Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

PT công thức bào chế 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.17 KB, 27 trang )

PHẦN BÀI TẬP:
Phân tích công thức: dạng bào chế, ý nghĩa, tác dụng của từng thành phần, phương pháp bào
chế, qui trình bào chế, tác dụng của thành phẩm.
1. Công thức 1:
`

Cloroxylenol 50 g
Kali hydroxyd
Acid oleic

13,6 g

7,5 g

Dầu thầu dầu 63 g
Terpineol

100 ml

Ethanol 96% 200 ml
Nước tinh khiết (vừa đun sôi để nguội) vđ 1000 ml
Trả lời:
Dạng bào chế: dung dịch thuốc
Ý nghĩa:tác dụng nhanh, phù hợp vs nhiều đối tượng.
Tác dụng của từng thành phần:
-

Cloroxylenol: Dược chất, rất khó tan trong nước

-


Kali hydroxyd : chất diện hoạt làm tăng độ tan của cloroxylenol

-

Acid oleic: trung hòa KOH còn dư, đảm bảo dung dịch trung tính, không gây kích ưng
ăn mòn da, ổn định dược chất.

-

Dầu thầu dầu: tá dược, chất diện hoạt.

-

Terpineol : Tránh tủa Cloroxylenol khi pha thêm nước ( vì có khả năng hòa tan tốt
Cloroxylenol), mùi đặc trưng cho dd thuốc.

-

Ethanol: Đảm bảo để phản ứng tạo xà phòng diễn ra nhanh

Phương pháp bào chế:Phương pháp hòa tan đặc biệt dùng chất diện hoạt làm tăng độ tan.
Quy trinh bào chế:
-

Hòa tan KOH trong một lượng nước tối thiểu.

-

Thêm dung dịch dầu thầu dầu trong ethanol. Khuấy kỹ cho đến khi thử 1 phần nhỏ hỗn
hợp với 19 phần thể tích nước tạo được dung dịch trong.



-

Thêm acid oleic để trung tính dd xà phòng.

-

Hòa tan cloroxylenol trong phần ethanol còn lại.

-

Dung dịch này được khuấy trộn với terpineol và dd xà phòng.

-

Vừa khuấy liên tục vừa thêm dần lượng nước còn lại đủ thể tích 1000ml

-

Đóng chai, dán nhãn

Tác dụng: Sát khuẩn da.

2. Công thức 2:
Trimethoprim

1,6 g

Sulfamethoxazol


8g

Propylen glycol

40%

Ethanol

10%

Alcol benzylic

1%

Diethynolamin

0,3%

Natri metabisulfit

0,1%

Natri hydroxyd vđ

pH 9-10

Nước cất pha tiêm vđ
-


-

100 ml

Dạng bào chế: thuốc tiêm
Ý nghĩa: SKD cao, tác dụng nhanh, dễ kiểm soát liều, phù hợp vs BN không uống đc
Tác dụng từng thành phần:
+ Trimethoprim: dược chất, là chất kháng khuẩn
+ Sulfamethoxazol: dược chất, là chất kháng khuẩn
+ Propylen glycol:tá dược tạo hỗn hợp dung môi làm tăng độ tan của DC, ổn định dd
tiêm, hạn chế thủy phân dược chất.
+ Ethanol : tá dược tạo hỗn hợp dung môi làm tăng độ tan của DC.
+ Alcol benzylic: tá dược, là chất sát khuẩn, ngoài ra gây tê tại chỗ, giảm kích ứng khi
tiêm.
+ Diethynolamin: tá dược, điều chỉnh Ph, hạn chế biến màu
+ Natri metabisulfit: tá dược, chất chống oxh, chất bảo quản
+ Naoh: tá dược điều chỉnh pH
+ Nước cất: dung môi, hòa tan dược chất, tá dược.
Phương pháp bào chế: hỗn hợp dung môi và điều chỉnh pH
Quy trình bào chế:


-

+ Chuẩn bị và tiệt trùng dụng cụ, phòng pha chế, người pha chế.
+ Đong 40ml PG, 10ml ethanol vs 20ml nc cất. Khuấy đều tạo hh dung môi.
+ Thêm vào hh dung môi Diethynolamin, Alcol benzylic, Natri metabisulfit.
+ Cân sulfamethazol, hòa tan hoàn toàn trong hh dung môi. Ktra pH
+Cân trimethoxazol, hòa tan hoàn toàn trong hh dung môi. Điều chỉnh pH về 9-10 bằng
Naoh.Thêm nước vừa đủ 100ml

+ Lọc trong  lọc tiệt trùng/ màng lọc 0.22m  đóng ống  soi độ trong.
+ Dán nhãn
Tác dụng của thành phẩm:điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp.

3. Công thức 3:
Natri dicofenac

75 mg

Natri metabisulfit

9 mg

Propylen glycol

600 mg

Alcol benzylic120 mg
Natri hydroxyd vđ

pH 8-9

Nước cất pha tiêm vừa đủ 3 ml
-

-

Dạng bào chế:thuốc tiêm dung dịch
Ý nghĩa:
Tác dụng từng thành phần:

+Natri dicofenac: dược chất, tác dụng giảm đau, hạ sốt , kháng viêm( trị viêm khớp,thái
hóa khớp)
+ Natri metabisulfit: : tá dược, chất chống oxh, chất bảo quản.
+ Propylen glycol: tá dược, làm tăng độ tan của DC, tăng độ nhớt kéo dài thời gian sử
dụng.
+ Alcol benzylic: tá dược( dung môi làm tăng độ tan trong nước), chất sát khuẩn.
+ Natri hydroxyd: tá dược, điều chỉnh pH.
+ Nước cất dung môi hòa tan DC và tá dược.
Trong công thức này dùng hỗn hợp dung môi: PG+ ethanol + alcol benzylic phối hợp với
điều chỉnh pH.
Phương pháp bào chế: hỗn hợp dung môi và điều chỉnh pH
Quy trình bào chế:
+Chuẩn bị và tiệt trùng dụng cụ, phòng pha chế, người pha chế: đảm bảo vô khuẩn
+ Lấy 60% lượng nước cất so vs thể tích thành phẩm, tiến hành hòa tan lần lượt theo thứ
tự:
Pha hỗn hợp dung môi (PG, ethanol, alcol benzylic);
Chất chống oxh (Natri metabisulfit);
Kiểm tra pH và điều chỉnh pH về 8-9, thêm NaOH vừa đủ để điều chỉnh pH
Hòa tan dươc chất Natri diclofenac.
+ Thêm nước cất vừa đủ. Khuấy đồng nhất dung dịch


-

+ Lọc dung dịch:Lọc tiệc trùng bằng màng lọc có lỗ lọc 0,22µm
+ Kiểm tra bán thành phẩm, đóng chai, dán nhãn.
Tác dụng của thành phẩm:chỉ định viêm khớp mạn thoái hóa khớp.

4. Công thức 4:
Clopromazin 25 g

Natri sulfit khan

1g

Natri metabisulfit

1g

Acid ascorbic 2 g
Natri clorid 6 g
Nước cất pha tiêm vừa đủ 1000 ml
-

-

-

Dạng bào chế: thuốc tiêm
Ý nghĩa:
Tác dụng từng thành phần:
+ Clopromazin: dược chất, tác dụng chống loạn thần, chống nôn
+ Natri sulfit khan: tá dược, chất chống oxh, chất bảo quản.
+ Natri metabisulfit: tá dược, chất bảo quản, chát chống oxh
+ Acid ascorbic: tá dược, đc dùng như chất chống oxh.
+ Natri clorid: tá dược, điều chỉnh pH.
+ Nước cất : dung môi hòa tan tá dược, DC
Phương pháp bào chế:
Quy trình bào chế:
+ Chuẩn bị, tiệt trùng dụng cụ, phòng pha chế, người pha chế: đảm bảo vô khuẩn
+ Cho nc cất vào cốc có chân, thêm Natri sulfit khan hòa tan

+ Thêm Natri metabisulfit hòa tan
+ Thêm Acid ascorbic, hòa tan.
+ Thêm NaCl, khuấy đều
+ Thêm Clopromazin, hòa tan.
+ Đóng gói tiệt trùng
Tác dụng của thành phẩm:chống loạn thần
5. Công thức 5:
Calcitriol

1 hoặc 2 mg

Polysorbat 20

4 mg

Natri clorid

1,5 mg

Natri ascobat

10 mg

Dinatri phosphat khan

7,6 mg


Mononatri phosphat.H20


1,8 mg

Dinatri edetat 2H20

1,1 mg

Nước cất pha tiêm vđ

1ml

Đẳng trương, pH 6,5-8 (tốt nhất là 7,2)
-

Dạng bào chế:Thuốc tiêm hỗn dịch

-

Ý nghĩa:

Tác dụng từng thành phần:
-

Calcitriol: dược chất, điều trị hạ kali máu

-

Polysorbat( tween 80): chất gây thấm

-


Natri clorid:Chất đẳng trương thuốc tiêm

-

Natri ascobat: tá dược, chất bảo quản, chất chống oxi hóa.

