Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Nhận thức về hiện trạng môi trường hiện nay của sinh viên khoa hành chính học khóa 20152019 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (925.35 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA HÀNH CHÍNH HỌC

TÊN ĐỀ TÀI

NHẬN THỨC VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HIỆN NAY CỦA SINH
VIÊN SINH VIÊN KHOA HÀNH CHÍNH HỌC KHÓA 2015-2019 TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Họ và tên: Lò Thị Hà
Mã sinh viên: 1505QLNC016
Mã phách…………………

HÀ NỘI – 2016


PHIẾU LÀM PHÁCH HÌNH THỨC TIỂU LUẬN
Mã phách

Họ và tên sinh viên: Lò Thị Hà

Sinh ngày:06/11/1996

Mã sinh viên: 1505QLNC016
Lớp: Đại học quản lí nhà nước 15C
Khoa: Hành chính học
Tên: Nhận thức về hiện trạng môi trường hiện nay của sinh viên khoa hành
Chính học khóa 2015-2019 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Giảng viên phụ trách: TS. Vũ Ngọc Hoa
Sinh viên kí tên



Lò Thị Hà


PHIẾU CHẤM ĐIỂM HÌNH THỨC THI BÀI TẬP LỚN/TIỂU LUẬN
Điểm, chữ kí (Ghi rõ họ tên) của Điểm thống nhất
cán bộ chấm thi
của bài thi
CB chấm thi số1 CB chấm thi số2 Bằng
Bằng
số
chữ

Chữ kí xác nhận của
cán bộ nhận bài thi


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này chúng tôi xin chân thành gửi lời
cảm ơn đến cô TS.Vũ Ngọc Hoa – Giảng viên học phần phương pháp nghiên
cứu khoa đã tận tình chỉ dạy giúp chúng tôi hoàn thiện tốt đề tài.
Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên khoa hành chính học
khóa 2015-2019 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã tạo điều kiện cho chúng tôi
được tìm hiểu, thu thập thông tin, tài liệu một cách thuận lợi nhất.
Trong quá trình khảo sát và nghiên cứu chúng tôi còn gặp khá nhiều khó
khăn. Mặt khác do trình độ nghiên cứu của chúng tôi còn hạn chế nên dù cố
gắng song đề tài của chúng tôi không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Vì thế
mong nhận được sự góp ý nhiệt tình từ thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu
của nhóm hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi thực hiện đề tài “Nhận thức về hiện trạng môi trường hiện nay của
sinh viên khoa hành chính học khóa 2015-2019 Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội”. Tôi xin cam đoan là công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua. Tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin sử dụng
trong công trình nghiên cứu này.

Hà Nội, ngày

tháng

Sinh viên

năm


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
MT – Môi trường
BĐKH – Biến đổi khí hậu
CNH – Công nghiệp hóa
ĐTH – Đô thị hóa
UBND – Uỷ Ban Nhân Dân
GDP – Chỉ tiêu kinh tế tổn hợp quan trọng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................1
2. Đối tượng phạm vi của nghiên cứu...........................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................2
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................2
5. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................3
6. Giả thuyết nghiên cứu...............................................................................3
7. Đóng góp đề tài.........................................................................................3
8. Cấu trúc đề tài...........................................................................................3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG HIỆN
NAY CỦA SINH VIÊN HOA HÀNH CHÍNH HỌC KHÓA 2015-2019
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI............................................................4
1.1. Một số khái niệm...................................................................................4
1.1.1. Khái niệm về MT................................................................................4
1.1.2. Khái niệm về nhận thức......................................................................4
1.1.3. Khái niệm ô nhiễm MT......................................................................4
1.1.4. Vai trò chức năng của MT..................................................................4
1.2. Khái quát chung về MT hiện nay..........................................................7
1.2.1. Khái quát về hiện trạng MT trên thế giới...........................................7
1.2.2. Khái quát về hiện trạng MT Việt Nam hiện nay.................................8
Tiểu kết........................................................................................................11


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ NHẬN THỨC VỀ HIỆN TRẠNG MÔI
TRƯỜNG HIỆN NAY CỦA SINH VIÊN KHOA HÀNH CHÍNH HỌC
KHÓA 2015 - 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI.........................12
2.1. Nhận thức về hiện trạng MT hiện nay.................................................13

2.1.1. Nhận thức về sự cố formasa.............................................................13
2.1.2. Nhận thức về ô nhiễm không khí tại Hà Nội....................................14
2.1.3. Nhận thức về ô nhiễm tại hồ tây tại Hà Nội.....................................15
2.1.4. Hiện trạng xâm nhập mặn, hạn hán tại miền Trung, Tây Nguyên,
Nam Bộ.......................................................................................................15
2.2. Mức độ quan tâm đến MT...................................................................16
2.3. Các hành động bảo vệ MT...................................................................17
Tiểu kết........................................................................................................17
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC VỀ MÔI
TRƯỜNG HIỆN NAY VÀ CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG....18
3.1. GIải pháp nâng cao nhận thức về MT hiện nay của sinh viên.............18
3.2. Các biện pháp bảo vệ MT.....................................................................18
3.2.1. các biện pháp bảo vệ MT biển, sông, hồ...........................................19
3.2.2. các biện pháp bảo vệ MT đất.............................................................20
3.2.3. Các biện pháp làm giảm ô nhiễm MT không khí..............................20
Tiểu kết........................................................................................................21
KẾT LUẬN........................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................23
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Nhận thức về MT............................................................................12


