Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại UBND Huyện Thuận Thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.45 KB, 48 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là bài tiểu luận của riêng tôi. Những số liệu trong
bài tiểu luận của tơi là hồn tồn chính xác, trung thực,chưa từng được sử dụng
trong các bài tiểu luận trước đây. Mọi tham khảo trong bài tiểu luận này đều
được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên cơng trình, thời gian, địa điểm công bố.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy định, hay gian dối trong bài tiểu luận,
tôi sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, ngày24 tháng 3 năm 2017
NGƯỜI THỰC HIỆN


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành được bài tiểu luận này, cá nhân tôi đã nỗ lực không ngừng
và làm việc tích cực, linh hoạt trong việc thu thập dữ liệu và xử lý thông tin,
cùng với sự hướng dẫn tận tình của TS.Bùi Thị Ánh Vân giúp cho tơi có thể
hoàn thành bài tiểu luận một cách tốt nhất trong khả năng của mình.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS.Bùi Thị Ánh Vân đã luôn quan
tâm, chỉ bảo, giúp đỡ tơi suốt q trình làm bài tiểu luận.
Đây là lần đầu tiên tôi làm quen với việc nghiên cứu khoa học và viết tiểu
luận. Nên bài tiểu luận của tơi cịn nhiều thiếu sót, mong nhận được sự góp ý,
chỉ bảo của các thầy, các cơ để bài tiểu luận của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................1
LỜI CÁM ƠN......................................................................................................2
MỤC LỤC............................................................................................................3
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT..................................................................5
Phần mở đầu........................................................................................................1


Chương 1..............................................................................................................4
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ QUẢN
LÝ VĂN BẢN TẠI UBND HUYỆN THUẬN THÀNH VÀ TỔNG QUAN
VỀ UBND HUYỆN THUẬN THÀNH...............................................................4
1.1Một số vấn đề lý luận về công tác soạn thảo và quản lý văn bản................................................4
1.1.1Một số khái niệm........................................................................................................................4
1.1.2Nội dung của công tác soạn thảo và quản lý văn bản................................................................4
1.1.3Tầm quan trọng của công tác soạn thảo và quản lý văn bản.....................................................6
1.2Khái quát về UBND Huyện Thuận Thành.......................................................................................7
1.2.1Lịch sử hình thành.......................................................................................................................7
1.2.2Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của UBND Huyện Thuận Thành..................................................8
*Tiểu kết............................................................................................................................................10

Chương 2............................................................................................................12
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI
UBND HUYỆN THUẬN THÀNH...................................................................12
2.1 Sự chỉ đạo của UBND Huyện Thuận Thành đối với công tác soạn thảo và quản lý văn bản....12
2.2 Công tác soạn thảo văn bản tại UBND Huyện Thuận Thành......................................................13
2.2.1 Quy trình soạn thảo văn bản tại UBND Huyện Thuận Thành.................................................13
2.2.2 Các loại văn bản được soạn thảo............................................................................................17
2.2.3 Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản......................................................................................21
2.3 Tình hình quản lý văn bản tại UBND Huyện Thuận Thành.........................................................24
2.3.1 Đối với quản lý văn bản đến....................................................................................................24
2.3.2 Đối với quản lý văn bản đi.......................................................................................................29
*Tiểu kết:...........................................................................................................................................33

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC SOẠN THẢO VÀ QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI UBND HUYỆN THUẬN
THÀNH..............................................................................................................34
3.1 Một số nhận xét về công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại UBND Huyện Thuận Thành....34

3.1.1 Ưu điểm....................................................................................................................................34
3.1.2 Nhược điểm.............................................................................................................................34
3.2 Đề xuất những giải pháp để khắc phục hạn chế........................................................................35


*Tiểu kết:...........................................................................................................................................35

KẾT LUẬN........................................................................................................36
DANH MỤC THAM KHẢO............................................................................37
Phụ Lục 1...........................................................................................................37


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
UBND

Ủy ban nhân dân

NĐ-CP

Nghị định- chính phủ

TT-BNV

Thơng tư- bộ nội vụ

HĐND

Hội đồng nhân dân

QĐ-UBND


Quyết định-ủy ban nhân dân

QLNN

Quản lý nhà nước

ĐBBB

Đồng bằng bắc bộ

UBKT
BTV

Ủy ban kiểm tra
Ban thường vụ


TTLT-BNV-VPCP

Trung ương
Thông tư liên tịch- bộ nội vụ-văn

TT-HĐND

phịng chính phủ
Thơng tư -hội đồng nhân dân

BCH


Ban Chấp Hành


Phần mở đầu
1)Lý do chọn đề tài
Trong hoạt động giao tiếp,văn bản là một trong những phương tiện quan
trọng nhằm ghi lại và truyền đạt thông tin bằng ngôn ngữ, nhằm điều chỉnh các
mối quan hệ xã hội sao cho phù hợp với pháp luật hiện hành.Văn bản được hình
thành trong nhiều lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và trong cơ quan hành
chính nhà nước.Hiện nay trong hoạt động của cơ quan,tổ chức nhà nước vấn đề
soạn thảo và quản lý văn bản của cơ quan nhà nước là một vấn đề hết sức quan
trọng và cần được quan tâm một cách đúng mức.Việc soạn thảo văn bản sẽ đảm
bảo cho hoạt động của cơ quan nhà nước diễn ra một cách có hệ thống,đảm bảo
hơn nữa tính pháp quy thống nhất và chứa đựng bên trong các văn bản quản lý
hành chính nhà nước trong giải quyết cơng việc của cơ quan mình.Trên thực tế
cơng tác soạn thảo và quản lý văn bản trong hoạt động của cơ quan hành chính
nhà nước hiện nay nói chung đã đạt được nhiều thành tích đáng kể,đáp ứng được
yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế-xã
hội.Chính vì vậy,việc quan tâm đúng mức đến soạn thảo và quản lý văn bản sẽ
góp phần tích cực vào việc tăng cường hiệu lực của quản lý hành chính nói riêng
và quản lý nhà nước nói chung.
Soạn thảo và quản lý văn bản là một nội dung của học phần trong khối
kiến thức chuyên ngành mà tôi đã được học tại khoa Quản Trị Văn Phịng từ
trường đại học Nội VỤ HÀ NỘI.Vì vậy,tơi chọn đề tài này để vận dụng kiến
thức lý thuyết đã được học vào trong thực tế để làm sáng tỏ hơn lý thuyết trên
giảng đường.
Tôi đã lên thư viện tìm được báo cáo thực tập về cơng tác hành chính văn
phịng tại UBND Huyện Thuận Thành nhưng đây chỉ là bài báo cáo thực tập nên
tôi sẽ triển khai thành bài tiểu luận.Tôi sẽ vận dụng kiến thức lý thuyết đã được
học vào thực tế ở UBND Huyện Thuận Thành và tìm một số giải pháp nhằm