-

Dinatri phosphat khan: Chất bảo quản, chất hút ẩm,

-

Mononatri phosphat.H20: Chất bảo quản , chống oxi hóa

-

Nước chất pha tiêm: chất dẫn

Phương pháp bào chế:pp phân tán.
Quy trình bào chế:
-

-

Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất, tiệt trùng cối chày, đánh dấu thể tích chai.
Nghiền mịn Calcitriol trong cối.
Phối hợp Polysorbat 20 với Calcitriol, cho 1 lượng chất dẫn vừa đủ (0,5 – 1ml = ½ khối
lượng dược chất). Khuấy nhẹ tạo thành lớp bột nhão đặc và tiếp tục nghiền kĩ tạo khối
bội nhão mịn.
Hòa tan lần lượt NaCl, Natri ascobat, Dinatri phosphat khan, Mononatri phosphat.H20,

Dinatri edetat 2H20 vào nước cất (1)
Phân tán bột nhão vào (1), thêm nước vđ
Đóng lọ, tiệt khuẩn.
Ghi nhãn, đóng gói.

-

Tác dụng thành phẩm:điều trị hạ calci huyết.

-

6. Công thức 6:


Digoxin

0,5 mg

Propylen glycol
Ethanol

10%

Natri phosphat
Acid citric

40%

0,17%


0,08%

Nước cất pha tiêm vđ

2 ml

Dung dịch có pH =6,8-7,2
Dạng bào chế : thuốc tiêm.
-

-

Digoxin: chất rắn màu trắng. Khó tan trong nước. – Dược chất.
Propylen glycol: chất lỏng k màu, gần như k mùi, hơi nhớt, hút ẩm đc. Tan trong nước,
acid béo, este – Tăng độ tan hòa tan dược chất, ổn định dd tiêm, kháng khuẩn – Dung
môi.
Ethanol: chất lỏng dễ bay hơi, k màu, mùi đặc trưng, hòa tan các HCHC, có khả năng hút
ẩm – Kiềm khuẩn – Dung môi.
Natri phosphat: hệ đệm.
Acid citric: bột màu trắng, có vị chua đặc trưng, tan trong nước. – Chất bảo quản, chất
chống oxy hóa.
Nước cất pha tiêm: chất lỏng, phân cực, k màu. – Dung môi.

Phương pháp bào chế : pp hòa tan đặc biệt – dùng hỗn hơp dung môi.
Quy trình bào chế:
-

Chuẩn bị và tiệt trùng dụng cụ, đánh dấu thể tích chai.
Đong PG, ethanol, nước cất pha tiêm vào ly có chân tạo thành hỗn hợp dung môi. (1)
Cân 0,17g Natri photphat vào (1), khuấy đều. (2)

Cân 0,08g Acid citric cho vào hh (2), khuấy đều, thêm 0,5g Digoxin, khuấy cho đến khi
tan hoàn toàn, rồi thêm nước vừa đủ.
Lọc, đóng vào chai thủy tinh có nút cao su, tiệt trùng, dán nhãn.

Tác dụng: điều trị suy tim, nhịp tim k đều.

7. Công thức 7:
Etoposid

20 mg

Polyethylen glycol 300
Alcol ethylic 30,5% (v/v)
Polysorbat 80 30 mg
Alcol benzylic2 mg

650 mg


Acid citric

2 mg

Nước cất pha tiêm vđ

1 ml

Thuốc tiêm có pH=3-4
Phân tích:


-

Dạng bào chế: hỗn dịch thuốc tiêm
Phương pháp điều chế: Phân tán cơ học
Thành phần:
Etoposid: chất rắn. Rất tan trong methanol, clorofom. Ít tan trong nước – Thuốc chống
ống thư - Dược chất.
Polyethylen glycol 300, ancol ethylic : Là dung môi đồng tan với nước tạo ra hh dung
môi.
Ancol benzylic : chất bảo quản.
Polysorbat 80 (tween 80): chất diện hoạt.
Acid citric: bột màu trắng, có vị chua đặc trưng, tan trong nước. – tạo hệ đệm ổn định
pH.
Nước cất pha tiêm: chất lỏng, phân cực, k màu. – Dung môi.

Phương pháp bào chế: pp hòa tan đặc biệt – dùng hh dung môi.
Quy trình bào chế:
-

Chuẩn bị và tiệt trùng dụng cụ, đánh dấu thể tích chai.
Hòa tan PG, ancol ethylic vào ly có chân, khuấy đều.(1)
Thêm lần lượt ancol benzylic, Acid citric, tween 80 và etoposid vào (1), khuấy đều cho
đến khi tan hoàn toàn.
Kiểm tra pH, điều chỉnh pH.
Lọc, đóng lọ, kiểm tra độ trong, tiệt khuẩn.

8. Công thức 8:
Prednisolon natri phosphat 20 mg
Niaciamid


25 mg

Dinatri edetat0,5 mg
Natri bisulfit 1 mg
Phenol

5 mg

Hydroxyd để điều chỉnh

pH 7-8

Nước cất pha tiêm vừa đủ 1 ml
Dạng bào chế: dung dịch tiêm.


-

Prednisolon natri phosphat: chất rắn, tan trong nước – Chống viêm, chống dị ứng, ức
chế miễn dịch – Dược chất.
Niaciamid: có dạng bột, màu trắng. Tan trong nước. Không tan trong dầu. – chất trợ tan
cho Prednisolon natri phosphat.
Dinatri edetat: giảm nồng độ chì trong máu và trong các nơi tích lũy chì ở cơ thể. – Tá
dược, chất chống oxh.
Natri bisulfit: Dung dịch dạng lỏng, không màu. – Chất khử trong tổng hợp hữu cơ –
Chất chống oxh.
Phenol:Là chất rắn không màu, tan ít trong nước lạnh, tan vô hạn ở 66°C, tan tốt trong
dung môi hữu cơ. Pha dầu – Diệt khuẩn.
Natri hydroxyd để điều chỉnh: chất điều chỉnh pH.
Nước cất pha tiêm: chất lỏng, phân cực, k màu. – Dung môi.


Phương pháp bào chế: ???
Quy trình bào chế:
-

Chuẩn bị và tiệt trùng dụng cụ, đánh dấu thể tích chai.
Cho nước vào phenol, khuấy tan.(1)
Thêm Natri bisulfit, Dinatri edetat, Niaciamid, Prednisolon natri phosphat vào (1), khuấy
đều đến khi tan.
Điều chỉnh pH.
Lọc, đóng lọ, kiểm tra độ trong, tiệt khuẩn.

Tác dụng: điều trị các phản ứng viêm và dị ứng.