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
MT đang là vấn đề nóng , là vấn đề mà mọi quốc gia trên thế giới đang
quan tâm. Trong một thời kì dài do chúng ta phát triển kinh tế ồ ạt, không quan
tâm tới MT. Xả trực tiếp các chất thải công nghiệp, sinh hoạt chưa qua xử lý, các
hoạt động sản xuất nông nghiệp như sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu.
Chỉ chú trọng phát triển kinh tế mà không quan tâm đến môi trường để giờ đây
chúng ta đang phải gánh chịu những hậu quả mà chúng ta đã gây ra. Gây ô

nhiễm MT nặng nề dẫn đến những hậu quả là thủng tầng ozon lớp khí quyển bảo
vệ trái đất, gây ra biến đổi khí hậu dẫn đến những hiện tượng thời tiết cực đoan,
tần suất các cơn bão ngày càng tang với cường độ ngày càng mạnh. Nhiệt độ trái
đất tăng lên dẫn đến băng tan ở bắc cực và nam cực, nước biển ngày càng dâng
lên do băng tan gây hậu quả nghiêm trọng diện tích đất liền bị thu hẹp. Việt Nam
là một trong năm nước chịu ảnh hưởng nghiên trọng nhất của biến đổi khí hậu.
Nước biển dâng làm xâm ngập mặn ở các tỉnh ven biển làm cho đất nông nghiệp
bị nhiễm mặn không thể canh tác.
Hiện trạng đất nông nghiệp bị nhiễm mặn không thể canh tác là do thiếu
nguồn nước ngọt để tưới tiêu nước biển ngày càng dâng đang là hiện trạng tại
đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam một vùng có vự lúa lớn nhất cả nước.
nước biển dâng làm cho diện tích đất liền ngay càng bị thu hẹp. Biến đổi khí hậu
gây ra những hiệu ứng thời tiết khắc nghiệt như hạn hán kéo dài tại các tỉnh
miền nam, rét đậm rét hại tại các tỉnh miền bắc. Ô nhiễm MT tại các thành phố
lớn như Hà Nội ô nhiễm nguồn đất nước không khí ngày càng nặng nề, như ô
nhiễm không khí tại Hà Nội đứng thứ hai thế giới, sự cố cá chết hang loạt tai hồ
tây. Tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác ngày càng cạn kiệt, suy giảm đa
dạng sinh học, các loài động thực vật đang bị mất dần đi, các nguồn gen quý
hiếm biến mất. Diện tích các cánh rừng ngày càng bị thu hẹp, nguồn nước tại
các sông hồ ngày càng cạn kiệt bị ô nhiễm nặng nề. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức
1


khỏe và sinh hoạt của mỗi chúng ta.
Là những sinh viên thế hệ trẻ, tương lai của đất nước, chúng ta cần phải
có một nhận thức đúng đắn, rõ dàng, sâu sắc hơn về MT hiện nay, để có ý thức
tốt hơn góp phần bảo vệ MT. Không có MTchúng ta không thể tồn tại, sinh sống
và phát triển. Bảo vệ MT chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta, bảo vệ
tương lai. MT đang bị ô nhiễm nghiêm trọng và nặng nề thiên nhiên đang cầu
cứu co người. Vì thế mỗi sinh viên cần có cái nhìn mới nhận thức mới về MT.

Những sinh viên Khoa hành chính học khóa 2015-2019 Trường Đại học Nội vụ
Hà Nội cần có cái nhìn mới, nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng của Mt để
góp phần nâng cao ý thức bảo vệ MT.
2. Đối tượng phạm vi của nghiên cứu
1. Đối tượng:
Nhận thức về hiện trạng môi trường hiện nay của sinh vên.
2. Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Khoa hành chính học khóa 2015-2019 Trường Đại học Nội
vụ Hà nội.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Bài viết sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phỏng vấn sinh viên khoa hành chính học khóa 2015-2019 Trường Đại
học Nội vụ Hà Nội, có 8 bạn sinh viên tham gia phỏng vấn .
+ Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi sinh viên khoa hành chính học
khóa 2015-2019 T rường Đại họ Nội vụ Hà Nội, 100 phiếu khảo sát.
+ Phương pháp phân tích, đánh giá,so sánh thông tin thu thập được.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Bài thảo luận nhóm 6 lớp quản lí nhà nước 15C khoa hành chính học
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội về “Ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên
trường Đại học Nội vụ Hà Nội”
- “Ý thức bảo vệ môi trường của sinh viên trường Đại học Cần Thơ”

2


- “ Xây dựng hệ thống thu gom và đề xuất phương án xử lý rác thải tại xã
Lại Sơn tỉnh Kiên Giang”.
- “Đề tại nghiên cứu thực trạng ô nhiễm môi trường ở thành phố Hà Tĩnh
và một số giải pháp khắc phục”
5. Mục tiêu nghiên cứu

