Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Người phụ nữ kiên cường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.28 KB, 5 trang )

Người phụ nữ kiên cường
Đà Nẵng, 19/12/2017.

Đã 2 năm kể từ ngày chồng mất, cuối cùng chị cũng vực dậy được. Những
giọt nước mắt kìm nén chảy ngược ở trong lòng, chị thay chồng gánh vác
chuyện gia đình và việc làm ăn.
Một thập kỉ làm vợ
“ Gặp được anh, yêu anh, được làm vợ anh là điều may mắn nhất cuộc đời chị.
Không có anh sẽ không có chị ngày hôm nay.” – chị Trâm tâm sự. Từ một cô gái
sống trong gia đình đổ vỡ, cha mẹ ly thân ở cái tuổi chị còn đôi mươi. Ngay cả
chính chị cũng không thể tin được có ngày chị có thể yêu một ai đó. Bởi lẽ, cha mẹ
ly thân cũng là lúc chị đánh mất niềm tin vào tình yêu, lại càng không dám mơ đến
một gia đình nhỏ cho mình. Chị trở nên trầm lặng và khép kín mình hơn. Rồi anh
cũng đến bên chị, yêu chị và cho chị một gia đình thật sự. Người ta thấy chị trở nên
rạng rỡ hơn, hạnh phúc hơn. “ Từ ngày cưới ảnh, có 2 đứa nhỏ, nhà lúc nào cũng
vui vẻ. Anh hay đi làm ăn xa, nhưng vẫn lo từng việc nhỏ trong nhà, anh chưa bao
giờ để chị thua người ta cả. Thời gian rãnh thì cả gia đình đi thăm mẹ chị hoặc là
đi Đà Nẵng, Sài Gòn chơi. Cũng có lúc vợ chồng gây nhau chứ, nhưng ảnh chưa
bao giờ đánh chị một cái, tức quá thì nhà bể cái chén cái ly.”- chị mỉm cười, nụ
cười ánh lên sự hạnh phúc khi kể về anh. Có lẽ không phải người ta không cần yêu,
mà lúc đó chưa có người khiến họ cần yêu mà thôi. Và chính tình yêu của anh đã
thay đổi chị.


Cả gia đình chị trong 1 chuyến đi chơi.

Khi được hỏi trong 10 năm kết hôn chắc sẽ có những lúc vợ chồng xảy ra xung
đột. Chị Trâm mỉm cười và bắt đầu kể: “ Hồi anh với chị còn ở Sài Gòn, chị với
ảnh có gây nhau 1 trận lớn. Đó là lần xung đột lớn nhất kể từ khi cưới nhau đến
bây giờ. Hôm đó cãi nhau, chị giận, chị dắt theo 2 đứa nhỏ bỏ đi. Ở Sài Gòn có ai
thân thích mô, rứa là 3 mẹ con thuê khách sạn ngủ, đi ăn nhà hàng suốt mấy ngày.


Ảnh gọi điện thoại không được nên đi tìm. Qua ngày thứ 4 thì tìm được chị, ảnh có
xin lỗi rồi năn nỉ chị về nhà. Ảnh còn chọc: cãi nhau với vợ thì lỗ quá, vợ ăn nhà
hàng ngủ khách sạn mà chồng thì ăn cơm bụi. Bữa sau cãi nhau thì chẳng dám
hơn vợ.”
Không ai biết ngày mai mình sẽ ra sao, chị cũng vậy. Chuẩn bị kỉ niệm 10 năm
kết hôn, anh đưa cả gia đình vào Đà Nẵng chơi trước khi lại phải đi công tác xa.
Nhưng không ngờ đó là chuyến đi cuối cùng của anh chị. “ Đêm ảnh đi công tác ở
Sài gòn, chị giận ảnh, mới đi công tác về chưa được bao lâu thì phải đi lại. Kỉ
niệm 10 năm cưới sắp đến mà vẫn đi.”- nói đến đây, chị nghẹn ngào, tôi thấy chị
rơi nước mắt: “ Trước khi ra sân bay, chị vẫn nhớ câu nói của ảnh: ‘xin lỗi vợ, lần
này anh đi tầm 10 ngày thôi, vợ đừng giận anh nghe, xong lần này thì tháng sau
anh không đi nữa, ở nhà với mấy mẹ con’. Rứa mà 2 ngày sau thì ảnh bị tai nạn,
ảnh không về nữa.” Không ngờ đó lại là lần cuối chị gặp anh, anh ra đi mà chưa
kịp từ biệt vợ và con. Thế là kết thúc 10 năm làm vợ anh trong nước mắt. Xa nhau
không hẳn là thử thách mà có thể là xa nhau mãi mãi.
Trầm hương “ Mẫu Tử ”
Từ ngày chồng mất, chị thay chồng quản lí việc làm ăn của gia đình. Chẳng biết
phải bắt đầu lại từ đâu, chị tâm sự: “ Ngày trước công việc làm ăn anh lo hết, chị
chỉ ở nhà chăm con và quản lí đốc thúc thợ làm hàng chứ có biết gì về giấy tờ, sổ
sách hay kinh doanh gì cả. Đi công tác, nhập hàng, gặp mối làm ăn chị có biết tí
mô đâu.” Là người phụ nữ tề gia nội trợ, đụng đến chuyện làm ăn sao chị giỏi bằng
chồng. Chị trăn trở, suy tư nhiều, mới qua tuổi 33, tôi đã thấy tóc chị có điểm một
vài sợi tóc bạc. Đôi mắt nâu buồn lúc nào cũng như sắp khóc. Chị yếu đuối nhưng
mạnh mẽ hơn tôi tưởng. Phụ nữ chỉ mạnh mẽ khi họ không còn nơi để yếu đuối.
Sau 2 năm chồng mất, chị cũng đã bình tâm trở lại. Người ta thấy chị mạnh mẽ
hơn, gan góc hơn. Chị cũng dần quen và bắt nhịp được công việc làm ăn của
chồng. Từ việc kinh doanh chính là trầm xuất khẩu của chồng, chị còn cho ra đời
thêm sản phẩm mới là trầm hương. Khi được hỏi là tại sao chị lại đặt tên “ Mẫu Tử
” mà không phải cái tên cái tên nào khác. Chị mỉm cười: “ Lúc đầu, chị cũng có



