Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ôn tập phóng sự cuối kì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.74 KB, 16 trang )

ÔN TẬP MÔN PHÓNG SỰ
Câu 1: Ý kiến của anh chị về cái tôi trong phóng sự?
Cái tôi nhập cuộc và nghệ thuật tiếp cận hiện thực
Điều không thể phủ nhận là cái tôi tác giả đã trở thành một đặc trưng của thể tài
phóng sự. Cái tôi chung nhất trong phóng sự là cái tôi với tư cách là chủ thể sáng
tạo tác phẩm. Cái tôi này là cái tôi bao trùm, là cái tôi tổng thể.
Sự có mặt của nhân vật tôi này trước hết với tư cách là một nhân vật chứng kiến.
Họ là nhân chứng sống động và đáng tin cậy trước những tình tiết của câu chuyện
đang phô bày, đang diễn ra. Vai trò của nhân chứng này càng trở nên quan trọng
trong thời đại đòi hỏi nhiều hơn về tính xác thực của thông tin và càng cần thiết
cho thể loại phóng sự vốn chuyên đi sâu vào mọi ngóc ngách của sự kiện, len lỏi
vào nội tâm của nhân vật. Người đọc đặt niềm tin vào nhân vật tôi ấy. Thiếu nhân
vật tôi, nhân chứng này sẽ làm giảm đi sự tin cậy của người đọc vào tính xác thực
của thông tin.
Nhận thức rõ điều này, những người viết phóng sự hiện nay đều dấn thân vào lòng
sự kiện. Đó là sự khẳng định sự dấn thân của người cầm bút hiện diện ngay trong
lòng sự kiện.
Cái tôi nhân chứng này thể hiện lao động chân chính của một người viết phóng sự:
“Để có một tác phẩm phóng sự, tất nhiên nhà báo phải đi, phải sống, phải hòa
nhập... có nghĩa là cái tôi đã không thể không có mặt trong bài thông qua việc kể
lại câu chuyện mà mình chứng kiến”.
Cái tôi nhân chứng là thái độ nhập cuộc của người viết và đảm bảo sự xác thực của
thông tin. Sự có mặt của người viết mang lại niềm tin cho người đọc. Tiếng nói của
người trong cuộc chứng kiến ự việc bao giờ cũng là tiếng nói có sức thuyết phục.


Cái tôi trần thuật - thẩm định.
Cái tôi trần thuật đóng vai trò quan trọng. Nó cho thấy cách xử lý riêng của từng
tác giả, cho thấy nét độc đáo trong cách tường thuật vấn đề của mỗi người. Sự kiện
thì giống nhau nhưng lại được từng người thể hiện một cách riêng biệt. Cái tôi trần
thuật này xuyên suốt trong tác phẩm. Cái tôi trần thuật là cái tôi dễ bắt gặp trong


các tác phẩm báo chí ở nhiều thể loại từ ghi nhanh, phản ánh, tường thuật, ký sự,
phóng sự... Cũng giống trong văn học, trong phóng sự, cái tôi trần thuật làm nhiệm
vụ của một người dẫn chuyện. Khi đã đến tận nơi, tận mắt quan sát, chứng kiến,
cảm nhận, tác giả lại háo thân thành nhân vật tôi trần thuật để chuyển tải đến người
đọc bức tranh xác thực, vừa chi tiết cụ thể, vừa có tầm bao quát nhất... Người viết
phóng sự có thể thông qua cái tôi trần thuật với những bút pháp này để tạo dấu ấn
của riêng mình.
cái tôi thẩm định kết hợp trong quá trình sử dụng cái tôi trần thuật này đã tạo chiều
sâu cho bài phóng sự, đảm bảo chứng năng “phóng sự là đưa đến một góc độ, một
cách nhìn”. Hơn nữa, chính thái độ thẩm đihj của tác giả cũng cho thấy thái độ
nhập cuộc của người viết. Họ không chỉ đứng ngoài lạnh lùng quan sát, miêu tả,
trần thuật mà còn tham gia vào sự việc bằng chính sự hiểu biết của mình.
Cái tôi chính kiến
Một hình thức biểu hiện cao hơn của cái tôi trần thuật - thẩm định là cái tôi
chính kiến. Phóng sự là thể loại yêu cầu sự tự thân trải nghiệm của phóng viên nên
không loại trừ việc tác giả đưa ra góc nhìn, nhận định, đánh giá. Cái tôi chính kiến
của tác giả là rất cần thiết, nhất là khi vấn đề còn đang nằm trong lằn ranh giữa
đúng và sai. Hơn nữa, người viết phóng sự không chỉ trần thuật mà còn cần có thái
độ nhập cuộc, tham gia vào sự kiện, bày tỏ quan điểm của mình trước hiện thực,
quan điểm của tờ báo. Tác giả phóng sự còn là nhân vật đối tọng với nhân vật của


