Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Nâng cao hiệu quả kỹ năng giao tiếp ở dạng nói của sinh viên đại học Nội Vụ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (347.45 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN THƯ - LƯU TRỮ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài

: Nhóm 7

Lớp

: 1505LTHB

Khoa

: Văn thư - Lưu trữ

Giảng viên hướng dẫn : TS. Vũ Ngọc Hoa

Hà Nội, tháng 12 - 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA VĂN THƯ - LƯU TRỮ

BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
NÂNG CAO HIỆU QUẢ KỸ NĂNG GIAO TIẾP CỦA SINH VIÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài : Nguyễn Thị Thùy Linh (MSSV: 047)
Thành viên tham gia:
Nguyễn Thị Minh Anh
Nguyễn Văn Giang
Nguyễn Văn Hải
Hoàng Hữu Hiệu
Nguyễn Thu Huyền
Nguyễn Thị Thanh Hường

Đào Thị Thùy Linh
Nguyễn Thị Thùy Linh (046)
Nguyễn Thị Hải Yến
Đỗ Thị Thanh Nga
Cao Thị Ly
Đoàn Thị Thủy

Lớp

: 1505LTHB

Khoa

: Văn thư - Lưu trữ

Giảng viên hướng dẫn :TS. Vũ Ngọc Hoa

Hà Nội, tháng 12-2016
LỜI CẢM ƠN



Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến Cô TS. Vũ Ngọc Hoa, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết Báo
cáo nghiên cứu.
Chúng tôi chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Văn thư – Lưu trữ
đã tận tình truyền đạt kiến thức trong thời gian học tập vừa qua. Với vốn kiến
thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để chúng tôi bước vào đời
một cách vững chắc và tự tin.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn trong khoa Văn thư – Lưu trữ,
khoa Quản lý nhà nước cùng khoa Quản lý văn hóa đã hợp tác phỏng vấn và
nhiệt tình trả lời các câu hỏi điều tra tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn
thành bài nghiên cứu này.
Trong quá trình làm đề tài nghiên cứu, khó tránh khỏi sai sót, rất mong
các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực
tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để chúng tôi học thêm được nhiều kinh
nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn các bài báo cáo sắp tới.
Cuối cùng chúng tôi kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành
công trong sự nghiệp cao quý.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2016.



LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng tôi
và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Ngọc Hoa. Các nội dung nghiên

cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình
thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân
tích, nhận xét, đánh giá được chính chúng tôi thu thập từ các nguồn khác nhau
có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong đề tài nghiên cứu còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá
cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và
chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào chúng tôi xin hoàn toàn chịu
trách nhiệm về nội dung đề tài nghiên cứu của mình. Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do chúng tôi gây
ra trong quá trình thực hiện (nếu có).

Hà Nội, ngày 04tháng 12năm 2016.



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
SV
GV
ĐHNVHN
KNGT
NXB

Dịch nghĩa
Sinh viên
Giảng viên
Đại học Nội Vụ Hà Nội
Kỹ năng giao tiếp
Nhà xuất bản



DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giao tiếp là điều kiện tồn tại của con người, thông qua giao tiếp cá nhân
sẽ ra nhập các mối quan hệ xã hội, tiếp thu các nền văn hóa xã hội lịch sử, biến
nó thành cái của riêng mình, đồng thời cũng góp phần vào sự phát triển văn hóa
chung. Xãhội phát triển, khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại càng ảnh hưởng
đến hành vi, sự suy nghĩ và cuộc sống của con người nên mối quan hệ giữa con
người với con người ngàycàng được quan tâm, vì thế giao tiếp là vấn đề thời sự
trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực làm việc trực tiếp với con người như là
dạy học giáo dục và ngoại giao. Ngày nay giao tiếp là phương tiện để con người
cùng nhau hương tới mục đích bình đẳng và hạnh phúc.Nhu cầu giao tiếp là nhu
cầu quan trọng đối với con người.
SV trường ĐHNVHN là nhữngcông chức, viên chức trong tương lai họ
cần được cung cấp những tri thức, kỹ năng về giao tiếp. Chính từ kiến thức về
KNGT giúp họ có mối quan hệ tốt với bạn bè thầy cô. Điều này sẽ là nhân tố để
tạo điều kiện tốt cho việc học tập học hỏi, giao lưu lĩnh hội tri thức. Mặt khác,
sau khi rời ghế nhà trường, SV có được những tri thức cơ bản về KNGT nhằm
giúp họ sống tốt làm việc thành công trong các mối quan hệ xã hội, trong môi
trường làm việc của mình.