nâng cao hiệu quả công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại nơi này.
Thực tế,trên địa bàn UBND Huyện Thuận Thành chưa ai nghiên cứu khoa
học về vấn đề này,nên tôi mong muốn tìm hiểu để làm sáng tỏ những lý thuyết
1


đã được học và muốn đóng góp ý kiến để công tác soạn thảo và quản lý văn bản
tại nơi này được tốt hơn.
Những lí do ở trên nên tơi đã quyết định chọn vấn đề “Công tác soạn
thảo và quản lý văn bản tại UBND Huyện Thuận Thành” làm đề tài cho bài tập
tiểu luận của mình.
2) Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Vấn đề về công tác soạn thảo và quản lý văn bản là một vấn đề quan trọng
được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu.Để thực hiện đề tài này tơi đã tìm
được cuốn sách giáo trình “Lý luận và phương pháp cơng tác văn thư”của Vũ
Đức Đam(2007) cơng trình này tập trung tìm hiểu về khái niệm,nội dung,vai
trò,ý nghĩa của soạn thảo văn bản đối với quản lý hành chính Nhà nước.Tuy
nhiên đây là quyển sách giáo trình chỉ tập trung bàn về lý thuyết thông thường
chứ không áp dụng vào cụ thể thực tiễn về công tác soạn thảo tại một đơn vị cụ
thể.
Bên cạnh đó để thực hiện đề tài tơi cần phải có số liệu,thơng tin thực tế tại
UBND Huyện Thuận Thành.Chính vì vậy,tơi đã tìm được cuốn “Báo cáo thực
tập tốt nghiệp”về cơng tác hành chính văn phịng năm 2009, nội dung của báo
cáo thực tập giúp em hoàn thành tốt chương 2.
3) Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

*Mục đích nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng và đánh giá kết quả công tác soạn thảo và quản lý
văn bản tại UBND Huyện Thuận Thành.
*Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tập trung nghiên cứu phân tích và đánh giá thực trạng cơng tác soạn
thảo và quản lý văn bản tại UBND Huyện Thuận Thành.
- Đề ra những giải pháp,hướng đi nhằm tăng cường công tác soạn thảo và
quản lý được tốt hơn.
4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Công tác soạn thảo và quản lý văn bản tại UBND Huyện Thuận Thành
2


* Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Trên địa bàn UBND Huyện Thuận Thành
- Thời gian: Từ năm 2006 đến năm 2009
5) Phương pháp nghiên cứu
- Để nghiên cứu đề tài ta sử dụng phương pháp sau:
+ Phương pháp đọc tài liệu
+ Phương pháp tổng hợp
+ Phương pháp phân tích logic
+ Phương pháp khảo sát thực tế
6) Đóng góp
Đề tài được thực hiện đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công
tác soạn thảo văn bản,hy vọng đề tài này sẽ góp phần vào việc nâng cao hiệu quả
công tác soạn thảo văn bản tại UBND Huyện Thuận Thành
7) Bố cục
Ngoài phần mở đầu, kết luận, và phụ lục đề tài được kết cấu làm 3
chương
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về công tác soạn thảo văn bản và tổng
quan về UBND Huyện Thuận Thành
Chương 2: Thực trạng công tác soạn thảo văn bản tại UBND Huyện
Thuận Thành

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác soạn thảo
văn bản tại UBND Huyện Thuận Thành

3


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ QUẢN
LÝ VĂN BẢN TẠI UBND HUYỆN THUẬN THÀNH VÀ TỔNG QUAN
VỀ UBND HUYỆN THUẬN THÀNH
1.1 Một số vấn đề lý luận về công tác soạn thảo và quản lý văn bản
1.1.1 Một số khái niệm
• Khái niệm “văn bản”
Văn bản là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học.Tùy theo góc
độ nghiên cứu mà các ngành đó có những định nghĩa khác nhau về từ này.Dưới
góc độ ngôn ngữ học,Lê A và Đinh Thanh Tuệ đã định nghĩa như sau “Văn bản
là sản phẩm lời nói ở dạng viết của hoạt động giao tiếp mang tính hồn chỉnh
về hình thức,trọn vẹn về nội dung nhằm đạt tới một hoặc một số giao tiếp nào
đó”.
[1; Tr 45]

