen và các kỹ thuật cơ bản trong sinh học phân tử.
Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương
9.19. Vi sinh vật đại cƣơng
Lý thuyết: 1,5 TC


2 TC
Thực hành: 0,5 TC

Nội dung: Lịch sử phát triển của vi sinh vật. Hình thái, cấu tạo, đặc điểm của một
số nhóm vi sinh vật. Vai trò của vi sinh vật trong các chu trình chuyển hóa vật chất.
Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương
9.20. Thủy sản đại cƣơng

2 TC

Nội dung: Lịch sử phát triển, vai trò, các nguyên lý và hoạt động chủ yếu của
ngành NTTS. Tiềm năng, hiện trạng và thách thức ngành NTTS ở Việt Nam và thế giới.
Điều kiện tiên quyết: Không.
9.21. Di truyền học đại cƣơng
Lý thuyết: 1,5 TC

2 TC

Thực hành: 0,5 TC

Nội dung: Cung cấp các quy luật về di truyền, vật liệu di truyền và biến dị, di
truyền số lượng, di truyền quần thể.
Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương, Hóa học đại cương
9.22. Khí tƣợng hải dƣơng học
Lý thuyết: 1,5 TC

2 TC

Thực hành: 0,5 TC


Nội dung: Các quy luật về thời tiết, khí hậu, các dòng hải lưu và việc lợi dụng
chúng trong việc khai thác và NTTS.
Điều kiện tiên quyết: Không
9.23. Hoá sinh
Lý thuyết: 2 TC

3 TC
Thực hành: 1 TC

9


Nội dung: môn học tập trung vào thành phần hoá học của cơ thể sống: protein
nucleic axit, carbonhydrat, lipid, vitamin, enzym, hormon của động thực vật; quá trình
trao đổi chất và năng lượng sinh học.
Điều kiện tiên quyết: Hoá học; Sinh học đại cương
9.24. Thực vật thuỷ sinh
Lý thuyết: 1,5 TC

2 TC
Thực hành: 0,5 TC

Nội dung: tập trung vào đặc điểm sinh học và phân loại của thực vật phù du; vai
trò của thực vật thuỷ sinh trong nuôi trồng thuỷ sản; ứng dụng trong đánh giá môi
trường nước; các phương pháp lưu giữ và nuôi cấy (sản xuất sinh khối).
Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương
9.25. Động vật thủy sinh
Lý thuyết: 1,5 TC


2 TC
Thực hành: 0,5 TC

Nội dung: tập trung vào đặc điểm sinh học và phân loại động vật thuỷ sinh; vai trò
của động vật thuỷ sinh trong nuôi trồng thuỷ sản và ứng dụng trong đánh giá môi
trường nước; các phương pháp lưu giữ và nuôi cấy động vật thuỷ sinh.
Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương
9.26. Sinh lý động vật thủy sản
Lý thuyết: 1 TC

2 TC

Thực hành: 1 TC

Nội dung: chương trình tập trung vào sinh lý học động vật; sinh lý cá, giáp xác và
nhuyễn thể, chú ý đến sinh lý học so sánh; ưng dụng sinh lý động vật thủy sản vào nghề
cá, nhất là sinh lý sinh sản, tiêu hóa, trao đổi chất.
Điều kiện tiên quyết: Mô và phôi học động vật thuỷ sản
9.27. Phƣơng pháp thí nghiệm và phân tích số liệu

2 TC

Nội dung: Các khái niệm cơ bản về thống kê, các kiểu bố trí thí nghiệm, phương
pháp thu mẫu, thu thập và xử lý số liệu. Giới thiệu một số phần mềm thống kê ứng dụng.
Điều kiện tiên quyết: Toán cao cấp, Xác suất thống kê.
9.28. Mô và phôi học động vật thủy sản
Lý thuyết: 1,5 TC