Hiện tại đa số SV trường ĐHNVHN đã có những tri thức, KNGT nhưng
vẫn còn vụng về, thụ động nhút nhát trong học tập cũng như trao đổi với GV và
bạn học. Hạn chế này do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn do
KNGT chưa tốt.
Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội, giáo dục hiện nay của đất nước
nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng hiện nay những người viên chức không
thể thiếu KNGT cơ bản. KNGT là hành trang giao tiếp cơ bản giúp họ thành
công trong công việc, trong nghề nghiệp nói riêng và trong cuộc sống nói chung.
Xuất phát từ lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kỹ năng
giao tiếp ở dạng nói của sinh viên đại học Nội Vụ Hà Nội”

9


2. Lịch sử nghiên cứu.
Giao tiếp là một phần không thể thiếu của con người, đặc biệt là SV nói
chung và SV Nội vụ nói riêng – Những công chức, viên chức tương lai của đất
nước.
Hiện nay, giao tiếp hay cụ thể hơn là KNGT ngày càng trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết trong thời đại xã hội ngày càng văn minh. KNGT có tốt hay
không thể hiện rõ nét trong cách nói chuyện, ứng xử, giải quyết tình huống giao
tiếp diễn ra hằng ngày xung quanh chúng ta.
Thực tế đã có rất nhiều người nghiên cứu các vấn đề liên quan đến KNGT
ở dạng nói. Tác giả Nguyễn Văn Đồng nghiên cứu về Văn hóa giao tiếp của
Sinh viên , cụ thể ông nghiên cứu về phong cách giao tiếp của SV và những tác
động của văn hóa truyền thông đối với phong cách giao tiếp của SV.
Trong công trình nghiên cứu Một số đặc điểm giao tiếp của học viên
tham gia các lớp đào tạo Giáo viên khoa học Xã hội nhân văn quân sự cấp phân
nội, tác giả Trương Quang Học đã đề cập đến thực trạng giao tiếp như: nội
dung giao tiếp, đối tượng giao tiếp, phạm vi giao tiếp. Từ kết quả nghiên cứu tác

giả kiến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng giao tiếp cho học viên
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
*Đối tượng

: Nghiên cứu về kĩ năng giao tiếp ở dạng nói của

sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
*Phạm vi nghiên cứu

: - Không gian : trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

- Thời gian: bắt đầu từ tháng 10-12/2016.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này để góp phần cải thiện và
nâng cao hiệu quả giao tiếp ở dạng nói của SV trường ĐHNVHN. Nhằm đề ra
các phương pháp giúp sinh viên ĐHNV có kỹ năng nói tốt.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Nghiên cứu cơ sở lý luận về KNGT ở dạng nói của SV trường
ĐHNVHN.
10


+ Thực trạng KNGT ở dạng nói của SV trường ĐHNVHN.
+ Đề xuất giải pháp để phát triển KNGT ở dạng nói của SV trường
ĐHNVHN.
5. Giả thuyết khoa học.
- Kỹ năng giao tiếp của sv ĐHNV đã hình thành và phát triển trong học
tập vẫn còn nhiều hạn chế, phụthuộc vào nhiều yếu tố, nếu tìm ra những biện
pháp tác động thích hợp sẽ nâng cao KNGT cho SV góp phần nâng cao chất

lượng đạo tào của nhà trường.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp nghiên cứu bằng tài liệu.
- Nghiên cứu và hệ thống hóa những lý luận về giao tiếp và KNGT.
- Từ kết quả nghiên cứu lý luận xác định khung cơ sở phương pháp
nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu điều tra.
- Đối tượng: SV ĐHNVHN với số lượng 100 SV.
- Thực hiện điều tra bằng phiếu với các câu hỏi trắc nhiệm nhằm đánh giá
được thực trạng giao tiếp ở dạng nói của SV ĐHNVHN.
- Phỏng vấn các SV trong trường bằng các phiếu điều tra để đánh giá
được thực trạng KNGT ở dạng nói của SV trường ĐHNVHN.
- Ngoài ra còn sử dụng phương pháp quan sát (quan sát bằng mắt) cách
SV giao tiếp với SV trong trường, để từ đó điều tra về thực trạng giao tiếp của
SV trường ĐHNVHN.
7. Cấu trúc dự kiến của đề tài.
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KNGT CỦA SINH VIÊN .
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP Ở DẠNG NÓI
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI.
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Ở DẠNG NÓI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI.

11


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP Ở DẠNG NÓI
CỦA SINH VIÊN.
1


Khái niệm chung.

1

Khái niệm giao tiếp.
Giao tiếp là một hoạt động rất phong phú, đa dạng và phức tạp của con