bài viết vì họ phải phỏng vấn, kiểm tra vấn đề, bày tỏ quan niệm đồng ý hoặc
không đồng ý với nhân vật. Người viết phóng sự còn đưa sự bình giá, đưa ra lý lẽ,
đề xuất những kiến nghị, giải pháp hợp lý.
Để có được những chính kiến ấy, người viết phóng sự phải có một bản lĩnh sống,
bản lĩnh chính trị vững vàng. Họ phải nhận ra đúng sai, bày tỏ ý kiến đồng tình hay
không đồng tình trong bề bộn những chi tiết, những sự kiện để đưa ra những kiến
nghị, giải pháp.
Cái tôi chính kiến còn là sự khẳng định bản lĩnh người làm báo, là lương tâm

và trách nhiệm của họ. Người viết phóng sựu phải dũng cảm bảo vệ điều mình cho
là đúng và lên tiếng đấu tranh loại bỏ điều mình cho là sai lầm. Nhờ những tiếng
nói khảng khái như thế mà sự thật mới được làm sáng tỏ.
Cái tôi chính kiến giúp tác giả khẳng định rõ ràng hơn sự kiện, vấn đề đang đề cập,
đem đến cho người đọc một sự minh bạch về những vấn đề trong phóng sự. Họ
dám lên tiếng bênh vực sự thật và có đủ bản lĩnh để bày tỏ chính kiến của mình
Câu 2: Tính xác thực và thời sự của phóng sự?
- Đây là một trong những đặc trưng cơ bản của thể loại phóng sự. Tính xác
thực là tiêu chí nhận diện phóng sự,là căn cứ để phân biệt giữa phóng sự với
các thể loại khác.
 Nếu thể loại truyện ngắn việc hư cấu được chấp nhận thì ở phóng sự
sự thật được trung thành đến cùng.
- Sự thật là giá trị của tác phẩm là thước đo đánh giá nhân cách của người
viết. Nó yêu cầu không được phép “sản xuất” thông tin, bịa đặt sự kiện, hay
thay hình đổi dạng nhân chứng.
- Những vấn đề phản ánh trong sự kiện phải là những vấn đề nóng hổi nằm
trong mạch thời sự chủ lưu mà dư luận quan tâm. Đến với sự kiện người đọc
như được đến gần hơn với hiện thực đời sống.
- Với phóng sự,tính thời sự yêu cầu rất nghiêm ngặc đó phải là những ghi
chép còn tươi rói chất liệu nghệ thuật. Chính điều này đã chi phối đến phong


cách của người viết phóng sự phải năng động, nhanh nhạy trong việc chiếm
lĩnh và công bố thông tin vào thời điểm lý tưởng và hiệu quả nhất.
- Chính vì thế mà tính thời sự của phóng sự báo chí rất khác với phóng sự văn
học
 Nếu phóng sự văn học thời sự không chỉ dừng lại ở hôm nay mà nó có
thể quay về với các vấn đề của quá khứ miễn sao vấn đề đó có giá trị
hiện hữu và đang được quan tâm thì tính thời sự trong phóng sự báo
chí lại là những vấn đề của hiện tại,mới nảy sinh,mới xuất hiện.

 Cuốn sách “Bí mật chôn vùi sự thật tàn bạo” của Michael D.Sallah và
nhóm cộng sự là điển hình cho tính thời sự của phóng sự. Phóng sự
này đã làm rúng động dư luân về sự thật mà Mỹ chôn vùi suốt 36
năm, về những tội ác tàn bạo mà đội quân mang tên Mãnh Hổ gây ra
cho người dân Việt Nam.
Câu 3: Ý kiến của anh/ chị về chất văn trong phóng sự?
Thọ Cao đã từng nhấn mạnh: “ Dẫn dắt sự việc tôi thường sử dụng bút pháp văn
học nhẹ nhàng, giàu hình ảnh, kể cả thơ, ca dao nhằm phát huy và tăng sức hấp dẫn
của các sự việc xuyên suốt cái trục đề tài. Thiếu chất văn không ra phóng sự”. Hay
Vĩnh Quyền cũng từng nói: “Nếu được điểm xuyết bằng nét văn chương mềm
mảnh thì chất liệu báo chí khô cứng trần trụi sẽ trở nên sinh động”
Như vậy có thể thấy “Chất văn là gia vị không thể thiếu trong phóng sự”, nó rất
cần thiết trong một tác phẩm phóng sự. chất văn giúp phóng sự có thể diễn đạt
uyển chuyển, mềm mại dễ hấp dẫn lôi cuốn người đọc. Chất văn giúp tác giả dễ
dàng diễn đạt cái tôi cảm xúc của mình một cách hiệu quả, dễ dàng. Ngoài ra, đó
còn là chất keo kéo dài tuổi thọ của tác phẩm phóng sự “Báo chí là tất thời, văn
chương sẽ mãi mãi tồn tại mở ra cho con người những điều mới”.
Nếu phóng sự giai đoạn 1932-1945, chất văn xuất hiện chủ yếu ở: kết cấu, ngôn
ngữ, giọng điệu đặc biệt là nghệ thuật xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện thì
phóng sự giai đoạn đương đại chất văn tương đối nhạt dần chủ yếu thể hiện thông
qua việc vận dụng linh hoạt nghệ thuật ngôn ngữ, kết cấu, giọng điệu
 Ngôn ngữ: mang tính lưỡng hợp vừa đảm bảo yêu cầu cụ thể, chính xác,
hàm súc của báo chí, vừa vươn đến tính biểu nghệ thuật biểu cảm của văn