2 TC


Thực hành: 0,5 TC

Nội dung: tập trung vào tổ chức tế bào, mô và cơ quan; quá trình thụ tinh và phát
triển phôi của động vật thủy sản; ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên phát triển
phôi; ứng dụng của mô phôi học trong nuôi trồng thủy sản.
Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương
9.29. Ô nhiễm môi trƣờng và độc tố trong NTTS
Lý thuyết: 1,5 TC

Thực hành 0,5 TC

10

2 TC


Nội dung: Chất lượng nước và các biện pháp đảm bảo cho NTTS phát triển bền
vững bao gồm: các nguồn nước, đặc tính lý hóa của nước, các chất gây ô nhiễm và nguồn
gốc; các biện pháp quản lý đảm bảo chất lượng. Thực hành xác định chất lượng nước.
Điều kiện tiên quyết: Không.
9.30. Luật và chính sách phát triển nghề cá

2 TC

Nội dung: Tổng quan về nghề cá, giới thiệu bộ luật ứng xử nghề cá có trách
nhiệm, các chính sách ưu tiên phát triển nghề cá.
Điều kiện tiên quyết: Không.
9.31. Đa dạng sinh học và quản lý nguồn lợi thủy sản
Lý thuyết: 1,5 TC


2 TC

Thực hành: 0,5 TC

Nội dung: Khái niệm và các chỉ số đa dạng sinh học. Phương pháp đánh giá
nguồn lợi thủy sản. Các giải pháp duy trì tính đa dạng, tái tạo và quản lý nguồn lợi
thủy sản.
Điều kiện tiên quyết: Không
9.32. Ngƣ loại học 1
Lý thuyết: 1 TC

2 TC
Thực hành: 1 TC

Nội dung: tập trung vào hình thái, giải phẫu và phân loại cá; sinh thái cá; khu hệ
cá Việt Nam và những loài có giá trị kinh tế, nhất là các đối tượng nuôi hiện nay và các
loài có triển vọng.
Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương
9.33. Ngƣ loại học 2
Lý thuyết: 1 TC

2 TC
Thực hành: 1 TC

Nội dung: tập trung vào hình thái, giải phẫu và phân loại giáp xác và nhuyễn thể;
khu hệ giáp xác và nhuyễn thể Việt Nam và những loài có giá trị kinh tế, nhất là các đối
tượng nuôi hiện nay và các loài có triển vọng.
Điều kiện tiên quyết: Động vật thuỷ sinh
9.34. Vi sinh vật ứng dụng
Lý thuyết: 1 TC


2 TC
Thực hành: 1 TC

Nội dung: Các lĩnh vực ứng dụng: làm sạch môi trường, dinh dưỡng và thức ăn,
lên men, probiotics, lọc sinh học, văcxin,...
Điều kiện tiên quyết: Vi sinh học đại cương.
9.35. Quản lý chất lƣợng nƣớc trong nuôi trồng thủy sản
Lý thuyết: 1,5 TC

2 TC

Thực hành: 0,5 TC

Nội dung: tập trung vào môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản; động thái các
yếu tố vô sinh và hữu sinh trong các thủy vực nuôi trồng thủy sản; quản lý môi trường
nước trong nuôi trồng thủy sản.
11


Điều kiện tiên quyết: Hoá phân tích
9.36. Di truyền và chọn giống thủy sản
Lý thuyết: 1,5 TC

2 TC

Thực hành: 0,5 TC

Nội dung: môn học tập trung vào di truyền học, biến đổi di truyền, ước tính
những tham số di truyền quan trọng. Các phương pháp lai tạo, chọn giống và kỹ thuật di

truyền ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.
Điều kiện tiên quyết: Sinh học đại cương
9.37. Dinh dƣỡng và thức ăn thuỷ sản
Lý thuyết: 1,5 TC

2 TC

Thực hành: 0,5 TC

Nội dung: tập trung vào vai trò của vật chất dinh dưỡng và nhu cầu dinh dưỡng
của động vật thủy sản; quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn; thức ăn tự nhiên, thức ăn
nhân tạo và quản lý cho ăn; công nghệ sản xuất thức ăn.
Điều kiện tiên quyết: Sinh lý động vật thuỷ sản
9.38. Bệnh học thủy sản
Lý thuyết: 2 TC