người. Nên khái niệm giao tiếp được giải thích cũng rất đa dạng và có nhiều bàn
cãi trong lĩnh vực này.
T.Chuc Com (Mỹ): Giao tiếp là sự tác động qua lại trực tiếp lên nhân
cách dẫn đến việc hình thành những ý nghĩa biểu tượng, chuẩn mực và mục đích
hành động. Quan niệm này cụ thể hơn, đề cập đến các yếu tố tham gia trong giao
tiếp nhưng chưa nêu được bản chất của giao tiếp.
T.Stéc Sen (Pháp) đặc biệt chú ý đến sự thay đổi ý nghĩa, tình cảm và xúc
cảm giữa con người với con người và khi đó ông coi sự trao đổi này là quá trình
hai mặt của sự thông báo thiết lập, sự tiếp xúc và trao đổi thông tin.
L.X. Vưgôtxki (nhà tâm lý học Liên Xô) cho rằng: Giao tiếp xem như là
sự thông báo hoặc quan hệ qua lại thuần tuý giữa con người, như là sự trao đổi
quan điểm và xúc cảm (L.X.Vưgôtxki).
Ngày nay, cùng với việc xây dựng một cách tích cực và khoa học hệ
phương pháp nghiên cứu giao tiếp thì bản chất, hiện tượng giao tiếp cũng được
lý giải ngày càng đầy đủ và rõ ràng. Ở một khái niệm chung nhất chúng ta có thể
hiểu: Giao tiếp là sự tác động qua lại giữa con người với con người, mà trong
quá trình của nó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý, được thể hiện ở sự trao đổi thông
tin, sự ảnh hưởng lẫn nhau, sự rung cảm lẫn nhau, sự hiểu biết lẫn nhau, và cuối
cùng là những quan hệ qua lại giữa con người với con người được thực hiện,
được thể hiện và được hình thành.
Người ta không thể nghiên cứu con người với tính cách là đơn vị độc lập,
không phụ thuộc vào môi trường xã hội xung quanh vì: “Bản chất con người
không phải là trừu tượng vốn có của một cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện

12


thực của nó, bản chất con người là tổng hoà của tất cả những mối quan hệ xã
hội” (Mác – Anghen “Tuyển tập” – Nhà xuất bản sự thật Hà Nội, 1971).
Cơ sở của quan hệ phụ thuộc lẫn nhau là những nhu cầu của con người
biểu thị mối liên hệ của con người với những người khác cũng như với những
đối tượng và những hoàn cảnh có ý nghĩa quan trọng sống còn đối với họ và quy
định vị trí cá nhân trong môi trường xã hội. Nói cho thật đúng thì tất cả những
nhu cầu của một người riêng lẻ đều chỉ có thể thoả mãn khi tính đến những nhu
cầu của những người xung quanh. Đồng thời cơ cấu nhu cầu càng phức tạp thì
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa người này với người khác càng tăng. Chẳng
hạn chúng ta khó mà tưởng tượng là nhu cầu muốn được người khác tôn trọng
lại có thể thoả mãn ngoài mối liên hệ với những người xung quanh.
Giao tiếp là điều kiện quan trọng nhất của sự hình thành bản thân con
người như là con người xã hội, đồng thời là điều kiện tất yếu của sự tồn tại con
người. Chính vì vậy mà nhiều nhà bác học thuộc lĩnh vực tâm lý học cũng quan
tâm đến vấn đề giao tiếp. Chẳng hạn nhà bác học Đức R.Noibe đã nói: “Con
người là nhu cầu quan trọng của con người, con người sẽ bị mất mát nhiều nếu
họ không thể so sánh được mình với người khác, không thể trao đổi được với
người khác về các ý nghĩ, không thể định hướng được vào người khác. Căm thù
người khác còn tốt hơn là phải sống cô đơn”
Hơn nữa, trong quá trình giao tiếp với nhau, người ta trao đổi quan niệm
với nhau. Trong quan niệm của họ thể hiện thái độ đánh giá về mặt trí tuệ của họ
đối với những mặt khác nhau của đời sống thực tế, của đời sống vật chất và tinh
thần. Những quan niệm này có thể giống nhau và như thế thì củng cố lẫn nhau
và trở thành cơ sở cho hoạt động chung và cho cách xử sự (giống nhau) của
những người ấy. Những quan niệm giống nhau sẽ củng cố thái độ đạo đức nảy
sinh một cách tự phát. Còn trong trường hợp có những quan niệm khác nhau thì
sẽ nảy ra sự đấu tranh quan niệm dẫn đến việc hình thành quan điểm chung.

2


Chức năng của giao tiếp

Chức năng xã hội
Trong nhóm chức năng xã hội, trước hết chúng ta phải nhắc đến chức
13


năng thông tin của giao tiếp. Chức năng thông tin được biểu hiện ở khía cạnh
truyền thông (trao đổi thông tin) của giao tiếp: Qua giao tiếp, con người trao đổi
cho nhau những thông tin nhất định. Những thông tin này sẽ có ý nghĩa về nhiều
mặt như kiến thức, tâm lý, cảm xúc. Sự thiếu thông tin sẽ làm cho con người
cảm thấy lạc lõng và cô đơn, mất đi tính cộng đồng vốn có.
Trong xã hội, con người luôn hoạt động trong một hay nhiều tổ chức nhất
định. Đó có thể là gia đình,lớp học, trường học, công ty,… Và trong một tổ
chức, một công việc thường do nhiều bộ phận, nhiều người cùng thực hiện. Để
có thể hoàn thành công việc một cách tốt đẹp, những bộ phận, những con người
này phải thống nhất với nhau, tức là phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng.
Muốn vậy họ phải tiếp xúc với nhau để trao đổi, bàn bạc, phân công nhiệm vụ
cho từng bộ phận, từng người, phổ biến quy trình, cách thức thực hiện công việc
và trong quá trình thực hiện cũng phải có những “tín hiệu” để mọi ngươi hành
động một cách thống nhất. Đây chính là chức năng tổ chức phối hợp hành động
của giao tiếp.
Chức năng điều khiển được thể hiện ở khía cạnh tác động ảnh hưởng qua
lại của giao tiếp. Trong giao tiếp, chúng ta ảnh hưởng, tác động đến người khác
và ngược lại, người khác cũng tác động, ảnh hưởng đến chúng ta bằng nhiều
hình thức khác nhau như: Thuyết phục, ám thị, bắt chước. Đây là một chức năng
rất quan trọng của giao tiếp.