chương. Với sự công hợp này phóng sự có khả năng biểu đạt con người và
cuộc sống một cách chân thực và sinh động
 Bên cạnh đó,chất văn còn được sử dụng trong việc sử dụng biện pháp nghệ
thuật đặc biệt là ẩn dụ và so sánh.
 Cuối cùng, chất văn còn được sử dụng trong việc sử dụng chất liệu văn như

ca dao, tục ngữ, thành ngữ,…làm cho ý diễn đạt một cách mềm mại và uyển
chuyển. đối với các thể loại truyện ngắn việc hư cấu là hoàn toàn có thể xảy
ra tuy nhiên với phóng sự,hư cấu không phải là sự thêm khắc tưởng tượng
vô căn cứ mà đó là trường tư duy liên tưởng của người viết giống như “Cánh
diều luôn bị giữ bởi sợi dây với mặt đất” tức là hư cấu nhưng phải đúng bản
chất phải giữ nguyên bản chất vốn có của nó.
theo như Bôrít Pôlêvôi thì: “Cuộc sống của chúng ta muôn hình muôn vẻ
như thế, biết bao nhiêu sự việc đã xảy ra, thực ra cũng không cần thiết phải
hư cấu, thêm thắt tô vẽ gì thêm nữa”.
Tóm lại, chất văn giúp làm mềm mại các chất liệu vốn khô cứng của báo
chí,làm duyên dáng những sự thật trần trụi. Tuy nhiên cũng như miêu tả,bình
luận ta không nên làm dụng quá trong phóng sự,kolamj dụng văn chương để
múa bút trong phóng sự.
Câu 4: Các dạng PS: (4 dạng)
* Phóng sự vấn đề: có tính thời đại
- VĐ là những biểu hiện mang tính khái quát trong đời sống xh.. vđ trong PS
là những biểu hiện không bình thường và có tính thời đại
- Phạm vi phản ảnh rộng, có tầm bao quát, liên quan đến nhiều người cho đến
những vđ có tính cá nhân, gđ miễn là bh có tính khái quát trước xh
- Tiêu chí đánh giá giá trị PS: cách đặt vđ và giải quyết vấn đề
+ Cái ms (góc nhìn, khía cạnh mới)
*Phóng sự sự kiện: có tính thời sự và thời điểm cao
- SK là những sự việc quan trọng đã và đang xảy ra trong thực tiễn cs. Trong
đó có những sự kiện quan trọng có tính thời sự và thời điểm cao có thể trở
thành đề tài của sự kiện
- Có ý nghĩa tại thời điểm nó diễn ra
- SK mà PS lựa chọn phản ánh phải nằm trong mạch thời sự chủ lưu


- Do áp lực về thời gian, PS SK không có thời gian đầu tư về mặt nghệ thuật,

gọt dũa ngôn ngữ, cách biểu đạt không k sinh động bằng những PS vđ và PS
chân dung
- Ba phương pháp chính thu thập thông tin của BC: ( phỏng vấn, nghiên cứu
tài liệu và quan sát)
- Phương pháp chính của PS SK là quan sát
*Phóng sự điều tra: vụ việc mờ khuất cần làm sáng tỏ
-

Biến thể PS = PS + ĐT
Dựa trên sự kết hợp giữa thế mạnh của TL PS và TL ĐT
Thể hiện phương thức biểu đạt
ĐTg phản ảnh: vụ việc mờ khuất cần làm sáng tỏ
Tiếp cận đt = cách nhập cuộc và điều tra
Lưu ý PSDT:
+ ĐTg của PS ĐT là những sự kiện, ht không bth chứa nhiều nghi vấn uẩn
khuất, cũng có thể là một vấn đề chứa nhiều dữ liệu cách đgia khác nhau cần
có 1 câu tl xác đáng tin cậy
- Nghiên cứu TL và thâm nhập tt là yêu cầu bb đối vs NLB ĐT vì qua đt ms
thu được chứng cứ => lập luận lí giải làm sáng tỏ bchat sự việc
- Cái tôi trong PSDT không chỉ là các tôi nhân chứng khách quan mà còn là
cái tôi nghiêm túc, trách nhiệm
- Tính xác thực là yêu cầu tối thượng của PSDT vì ĐT là đi tìm sự thật => KL
ĐT có tác động đến những ng lquan.
* Phóng sự chân dung: con người là đt trung tâm phản ánh:
-

Là chuyên mục chủ lực tạo nên sắc diện của tờ lao động
Những năm đầu TK 21,PSCD
PSCD là 1 biến thể dựa trên sự kết hợp giữa PS và ký chân dung
PT biểu đạt:...