9. Công thức 9: thuốc nhỏ mắt timolol 0,1%
Timolol maleat

136,6 mg

(tương đương 100 mg timolol)
Benzalkonium clorid100 mg
Natri dihydrophosphat dihydrat
Dinatri hydrophosphat

24 mg

100 mg

Dinatri edetat10 mg
Natri clorid 46,4 mg

β-cyclodextrin

40 mg

Propylen glycol

1000 mg

Natri hydroxyd hoặc acid hydrocloric vđ pH 6,5-7,5
Nước cất vừa đủ

100 ml


Thành phần
Timolol maleat

Benzalkonium clorid

Natri dihydrophosphat dihydrat
Dinatri hydrophosphat

Dinatri edetat

Natri clorid

β-cyclodextrin

Propylen glycol


NaOH hoặc HCl

Nước cất vừa đủ

Vai trò
Dược chất có tác dụng điều trị bệnh: giảm nhãn áp ở người bệnh
tăng nhãn áp hoặc glaucom góc mở
Tá dược
Là chất sát khuẩn có td diệt khuẩn mạnh và nhanh.
Thường được phối hợp với Dinatri edetat có td loại ion Ca2+,
Mg2+.
Chất diện hoạt, làm tăng độ hòa tan của dược chất
Tá dược
Chất tạo hệ đệm
Giúp không gây kích ưng mắt, giúp dược chất ổn định hơn trong
mt dd
Giúp phát huy vai trò của dược chất, tăng sinh khả dụng của thuốc
Tá dược.
Chất hiệp đồng chống oxy hóa
Giúp khóa ion kim loại (là xúc tác cho các phản ứng oxy hóa khử
trong dd thuốc). Khóa ion Ca2+ trên giác mạc, làm lỏng lẻo cấu
trúc của màng TB giác mạc, làm cho thuốc dễ dàng hấp thu qua
màng, làm tăng sinh khả dụng của thuốc
Tá dược
Chất đẳng trương, làm đẳng trương thuốc nhỏ mắt với dịch thuốc
mắt => tránh gây khó chịu cho mắt
Tá dược
Chất làm tăng độ hòa tan của thuốc, tăng độ nhớt dd.
Cho phép sử dụng thuốc với liều thấp hơn cũng như kiểm soát việc
giải phóng thuộc một cách từ từ trong thời gian dài hơn, làm tăng

sinh khả dụng của thuốc.
Tá dược
Chất làm tăng độ tan dược chất, tăng độ nhớt.
Làm cản trở tốc độ rút và rửa trôi của thuốc đã nhỏ vào mắt, làm
kéo dài thới gian lưu thuốc ở vùng giác mạc, giúp thuốc hấp thu
hơn. Ngoài ra còn giúp hạn chế sự thủy phân của dược chất ở nhiệt
độ cao
Tá dược
Chất tạo pH cho thuốc nhỏ mắt. Điều chỉnh pH của thuốc về pH
theo yêu câu. Giúp giữ cho dược chất có độ ổn định cao nhất, ít
gây kích ứng cho mắt, làm tăng khả năng hấp thu của dược chất
qua giác mạc, làm tăng khả năng diệt khuân của chất sát khuẩn
Dung môi hòa tan dược chất, tá dược

Dạng thuốc: Thuốc nhỏ mắt dạng dung dịch
Qui trình bào chế: Quy tình pha chế được tiến hành theo tuần tự sau:
- Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị phòng pha chế, thiết bị, dụng cụ pha chế: đảm bảo vô khuẩn.
+ Cân đong hóa chất, dung môi đúng thành phần, đủ công thức
+ Nhân viên pha chế, trước khi vào khu vực pha chế vô khuẩn phải thực hiện vệ sinh theo qui
định của SOP


- Hòa tan: lấy khoảng 80% nước cất so với thể tích thành phẩm, tiến hành hòa tan lần lượt theo
thứ tự
+ Đệm Dinatri hydrophosphat, Natri dihydrophosphat dihydrat
+ Chất sát khuẩn Benzalkonium Clorid,
+Chất chống oxy hóa Dinatri edetat.
+ Chất làm tăng độ tan dược chất, đồng thời là chất làm tăng độ nhớt dd β-cyclodextrin
+ Chất làm hạn chế sự thủy phân dược chất đồng thời làm tăng dộ nhớt dd Propylen glycol

+ Chất đẳng trương Natri clorid
+ Dược chất Timolol maeat vào dd trên, khuấy đều
- Kiểm tra pH của dung dịch, yêu cầu từ 6,5 – 7,5. Nếu pH > 7,5 dùng HCl để điều chỉnh pH về
mức yêu cầu; nếu pH < 6,5, dùng NaOH để điều chỉnh pH về mức yêu cầu.
- Thêm nước cất vừa đủ. Khuấy đồng nhất dung dịch.
- Lọc dd: lọc tiệt trùng bằng màng lọc có lỗ học 0,22µm
- Kiểm tra bán thành phẩm theo qui định
- Đóng chai, dán nhãn. Đóng gói
- Kiểm tra thành phẩm theo qui định
- Nhập kho

10. Công thức 10: thuốc nhỏ mắt prednisolon acetat
Prednisolon acetat (bột siêu mịn) 1 g
Benzalkonium clorid0,01 g
Dinatri edetat0,01 g
Hydroxypropymethyl cellulose

0,5 g

Polysorbat 80 0,01 g
Natri clorid vđ

đẳng trương

Natri hydroxyd hoặc hydroclorid vđ
Nước cất vừa đủ
Thành phần
Prednisolon acetat
Benzalkonium clorid


pH 6,8-7,2

100 ml
Tính chất
Bột kết tinh màu trắng, không mùi,
vị đắng, không tan/ nước, tan/
ethanol, cloroform
Dạng lỏng màu trắng hoặc trắng

Vai trò
Dược chất: chống viêm, chống di
ứng, ức chế miễn dịch
Chất sát khuẩn, diệt khuẩn mạnh và


vàng, tan/ nước
Dinatri edetat
Hydroxypropymethyl
cellulose (HPMC)

Bột trắng, dễ hút ẩm, dễ tan/ nước,
không tan/ ethanol 90%, ether
Bột màu trắng, trương nở trong
nước

Polysorbat 80

Chất lỏng màu vàng, tan
nhiều/nước, dmhc, có độ nhớt nhẹ


Natri clorid vđ

Chất lỏng

NaOH/HCl vđ
Nước cất vừa đủ

Chất rắn màu trắng, hòa tan trong/
etanol, methanol, ete

Chất lỏng, phân cực, không màu

nhanh
Chất bảo quản
Chất chống oxy hóa => diệt khuẩn
Chất làm tăng độ nhớt
Chất gây thấm
Là hệ phân tán, giúp phân bố đều và
đồng nhất các thành phần với nhau
Chất đẳng trương, làm cho nước nhỏ
mắt thu được chỉ hơi ưu trương so
vói dịch nước mắt => không gây khó
chịu cho mắt
Chất điều chỉnh pH, điều chỉnh thuốc
về pH thích hợ của dịch nước mắt =>
không gây rát, khó chịu cho mắt, tăng
độ tan của dược chất
Dung môi hòa tan tá dươc và dược
chất


Qui trình bào chế:
- Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị phòng pha chế, thiết bị, dụng cụ pha chế: đảm bảo vô khuẩn.
+ Cân đong hóa chất, dung môi đúng thành phần, đủ công thức
+ Nhân viên pha chế, trước khi vào khu vực pha chế vô khuẩn phải thực hiện vệ sinh theo qui
định của SOP
+ Ngâm HPMC với nước cho trương nở
+ Cho Prednisolon acetat vào cốc có mỏ, sau đó cho Polysorbat 80 vào khuấy cho thấm đều
(1)
- Hòa tan: lấy khoảng 80% nước cất so với thể tích thành phẩm, tiến hành hòa tan lần lượt theo
thứ tự:
+ Chất sát khuẩn Benzalkonium Clorid
+ Chất chống oxy hóa Dinatri edetat
+ Chất đẳng trương Natri clorid
+ HPMC đã trương nở
- Phân tán(1) vào 50ml nước cất, sau đó cho vào dd trên, khuấy đều
- Kiểm tra pH của dung dịch, yêu cầu từ 6,5 – 7,5. Nếu pH > 7,5 dùng HCl để điều chỉnh pH về
mức yêu cầu; nếu pH < 6,5, dùng NaOH để điều chỉnh pH về mức yêu cầu.
- Thêm nước cất vừa đủ. Khuấy đồng nhất dung dịch.
- Lọc dd: lọc tiệt trùng bằng màng lọc có lỗ học 0,22µm
- Kiểm tra bán thành phẩm theo qui định
- Đóng chai, dán nhãn. Đóng gói


- Kiểm tra thành phẩm theo qui định
- Nhập kho

11. Công thức 11: thuốc nhỏ mắt Pilocarpin hydroclorid
Pilocarpin hydroclorid


1g

Benzalkonium clorid0,01 g
Dinatri edetat0,01 g
Natri clorid vđ

đẳng trương

Hydroxypropylmethyl cellulose

0,5 g

Natri hydroxyd hoặc acid hydrocloric
Nước cất vừa đủ

100 ml

Thành phần
Pilocarpin hydroclorid

Benzalkonium clorid

Dinatri edetat

Natri clorid
Hydroxypropymethyl cellulose
(HPMC)