Trong xã hội, mỗi con người là một chiếc gương. Giao tiếp với họ chính
là chúng ta soi mình trong chiếc gương đó. Từ đó chúng ta thấy được những ưu
điểm, những thiếu sót của mình và tự sửa chữa, hoàn thiện bản thân. Chức năng
phê bình và tự phê bình này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển toàn diện


của con người, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới hiện nay của xã hội.
Chức năng tâm lý
Bên cạnh nhóm chức năng xã hội, giao tiếp còn mang những chức năng
tâm lý nhất định. Chức năng động viên khích lệ của giao tiếp liên quan đến lĩnh
vực cảm xúc trong đời sống tâm lý của con người.
Trong giao tiếp, con người còn khơi gợi ở nhau những cảm xúc, tình cảm
nhất định, chúng kích thích hành động của họ. Một lời khen chân tình được đưa
ra kịp thời, một sự quan tâm được thể hiện đúng lúc có thể làm người khác tự
14


tin, cảm thấy phải cố gắng làm việc tốt hơn. Giao tiếp không chỉ là hình thức
biểu hiện mối quan hệ giữa con người với con người, mà còn là cách thức để
con người thiết lập các mối quan hệ mới, phát triển và củng cố các mối quan hệ
đã có. Tiếp xúc, gặp gỡ nhau – Đó là khởi đầu của các mối quan hệ. Nhưng các
mối quan hệ này có tiếp tục phát triển hay không, có trở nên bền chặt hay không,
điều này phụ thuộc nhiều vào quá trình giao tiếp sau đó.
Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta có những cảm xúc cần được bộc lộ.
Những niềm vui hay nỗi buồn, sung sướng hay đau khổ, lạc quan hay bi quan,…
chúng ta muốn được người khác cùng chia sẻ. Chỉ có trong giao tiếp chúng ta
mới tìm được sự đồng cảm, cảm thông và giải tỏa được cảm xúc của mình.
Trong quá trình tiếp xúc với những người xung quanh, chúng ta nhận thức được
các chuẩn mực đạo đức, thẩm mỹ, pháp luật tồn tại trong xã hội, tức là những
nguyên tắc ứng xử: chúng ta biết được cái gì tốt, cái gì xấu; cái gì đẹp, cái gì

không đẹp; cái gì nên làm, cái gì cần làm, cái gì không được làm và từ đó mà thể
hiện thái độ, hành động cho phù hợp. Những phẩm chất như khiêm tốn hay tự
phụ, lễ phép hay hỗn láo, ý thức nghĩa vụ, tôn trọng hay không tôn trọng người
khác,… Đó chính là quá trình hình thành, phát triển tâm lý, nhân cách của mỗi
chúng ta.
Như vậy giao tiếp có nhiều chức năng quan trọng. Trong cuộc sống của
mỗi chúng ta, khi các quan hệ giao tiếp cơ bản không thực hiện được đầy đủ các
chức năng này thì điều đó không những sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và
hoạt động, mà còn để lại những dấu ấn tiêu cực trong sự phát triển tâm lý nhân
cách của mỗi chúng ta.
2

Các phương tiện giao tiếp
Trong quá trình giao tiếp chúng ta phải sử dụng những phương tiện giao

tiếp khác nhau. Phương tiện giao tiếp là tất cả những yếu tố mà chúng ta dùng để
thể hiện thái độ, tình cảm, mối quan hệ và những tâm lý khác của mình trong
một cuộc giao tiếp.
Phương tiện giao tiếp hết sức phong phú và đa dạng nhưng chúng ta có
thể chia chúng thành hai nhóm chính: Ngôn ngữ và phi ngôn ngữ. Giao tiếp
ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ ít khi tách rời nhau, mà thường bổ sung cho
15


nhau.
Trong các mối quan hệ tương đối gần gũi, thân thiết, giao tiếp phi ngôn
ngữ chiếm ưu thế hơn, còn trong các mối quan hệ ít nhiều có tính chất xã giao
thì nó làm nền cho giao tiếp ngôn ngữ.
1.2.1.Phương tiện giao tiếp ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người. Bằng ngôn