Nhân vật trong PSCD luôn được đặt trong một hoàn cảnh điển hình cụ thể
để bộc lộ tính cách
- NV trong PSCD được xdung 1 cách đầy đặn, người đọc vừa cảm nhận được
vẻ bên ngoài và cảm xúc bên trong nhân vật
Câu 5: Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của PS đương đại (đề tài và nghệ
thuật biểu hiện)


* Nội dung: Có sự chuyển biến khác về đề tài so với trước:
1. Đề tài chiến tranh
 Số phận người lính với di chứng mất trí
 Số phận những thanh niên xung phong lỡ làng duyên phận
 Số phận những người lính tình báo
 Số phận những người lính bị nhiễm chất độc da cam
VD: “Vào chùa gặp lại” - Minh Chuyên, “Di họa chiến tranh” - Minh
Chuyên
2. Đề tài đời tư thế sự
 Phóng sự ghi lại cuộc sống lay lắt của những phận người chống chọi
lại căn bệnh AIDS, sự kì thị của xã hội và sự vô cảm của gia đình
( Chuyện về 2 nạn nhân AIDS - HDN)
 Số phận con người trước sự nghiệt ngã của hoàn cảnh
 Số phận con người trong cuộc hành trình đi tìm công lý: Hiện lên
trong phóng sự những năm 80 của thế kỷ XX là những bọn cường hào
kiểu mới bóc lột nông dân.
VD: “Cái đêm hôm ấy... đêm gì” - Phùng Gia Lộc, “Sự thật bị chối bỏ”,
“Vẫn phải tin vào bằng những giọt nước mắt” Xuân Ba
Sự khởi sắc của phóng sự: mạnh dạn sục vào những mảnh đời tối tăm.
 Hiện lên trong phóng sự còn là số phận của những người lao động
chân chính với khát vọng sáng tạo nhưng lại bị dồn ép không lối thoát
( “Vua lốp”, “Lời khai của bị can”, “Ông già ôm 7kg đơn từ”...)

3. Tệ nạ xã hội
 Tham nhũng: Vi rút tham nhũng thâm nhập vào mọi cấp từ địa
phương đến trung ương, tăng theo cấp số nhân. Mức độ tham nhũng
phình ra với những con số hàng nghìn tỉ đồng. (“Đêm trắng”). Chính
cơ chế hành quân bao cấp đã tạo điều kiện cho vi rút tham nhũng sinh
sôi phát triển. Sự bùng phát và thủ đoạn tinh vi.
Ngòi

bút phóng sự đã ngắm bắn vào sự tha hóa của đội ngũ công chức
cao cấp.


 Mại dâm: sự lây lan, di căn của 1 khối u ác tính. Không chỉ là đất sống
của những người đường cùng mà còn có cả những người có việc làm
ổn định. Đây là con đường dẫn đến sự tha hóa của không ít cán bộ.
(“Săn cave”, “Gái điếm về làng”)
 Ma túy: không ngoại trừ ai, từ miền ngược đến miền xuôi. Ma túy
đồng nghĩa với tội ác. (“Bảng tường trình gửi từ tam giác vàng” Binh Nguyên; “Thuốc phiện và đường dây mafia xuyên Việt” Trương Duy Nhất)
4. Môi trường
 Môi trường sinh thái bị tàn phá, hủy diệt nghiêm trọng, tác nhân chính
là sự thiếu ý thức của con người. Môi trường sống đang ở trong tình
trạng bị đe dọa. Phóng sự cảnh báo sự nguy hiểm của các loại chất
thải đổ ra từ bệnh viện, gây ra nhiều bệnh, đặc biệt là những căn bệnh
na y... (“Cá nấu chín vẫn còn mùi thốc trừ sâu” - Đỗ Doãn Hoàng,
“Nỗi đau mang tên vô cảm” - ĐDH...)
5. Con người mới, cuộc sống mới
 Chân dung con người mới: là những người lao động chân chính, dám
vượt lên khỏi cơ chế bao cấp, vươn lên làm giàu. Là những nhân tố
tích cực góp phần giúp đất nước thoátkhỏi nghèo nàn.
Một loạt phóng sự viết về người lính ở hải đảo, miền biên giới xa xôi.