NaOH hoặc HCl




Vai trò
Dược chất: Glôcôm góc mở mạn, tăng nhãn áp, điều trị cấp
cứu glôcôm góc đóng cấp; để đối kháng tác dụng giãn đồng
tử và liệt thể mi sau phẫu thuật hoặc soi đáy mắt
Tá dược
Là chất sát khuẩn có td diệt khuẩn mạnh và nhanh. Bền vững
trong khoảng pH rộng, hiệu lực sát khuẩn giảm ở pH<5.
Thường được phối hợp với Dinatri edetat có td loại ion Ca2+,
Mg2+.
Chất diện hoạt, làm tăng độ hòa tan của dược chất
Tá dược.
Chất hiệp đồng chống oxy hóa
Giúp khóa ion kim loại (là xúc tác cho các phản ứng oxy hóa
khử trong dd thuốc). Khóa ion Ca2+ trên giác mạc, làm lỏng
lẻo cấu trúc của màng TB giác mạc, làm cho thuốc dễ dàng
hấp thu qua màng, làm tăng sinh khả dụng của thuốc; làm
lỏng lẻo cấu trúc màng TB của vi khuẩn , làm thuốc dễ dàng
xâm nhập và tiêu diệt vi khuẩn
Tá dược
Chất đẳng trương, làm đẳng trương thuốc nhỏ mắt với dịch
thuốc mắt => tránh gây khó chịu cho mắt
Chất làm tăng độ nhớt
Tá dược
Chất tạo pH cho thuốc nhỏ mắt. Điều chỉnh pH của thuốc về
pH theo yêu câu. Giúp giữ cho dược chất có độ ổn định cao
nhất, ít gây kích ứng cho mắt, làm tăng khả năng hấp thu của
dược chất qua giác mạc, làm tăng khả năng diệt khuân của
chất sát khuẩn



Dung môi hòa tan dược chất, tá dược

Nước cất vừa đủ

Dạng thuốc: Thuốc nhỏ mắt dạng dung dịch
Qui trình bào chế: Quy tình pha chế được tiến hành theo tuần tự sau:
- Chuẩn bị:
+ Chuẩn bị phòng pha chế, thiết bị, dụng cụ pha chế: đảm bảo vô khuẩn.
+ Cân đong hóa chất, dung môi đúng thành phần, đủ công thức
+ Nhân viên pha chế, trước khi vào khu vực pha chế vô khuẩn phải thực hiện vệ sinh theo qui
định của SOP
+ Ngâm HPMC với nước cho trương nở
- Hòa tan: lấy khoảng 80% nước cất so với thể tích thành phẩm, tiến hành hòa tan lần lượt theo
thứ tự:
+ Chất sát khuẩn Benzalkonium Clorid
+ Chất chống oxy hóa Dinatri Clorid
+ Chất đẳng trương Natri clorid
+ HPMC đã trương nở
+ Dược chất Pilocarpin hydroclorid vào dd trên, khuấy đều
- Kiểm tra pH của dung dịch, yêu cầu từ 6,5 – 7,5. Nếu pH > 7,5 dùng HCl để điều chỉnh pH về
mức yêu cầu; nếu pH < 6,5, dùng NaOH để điều chỉnh pH về mức yêu cầu.
- Thêm nước cất vừa đủ. Khuấy đồng nhất dung dịch.
- Lọc dd: lọc tiệt trùng bằng màng lọc có lỗ học 0,22µm
- Kiểm tra bán thành phẩm theo qui định
- Đóng chai, dán nhãn. Đóng gói
- Kiểm tra thành phẩm theo qui định
- Nhập kho


12. Công thức 12:
Bromoform 2 g
Natribenzoat 4 g
Codein phosphat
Siro đơn

20 g

Gôm arabic 9 g

0,2 g


Nhũ tương dầu vđ

100 ml

POTIO NHŨ TƯƠNG
Pha dầu: Gồm dầu của nhũ tương dầu và bromoform
Pha nước: Nước cất cảu nhũ tương dầu, siro đơn, codein phosphat, natri benzoate.
Chất nhũ hóa: Dùng gôm arabic





-

Bromoform:
Tính chất: chất lỏng sánh, không màu, mùi đặc trưng, vị ngọt, không tan trong nước, tan

trong dung môi không phân cực
Công dụng: long đờm an thần nhẹ => dược chất
Na.benzoate:
Tính chất: bột kết tinh màu trắng, tan trong nước
Công dụng: long đờm => dược chất, bảo quản
Codein phosphate
Tính chất: bột kết tinh màu trắng, tan trong nước
Công dụng: giảm ho => dược chất
Siro đơn:
Tính chất: chất lỏng sánh, vị ngọt, độ nhớt cao
Công dụng: tạo vị ngọt, làm tăng độ nhớt => tá dược
Gôm arabic:
Chất nhũ hóa thiên nhiên( vì chế phẩm dùng đường uống)
Chất nhũ hóa, nước: gôm = 1:2

Kỹ thuật điều chế:
-

Cân và nghiền mịn 9g gôm Arabic trong cối sạch và khô

-

Hòa tan 2g bromoform vào 10 ml dầu thực vật

-

Cho pha dầu vào gôm đảo nhẹ để gôm thấm đều dầu, thêm 18 ml nước, dùng chày đánh
nhanh, liên tục để tạo thành nhũ tương đặc

-


Hòa tan Natri benzoate vào khoảng 20ml nước nóng, hòa tan tiếp codein phosphat

-

Dùng lượng nước còn lại pha loãng nhũ tương đặc

-

Phối hợp dung dịch natri benzoate, codein phosphate và siro đơn vào nhũ tương đã pha
loãng.

-

Bổ sung nước đủ 100ml.

-

Đóng chai, dán nhãn đúng quy chế, nhãn có thêm dòng chứ “lắc trước khi dùng”.

13. Công thức 13


Dầu parafin 500 ml
Gôm arabic 50 g
Gôm adragant

2,5 g

Thạch 7,5 g

Tinh dầu chanh
Vanilin

1 ml

0,2 g

Natri benzoat 1,5 g
Glycerol

50 ml

Nước vđ

1000 ml

a. Dạng bào chế: Nhũ tương dầu thuốc (D/N)
Pha dầu: tinh dầu chanh trong dầu parafin
Pha nước: Glycerin, natri benzoat và vanilin trong nước cất
Chất nhũ hoá: thạch, gôm arabic, gôm adragant
b. Phương pháp điều chế: ph keo khô

Phân tích :
-

Dầu paraffin : (dược chất) là chất lỏng, không màu, trong suốt, không mùi, không vị và là
chất lỏng dưới dạng dầu, nó có thể được hòa tan trong ether, chloroform, xăng và benzen
nhưng không thể hòa tan trong nước và ethanol. có tác dụng như một chất làm trơn, làm
mềm phân, làm chậm sự hấp thu nước nên được dùng làm thuốc nhuận tràng.
- Gôm Arabic : (chất nhũ hóa) tạo độ nhớt.

- Gôm adragant : (chất nhũ hóa) tạo độ nhớt.
- Thạch : tạo độ nhớt.
- Natri benzoate : chất bảo quản.
điều chế:
-

Tiệt trùng cối chày và dụng cụ.
Ngâm thạch cho trương nở và nấu cho đến sôi. Cho tiếp natri benzoate vào để hòa tan.
Cho 2 loại gôm vào cối chày đã sấy khô, tiệt trùng, nghiền mịn.
Đong dầu parafin, hòa tan tinh dầu tranh vào dầu paraffin.
Cho dầu parafin và cối, đảo nhẹ để thấm đều với 2 loại gôm.
Đổ dịch thạch vào cối. Đánh mạnh một chiều cho đến khi được một dịch trắng sánh như
keo.
- Đun nóng nhẹ glycerin, them vanillin hòa tan.
- Phối hợp dung dịch vanillin vào cối, trộn đều.
- Đóng vào chai rộng miệng, bổ sung nước cất vừa đủ thể tích.
Công dụng :
-

Có tác dụng nhuận tràng và xổ.