• Khái niệm “soạn thảo văn bản”
Để văn bản ban hành đảm bảo chất lượng,đòi hỏi người soạn thảo phải
nắm vững và biết cách vận dụng các kiến thức và kỹ năng như: Các yêu cầu về
soạn thảo văn bản,phương pháp thu thập và xử lý…Vì thế để thể hiện đầy đủ
điều đó người ta gọi cơng việc này là “soạn thảo văn bản là khái niệm dùng để
chỉ việc vận dụng lý luận các quy tắc có liên quan để xây dựng một văn bản từ
khâu khởi đầu cho đến lúc văn bản được hồn thiện”. [1; Tr 147]
• Khái niệm về “quản lý văn bản”
Quản lý văn bản là những quyết định và thông tin quản lý thành văn

(được văn bản hóa) do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành theo thẩm
quyền,trình tự,thủ tục,hình thức nhất định và được nhà nước đảm bảo thi hành
bằng những biện pháp khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lý nội
bộ nhà nước hoặc giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân.
1.1.2 Nội dung của công tác soạn thảo và quản lý văn bản
Công tác soạn thảo và quản lý văn bản được coi là vấn đề hết sức quan
trọng của cơ quan hành chính Nhà nước,nó giúp các nhà lãnh đạo ban hành
những quyết định quan trong.Đây là một công việc mang tính chất tác nghiệp
cao.
4


*Nội dung của công tác soạn thảo và quản lý văn bản bao gồm:
• Quy trình soạn thảo văn bản
Quy trình soạn thảo văn bản là trình tự các bước được sắp xếp khoa học
mà cơ quan QLNN nhất thiết phải tiến hành trong cơng tác soạn thảo văn
bản.Quy trình soạn thảo văn bản cung cấp phương pháp thống nhất trong việc
soạn thảo các tài liệu,đảm bảo các tài liệu được triển khai áp dụng một cách nhất
quán về hình thức và cách trình bày nhằm nâng cao tính hiệu lực,hiệu quả của
tài liệu.Quy trình soạn thảo văn bản bao gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị soạn thảo
Bước 2: Soạn thảo văn bản
Bước 3: Trình duyệt bản thảo kèm theo tài liệu có liên quan
Bước 4: Đánh máy, nhân bản.
Bước 5: Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành
Bước 6: Ký chính thức văn bản
Bước 7: Phát hành văn bản tại văn thư cơ quan
• Thể thức soạn thảo văn bản
Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản được thiết
lập và trình bày theo đúng quy định của nhà nước để đảm bảo giá trị pháp lý cho

văn bản.Tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định 09/2010/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của
Chính phủ sửa đổi,bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày
08/04/2004 của Chính phủ về cơng tác Văn thư đã quy định thể thức văn bản
quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau: Quốc
hiệu; tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản; sổ, ký hiệu của văn bản; địa danh
và ngày, tháng , năm ban hành văn bản; tên loại và trích yếu nội dung của văn
bản; chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền; dấu của cơ quan, tổ
chức, nơi nhận, dấu chỉ mức đọ khẩn, mật (đối với những văn bản loại
khẩn,mật).
• Quy trình quản lý văn bản
Quy trình quản lý văn bản là việc làm thường xuyên và quan trọng ở trong
mỗi cơ quan,tổ chức.Để làm tốt việc quản lý văn bản,các văn bản cần được sắp
5


xếp,tổ chức một cách khoa học,ngăn nắp,theo thứ tự,để dễ dàng lưu trữ,tìm
kiếm,đồng thời tránh được những rủi ro mất mát thiếu sót văn bản của đơn vị.
Quy trình quản lý văn bản bao gồm quản lý văn bản đi và quản lý văn bản
đến.
Văn bản đi là tất cả các loại văn bản,bao gồm văn bản quy phạm pháp
luật,văn bản hành chính và văn bản chuyên ngành (kể cả bản sao văn bản,văn
bản lưu chuyển nội bộ và văn bản mật) do cơ quan, tổ chức phát hành được gọi
chung là văn bản đi.Quy trình quản lý văn bản đi gồm:
+ Kiểm tra thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản
+ Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn mật (nếu có)
+ Làm thủ tục chuyển pháp và theo dõi việc chuyển pháp văn bản đi
+ Lưu văn bản đi
Văn bản đến là tất cả các loại văn bản,bao gồm văn bản quy phạm pháp
luật, văn bản hành chính và văn bản chuyên ngành (kể cả bản Fax,văn bản được
chuyển qua mạng và văn bản mật) và đơn,thư gửi đến cơ quan,tổ chức được gọi

chung là văn bản đến.Quy trình quản lý văn bản đến gồm:
+ Tiếp nhận,đăng ký văn bản đến
+ Trình,chuyển giao văn bản đến
+ Giải quyết và theo dõi,đôn đốc việc giải quyết văn bản đến
1.1.3 Tầm quan trọng của công tác soạn thảo và quản lý văn bản
Trong quá trình hoạt động của con người,nhu cầu trao đổi thông tin là một
trong những nhu cầu căn bản.Hoạt động trao đổi thông tin thể hiện ở nhiều
phương diện,bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó văn bản được coi là
phương tiện căn bản nhất trong hoạt động quản lý nhà nước.Văn bản là phương
tiện thông tin cơ bản để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý,là hình thức
cụ thể hóa pháp luật và điều chỉnh các mối quan hệ thuộc phạm vi quản lý hành
chính Nhà nước.
Khi soạn thảo văn bản, việc tìm hiểu các thơng tin,tài liệu đã xử lý trước
đó là rất quan trọng để hình thành nên văn bản.Các tài liêụ được lưu trữ tốt sẽ là
nguồn cung cấp những thơng tin có giá trị pháp lý chính xác và kịp thời nhất cho
người soạn thảo.Việc soạn thảo văn bản sẽ đảm bảo cho hoạt động của cơ quan
diễn ra một cách hệ thống,đảm bảo tính pháp quy, thống nhất chứa đựng bên
6