ngữ, con người có thể truyền đi bất cứ một thông tin nào, như diễn tả tình cảm,
ám chỉ, miêu tả sự vật… Ở phương tiện này, sự giao tiếp thường dựa vàonhững
yếu tố sau đây:
- Ý nghĩa ngôn ngữ:
Tức là ý nghĩa của lời nói, của từ. Ở đây chúng ta cần lưu ý đến vai trò
của ý cá nhân của ngôn ngữ trong giao tiếp. Một từ hay một tập hợp từ đều có
một hay vài ý nghĩa nhất định. Ý nghĩa của ngôn ngữ có hai hình thức tồn tại:
Khách quan và chủ quan. Khách quan bởi nó không phụ thuộc vào sở thích, ý
muốn của một cá nhân nào. Chẳng hạn, không ai dùng từ “cái túi” để chỉ “cái
cây” và ngược lại. Tính chủ quan thể hiện ở chỗ, có những từ vô thưởng vô phạt,
nhưng trong qua trình sử dụng gây ra những phản ứng, những cảm xúc tích cực
hay tiêu cực nào đó. Đây chính là ý cá nhân của ngôn ngữ. Ví dụ: từ “ma tuý”
đối với người nghiện hút thì không gợi lên cảm giác tiêu cực như ở những người
bình thường.
Ngay trong một nhóm người, đôi khi cũng có những quy định riêng cho
một số tập hợp từ. Tiếng “lóng” là một ví dụ. Mỗi cá nhân, mỗi nhóm người từ
cộng đồng địa phương đến đẳng cấp dân tộc đều có những sắc thái riêng trong
cách sử dụng ngôn ngữ. Hiểu được ý cá nhân là cơ sở tạo nên sự đồng điệu trong
giao tiếp, còn được gọi là sự đồng cảm.
- Ngữ điệu:
Trong giao tiếp, tính chất của ngôn ngữ như nhịp điệu, âm điệu, ngữ
điệu…cũng đóng vai trò quan trọng. Có người trông vẻ ngoài hình thức khá
hoàn hảo khiến mọi người thích thú, nhưng khi họ thốt ra những tiếng chát chúa
hay the thé làm cho ta cảm thấy thất vọng ngay. Cũng có người nhờ tiếng nói ấm
16


áp, dịu dàng, quyến rũ làm cho người nghe cảm tình ngay, mặc dù dung mạo
không lấy gì làm khả ái.
Trong khi nói, chúng ta cần chú ý tới giọng điệu, ngữ điệu. Lời nói có

được rõ ràng, khúc triết hay không, phụ thuộc nhiều vào cách nhấn giọng. Nhờ
cách nhấn giọng người nói có thể làm cho người nghe chú ý đến những lời nói
của mình. Muốn nhấn giọng cho đúng phải hiểu rõ mình nói những gì và suy
nghĩ, đắn đo từng lời một. Biết nhấn mạnh những lời quan trọng và để những lời
nói phụ lướt nhẹ đi.
Hai yếu tố khác có thể thay đổi ý nghĩa của lời nói là cách uốn giọng và
ngữ điệu. Trong lúc nói phải có lúc lên giọng, xuống giọng, lúc nhặt, lúc khoan,
lúc nói nhẹ, lúc gằn từng tiếng thì lời nói mới nổi bật lên. Trước và sau khi nói
ra những lời quan trọng phải ngừng một lúc, để cho người nghe chú ý.
1.2.2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
Trong giao tiếp chỉ một tỉ lệ những điều hiểu nhau mà chúng ta có được là
nhờ nghe qua lời nói. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng,trong giao tiếp tác động
của từ ngữ chỉ chiếm từ 30%-40%, phần còn lại là do cách diễn đạt bằng cơ thể,
hoặc giao tiếp không lời qua vẻ mặt, động tác, dáng điệu và các tín hiệu khác.
Việc nghiên cứu phương tiện phi ngôn ngữ là hết sức quan trọng, giúp chúng ta
nhạy cảm hơn trong giao tiếp.
-Nét mặt:
Trong giao tiếp nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người. Các công
trình nghiên cứu thống nhất rằng nét mặt của con người biểu lộ 6 cảm xúc: Vui
mừng, buồ , ngạc nhiên, sợ hãi, tức giận và ghê tởm. Ngoài tính biểu cảm nét
mặt còn cho ta biết ít nhiều về cá tính con người. Người có nét mặt căng thẳng
thường là người dứt khoát; trực tính; người có nét mặt mềm mại ở vùng miệng
thì hòa nhã; thân mật; biết vui đùa và dễ thích nghi trong giao tiếp.
-Nụ cười:
Trong giao tiếp người ta có thể dùng nụ cười để biểu lộ tình cảm, thái độ
của mình. Con người có bao nhiêu kiểu cười thì có bây nhiêu cá tính. Có cái
cười tươi tắn đôn hậu; có cái cười chua chát; miễn cưỡng những cũng có cái
17