14. Công thức 14:
Sulfamethoxazol

2,4 g

Trimethoprim

0,48 g


Nipagin

0,136 g

Na CMC

0,3 g

Natri saccharin
Tween 80

0,06 g

0,12 g

Propylenglycol
Acid citric

2,4 g

0,064 g

Chất thơm vđ
Nước cất vđ 60 ml
Pha chế:pp điều chế: phân tán
Phân tích:
Chất
Sulfamethoxazol


Tween 80
Propylenglycol

Vai trò
Dược chất, có tác động trung gian dùng trị nhiễm trùng đường tiểu, sinh
dục, nhiễm trùng da.
Dược chất, Điều trị đợt cấp của viêm phế quản mạn, dự phòng lâu dài
nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát, nhiễm khuẩn tiết niệu dưới cấp tính nhạy
cảm với trimethoprim, viêm phổi do Pneumocystis carinii.
(chất bảo quản) dạng bột hoặc tinh thể trắng, không màu, được sử dụng làm
chất bảo quản trong mỹ phẩm, dược phẩm và cả thực phẩm.
Phụ gia tạo đặc (làm đặc, làm dầy)
là một chất làm ngọt nhân tạo, các chất cơ bản, benzoic sulfinide, có hiệu
quả không có năng lượng thực phẩm và ngọt hơn đường mía 500 lần, nhưng
có một dư vị đắng hoặc kim loại khó chịu, đặc biệt là ở nồng độ cao.
là một chất ổn định.
chất ổn định.

Acid citric

chất bảo quản, tạo vị chua

Trimethoprim
Nipagin
Na CMC
Natri saccharin

Điều chế:
-


Cân sulfamethoxazol và trimethoprim, nghiền mịn, trộn thành bột kép.
Ngâm Na CMC trong khoảng 10 ml nước ấm cho trương nở hoàn toàn, them Tween 80
trộn đều.
Cho hợp dịch này vào cối có bột kép, nghiền kỹ thành bột nhão.


-

Hòa tan nipagrin vào propylene glycol, hòa tan natri saccharin và acid citric vào nước,
phối hợp hai dung dịch này làm chất dẫn và kéo dần hỗn hợp vào chai.
- Thêm chất thơm.
- Them nước cất vừa đủ, lắc đều.
- Dán nhãn, có nhãn phụ “lắc trước khi dung”.
công dụng : điều trị bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp (viêm khí quản, phế quản), đường tiêu
hóa, đường tiết niệu sinh dục.

15. Công thức 15:
Nhôm hydroxyd

4%

Magnesium hydroxyd
Natri CMC

4%

1%

Methyl paraben


0,2%

Propylen paraben

0,4%

Calci saccharin

0,01%

Tinh dầu bạc hà

0,01%

Nước cất vừa đủ

100%

Cấu trúc hóa lý :hỗn dịch
B.phân tích vai trò :
- Nhôm hydroxyd:dược chất.Chỉ định:điều trị cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng.Bột
trắng.Thực tế k tan trong nước.tan trong acid vô cơ loãng và trong các dd hydroxyd kiềm
- Magnesi hydroxd :dược chất.Chỉ đinh : điều trị cơn đau do viêm loét dạ dày tá tràng.Trung hòa
acid dịch vị.Bột trắng,thực tế k tan trong nước,tan trog acid loãng
-Na CMC :tá dược.Chát làm tăng dộ nhớt,điều vị của thuốc.Làm kéo dài thời gian lưu thuốc.giúp
thuốc hấp thu tốt hơn
-Methyl paraben,probyl paraben :tá dược.Chất sat khuẩn,có tác dụng bảo quản ,ngăn cản các tác
động bất lợi của môi trường ảnh hưởng đến dược chất ,giúp ổn định dược chất
-Calci saccharin :tá dược.chất tạo ngọt,điều vị cho thuốc,Che lấp mùi vị khó chịu của dược
chất,giúp ng dùng dễ sử dụng

-Tinh dầu bạc hà :tá dược. .Là chất điều chỉnh hương của thuốc,giúp hạn chế mùi khó chịu không
mong muỗn của chế phẩm,giúp ng bệnh sử dụng dễ dàng
-Nc cất :tá dược.có tác dụng hòa tan tá dược
C.Pha chế.PP điều chế :phân tán
-Chuẩn bị :


+Chuẩn bị phòng pha chế,thiết bị,dụng cụ pha chế theo quy định
+Cân đong hóa chất dung môi đúng thành phần ,đủ công thức
+Nhân viên pha chế ,trước khi vào khu vực pha chế vô phải thưc hiện vệ sinh theo quy định của
SOP
-Pha chế :
+Ngâm tác nhân tắng độ nhớt Na CMC trog nước nóng,để qua đêm
+Các Nhôm hydroxyd và Magnesi hydroxyd trộn với 1 ít nước,sau đó thêm vào Calci saccharin

Methyl paraben và Propyl paraben,Khối não này được thêm vào dd Na CMC trộn trên
+Thêm tinh dầu bạc hà và lượng nước vừa đủ.Khuấy đều,đồng nhất
-.Ktra bản thành phẩm trong quy định
-Đóng chai,dãn nhãn,đóng gói
-Ktra thành phẩm theo quy định
-Nhập kho

16. Công thức 16:
Calamin

15 g

Kẽm oxyd

5g


Bentonit

3g

Natri citrat

0,5 g

Phenol nước 0,5 ml
Glycerol

5 ml

Nước cất vđ 100 ml
a. Dạng bào chế : hỗn dịch
b. Ý nghĩa: Điều chế dạng thuốc lỏng đối với dược chất không tan hoặc ít tan trong dung môi
có thể sử dụng đường dùng tại chổ dạng hỗn dịch không hấp thu vào máu gây độc, thích hợp
sử dụng với nhiều đối tượng khác nhau.
c. Phân tích vai trò :
- Calamin: dược chất . Chỉ định : giảm ngứa, đau,khó chịu khi da bị kích ứng nhẹ
- Kẽm oxyd: dược chất . Chỉ định : làm se, dịu, bảo vệ da. Bột vô định hình xốp,màu trắng
hoặc trắng hơi ngà vàng. Để bên ngoài không khí dễ hút ẩm.Thực tế không tan trong
nước và ethanol 96% , tan trong các acid vô cơ loãng.
- Bentonit : Tá dược. Tạo tủa bông với calamin hình thành hỗn dịch.
- Natri citrat: Tá dược. Chất điều vị,ngoài ra Natri citrat còn tác dụng chống oxy hoá dược
chất, tăng tác dụng của chất sát khuẩn .


-


Phenol nước : Tá dược. Chất bảo quản, giúp ổn định dược chất, phát huy vai trò sát
khuẩn.
Glycerol: Tá dược. Chất làm tăng độ nhớt, giúp kéo dài thời gian tác dụng của dược chất.
Nước cất : Tá dược. Có tác dụng hoà tan tá dược.

d. Phương pháp điều chế : phân tán
e. Quy trình bào chế:
• Chuẩn bị:
- Chuẩn bị phòng pha chế, thiết bị, dụng cụ pha chế theo quy định
- Cân đong hoá chất, dung môi đúng thành phần, đủ công thức.
- Nhân viên pha chế, trước khi vào khu vực pha chế phải vệ sinh theo quy định của SOP
• Pha chế:
- Nghiền, trộn các thành phần Calamin, Kẽm oxyd, Bentonit trong cối sao cho Bentonit
phân tán đồng, thêm Glycerol trộn kỹ.
- Hoà tan Natri citrat trong khoảng 40ml nước cất , thêm từng ít một vào hỗn hợp trong
côi, nghiền, khuấy kỹ đến khi tạo thành khối nhão đồng nhất.
- Thêm cẩn thận Phenol nước vào, thêm nước cất vừa đủ, khuấy trộn đồng nhất.
- Kiểm tra bán thành phẩm theo quy định
- Đóng chai, dán nhãn . Đóng gói.
- Kiểm tra thành phần theo quy định.
- Nhập kho.
f. Công dụng thành phẩm :làm dịu da trong trường bỏng nắng và da kich ứng. Không dùng
cho vết thương hở.

Còn có một bài tập nhỏ về tính độ đẳng trương, tính lượng chất diện hoạt hoặc điều chỉnh độ
cồn, độ siro
PHẦN LÝ THUYẾT
Đại cương về bào chế và sinh dược học
1. Bào chế học là gì? Mục đích của môn học bào chế?