trong các văn bản quản lý hành chính nhà nước trong giải quyết cơng việc của
cơ quan mình.Có thể thấy,nếu quan tâm làm tốt cơng tác soạn thảo sẽ góp phần
nâng cao hiệu quả quản lý hành chính nhà nước.
Cơng tác quản lý văn bản đóng vai trị khơng thể thiếu trong hoạt động
của cơ quan,tổ chức.Văn bản giúp cho các nhà quản lý tổ chức, điều hành tốt
công việc quản lý của mình và là cơ sở để theo dõi, kiểm tra đánh giá cấp dưới
theo quy trình quản lý.Đó là cơ sở pháp lý để đề ra các quy định đảm bảo tính
pháp luật.Các cơ quan, tổ chức muốn thực hiện nhiệm vụ chức năng của mình
đều phải sử dụ trong ng văn bản.Chính vì vậy,cơng tác quản lý văn bản đóng vai
trị hết sức quan trọng, đảm bảo giữ gìn đầy đủ chứng cứ hoạt động của cơ quan,

tổ chức.
Trên thực tế, công tác soạn thảo và quản lý văn bản trong hoạt động của
cơ quan hành chính Nhà nước hiện nay đã đạt được nhiều thành tích đáng kể,
đáp ứng yêu cầu cơ bản của quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực đời sống kinh
tế-xã hội.Chính vì vậy,việc quan tâm đúng mức đến việc soạn thảo và quản lý
văn bản sẽ góp phần tích cực vào việc tang cường hiệu lực của quản lý hành
chính nói riêng và của quản lý nhà nước nói chung.
1.2 Khái quát về UBND Huyện Thuận Thành
1.2.1 Lịch sử hình thành
Thuận thành là một huyện thuộc ĐBBB, nằm ở phía Nam Tỉnh Bắc Ninh,
cách Thành phố Bắc Ninh chừng 14km về phía Đơng Nam, và cách trung tâm
thủ đơ Hà Nội 25km về phía Tây Nam.Thuận Thành là một trong những 7 huyện
của tỉnh Bắc Ninh, phía Tây giáp với Tỉnh Hưng Yên, phía Tây Nam giáp Hà
Nội, phía Nam giáp với huyện Tiên Du, phía Đơng Bắc giáp với huyện Quế Võ.
Thuận Thành là một huyện nông nghiệp đông dân gồm 17 xã và 01 thị
trấn, kinh tế xã hội và đời sống ở mức trung bình, tốc độ phát triển kinh tế tăng
bình quân 6-7% năm, sản xuất nơng nghiệp giữ vai trị chủ đạo.Với tổng diện
tích đất tự nhiên là 11.791.01 ha, tổng số dân là 145.808 người với 31.610 hộ
trong đó hộ nơng nghiệp là 28.119 hộ, hộ phi nơng nghiệp là 3.491 hộ bình qn
lương thực/người là 484,8kg/người.
Thuận Thành có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển toàn diện với diện
7


tích đất tự nhiên 11.791.01ha, diện tích đất thủy sản chiếm 523 ha.Khí hậu gió
mùa vùng ĐBBB, lắm nắng, nhiều mưa, có hệ thống giao thơng thủy bộ khá
phát triển, lối liền với thành phố Bắc Ninh, huyện Gia Bình, huyện Cẩm Giàng
(Hải Dương), quốc lộ đi Hải Phòng, Hà Nội qua hệ thống giao thông thủy (trên
sông Đuống)và quốc lộ 288, tỉnh lộ 182.Cùng với nhiều khu công nghiệp như:
Khu cơng nghiệp Thanh Khương, Trí Quả, Xn Lâm với nhiều ngành nghề

truyền thống như: Tranh Đông Hồ, Đan nát, Hàng mã..cùng với di tích lịch sử
văn hóa lâu đời như: Lăng kinh Dương Vương, Thành cổ luy lâu, chùa Dâu,
chùa Bút Tháp…thu hút nhiều tuyến du lịch trong nước và nước ngồi.
Với những thuận lợi đó, huyện Thuận Thành đang ngày càng lớn mạnh
cùng với sự phát triển chung của Tỉnh. Tuy trước mắt cịn gặp nhiều khó khăn,
nhưng Thuận Thành khơng ngại vượt khó mà vẫn vươn lên, góp phần vào cơng
cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ảnh trụ sở UBND Huyện Thuận Thành
[Phụ lục 1; Tr38 ]
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của UBND Huyện Thuận Thành
• Chức năng
Huyện ủy là cơ quan lãnh đạo của Đảng bộ giữa 2 nhiệm kỳ đại hội, có
chức năng quản lý cơng tác Đảng, tổ chức cán bộ, công tác tư tưởng, lịch sử
đảng bộ Huyện, cơ sở, hệ thống chính trị của Huyện đã được quy định tại điều lệ
Đảng.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Huyện ủy Thuận Thành
[Phụ lục 2; Tr39 ]
• Nhiệm vụ
Huyện ủy có quyền ban hành và quyết định các vấn đề sau:
Đề ra các chủ trương, biện pháp thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Ban
chấp hành Trung ương, Ban Tổ chức, Ban Bí thư của Tỉnh ủy.
Đề ra phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu biện pháp lớn về quy hoạch, kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn tài chính hàng q.
Những vấn đề lớn có liên quan đến đời sống vật chất, tư tưởng của đông
đảo nhân dân, những vấn đề mới quan trọng về cơ chế, chính sách có liên quan
đến địa phương.
Những vấn đề quan trọng về an ninh, quốc phòng, về xây dựng Đảng
8