cười chế giễu; khinh bỉ… Mỗi điệu cười biểu hiện một thái độ nào đó; cho nên
trong giao tiếp; chúng ta phải tinh nhạy quan sát nụ cười của đối tượng giao tiếp
để biết được lòng dạ của họ.
-Ánh mắt:
Dân gian có câu “'Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn” bởi lẽ cặp mắt là khởi đầu
cho cho tất cả mọi nghiên cứu quan sát, tìm hiểu qua ánh mắt con người có thể
nói lên nhiều thứ. Ánh mắt phản ánh trạng thái cảm xúc, bộc lộ tình cảm; tâm
trạng và ước nguyện của con người ra bên ngoài.
Trong giao tiếp ánh mắt còn đóng vai trò “đồng bộ hóa" câu chuyện, biểu
hiện sự chú ý, tôn trọng; sự đồng tình hoặc là phản đối. Ánh mắt trong giao tiếp
cũng phụ thuộc vào vị trí xã hội của mỗi bên. Người có địa vị xã hội cao hơn
thường nhìn vào mắt người kia nhiều hơn, kể cả khi nói lẫn khi nghe.
Ánh mắt của một người còn phản ánh cá tính của người đó; Người có đầu óc
thực tế thường có cái nhìn lạnh lùng; người ngay thẳng nhân hậu có cái nhìn
thẳng trực diện; người nham hiểm đa nghi có cái nhìn soi mói lục lọi...
-Các cử chỉ:
Các cử chỉ gồm các chuyển động của đầu (gật đầu; lắc đầu...) của bàn tay
(vẫy chào; khuay tay),của cánh tay... Thật vậy chuyển động của đầu có thể đồng
ý hay không đồng ý, của bàn tay là lời mời hay sự từ chối…
Người ta cũng có thể dùng cử chỉ để điều khiển cuộc giao tiếp, chẳng hạn
như một số vận động của tay và đầu có ý nhắc người đối thoại nói nhanh; chậm
dừng lại hay giải thích thêm.
Mũi cũng là phương tiện truyền thông; bởi vì khi nhìn người khác với cái
vẻ coi khinh người ta thường nhìn xuống mũi của mình. Khi động tác này đi
kèm với một cái hít vào khinh khỉnh thì thái độ phủ nhận lại được gia tăng.
Ngoài ra lưỡi, cằm, cử chỉ của bàn tay ...cũng nói lên nhiều điều.
-Tư thế:
Tư thế cũng là một trong những phương tiện giao tiếp. Nó có liên quan
mật thiết với vai trò, vị trí xã hội của cá nhân. Thường thường, một cách vô thức
nó bộc lộ cương vị xã hội mà cá nhân đang đảm nhiệm. Ví dụ tư thế ngồi thoải

18


mái, đầu hơi ngả ra phía sau là tư thế của bề trên, của lãnh đạo. Tư thế ngồi hơi
cúi đầu về phía trước, tựa hồ lắng nghe là tư thế của người cấp dưới.
Tư thế có vai trò biểu cảm, có thể nhìn thấy qua tư thế trạng thái thoái mái hay
căng thẳng. Nhìn tư thế để "mở " tay và chân tựa như điều kiện để tiếp cận gần
gũi cho người đối thoại, phản ánh một thái độ cởi mở, hòa hợp.
-Diện mạo:
Là những đặc điểm tự nhiên; ít thay đổi được như tạng người (cao hay
thấp; mập hay ốm; mặt vuông hay dày…) sắc da (trắng; đen; xanh xao hay
ngăm…) và những đặc điểm thay đổi được như tóc; râu; trang điểm; trang sức;

Diện mạo có thể gây ấn tượng rất mạnh nhất là đầu tiên. Ví dụ đàn ông
cáo ráo có vẻ khỏe mạnh; sẽ gây ấn tượng hơn là người thấp bé; gầy đét; một
người "tốt tướng" thường được mọi người tôn trọng từ cái nhìn đầu tiến. Cách
trang sức; cách ăn mặc cũng nói lên nhiều cá tính; văn hóa; địa vị; nghề nghiệp;
lứa tuổi cá nhân.
-Những hành vi giao tiếp đặc biệt:
Đó là động tác ôm, hôn, vỗ vai; khoác tay; xoa đầu… Những phương tiện
này gọi là đặc biệt vì trong mối quan hệ đặc biệt ta mới sử dụng chúng. Chẳng
hạn không thể gặp ai cũng có thể ôm hôn được; hoặc ở nước ta người lớn xoa
đầu trẻ con chứ không được phép ngược lại.
Những cái bắt tay cũng nói lên cá tính và thái độ của 2 người đối với
nhau: Bắt tay mạnh mẽ khô ráo chứng tỏ con người có cá tính mạnh và nhân
cách đáng tin; còn cái bắt tay ẻo lả; ướt át thuộc về con người yếu đuối và đáng
ngờ.
3

Đặc điểm giao tiếp của SV .