Trả lời :
BCH là môn học nghiên cứu cơ sở lý luận và kỹ thuật thực hành về pha chế, sản xuất các
dạng thuốc ; về tiêu chuẩn chất lượng, cách đóng gói và bảo quản các dạng thuốc đó nhằm
phát huy cao nhất hiệu lực điều trị của thuốc, đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người dùng và
đáp ứng được hiệu quả kinh tế
Mục đích môn học bào chế :
Sau khi học môn bào chế, người học có khả năng :
- Trình bày được thành phần chính của dạng thuốc
- Nêu được nguyên tắc bào chế và cấu tạo của dạng thuốc.
- Pha chế được các dạng thuốc thông thường
- Nêu được tiêu chuẩn chất lượng của dạng thuốc
- Đánh giá được độ ổn định của dạng thuốc.


- Giải thích được cách đóng gói, bảo quản dạng thuốc
- Hướng dẫn đúng cách dùng
- Giúp thầy thuốc và người bệnh lựa chọn được dạng thuốc tốt.
2. Dạng thuốc là gì? Các thành phần của dạng thuốc (kể cả thành phần vô hình)? Vai trò của
các thành phần đó? Cho ví dụ về dạng thuốc và phân tích từng thành phần trong dạng thuốc
đó?
Trả lời:
Dạng thuốc là sản phẩm cuối cùng của quá trình bào chế, trong đó dược chất được pha chế và
trình bày dưới dạng thích hợp để đảm bảo an toàn hiệu quả, thuận tiện cho người dùng, dễ bảo
quản và giá thành hợp lý.
 Các thành phần của dạng thuốc và vai trò:
- Dược chất: Là thành phần chính của dạng thuốc, tạo ra tác dụng dược lý để điều trị,
phòng hay chẩn đoán bệnh.
- Tá dược: Để xây dựng công thức bào chế, ảnh hưởng đến độ ổn định, khả năng giải
phóng và hấp thu dược chất.
- Bao bì: Dùng để đựng, trình bày và bảo quản dạng thuốc. Bao bì gói cũng là một thành

phần của dạng thuốc vì nó tiếp xúc trực tiếp với dược chất và ảnh hưởng đến chất lượng
dạng thuốc.
 Ví dụ:
1. Các khái niệm về “thuốc phát minh”, “biệt dược”, “thuốc gốc”. Ví dụ minh họa?
Trả lời:
 Thuốc phát minh: Là thuốc có dược chất được lần đầu tiên phát minh ra và đang trong
thời gian bảo hộ sỡ hữu trí tuệ.
Ví dụ: Thuốc ADLYXIN ( Sanofi- Aventis)
 Biệt dược: Là chế phẩm bào chế lưu hành trên thị trường dưới một tên thương mại do nhà
sản xuất đặt ra và giữ bản quyền nhãn hiệu hàng hóa.
Ví dụ:
Thuốc Hapacol do DHG Pharma sản xuất
Thuốc Panadol do Sanofi synthelabo sản xuất
-> Đều có dược chất là Paracetamol.
 Thuốc gốc ( Thuốc generic) : Dược chất generic là dược chất đã hết thời gian bảo hộ sỡ
hữu trí tuệ và mang tên gốc của dược chất (Tên chung quốc tế INN)
Ví dụ : Erythromycin
2. Sinh dược học là gì? Các giai đoạn của quá trình SDH?
Trả lời:
Sinh dược học là môn học nghiên cứu các yếu tố thuộc về lĩnh vực bào chế và thuộc về người
dùng thuốc ảnh hưởng đến quá trình hấp thu dược chất từ một chế phẩm bào chế trong cơ thể
nhằm nâng cao hiệu quả điều trị của chế phẩm đó.
 Các giai đoạn của quá trình SDH:
- Giải phóng: là bước mở đầu cho quá trình SDH. Sự giải phóng dược chất khỏi dạng thuốc
phụ thuộc vào tá dược, vào kỹ thuật bào chế, vào môi trường giải phóng.
- Hòa tan: muốn được hấp thu qua màng sinh học, dược chất phải được hòa tan tại vùng hấp
thu. Khả năng hòa tan của dược chất phụ thuộc vào tá dược và kỹ thuật bào chế.


- Hấp thu: Tốc độ và mức độ hấp thu phụ thuộc vào quá trình giải phóng và hòa tan của

dược chất đồng thời phụ thuộc vào đặc tính hấp thu của dược chất, vào đặc điểm của vùng
hấp thu.
5. Trình bày các khái niệm sau: Sinh khả dụng; Tương đương bào chế; Tương đương sinh
học.
Trả lời:
- Sinh khả dụng: là đại lượng chỉ mức độ và tốc độ hấp thu dược chất từ một chế phẩm bào chế
vào tuần hoàn chung một cách nguyên vẹn và đưa đến nơi tác dụng.
- Tương đương bào chế: Chỉ 2 hay nhiều chế phẩm bào chế cùng loại đạt các tiêu chuẩn chất
lượng quy định, chứa cùng 1 lượng dược chất.
- Tương đương sinh học: chỉ 2 hay nhiều chế phẩm bào chế có tốc độ và mức độ hấp thu dược
chất như nhau trên cùng đối tượng và điều kiện thử.
6. Ý nghĩa sinh khả dụng invivo và invitro
Trả lời:
 Ý nghĩa của SKD in vivo:
- Phần lớn trường hợp SKD in vivo phản ánh được hiệu quả điều trị của thuốc. Nâng cao
SKD và nâng cao hiệu lực tác dụng của chế phẩm.
- Trong lâm sàng đánh giá SKD in vivo thực chất là xác định TĐSH nhằm giúp cho thầy
thuốc lựa chọn được đúng chế phẩm thay thế.
- Đánh giá SKD sẽ thúc đẩy các nhà SX nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, đảm
bảo được sự đồng nhất giữa các lô mẻ sản xuất, giữa các nhà SX với nhau.
- Việc đánh giá SKD thể hiện bước tiến về chất của kỹ thuật bào chế, đánh dấu sự chuyển
từ bào chế quy ước sang bào chế hiện đại.
 Ý nghĩa của SKD in vitro
- SKD in vitro là công cụ để kiểm soát chất lượng các dạng thuốc rắn để uống (Viên nén,
nang thuốc, thuốc bột,…) đặc biệt để đảm bảo sự đồng nhất chất lượng giữa các lô mẻ
sản xuất, giữa các nhà sản xuất.
- SKD in vitro dùng để sàng lọc, định hướng cho đánh giá SKD in vivo
- SKD in vitro dùng thay thế cho SKD in vivo trong trường hợp đã chứng minh được có
sự tương quan đồng biến giữa SKD in vitro và SKD in vivo với điều kiện công thức và
quy trình sản xuất không thay đổi.

- SKD in vitro là công cụ cơ bản để xây dựng công thức, thiết kế dạng thuốc trên cơ sở
coi tỷ lệ hòa tan dược chất là thông số chất lượng của đầu ra, từ đó lựa chọn được dạng
thuốc và công thức bào chế tối ưu.
7. Các yếu tố thuộc về dược chất ảnh hưởng tới SKD?
Trả lời:
 Thuộc tính lý hóa của dược chất:
- Độ tan và tốc độ hòa tan:
Trong cơ thể, muốn được hấp thu thì dược chất phải được hòa tan trong dịch sinh học bao
quanh màng. Do đó, độ hòa tan của dược chất ảnh hưởng nhiều đến SKD.
Với dược chất ít tan thì chính độ tan là yếu tố hạn chế hấp thu.
Với dược chất dễ tan và hấp thu, khi uống dễ gây tác dụng không mong muốn hay độc
tính do nồng độ đỉnh vượt quá giới hạn an toàn.
- Trạng thái kết tinh hay vô định hình:
Dạng kết tinh là dạng có cấu trúc mạng lưới tinh thể tương đối bền vững, cho nên thường
khó hòa tan hơn dạng vô định hình.


-

-

-

-


-

Cùng 1 liều dược chất, nhưng dạng vô định hình do dễ hòa tan hơn nên có khả năng tạo
ra SKD cao hơn dạng kết tinh.