3 TC
Thực hành: 1 TC

Nội dung: tập trung vào bệnh học thủy sản; một số bệnh nguy hiểm trên các đối
tượng nuôi quan trọng ở Việt Nam; phương pháp nghiên cứu và chẩn đoán bệnh thủy
sản; quản lý sức khỏe động vật thủy sản; thuốc và nguyên tắc dùng thuốc.
Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt
9.39. Công trình và thiết bị nuôi trồng thủy sản
Lý thuyết: 1,5 TC

2 TC

Thực hành: 0,5 TC


Nội dung: môn học tập trung vào xây dựng công trình nuôi trồng thủy sản; qui
hoạch trại sản xuất thủy sản (trại giống và trại nuôi); trang thiết bịvà thiết bị mới trong
nuôi trồng thủy sản.
Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt
9.40. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá nƣớc ngọt
Lý thuyết: 2 TC

3 TC

Thực hành: 1 TC

Nội dung: môn học tập trung vào quá trình sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi, kỹ
thuật sản xuất giống các loài cá, sử dụng kích dục tố cho cá đẻ và kỹ thuật sử dụng kích
dục tố trong cho cá đẻ, kỹ thuật ấp trứng, kỹ thuật ương nuôi cá nước bột, cá hương, cá
giống và phương pháp vận chuyển cá giống; đặc điểm sinh học một số loài cá nuôi,
nguyên lý và kỹ thuật nuôi cá ao nước tĩnh, nuôi cá ruộng, nuôi cá lồng/bè, nuôi cá mặt
nước lớn và nuôi cá trong hệ thống VAC.
Điều kiện tiên quyết: Di truyền và chọn giống thủy sản.

12


9.41. Khuyến ngƣ

2 TC

Nội dung: vai trò của khuyến ngư trong phát triển thủy sản, thực trạng của công
tác khuyến ngư nước ta hiện nay; đề cập đến cán bộ khuyến ngư và đối tượng khuyến
ngư, các phương pháp, phương tiện khuyến ngư hiện đang được sử dụng trong công tác
khuyến ngư ở Việt Nam.

Điều kiện tiên quyết: Không.
9.42. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác
Lý thuyết: 2 TC

3 TC

Thực hành: 1 TC

Nội dung: môn học tập trung vào chung vào ngành giáp xác, tình hình nuôi và sản
xuất giống giáp xác trong và ngoài nước; kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi các loài
giáp xác quan trọng như tôm he, tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm, tôm càng xanh, cua biển.
Điều kiện tiên quyết: Hình thái phân loại giáp xác và nhuyễn thể.
9.43. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển
Lý thuyết: 2 TC

3 TC

Thực hành: 1 TC

Nội dung: tập trung vào sản xuất giống và nuôi cá biển; cá bố mẹ và quản lý cá bố
mẹ, các kỹ thuật sinh sản cá biển như thu và ấp trứng, ương nuôi ấu trùng, cá hương và
cá giống cá biển; các chỉ tiêu về chọn lựa địa điểm, kỹ thuật thiết kế và xây dựng lồng
và ao nuôi, kỹ thuật nuôi (ao và lồng), quản lý môi trường nuôi vùng và ao nuôi và biện
pháp phòng bệnh.
Điều kiện tiên quyết: Di truyền và chọn giống thủy sản.
9.44. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi động vật thân mềm
Lý thuyết: 1,5 TC

2 TC


Thực hành: 0,5 TC

Nội dung: tập trung vào ngành động vật thâm mềm; kỹ thuật sinh sản nhân tạo và
nuôi các loài thân mềm hai mảnh vỏ (Bivalve), các loài trai ngọc (Pinedata), ngao,
nghêu (Meretrix), vẹm xanh (Perna viridis), các loài thân mềm chân bụng,
(Gastropoda), các loài bào ngư (Haliotis) và ốc hương (Babylonia).
Điều kiện tiên quyết: Hình thái phân loại giáp xác và nhuyễn thể.
9.45. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thủy đặc sản nƣớc ngọt
Lý thuyết: 1,5 TC