chính quyền và cơng tác quần chúng của địa phương.
Chuẩn bị và triệu tập Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện, chuẩn bị văn kiện
đại hội và nhân sự cấp ủy khóa mới.Bầu Ban Thường vụ, Bí thư, các Phó bí
thư,UBKT, chủ nhiệm UBKT Huyện ủy, xét thi hành kỷ luật Đảng viên, tổ chức
Đảng theo thẩm quyền.
Tổng kết công tác lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy, tiến hành tự phê bình,
phê bình theo định kỳ.
Nghe báo cáo về tình hình hoạt động của BTV Huyện ủy hang quý, kết
quả hoạt động công tác kiểm tra Đảng viên, tổ chức Đảng và công tác giám sát
hoạt động của UBKT Huyện ủy, kết quả công tác của Viện kiểm sát, Tịa án
nhân dân.
• Cơ cấu tổ chức của Huyện ủy
Huyện ủy Thuận Thành thành lập theo Quyết định số: 67-QĐ/TƯ.Huyện
ủy Thuận Thành gồm các Ban lãnh đạo Huyện ủy (Bí thư, Phó Bí thư) UBKT,
Ban tun giáo, Ban tổ chức, Văn phịng.Mỗi phịng ban chịu trách nhiệm giải
quyết cơng việc được phân cơng phụ trách.
- Bí thư huyện ủy
Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của ủy viên Ban chấp hành
Đảng bộ Huyện, ủy viên BTV, BCH. BTV và thường trực Huyện ủy chịu trách
nhiệm trước Tỉnh ủy, BTV Tỉnh ủy, trước Đảng bộ và nhân dân địa phương về
toàn bộ các mặt hoạt động của Đảng bộ huyện.
- Phó Bí thư thường trực Huyện ủy
Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của ủy viên BCH Đảng bộ
huyện, ủy viên BTV Huyện ủy cùng với đồng chí Bí thư, Phó bí thư thường trực
Huyện ủy chịu trách nhiệm về tồn bộ cơng việc và hoạt động của Thường trực
Huyện ủy đồng thời chịu trách nhiệm và trực tiếp về những cơng việc được phân
cơng.
- Phó bí thư – Chủ tịch UBND huyện
Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của ủy viên BVH Đảng bộ
huyện, ủy viên BTV Huyện ủy cùng với đồng chí Bí thư, Phó bí thư thường trực

Huyện ủy đồng thời chịu trách nhiệm và trực tiếp về những công việc được phân
9


công.
- Ủy ban kiểm tra
Là cơ quan kiểm tra giám sát chuyên trách của BCH Đảng bộ huyện.Thực
hiện các nhiệm vụ quyền hạn được quy định trong điều lệ Đảng tham mưu giúp
BCH Đảng bộ huyện, BTV huyện ủy chỉ đạo thực hiện, nhiệm vụ kiểm tra giám
sát và thi hành kỷ luật trong Đảng.
- Ban tuyên giáo
Là cơ quant ham mưu giúp Huyện ủy và BTV huyện ủy về cơng tác tư
tưởng văn hóa, khoa giáo, lịch sử Đảng bộ huyện, cơ sở.
- Ban tổ chức
Là cơ quan tham mưu giúp Huyện ủy và BTV Huyện ủy nghiên cứu theo
dõi hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về công
tác tổ chức Đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Văn phòng
Thực hiện công tác tham mưu tổng hợp, xây dựng chương trình cơng tác,
lịch làm việc và theo dõi việc thực hiện chương trình, lịch làm việc đó đồng thời
đơn đốc việc thực hiện các Quyết định, Chỉ thị, Quy chế làm việc của Huyện ủy
và các văn bản do huyện ủy ban hành, dự thảo văn bản do Bí thư huyện trong
việc đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý cơng tác Đảng trên địa bàn
huyện.
Giúp đồng chí Phó Bí thư phụ trách cơng tác tài chính Đảng, quản lý điều
hành theo quy định của Ban tài chính quản trị Trung ương, Văn phòng Tỉnh ủy
và UBND huyện.
Kiểm nghiệm công tác thủ quỹ, thực hiện theo quy định về quản lý quỹ
tiền mặt và giao dịch với kho bạc Nhà nước về đề xuất nhập quỹ, thực hiện các
tác nghiệp theo đúng quy định của ngành chuyên môn.

*Tiểu kết
Trong chương 1, tơi đã trình bày một số vấn đề lý luận về công tác soạn
thảo và quản lý văn bản tại UBND Huyện Thuận Thành, trong đó tơi đã nêu rõ
một số khái niệm và nội dung về công tác soạn thảo và quản lý văn bản.Đồng
thời tôi đã trình bày khái quát về UBND Huyện Thuận Thành,để có thể nắm
được chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu của UBND Huyện Thuận Thành.Đây là tiền
đề cơ sở để tôi triển khai nội dung chương 2 tốt hơn.
10


11


Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SOẠN THẢO VÀ QUẢN LÝ VĂN BẢN TẠI
UBND HUYỆN THUẬN THÀNH
2.1 Sự chỉ đạo của UBND Huyện Thuận Thành đối với công tác soạn
thảo và quản lý văn bản
* Đối với công tác soạn thảo văn bản
Trong nhiều năm qua công tác soạn thảo ở UBND Huyện Thuận Thành
ln được các cấp Đảng, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện,
các văn bản QPPL được ban hành đúng quy trình, đúng pháp luật và có tính khả
thi cao.Ban Tư pháp xã đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho UBND xã ban
hành các văn bản chỉ đạo đối với công tác soạn thảo văn bản.Nhìn chung, cơng
tác soạn thảo văn bản của UBND Huyện Thuận Thành đã có những chuyển biến
tích cực đáp ứng được nhu cầu và đảm bảo tính chặt chẽ, thống nhất giải quyết
và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.Công tác soạn thảo văn bản được thực
hiện đúng theo quy trình và quy định của pháp luật hơn nữa còn thực hiện khá
nghiêm túc và làm tốt ở từng phần, từng khâu như xây dựng đề cương, viết bản
thảo hoàn thiện các thủ tục để ban hành đã góp phần nâng cao năng suất hiệu