Họ đang đối mặt với những khó khăn về vật chất và những thách thức
về tinh thần ( đối mặt với những nỗi nhớ da diết đất liền, quâ hương,
người thân...), nén chặt tình cảm vào trong công việc, đẩy lùi cam
go...
 Chân dung cuộc sống mới: Phóng sự viết, ghi nhận những chuyển
biến của đất nước trên con đường hội nhập. Phác thảo hàng loạt bức
tranh đầy sức sống, đặc biệt là những vùng đất 1 thời bị tàn phá, bị
hủy diệt trong chiến tranh... như: “Vĩ tuyến 17: ngày ấy - bây giờ Trương Duy Nhất, Tháng 3 ở Sơn Mỹ...)
* So sánh:
- Phóng sự đương đại không chỉ có ở những mảng hiện thực tối màu mà còn ở
những mảng hiện thực sáng màu.
- Là cuốn phim tư liệu sinh động và chân xác về xã hội VN thời kỳ đổi mới


- Mạnh dạn phê phán những tệ nạn xã hội còn phóng sự 32-45 thì bị kiểm soát bởi
TD Pháp.
* Nghệ thuật biểu hiện:
1. Nghệ thuật xử lý văn bản
- Ngắn gọn về kích thước
- Đa số phóng sự thời 32-45 là phóng sự tiểu thuyết, có khả năng phục dựng những
sự kiện có tầm bao quát cũng như tái hiện chân dung mật. Xuất hiện lẻ tẻ vài thể
loại
- Còn hiện nay thì phong phú, thu hẹp về kích thước, chất văn nhạt dần. Do thời kỳ
bùng nổ thông tin nhu cầu tiếp nhận thông tin của người đọc thay đổi (trong
khoảng thời gian tối thiểu phải thu nhận đc nhiều thông tin) kích thước thu hẹp
nhưng vẫn phải đảm bảo hàm lượng thông tin.
- Phóng sự đương đại: tiếp cận từ nhiều góc nhìn, xoáy sâu vào điểm thay vì bao
quát nhiều điểm. Đông thời, hạn chế sử dụng 1 số yếu tố NT không còn phù hợp,
giảm lượng từ ngữ, diễn đạt ngắn gọn, logicvừa vặn với kích thước mà trang báo
phân định.

 Nghệ thuật lựa chọn sự việc, chi tiết
- Phát hiện được vấn đề phản ánh là điều kiện cần nhưng chưa đủ để quy định giá
trị phóng sự. 1 tác phẩm giá trị phải thể hiện cái tầm của người viết trong khai thác
và xử lý thông tin.
- Chi tiết là những bộ phận nhỏ nhát của sự kiện, chi tiết nhỏ có thể là 1 hành vi, 1
lời nói, 1 cử chỉ của con người, 1 sự vật hay 1 trạng thái của hoàn cảnh diễn ra sự
kiện (Tạ Ngọc Tấn)
- Có 2 loại chi tiết
+Chi tiết thông thường
+Chi tiết đắt giá: được xem là tiêu điểm, hội tụ đủ tư tưởng tác phẩm.
-Sử dụng lý thuyết bóc tách sự kiện để tuyển chọn chi tiết


- Những tư liệu thô có nhiệm vụ cấu trúc tác phẩm: thời gian, không gian, địa
điểm, diễn biến cơn đại dịch và hậu quả của cơn đại dịch... Chớp đc 1 số chi tiết
gây sốc, lột tả đc bản chất của sự kiện.
 Nghệ thuật tổ chức sự việc, chi tiết
- Mỗi chi tiết đắt giá, độc đáo là 1 đồng tiền vàng. Bài phóng sự muốn có sức sống,
ám ảnh thì ít nhất phải có 1 đồng tiền vàng như vậy.
Nguyễn Thế Thịnh là người có kinh nghiệm trong việc vận dụng đồng tiền vàng.
“Thỉnh thoảng tôi lại đặt 1 đồng tiền vàng trên đường đi, tức là ném ra 1 chi tiết
hay sau 1 đoạn để dẫn dụ người đọc đi cùng mình đến hết bài viết” (Nguyễn Thế
Thịnh)
2. Kết cấu đa dạng, linh hoạt
- Kết cấu phi cốt truyện: kết cấu liên tưởng và kết cấu xâu chuỗi
VD: Tiên Lương kinh hoàng AIDS, Lãng quân Hội An, Vĩ tuyến 17: Ngày ấy- bây
giờ...
-Liên tưởng: thường sử dụng khi vấn đề phản ánh là những vấn đề, sự kiện tương
đối đơn giản. Ngày nay thường chọn xâu chuỗi: dễ dàng trong cách tiếp nhận.
- Kết cấu có cốt truyện: Đây là sự nỗ lực của ng viết trong việc vay mượn văn học