2 TC

Thực hành: 0,5 TC

Nội dung : Giới thiệu đặc điểm sinh học của các đối tượng thủy đặc sản nước
ngọt tiêu biểu hiện nay như ếch, ba ba, lươn... Trên cơ sở đó trình bày quy trình kỹ
thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm các đối tượng nói trên.
Điều kiện tiên quyết: Di truyền và chọn giống thủy sản.
9.46. Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển
Lý thuyết: 1,5 TC

Thực hành: 0,5 TC

13

2 TC


Nội dung : Giới thiệu đặc điểm sinh học của một số loài rong biển phổ biến. Trên
cơ sở đó trình bày quy trình sản xuất giống và kỹ thuật trồng các rong biển đó.

Điều kiện tiên quyết: Thực vật thủy sinh
9.47. Ngoại ngữ chuyên ngành

2 TC

Nội dung: Phương pháp đọc và trình bày tài liệu về khoa học chăn nuôi. Cách
trình bày, giải thích hình ảnh, đồ thị, bảng biểu chuyên ngành. Phương pháp nghe, ghi
chép, thảo luận các vấn đề chăn nuôi. Tra cứu các tài liệu chuyên môn.
Điều kiện tiên quyết: Ngoại ngữ chung
9.48. Quy hoạch và quản lý NTTS ven bờ
Lý thuyết: 1,5 TC

2 TC

Thực hành: 0,5 TC

Nội dung: Trình bày các nguyên tắc, biện pháp quy hoạch Nuôi trồng thủy sản
ven bờ; các nguyên tắc quản lý, cách thức quản lý hệ thống trong Nuôi trồng thủy sản.
Điều kiện tiên quyết: Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác
9.49. Kỹ thuật bảo quản, chế biến sản phẩm thủy sản
Lý thuyết :1,5 TC

2 TC

Thực hành: 0,5 TC

Nội dung : Giới thiệu các thành phần và tính chất của nguyên liệu thủy sản, sự
biến đổi của động vật thủy sản sau khi chết ; đề cập đến cách thức bảo quản tươi, vận
chuyển và kiểm tra nguyên liệu thủy sản. Các kỹ thuật làm lạnh đông, ướp muối, xông
khói sản phẩm thủy sản. Kỹ thuật chế biến nước mắm.

Điều kiện tiên quyết: Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Vi sinh vật ứng dụng
9.50. Thực tập tốt nghiệp

6 TC

Nội dung : Thực hiện nội dung thực tập về nghề nghiệp : nuôi cá nước ngọt, cá
biển, nuôi giáp xác,... Kết thúc thực tập sinh viên viết báo cáo kết quả thực tập, có đánh
giá của người hướng dẫn.
Điều kiện tiên quyết : Hoàn thành các học phần ở kiến thức đại cương, cơ sở và
chuyên sâu.
9.54. Khóa luận tốt nghiệp

7 TC

Những sinh viên đủ điều kiện theo quy định của Hiệu trưởng, không vi phạm quy
chế thi, không thi lại học phần nào thì được giao chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp.
9.55. Hóa chất cải tạo ao và xử lý môi trƣờng nuôi động vật thủy sản
Lý thuyết : 2 TC

3 TC

Thực hành : 2 TC

Nội dung: Giới thiệu các loại hóa chất vô cơ, hữu cơ, men vi sinh ; thành phần và
tính chất của chúng. Bên cạnh đó học phần còn cung cấp những kiến thức về phương
pháp sử dụng các loại hóa chất cải tạo ao, men vi sinh trong việc cải tạo ao, xử lý môi
trường nuôi động vật thủy sản.