quả cơng việc.
Văn phòng Huyện ủy Thuận Thành chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của
cơ quan Đảng cấp trên, đảm bảo lợi ích của nhân dân.Phối hợp chặt chẽ giữa
Huyện ủy với UBND Huyện,xã, các ban ngành đồn thể trong q trình triển
khai mọi nhiệm vụ.Văn phịng Huyện ủy có trách nhiệm đảm bảo đầy đủ các
điều kiện cơ sở vật chất cần thiết.Mọi văn bản đều được chuyển qua văn phòng
để đăng ký, lưu trữ và chuyển tới các phòng ban có liên quan để báo cáo và thực
hiện.
*Đối với cơng tác quản lý văn bản
Công tác quản lý văn bản là một nghiệp vụ quan trọng và chủ đạo của
Phòng Hành chính – Tổ chức.Mọi văn bản của UBND Huyện Thuận Thành ban
hành đều được tập trung ở văn thư trung tâm của văn phòng UBND huyện
Thuận Thành.Văn phòng UBND Huyện Thuận Thành là cơ quan trực thuộc giúp
12


Ủy ban nhân dân giải quyết công tác quản lý trên địa bàn Huyện Thuận Thành.
Theo điều 13 Nghị định 110/2002/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của Chính
phủ về cơng tác văn thư quy định: “Văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải
tập trung tại văn thư cơ quan, tổ chức để làm thủ tục tiếp nhận, đăng kí”.Khi tiếp
nhận văn bản do bưu điện hoặc do cán bộ trong cơ quan, tổ chức trực tiếp
chuyển đến, văn thư, kiểm tra sơ bộ về số lượng, tình trạng bì, nơi nhận…đối
với văn bản mang bí mật nhà nước phải kiểm tra đối chiếu với nơi gửi nhầm
phát hiện những sai sót, hư hỏng, mất mát,trước khi nhận và kí nhận.Đối với văn
bản được chuyển qua máy Fax hoặc qua mạng văn thư cũng phải kiểm tra sơ bộ
về số lượng văn bản, số lượng trang của mỗi văn bản và nơi nhận.Trường hợp
phát hiện có sai sót phải kịp thời thơng báo cho nơi gửi hoặc báo cáo người đc
giao trách nhiệm xem xét, giải quyết.
2.2 Công tác soạn thảo văn bản tại UBND Huyện Thuận Thành
2.2.1 Quy trình soạn thảo văn bản tại UBND Huyện Thuận Thành

Trong thời gian qua, cơng tác soạn thảo văn bản của Văn phịng UBND
Huyện Thuận Thành cơ bản đã đảm bảo giải quyết được các nhiệm vụ được
giao.Trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản được thực hiện theo quy định của pháp
luật.Thực hiện khá nghiêm túc và làm tốt ở từng phần, từng khâu như xây dựng
đề cương, viết bản thảo, hoàn thiện các thủ tục để ban hành đóng góp, nâng cao
năng suất hiệu quả công việc.Trong giải quyết công việc của mình văn bản chính
là phương tiện quan trọng chứa đựng trong đó thơng tin và quyết định quản
lý.Văn bản mang tính cơng quyền, được ban hành theo các quy định của nhà
nước, luôn tác động đến mọi mặt của đời sống, xã hội và là cơ sở pháp lý quan
trọng cho các hoạt động cụ thể của Văn phịng UBND.
Trình tự soạn thảo và ban hành văn bản hành chính của Văn phòng UBND
Huyện Thuận Thành đã đảm bảo được quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐCP, ngày 08/04/2004 của Chính phủ về cơng tác văn thư.Qua đó, Văn phịng đã
cụ thể hóa quy định vào trong hoạt động của mình, q trình soạn thảo văn bản
hành chính của Văn phòng UBND Huyện Thuận Thành gồm các bước sau:
Bước 1:Chuẩn bị soạn thảo
13


Khi cán bộ Văn phịng được phân cơng soạn thảo văn bản, đầu tiên phải
xác định tên loại văn bản, hình thức, nội dung và độ mật, độ khẩn của văn bản
cần soạn thảo.
Tiếp đến cần phải thu thập, xử lý các thơng tin có liên quan tới nội dung
văn bản (thông tin quá khứ, thông tin thực tiễn, thông tin dự báo và thông tin
pháp luật).
Cuối cùng thực hiện phân công soạn thảo cho đơn vị hoặc cá nhân soạn
thảo và xác định mục đích ban hành văn bản, cũng như đối tượng và phạm vi áp
dụng của văn bản.
Bước 2: Soạn thảo văn bản
Đảm bảo thể thức theo quy định về soạn thảo văn bản của Thông tư liên
tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/05/2005 hướng dẫn về thể thức và

kỹ thuật trình bày văn bản.Thơng tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19/01/2011 của
Bộ Nội Vụ hướng dẫn thể thức về kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.Trong
trường hợp cần thiết người soạn thảo có thể đề xuất với người lãnh đạo cơ quan
việc tham khảo ý kiến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan; nghiên
cứu tiếp thu để hồn chỉnh bản thảo.
Bước 3: Trình duyệt bản thảo kèm theo tài liệu có liên quan
Bản thảo do người có thẩm quyền (người ký văn bản) duyệt.Trường hợp
có sửa chữa, bổ xung bản thảo văn bản đã được duyệt phải trình người duyệt
xem xét, quyết định.Hồ sơ trình duyệt bao gồm các giấy tờ:
-