(tiểu thuyết). Từ thời 32-45 đã xuất hiện nhưng có sự khác biệt, chỉ tập trung tái
hiện 1 phần nổi bật trong cuộc đời nhân vật chứ không phải cả cuộc đời nhân vật
như 32-45 và có dung lượng ngắn.
Có 2 loại: +Cốt truyện truyền thống: hệ thống sự việc, chi tiết được tổ chức, sắp
xếp theo trình tự thời gian, mạch trần thuật trùng khít với mạch sự kiện. Cốt truyện
rõ ràng, rành mạch, có đầu có cuốingười đọc rất dễ hiểu, nắm bắt sự kiện.
+Cốt truyện nghệ thuật: có sự đảo lộn, xê dịch không gian theo trình tự
thời gian, trật tự nhân quả trước sau cũng hoán đổi.
- Mạch trần thuật khép nhưng mạch sự kiện mở để tạo ra những khoảng lặng, kết
mở.
- Giọng điệu sinh động, nhiều sắc thái.


Câu 6: Trình bày các hướng khai thác đề tài để viết PS: 3 hướng
- Khơi những nguồn chưa ai khơi
+
+
+
- Tìm cái mới trên miền đất mới
+ Nên đọc nhiều, đọc là con đường dẫn đến PS, không chỉ là học kinh
nghiệm viết mà còn là tư duy đề tài. Tham gia đọc nhận được những ý tưởng
mới.
+ Có những đề tài được cày đi cày lại, xới đi xới lại nhưng vẫn còn đất sống
trong PS
+ Lặp lại đề tài nhưng phải có cái nhìn mới, góc nhìn mới
- Mã hóa điều bình thường thành những điều bất thường:
+ Có vô số sự việc, sự kiện nhưng không phải sự việc sự kiện nào cũng viết
được PS
+
+ Những điều này phải có tính thời sự

+ có tính vấn đề
Câu 7.Trình bày các cách thu thập tài liệu viết PS:
Thu thập tài liệu là giai đoạn hoạt động tích cực nhất ( thời gian,công sức nhiều)
Nghiên cứu tài liệu lưu trữ:
- Công việc đầu tiên: tìm hiểu vấn đề, sự kiện thông qua tài liệu lưu trữ.
- Hiệu quả của việc NCTLLT: cung cấp cho nhà báo nhiều loại kiến thức lịch sử,
địa lý, văn hóa , phong tục tập quán của mỗi vùng miền, những số liệu những
thông tin quan trọng liên quan đến sự việc mình sẽ phản ánh.Đây là hành trang
giúp nhà báo tự tin khi thâm nhập thực tế cũng như tham gia đánh giá con người ,
sự kiện, vấn đề mà NB trực tiếp chứng kiến.
- Khi sáng tác : tránh trùng lặp, tránh con đường người khác đã đi, hỗ trợ cho quá
trình phóng ( mở rộng ) thông tin giúp cho người đọc hiểu rõ tường tận , tiếp cận
được nhiều góc cạnh của đối tượng phản ánh.
b) Thâm nhập thực tế:


- Sự dấn thân, trải nghiệm để tường tận những chuyển biến của sự việc.
- Thâm nhập thực tế, đồng hành với sự kiện là yêu cầu bắt buộc của nhà báo.( Vì
nếu như tận dụng tối đa các năng khiếu cũng chưa chắc hiểu hết)
- Có 2 hình thức thâm nhập thực tế :
+ Nhập cuộc chính danh: diễn ra công khai, người viết không phải giả danh đóng
vai mà xuất hiện với tư cách một nhà báo ,công khai danh tinh, các hoạt động của
mình, công khai quan sát, ghi nhận diễn biến của vụ việc , tiếp xúc với các cơ quan
chức năng, các nhà khoa học; Tập trung quan sát , ghi nhận những chi tiết đặc
sắc,ghi lại cảm xúc của mình trước diễn biến của vụ việc.
+ Nhập vai:
“ Lấy thân mình ra mà trải nghiệm” ( BCVN)
“ Đổi nghề” (BCTG)
Nhà báo xuất hiện như những thám tử, bí mật hóa thân vào những kiểu người khác
nhau để săn thông tin và tìm ra những đầu mối vụ việc.Có 2 mức độ thâm nhập là