- Khái quát được hiện trạng môi trường hiện nay
- Bước đầu đề xuất được một số giải pháp nâng cao nhận thức về
MThiện nay.
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nhận thức về hiện trạng MT của sinh viên khoa hành chính học khóa
2015-2019Trường Đại học Nội vụ Hà Nội sẽ được nâng cao nếu:
- Sinh viên có những hoạt động thực tế, các câu lạc bộ bảo vệ MT, các
bài học thực tế về MT, được quan sát nhiều hơn.
- Có ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất, tuyên
truyền nâng cao nhận thức ý thức bảo vệ MT.
7. Đóng góp đề tài
Kết quả của đề tài có thể sẽ là tài liệu nghiên cứu, tham khảo choc ho các
hoạt động bảo vệ MT.
Các giải pháp nêu ra có thể sẽ được ứng dụng vào thực tiễn đời sống, đem
lại những nhận thức mới ý thức bảo vệ MT tốt hơn.
8. Cấu trúc đề tài
Chương 1: Cơ sở lí luận về nhận thức hiện trạng môi trường hiện nay
của sinh viên khoa hành chính 2015 – 2019 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Chương 2: Thực trạng nhận thức về hiện trạng MT của sinh viên
khoa hành chính học khóa 2015-2019 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp nâng cao nhận thức về hiện trạng MT của sinh
viên khoa hành chính học khóa 2015-2019 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội .

3


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG HIỆN
NAY CỦA SINH VIÊN HOA HÀNH CHÍNH HỌC KHÓA 20152019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Khái niệm về MT
Môi trường là hệ thống yếu tố các vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác
động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật.
[ Điều 3 luật bảo vệ môi trường năm 2014 ]
1.1.2. Khái niệm về nhận thức
Nhận thức là một quá tình phản ánh tính tích cực, tự giác và sáng tạo của
thế giới khách quan vào bộ óc của con người trên cơ sở thực tiễn, nhằm làm
sáng tỏ những tri thức về thế giới khách quan.
[Tr.108, giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nhĩa Mác – Lênin ,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ]
1.1.3. Khái niệm ô nhiễm MT
Ô nhiễm MT là sự biến đổi của các thành phần MT không phù hượp với
quy chuẩn kĩ thuật MT và tiêu chuẩn MT gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật.
[ Điều 3 Luật bảo vệ môi trường ]
1.1.4. Vai trò chức năng của MT
Với sinh vật nói chung con người nói riêng, MT có các chức năng chủ yếu
sau:
1. MT là không gian sinh sống cho con người và động vật .
Trong cuộc sống hang ngày, mỗi người đều cần một không gian nhất
dịnhđể phục vụ cho các hoạt động sống, như nhà ở, nơi nghỉ, đất để sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, kho tàng, bến cảng,… Trung bình mỗi người

4


cần một lượng không khí lớn để thở, 2,5 lít nước để uống, một lượng lương,
thực phẩm tương ứng với 2.000 – 2.400cal. Như vậy, chức năng đòi hỏi MT phải
có một không gian thích hợp cho mỗi người. Không gian sống của loài người là
trái đất. Theo số liệu của viện thổ nhưỡng thuộc Viện Hàn lâm khoa học Liên

Bang Nga, tổng diện tích trái đất có khoảng 14,777 tỷ ha, trong đó có 1,527 tỷ
đất đóng băng, còn lại là đất không đóng băng. Trong số này có 12% là đất canh
tác, 24% đất trồng cỏ, 32% đất cư trú, đầm đầy và 32%là đất rừng . đất canh tác
ở các nước đang phát triển mới khai thác và sử dụng 36%, ở các nước nông
nghiệp phát triển đã khai thác và sử dụng 70%. Nhưng do dân số thế giới tăng
nhanh nên diện tích đất bình quân trên đầu người giảm dần.
Tuy nhiên, dịện tích không gian sống của con người ở nước ta đang ngày
càng bị thu hẹp. Yêu cầu về không gian sống của con người ngày càng thay đổi
theo trình độ khoa học và công nghệ. Trình độ phát triển ngày càng cao thì nhu
cầu không gian sống sẽ càng giảm . Tuy nhiên trong việc sử dụng không gian
sống và quan hệ với thế giới tự nhiên, con người cần chú ý tới tính chất tự cân
bằng, nghĩa là khả năng có thể gánh chịu trong điều kiện khó khăn nhất của hệ
sinh thái. MT có thể phân loại chức năng không gian sống của con người thành
các dạng cụ thể sau.
Chức năng xây dựng cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu
công nghiệp kiến trúc hạ tầng và nông thôn.
Chức năng vận tải cung cấp mặt bằng, không gian về nền móng cho giao
thông đường thủy, đường bộ và đường hàng không .
Chức năng sản xuất cung cấp mặt bằng và phông tự nhiên cho sản xuất
nông – lâm – ngư nghiệp.
Chức năng giải trí cung cấp mặt bằng nền móng và phông tự nhiên cho
việc giải trí ngoài trời của con người.
2. MT là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và
sản xuất của con người.