Hiện tượng đa hình:
Một dược chất có thể kết tinh dưới nhiều dạng tinh thể khác nhau tùy theo điều kiện kết
tinh: Dạng bền và dạng không bền.
Dạng không bền dễ tan hơn dạng bền
Trong quá trình bảo quản, dạng không bền có thể chuyển thành dạng bền giảm SKD của
thuốc.
Hiện tượng hydrat hóa:
Dược chất có thể ở dạng khan hay dạng hydrate hóa.
Thông thường dạng khan hòa tan trong nước nhanh hơn dạng ngậm nước, nên dược chất
hấp thu nhanh hơn.
Kích thước tiểu phân:
+ Kích thước tiểu phân ảnh hưởng đến độ hòa tan của dược chất vì vậy ảnh hưởng tới
SKD.
+ Nhiều DC có tốc độ hấp thu phụ thuộc vào KTTP: Chloramphenicol, tetracyclin,
Aspirin, Barbiturate,…
+ Một số dược chất dễ bị phân hủy bởi dịch vị, nếu nghiền mịn quá DC dễ tan trong dịch
vị và sẽ bị phân hủy nhiều hơn.
+ Một số DC có mùi khó chịu, khi nghiền mịn quá sẽ làm tăng cường độ mùi, AH hiệu
quả điều trị.
Độ ổn định hóa học của dược chất:
Nhiều dược chất không bền về mặt hóa học dưới tác động của ngoại môi: bị oxy hóa,
thủy phân,…, làm giảm SKD của chế phẩm trong quá trình bào chế và bảo quản. Do đó,
nhà bào chế chú ý tìm biện pháp khắc phục để đảm bảo SKD của thuốc.
Đặc tính hấp thu của dược chất và những biến đổi hóa học cần thiết:
Đặc tính hấp thu của dược chất:
+ Phần lớn các dược chất hấp thu qua màng bằng quá trình khuêch tán thụ động.
+ Với một loại màng sinh học nhất định thì các thông số về màng là không thay đổi. Vì
vậy, sự hấp thu phụ thuộc chủ yếu vào bản chất hóa học của dược chất, trong đó đáng lưu
ý là:
• Hệ số phân bố D/N của DC: Chỉ những DC có HSPB tương đối cân bằng mới dễ

đi qua màng.
• Sự ion hóa DC: DC có khả năng ion hóa cao sẽ khó đi qua màng.

Dung dịch thuốc
1. Hòa tan và các yếu tố ảnh hưởng.
2. Các phương pháp hòa tan đặc biệt
 Phương pháp tạo dẫn chất dễ tan:

Đối với một số chất khó tan trong dung môi, có thể sử dụng chất có khả năng tạo thành dẫn chất
dễ tan với dược chất. Dẫn chất này cần giữ được tác dụng dược lý của dẫn chất ban đầu, chất trợ
tan có trong dung dịch phải không đem lại những tác dụng bất lợi cho dung dịch dược chất. Điển
hình loại này là dung dịch lugol (dung dịch iod 1% theo DĐVNIII, có thành phần iod 1g, kali
iodid 2g, nước cất vừa đủ 100ml). Trong đó KI có vai trò tạo với Iod (chất khó tan trong nước,
độ tan 1:2000) thành dẫn chất KI3, rất dễ tan trong nước.
I2 + KI
KI3
Tốc độ hòa tan được qui định bởi tốc độ phản ứng tạo ra KI3. Nồng độ KI càng đậm đặc, tốc độ
phản ứng càng nhanh. Do đó, để dễ dàng hòa tan I2, chỉ cần lượng nước tối thiểu tạo dung dịch
KI bão hòa (đồng lượng chất tan). Không được dùng nước trong giai đoạn này, làm quá trình hòa


tan vô cùng chậm, do giảm tốc độ tạo chất KI3 dễ tan. Khi I2 đã chuyển thành KI3 và hòa tan hết
mới thêm nước pha loãng tới đủ thể tích.
 Phương pháp hòa tan dùng hỗn hợp dung môi:
Phương pháp hoà tan này bao gồm việc sử dụng một hỗn hợp nước và những dung môi thân
nước khác (ethanol, glycerin, propylen glycol, ...) làm cho hỗn hợp dung môi có độ phân cực gần
với độ phân cực của dược chất khó tan trong nước, từ đó hòa tan dược chất dễ dàng.
Trong thực hành bào chế, người ta thường dùng các hỗn hợp nước – alcol để hòa tan camphor,
hỗn hợp glycerin-alcol-nước để hòa tan một số alcaloid, glycosid
Ngoài vai trò làm tăng độ tan, còn tăng độ ổn định và sinh khả dụng của thuốc đã được ghi trong

Dược điển Anh như:
- Dung dịch phenobarbital 0,3% (hỗn hợp dung môi ethanol-glycerin-nước)
- Dung dịch paracetamol 2,4% (hỗn hợp dung môi ethanol-propylen glycol-nước)
 Phương pháp hòa tan dùng các chất trung gian thân nước:
Có thể sử dụng một số chất hữu cơ thân nước để hòa tan một số chất khó tan. Phân tử của chúng
mang nhiều nhóm –COOH, -OH, nhóm amin, nhóm sulfat,... là các nhóm phân cực, phần còn lại
không phân cực là những gốc hydrocarbon mạch thẳng hoặc mạch vòng. Trong thực hành bào
chế, thường dùng acid hữu cơ như acid lactic, sorbitol, glucose, manitol...
Vai trò trung gian hòa tan của các chất này là do một mặt chúng có phần hữu cơ có ái lực với
phần sơ nước của chất khó tan, mặt khác chúng có những nhóm chức thân nước, có ái lực đối với
phân tử nước. Tương tác tĩnh điện của các phân tử chất trung gian hòa tan với cả 2 loại phân tử
chất tan và dung môi, phân tán phân tử các chất ít tan vào dung môi nhiều hơn, làm tăng độ tan.
Trong bào chế, từ lâu người ta đã biết dùng natri benzoat để hòa tan cafein,...
 Phương pháp hòa tan dùng các chất diện hoạt:
Trong bào chế hiện đại, người ta còn dùng các chất diện hoạt làm chất trung gian hòa tan. Chất
diện hoạt là những chất khi tan trong dung môi, có khả năng làm giảm bề mặt phân cách pha.
Đặc điểm cấu tạo của các chất diện hoạt là phân tử của chúng gồm có 2 phần: phần thân nước và
phần thân dầu. Ở nồng độ thấp, các chất diện hoạt có thể phân tán dưới dạng phân tử trong nước
để tạo thành các dung dịch thật. Nếu nồng độ tăng lên đến một giới hạn nào đó, các phân tử chất
diện hoạt tập hợp thành các micell và dung dịch trở thành dung dịch keo. Nồng độ này được gọi
là nồng độ micell tới hạn. Trong micell các phân tử chất diện hoạt có thể tập hợp thành hình cầu,
thành các lớp song song hoặc hình trụ. Các phân tử hoặc tiểu phân chất tan được phân tán, hấp
thụ vào trong cấu trúc của các micell hoặc vào giữa các lớp micell. Các phân tử chất tan được
giữ lại trong micell không tham gia vào cân bằng của dung dịch ở trạng thái bão hòa, do đó nồng
độ chất tan của dung dịch tăng lên. Độ thâm nhập của các tiểu phân dược chất vào trong micell
chất diện hoạt phụ thuộc vào tính phân cực của các phân tử dược chất.
Như vậy, điều kiện để các chất diện hoạt có tác dụng làm tăng độ tan của một chất khác là cần
được dùng với lượng đủ lớn, tạo nồng độ lớn hơn nồng độ micell tới hạn. Cơ chế làm tăng độ tan
của chất diện hoạt là hấp thụ chất tan vào micell. Dung dịch thu được ngoài cấu trúc là dung dịch
thật còn là dung dịch keo.

Ví dụ Tween có thể hòa tan hòa tan trong nước một số chất sát khuẩn dẫn chất của phenol, các
hormon steroid, các vitamin tan trong dầu, các kháng sinh,...

3.Định nghĩa, phân loại, kỹ thuật bào chế: dung dịch thuốc nước, siro, potio, elixir, cồn
thuốc.
Các dạng thuốc điều chế bằng phương pháp chiết xuất dược liệu
1. Các phương pháp chiết xuất thường dùng trong kỹ thuật bào chế
2. Cao thuốc, cồn thuốc, rượu thuốc: định nghĩa, dược liệu, dung môi, kỹ thuật điều chế, kiểm tra
chất lượng.