thấp ( vụ việc tương đối đơn giản) và cao ( những vụ việc phức tạp , đối tượng cố
tình che dấu; đậy là hình thức thường sử dụng trong PSĐT và ĐT.
Câu 8: Các tiêu chí nhận diện giá trị của phóng sự
Có thể thấy, ngày nay phóng sự đã thể hiện một cách xuất sắc vai trò, nhiệm
vụ của mình trong tiến trình phát triển của nền báo chí nước nhà. Có rất nhiều tác
phẩm phóng sự đến được với công chúng tuy nhiên cũng rất ít trong số đó giữ
được vị trí độc tôn trong lòng người đọc. Từ đây, chúng ta dễ dàng nhận thấy việc
tồn tại hay không tôn tại của một tác phẩm phóng sự sẽ phụ thuộc vào những yếu
tố làm nên giá trị của tác phẩm phóng sự đó. Vậy những tiêu chí góp phần làm nên
giá trị của một phóng sự?.
Tiêu chí đầu tiên để nhận diện giá trị của phóng sự đó là yếu tố nội dung.
Đề tài của một tác phẩm phóng sự thường là những đề tài mang tính thời
sự, nóng, mới mẻ chứa đựng nhiều thông tin có giá trị và có ý nghĩa với xã hội.
Đây là yếu tố quyết định đến giá trị của bài báo và phóng sự cũng không ngoại lệ.


Một đề tài hay là đề tài đó không chỉ gắn liền với vấn đề sự kiện nóng hổi mà còn
là những vấn đề thiết thực của đời sống xã hội nhằm thõa mãn nhu cầu người đọc.
Cách phát hiện và góc nhìn mới mẻ mang tính sáng tạo. Phóng sự ngày nay
đã có những chuyến biến mạnh mẽ trong việc phát hiện ra những cái mới trong
những cái cũ. Đó là số phận của những người lính hậu chiến, sự tàn phá của chiến
tranh và những di họa mà nó mang lại (điều này được thể hiện rõ nét qua các
phóng sự của Minh Chuyên mà tiêu biểu là phóng sự “Di họa chiến tranh”), đó còn
là số phận của những con người đi tìm công lý, số phận của những người nông dân
nghèo với bọn cường hào kiểu mới. Bên cạnh đó là những số phận con người
nghiệt ngã trước hoàn cảnh, bệnh tật điều này đã được Đỗ Doãn Hoàng chia sẽ
bằng lòng thương cảm đặc biệt của mình đối với những con người bị AIDS trong
phóng sự “Tiên lương kinh hoàng AIDS”, đó còn là những chân dung những con
người mới. Không những thế nhiều phóng sự đã thực sự ghi dấu trong lòng người
đọc bằng loạt tác phẩm “công kích” những đề tài nóng của xã hội: ma túy,mại dâm,

tham nhũng,…. Có thể thấy, bằng lối viết điềm tĩnh nhưng sâu sắc phóng sự đã dần
làm cho những “khối u ác tính” bớt “di căn” ra với cộng đồng, xã hội.
Tiêu chí thứ hai để nhận diện giá trị phóng sự là yếu tố hình thức.
Ngôn ngữ và giọng điệu của phóng sự. Trong phóng sự giọng điệu được
sử dụng một cách sinh động, linh hoạt và đa giọng điệu. Có khi đó là giọng điệu
trầm tư, hài hước có khi đó là giọng điệu mỉa mai, châm biếm.
Ngoài ra, hình thức thể hiện cũng là yêu tố tác động đến giá trị của phóng
sự. Điều này được thể hiện thông qua nghệ thuật xử lý văn bản (nghệ thuật lựa
chọn, sắp xếp các chi tiết đắt giá, các “đồng tiền vàng” (luôn được sắp xếp, cài đặt
trong một tình huống nhất định nhằm giải thích chứng minh cho bản chất của vấn
đề . Phóng sự thời kỳ đổi mớiđã vận dụng “đồng tiền vàng” như là cách để đưa
công chúng bạn đọc đi đến tận cùng bản chất của sự kiện) nhằm phục vụ, đem lại
hiệu quả cao cho tác phẩm), kết cấu, cái tôi trần thuật- thẩm định, khám phá bản
chất vấn đề. Không những thế đó còn là nghệ thuật giật tít (tít trong phóng sự vừa
là bức thông điệp khái quát nội dung tác phẩm, vừa là cánh cửa bí ẩn chứa đựng
những điều kỳ lạ luôn thôi thúc người đọc tìm đến), rút tỉa lời dẫn mà chỉ có những
cây bút chuyên về phóng sự mới thực hiện được. Đặc biệt, sự chi phối của yếu tố


người đọc hiện đại dẫn đến ít nhiều hình thức thể hiện sẽ tạo ấn tượng cho bạn đọc
khi tiếp cận tác phẩm.
Tiêu chí cuối cùng làm nên giá trị của phóng sự đó chính là hiệu ứng xã hội
mà nó mang đến. Một tác phẩm phóng sự chỉ thật sự giữ vị trí độc tôn khi nó có tác
động lớn đến xã hội góp phần làm chuyển biến thay đổi hành động tư duy của
người đọc, của xã hội. Không dừng lại ở đó, nó còn có khả năng nhìn thấy xu
hướng vận động bất hợp lý của xã hội để kịp thời gióng lên “hồi chuông” cảnh báo,
ngăn ngừa.Có những phóng sự đã bừng tỉnh cả một xã hội nông thôn làm thay đổi
những chính sách vĩ mô, cả cái cơ chế lâu đời. Hiệu ứng xã hội là điểm khác biệt,
nổi trội nhất của thể loại phóng sự.
Câu 9: Trình bày cách để viết PS