5


Trong lịch sử phát tiển con người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ
khi con người biết làm ruộng cách đây khoảng 14-15 ngàn năm, vào thời kì đồ

đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỉ XVIII, đánh dấu sự
khởi đầu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật trong mọi lĩnh vực. Xét về bản
chất thì mọi hoạt động của con người để duy trì cuộc sống đều nhằm vào việc
khai thác hệ sinh thái của tự nhiên thông qua lao động cơ bắp, công cụ và trí tuệ.
Rõ ràng thiên nhiên là nguồn cung cấp mọi tài nguyên thiên nhiên cần
thiết. Nó cung cấp nguồn nguyên liệu, năng lượng, thông tin cần thiết cho hoạt
động sinh sống, sản xuất và quản lý con người.
MT còn có chức năng sản xuất tự nhiên.
Rừng tự nhiên có chức năng cung cấp nước, nguồn gỗ củi, dược liệu và
cải thiện điều kiện sinh thái.
Các thủy vực có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải
trí và các nguồn hải sản.
Động và thực vậtcung cấp lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý
hiếm. Không khí nhiệt độ ánh sáng mặt trời để chúng ta hít thở cây cối ra hoa
kết trái. Các loại quặng, dầu mỏ cung năng lượng và nhiên liệu cho hoạt động
sản xuất nông nghiệp.
3. MT là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra trong trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất
Trong sản xuất và tiêu dung, con người luôn thải ra các chất thải vào tự
nhiên và chúng quay trở lại MT. Tại đây dưới tác động của các vinh vật và các
yếu tố MT khác các chất thải sẽ bị phân hủy, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản
và tham gia vào hàng loạt các quá sinh địa hóa. Dân số thế giới gia tăng nhanh
chóng, quá trình CNH, ĐTH làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn
đến chức năng này ở nhiều nơi, nhiều chỗ trở nên quá tải, gây ô nhiễm MT.
Chức năng biến đổi lý – hóa họcpha loãng phân hủy hóa học nhờ ánh
sáng, hấp thụ, sự tách chiết các vật thải và độc tố.

6



Chức năng biến đổi sinh hóa sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình nitơ
và carbon, khử các chất đọc bằng quá trình sinh hóa. Chức năng biến đổi sinh
học khoáng hóa các chất thải hữu cơ, mùn hóa, amôn hóa, nitrat hóa, phản nitrat
hóa,…
4. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người
Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật
chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển của loài người. Cung cấp các chỉ
thị không gian, tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa
đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sing lý của cơ thể
sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa,
… Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen các loài động
vật và thực vật. Các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có
giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hóa khác.
1.2. Khái quát chung về MT hiện nay
1.2.1. Khái quát về hiện trạng MT trên thế giới
Sau cuộc cách mạng công nghiệp nền kinh tế thế giới như được thay da
đổi thịt với tốc độ tăng trưởng kinh tế thần kì của nhiều nước. Nhưng mọi vấn đề
đều luôn có mặt trái của nó, con người đã phá hỏng sự cân bằng của trái đất.
Trên hành tinh xanh của chúng ta ở đâu cũng dễ nhận thấy dấu hiệu của
sự ô nhiễm MT, từ những biến đổi khí hậu khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt bất
thường, những cơn mưa axit phá hủy các công trình kiến trúc có giá trị, gây tổ
thương hệ sinh thái, đến sự suy giảm tầng ôzôn khiến tăng cường bức xạ tia cực
tím. Chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như: sự nóng lên của trái
đất, ô nhiễm biển và đại dương, hoang mạc hóa, suy giảm tầng ôzôn, sự vận
chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại, sự suy giảm đa dạng sinh học, sự
gia tăng dân số. Nhiệt độ trung bình của trái đất hiện nay nóng hơn gần 40ᵒC so
với nhiệt độ của kỉ băng hà gần nhất, khoảng 13.000 nghìn năm trước. Tuy nhiên
trong vòng 100 năm qua, nhiệt độ trung bình bề mặt trái đất tăng khoảng 0,6-