- Tương đương sinh học : Chỉ hai hay nhiều chế phẩm bào chế ( tương đương bào chế hoặc thế
phẩm bào chế ) có tốc độ và mức độ hấp thu dược chât như nhau ( có SKD giống nhau) trên
cùng đối tượng và điều kiện thử.
6. Ý nghĩa sinh khả dụng invivo và invitro
- Invivo :
+ Phản ánh được hiệu quả điều trị của nồng độ dược chất trong máu thể hiện ở đáp ứng lâm sàng
+ Nâng cao SKD giúp nâng cao hiệu quả , an toàn
+ Là cơ sở để lựa chọn thuốc điều trị thay thế
+ Đánh giá SKD thúc đẩy nhà sản xuất nâng cao chất lượng thuốc , đảm bảo sự đồng nhất giữa
các lô mẻ sản xuất, giữa các nhà sản xuất với nhau.
+ Đánh giá SKD thể hiện bước tiến về chất của kỹ thuật bào chế.
- Invitro :
+ Là công cụ cơ bản để xây dựng công thức tối ưu , thiết kế dạng thuốc
+ Là công cụ kiểm soát chất lượng của các dạng thuốc rắn để uống , đảm bảo sự đồng nhất chất
lượng giữa các lô mẻ sản xuất, giữa các nhà sản xuất.
+ Dùng để sàng lọc, định hướng cho đánh giá SKD in vivo.
+ SKD in vitro thay thế cho SKD in vivo khi có sự tương quan đồng biến với điều kiện công
thức và quy trình sản xuất không thay đổi.
+ SKD in vitro không phản ánh đầy đủ hiệu quả lâm sàng vì còn khác xa với điều kiện trong cơ

thể sống.
7. Các yếu tố thuộc về dược chất ảnh hưởng tới SKD?
- Thuộc tính lý hóa của dược chất : độ tàn và tốc độ hòa tan ; trạng thái kết tinh vô định hình ;
hiện tượng hydrat hóa, kích thước tiểu phân; độ ổn định hóa học của dược chất.
- Đặc tính hấp thu của dược chất và những biến đổi hóa học cần thiết : đặc tính hấp thu của
dược chất,tạo muối , tạo ester.
Dung dịch thuốc
1

Hòa tan và các yếu tố ảnh hưởng.
- Quá trình hòa tan : xảy ra khi lựa hút giữa các phân tử dung môi với phân tử hoặc ion
chất tan , lơn hơn lực hút giữa các phân tử , ion cùng loại.
+ Sự tương tác giữa dung môi và chất tan

2

Các phương pháp hòa tan đặc biệt
Phương pháp tạo dẫn chất dễ tan:
Đối với một số chất khó tan trong dung môi, có thể sử dụng chất có khả năng tạo thành
dẫn chất dễ tan với dược chất. Dẫn chất này cần giữ được tác dụng dược lý của dẫn chất
ban đầu, chất trợ tan có trong dung dịch phải không đem lại những tác dụng bất lợi cho
dung dịch dược chất. Điển hình loại này là dung dịch lugol (dung dịch iod 1% theo
DĐVNIII, có thành phần iod 1g, kali iodid 2g, nước cất vừa đủ 100ml). Trong đó KI có
vai trò tạo với Iod (chất khó tan trong nước, độ tan 1:2000) thành dẫn chất KI3, rất dễ tan
trong nước.


I2 + KI
KI3
Tốc độ hòa tan được qui định bởi tốc độ phản ứng tạo ra KI3. Nồng độ KI càng đậm đặc,

tốc độ phản ứng càng nhanh. Do đó, để dễ dàng hòa tan I2, chỉ cần lượng nước tối thiểu
tạo dung dịch KI bão hòa (đồng lượng chất tan). Không được dùng nước trong giai đoạn
này, làm quá trình hòa tan vô cùng chậm, do giảm tốc độ tạo chất KI3 dễ tan. Khi I2 đã
chuyển thành KI3 và hòa tan hết mới thêm nước pha loãng tới đủ thể tích.
Phương pháp hòa tan dùng hỗn hợp dung môi:
Phương pháp hoà tan này bao gồm việc sử dụng một hỗn hợp nước và những dung môi
thân nước khác (ethanol, glycerin, propylen glycol, ...) làm cho hỗn hợp dung môi có độ
phân cực gần với độ phân cực của dược chất khó tan trong nước, từ đó hòa tan dược chất
dễ dàng.
Trong thực hành bào chế, người ta thường dùng các hỗn hợp nước – alcol để hòa tan
camphor, hỗn hợp glycerin-alcol-nước để hòa tan một số alcaloid, glycosid
Ngoài vai trò làm tăng độ tan, còn tăng độ ổn định và sinh khả dụng của thuốc đã được ghi
trong Dược điển Anh như:
- Dung dịch phenobarbital 0,3% (hỗn hợp dung môi ethanol-glycerin-nước)
- Dung dịch paracetamol 2,4% (hỗn hợp dung môi ethanol-propylen glycol-nước)
Phương pháp hòa tan dùng các chất trung gian thân nước:
Có thể sử dụng một số chất hữu cơ thân nước để hòa tan một số chất khó tan. Phân tử của
chúng mang nhiều nhóm –COOH, -OH, nhóm amin, nhóm sulfat,... là các nhóm phân cực,
phần còn lại không phân cực là những gốc hydrocarbon mạch thẳng hoặc mạch vòng. Trong
thực hành bào chế, thường dùng acid hữu cơ như acid lactic, sorbitol, glucose, manitol...
Vai trò trung gian hòa tan của các chất này là do một mặt chúng có phần hữu cơ có ái lực với
phần sơ nước của chất khó tan, mặt khác chúng có những nhóm chức thân nước, có ái lực đối
với phân tử nước. Tương tác tĩnh điện của các phân tử chất trung gian hòa tan với cả 2 loại
phân tử chất tan và dung môi, phân tán phân tử các chất ít tan vào dung môi nhiều hơn, làm
tăng độ tan.
Trong bào chế, từ lâu người ta đã biết dùng natri benzoat để hòa tan cafein,...
Phương pháp hòa tan dùng các chất diện hoạt:
Trong bào chế hiện đại, người ta còn dùng các chất diện hoạt làm chất trung gian hòa tan.
Chất diện hoạt là những chất khi tan trong dung môi, có khả năng làm giảm bề mặt phân cách
pha. Đặc điểm cấu tạo của các chất diện hoạt là phân tử của chúng gồm có 2 phần: phần thân

nước và phần thân dầu. Ở nồng độ thấp, các chất diện hoạt có thể phân tán dưới dạng phân tử
trong nước để tạo thành các dung dịch thật. Nếu nồng độ tăng lên đến một giới hạn nào đó,
các phân tử chất diện hoạt tập hợp thành các micell và dung dịch trở thành dung dịch keo.
Nồng độ này được gọi là nồng độ micell tới hạn. Trong micell các phân tử chất diện hoạt có
thể tập hợp thành hình cầu, thành các lớp song song hoặc hình trụ. Các phân tử hoặc tiểu
phân chất tan được phân tán, hấp thụ vào trong cấu trúc của các micell hoặc vào giữa các lớp
micell. Các phân tử chất tan được giữ lại trong micell không tham gia vào cân bằng của dung
dịch ở trạng thái bão hòa, do đó nồng độ chất tan của dung dịch tăng lên. Độ thâm nhập của
các tiểu phân dược chất vào trong micell chất diện hoạt phụ thuộc vào tính phân cực của các
phân tử dược chất.
Như vậy, điều kiện để các chất diện hoạt có tác dụng làm tăng độ tan của một chất khác là
cần được dùng với lượng đủ lớn, tạo nồng độ lớn hơn nồng độ micell tới hạn. Cơ chế làm
tăng độ tan của chất diện hoạt là hấp thụ chất tan vào micell. Dung dịch thu được ngoài cấu
trúc là dung dịch thật còn là dung dịch keo.
Ví dụ Tween có thể hòa tan hòa tan trong nước một số chất sát khuẩn dẫn chất của
phenol, các hormon steroid, các vitamin tan trong dầu, các kháng sinh,...
3.Định nghĩa, phân loại, kỹ thuật bào chế: dung dịch thuốc nước, siro, potio, elixir, cồn thuốc.
Dung

Định nghĩa
Phân loại
Kỹ thuật bào chế
những chế phẩm lỏng Thuốc súc miệng, thuốc Phương pháp hòa tan thông thường


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×