14



Điều kiện tiên quyết: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản, Vi sinh
vật ứng dụng.
9.56. Kỹ thuật nuôi thức ăn tƣơi sống cho động vật thủy sản
Lý thuyết : 1,5 TC

2 TC

Thực hành: 0,5 TC

Nội dung: Giới thiệu các loại thức ăn tươi sống được sử dụng trong quy trình sản
xuất giống các đối tượng thủy sản. Kỹ thuật lưu giữ giống, các mô hình sản xuất và các
kỹ thuật nâng cao sinh khối, nâng cao chất lượng sản phẩm các loại thức ăn tươi sống
được sử dụng cho sản xuất giống thủy sản.
Điều kiện tiên quyết: Thực vật thủy sinh, Động vật thủy sinh, Kỹ thuật sản xuất
giống và nuôi giáp xác, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển, Kỹ thuật sản xuất
giống và nuôi nhuyễn thể.
9.57. Chế biến thức ăn công nghiệp cho động vật thủy sản
Lý thuyết: 1,5 TC

2 TC

Thực hành : 0,5 TC

Nội dung: Giới thiệu những loại thức ăn công nghiệp được sử dụng trong sản xuất
giống và nuôi thương phẩm các đối tượng hiện nay. Học phần cung cấp những kiến
thức cơ bản về các quy trình chế biến, bảo quản các loại thức ăn dành cho tôm, cá nuôi.
Điều kiện tiên quyết: Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản, Kỹ thuật sản xuất giống
và nuôi giáp xác, Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển, Kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi cá nước ngọt.


10. Danh sách đội ngũ giảng viên thực hiện chƣơng trình
10.1. Giảng dạy các môn chuyên ngành
TT

Họ và tên

Văn bằng cao nhất,
ngành đào tạo

1

Lê Khắc Diễn

Thạc sỹ Sinh học

2

Trần Thanh Sơn

NCS. Sinh học

3

Đinh Thị Thanh Trà

ThS. Sinh học

4


Nguyễn Hải Tiến

NCS. Sinh học

5

Nguyễn T.Hương Bình

6

Nguyễn Quang Hùng

7

Trần Công Trung

8

Đoàn Văn Hiến

Cử nhân Sinh học

ThS. NTTS

Cao học NTTS
NCS. NTTS

15

Học phần giảng dạy

Di truyền và chọn giống thủy sản
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Sinh học đại cương
Vi sinh vật đại cương
Động vật thuỷ sinh
Thực vật thuỷ sinh
Sinh thái môi trường
Di truyền học đại cương
Sinh học phân tử
Khí tượng hải dương học
Sinh lý động vật thủy sản
Ngư loại học 1 (cá)
Di truyền và chọn giống thủy sản
Ô nhiễm môi trường và độc tố trong NTTS
Quản lý chất lượng nước trong NTTS
KTSX giống và nuôi cá biển
Bệnh học thuỷ sản
Công trình và thiết bị nuôi trồng thủy sản


Trần Thị Yên

KS. NTTS

10 Phan Thị Mỹ Hạnh

KS. NTTS

9


11 Diệp Thị Lệ Chi

KS. Chăn nuôi

12 Nguyễn T.Thanh Thùy

KS. Chăn nuôi

Quy hoạch và quản lý NTTS ven bờ
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi ĐVTM
Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản
KTSX giống và nuôi cá nước ngọt
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thủy đặc
sản nước ngọt
Vi sinh vật ứng dụng
Mô phôi học thủy sản
Ngư loại học 2 (giáp xác và nhuyễn thể)
Sinh thái thủy sinh vật
Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác
Kỹ thuật sản xuất giống và trồng rong biển
PP thí nghiệm và phân tích số liệu
Khuyến ngư
Hóa sinh
Đa dạng sinh học và quản lý NLTS
Luật và chính sách phát triển nghề cá
Kỹ thuật bảo quản và chế biến SPTS