Tờ trình hoặc phiếu trình dự thảo văn bản
Bản dự thảo
Văn bản thẩm định (nếu có)
Bản tập hợp ý kiến tham gia (nếu có)
Các văn bản giấy tờ liên quan (nếu có)

Bước 4: Đánh máy, nhân bản
Đánh máy đúng nguyên y văn bản, đúng thể thức và kỹ thuật trình bày
văn bản.Nhân bản đúng số lượng quy định ở mục “nơi nhận” văn bản. Người
đánh máy phải giữ bí mật nội dung văn bản và thực hiện đánh máy, nhân bản
đúng thời gian quy định của người lãnh đạo cơ quan.Trong trường hợp nếu phát
14


hiện có lỗi của bản thảo đã được duyệt, người đánh máy báo lại cho người duyệt
văn bản hoặc người thảo văn bản biết để kịp thời điều chỉnh.
Bước 5: Kiểm tra văn bản trước khi ký ban hành
Thủ trưởng đơn vị hoặc cá nhân được giao chủ trì soạn thảo văn bản, phải
kiểm tra và chịu trách nhiệm về độ chính xác của nội dung văn bản mà mình

soạn thảo.
Chánh văn phòng, người được giao trách nhiệm giúp người đứng đầu cơ
quan quản lý công tác văn thư phải kiểm tra và chịu trách nhiệm về hình thức,
thể thức, kỹ thuật trình bày và thủ tục ban hành văn bản.
Bước 6: Ký chính thức văn bản
Văn bản đã được hồn chỉnh, kiểm tra, trình người có thẩm quyền ký theo
quy định phân công của người đứng đầu cơ quan (người đã duyệt bản thảo).Việc
ký văn bản được quy định như sau:
Trong trường hợp ký thay mặt lãnh đạo hoặc cơ quan, tổ chức phải ghi
chữ viết tắt “TM” (thay mặt) vào trước tên tập thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ
chức.
Ví dụ:
TM. ỦY BAN BẦU CỬ HUYỆN
(chữ ký)
Họ và tên
[Phụ lục 3; Tr40 ]
Trong trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải ghi chữ
viết tắt “KT” (ký thay) vào trước chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Ví dụ:
KT. GIÁM ĐỐC
(chữ ký)
Họ và tên
[Phụ lục 4; Tr41 ]
Bước 7: Phát hành văn bản tại văn thư cơ quan
Văn bản sau khi ký chính thức chuyển cho văn thư cơ quan, cán bộ, văn
15


thư thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản: ghi số, ký

hiệu và ngày, tháng, năm của văn bản
- Đóng dấu cơ quan và dấu mức độ khẩn, mật (nếu có)
- Đăng ký vào sổ cơng văn đi
- Làm thủ tục chuyển phát và theo dõi việc chuyển phát văn bản đi.Văn
bản đã làm thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày văn bản đó được ký,
chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo.
- Lưu văn bản đã phát hành: mỗi văn bản lưu ít nhất hai bản chính: một
bản lưu tại văn thư cơ quan, một bản lưu ở đơn vị hoặc cá nhân chủ trì soạn
thảo.
Trong công tác soạn thảo các văn bản để giải quyết các cơng việc của Văn
phịng UBND Huyện Thuận Thành, Văn phịng cịn theo dõi các cơ quan chun
mơn thuộc UBND Huyện trong việc chuẩn bị các đề án (bao gồm các dự thảo
văn bản quy phạm pháp luật, dự án Kinh tế - Xã hội, Văn hóa, Giáo dục, An
ninh – Quốc phòng và các dự án khác), tham gia ý kiến về nội dung, hình thức
và thể thức trong quy trình soạn thảo các đề án đó.Qua đó càng thấy được vai trò
của UBND Huyện Thuận Thành là vô cùng quan trọng, các văn bản được soạn
thảo đúng trình tự, thẩm quyền, nội dung tuân thủ theo các quy định của pháp
luật sẽ là cơ sở quan trọng cho các quyết định của Huyện được đảm bảo hơn.
Các loại văn bản hành chính thuộc thẩm quyền ban hành của UBND
Huyện Thuận Thành bao gồm: Quyết định, Tờ trình, Thông báo, Báo cáo, Chỉ
thị, Công văn, Giấy mời, Giấy giới thiệu, Kế hoạch… và một số loại văn bản
khác liên quan đến việc điều hành, thực hiện của các đơn vị huyện.
Thống kê số lượng một số loại văn bản của UBND Huyện Thuận Thành
được ban hành trong 5 năm trở lại đây:

16


STT


Năm
Quyết

1
2
3
4
5

2012
2013
2014
2015
2016

định
1320
1207
1348
1352
1336

Tên loại văn bản ban hành
Tờ Thơng Báo
Chỉ
trình
120
128
130
127

132

báo
289
350
275
328
335

cáo
150
178
205
145
184

thị
05
09
03
07
05

Tổng
Cơng
văn
2512
2780
2120
3016

2879

4396
4652
4081
4975
4871

Nhận xét:
Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy số lượng văn bản ban hành qua các năm là
thay đổi, 3 loại văn bản được sử dụng nhiều nhất là: Công văn, Quyết định và
Thông Báo.Nhiều nhất là Công văn với trên 2000 văn bản ban hành mỗi năm,
tiếp đó là Quyết định với trên 1000 văn bản ban hành mỗi năm, cuối cùng là
Thông báo với trên 200 văn bản ban hành mỗi năm.Cịn các loại văn bản khác
như Tờ trình, Báo cáo, Chỉ thị được sử dụng ít.Văn bản được sử dụng ít nhất là
Chỉ thị, mỗi năm chưa sử dụng đến 10 văn bản.Qua những số liệu trên cho thấy
số lượng công việc cần giải quyết trong mỗi năm là khác nhau nhằm đáp ứng
nhu cầu công việc của cơ quan, tổ chức trên địa bàn huyện.
2.2.2 Các loại văn bản được soạn thảo
Văn bản quản lý Nhà nước là hệ thống những văn bản hình thành trong
hoạt động quản lý xã hội của Nhà nước, là công cụ biểu thị ý chí và lợi ích của
Nhà nước, đồng thời là hình thức chủ yếu để cụ thể hóa pháp luật.Theo Điều 4
của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP ngày 08/04/2004 của
Chính phủ về cơng tác Văn thư, có thể phân loại văn bản quản lý Nhà nước gồm
các hình thức sau:
• Văn bản quy phạm pháp luật
“Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung
được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo

định hướng xã hội chủ nghĩa”. (Điều 1, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
17


luật ngày 03/06/2008 thay thế Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm
1996 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật năm 2002).
Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật(2008); Luật Ban hành văn
bản của quy phạm pháp luật của HĐND, UBND (2004) quy định các cơ quan có
thẩm quyền ban hành tương ứng, trong đó UBND các cấp có thẩm quyền ban
hành văn bản quy phạm pháp luật là Quyết định và Chỉ thị.
- Quyết định:
Để thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình, Văn phịng HĐND và UBND
Huyện Thuận Thành ban hành các loại văn bản theo thẩm quyền, thủ tục ban
hành, nhằm quy định những chính sách chế độ áp dụng trong phạm vi địa
phương.
Ví dụ:
QUYẾT ĐỊNH
Về việc cơng nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2011
- Chỉ thị
Dùng để truyền đạt những chủ trương, chính sách, biện pháp quản lý và
để chỉ đạo hướng dẫn cho các cơ quan cấp dưới thực hiện các Nghị quyết, Quyết
định đã được thông qua.
Ví dụ:
CHỈ THỊ
Về việc tăng cường sủ dụng văn bản điện tử và ứng dụng chữ ký
số trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh bắc ninh
• Văn bản hành chính cá biệt
Văn bản hành chính cá biệt là phương tiện thể hiện quyết định quản lý do
các cơ quan có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước ban hành trên cơ sở

những quyết định chung và quyết định quy phạm của cơ quan cấp trên hoặc của
cơ quan mình nhằm giải quyết các cơng việc cụ thể.
Văn bản hành chính cá biệt thường gặp là quyết định nâng lương, quyết
định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức; chỉ thị về
việc phát động phong trào thi đua, biểu dương người tốt việc tốt…
• Văn bản hành chính thơng thường
Văn bản hành chính thơng thường là những văn bản mang tính thơng tin
điều hành nhằm thực thi các văn bản quy phạm pháp luật hoặc dung để giải
18


quyết các cơng việc cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch, trao đổi, ghi chép
công việc trong cơ quan, tổ chức.
Đây là một hệ thống văn bản rất phức tạp và đa dạng, bao gồm hai loại
chính
- Văn bản khơng có tên loại: Cơng văn
Cơng văn ban hành để đôn đốc nhắc nhở về một vấn đề, một sự việc.
Ví dụ:
V/v quy định tổ chức
cơng tác tiếp dân.
Kính gửi: ….
- Văn bản có tên loại: Thơng báo, báo cáo, biên bản, tờ trình, đề án,
chương trình, kế hoạch, hợp đồng, các loại giấy (giấy đi đường, giấy giới thiệu,
giấy ghi chép, giấy ủy nhiệm…) các loại phiếu (phiếu gửi, phiếu báo, phiếu
trình…).
+ Thơng báo: dùng để thơng tin cho đơn vị cấp dưới hoặc ngang cấp về
tình hình hoạt động hoặc các lĩnh vực khác.
Ví dụ:
THƠNG BÁO
Về việc nghỉ lễ Quốc khánh 02/09/2013

+ Báo cáo: được ban hành để xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên hoặc ban
hành Báo cáo dung để sơ kết hoặc tổng kết công tác của UBND.Báo cáo dung
để trình bày một vấn đề, một sự việc, một đề tài.
Ví dụ:
BÁO CÁO
Sơ kết sản xuất vụ mùa 2009 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ đông
xuân năm 2009/2010
+ Biên bản: là loại văn bản dung để ghi lại đầy đủ hoặc một phần diễn
biến và kết quả của một hội nghị, một cuộc họp có xác nhận của chủ tọa và thư
19


ký.
Ví dụ:
BIÊN BẢN
Cuộc họp bàn giao tài sản giữa các phịng ban trong huyện
+ Tờ trình: được ban hành để gửi cho cấp trên đề nghị với cấp trên phê
chuẩn chủ trương, một chế độ chính sách, chế độ cơng tác, một số tiêu chuẩn
định mức hoặc trình cấp trên sửa đổi bổ sung chế độ chính sách.
Ví dụ:
TỜ TRÌNH
Về việc đề nghị thanh tốn kinh phí cho các bộ công chức đi học cao học
+ Kế hoạch: Là văn bản quy định phương hướng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn,
công tác của cơ quan, đơn vị trong một thời gian nhất định.
Ví dụ:
KẾ HOẠCH
Triển khai tháng hành động vì trẻ em năm 2010
• Văn bản chuyên ngành
Đây là một hệ thống văn bản mang tính đặc thù thuộc thẩm quyền ban
hành của một số cơ quan nhà nước nhất định theo quy định của pháp luật.Những

cơ quan, tổ chức khác khi có nhu cầu sử dụng hệ thống văn bản này thì phải theo
quy định của cơ quan đó, khơng được tùy tiện thay đổi nội dung và hình thức
của chúng.Những loại văn bản này liên quan đến nhiều lĩnh vực chun mơn
khác nhau như: tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, văn hóa…

20


×