7



0,7ᵒc và dự báo sẽ tăng 1,4-5,8ᵒc trong 100 năm tới.
Ấm lên toàn cầu tác động sâu sắc đến MT và xã hội. Một trong những hệ
quả tất yếu của sự gia nhiệt độ của trái đất là sự gia tăng mực nước biển, gia
tăng cường độ các cơn bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan, suy giảm tầng
ôzôn, thay đổi nghành công nghiệp, và làm suy giảm oxy trong đại dương. Biển
và đại dương đang ngày đêm kêu cứu vì ô nhiễm trầm trọng hang năm, khoảng
50 triệu tấn chất thải đổ ra biển gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất
phóng xạ, chất thải công nghiệp, sinh hoạt hàng ngày… Bên cạnh đó rò rỉ dầu,
sự cố tràn dầu của các tàu thuyền thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên
trên biển. 1.000.000 chim biển, rựa biển do bị vướng hay bị nghẹt thở bởi các
loại rác plastic. 30-50% lượng CO2 thải ra từ quá trình đốt các nhiên liệu hóa
thạch bị đại dương hấp thụ. 60% các rạn san hô đang bị đe dọa bởi việc ô nhiễm.
60% bờ biển Thái bình dương và 35% bờ biển đại tây dương đang bị xói mòn
với tốc độ 1m/ năm. Nếu con người còn xem biển là một nơi chứa rác khổng lồ
có thể chứa đủ chất thải, MT đại dương sẽ bị hủy hoại nghiêm trọng hơn nữa.
Mỗi năm sa mạc sahara tiến dần về phía nam với tốc độ 45km/ năm. Cao
nguyên Madagasca nơi được xem là kho báu về đa dạng sinh học nhưng giờ đây
7% đất cằn đồi trọc. Tại Tazakhstan kể từ năm 1980, 50% diện tích đất trồng trọt
đã bị bỏ hoang vì quá trình tiến hoang mạc.
Đa dang sinh thái bị suy giảm, đất đai trở nên bạc màu không thể canh
tác do quá trình hoang mạc hóa. Tầng ôzôn có vai trò bảo vệ, chặn đứng các tia
sóng ngắn. Bức xạ tia sóng ngắn như tia cực tím, có nhiều tác động mang tính
chất phá hủy đối với con người, động vật và thực vật cũng như các loại vật liệu
khác. Tầng ôzôn hiện nay đang suy thoái. Lỗ thủng tầng ôzôn ở nam cực hiện
nay rộng đến 20 trệu km², gây ra nhiều tác động tới sinh thái và sức khỏe con
người.
1.2.2. Khái quát về hiện trạng MT Việt Nam hiện nay
Môi tường một vấn đề nóng bỏng ở Việt Nam hiện nay khi các sự cố MT


8


ngày càng nhiều và nặng nề. Ô nhiễm MT sinh thái do các hoat động sản xuất và
sinh hoạt của con người. Vấn đề ngày càng nghiêm trọng đe dọa trực tiieps tới
sự phát triển kinh tế- xã hội, sức khỏe con người, phát triển của thế hệ tương lai.
Có ba loại ô nhiễm chính là ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, không khí.
Theo báo cáo của Uỷ ban khoa học, công nghệ và MT của Quốc hội, tỉ lệ
các khu công nghiệp hệ thống sử lý nước thải tập trung ở một số địa phương rất
thấp, có nơi chỉ đạt 15-20%, như Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc. Một số khu
công nhiệp có xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung nhưng hầu như không
vận hành vì để giảm chi phí. Đến nay mới có 60 khu công nghiệp đã hoạt động
và có trạm xử lí nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã vận
hành) và 20 khu công nghiệp đang xây dựng trạm sử lí nước thải. Bình quann
mỗi ngày các khucumj, điểm công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải
rắn, lỏng, khisvaf các chất độc hại khác. Dọc lưu vực sông Đồng Nai, có 56 khu
công nghiệp , khu chế xuất đang hoạt động. Có nơi hoạt động của các nhà máy
trong khu công nghiệp đã phá vỡ hệ thống thủy lợi, tạo ra tạo ra những cánh
đồng hạn hán, ngập ungsgaay ô nhiễm nguồn nước tưới, gây tror ngại rất lớn
cho sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân.
Nhìn chung, hầu hết các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước chưa
đáp ứng được những tiêu chuẩn về MT theo quy định. Thực trạng đó làm cho
MT sinh thái ở một số địa phương bị ô nhiễm nghiêm trọng. Cộng đồng dân cư,
nhất là cộng đồng dân cư lân cận với các khu công nghiệp, đang phải đối mặt
với thảm họa về MT. Họ phải sống chung với khói bụi, uống nước từ nguồn ô
nhiễm chất thải công nghiệp… Từ đó gây bất bình dẫn đến những phản ứng đấu
tranh quyết liệt của người dân đối với những hoạt động gây ô nhiễm MT.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề
thủ công truyền thống cũng sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển

các làng nghề có vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế xã hội và giải
quyết việc làm ở địa phương. Tuy nhiên hậu quả về MT do các hoạt động sản

9


xuất làng nghề đưa lại cũng đang ngày càng nghiêm trọng. Tình trạng ô nhiễm
không khí, chủ yếu là do nhiên liệu sử dụng trong các làng nghề là than, lượng
bụi và khí CO, CO2, SO2 và Nox thải ra trong quá trình sản xuất khá cao. Theo
thống kê của hiệp hội làng nghề Việt Nam hiện nay cả nước có khoảng 2.790
làng nghề, trong đó có 240 làng nghề truyền thống, đang giải quyết việc làm cho
khoảng 11 triệu lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động không
thường xuyên. Các làng nghề dược phân bố khắp cả nước, trong đó các khu vực
tập trung phát triển nhất là đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, đồng bắng
sông Cửu Long. Hoạt động gây ô nhiễm MT sinh thái tại tại các làng nghề
không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt sức khỏe của người dân
làng nghề mà còn ảnh hưởng đến cả những người dân sống vùng lân cận, gây
phản ứng quyết liệt của bộ phận cư dân này, làm nảy sinh các xung đột gay gắt.
Tại các khu công nghiệp lớn tình trạng ô nhiễm cũng đang ở mức báo
động. Đó là ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế, không khí,
tiếng ồn… Những năm gần đây, dân số ở các khu đô thị tăng nhanh khiến hệ
thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải,
rác sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra MT mà
không có bất kì một biện pháp xử lí MT nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn
lấp. Theo thống kê của cơ quan chức năng, mỗi ngày người dân ở các thành phố
lớn thải ra hang nghìn tấn rác, các cơ sở sản xuất thải ra hàng trăm nghìn mét
khối nước thải độc hại, các phương tiện giao thông thải ra hàng trăm tấn bụi, khí
độc. Trong tổng số khoảng 34 tấn rác thải rắn y tế mỗi ngày, thành phố Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh chiếm 1/3; bầu khí quyển của Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh có mức benzen và sunfua dioxit đáng báo động. Theo một kết quả