*Giới thiệu vấn đề:
- Nhiệm vụ tl 4 câu hỏi đầu tiên: who? What? Where? When?
- Sự hấp dẫn và tính độc đáo thể hiện ngay ở dòng đầu tiên của tác phẩm =>
phần mở phải tạo được ấn tượng
- Giới thiệu kết hợp thông tin khái quát những đường nét cơ bản về đối tượng
phản ảnh
- Đặc tả diện mạo nhân vật
- Tạo không gian bối cảnh để đt xh
- Vận dụng chất liệu văn học
- Mở đầu bằng hình thức nghi vấn (dùng cho psdt)
- Nguyên lý “đòn bẩy”. Từ những chi tiết hình ảnh đối lập viết về những
nghịch lí
*Gi ải quyết vấn đề:
-

Phần trọng tâm thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm
Tập trung giải quyết 2 câu hỏi: xảy ra ntn? Tại sao? (psdt)
Tổ chức sắp xếp hệ thống tl theo cấu trúc
Phục dựng lại sự kiện, ng viết với tư cách người kể lại, sử dụng 2 bút pháp
thuật và tả (tái hiện diễn biến vấn đề, sự kiện) lần lượt trình bày diễn biến
của sự kiện cho ng đọc hình dung đc bức tranh sk.
- Lời kể của tác giả
- Ngôn ngữ nhân vật là cứ liệu sống, chỉ xuất hiện khi thật cần thiết nhưng đó
là những chứng lý qtrong góp phần làm táng tỏ BCSK


+ Trực tiếp: trích nguyên phát ngôn của nhân vật. Khi đối thoại vs tác giả vs
1 nv #,...
+ Gián tiếp: tác giả sd ngôn ngữ của mình diễn đạt lại ndung phát ngôn của
nv, thể hiện tinh thàn nd phát ngôn qua cách diễn đạt

+yếu tố cảm xúc
+ trong PS cảm nhận suy tư của ng viết trước hiện thực mà họ trải nghiệm,
cảm xúc của ng viết rất cần thiết
+lồng ghép cảm xúc không thể tùy tiện, cxuc trong ps chịu sự kiểm soát của
lý trí, cxcu có cơ sở từ hthuc
- Thông tin lí lẽ: lí lẽ của ng viết có thể phát biểu trực tiếp qua các lời bình
bàn, đánh giá về sự việc. Cũng có khi gián tiếp bộc lộ qua ngôn ngữ nhân
vật. Nếu sử dụng ng2 nv 1 cách tùy tiện sẽ bị phản ánh..
*Kết thúc vấn đề:
Một cái kết sắc sảo, độc đáo sẽ tạo lại sự vĩ thanh và để lại dư âm trong tâm thức
người đọc, đầu tư vào phần kết

 Dạng 1:
- Thường đề xuất các ý tưởng, giải pháp có tính chất vạch định, mở lối cho sự
vận động tích cực của sự kiện.
- Yêu cầu của kết này là giải pháp đưa ra vào những ptich khoa học về hiện
trạng. Giải pháp có khi của tác giả, có khi mượn lời nhân vật
 Dạng 2:
Dừng lại ở việc tái hiện sự kiện. Thường kết bằng:
- Nêu nhận xét đáng giá về vấn đề, sự kiện: có hai hướng
+ủng hộ đồng tình
+ phê phán => vẫn thể hiện thái độ kquan, gạt bỏ sự thien vị định kiến
- Kết = niềm ước vọng mong muốn của ng viết, có thể mong muốn về sự đổi
thay một số phận, cải thiện về hoàn cảnh, xóa bỏ thực trạng, khích lệ nhằm
duy trì,..
- Kết = lời kêu gọi hết sức chân thành tc, tác giả khơi dậy lòng trắc ẩn để đánh
thức tương lai.
- Kết = 1 đoạn văn tả cảnh hữu tình, 1 kiểu kết mở có nguồn gốc từ văn học
đc nhiều nhà báo thử nghiệm, đặc điểm của kiểu kết này là ng viết không



công khai xuất hiện để định hướng tư duy ng đọc, thông qua những chi tiết
hình ảnh giàu cahast liên tưởng ng đọc tự suy ngẫm và nhận thức, kiểu kết
nhẹ nhàng sâu lắng
- Kết mở: kết bằng câu hỏi tu từ, sd câu hỏi TT khép lại văn bản nhưng mở ra
cho ng đọc nhiều vấn đề cần phải trăn trở.



×