11. Cơ sở vật chất phục vụ học tập
11.1. Phòng thí nghiệm và hệ thống thiết thí nghiệm chính
Phòng thí nghiệm hóa học và sinh học: có đầy đủ các hóa chất và trang thiết bị

thiết yếu phục vụ cho công tác thí nghiệm và thực hành.
11.2. Thƣ viện
Có các giáo trình đại cương, chuyên ngành cơ sở, chuyên ngành Nuôi trồng thủy
sản phục vụ cho công việc học tập của sinh viên.
11.3. Giáo trình, tập bài giảng
TT
1
2
3
4
5

6

Tên giáo trình, bài giảng
Di truyền và chọn giống thủy
sản; Phương pháp NCKH
Sinh học đại cương
Vi sinh vật đại cương
Động vật thuỷ sinh
Thực vật thuỷ sinh
Sinh thái môi trường
Di truyền học đại cương
Sinh học phân tử
Khí tượng hải dương học
Sinh lý động vật thủy sản
Ngư loại học 1 (cá)
Di truyền và chọn giống
thủy sản;Ô nhiễm môi
trường và độc tố trong NTTS


Tên tác giả
Lê Khắc Diễn

Nhà xuất bản

Năm XB
2007
ĐH Quảng Bình
2008

Trần Thanh Sơn

ĐH Quảng Bình

2007

Đinh Thị Thanh Trà

ĐH Quảng Bình

2007

Nguyễn Hải Tiến

ĐH Quảng Bình

2009

Nguyễn T. Hương Bình ĐH Quảng Bình


2009
2009

Nguyễn Quang Hùng

ĐH Quảng Bình

2010
2010

16


Quản lý chất lượng nước
trong NTTS
7 Kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi cá biển
Bệnh học thuỷ sản
Công trình và thiết bị nuôi
trồng thủy sản
Quy hoạch và quản lý NTTS
ven bờ
8
Kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi ĐVTM
Dinh dưỡng và thức ăn thủy
sản
Kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi cá nước ngọt

9 Kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi thủy đặc sản nước ngọt
Vi sinh vật ứng dụng
Mô phôi học thủy sản
Ngư loại học 2 (giáp xác và
nhuyễn thể)
Sinh thái thủy sinh vật
10
Kỹ thuật sản xuất giống và
nuôi giáp xác
Kỹ thuật sản xuất giống và
trồng rong biển
Phương pháp thí nghiệm và
phân tích số liệu
11
Khuyến ngư
Hóa sinh
Đa dạng sinh học và quản lý
NLTS
Luật và chính sách phát triển
12
nghề cá
Kỹ thuật bảo quản và chế
biến SPTS

Trần Công Trung

ĐH Quảng Bình

TS. Bùi Quang Tề


NXB Nông
Nghiệp, Hà Nội

2009
2009

2006
2007
2008

Đoàn Văn Hiến

ĐH Quảng Bình
2008
2007
2008

Trần Thị Yên

ĐH Quảng Bình

2008
2007
2007
2007

Phan Thị Mỹ Hạnh

ĐH Quảng Bình


2008
2009
2009
2007

Diệp Thị Lệ Chi

ĐH Quảng Bình

Nguyễn T. Thanh Thùy ĐH Quảng Bình

2009
2007
2008

2008
2009

12. Hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình
Chương trình đào tạo ngành Đại học Nuôi trồng thủy sản được xây dựng trên cơ sở
khung chương trình Giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo
Thông tư số 09/2011/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo.

17


Khối lượng kiến thức toàn chương trình được thiết kế gồm 132 tín chỉ (chưa kể
phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc phòng), phù hợp với chương

trình giáo dục đại học 4 năm.
Trên cơ sở chương trình khung, các Tổ bộ môn xây dựng chương trình chi tiết các
môn học, trình Hội đồng Khoa học và Đào tạo thẩm định, phê duyệt. Chương trình
được biên soạn theo hướng tinh giản số giờ lý thuyết, dành nhiều thời gian cho sinh
viên thực hành, đọc tài liệu, tự nghiên cứu.
Thực hiện theo quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15 tháng 8 năm
2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo) và các văn bản quy định của Trường.
HIỆU TRƢỞNG

PGS. TS. Hoàng Dƣơng Hùng

18



×