nghiên cứu mới công bố năm 2008 của ngân hàng thế giới (WB), trên 10 tỉnh
thành phố Việt Nam, xếp theo thứ hạng về ô nhiễm đất. Theo báo cáo chương
trình MT của Liên hợp quốc, thành phố Hà Nội đứng đầu châu á về mức độ ô
nhiễm bụi.

10


Tiểu kết
Ở chương 1 chúng tôi đã trình bày hai vấn đề là các khái niệm như: khái
niệm về MT, khái niệm về nhận thức, khái niệm ô nhiễm MT. Nêu các chức
năng và vai trò của MT. Khái quát được hiện trạng MT hiện nay trên toàn thế
giới và của Việt Nam. Để phần nào giúp người đọc có thể khái quát được tầm
quan trọng của MT. Cũng như ý thức để bảo vệ MT tốt hơn.

11


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ NHẬN THỨC VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
HIỆN NAY CỦA SINH VIÊN KHOA HÀNH CHÍNH HỌC KHÓA 2015 2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI

Biểu đồ 1:Nhận thức về MT
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG CỦA SINH VÊN KHOA HÀNH CHÍNH HỌC KHÓA 2015-2019 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NÔI
100%
90%
80%
70%
60%
50%

40%
30%
20%
10%
0%

1505QLNA

1505QLNB

1505QLNC

1505QLND

Nhận thức tốt Nhận thức chưa tốt

Qua biểu đồ cho thấy hầu hết các sinh viên khoa hành chính học khóa
2015-2019 Trường đại học Nội vụ Hà Nội đã có những nhận thức tốt, sâu sắc
về MT. Hiện nay có 98% sinh viên của các lớp trong khoa hành chính học đều
đã có nhận thức tốt, nhận thức chưa tốt chỉ chiếm 2% cho thấy sinh viên hiện
nay đã có những quan tâm nhất đinh đến môi trường. Hiểu được tầm quan
trọng của MT.

12


Các bạn sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của MT, ý thức được
việc bảo vệ MT, đã quan tâm tới MT các sự cố MT xảy ra hiện nay, diễn biến
MT. Như sự cố Formasa xảy ra tại 4 tỉnh niềm trung gây ô nhiễm biển làm cá
chết các sinh vật dưới biển chết hàng loạt. ô nhiễm không khí tại thành phố Hà

Nội vượt mức cho phép gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người
dân. Hà Nội trở thành một trong các thành phố ô nhiễm nhất nhì thế giới. cá chết
ở hồ tây, xâm nhập mặn tại các tỉnh của nam bộ hạn hán tại Tây nguyên, nam
trung bộ, biến đổi khí hậu, các cơn bão đổ bộ vào Việt Nam ngày càng nhiều và
cường độ tăng đang được cấc bạn trẻ hiện nay thực sự quan tâm nhất là các bạn
sinh viên. Qua biểu đồ có thể nhận thấy rằng đa số các sinh viên đã nhận thức
được tầm qung trọng của MT.
Tại lớp quản lý nhà nước 15A, 97% các bạn đã có nhận thức tốt về hiện
trạng MT hiện nay, nhận thức chưa tốt chiếm 3% các bạn chưa thực sự quan tâm
đến MT.
Lớp quản lý nhà nước 15B đã có 98% bạn có nhận thức tốt về hiện trạng
MT hiện nay 2% chưa thực sự quan tâm đế MT.
Lớp quản lý nhà nước 15C có 98% bạn sinh viên đã có nhận thức tốt về
MT, 2% nhận thức chưa tốt về hiện trạng MT hiện nay.
Lớp quản lý nhà nước 15D có 96% bạn đã có nhận thức tốt về hiện trạng
MT, 4% là nhận thức chưa tốt về hiện trạng MT hiện nay.
2.1. Nhận thức về hiện trạng MT hiện nay
2.1.1. Nhận thức về sự cố formasa
Sự cố formasa xảy ra làm ô nhiễm nặng nề biển tại bốn tỉnh miền trung
của Việt Nam. Đã gây ra những hậu quả nặng nề, MT biển bị ô nhiễm nặng,
nguồn đánh bắt thủy hải sản bị chặt đứt, ngư dân mất đi nguồn sống, nguồn kinh
tế, khai thác nuôi trồng thủy hải sản gặp nhiều khó khăn. Không chỉ thế ô nhiễm
MT biển làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhành du lịch, lượng khách du lịch
giảm mạnh, thủy sản bị thu hẹp. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân tại