Trong giao tiếp SV ĐHNVHN cũng mang những đặc điểm chung của SV

các trường khác như:
Chính những đặc điểm trên về ngành học đã tạo lên vài nét riêng biệt
trong đặc điểm KNGT của SV từng trường đó là: phạm vi và đối tượng giao tiếp
bị thu hẹp.
Sự chủ động trong giao tiếp còn hạn chế. Điều này còn thể hiện không chỉ
19


qua công việc làm thêm mà còn thông qua các hoạt động ngoại khóa trong
trường và xã hội do SV thực hiện. Hầu hết các SV còn “ngại” giao tiếp khi giao
tiếp với môi trường ngoài sách vở, môi trường lớp và bạn học, cũng như ngoài
xã hội.
Tiểu kết chương 1:
Chương 1 đã làm rõ cơ sở lý luận về KNGT, các phương tiện giao tiếp và
đặc điểm giao tiếp chung của SV, cung cấp cho người giao tiếp cái nhìn toàn
diện nhất về giao tiếp, từ đó làm tiền đề cho việc nghiên cứu thực trạng KNGT ở
dạng nói của SV trường ĐHNVHN.

20


CHƯƠNG 2 . THỰC TRẠNG GIAO TIẾP Ở DẠNG NÓI CÚA SINH
VIÊN ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI.
Ở chương 1 chúng tôi đã đề cập đến cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu
trước khi khám phá kết quả nghiên cứu, chúng tôi xin trình bày thực trạng kỹ
năng giao tiếp ở dạng nói của SV ĐHNVHN bằng các kết quả điều tra bằng
phiếu và phỏng vấn các bạn SV trong trường. Kết quả điều tra: số phiếu phát ra
là 100 phiếu, số phiếu thu về 100 phiếu, số phiếu đạt được kết quả thông tin cho

cuộc nghiên cứu là 100 phiếu.
2.1. Chuẩn bị cho cuộc giao tiếp .
2.1.1. Chuẩn bị chủ đề giao tiếp.
Kết quả 1: trung bình 1 ngày giao tiếp của SV.
Số người
2-5
6-15
16-22
<23

Số phiếu
24/100
60/100
06/100
10/100

Tỷ lệ
24%
60%
6%
10%
( nguồn điều tra thực tế)

Bảng 2. 1: Bảng số liệu trung bình 1 ngày giao tiếp của SV.
Trong 100 phiếu khảo sát trung bình một ngày giao tiếp của sinh viên, 2-5
người/1 ngày chiếm 24%, 6-15 người/1 ngày chiếm 60%, 16-22 người/1 ngày
chiếm 6%, <23 người/1 ngày chiếm 10%. Tỉ lệ trên cho thấy số SV giao tiếp từ
6-15 người/1 ngày là nhiều nhất; theo các nhà khoa học 1 người nên giao tiếp
trên 15 người/1 ngày.
Biểu đồ 2. 1. Thể hiện trung bình giao tiếp của SV trong một ngày.

Từ biểu đồ ta có thể thấy trung bình mỗi ngày mỗi người giao tiếp trung
bình từ 6 – 15 người. Đây cũng được xem là con số ổn định. Nhưng để nâng cao
hiệu quả giao tiếp giữa các SV trong TrườngĐHNVHN. Cần phải đưa ra những
giải pháp để tăng mức độ giao tiếp trung bình của mỗi người trong ngày lên con
số từ 16-22 người/ngày. Như vậy sẽ giúp cho SV trở nên năng động và chủ động
hơn trong giao tiếp.
Kết quả 2: Chuẩn bị ý tưởng cho cuộc giao tiếp.
21


Chúng tôi đã có cuộc gặp mặt với anh Trịnh Đắc Long sinh viên lớp
ĐHLT15A. Khi được hỏi về có nên ý tưởng trước khi giao tiếp anh Long đã chia
sẻ“Thỉnh thoảng có lên ý tưởng trước khi bắt đầu trò chuyện với bạn gái chưa
gặp mặt; còn trò chuyện với bạn bè trong trường thì xử lý trong từng hoàn cảnh
không cần nên ý tưởng trước khi giao tiếp.” theo kết quả điều tra:
Mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Ít
Chưa bao giờ

Số lượng
15/100
40/100
24/100
21/100
( nguồn điều tra thực tế)

Tỷ lệ
15%

40%
24%
21%

Bảng 2. 2. Mức độ khi nên ý tưởng trước khi giao tiếp.

Biểu đồ 2. 1. Thể hiện lên ý tưởng trước khi giao tiếp.
Lên ý tưởng cho cuộc giao tiếp đơn giản như tạo bất ngờ cho người đối
diện. Nhưng sự bất ngờ đó không mở màn hoành tráng với quá nhiều những
điều to tát, theo điều tra việc lên ý tưởng cho cuộc giao tiếp, thường xuyên lên ý
tưởng trước khi giao tiếp chiếm 15%, thỉnh thoảng lên ý tưởng trước khi giao
tiếp chiếm 40% , ít lên ý tưởng khi giao tiếp chiếm 24%, chưa bao giờ lên ý
tưởng giao tiếp chiếm 21%.
Kết quả 3: Thời gian chuẩn bị cho cuộc giao tiếp.
Có thể nhận thấy đa số SV trường ĐHNVHN chuẩn bị ý tưởng cho cuộc
giao tiếp là không cần thiết mà chỉ tùy vào trường hợp mới nên chuẩn bị. Thời
gian chuẩn bị cho cuộc giao tiếp 57% cho rằng khó trả lời vì khi chuẩn bị cho
cuộc giao tiếp thì việc chuẩn bị cho cuộc giao tiếp vào thời gian nào cũng ổn.
26% cho rằng chuẩn bị cho cuộc giao tiếp chỉ cần 15 phút. 17% SV chỉ cần 5
phút để chuẩn bị cho cuộc giao tiếp. Và không có SV nào cho rằng mất đến 1
tiếng và 1 ngày để chuẩn bị cho cuộc giao tiếp.