nghĩ đến nhiều cái tên khác. Nhưng rồi lại lấy tên đó. Anh mất rồi, chỉ còn 3 mẹ
con nương tựa vào nhau. Thương 2 đứa nhỏ, là động lực để chị tiếp tục sống.
Hương trầm ‘ Mẫu Tử ’ từ đó mà có. Nó có ý nghĩa với chị rất nhiều.”. Nghe đến
đây, tôi thấy nghẹn ở cổ họng. Chị dẫn cho tôi xem qui trình làm và xưởng sản xuất
của mình. Tôi thấy khâm phục chị, người phụ nữ kiên cường và mạnh mẽ.

Sản phẩm hương trầm của chị Trâm.

Dành nhiều thời gian cho con hơn
Chị cũng từng sống trong cảnh thiếu tình thương của người cha, hơn ai hết, chị
biết phải làm gì cho con chị trong lúc này. Trước đây, lúc chồng còn sống, chị với
chồng ngoài giờ làm việc thì thay nhau chăm sóc 2 đứa con, nhà lúc nào cũng đầy
ấp tiếng cười. Đến khi chồng mất thì chị lo công việc làm ăn mà hầu như thời gian
dành cho con ít lại. Chị kể: “ Từ khi chị mới bắt đầu làm việc thì chị chẳng còn
thời gian cho 2 đứa con. Sáng lo cho con đi học xong, chiều đón con về cơm nước
xong là chị lại làm việc. Thời gian dẫn con đi chơi cũng không có.”. Nghĩ về quãng
thời gian đó chị thở dài.
Sau khi công việc đi vào ổn định, chị cân bằng thời gian cho con và công việc.
Thời gian trò chuyện, dẫn con đi chơi cũng nhiều hơn. Chị vừa thay chồng dạy con
vừa làm bổn phận của người mẹ. Chị từ hào về 2 đứa con nhỏ: “ Cũng may 2 thằng
con trai biết nghe lời. Lúc trước đến giờ ăn cơm thì chị phải la lắm thì mới lên mời


ba nó xuống ăn cơm. Bây giờ thì ba nó không còn nhưng mà nó vẫn giữ thói quen
lên bàn thờ thắp hương rồi mời ba ăn cơm. Đến giờ học thì tự giác học, chị chỉ
việc kiểm tra bài vở của 2 đứa.”
Công việc làm ăn bận rộn như vậy, thời gian đâu để chị dành cho các con. “ Chị
làm việc nhiều thế nào thì ngày cuối tuần vẫn dành trọn cho 2 đứa. Đêm thứ 7 là 2
đứa đã lên lịch mai đi đâu, ăn gì rồi. Thấy con cười vui vẻ, chị cũng mừng. Có

hôm thì đi thăm ông bà, rồi đi nhà sách, mua sắm, lên chùa. Đi đến tối mới trở về
nhà. Bây giờ cuộc sống cứ ổn định. Ba mẹ con nương tựa nhau mà sống.”.

Cuối tuần của 3 mẹ con chị Trâm.

Thảo Hoàng


Lời ngõ:
Đây là câu chuyện có thật về chị gái em. Lúc đầu em không nghĩ là sẽ viết bài về
chị đâu. Nhưng đêm hôm đó, chị em em có dịp ngồi nói chuyện với nhau. Lắng
nghe hết câu chuyện, hỏi hết những điều cần hỏi, lúc trở về Đà Nẵng thì em bắt
đầu viết. Trong lúc làm bài và kiếm tài liệu hầu như em không gặp khó khăn nào
khi thu thập thông tin. Bởi vì, cùng là chị em trong gia đình nên chị em em nói
chuyện rất thoải mái và cởi mở với nhau. Bố mẹ em ly thân lúc em vào lớp 1, lúc
đó chị tầm 20 tuổi. Em theo mẹ vào Quảng Nam, chị em thì vẫn ở Huế với bà
ngoại. Ở đây, chị gặp anh rồi kết hôn với anh. Em cảm thấy biết ơn anh rể, chính
anh đã giúp chị em trở nên vui vẻ, mang hạnh phúc đến cho chị. Nhưng chỉ được
10 năm thì anh mất trong 1 lần đi công tác. Đã 2 năm trôi qua, cuộc sống của chị
đã trở lại bình thường. Ngày chị cho em xem sản phẩm, em đã khóc. Chứng kiến
tình yêu và cuộc sống hơn 10 năm qua của chị, giúp em hiểu hơn về chị và biết
mình bắt đầu viết từ đâu. Chị là người dạy em biết tha thứ, biết buông bỏ hận thù
với bố mình. Cứ mỗi dịp ra Huế, chị lại dẫn em đi thăm bố. Chị cho em biết ý
nghĩa của gia đình. Cuộc sống của 3 mẹ con chị vẫn cứ tiếp tục mà không có anh
bên cạnh. Chị giống mẹ, họ mạnh mẽ hơn em rất nhiều. Cứ mỗi dịp nghỉ 2 đến 3
ngày, em lại ra Huế thăm mấy mẹ con chị, cùng nói chuyện, cùng đi chơi, ít ra có
thể làm chị vui. Mỗi 1 lần nói chuyện với chị là mỗi câu chuyện mới.




×