13


vùng bị ảnh hưởng. Tổng cục thống kê đã khẳng định sự cố cá chết do formasa
gây ra tại các tỉnh miền trung thời gian qua không chỉ gây thiệt hại cho ngành

thủy sản nói riêng ngành nông nghiệp nói chung mà còn làm giảm tăng trưởng
GDP.
Vì sự cố formasa mà tại 4 tỉnh ven biển, nước biển không an toàn và
nguy cơ ngộ độc thực phẩm nên các tour du lịch tại 4 tỉnh đang bị đình trệ. Các
hoạt động giảm trên 60% số lượt, giảm mạnh nhất là du lịch biển và tham quan
danh lam thắng cảnh. Sản lượng khai thác thủy sản của 4 tỉnh trong 9 tháng qua
ước tính giảm hơn 21,6 nghìn tấn trong đó Hà Tĩnh giảm 3,66 nghì tấn (giảm
14,4%); Quảng Bình giảm 6,0 nghìn tấn (giảm 13,4%); Quảng Trị giảm 4,8
nghìn tấn (giảm 27,1%); Thừa Thiên – Huế giảm 7,2 nghìn tấn ( giảm 23,9%).
Vì formasa Hà Tĩnh có hơn 22,780 hộ gia đình bị ảnh hưởng, 24,449 người mất
việc. tỉ lệ thất nghiệp tăng 1,1% tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị không lớn lắm.
Huế có hơn 7000 hộ dân, 33000 người bị ảnh hưởng do cá chết. Thành phố Đà
Nẵng ảnh hưởng nhẹ. Ngành du lịch, đánh bắt thủy sản bị ảnh hưởng nghiêm
trọng chịu thiệt hại nặng nề, kinh tế giảm sút.
2.1.2. Nhận thức về ô nhiễm không khí tại Hà Nội
Hà Nội đang là thành phố ô nhiễm thứ nhì thế giới chỉ số ô nhiễm Hà Nội
là 285, chỉ thấp hơn thành phố Ardhali Bazarcuar Ấn Độ (471) và cao hơn so với
nhiều thành phố khác . Theo báo điện tử Vietnamplus cho biết kết quả đánh giá
chất lượng không khí thông qua chỉ số chất lượng 2011 -2015 cho thấy tại nhiều
thành phố lớn, số ngày có số ô nhiễm ở mức kém và xấu chiếm tỉ lệ khá lớn.
Theo các nghiên cứu, 70% tác nhân gây ô nhiễm không khí tại hà nội là
khí thải xe cộ. Hiện nay có tới 5,3 triệu xe máy và 560.000 xe hơi tại Hà Nội sẽ
còn tăng mạnh trong những năm tới. Tắc đường kẹt xe cũng khiến cho lượng
khí thải trong không khí gia tăng. Vào đầu tháng 3/2016 Đại sứ quán Mỹ tại Hà
Nội đã ghi nhận chỉ số chất lượng không khí (AQI) rơi vào khoảng 388 – một
con số chứng tỏ vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội đang ở mức độ nguy

14



hiểm.
Ô nhiễm không khí gây ra các bệnh về đường hô hấp khi con người hít
phải không khí ô nhiễm. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt
của người dân.
2.1.3. Nhận thức về ô nhiễm tại hồ tây tại Hà Nội
Gần đây nhất là cá chết hàng loạt tại hồ tây Hà Nội. Thành phố Hà Nội đã
chỉ ra bốn nguyên nhân. Thứ nhất do hầu hết là hồ của Hà Nội đều là hồ đều
hòa, vẫn còn nước thải chảy vào gây nên hiện tượng ô nhiễm nước.
Thứ hai thời tiết thay đổi dẫn đến thiếu oxy trong nước, hàm lượng DO
thấp (DO là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của thủy sản).
Thứ ba là ý thức của người dân kém, vẫn xả thẳng rác trái phép vào hồ.
Thứ tư là cho phép nuôi thả cá kinh doanh làm ảnh hưởng trực tiếp đến
đến MT hồ. Về tình trạng ô nhiễm hồ. UBND thành phố Hà Nội cho biết địa bàn
có 117 ao, hồ, đa số bị ô nhiễm bởi nước thải, trầm tích, bùn đáy. Nước thải chảy
vào vượt quá khả năng tự làm sạch của hồ, gây ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ, kim
loại nặng, vi sinh, xung quanh hồ thường nhiều hàng quán và xả thải bừa bãi gây
mất vệ sinh MT.
Tại nhiều nơi việc đổ rác, phế thải xuống hồ còn khá phổ biến làm thu hẹp
diện tích mặt nước và gây ô nhiễm. Ngoài hồ tây ra vẫn còn nhiều hồ khác vẫn
có hiện tượng cá chết như hồ Linh Đàm, Khánh Ngọc, Văn Quán.
2.1.4. Hiện trạng xâm nhập mặn, hạn hán tại miền Trung, Tây
Nguyên, Nam Bộ
Xâm nhập năm tại đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán tại miền trung Tây
Nguyên từ cuối năm 2014 đến giữa năm 2016. Elnino đã ảnh hưởng đến nước ta
làm cho nền nhiệt độ tăng cao, thiếu hụt lượng mưa là nguyên nhân chính gây ra
hạn hán, xâm nhập mặn đã gây ra những khó khăn và hậu quả nặng nề, tiếp tục
đe dọa đến sản xuất và dân sinh.
Các vùng ảnh hưởng nghiêm trọng là Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông

15



Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long. Năm 2015 ở khu vực Nam Trung Bộ và
Tây Nguyên đã có gần 40.000 ha lúa phải dừng sản xuất do thiếu nước,
122.000ha cây trồng bị hạn hán thiếu nước hàng nghìn hộ gia đình bị thiếu nước
sinh hoạt. Elnino tiếp tục ảnh hưởng đến năm 2016 nhiều tỉnh tại các vùng Tây
Nguyên, Nam Bộ, Trung Bộ bị hạn hán nghiêm trọng nặng nề.
Tại các khu vực sông Tiền độ mặn lớn nhất đạt 14,6 – 31,2 g/l. Phạm vi
xâm nhập vào đất liền của độ mặn 4g/l lớn nhất 55 – 60km. Khu vực cửa sông
Hậu độ mặn đạt 16,5 -20,5g/l xâm nhập vào đất liền độ mặn 4g/l lớn nhất 55 –
60km. Khu vực sông Vàm Cỏ độ mặn lớn nhất đạt 8,120,3g/l, xâm nhập vào đất
liền của độ mặn 4g/l, 90- 93 km.
2.2. Mức độ quan tâm đến MT.
Có 98% sinh viên khoa hành chính học khóa 2015 – 2019 Trường Đại học
Nôi vụ Hà Nội đã có những nhận thức tốt về MT. Do ảnh hưởng của ô nhiễm
MT đến cuộc sống của mỗi chúng ta. Sinh viên đã có những quan tâm, nhận
thức về MT. 2% sinh vien vẫn chưa thực sự nhận thức,quan tâm đến MT.
Ô nhiễm MT đã ảnh hưởng trực tiếp MT sống của. Nhất là biến đổi khí
hậu gây ra những hiệu thời tiết khắc nghiệt, gây ra những khó khăn cho sản xuất
nông nghiệp, sinh hoạt của con người. Sự nhận thức quan tâm được thể hiện qua
những hành động, những nhận xét những ý kiến không còn thờ ơ với những sự
cố MT xảy ra xung quanh mình. Có 97% sinh viên quản lý nhà nước 15A đã có
quan tâm về MT và 3% chưa thực sự quan tâm về MT. Sinh viên quản lý nhà
nước 15B có 98% bạn đã có quan tâm về MT và 2% nhận thức chưa tốt. Có 98%
các bạn sinh viên quản lý nhà nước 15C có sự quan tâm về MT và 2% chưa thực
sự có sự quan tâm MT. Có 96% các bạn sinh viên quản lý nhà nước 15D quan
tâm đến MT và 4% chưa thực sự quan tâm đến MT. Có nhiều nguyên nhân các
bạn sinh viên chưa thực sự quan tâm đến MT do phải học thêm tiếng anh, đi làm
thêm. Nhưng có 98% bạn sinh viên đã quan tâm đến MT hiện nay chỉ có 2% là
chưa thực sự quan tâm đến MT.


16


2.3. Các hành động bảo vệ MT
Có 97% bạn đã có những hành động bảo vệ MT. Không vứt rác bừa bãi,
vứ rác đúng nơi quy định. Không xả rác ra nơi công cộng thu dọn vệ sinh khu
vực mình đang sinh sống , tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ MT do nhà
trường và địa phương tổ chức.
Hưởng ứng các hành động, chương trình bảo vệ MT, như vì MT xanhsạch- đẹp, giờ trái đất. Thực hành tiết kiệm năng lượng như tiết kiệm điện, tắt
điện khi ra khỏi nhà, lớp học, tiết kiệm nước tắt nước khi không sử dụng . Tham
gia các chương trình tình nguyện, vệ sinh MT, hạn chế sử dụng túi nilon, rác thải
khó phân hủy,sử dụng sản phẩm thân thiện với MT. Trồng cây xanh, mỗi hành
động nhỏ đều góp làm MT tốt hơn. Hạn chế sử dụng phương tiện cá nhân thay
bằng phương tiện công cộng thân thiện với MT giảm lượng khí thải ra MT. sử
dụng các nguồn năng lượng có thể tái tạo và thân thiện với MT.
Mỗi người một hành động nhỏ sẽ góp phần làm MT tốt hơn, không xả rác
bừa bãi, không vứt rác xuống sông, hồ. Có 3% bạn sinh viên chưa thực sự có
hành động bảo vệ MT, do ý thức chưa tốt, chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng
của MT. Con người cần chung tay bảo vệ MT, bảo vệ MT là bảo vệ cuộc sống
của mỗi chúng ta, bảo vệ MT là trách nhiệm của mỗi người.
Tiểu kết
Trong chương 2, chúng tôi đã trình bày thực trạng nhận thức về hiện trạng
MT hiện ny của sinh viên khoa hành chính học khóa 2015-2019 Trường Đại học
Nội vụ Hà Nội. hiện trạng MT hiện nay, sự quan tâm của sinh vên, ý thức bảo vệ
MT của sinh viên.

17



×