22


Thời gian
5 phút
15 phút
1 tiếng
1 ngày

Khó trả lời

Số người
17/100
26/100
0/100
0/100
57/100

Tỷ lệ
17%
26%
0%
0%
57%
( nguồn điều tra thực tế)

Bảng 2.3. Thời gian chuẩn bị cho cuộc giao tiếp
Số liệu này được thể hiện dưới biểu đồ sau đây:
Biểu đồ 2. 2: Thể hiện thời gian chuẩn bị cho một cuộc giao tiếp.
2.1.2. Lấy thông tin
Kết quả 1:
Bảng 2.3: SV tìm kiếm thông tin để đưa ra trong cuộc giao tiếp:
Lấy thông tin
Internet
Sách, báo
Tivi, đài
Hiểu biết của bản thân

Số người

18/100
7/100
0/100
75/100

Tỷ lệ
18%
7%
0%
75%
( nguồn điều tra thực tế)

Từ bảng số liệu, thống kê, hiểu biết của bản thân chiếm 75% trong các
thông tin đưa ra trong cuộc giao tiếp. Sau khi trao đổi với bạn Nguyễn Ngọc Phú
QTNL15B bạn chia sẻ ”Trong cuộc nói chuyện thì tự nói theo ý hiểu của bản
thân chứ không lấy thông tin ở đâu cả”.
Biểu đồ 2. 3: Tìm kiếm thông tin trước khi giao tiếp.
Theo điều tra vẫn còn 18% tìm kiếm thông tin trên internet; 7% cho sách
báo và hầu như sinh viên không sử dụng tivi đài để tìm kiếm thông tin giao tiếp.
Qua đó nhận thấy SV trường ĐHNVHN còn thụ động trong việc tìm kiếm
thông tin về giao tiếp, một cuộc giao tiếp gây thu hút thì nên có thông tin. Nên
có thông tin mở rộng để gây ấn tượng với người giao tiếp.
2.2. Thực trạng sử dụng phương tiện giao tiếp.
2.2.1. Sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ
23


2.2.1.1 Ý nghĩa của từ ngữ
Trong giao tiếp sắp xếp từ ngữ là một việc rất quan trọng để đối tượng
giao tiếp có thể hiểu rõ ý nghĩa mình nói. Bảng số liệu dưới đây sẽ thấy rõ được

lý do SV ĐHNVHN vẫn còn mắc lỗi gây tình trạng hiểu lầm cho người nghe khi
giao tiếp, khiến đối tượng không thể hiểu ý nghĩa của câu từ của người nói.

24


Lý do
Bạn nói quá nhanh
Ý nghĩa của câu từ bị
hiểu sai
Sử dụng ngữ điệu không
phù hợp
Lí do khác

Số lượng
13/100
27/100

Phần tram
13%
27%

8/100

8%

52/100

52%
( nguồn điều tra thực tế)


Bảng 2. 4: Số liệu thống kê lý do đối tượng không hiểu ý nghĩa của
câu từ.
Như vậy trong 100 SV thìchọn phương án lý do khác có hơn một nửa SV
(52%), cho rằng sử dụng ý nghĩa của câu từ không phù hợp, vì vậy gây ra những
hiểu lầm không đáng có cho người nghe khiến cuộc trò chuyện đi sai hướng.
Còn lại 27%SV chọn ý nghĩa câu từ bị hiểu sai vì còn nhiều yếu tố như
hoàn cảnh tác động nên nghười nghe không hiểu hết ý. Sử dụng ngữ điệu không
phù hợp (8%) .
Và 13% là do nói quá nhanh. Đây thường à những lý do người nói thường
gặp trong giao tiếp.
2.2.1.1. Ngữ điệu.
Dựa vào bảng 2.5 để giải đáp thắc mắc vì sao số nhiều SV nghĩ rằng ngữ
điệu không phù hợp không ảnh hưởng đến người giao tiếp. Về vấn đề ngữ điệu
nhóm chúng tôi đã trực tiếp phỏng vấn 20 bạn, 7 sinh năm nhất 5 sinh viên hai 4
sinh viên năm ba và 5 sinh viên năm cuối với câu hỏi chung “ngữ điệu có là yếu
tố quan trọng trong cuộc trò chuyện hay không?” và đã thu được kết quả như
sau:

Quan trọng

Số lượng
4/20

Tỷ lệ
20%
25

Ghi chú
Các bạn đều cho

rằng quan trọng vì


×